Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.14 KB, 18 trang )

Lời mở đầu
Hoạt động lao động sản xuất là một hoạt động quan trọng nhất của con
người nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội làm cho xã hội ngày càng phát triển
và phồn vinh. Song song với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện của ngày càng
nhiều tòa cao ốc chọc trời hiện đại. Đi liền sau đó là những chuyển biến ngày càng
phức tạp của thực trạng tai nạn lao động nói chung và tai nạn lao động trong lĩnh
vực xây dựng nói riêng. Chính vì vậy, việc bảo vệ NLĐ trước những nguy cơ có
thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của họ trong q trình lao động được
đặt lên hàng đầu. Muốn làm được điều đó thì cơng tác huấn luyện an toàn, vệ sinh
lao động trong lĩnh vực xây dựng phải được thực hiện một cách nghiêm túc và
đồng bộ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác huấn luyện an toàn- vệ sinh lao
động trong lĩnh vực xây dựng hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập cần phải giải
quyết triệt để và hiệu quả hơn. Tiểu luận sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề: Công tác
huấn luyện an toàn- vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng.
- Bài tiểu luận gồm 3 phần:
• Phần I: Tổng quan về cơng tác huấn luyện an tồn, vệ sinh lao động.
• Phần II: Thực trạng cơng tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
trong lĩnh vực xây dựng tại Việ Nam hiện nay.
• Phần III: Kiến nghị và đề xuất
Bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự
đóng góp của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!


Giải nghĩa các từ viết tắt
ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

NLĐ

Người lao động



NSDLĐ

Người sử dụng lao động

TNLĐ

Tai nạn lao động

BNN

bệnh nghề nghiệp


Chương 1: Tổng quan về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1.1. Cơ sở pháp lý
-

Luật lao động 2012: Điều 150. Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao
động

-

Luật An toàn, vệ sinh lao động: Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao
động

-

Nghị định45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao
động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an tồn lao động, vệ sinh

lao động

- Thơng tư 27/2013/TT-BLĐTBXH Quy định về cơng tác huấn luyện an tồn
lao động, vệ sinh lao động
- Thông tư 37/2005/TT – BLĐTBXH Hướng dẫn cơng tác huấn luyện an tồn
lao động, vệ sinh lao động
- Thông tư 41 /2011/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số quy định của
Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơng tác huấn luyện về an tồn lao động,
vệ sinh lao động
1.2. Khái niệm chung
- An toàn, vệ sinh lao động là hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ
chức hành chính, kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều
kiện lao động, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe NLĐ, ngăn ngừa TNLĐ,
BNN.
- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những nội dung bắt buộc
của công tác bảo hộ lao động nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ
năng, giúp NSDLĐ chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch, biện pháp an
toàn, vệ sinh lao động và nlđ biết cách thực hành an toàn, vệ sinh lao động ,
xử lý những tình huống trong quá trình sản xuất.
- TNLĐ: tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong
lao động; Gây tổn thương cho bất kỳ hoạt động, chức năng nào của cơ thể


1.3.







1.4.

gây tử vong; là tai nạn xả ra trong quá trình lao động gắn liền với việc “thực
hiện cơng việc nhiệm vụ lao động” (trong thời gian làm việc, chuẩn bị, thu
dọn hồn thành cơng việc…)
BNN: là một hiện trạng bệnh lý phát sinh do tác hại nghề nghiệp tác động
thường xuyên và kéo dài đối với sức khỏe NLĐ.
Mục đích
Đối với NLĐ:
- Nâng cao nhận thức cho NLĐ về ATVSLĐ, thành thạo các kỹ năng
phòng chống, ngăn ngừa TNLĐ
- Công tác huấn luyện tốt sẽ giúp NLĐ tránh được TNLĐ, BNN bảo vệ
sức khoẻ cho NLĐ khỏi ốm đau bệnh tật
- Duy trì khả năng lao động, nâng cao năng suất, thu nhập
Đối với NSDLĐ:
- Huấn luyện tốt giúp NSDLĐ làm tốt công tác ATVSLĐ, cán bộ các cấp
vừa học tập nâng cao nhận thức về ATVSLĐ vừa có khả năng truyền đạt,
hướng dẫn cho NLĐ
- Giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp về BHXH, TNLĐ, tăng nguồn thu
ngân sách
- Huấn luyện hiệu quả giúp NLĐ an tâm làm việc, đảm bảo chất lượng và
số lượng sản phẩm nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp
- Thực hiện tốt công tác huấn luyện giúp tổ chức nâng cao vị thế, uy tín
Đối với xã hội:
- Đảm bảo hạnh phúc gia đình cho NLĐ, xây dựng xã hội văn minh lành
mạnh
- Bảo toàn và phát triển lực lượng lao động, bảo vệ giống nòi
- Nâng cao thu nhập cho người dân, tạo công ăn việc làm cho xã hội
Các nội dung


Đối tượng Nội dung huấn luyện
huấn luyện
Nhóm 1:
Người làm
cơng tác
quản lý

Thời gian
huấn luyện

Được huấn luyện kiến thức chung chủ Tổng thời
yếu sau đây:
gian huấn
luyện ít
a) Chính sách, pháp luật về an toàn
nhất là 16
lao động, vệ sinh lao động;
giờ, bao
gồm cả thời
b) Tổ chức quản lý và thực hiện các
gian kiểm

Thời hạn
chứng chỉ
Sau khi tham
dự khóa huấn
luyện, được
kiểm tra nếu
đạt yêu cầu thì
được cấp

Chứng nhận


quy định về an toàn lao động, vệ
sinh lao động ở cơ sở;

tra.

c) Các yếu tố nguy hiểm, có hại

huấn luyện có
thời hạn 2
năm.

trong sản xuất và biện pháp khắc
phục, phịng ngừa.
Nhóm 2:
Cán bộ
làm cơng
tác an
tồn, vệ
sinh lao
động

Được huấn luyện kiến thức chung bao Tổng thời
gồm:
gian huấn
luyện ít
a) Kiến thức chung như nhóm 1;
nhất là 48

giờ, bao
b) Nghiệp vụ tổ chức thực hiện cơng
gồm cả thời
tác an tồn lao động, vệ sinh lao
gian huấn
động tại cơ sở;
luyện lý
thuyết, thực
c) Tổng quan về các loại máy, thiết
hành và
bị, các chất phát sinh các yếu tố
nguy hiểm, có hại; quy trình làm kiểm tra.

Sau khi tham
dự khóa huấn
luyện, được
kiểm tra nếu
đạt yêu cầu thì
được cấp
Chứng chỉ
huấn luyện có
thời hạn 5
năm.

việc an tồn.
Nhóm 3:
NLĐlàm
cơng việc
có u cầu
nghiêm

ngặt về an
tồn lao
động, vệ
sinh lao
động

Được huấn luyện kiến thức chung và
chuyên ngành gồm:
a) Chính sách, pháp luật về an toàn

lao động, vệ sinh lao động;
b) Tổng quan về cơng việc, thiết bị

có u cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động, vệ sinh lao động;
c) Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi

làm cơng việc hoặc vận hành thiết
bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an

Tổng thời
gian huấn
luyện ít
nhất là 30
giờ, bao
gồm cả thời
gian kiểm
tra.

Sau khi tham

dự khóa huấn
luyện, được
kiểm tra nếu
đạt u cầu thì
được cấp
Chứng chỉ
huấn luyện có
thời hạn 5
năm.


toàn lao động, vệ sinh lao động;
d) Kỹ thuật an tồn lao động, vệ sinh

lao động khi làm cơng việc hoặc
vận hành thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an tồn lao động,
vệ sinh lao động;
e) Xử lý các tình huống sự cố sản

xuất, sơ cứu TNLĐ.
Nhóm 4:
NLĐ
khơng
thuộc 3
nhóm nêu
trên

Gồm 2 phần sau:
a) Phần 1: Huấn luyện kiến thức


chung về an toàn lao động, vệ
sinh lao động (huấn luyện tập
trung);
b) Phần 2: Yêu cầu về an toàn lao

động, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc.

Tổng thời
gian huấn
luyện ít
nhất là 16
giờ, bao
gồm cả thời
gian kiểm
tra.

Kết quả huấn
luyện được
ghi vào sổ
theo dõi công
tác huấn luyện
tại cơ sở.

1.5. Điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên
1. Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng nhận huấn luyện cho
người tham gia khóa huấn luyện nếu có:
a) Trụ sở hợp pháp hoặc hợp đồng thuê, liên kết với cơ sở để có trụ sở hợp


pháp cịn thời hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện;
b) Số lượng phòng học lý thuyết phù hợp với quy mơ huấn luyện; mỗi phịng

có diện tích từ 30m2 trở lên và bảo đảm diện tích bình qn ít nhất là 1,3
m2/01 học viên;


c) Chương trình, giáo trình huấn luyện được xây dựng theo chương trình khung

huấn luyện được quy định tại Phụ lục III Thơng tư 27/2013/TT-BLĐTBXH;
d) Ít nhất 05 giảng viên cơ hữu huấn luyện kiến thức chung về an toàn lao

động, vệ sinh lao động.
2. Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng chỉ huấn luyện cho

người tham gia khóa huấn luyện nếu có:
a) Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện theo quy định tại khoản 1 Điều

này;
b) Thủ trưởng và những người phụ trách các cơng việc kế tốn, đào tạo. Thủ

trưởng và người phụ trách huấn luyện phải có trình độ đại học trở lên;
c) Đủ điều kiện huấn luyện chuyên ngành và thực hành, bao gồm:
-

Có số lượng máy, thiết bị, hóa chất, phòng, xưởng, khu thực hành để thực
hành theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thơng
tư 27/2013/TT-BLĐTBXH hoặc có hợp đồng thuê, liên kết hợp pháp với cơ
sở để có máy, thiết bị, hóa chất, phịng, xưởng, khu thực hành tương ứng với

quy mô, đối tượng huấn luyện và cịn thời hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày nộp
đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện;
trong đó diện tích phịng, xưởng thực hành ít nhất là 40 m2 trở lên và bảo
đảm diện tích ít nhất là 1,5 m2/01 học viên;

-

Có chương trình, giáo trình huấn luyện chun ngành được xây dựng theo
Chương trình khung huấn luyện do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
ban hành;

-

Có đủ số lượng giảng viên huấn luyện chuyên ngành về lý thuyết và thực
hành tương ứng với quy mô huấn luyện; trong đó có ít nhất 5 giảng viên cơ
hữu huấn luyện chuyên ngành, thực hành.

1.6.

Sự cần thiết của công tác thực hiện huấn luyện
Cơng tác huấn luyện an tồn, vệ sinh lao động tại Việt Nam hiện nay còn
nhiều hạn chế, cần có các giải pháp để thay đổi hiện trạng này ngay. Có thực


hiện tốt huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, giúp NLĐ nhận thức tốt hơn
về sự an toàn của mình, từ đó có thể giảm thiểu các TNLĐ, BNN khơng
mong muốn, sẽ đem lại các lợi ích về chính trị, kinh tế, xã hội. Khi TNLĐ
khơng xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong
việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các cơng trình phúc lợi xã
hội, cải thiện được phần nào đời sống vật chất và tinh thần cho người lao

động, giúp họ phấn đấu và cố gắng nâng cao năng suất làm việc, chất lượng
công việc.
Chương 2: Thực trạng cơng tác huấn luyện an tồn, vệ sinh lao động trong
lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam hiện nay
2.1. Khái qt tình hình an tồn, vệ sinh lao động chung
2.1.1. Số vụ TNLĐ
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2015
trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ TNLĐ làm 7.785 người bị nạn trong đó:
2.1.2.

Số vụ TNLĐ chết người: 629 vụ
Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 79 vụ
Số người chết: 666 người
Số người bị thương nặng: 1.704 người
Nạn nhân là lao động nữ: 2.432 người
So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 với năm 2014
Biểu đồ1: so sánh tình hình TNLĐ năm 2015 với năm 2014
Năm 2015, số nạn nhân là lao động nữ tăng 13,9%, số vụ TNLĐ tăng
6,2%, tổng số nạn nhân tăng 12,2%, số người chết tăng 5,7%, số vụ có
người chết tăng 12,3%, số người bị thương nặng tăng 10,4%. Số vụ có
từ 02 nạn nhân giảm 54%
2.1.3. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều TNLĐ chết người
(Phân tích từ 238 biên bản điều tra TNLĐchết người)
Biểu đồ 2: Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều TNLĐ
chết người.
- Lĩnh vực xây dựng chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9%
tổng số người chết chiếm tỷ lệ cao nhất.
2.2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn trong ngành xây dựng và hậu quả để lại
2.2.1. Nguyên nhân xảy ra tai nạn trong ngành xây dựng



Trong các ngành lĩnh vực trên lĩnh vực xây dựng có tỷ trọng TNLĐ lớn nhất
vì:
Điều kiện lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: Cơng việc thường
được tiến hành ngoài trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp, địa
bàn lao động luôn thay đổi, do đó điều kiện lao động của cơng nhân có những
đặc điểm sau:
- Chỗ làm việc của công nhân luôn thay đổi ngay trong phạm vi một cơng
trình, phụ thuộc vào tiến độ xây dựng, do đó điều kiện lao động cũng thay đổi
theo.
- Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (như thi
công đất, bê tông, vận chuyển vật liệu...), mức độ cơ giới hóa thi cơng cịn
thấp nên phần lớn cơng việc và cơng nhân phải làm thủ công, tốn nhiều công
sức và năng suất lao động thấp,yếu tố rủi ro cịn nhiều.
- Có nhiều công việc buộc người công nhân phải làm việc ở tư thế gị bó,
nhiều cơng việc phải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm, lại có
những việc làm ở sâu dưới đất, dưới nước ... nên có nhiều nguy cơ tai nạn.
- Nhiều công việc tiến hành trong mơi trường độc hại, ơ nhiễm (bụi, hơi, khí
độc, tiếng ồn...) nhiều cơng việc thực hiện ở ngồi trời, chịu ảnh hưởng xấu
của khí hậu, thời tiết như nắng gắt, mưa gió... làm ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe người lao động.
- Do địa bàn luôn thay đổi nên điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn,thường là
tạm bợ, cơng tác vệsinh lao động chưa được quan tâm đúng mức. chính
những yếu tố đó cũng là những ngun nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ốm
đau, bệnh tật và tai nạn cho người lao động.
- NLĐ chưa được đào tạo một cách có hệ thống nên trong xử lý cơng việc,
xử lý tình huống cịn lúng túng, thậm chí thao tác sai dẫn đến tai nạn lao
động.
• Nguyên nhân do NSDLĐ:
- NSDLĐ khơng xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an tồn

- Thiết bị khơng đảm bảo an tồn lao động
- NSDLĐ khơng huấn luyện an tồn lao động cho người lao động


- Do tổ chức lao động và điều kiện lao động
- Do NSDLĐ không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.
- Do NSDLĐ cắt giảm chi phí quản lý, chi phí mua sắm trang thiết bị bảo
hộ lao động, giám sát lỏng lẻo từ khâu tuyển dụng đến thi công xây dựng,
gây tai nạn đáng tiếc.
- Hầu như các loại thuế đè lên doanh nghiệp rất nặng, chẳng hạn bảo hiểm
xã hội, các loại thuế, tính tổng lại doanh nghiệp khơng có lợi nhuận nên
các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu công tác huấn luyện an tồn, vệ sinh
lao động cho NLĐ.
• Người lao động:
- NLĐ vi phạm quy trình quy chuẩn an tồn lao động
- NLĐ không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
- Thực tế cho thấy, có tới hơn 80% số cơng nhân làm việc trong ngành xây
dựng là lao động thời vụ, do cơng việc khơng ổn định nên họ có tâm lý lo
ngại khi tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh trong lao động
- NLĐ không được đào tạo nên khơng biết nhà thầu vi phạm cái gì. NSDLĐ
mua gì, phát gì thì biết sử dụng cái đó.
- NLĐ khơng thực thi quy định an tồn lao động khi làm việc.
2.2.2. Hậu quả
Một số vụ TNLĐ điển hình
1. Vụ tai nạn do sập cơng trình xây dựng cây xăng tại Xã Sơn Kim 1,
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vào 14h ngày 9/12/2015 làm 2 người
chết và 06 người bị thương => nguyên nhân ban đầu gây nên vụ tai nạn
là do hệ thống cốp pha giàn giáo và nền đất nơi dựng giàn giáo không
đủ chắc chắn, mất khả năng chịu lực, gây sụp đổ (ảnh 1)
2. Vụ tại nạn do sập giàn giáo tại khu vực thi cơng đúc giếng chìm của

cơng ty Sam sung tại dự án Formusa khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh
vào lúc 19h50 ngày 25/3/2015 làm 13 người chết, 29 bị thương. =>
Nguyên nhân là do giàn giáo được thiết kế với độ an toàn thấp và thái
độ “thờ ơ” với sinh mạng NLĐ của các đơn vị thi công và công tác
giám sát của chủ đầu tư khi bắt ép NLĐ quay lại làm việc mặc dù đã
được công nhân phản ánh lại sự khơng an tồn của giàn giáo để xảy ra
vụ tai nạn thương tâm này (ảnh 2)
Theo số liệu báo cáo thiệt hại về vật chất do TNLĐ trong lĩnh vực xây
dựng xảy ra năm 2015 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi


thường cho gia đình người chết và những người bị thương,... là 53,97 tỷ
đồng; thiệt hại về tài sản là 11,96 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là
9.679 ngày
2.3. Trách nhiệm các bên liên quan
2.3.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện công tác huấn luyện
an toàn lao động, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng;
tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức,
đoàn thể liên quan.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và công bố danh sách các tổ chức hoạt động dịch vụ
huấn luyện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn
luyện; danh sách các tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện bị đình chỉ, thu
hồi Giấy chứng nhận, bị xử lý vi phạm trên trang thơng tin điện tử của Cục
An tồn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa chỉ
http:\\www.antoanlaodong.gov.vn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát hàng năm và đột xuất đối với các Tổ chức hoạt
động dịch vụ huấn luyện trên toàn quốc.
- Phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ
quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động

huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
2.3.2. Trách nhiệm của NSDLĐ
-

Lập kế hoạch huấn luyện, bố trí thời gian để các đối tượng thuộc quyền quản
lý được huấn luyện đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật.

-

Lập danh mục các cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ
sinh lao động và danh sách lao động làm các công việc tương ứng.

-

Chi trả đầy đủ tiền lương và các quyền lợi khác cho các đối tượng thuộc
quyền quản lý trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp
luật.

-

Thanh toán chi phí huấn luyện an tồn lao động, vệ sinh lao động và được
hạch tốn vào chi phí sản xuất.


-

Lưu giữ tài liệu huấn luyện và kết quả kiểm tra, sát hạch an toàn lao động,
vệ sinh lao động ít nhất 5 năm.

-


Trường hợp sử dụng NLĐ theo hình thức khốn việc, thơng qua nhà thầu,
th lại lao động, NSDLĐ (trong trường hợp cho thuê lại lao động là
NSDLĐ của bên thuê lại lao động) phải chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện
an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.

2.3.3. Trách nhiệm của người lao động
- Trước khi nhận việc, NLĐ phải được huấn luyện về an tồn lao động, vệ
sinh lao động ít nhất trong công việc sẽ làm và phải được kiểm tra, huấn
luyện bổ sung trong quá trình lao động
Chương 3: Kiến nghị và đề xuất
3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Trên cơ sở kết luận thanh tra đối với từng doanh nghiệp xây dựng, thông báo
các vi phạm thường gặp của doanh nghiệp đến các doanh nghiệp xây dựng
trên địa bàn để doanh nghiệp khác biết và rút kinh nghiệm kịp thời.
-

Rà soát các dự án xây dựng đang thi công năm 2016 và tiếp tục thanh tra
chuyên đề an toàn, vệ sinh lao động, ưu tiên các dự án xây dựng nhà cao
tầng, cơng trình cơng nghiệp, cầu, cảng.

-

Tăng cường giám sát về chương trình và tài liệu huấn luyện đối với các tổ
chức dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoạt động trên địa bàn
nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện, cấp chứng chỉ về an toàn, vệ sinh lao
động.

-


Có văn bản kiến nghị với Sở Xây dựng địa phương tăng cường chỉ đạo việc
nâng cao chất lượng thẩm định biện pháp an tồn trong thi cơng xây dựng
trên địa bàn tỉnh.

-

Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị thanh tra và xử lý các doanh nghiệp vẫn
còn vi phạm.


-

3.2.

Có những biện pháp hỗ trợ một phần thuế cho NSDLĐ để họ tăng ngân sách
cho công tác huấn luyện AT-VSLĐ
Kiến nghị đối với Đối với NSDLĐ

-

Thường xuyên cử cán bộ chuyên trách về AT-VSLĐ đi học những lớp huấn
luyện về công tác AT-VSLĐ của địa bàn hay trung ương tổ chức.

-

Tăng ngân sách cho việc trang bị những thiết bị bảo hộ lao động cá nhân để
bảo đảm an toàn cho NLĐ.

- Câu hỏi, nội dung huấn luyện hàng năm cần có sự thay đổi, cập nhật.
- Quy định rõ ràng về thời lượng, nội dung chương trình huấn luyện, tiêu

chuẩn điều kiện được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận cho NLĐ hồn
thành tốt chương trình huấn luyện AT-VSLĐ.
- Tài liệu huấn luyện nên được biên soạn bởi những cơng ti dịch vụ có uy tín
để nội dung huấn luyện có sự chặt chẽ.
-

Thực hiện đúng pháp luật về Công tác huấn luyện AT-VSLĐ

- Điều kiện lao động trong ngành xây dựng có nhiều khó khăn phức tạp, nguy
hiểm và độc hại, cho nên phải hết sức quan tâm đến cải thiện điều kiện lao
động, đảm bảo an tồn và vệ sinh lao động trong q trình lao động.
3.3. Kiến nghị đối với NLĐ
-

Thực hiện đúng quy định về quy trình quy chuẩn ATLĐ, sử dụng đầy đủ và
đúng cách các thiết bị bảo hộ lao động các nhân.

-

Trau dồi kiến thức của bản thân về công tác huấn luyện AT-VSLĐ để biết
được NSDLĐ đang vi phạm những quy định nào. Sau đó có báo cáo với các
cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

-

Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về huấn luyện AT-VSLĐ khi được
NSDLĐ cử đi học.


Kết luận

Qua q trình tìm hiểu về thực trạng cơng tác huấn luyện AT-VSLĐ trong
lĩnh vực xây dựng, em nhận thấy rằng: Công tác huấn luyện AT-VSLĐ trong lĩnh
vực xây dựng ln được nhà nước quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong việc
hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bài tiểu luận đã nêu được tổng quan
về công tác huấn luyện AT-VSLĐ, thực trạng TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng,
nhận thấy một số nguyên nhân về quản lý nhà nước, NSDLĐ, NLĐ, môi trường và
điều kiện làm việc dẫn đến những thực trạng đó. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị
khắc phục những nhược điểm trong công tác huấn luyện AT-VSLĐ trong lĩnh vực
xây dựng.


Phụ lục I1
1. So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 với năm 2014
Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2015 so với năm 2014 như sau:
T
T

Chỉ tiêu thống kê

Năm 2014

Năm 2015

Tăng/giảm

1

Số vụ

6.709


7.620

+911 (13,6 %)

2

Số nạn nhân

6.941

7.785

+844 (12,2 %)

3

Số vụ có người chết

592

629

+37 ( 6,2%)

4

Số người chết

630


666

+36 (5,7%)

5

Số người bị thương nặng

1.544

1.704

+160 (10,4 %)

6

Số lao động nữ

2.136

2.432

+296 (13,9%)

7

Số vụ có 2 người bị nạn trở lên

166


79

-87 (-54,4%)

Bảng 1: So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 và năm 2014
2. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều TNLĐ chết người
- Lĩnh vực xây dựng chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9%
tổng số người chết;
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 8,8 % tổng số vụ chết người và 8,1% tổng số
người chết;
- Lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,1% tổng số vụ chết người và 6,8% tổng số người
chết;
- Lĩnh vực dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hóa chiếm 5,9% tổng số vụ chết
người và 6,1% tổng số người chết;
- Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 5,5% tổng số vụ chết người và 6,9%
tổng số người chết;
1 Trích :Số: 537 /TB – LĐTBXH thơng báotình hình tai nạn lao động năm 2015 của
Bộ lao động - thương binhvà xã hội


- Lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 5,5% tổng số vụ chết người và 5% tổng số
người chết.
Phụ lục II

Ảnh 1: Hiện trường vụ tai nạn sập giàn giáo làm 8 người thương
vong . Ảnh Báo VOV


Ảnh 2: Hiện trường vụ sập giàn giáo. Ảnh: Tiền Phong



Tài liệu tham khảo
[1] />[2] />[3] />[4] />[5] Số: 537 /TB – LĐTBXH thơng báotình hình tai nạn lao động năm 2015 của Bộ
lao động - thương binhvà xã hội
[6] PGS.TS. Trịnh Khắc Thẩm. Giáo trình Bảo hộ lao động. Nhà xuất bản Lao
động – Xã hội



×