Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Các bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.91 KB, 4 trang )

CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG DƯỢC TRỊ HO TIÊU ĐỜM CHO TRẺ CỰC HAY & HIỆU QUẢ NHẤT

1. HẠT CHANH CHƯNG ĐƯỜNG PHÈN
P/s: Dùng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên
Bước 1: Lấy 10 - 12 hạt chanh, 1-2 thìa cà phê đường phèn, cho cả 2 vào giã nhuyễn. Hòa thêm 2 thìa café
nước lọc vào hỗn hợp trên cho vào một chiếc bát sạch.
Bước 2: Cho vào nồi cơm vừa cạn, hấp tới khi cơm chín là dùng được. Để bát nước hạt chanh + đường phèn
nguội bớt chỉ còn ấm, gạn lấy nước trong và cho bé uống làm 2 -3 lần trong ngày.
Mẹ cho con uống 1-2 thìa cà phê/lần, 2-3 lần/ngày sẽ giúp con giảm ho và tiêu đờm.
Hạt chanh có vị đắng, nhưng có hiệu quả rất cao trong việc giảm ho và tiêu đờm cho trẻ. Đặc biệt là với hiệu
quả tiêu đờm. Trẻ không ho nhưng có đờm áp cũng áp dụng cách này rất hiệu quả.
P/s: Đường phèn và đường cát được làm từ nước mía, nước củ cải đường và một số nguyên liệu khác. Theo
Đông y, đường phèn có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, đường phèn có tác dụng bổ dưỡng tốt hơn đường trắng
nên thường dùng trong các bài thuốc đông dược.
2. CAM NƯỚNG TRỊ HO - TIÊU ĐỜM CHO TRẺ
P/s: Dùng cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên. Vì trẻ dưới 5 tháng chưa nên uống nước cam, dù cam ngọt nhưng
vẫn có tính acid uống liên tục cả tuần không tốt cho dạ dày. Trẻ 5 tháng trở lên cứ uống 1-2 tuần vô tư.
Bước 1: Chọn một quả cam ngọt (loại cam đường của mình, đừng mua cam mỹ không hiệu quả bằng đâu),
sau đó rữa và ngâm quả cam với nước muối 20p cho diệt khuẩn bên ngoài vỏ cam.
Bước 2: Nướng trực tiếp trên lửa nhỏ và liên tục lật quả cam để vỏ không bị cháy. Nướng chừng 10 phút là
được (Nướng bếp ga cũng được, vặn nhỏ lửa)
Bước 3: Quả cam mang ra còn nóng để chừng 10p cho nguội bớt rồi lột vỏ, lúc đó thì độ nóng trong ruột cam
cũng vừa đủ. Bóc vỏ cam, ép lấy nước cho trẻ uống hay cho con ăn nguyên múi cam càng tốt, sẽ giúp trẻ
long đờm giảm ho rất nhanh.
P/s: Nếu trẻ đang uống thuốc tây, hoàn toàn có thể kết hợp các bài thuốc trên cho con rất tốt.
Như với trẻ 5 tháng trở lên, vừa có thể cho con uống Cam nướng như là uống nước hoa quả kết hợp với cho
con uống hạt chanh hấp đường phèn (hoặc bài bên dưới) sẽ có tác dụng giúp tiêu đờm và giảm ho khan, ho
có đờm kéo dài nhiều tuần rất hay.
3. TRỊ HO KHAN – HO CÓ ĐỜM VỚI LÁ HÚNG CHANH
P/s: Dùng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên
Húng chanh còn gọi là TẦN DÀY LÁ hay là LÁ THƠM LÔNG, có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là


cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.
Mua LÁ HÚNG CHANH ở hàng bán đồ xong hơi giải cảm.


Bài 1: Giã dập 5-10 lá húng chanh (trẻ dưới 6 tháng 5 -7 lá, trên 6 tháng 8 -10 lá), sau đó trộn với 2 thìa cafe
nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
P/s: Mỗi lần làm 1 lượng lá như vậy, nếu lá húng chanh thật to có thê làm ít hơn 1 vài lá. Có làm y vậy cũng
không lo bị quá liều gì cả. Lá húng chanh chỉ là 1 loại rau hoàn toàn không sợ quá liều.
Bài 2. LÁ HÚNG CHANH + HẠT CHANH
- Cách làm: Lấy chừng 7 - 10 hạt giả nhuyễn sau đó cho đường phèn vào cho đỡ đắng. Giã dập 7-8 lá húng
chanh, sau đó trộn với 2 thìa café nước, cho cả hạt chanh trôn đường phèn và lá húng chanh giã nhuyễn vào
bát, đặt vào nồi cơm điện chưng chừng 15-20 phút khi cơm vừa cạn (nhìn thấy có hơi nước thoát ra nhiều).
Sau đó gạn lấy nước cho trẻ uống, chia ra uống làm 2 lần trong ngày. Cho bé uống liên tục ngày 2 lần đến khi
hết ho hết đờm.
Bài 3. LÁ HÚNG CHANH + QUẤT XANH (trái tắt còn xanh)
P/s: Bài này trẻ khó uống vì vừa chua vừa đắng (nước quất và hạt quất), người lớn như BẦU là uống cực tốt
khi bị cảm cúm.
Cách làm: 10-15 lá húng chanh, 2-3 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho
vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ cho bớt chua, cho tất cả vào bát cũng
chưng khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày, uống bao lâu cũng được, chừng nào hết ho hết đờm thì
ngưng.
TRồng lá húng chanh rất đơn giản, mẹ có thể mua hạt về trồng, mua ít phân bón hoa cho vào cái chậy nho
nhỏ để ngoài sân hay trên sân thượng, 2 ngày tưới nước 1 lần là xanh tốt. Hay ra hàng bán đồ xông hơi giải
cảm đặt họ mấy cây có nguyên gốc rễ về trồng ngay vào chậu, cứ cắt lá là nó ra lá khác, dùng kéo cắt rau sẽ
mau ra lá hơn, kg dùng tay ngắt, trồng 1 chầu xài vài tháng chẳng tốn gì nhiều mà trong nhà lúc nào cũng có
sẵn
Hình minh họa trong ảnh là LÁ HÚNG CHANH.
P/s: Tất cả các bài thuốc trên có thể cho con uống vài ngày 1 hay 2 tuần, 3 tuần cho đến khi con hết hẳn vài
ngày đều rất tốt và oan toàn. Các bài thuốc dân gian thì nhiều vô kể. Nhưng chị BKLN chỉ hướng dẫn những
bài có hiệu quả thực tế và đúng theo dược lý về Y học cổ truyền.

Các bài thuốc dân gian không có lo tác dụng phụ khi dùng lâu ngày lờn thuốc như thuốc tân dược.
...........
KHI TRẺ BỊ NGHẸT MŨI
1. CHƯỜM NƯỚC NÓNG LÊN TAI
Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con
giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt
độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
2. NHỎ MŨI CHO CON BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ
Không cần thao tác hút nước mũi.


3. KÊ GỐI CAO KHI NGỦ
Khi bị nghẹt mũi, hãy kê gối cao hơn bình thường một chút, sao cho phần cổ và đầu cao lên sẽ mang lại cảm
giác dễ thở hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ, mẹ kê hẳn 1 phần vai của con lên gối cho con kg bị mỏi cổ.
4. UỐNG NƯỚC CHANH HÒA MẬT ONG
LƯU Ý: Chỉ áp dụng với trẻ trên 1 tuổi nha
Nước chanh hoà mật ong: Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và
uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.
KHI TRẺ BỊ SỔ MŨI
1. MASSAGE MŨI
Đây là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi nghẹt mũi mà nhiều mẹ không biết.
Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là
nghinh hương ở hai bên cánh mũi, dây dây vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả cực kỳ.
Khi con bị nghẹt mũi, khó thở. Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên
sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.
2. CHO CON UỐNG NƯỚC LÁ HÚNG QUẾ VÀ TỎI NƯỚNG
Dúng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi VN củ có tép nhỏ nha), nướng vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn.
Lấy 10 - 15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng, cho 1-2 thìa cafe nước sôi vào, chắt lấy nước,
cho con uống ngày 2-3 lần như vậy (mỗi lần là lượng lá như trên) sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.
3. THOA DẦU LÒNG BÀN CHÂN

Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho
con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả,
nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực con và đỉnh đầu (ngay thóp đầu còn gọi mỏ ác)
4. NHỎ MŨI CHO CON BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ
- Nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi con đã bắt đầu sổ
mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết.
- Chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng phải húy sạch nước mũi mới nhỏ, kg thì sẽ khiến nước mũi chảy
ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến con viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại
ngưng kg nhỏ mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.
LƯU Ý: Viêm mũi nặng và kéo dài lâu ngày, trẻ sẽ có nguy cơ bị VIÊM TAI GIỮA, rất khó chữa trị, bệnh
viêm tai giữa rất hay bị tái đi tái lại, ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ.
NƯỚC MUỐI SINH LÝ PHA TINH DẦU TỎI – DÀNH CHO TRẺ TRÊN 1 TUỔI
Cách này cực kỳ hiệu quả giúp trẻ giảm và hết sổ mũi nhanh. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi
nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm.
Chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Pha nước tỏi loãng vào lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi 2 -3 lần/ngày, bé sẽ rất


mau khỏi sổ mũi. Nhưng nhớ phải là cực kỳ loãng nha các mẹ.
Cách làm: ép ½ tép tỏi nhỏ (tép chứ kg phải là ½ củ tỏi), rồi đổ lọ nước muối sinh lý vào, sau đó lọc bỏ tỏi,
đổ lại nước trong vào lọ, để nhỏ cho con 1,2 ngày lại thay lọ khác (tỏi việt nam nha các mẹ, coi chừng mua
nhầm tỏi trung quốc)
Một số thông tin lưu ý việc không nên dùng nước tỏi pha vào lọ nước muối sinh lý để nhỏ cho trẻ như “việc
nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của
trẻ”.
Đó là trường hợp mẹ THAM cứ nghĩ cho nước tỏi vào nhiều là con khỏi nhanh dùng quá nhiều nước tỏi cho
vào lọ nước muối sinh lý mới bị như thế. Thực sự là tỏi có khả năng kháng viêm cực tốt, nước tỏi không gây
dị ứng, nếu mẹ dùng đúng cách con sẽ rất nhanh hết viêm và sổ mũi.
Quan trọng là mẹ chỉ cho vào theo liều lượng đã hướng dẫn và phải nhỏ thử 1 giọt cho 1 bên mũi con trước,
sau vài giờ xem con có biểu hiện khó chịu không mới dùng tiếp. Và trẻ trên 1 tuổi mới nên dùng khi mới bị
sổ mũi.

Với trẻ dưới 1 tuổi: An toàn nhất là dùng nước nuối NaCl 0,9% để rửa mũi cho trẻ. Nên rửa từ 4-7 lần/ ngày
tùy vào tình trạng nghẹt hay sổ mũi của trẻ, trước khi cho bé ăn hoặc bú.
NHỎ MŨI CHO CON ĐÚNG CÁCH
Các bước NHỎ và HÚT mũi khi con BỊ SỔ MŨI
Trẻ sổ mũi, nếu mẹ biết nhỏ thuốc đúng cách sẽ giúp con mau hết sổ mũi và ngăn ngừa được tình trạng viêm
nhiễm hoặc biến chứng nặng hơn như gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, ... Nhưng thực tế là rất nhiều
mẹ không biết cách nhỏ mũi đúng cách cho con. Dẫn đến trình trạng con sổ mũi vài ngày sau là bị viêm
nhiễm nặng hơn.
Bước 1: Trước khi nhỏ, nên ngâm lọ nước nhỏ mũi vào nước ấm (không nóng) rồi mới nhỏ từng bên mũi cho
con.
Bước 2: Trước khi nhỏ mũi cần xì hay hút hết chất dịch nhày, mủ ứ đọng trong hốc mũi, như vậy nhỏ thuốc
mới có tác dụng. Đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi, người lớn phải dùng quả bóng hút mũi hút nhẹ nhàng,
đúng cách cho hết các dịch nhày trong mũi của trẻ trước khi nhỏ thuốc mũi.
Bước 3: Khi nhỏ mũi, tốt nhất là để tư thế nằm ngửa. Hoặc nếu không nằm ngửa thì phải ngồi, ngửa đầu tối
đa ra sau để thuốc vào được trong hốc mũi. Khi nhỏ cố gắng đưa đầu ống nhỏ sâu trong hốc mũi độ 1cm
(nhưng không để chạm vào mũi) rồi nhỏ từ từ 2-3 giọt vào mũi trẻ. Nhỏ mũi xong day ấn cánh mũi vài giây
Với trẻ bị ngẹt mũi, sau khi nhỏ mũi 1-2 phút, ghỉ mũi bám trong hốc mũi sẽ loãng và chảy ra, mẹ có thể
dùng ống hút mũi hút sạch cho con. Hoặc khi trẻ sổ mũi nhiều, sau khi nhỏ mũi, mẹ có thể hút mũi thêm 1
lần nữa cho con để tránh nước mũi bị trẻ hít ngược vào trong gây viêm nhiễm nhiều hơn.



×