Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Tiểu luận huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế móng cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 231 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Móng Cái là địa bàn có vị thế địa chính trị và địa kinh tế đặc biệt quan trọng,
có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Móng Cái có đường biên giới dài trên 72 km, có các cửa khẩu quốc tế trên bộ và
trên biển, là điểm giao thoa, hội tụ giữa 2 hành lang, 1 vành đai phát triển kinh tế
ven biển Vịnh Bắc Bộ; là một trong những cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Việt Nam
và ASEAN với Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế lớn, năng động bậc nhất thế
giới, có thị trường rộng lớn, tốc độ phát triển nhanh và có sức lan tỏa lớn.
Sau hơn 25 năm bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, nhờ khai thác tốt
những lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý và sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, của
tỉnh Quảng Ninh thông qua việc thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách tài
chính đặc thù tại khu vực cửa khẩu để tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng
kinh tế xã hội, Móng Cái đã có những bướcphát triển nhanh chóng từ một huyện
nông nghiệp lạc hậu trở thành thị xã, thành phố biên giới, với tốc độ phát triển
nhanh so với các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương của
Trung Quốc có biên giới giáp với Móng Cái.
Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách tài chính đặc thù của Móng Cái được thực
hiện trong khoảng thời gian 8 năm (từ 1995 đến 2003). Nguồn lực dành cho đầu tư
hạ tầng kinh tế xã hội chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế và có sự sụt giảm
mạnh do sự thay đổi các chính sách biên mậu, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại
khu vực biên giới của Việt Nam với Trung Quốc. Sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt
giàn khoan tại Biển Đông năm 2014, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của
Móng Cái càng thể hiện rõ sự bất ổn định và bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức như:
Năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất còn yếu kém do thiếu các điều kiện để phát
triển, quy mô dân số nhỏ; hạ tầng giao thông, bến bãi, cửa khẩu, trung tâm thương
mại, du lịch, dịch vụ, tài chính còn thiếu, yếu; nguồn nhân lực chất lượng cao chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển.Các cơ chế chính sách, thể chế, bộ máy quản lý



2

hiện hành chưa thu hút được các nguồn lực tạo nên sự bứt phá phát triển, nhất là hạ
tầng kỹ thuật và nhân lực.
Trong khi đó,phía đối diện bên kia biên giới là thành phố Đông Hưng, Khu tự trị
dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, có xuất phát điểm thấp hơn Móng Cái
lại đang phát triển rất nhanh do được Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thí
điểm xây dựng thành "Khu khai phát thí điểm trọng điểm Đông Hưng", là bàn đạp,
địa bàn đột phá để Trung Quốc phát triển, tiến vào thị trường ASEAN; đồng thời,
cho Đông Hưng đượchưởng các cơ chế, chính sách đặc biệt ưu đãi, như thu hút đầu tư,
ưu đãi thuế, ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách trung ương. Những chính sách
phát triển Đông Hưng của Trung Quốc vừa tạo cơ hội cho thành phố Móng Cái phát
triển nhanh, nhất là các lĩnh vực có nhiều lợi thế như dịch vụ thương mại, vận tải, du
lịch; lại vừađặt Móng Cái vào thế phải đối mặt với những thách thức mới và mức độ
cạnh tranh quyết liệt hơn, đòi hỏi Móng Cái phải nhanh chóng vươn lên trở thành một
thành phố có vị thế đối tácngang tầm với các thành phố đối diện phía Trung Quốc.
Trước tình hình như vậy, với nhận thức rằng, để tránh tụt hậu so với các
thành phố nằm trong hàng lang kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và các thành phố phía
bên kia biên giới giáp với Móng Cái, cần phát huy tốt nhấtnhững lợi thế Móng Cái
trên cơ sở tranh thủ tối đa các nguồn lựctừ các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước để phát triển. Việc nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp huy
động nguồn lực để xây dựng Móng Cái trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế văn
minh, hiện đại cần được xem là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và khẩn trương.
Việc tiếp cận vấn đề từ lợi ích quốc gia với tầm nhìn tổng quát, toàn diện và dài hạn
để xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp, cơ chế, chính sách tài chính vượt
trội mang tính chất chiến lược, tìm ra các khâu then chốt, đột phá nhằm tập trung
được nguồn lực đầu tư phát triển; trong đó, cần ưu tiêngiành nguồn lực tài chính để
xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng, tạo nền móng phát triển thành phố.
Đồng thời, nhận thức rằng, thành phố Móng Cái sẽ cùng các thành phố biên giới

phía Bắc (Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn) nhanh chóng được nâng cấp, phát triển
nhanh để khắc phục tình trạng tụt hậu nhanh, có xu hướng trở thành sự khác biệt về


3

“đẳng cấp” so với các thành phố phía bên kia biên giới, dẫn đến nhiều hạn chế, thua
thiệt trong hợp tác phát triển, không chỉ với riêng từng địa phương mà còn chung
cho cả nước.
Theo xu thế phát triển, mô hình Móng Cái cần hướng tới là một thành phố
cửa khẩu quốc tế hiện đại, có đủ sức cạnh tranh ở vị thế đối tác với các thành phố
phíađối diện của Trung Quốc cũng như nhiều thành phố khác trong khu vực. Trước
mắt, cần có đủ nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng
trọng điểm tạo sự đột phá phát triển nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế để phát
triển kinh tế xã hội của thành phố.
Với những tiềm năng, lợi thế, cơ hội, thách thức và các định hướng phát triển
đối với Móng Cái, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng cần xây dựng Móng Cái phát triển
theo hướng trở thành một đơn vị hành chính kinh tế hiện đại cần có nhiều nguồn lực
khác nhau, trong đó việc huy động nguồn lực tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với việc triển khai thực hiện, cụ thể hoá các mục tiêu đã đề ra. Do vậy, nghiên
cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là“Huy động nguồn lực tài chính để
đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái".

2. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực tài chính và
đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội của chính quyền địa phương (trực thuộc tỉnh).
- Phân tích khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng của các thành phố
cửa khẩu, biên giới nói chung và tại thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái nói riêng
có ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính. Phân tích, đánh giáthực trạng đầu
tư hạ tầng kinh tế xã hội và thực trạng huy động nguồn lực tài chính trên địa bàn

thành phố Móng Cái.
- Dự báo nhu cầu vốn để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố Móng Cái
trong giai đoạn 2015-2020.
-Đề xuấtvà kiến nghịcác giải pháp huy động hiệu quả nguồn lực tài chính để
đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố Móng Cái.


4

3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu được xác định là huy động nguồn lực tài
chính cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội.Songnội dung chủ yếu của luận án sẽ tập
trung nghiên cứusâu về huy động nguồn lực tài chính được thực hiện bởi chính
quyền địa phương trực thuộc tỉnh để đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hộigắn
liền với đặc thù riêng của thành phố biên giới, cửa khẩu.
- Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn thành phố Móng Cái.
- Về thời gian: Các số liệu và tình hình huy động nguồn lực tài chính từ năm
2000 đến 2015 trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Một số nội dung sử
dụng số liệu từ năm 1996 để phân tích, đối chiếu, so sánh.

4. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
4.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là nguồn lực tài chính và các
hình thức huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố
biên giới trực thuộc tỉnh.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của lịch sử các học thuyết kinh tế và các lý thuyết liên
quan như Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, Lý thuyết về tài chính công, trên cơ sở
phương pháp luận của phép biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các

phương pháp:
- Phân tích tổng hợp, kết hợp các kết quả phân tích định tính và định lượng
để luận giải và kết luận các vấn đề để nghiên cứu.
- Thống kê mô tả và phân tích định tính: thu thập và so sánh số liệu theo
chuỗi thời gian về huy động, thương mại, du lịch, GRDP,... để thấy đước sự biến
động giữa các thời điểm.
- Phân tích định lượng: tiếp cận bằng mô hình kinh tế lượng VAR (Mô hình
véc tơ tự hồi quy). Mô hình định lượng được thực hiện bởi các kiểm định cần thiết
để đánh giá mức độ tác động, khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng của
thành phố cửa khẩu, biên giớiđến huy động nguồn lực tài chính.


5

5. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố đặc trưng sẽảnh hưởng như thế nào đến huy động nguồn lực
tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố cửa khẩu, biên giới?
- Mối quan hệ giữa đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội với hoạt động xuất nhập
khẩu, du lịch, thanh toán biên mậu?
- Những hạn chế trong huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh
tế xã hội trên địa bàn Móng Cái?
-Các giải pháp và các kênh huy động nguồn lực tài chính nào sẽ phù hợp với
thành phố Móng Cái, địa bàn có tính đặc thù, có sự thuộc vào chính sách kinh tế của
Trung Quốc?

6. Những đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp mới về học thuật, lý luận
-Thứ nhất, trên cơ sở phát hiện những đặc điểm riêng của thành phố cửa khẩu,
biên giới, luận án hệ thống hóa và tiếp cận vấn đề huy động nguồn lực tài chính để
đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội gắn liền với đặc thù riêng của địa phương. Ngoài các

nguồn lực truyền thống từ khu vực nhà nước, luận án lập luận và phân tích chi tiết về
huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân và nước ngoài. Những nhận định về
tính hai mặt của việc huy động nguồn lực này là cơ sở để luận án phân tích vấn đề
thực tiễn tại địa phương - thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
- Thứ hai,Luận án đã phân tích khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng
của các thành phố cửa khẩu, biên giới nói chung và tại thành phố cửa khẩu quốc tế
Móng Cái nói riêng, cụ thể là hoạt động thương mại biên giới, xuất nhập khẩu, du
lịch; thanh toán biên mậu; chính sách về kinh tế, đối ngoại của các nước có chung
đường biên giới là các nhân tố chính ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính.
6.2. Đóng góp mới về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng ngay vào công tác huy động nguồn lực
tại thành phố Móng Cái.
- Luận án đề xuất một số giải pháp giúp cho chính quyền địa phương và các
bên liên quan xem xét, ra các quyết định về hợp tác và tổ chức thực hiện các


6

phương thức huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành
phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái.
- Công trình sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến huy
động nguồn lực tài chính tại các địa phương có đặc thù riêng về biên giới, cửa
khẩu; và nghiên cứu thêm về các hoạt động biên mậu, thanh toán giữa đồng Việt
Nam và Nhân dân tệ tại biên giới.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo và 17 phụ lục,
luận án được kết cấu gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực tài chính từ để đầu tư hạ

tầng kinh tế xã hội.
Chương 3: Thực trạng huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế
xã hội tại Móng Cái.
Chương 4: Giải pháp huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế
xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Các vấn đề liên quan tới huy động nguồn lực tài chính (huy động vốn) đã
được nghiên cứu từ lâu trên thế giới, nhưng đến nay vẫn luôn có tính thời sự. Trong
bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và trạng thái kinh tế hiện nay, đặc
biệt trong bối cảnh nguồn lực đầu tư ngày càng khan hiếm, các nước cũng như
Chính phủ Việt Nam đã tăng cường công tác quản lý và tái cơ cấu đầu tư công thì
việc tìm kiếm các giải pháp, các kênh huy động vốn, các nguồn lực tài chính để đầu
tư hạ tầng kinh tế xã hội đối với các chính quyền địa phương là một chủ đề được
quan tâm của giới nghiên cứu.
Có nhiều cách tiếp cận trong huy động nguồn lực tài chính cho phát triển
kinh tế xã hội nói chung. Theo cách tiếp cận khu vực kinh tế, nguồn lực tài chính
được thu hút từ ba khu vực: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân (ngoài nhà nước) và
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 2010 đến nay, với lĩnh vực hạ tầng kinh
tế xã hội, nhiều nhà khoa học đã có những nghiên cứu về huy động nguồn lực tài
chính từ khu vực tư, nhất là việc huy động theo hình thức hợp tác công tư PPP. Có
khá nhiều các nghiên cứu về việc thu hút nguồn lực tài chính từ các khu vực kinh tế.
Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước phần lớn tập
trung vào mảng huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế nhà nước và khu
vực kinh tế nước ngoài.
Với kinh tế nhà nước, các nghiên cứu tập trung vào hoạt động huy động

nguồn lực tài chính thông qua việc phát triển các kênh huy động như thuế, phí, viện
trợ phát triển chính thức ODA, nguồn lực tài chính từ đất đai. Với khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài, các nghiên cứu tập trung vào các giải pháp thu hút nguồn lực tài
chính đầu tư nước ngoài gián tiếp qua thị trường chứng khoán và thu hút vốn đầu tư
trực tiếp FDI. Việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân
được nghiên cứu lồng ghép trong những nghiên cứu về sự phát triển của kinh tế tư
nhân nóichung (mà chủ yếu là sự phát triển doanh nghiệp tư nhân) hay các nghiên
cứuvề huy động và sử dụng nguồn lực tài chính nói chung như huy động tiết kiệm
từ dân cư, kiều hối...


8

Có thể chia các nghiên cứu đã có liên quan tới đề tài nghiên cứu thành các
nhóm: (1) Nhóm các nghiên cứu đề cập đến huy động nguồn lực tài chính nói
chung; (2) Nhóm các nghiên cứu chỉ tập trung vào một hoặc một vài kênh huy động
nguồn lực tài chính; (3) Nhóm các nghiên cứu đề tập đến huy động nguồn lực tài
chính thông qua hình thức hợp tác công tư PPP.

1.1. Các nghiên cứu đề cập đến huy động nguồn lực tài chính nói chung
Thời gian qua, việc khai thác và huy động các nguồn lực tài chính để phát
triển kinh tế xã hội là đề tài được nhiều học giả, nhà quản lý các cấp quan tâm.
Nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung đi sâu vào các công cụ, các kênh huy động
nguồn lực tài chính mà Nhà nước có thể sử dụng để huy động vốn cho nền kinh tế
như: các kênh huy động vốn qua ngân sách nhà nước, phát hành trái phiếu, huy động
vốn ODA, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, thu hút tiền gửi qua hệ thống ngân
hàng,… Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này lại nghiên cứu đến huy động nguồn
lực tài chính nói chung từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau. Ưu điểm của cách tiếp
cận này cho phép chúng ta có cách nhìn tổng quát về huy động nguồn vốn cho đầu tư
phát triển xã hội. Tuy nhiên, do đề cập tổng quát nên nó không có điều kiện đi sâu

vào phân tích các vấn đề, các góc độ khác nhau của từng kênh huy động, từng nguồn
lực tài chính khác nhau và nhất là tại các địa bàn đặc thù mang tính chất thí điểm, thử
nghiệm. Đặc biệt, các nghiên cứu này chưa làm rõ cơ cấu huy động nguồn lực tài
chính cho đầu tư và cơ cấu sở hữu (sở hữu công, sở hữu tư, hợp tác công tư) để đề ra
các cơ cấu huy động nguồn lực tài chính tối ưu cho chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong
suốt một chu kỳ hoặc vòng đờicủa các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội.
Trên cơ sở phân tích chung về huy động nguồn lực tài chính, các nghiên cứu
này đưa ra các giải pháp bao hàm nhiều mặt, liên quan nhiều kênh huy động, nhiều
nguồn lực tài chính khác nhau. Một số nhóm các giải pháp được đưa như sau:
- Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các
giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển; kênh huy động nguồn
lực tài chính từ ngân sách nhà nước, phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ.
- Việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, chống thất thoát và tham nhũng trong
các dự án cần tránh đầu tư dàn trải là giải pháp rất quan trọng.


9

- Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định về quản lý và sử dụng vốn
ODA; phân định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành trong quản lý nguồn vốn tài trợ
này. Vốn ngân sách nhà nước, vốn tài trợ quốc tế và các nguồn vốn khác cho vay
xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh viên nghèo vay vốn học tập,
cho các mục tiêu chính sách xã hội khác,... chủ yếu cần được tập trung qua hệ thống
Ngân hàng Chính sách xã hội để giải ngân cho các đối tượng theo quy định.
- Đẩy mạnh việc sắp xếp lại các DNNN, thúc đẩy thị trường chứng khoán
phát triển, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các công ty cổ phần niêm yết cổ
phiếu và huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
- Tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt để huy động khối lượng vốn rất lớn trong xã hội vào hệ thống
ngân hàng và tiết kiệm các khoản chi cho các hoạt động tiền mặt, góp phần hạn chế

tham nhũng, tiêu cực trong xã hội.
- Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước để
tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thông thoáng và lành mạnh cho các NHTM và
tổ chức tín dụng hoạt động cho phép huy động khối lượng vốn rất lớn và nâng cao
hiệu quả cho vay đầu tư.
- Tiếp tục đổi mới xây dựng và điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ. Đổi
mới các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước, như: điều hành thị trường mở, thị
trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, đổi mới thanh toán và mở rộng thanh toán điện
tử liên ngân hàng, các hoạt động có liên quan đến sự phát triển của thị trường vốn.

1.2. Các nghiên cứu về các kênh huy động nguồn lực tài chính
Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính tập trung
vào một hoặc một vài kênh huy động nguồn lực tài chính cụ thể như: kênh thu hút
tiền tiết kiệm tại ngânhàng, qua thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu, huy
động nguồn lực tài chính thông qua hình thức hợp tác công tư,… Ưu điểm của các
nghiên cứu này là tập trung vào một kênh huy động nguồn lực tài chính cụ thể để có
thể phân tích sâu về các khía cạnh cụ thể, kỹ thuật của kênh huy động đó. Tuy
nhiên, các nghiêncứu chỉ tập trung vào một kênh huy động cụ thể, bỏ qua những
kênh huy động quan trọng khác.


10

Có khá nhiều các nghiên cứu nước ngoài theo hướng này, trong đó có thể kể
đến, chẳng hạn như tác giả Ang James (2010), nghiên cứu về kinh nghiệm huy động
nguồn lực tài chính qua kênh tiết kiệm ở Malaysia và mối liên hệ của nó với sự phát
triển và tự do hóa tài chính, từ đó rút ra các bài học về huy động vốn. Tác giả đã sử
dụng lý thuyết vòng đời để ước lượng hàm tiết kiệm trên cơ sở đưa vào các biến số
thể chế của nền kinh tế Malaysia, tập trung vào vai trò của các yếu tố tài chính. Các
kết quả cho thấy độ sâu tài chính, mạng lưới và mật độ ngân hàng có xu hướng thúc

đẩy tiết kiệm. Tự do, hóa tài chính và sự phát triển của thị trường bảo hiểm cũng hỗ
trợ huy động tiết kiệm ở Malaysia [76].
Erinc Yeldan (2005) tập trung đánh giá về kênh huy động nguồn lực tài chính
thông qua quá trình tư nhân hóaở Thổ Nhĩ Kỳ trong các ngành công nghiệp chủ chốt.
Quá trình tư nhân hóa ởThổ Nhĩ Kỹ bắt đầu từ giữa những năm 1980 theo đường lối
“đồng thuận Washington” và cách thứcchủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ là giảm đầu tư nhà
nước vào các doanh nghiệp nhà nước cần tư nhân hóa. Bằng cách đó, nhà nước buộc
các doanh nghiệp nàylàm ăn kém hiệu quả và phải bán rẻ cho các nhà đầu tư tư nhân
nước ngoàichứ không phải các nhà đầu tư trong nước[75].
a. Huy động nguồn lực tài chính tập trung vào ngân sách nhà nước
Nguyễn Thanh Nuôi (1996), nghiên cứu huy động vốn tín dụng nhà nước để
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế nhưng với phạm vi nghiên cứu và tầm giải quyết
vấn đề ở tầm quốc gia. Ngô Thị Năm (2002), đề cập đến huy động vốn đầu tư phát
triển hạ tầng kinh tế xã hội nói chung bao gồm: hạ tầng công, nông nghiệp, giao
thông,… và nghiên cứu trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội. Phan Tú Lan
(2002) nghiên cứu về huy động và quản lý vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô
thị cả nước, lấy ví dụ địa bàn thành phố Hà Nội [5, tr.2].
Chương trình cấp nhà nước KX-02, Võ Trí Thành (2006), Chiến lược huy
động và sử dụng vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, nghiên cứu
thực trạng tiết kiệm, đầu tư và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, giai
đoạn 1986-2005 thông qua các nhân tố: ổn định kinh tế vĩ mô, hệ thống tín dụng
ngân hàng, thị trường vốn, chính sách thương mại, đầu tư nhà nước và doanh


11

nghiệp nhà nước, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA), nguồn vốn con người. Công trình cũng đã dự báo nhu cầu
vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 bằng một số mô hình định lượng trên cơ sở các
kịch bản khác nhau [17, tr.2].

Đỗ Xuân Hải (2004), nghiên cứu về thực trạng vận động và sử dụng vốn
ODA cùng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để thu hút vốn ODA cho đầu tư phát
triển trong giai đoạn 1993-2003. Trần Tùng Lâm (2007), nghiên cứu về tình hình
huy động và sử dụng vốn của NSNN, của doanh nghiệp nhà nước, FDI và ODA tác
động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ 1996 đến 2005. Phạm Phan
Dũng (2008), nghiên cứu các hình thức huy động của Quỹ đầu tư phát triển địa
phương ở Việt Nam thông qua vay trong nước, vay ODA, sử dụng và huy động một
số nguồn vốn nhàn rỗi, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ [17, tr.3].
Phạm Văn Liên (2004), nghiên cứu về giải pháp huy động và sử dụng vốn
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, phạm vi nghiên
cứu trong cả nước và mức độ giải quyết vấn đề ở tầm quốc gia nhưng luận án mới
dừng lại ở việc nghiên cứu huy động vốn từ ngân sách nhà nước cho đường giao
thông. Nguyễn Lương Thành (2006), nghiên cứu kết quả huy động vốn đầu tư cho
mạng lưới giao thông, hệ thống cấp điện, hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, hệ thống
thủy lợi, bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tập trung, cụm
công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
1997-2005 [17, tr3-4]. Bùi Văn Khánh (2010), nghiên cứu về huy động nguồn lực
tài chính để xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Hòa Bình, tác giả đã đi sâu
nghiên cứu về vốn cho hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên
đây là địa bàn tỉnh miền núi có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khó khăn, nhận
trợ cấp từ ngân sách trung ương và không có điểm tương đồng, nhiều lợi thế so sánh
như thành phố Móng Cái.
Hồ Hữu Tiến (2010), nghiên cứu một số giải pháp huy động vốn tín dụng
phục vụ phát triển KTXH thành phố Đà Nẵng, tác giả đã nghiên cứu quá trình huy
động vốn tín dụng được thực hiện bởi chính quyền thành phố Đà Nẵng (vay nợ,
phát hành trái phiếu chính quyền địa phương…) và các tổ chức tín dụng (ngân hàng


12


và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: quỹ đầu tư, công ty cho thuê tài chính, công
ty tài chính) trên địa bàn, giải quyết vấn đề “đầu vào” của vốn tín dụng góp phần
đáp ứng nhu cầu vốn cho mục tiêu phát triển.
Nguyễn Hữu Dũng (2011), nghiên cứu về vốn đầu tư cho phát triển các khu
kinh tế cửa khẩu biên giới ở các tỉnh miền Trung, tác giả đã nghiên cứu về vốn tín
dụng nói chung và vốn ngân hàng nói riêng đối với các doanh nghiệp trong Khu kinh
tế cửa khẩu biên giới và vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tác giả đã phân tích các
nguồn vốn, nhu cầu vốn và nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo vốn, đưa ra một số hình
thức huy động vốn để đầu tư Khu kinh tế cửa khẩu biên giới ở miền Trung Việt Nam.
Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý và tính chất vùng miền, các Khu kinh tế cửa
khẩu tại địa bàn miền Trung chủ yếu là tiếp giáp với 2 nước Lào và Campuchia có
điều kiện phát triển kinh tế xã hội, dân số, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô,…
có sự khác biệt rất lớn so với Móng Cái, địa bàn tiếp giáp với Trung Quốc (quốc gia
có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và thị trường tiêu thụ hơn 1,5 tỷ dân).
Nguyễn Bá Ân (2012), “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện
đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 20112020” đã phân tích rõ thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng của Việt Nam đến năm
2010, đề xuất phương hướng phát triển hệ thống hạ tầng giai đoạn 2011-2020 và
các giải pháp, cơ chế chính sách tổ chức thực hiện. Một trong những điểm mới,
mang tính đột phá trong phát triển hạ tầng được đề cập đến trong nội dung cuốn
sách là đổi mới tư duy đầu tư phát triển hạ tầng, xác định rõ vai trò của nhà nước
trong đầu tư phát triển hạ tầng. Nhà nước phải chuyển hướng đầu tư từ đầu tư trực
tiếp bằng các dự án cụ thể sang tạo môi trường, chia sẻ rủi ro với khu vực tư nhân
trong xây dựng hạ tầng. Đổi mới cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư công,
kết hợp vai trò của Nhà nước và thị trường trong phân bổ sử dụng nguồn lực. Nhà
nước chỉ tập trung đầu tư vào công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, đầu tư để
tăng tính thương mại cho hệ thống hạ tầng, đầu tư vào các công trình mà các nhà
đầu tư ngoài nhà nước không làm. Phải tạo ra thị trường đầu tư phát triển hệ thống
hạ tầng dể thu hút nhà đầu tư ngoài nhà nước vào đầu tư phát triển để nhà nước và
nhân dân cùng chia sẻ lợi ích, rủi ro.



13

Nguồn lực tài chính từ đất đai: Bên cạnh nguồn lực tài chính khác thì việc
khai thác các khoản thu từ đất, tài sản nhà nước, hạ tầng giao thông,... đã trở thành
một nguồn thu quan trọng cho nhiều địa phương trong việc đầu tư phát triển hạ tầng
kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai chưa thực sự
mang lại hiệu quả, thời gian các cơ quan của chính phủ, chủ trì là Bộ Tài chính đã tổ
chức nhiều hội thảo khoa học với chủ đề về "khai thác nguồn lực tài chính từ đất
đai, tài sản nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội" để các nhà nghiên cứu tham gia.
Nội dung này đã nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả và nhà nghiên cứu có uy
tín tham gia đóng góp đối với huy động nguồn lực tài chính từ đất đai. Vũ Sỹ
Cường (2012) đã đưa ra cách nhìn tổng quan về thu từ đất đai với ngân sách địa
phương, chỉ ra một số bất cập trong chính sách tài chính về đất đai và đề xuất một vài
gợi ý về thay đổi cơ chế, chính sách quản lý đất đai và chính sách tài chính đất đai
nhằm cải thiện nguồn ngân sách địa phương từ đất đai bền vững và dài hạn; Lê
Quang Thuận (2012) đưa gia một số kinh nghiệm của nước ngoài (Đài Loan, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Pháp..) về điều tiết thu nhập, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách
bằng việc đánh thuế đối với nhà đất, bất động sản; họ cũng cho rằng các khoản thu
với đất đai và bất động sản có thể gây ra những tác động tiêu cực tới tiết kiệm (nguồn
lực đầu tư ngoài ngân sách) [69].
Đặng Hùng Võ (2012), trong bài viết một số kinh nghiệm từ thực tế về huy
động nguồn lực tài chính từ đất đai để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thông qua cơ
chế đổi đất lấy hạ tầng đã đánh giá: “cơ chế này có nhiều ưu điểm và phù hợp đối
với các nước còn nghèo, thiếu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng”. Trong giai đoạn
1998-2012, các địa phương trong cả nước đã khai hiệu quả nguồn lực này để đầu tư
cho hạ tầng. Qua thời gian thực hiện cơ chế này mặc dù nảy sinh cả yếu tố tiêu cực
và tích cực, nhưng khẳng định đây chính là một cách vốn hóa đất đai hiệu quả để
phục vụ cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Một số nghiên cứu có đánh giá về những tác động đến huy động nguồn lực

tài chính. Theo tổ chức tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị (PERC – trụ sở tại Hồng
Kông), các tiêu chí đánh giá những tác động đến hoạt động của nhà đầu tư nước
ngoài như tình hình: ổn định chính trị - xã hội; các thể chế của nhà nước; nguồn


14

nhân lực; các yếu tố tự nhiên, các diễn biến từ bên ngoài và những tác động khác
như nguồn lực vật chất cũng có tác động đáng kể đến việc thu hút nguồn vốn FDI.
George E. Peterson, Giải phóng giá trị đất đai để cung cấp tài chính cho cơ
sở hạ tầng đô thị, Ngân hàng Thế giới, Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng công - tư
PPIAF, Hà Nội, 2010 [69].
b. Huy động nguồn lực thông qua hình thức Hợp tác công tư – PPP
Về kênh huy động nguồn lực tài chính qua hợp tác công tư, một nghiên cứu
tổng kết của ADB được xuất bản trong cuốn sách “Mối quan hệ đối tác Nhà nước Tư nhân” (ADB, 2008). Cuốn sách cung cấp tổng quan về vai trò, thiết kế, cấu trúc
và việc thực hiện mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân với tư cách là kênh
huy động nguồn lực tài chính trong phát triển cơ sở hạ tầng với nhiều ví dụ, các
hình thức hợp đồng quản lý, các hợp đồng dịch vụ, nhượng quyền, thỏa thuận kinh
doanh, lựa chọn cấu trúc, các nhiệm vụ chính liên quan đến thiết kế và chuẩn bị dự
án hợp tác công tư.
Nghiên cứu của hai tác giả Shari Turitz và David Winder (2003) về huy động
nguồn lực tài chính tư nhân cho đầu tư công ở Brazil, Ecuador và Mexicothông qua
các tổ chức quỹ phi chính phủ nhằm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư
nhân cho đầu tư công. Đây là một hìnhthức huy động vốn khá phát triển ở khu vực
Mỹ La Tinh. Các tác giả phân tích các ưu điểm, hạn chế của hình thức huy động
nguồn lực tài chính qua các quỹ này. Giải pháp đểtăng cường huy động vốn quahình
thức này là phải có khung pháp lý chohoạt động của nó, phải đảm bảo được sự minh
bạch thông tin trong huy động và sử dụng nguồn tài chính huy động được. Các tổ
chức phải tự chứng tỏ nănglực quản lý, điều hành và giảm chi phí hoạt động của
chúng để đảm bảo cácnguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả nhất [78].

Huỳnh Thị Huyền Như (2011), nghiên cứu về hình thức hợp tác công - tư
(PPP) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. Đây là một đề tài
nghiên cứu mới về huy động nguồn lực tài chính thông qua hình thức PPP, trong bối
cảnh chưa có nghiên cứu PPP nào được thực hiện và thị trường PPP ở Việt Nam
chưa ra đời. Tác giả đã nghiên cứu các mô hình thực nghiệm về PPP trên thế giới
(bao gồm các nước phát triển và đang phát triển) để tìm hiểu cách thức PPP vận


15

hành và các nhân tố thành công/rào cản của các hình thức này trong lĩnh vực đường
bộ. Từ đó lựa chọn mô hình áp dụng nghiên cứu trong điều kiện của Việt Nam. Tác
giả cũng đã nghiên cứu mức độ sẵn lòng đầu tư vào của khu vực tư nhân đối với
lĩnh vực hạ tầng giao thông của Việt Nam, cách thức để PPP khởi động và hoạt
động thành công để thu hút vốn đầu tư phát triển ngành đường bộ Việt Nam.
Đặng Thị Hà (2013), nghiên cứu về huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách
nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, tác giả đã hệ
thống hóa và nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn
đầu tư ngoài ngân sách nhà nước nói chung và theo hình thức PPP nói riêng để thực
hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam. Nghiên cứu quá trình xây
dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho huy động vốn ngoài ngân sách ở Việt Nam; tập
trung nghiên cứu thực tế tại một số dự án trong lĩnh vực giao thông đường bộ; đề
xuất một số cơ chế đặc thù riêng cho chủ đầu tư để triển khai các dự án nhằm huy
động nguồn lực tài chính để triển khai dự án.
Phan Thị Bích Nguyệt (2013), PPP-Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông đôthị tại thành phố Hồ Chí Minh; đã nghiên cứu và đề xuất
với kỳ vọng nâng cao tính khả thi và hiệu quả cho các dự án theo mô hình PPP tại
Việt Nam gồm: hoàn thiện hành lang pháp lý, phân bổ rủi ro hợp lý, lựa chọn dự án
tiến hành PPP, tiến hành PPP theo chuẩn mực quốc tế và phân tích lợi ích, chi phí
để thẩm định tính khả thi của dự án. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt,

có nguồn thu ngân sách đứng đầu cả nước, và được áp dụng các cơ chế đặc biệt nên
có đầy đủ các điều kiện để triển khai các dự án theo hình thức công tư.
c. Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân
Bên cạnh các nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực nhà
nước, hợp tác công tư PPP, một số nghiên cứu đã tập trung vào huy động nguồn lực
tài chính từ khu vực tư nhân, các nghiên cứu này đã nghiên cứu bao quát nhiều kênh
huy động vốn khác nhau, với một số hướng nghiên cứu như: (1) Nghiên cứu huy
động nguồn lực tài chính tư nhân cho một mục tiêu cụ thể nào đó, chẳng hạn như


16

phát triển giáo dục, y tế,... ; (2) Nghiên cứu tổng thể các kênh huy động nguồn lực
tài chính từ khu vực tài chính tư nhân cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội [63].
Hướng tiếp cận thứ nhất đi vào các hình thức huy động nguồn lực tài chính
cụ thể, phục vụ cho các mục tiêu cụ thể như huy động nguồn lực tài chính tư nhân
cho giáo dục, y tế hay huy động nguồn lực tài chính tư nhân vào thị trường trái
phiếu, huy động nguồn lực tài chính tư nhân vào hệ thống ngân hàng,... Đối với
cách tiếp cận này, các tác giả đã tổng kết, phân tích những hình thức, mô hình huy
động nguồn lực tài chính hiện có của các doanh nghiệp, những chủ thể kinh tế cụ
thể trong lĩnh vực kinh tế tư nhân ở nước ta. Nghiên cứu các vấn đề về thị trường
vốn, hình thức, tổ chức trung gian tài chính có liên quan đến huy động nguồn lực tài
chính và những giải pháp vi mô để đảm bảo cho các chủ thể này huy động vốn có
hiệu quả. Cách tiếp cận này cho phép nghiên cứu sâu vào từng vấn đề cụ thể nhưng
nó không cho ta cái nhìn tổng quát về huy động nhất là khi chủ thể huy động là
chính quyền địa phương. Một số tác giả đã nghiên cứu trong lĩnh vực này như:
Phạm Gia Trí (2006), Nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ
tầng ở Việt Nam; Lê Quốc Lý (2007), xã hội hóa nguồn lực tài chính cho đầu tư
phát triển [63, tr.25]; Hà Thị Sáu (2002), nghiên cứu thực trạng huy động vốn trong
dân cư để thực hiện CNH, HĐH đất nước; tác giả đã nghiên cứu thực trạng huy

động vốn thông qua các kênh NSNN, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, Sở
giao dịch chứng khoán, các công ty, các hình thức bảo hiểm và qua các hình thức
khác giai đoạn 1996-2001 [17, tr.3].
Hướng tiếp cận thứ hai, nghiên cứu tổng thể các kênh huy động nguồn lực tài
chính từ khu vực tài chính tư nhân cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nhóm
nghiên cứu này đã chỉ ra vai trò và tiềm năng nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế
tư nhân cũng như phân tích và chỉ ra một số nhóm giải pháp huy động nguồn lực tài
chính này. Tuy nhiên, cách tiếp cận củacác nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi
rộng, nhưng chưa mang tính hệ thống và đầy đủ về huy động nguồn lực tài chính từ
khu vực tư nhân, chưa làm rõ được giải pháp phù hợp để thúc đẩy huy động nguồn
lực tài chính từ khu vực tư nhân, nhất là tại các địa phương biên giới, có tính đặc


17

thù riêng; các giải pháp đưa ra chưa đồng bộ, chưa gắn với tiềm năng, đặc điểm của
nguồn lực tài chính tư nhân cũng như một số vùng lãnh thổ đặc thù như thành phố
Móng Cái; một số nghiên cứu trong nhóm này như: Nguyễn Công Thắng (2011), đa
dạng hóa các nguồn lực vốn đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh; Trần Thị Tố Linh
(2013), Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã
hội ở Việt Nam.

1.3. Kinh nghiệm một số quốc gia và địa phương trong nước về huy động
nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội và các bài học rút ra
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong huy động nguồn lực tài
chính cho đầu tư phát triển hạ tầng.
Kinh nghiệm của Nhật Bản: Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu
quả nguồn lực tài chính trong nước; xây dựng chính sách tạo điều kiện và khuyến
khích thành phần tư nhân tham gia các dự án [18].
Nhằm huy động nguồn vốn trong nước cho phát triển hạ tầng, chính phủ

Nhật Bản đã thực hiện đa dạng hoá nguồn tài chính từ trung ương đến địa phương
và thông qua các tổng công ty phát triển công trình công cộng. Chính phủ Nhật Bản
đưa ra một số biện pháp như: (a) phát hành công trái ở cả trung ương và địa
phương; (b) lập các tổng công ty thu phí người sử dụng và phát hành các loại trái
phiếu liên kết; và (c) xây dựng một số tài khoản riêng cho các dự án trọng tâm được
đầu tư bằng nguồn thu từ người sử dụng và thông qua các loại thuế riêng. Đối với
những dự án rất lớn, chính phủ đã có chính sách tạo điều kiện và khuyến khích để
thành phần tư nhân tham gia. Ngoài ra, Nhật Bản còn áp dụng hình thức thu mua
những khoảnh đất lân cận các dự án lớn để quy hoạch rồi bán lại cho người sử dụng
với mức giá chênh lệch thích hợp nhằm tăng thêm nguồn thu cho đầu tư hạ tầng.
Việc đa dạng hoá nguồn tài chính đã giúp cho chính phủ Nhật Bản phát triển hệ
thống hạ tầng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao trong suốt các thập
niên từ 50 đến 80. Bảng 1.1 dưới đây đưa ra cơ chế đa dạng hoá nguồn tài chính đầu
tư hạ tầng từ trung ương đến địa phương của Nhật Bản có liên hệ so sánh với tình


18

hình cụ thể của Việt Nam đã cho thấy nguồn vốn cho phát triển hạ tầng ở Việt Nam
vẫn còn rất hạn chế.
Bảng1.1:So sánh nguồn tài chính cho đầu tư hạ tầng giữaNhật Bản
và Việt Nam [64]
Nguồn tài chính

Cấp

Trung ương

Nhật Bản


Việt Nam

Tàikhoản chung



Tàikhoản riêng

Còn hạn chế

Côngtrái

Có, nhưng chưa phổ
biến cho
Tưnhân

Chươngtrìnhvốnvayvàđầutưtàichính
Chưa có
(FILP)

Địa phương &tổ
chức tài chính tư
nhânhoặcnhà nước

Cổphiếu nhànước

Chưa có

Trungương




Tráiphiếu địa phương thông
quaChươngtrình FILP

Hiện có 2 dựán thí
điểm cho
GT đô
thịHàNộivàTP.HCM

Thuếđịaphương, khoản thuếriêng

Chưa có, thường được
đầu tư
trựctiếp từNSNN

Tàikhoản chung

Tổng công ty phát
triển đường
caotốcViệt Nam
(VEC)

Tổng công ty
pháttriểncôngtrìnhcông Tráiphiếu liên kết
cộng
Chươngtrình FILP
Trái phiếu và vốn vay từ các tổ
chứctàichính tưnhân


Chưa có
Chưa có
chưa có

Nguồn: trang web, truy cập ngày 20/9/2010

Các phương thức huy động nguồn vốn của chính phủ Nhật Bản là:
Thành lập các tài khoản riêng: Chính phủ Nhật Bản thành lập một số tài
khoản riêng cho phát triển cơ sở hạ tầng từ thập niên 50, như là tài khoản riêng cho


19

nâng cấp đường bộ vào năm 1958 và cho nâng cấp cảng đường thuỷ vào năm 1961.
Những tài khoản riêng này này đã có hiệu quả trong việc trợ giúp chính phủ xác lập lệ
phí và các nguồn thuế riêng cho người sử dụng. Nguồn thu thuế này đã đóng vai trò
quan trọng trong đầu tư xây dựng và bảo trì các công trình hạ tầng của Nhật Bản.
Chương trình vốn vay và đầu tư tài chính: Chương trình vốn vay và đầu tư
tài chính là một phương sách quan trọng trong việc huy động nguồn vốn để đầu tư
phát triển KCHT của Nhật Bản. Chương trình huy động nguồn vốn từ quỹ tiết kiệm
bưu điện và bảo hiểm xã hội rồi chuyển lại cho các tổng công ty hoặc các nhà đầu tư
tư nhân dưới hình thức cho vay có lãi suất. Bằng hình thức này, Chính phủ Nhật Bản
có khả năng kích thích đầu tư KCHT mà không cần trực tiếp tăng thuế và tạo điều
kiện cho tư nhân mở rộng nguồn vốn đầu tư thông qua các tổ chức tài chính nhà
nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số tồn tại đã nảy sinh, như: không tạo
ra sự cạnh tranh công bằng cho thành phần tư nhân khi tham gia, thất thoát vốn vào
các khoản vay không có khả năng hoàn trả, hoạt động chưa hiệu quả, và quy mô của
hệ thống tài chính nhà nước quá lớn.
Bảng 1.2: Quá trình thành phần tư nhân tham gia xây dựng và vận hành
hệ thốnghạ tầng của Nhật Bản

Hình thức
Tư nhân hoá

Liêndoanhnhànước tư nhân
Giao quyền tài
chính cho tư nhân

Năm

KCHT và Dịch vụ

1987

Hệthốngđườngsắt

2004

SânbayquốctếNarita

2005

Mạnglướiđườngbộ(baogồmcảđườngcaotốc)

1985

SânbayquốctếKansai

1986

ĐườngcaotốcquaVịnhTokyo


1998

SânbayquốctếmiềntrungNhậtBản(Nagoya)

2000

GahànghoácảngbiểnHibiki

2005

GahànhkháchsânbayHaneda

2005

GahànghoásânbayHaneda

Nguồn: trang web, truy cập ngày 20/9/2010


20

Thành lập các tổng công ty phát triển công trình công cộng: Để giảm gánh
nặng lên NSNN, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập các tổng công ty phát triển công
trình công cộng có thể thực hiện phát hành trái phiếu và vay vốn từ thành phần tư
nhân để đầu tư vào hạ tầng. Các tổng công ty có thể vay vốn từ nhà nước và hoàn
trả lại với lãi suất nhất định, hoặc trong trường hợp cần thiết các tổng công ty này sẽ
nhận hỗ trợ về tài chính và vốn vay dưới các hình thức ưu đãi. Công trình được lựa
chọn đầu tư là các công trình có khả năng sinh lợi như đường thu phí. Bằng phương
thức này, chính phủ đã tạo động cơ để các tổng công ty thực hiện sử dụng nguồn

vốn có hiệu quả và sinh lời.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc, xác định vai trò chủ đạo của Chính phủ trong
việc đầu tư kết cấu hạ tầng; xây dựng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, điển hình là đầu tư và
khai thác các công trình ngầm dưới lòng đất và được phép thu phí để thu hồi vốn
đầu tư và có lợi nhuận theo các hợp đồng được ký kết với Chính phủ; phát triển thị
trường trái phiếu để huy động nguồn vốn [68].
Hàn Quốc đã tiến những bước quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của
khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng.Kể từ đầu những năm 1990, Hàn Quốc ban
hành Luật Khuyến khích đầu tư tư nhân, Luật Đầu tư tư nhân nhằm khuyến khích
sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng, chủ yếu là các dự án đầu tư mới trong
lĩnh vực giao thông. Mục đích chính của Luật mới là khuyến khích mạnh mẽ hơn sự
tham gia của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực hạ tầng(điện, ga, giao thông, sân
bay, bến cảng, viễn thông, cấp và thoát nước,...) thông qua các biện pháp khuyến
khích về thuế và những khuyến khích khác cho nhà đầu tư tư nhân, cũng như cải
tiến quá trình lựa chọn nhà đầu tư. Luật cũng đưa ra những biện pháp khuyến khích
đối với các nhà đầu tư nước ngoài như: (1) miễn 10% thuế giá trị gia tăng đối với
các công trình đã hoàn thành; (2) bảo lãnh lên tới 90% doanh thu hoạt động; (3)
thưởng cho những dự án hoàn thành sớm và cho phép thu lợi nhuận vượt mức khi
nhà đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng; (4) bù đắp các khoản lỗ do những thay đổi về
tỷ giá hối đoái; (5) chấp nhận các phương thức xây dựng đa dạng BOT, BTO,…;


21

Kết quả là đến nay, khu vực tư nhân, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia
vào hầu hết các lĩnh vực hạ tầng của Hàn Quốc.Chính phủ Hàn Quốc đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển KCHT của đất nước, thông qua việc
ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển KCHT phù hợp với
tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.

Phát triển thị trường trái phiếu: Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt chính sách
nhằm phát triển thị trường trái phiếu, trong đó nổi bật là hệ thống bảo lãnh trái
phiếu doanh nghiệp. Kể từ sau khủng hoảng tài chính 1997, chính phủ Hàn Quốc đã
tăng cường phát hành trái phiếu để huy động nguồn lực tài chính nhằm bù đắp thâm
hụt ngân sách và khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng. Hàng loạt biện pháp được
thực hiện để đơn giản hóa trái phiếu chính phủ như giảm bớt số loại trái phiếu,
thống nhất tên chung cho các trái phiếu chính phủ. Hệ thống đấu giá trái phiếu điện
tử được xây dựng. Để tạo điều kiện phát triển thị trường, Hàn Quốc đã thành lập các
tổ chức định mức tín nhiệm và nâng cao các tiêu chuẩn định mức. Nhờ đó mà thông
tin về các trái phiếu minh bạch hơn, nhà đầu tư hiểu rõ hơn giá trị từng trái phiếu.
Trái phiếu chính phủ Hàn Quốc ngày càng trở thành công cụ huy động nguồn lực tài
chính quan trọng trên thị trường. Kinh nghiệm của Hàn Quốc là phải đơn giản hóa,
minh bạch hóa thị trường. Giảm can thiệp của nhà nước vào thị trường mà phải căn
cứ vào quan hệ cung cầu, sử dụng đấu giá thay vì bắt buộc mua trái phiếu.
Kinh nghiệm của Indonesia, cải thiện khung chính sách, pháp lý và thể chế
nhằm thu hút sự tham gia sâu rộng hơn của các nhà đầu tư vào phát triển hạ tầng.
Từ năm 2005, Indonesia thiết lập một khung khổ hợp tác giữa Nhà nước và
tư nhân (PPP) để kích thích đầu tư của Nhà nước cũng như khuyến khích đầu tư của
khu vực tư nhân cho các dự án hạ tầng. Sau đó một loạt cải cách khác đã được thực
hiện như: thông qua khung khổ quản lý rủi ro; sửa đổi các quy định về thu hồi đất;
sửa đổi các luật quan trọng về giao thông, với các điều khoản cho phép sự tham gia
sâu rộng hơn của khu vực tư nhân; thành lập các cơ quan quản lý chuyên ngành đối
với các lĩnh vực đường bộ có thu phí, cấp nước và viễn thông. Chính phủ cũng ban
hành các quy định cho phép thu phí trong các lĩnh vực then chốt và cắt giảm mạnh


22

trợ cấp dầu mỏ. Inđônêsia đã xây dựng một chương trình nghị sự cải cách trung hạn
tập trung vào những cải cách liên ngành và chuyên ngành nhằm đẩy mạnh phát triển

KCHT, cụ thể:
Cải thiện các khung khổ chính sách, pháp lý và thể chế nhằm thu hút sự tham
gia sâu rộng hơn của các nhà đầu tư vào phát triển hạ tầng dựa trên các quy tắc quản
trị tốt; Thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc quản lý rủi ro; Đẩy mạnh huy động các
nguồn tài chính dài hạn trong nước cho phát triển hạ tầng thông qua các dự án có sự
hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân; Thiết lập một khung khổ quản lý cấp
vùng hợp lý với việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Chính quyền quốc gia và
các chính quyền địa phương liênquan đến việc cung cấp các công trình hạ tầng.
Trong giai đoạn 2005-2009, Inđônêsia đầu tư khoảng 72 tỷ USD để xây thêm
93.700 km đường bộ, sản xuất thêm 21.900 MW điện, lắp đặt mới 11 triệu máy điện
thoại cố định, mở rộng thêm 18,7 triệu thuê bao điện thoại di động, cung cấp nước
sạch cho 30,5 triệu người, cải thiện vệ sinh cho 46,9 triệu người. Nếu tính cả đầu tư
cho các lĩnh vực hạ tầng khác thì tổng vốn đầu tư còn lớn hơn nhiều. Trong khi đó,
ngân sách nhà nước chỉ có thể trang trải được 40,8 tỷ USD, còn lại hơn 30 tỷ USD
phải huy động từ khu vực tư nhân và các nguồn vốn khác.
Với những khoản đầu tư lớn, Chính phủ Inđônêsia cho rằng hạ tầng tiếp tục
đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước này.Hệ thống
hạ tầng được đầu tư tốt sẽ tạo cơ hội việc làm trong chính các lĩnh vực hạ tầng, hạ
thấp chi phí sản xuất - kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra
các trung tâm kinh tế mới, qua đó mở rộng cơ hội việc làm, cải thiện chất lượng cuộc
sống, thúc đẩy thương mại quốc tế,… Sự phát triển hạ tầng đã góp phần quan trọng
để Inđônêsia có thể đạt được một số mục tiêu phát triển khá ấn tượng năm 2009:
GDP tăng 7,6%; lạm phát được duy trì ở mức 3%; đầu tư tăng 12,8%; thu nhập bình
quân đầu người đạt 10.000 Rupiah, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5,1%.
Kinh nghiệm của Singapore, chú trọng thúc đẩy tư nhân hóa trong việc xây
dựng kết cấu hạ tầng.


23


Chính quyền Singapore rất chú trọng việc thúc đẩy tư nhân hóa trong xây
dựng hạ tầng nhằm phân tán rủi ro đến các bên tham gia có khả năng và được trang
bị tốt hơn để giải quyết những rủi ro đó. Quan sát nhu cầu phát triển hạ tầng phục
vụ phát triển kinh tế, xã hội tại những nước đang phát triển, chính phủ Singapore đã
sớm nhận ra rằng đòi hỏi về tài chính để xây dựng KCHT hoàn thiện và bền vững
vượt quá khả năng ngân sách quốc gia, đó là chưa tính đến những mục tiêu và ưu
tiên chính trị; đồng thời, nếu cố để đầu tư cho KCHT từ ngân sách nhà nước thì sẽ
làm chệch hướng những nguồn lực khan hiếm khỏi ưu tiên quan trọng khác như
giáo dục, y tế.
Tạo thuận lợi cho các đối tượng đầu tư tư nhân hoạt động thông qua phát triển
rất nhiều sản phẩm đầu tư, từ những công cụ thông thường như ký quỹ ngân hàng,
niêm yết chứng khoán hoặc cổ phần đến các hình thức phát triển hơn như các quỹ
phòng hộ hay vốn cổ phần. Giữa năm 2006, Macquarie đã khai trương quỹ kết cấu hạ
tầng ở Singapore, đây là lần đầu tiên hình thức quỹ như vậy được thiết lập tại châu Á
và quỹ đã hoạt động rất thành công. Chính phủ đã xây dựng nhiều kế hoạch thiết lập
nền tảng công nghệ mũi nhọn nhằm khai thác, tận dụng và phát huy thành thế hệ
công nghệ tiếp theo phục vụ công cuộc phát triển. Chính phủ đã nỗ lực xúc tiến các
hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ; trong đó hạ
tầng công nghệ thông tin là một trong những mũi nhọn được phát triển thành công.
Singapore đã thoát khỏi nền công nghiệp chế tạo giá trị gia tăng thấp và nhu cầu
toàn cầu đòi hỏi nước này cải thiện khả năng tiếp cận thông tin của mình. Luật chơi
mới của cuộc chơi kinh tế toàn cầu đã chuyển sang thước đo bằng chất lượng tiếp cận
thông tin. Vận dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và vươn lên
xây dựng năng lực cạnh tranh quốc gia là mục tiêu quan trọng trong phát triển hệ thông
công nghệ thông tin bền vững tại đất nước này.
Bên cạnh đó, những chiến lược phát triển hạ tầng khác đã được áp dụng đó là
liên tục tìm kiếm các phân ngạch thị trường trong nền kinh tế toàn cầu và tăng cường
các kế hoạch phát triển các khu, cụm kinh tế. Singapore đã biến kinh nghiệm phát
triển hạ tầng của mình thành một lĩnh vực kinh doanh thành công và sinh lợi qua



24

xuất khẩu kinh nghiệm và kiến thức quy hoạch và xây dựng hạ tầng bền vững phục
vụ phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng sang các nước làng giềng.
Kinh nghiệm của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc): phát triển thị
trường chứng khoán và thị trường trái phiếu[67]. Sự tăng trưởng nhanh chóng của
Thượng Hải trong ba thập niên vừa qua đòi hỏi phải có sự phát triển mạnh về cơ sở
hạ tầng và các dịch vụ mà những nguồn thu thông thường không đủ để tài trợ.
Nguồn thu ngân sách của Thượng Hải đủ để chi trả cho các khoản chi hoạt động
thường xuyên, các dự án đặc biệt, và các hoạt động đầu tư trên quy mô nhỏ, nhưng
không đủ để đáp ứng những nhu cầu đầu tư dài hạn trên quy mô lớn. Do đó, Quốc
Vụ viện Trung Quốc đã áp dụng một số cơ chế, chính sách cho Thượng Hảiđể đáp
ứng các nhu cầu đầu tư.
Vay mượn từ các tổ chức tài chính quốc tế, hình thức tài trợ ngoài ngân sách
chủ yếu của Thượng Hải từ giữa những năm 1980 đến đầu những năm 1990 là vay
mượn từ các tổ chức tài chính quốc tế (IFIs). Các khoản vay này giúp bù đắp
khoảng 1,9 tỷ NDT mỗi năm cho đầu tư CSHT.
Cho thuê đất và hoán đổi đất, các khoản vay IFIs không đáp ứng đủ nhu cầu
đầu tư của Thượng Hải, cho nên chính quyền bắt đầu huy động tiền thông qua các
hợp đồng cho thuê đất dài hạn, chủ yếu ở khu trung tâm Thượng Hải từ giữa thập
niên 1990 đến năm 2000. Khoản thu từ cho thuê đất và hoán đổi đất ước lượng
chiếm từ 20% đến 30% thu ngân sách địa phương.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác hoạt động, từ năm 1990, Thượng
Hải được huy động nguồn vốn thông qua việc ký kết các hợp đồng chuyển nhượng
có điều tiết. Ví dụ, vào năm 1994, quyền khai thác hoạt động của hai chiếc cầu
Nanpu và Yangpu được bán cho Công ty tư nhân CITI Pacific, trong 20 năm.
Thị trường vốn,một phương tiện quan trọng khác để huy động vốn đầu tư là
thông qua thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Phương thức cơ bản là niêm yết các
công ty phát triển CSHT đạt tiêu chuẩn trên thị trường chứng khoán, rồi sử dụng

tiền huy động được qua các công ty này để phát triển CSHT mới. Ví dụ, công ty


25

Jiushi Thượng Hải phát hành trái phiếu trị giá 4 tỷ NDT để tài trợ cho hai dự án
đường sắt trên cao.
Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, phương thức hợp tác giữa nhà nước và tư
nhân (PPP) được áp dụng tại Thượng Hải từ cuối thập niên 1990, hầu hết những dự
án hạ tầng mà có thể tạo nguồn thu khổng lồ và có các ngoại tác tích cực mạnh
đều được xây dựng bằng phương thức PPP, chẳng hạn như đường cao tốc từ
Thượng Hải đi Giang Tô và đường xe điện ngầm ở Thượng Hải.Thông thường,
có ba bên tham gia các dự án này gồm: nhà đầu tư tư nhân, các công ty đầu tư
thuộc sở hữu nhà nước và chính quyền. Các nhà đầu tư tư nhân và các công ty
đầu tư của nhà nước đóng góp một lượng tiền mặt nhất định, và chính quyền
cung ứng đất đai làm vốn sở hữu, số thu được phân chia giữa ba cổ đông này.
Kinh nghiệm của Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc áp dụng cơ chế đặc thù cho Khu thí điểm khai phát trọng điểm Đông
Hưng (giáp với thành phố Móng Cái)
Áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù về tài chính và thuế: Chính quyền
tỉnh Quảng Tây có chính sách hỗ trợ đặc biệt từ ngân sách của tỉnh cho Khu thí
điểm khai phát trọng điểm Đông Hưng (Khu thí điểm) để đầu tư cơ sở hạ tầng. Mức
hỗ trợ dựa trên cơ sở số thu thuế gia tăng từ “4 thuế”: thuế doanh thu, thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị đất đai gia tăng (lấy năm 2011 là
năm cơ sở) của Khu thí điểm nộp cho tỉnh Quảng Tây được hỗ trợ trở lại để đầu tư
các dự án hạ tầng của Đông Hưng. Thời gian hỗ trợ trong 9 năm từ năm 20122020,ngoài ra:
- Tỉnh Quảng Tây căn cứ các nhân tố đặc thù của Đông Hưng để ưu tiên sắp
xếp, phân bổ trợ cấp chung và các loại trợ cấp đặc biệt khác từ ngân sách trung
ương để đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng gồm: đường sắt, đường bộ, cảng biển, cửa
khẩu và ổn định biên giới, sông biên giới, môi trường sinh thái; đồng thời, gia tăng

vốn trợ cấp hàng năm một cách thích hợp, hỗ trợ trọng điểm cho Đông Hưng.
- Từ năm 2012 đến năm 2020, lấy số thuế xây dựng bảo trì đô thị của Khu thí
điểm (gồm thành phố Phòng Thành Cảng và Đông Hưng) lấy năm 2011 là số cơ sở,


×