HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
----------------
BÀI TIỂU LUẬN
LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ
Chuyên đề:
Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư
Thực trạng và Giải pháp
Học viên : Phan Thị Hồng Hạnh
Lớp
: D
Khóa
: XI
Hà Nội ngày 03 tháng 06 năm 2011
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………..3
PHẦN 1: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ……………..4
1.1
Lịch sử ra đời phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý………………………………...4
1.2
Ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý……………………………………………...5
1.3
Hệ thống pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý…………………………………..7
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ………………………..9
2.1
Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư………………………………………………9
2.2
Thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý……………………………………………….10
PHẦN 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ…...12
3.1
Phương hướng phát triển của hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới……..12
3.2
Giải pháp phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý……………………………………12
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………… 15
Trang 2
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ ngày thành lập, Nhà nước ta đã xác định là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Điều đó phải được thể hiện thành hiện thực bằng việc đem lại hạnh phúc thật sự cho
mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thành phần thiệt thòi trong xã hội. Để làm được điều
này, quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của họ phải được tôn trọng và bảo vệ.
Chính vì nhu cầu bức thiết của đời sống xã hội về việc trợ giúp pháp ly cho người
nghèo, diện chính sách, người bị thiếu sót về thể chất, tinh thần, Nhà nước đã ban
hành Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản liên quan làm cơ sở và nền tảng cho các
hoạt động hỗ trợ pháp lý được thực thi trên thực thế.
Trang 3
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
PHẦN 1
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1.1
Lịch sử ra đời phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý
Hoạt động trợ giúp pháp lý có thể đã được manh nha từ rất lâu trong lịch sử
hình thành và phát triển đất nước; tuy nhiên, phải đến vài chục năm trở lại đây
vấn đề về trợ giúp pháp lý mới chính thức được đề cập trong các văn bản pháp
luật của Cơ quan Nhà nước.
Tại Công văn số 485/CV-VPTW ngày 31 tháng 5 năm 1995, Văn phòng Trung
ương Đảng đã khẳng định quyết tâm chính trị trong việc bảo đảm quyền được
tiếp cận với pháp luật của người nghèo và đối tượng chính sách, theo đó Ban
Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo Chính phủ “cần nghiên cứu lập hệ thống
dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm
việc theo pháp luật” . Sau đó Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 3, Khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho
các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng
dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí”.
Thuật ngữ “trợ giúp pháp lý” chỉ chính thức được khẳng định trong pháp luật
dưới Quyết định số 734/TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 6 tháng 9
năm 1997 quy định về việc thành lập hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý cho
người nghèo, đối tượng chính sách.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI, đã đánh dấu bước chuyển về chất, đưa hoạt
động trợ giúp pháp lý lên một tầm cao mới phù hợp với yêu cầu phát triển của
đất nước và xu thế thời đại thông qua việc Quốc hội ban hành Luật Trợ giúp
Trang 4
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
pháp lý có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2007. Theo quy định tại
Điều 3 của Luật thì “trợ giúp pháp lý được hiểu là việc cung cấp dịch vụ pháp
lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức
tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp
luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh
chấp và vi phạm pháp luật”.
1.2
Ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý
Hoạt động trợ giúp pháp lý là một trong những hoạt động có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong xã hội.
Thứ nhất, với mục tiêu là nâng cao hiểu biết pháp luật, tạo điều kiện cho các
thành phần xã hội yếu thế tiếp cận pháp luật, tạo ra cơ chế công bằng trong mỗi
công dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật, tổ chức và
hoạt động trợ giúp pháp lý góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền. Từ việc
nâng cao kiến thức pháp lý cho người dân, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp
lý sẽ góp phần mở rộng việc thực thi dân chủ ở cơ sở. Thông qua việc tuân thủ,
chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật, người dân sẽ có những hành vi ứng
xử hợp pháp. Chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” sẽ rất khó
được thực hiện nếu như người dân thiếu hiểu biết về kiến thức pháp lý.
Thứ hai, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý góp phần vào công cuộc cải
cách tư pháp, cải cách hành chính hiện nay. Trong thực tế vẫn còn một số cán
bộ công chức nhà nước chưa tuân thủ nghiêm Quy chế văn hóa công sở. Một
trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên là do sự phản ứng từ phía xã
hội đối với những hành vi vi phạm quá nhẹ. Và vì sao sự phản ứng của xã hội
đối với những hành vi vi phạm lại quá nhẹ? Một trong những nguyên nhân
quan trọng là do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Khi người dân
Trang 5
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
được nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật thì sẽ tránh được sự tùy tiện, lạm
quyền từ phía cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi nhiệm
vụ. Áp lực từ dư luận xã hội sẽ góp phần nâng cao nỗ lực hoàn thành vai trò xã
hội của đội ngũ cán bộ chính quyền.
Ngoài ra, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý còn giúp cho các cơ quan tiến
hành tố tụng, các cơ quan Nhà nước giải quyết công việc một cách khách quan,
công bằng và đúng luật. Thông qua tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, sự
không hợp lý và không rõ ràng từ các quy định pháp luật, nhất là những quy
định pháp luật liên quan đến người được trợ giúp pháp lý có thể được phát
hiện, và từ đó kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung nhằm làm hoàn
thiện hơn trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và pháp luật.
Thứ ba, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý góp phần quan trọng trong
công tác xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước. Thực tế qua hơn 10 năm tổ chức và hoạt động, Trung
tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước của tỉnh đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp
luật cho người nghèo, đối tượng chính sách, người già cô đơn, trẻ em không
nơi nương tựa, dân tộc thiểu số, phụ nữ bị bạo hành... Chính vì vậy, hoạt động
trợ giúp pháp lý góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao
mức sống của đồng bào, không phân biệt dân tộc, địa bàn sinh sống…
Thứ tư, hiệu quả tham gia của người dân trong đời sống chính trị xã hội phụ
thuộc vào năng lực của chính họ. Khi người dân hiểu biết ít về pháp luật và
những nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước, quản lý xã hội, họ có xu
hướng chỉ nêu nguyện vọng, mong muốn mà thiếu sự tham gia bàn bạc, thảo
luận một cách hiệu quả vào việc giải quyết các vấn đề ở dịa phương. Thậm chí,
do thiếu hiểu biết về pháp luật, về quy chế dân chủ cơ sở mà tại một số nơi,
một bộ phận quần chúng nhân dân bị các phần tử xấu kích động, dẫn tới việc
Trang 6
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
làm trái pháp luật. Do đó, tổ chức thực hiện các hoạt động về trợ giúp pháp lý
đã góp phần vào việc triển khai các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đi vào cuộc sống.
Thứ năm, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý có vai trò củng cố, bảo vệ và
phát triển các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Theo tâm lý
chung, người dân rất “sợ” kiện tụng. Do vậy, hoạt động hòa giải cơ sở gắn với
trợ giúp pháp lý là hình thức được người dân ủng hộ bởi sự phù hợp cả về cơ
sở pháp lý và cả cơ sở đạo đức xã hội. Từ đặc điểm không thu phí từ người
được trợ giúp pháp lý, những giá trị đạo đức được củng cố. Sự đồng thuận xã
hội cũng từ đó được tăng cường.
1.3
Hệ thống pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý
Hiện nay, hệ thống pháp luật quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý bao gồm:
1)
Luật trợ giúp pháp lý do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006;
2)
Chỉ thị 35/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13
tháng 10 năm 2006 về việc triển khai thi hành luật trợ giúp pháp lý;
3)
Nghị định số 07/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 01
năm 2007;
4)
Quyết định số 09/2008/QĐ-BTP do Bộ Tư Pháp ban hành ngày 8 tháng
12 năm 2008;
5)
Thông tư liên tịch số10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP- BTC-VKSNDTCTANDTC do Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao phối hợp ban
hành ngày 28 tháng 12 năm 2007hướng dẫn áp dụng một số quy định
về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng;
Trang 7
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
6)
Quyết định 52/2010/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
18 tháng 8 năm 2010 về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận
thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại
các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020.
Nhìn chung, với các văn bản trên đây, hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh
hoạt động trợ giúp pháp lý, mặc dù không phải là phong phú, tuy nhiên đã bao
hàm khá đầy đủ các quy định cho hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện và
vận hành theo những chuẩn mực và trật tự cần thiết trong xã hội.
Trang 8
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
PHẦN 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
2.1
Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư
Luật luật sư hiện hành không quy định bắt buộc luật sư phải tham gia hoạt
động trợ giúp pháp lý mà chỉ “khuyến khích luật sư và tổ chức hành nghề luật
sư tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí”. Ở các nước trên thế giới,
một luật sư phải tham gia tư vấn trợ giúp pháp lý miễn phí trong một số lượng
giờ nhất định trong một tuần, một tháng, hay một năm như được quy định cụ
thể mang tính bắt buộc. Ở Việt Nam, hoạt động này là tự nguyện của luật sư và
trên thực tế có một số ít luật sư đã tích cực tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý
miễn phí cho những đối tượng đặc biệt như người nghèo, người có công với
cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật…
Theo thống kê gần đây của thành phố Hà Nội, chỉ có khoảng 100 luật sư trong
tổng số 1.500 luật sư đang hoạt động tại hơn 250 tổ chức hành nghề luật sư có
tham gia cộng tác với Trung tâm Trợ giúp Pháp lý của thành phố. Điều này cho
thấy hoạt động trợ giúp pháp lý chưa thực sự được luật sư coi là nghĩa vụ với
xã hội, chưa được nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động trợ
giúp miễn phí này. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do thù lao của
luật sư tham gia công tác trợ giúp pháp lý miễn phí thấp hơn rất nhiều lần so
với mức thu nhập thực tế tại các tổ chức hành nghề luật. Tình trạng này trong
tương lai không xa cần phải được khắc phục hiệu quả để hoạt động trợ giúp
pháp lý cho những lớp người thiệt thòi trong xã hội sẽ trở thành một thói quen
và sự nhiệt tình của các luật sư.
Trang 9
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
2.2
Thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý
•
Về thể chế
Các chính sách trợ giúp pháp lý được xây dựng đã trở thành một trong các
chiến lược quan trọng của Chính Phủ va mục tiêu trọng tâm của quốc gia về
xóa đói, giảm nghèo, và mở rộng dân chủ. Đồng thời công tác trợ giúp pháp lý
cũng được khẳng định là bộ phận cấu thành của công cuộc cải cách về tư pháp,
hành chính và lập pháp của đất nước.
•
Về tổ chức
Số lượng các cơ quan đoàn thể, tổ chức trong nước tham gia hoạt động trợ giúp
pháp lý ngày càng đông đảo. Cụ thể là hiện nay cả nước có khoảng 63 trung
tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước trực thuộc các sở tư pháp, hơn 30 trung tâm
tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội
nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và văn phòng luật sư, và trên 100 tổ
chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
•
Về đội ngũ cán bộ
Dựa trên những đánh giá về nhu cầu trợ giúp pháp lý thực thì hiện nay đội ngũ
trợ giúp viên pháp lý còn hạn chế về số lượng, mặc dù đã có trên 170 người
được bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý, gần 100 người đã được cấp chứng chỉ
bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý hoặc đang trong quá trình làm thủ tục để
được ủy ban nhân dân các tỉnh cấp chứng chỉ. Bên cạnh đó, do thiếu nhân sự,
các chuyên viên đều phải kiêm nhiệm, và không có điều kiện để được bồi
dưỡng chuyên môn thường xuyên, nên ảnh hưởng đến cả số lượng và chất
lượng trợ giúp pháp lý.
•
Về kết quả trợ giúp pháp lý
Trang 10
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
Kể từ năm 1997 đến nay, đã có khoảng gần một triệu rưởi vụ việc được hỗ trợ
với dịch vụ trợ giúp pháp lý do Cục trợ giúp pháp lý và các Trung tâm trợ giúp
tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Phương thức thực hiện việc trợ giúp pháp lý
cũng khá đa dạng, từ việc làm đại diện, bào chữa, tư vấn, kiến nghị, đến giúp
hòa giải. Đã có nhiều người được trợ giúp pháp lý, đặc biệt là người dân tộc,
người có công với cách mạng, và người nghẻo.
Trang 11
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
PHẦN 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
3.1
Phương hướng phát triển của hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian
tới
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 678/QĐ-TTg phê duyệt
“Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030”. Điều này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước trong việc nỗ lực
xây dựng hoạt động trợ giúp pháp lý trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả.
Mục tiêu của chiến lược mang tầm quốc gia này là cung ứng dịch vụ trợ giúp
pháp lý kịp thời, đầy đủ, có chất lượng cho người dân thuộc diện được trợ giúp
pháp lý, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi có vướng
mắc pháp luật, qua đó nhằm phát triển trợ giúp pháp lý ổn định và bền vững,
bảo vệ công lý và công bằng xã hội, tăng hiệu quả thực thi công vụ và ý thức
tuân thủ và chấp hành pháp luật vào cuộc sống. Nhà nước cũng xác định sẽ huy
động triệt để sự tham gia vào công tác trợ giúp pháp lý của các nguồn lực xã
hội, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và các cơ quan và cá nhân.
3.2
Giải pháp phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý
•
Giải pháp thực hiện
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra cho phương hướng phát triển như trình bày ở
phần trên, nhiều giải pháp cần phải được áp dụng hệ thống, liên kết và hỗ trợ nhau,
trong đó có thể kể đến các giải pháp sau:
Trang 12
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
-
Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho tổ
chức và hoạt động trợ giúp pháp lý;
-
Tăng cường hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý;
-
Từng bước nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc
cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
-
Phát triển Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam, nghiên cứu và thể chế hóa về
việc mở rộng chi nhánh của Quỹ tại địa phương để thu hút ngày càng
nhiều đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt
động trợ giúp pháp lý;
-
Xác định trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý của các cơ
quan, tổ chức với tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý;
-
Nâng cao chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, có chế độ
khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên những người có nhiều
đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý và thu hút lực lượng xã hội
tham gia;
-
Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ kinh nghiệm tổ chức hoạt động
trợ giúp pháp lý và sự hỗ trợ về tài chính của các nước và các tổ chức
quốc tế.
•
Mục tiêu cụ thể gắn với vùng, miền
Bên cạnh những chiến lược mang tính định hướng cho sự phát triển của hoạt
động trợ giúp pháp lý trong những năm tới, thì một chiến lược cụ thể cho việc
phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý tại các vùng, miền trong cả nước là một
yêu cầu rất cấp thiết. Chiến lược cho vùng, miền cụ thể phải được xây dựng
Trang 13
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
trong tương quan chiến lược quốc gia, phải dựa trên việc đánh giá nghiên cứu
đặc điểm vùng, miền trên cơ sở những yếu tố tổ chức bộ máy, con người, năng
lực hiện có và tiềm năng phát triển của địa phương, với sự quan tâm đặc biệt
hơn dành cho các vùng miền núi xa xôi hẻo lánh và vùng biển.
•
Đa dạng hóa các hình thức trợ giúp pháp lý
Trước nhu cầu ngày càng lớn về kiến thức pháp luật của nhân dân, đặc biệt là
việc trang bị và hỗ trợ kiến thức pháp lý cho người dân vùng sâu, vùng xa, và
người dân có thu nhập thấp ở thành thị, các cơ quan tư pháp địa phương cân
phải tổ chức nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý dưới nhiều hình thức như hoạt
động tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật theo hình thức tổ chức các
buổi nói chuyện, tổ chức các hoạt động thực tế, cung cấp các thông tin về pháp
luật qua việc phát miễn các tài liệu pháp luật, trên các trang báo địa phương,
truyền hình, phát thanh hay các hình thức tương tự khác.
Trang 14
Hoạt động trợ giúp pháp lý –Thực trạng và Giải
pháp
KẾT LUẬN
Hoạt động trợ giúp pháp lý là một chính sách xã hội thể hiện trách nhiệm của
Nhà nước đối với công dân, đặc biệt là người nghèo, người có công với cách mạng,
người có hoàn cảnh đặc biệt. Trợ giúp pháp lý không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước
mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nghĩa vụ của các tổ chức hành
nghề luật và các cá nhân làm việc trong lĩnh vực pháp luật đối với xã hội và cộng
đồng của mình.
Qua nhiều năm thực tế, hoạt động trợ giúp pháp lý đã dần dần đi vào đời sống xã
hội, ngày càng có nhiều tổ chức và các nhân tham gia hoạt động này. Nhiều người dân
đã có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, quyền và lợi ích hợp pháp của họ
do đó được bảo vệ.
Mặc dù, hệ thống văn bản đã tương đối đầy đủ để hoạt động trợ giúp pháp lý
được thực hiện theo các quy tắc trong xã hội, tuy nhiên, ban hành hệ thống văn bản
pháp luật thôi là chưa đủ, mà cần phải kết hợp nhiều biện pháp thực tế và phù hợp để
làm cho hoạt động tư pháp thực sự là hoạt động được Nhà nước, xã hội coi trọng và
hưởng ứng.
Trang 15