Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.22 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN



Đề cương: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN
– TỈNH TRÀ VINH

GVHD: Lê Thị Nghĩa

SVTH: Lê Thị Ngọc Hân
Phạm Văn Phát
Lớp: DA13PT
MSSV: 114713114
Thursday, 09 June 2016


Mục Lục


Chương 1: Phần mở đầu
Giới thiệu
Ngày nay, tuy công nghiệp và dịch vụ đã phát triển và dần dần chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu nền kinh tế nhưng ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo. Nhất là
ngành trồng lúa đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân, mặt khác cây lúa cũng
đã làm cho Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế
giới. Đặc biệt là huyện Tiểu Cần - tỉnh Trà Vinh phần lớn đất đai của huyện là đất
nông nghiệp, và thu nhập chính của nông dân huyện là nghề trồng lúa. Cây lúa
không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong huyện, mà còn đem về cho đất
nước nguồn ngoại tệ đáng kể từ việc xuất khẩu, đồng thời nâng cao thu nhập, góp
phần khắc phục sự phân hóa giàu nghèo ngày càng diễn ra trong quá trình công


nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Như vậy, cây lúa giữ vai trò then chốt và là cơ
sở cho sự phát triển đời sống, xã hội của nhân dân huyện Tiểu Cần nói riêng và
của nhân dân cả nước nói chung. Thế nhưng thế mạnh của cây lúa chưa được khai
thác đúng mức, năng suất chưa cao, chất lượng lúa còn thấp làm giảm giá bán của
người nông dân, từ đó dẫn đến lợi nhuận chưa cao, và số hộ nông dân áp dụng khoa
học kĩ thuật vào sản xuất chưa nhiều, vì mô hình sản xuất lúa mới chưa được truyền
bá rộng rãi đến nông dân, nên đa số hộ nông dân vẫn còn sản xuất lúa theo kiểu
truyền thống. Đặc biệt trong thời gian gần đây do thiên tai và dịch bệnh đã làm cho
năng suất lúa giảm xuống đáng kể làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
Bên cạnh đó, một bộ phận nông dân do sản xuất lúa với năng suất thấp đã chuyển từ
trồng lúa sang trồng hoa màu làm cho sản lượng lúa ngày càng giảm. Ngày nay, do
nhiều biến động về kinh tế, giá cả vật tư nông nghiệp dùng để sản xuất lúa ngày
càng cao làm cho chí phí ngày càng tăng làm cho lợi nhuận ngày càng giảm. Do
đó, em chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở ấ p Ô Đ ù n g , x ã H i ế u
T ử , huyện Tiểu Cần – tỉnh trà vinh” nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất, lợi nhuận và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của
nông hộ huyện Tiểu Cần nói riêng và cả nước nói chung, góp phần cải thiện đời sống
của người dân.

3


Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực (resources) hoặc là các yếu tố đầu
vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm (products) hoặc dịch vụ
(services) mà người tiêu dùng có thể dùng được.
2.1.2. Lý thuyết sản xuất nông nghiệp.
Lý thuyết sản xuất nông nghiệp hay còn gọi lý thuyết về hành vi của người sản

xuất là một lĩnh vực ứng dụng của khoa học kinh tế vào sản xuất nông nghiệp. Lý
thuyết sản xuất cung cấp những nguyên lý để hướng dẫn các đơn vị sản xuất nông
nghiệp (nông trại, nông hộ) trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm tối
đa hóa lợi nhuận. Một cách cơ bản, lý thuyết sản xuất nông nghiệp nghiên cứu bản chất
mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố đầu vào và kết quả về sản phẩm thu được. Mối
liên hệ này thường được diễn tả thông qua hàm sản xuất.
2.1.3. Hàm sản xuất
Hàm sản xuất mô tả một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào để
sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó.
Dạng tổng quát: Y = f(x1, x2, ..., xm)
Trong đó:
Y: mức sản lượng (outputs)
x1, x2, ..., xm: các nguồn lực đầu vào (inputs) trong quá trình sản xuất.
2.1.4. Kinh tế sản xuất
Kinh tế sản xuất đề cập vấn đề liên quan đến các nguồn lực của nhà sản xuất hàng
hóa trong nền kinh tế, hoạt động trong các ngành nghề khác nhau như nông nghiệp,
công nghiệp, lâm nghệp, ngư nghiệp, …
2.1.5. Mục tiêu sản xuất
Đối với các doanh nghiệp: mục tiêu sản xuất của họ là tối đa hóa lợi nhuận.
Đối với nhà quản lý một ngành nghề nào đó: Họ quan tâm đến tổng giá trị sản phẩm
của ngành đó.

4


Đối với nhà nông: Mục tiêu sản xuất của họ là sản xuất một cách có hiệu quả và mang
lại lợi nhuận cao.
Đối với nhà khoa học: Họ mong muốn mô hình sản xuất được áp dụng khoa học kỹ
thuật.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ sản xuất lúa, các hộ này sống tập
trung ở ấp U Đùng. Có nhiều phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản,
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, chọn mẫu cụm, chọn mẫu hai giai đoạn…. Để thuận
lợi trong quá trình nghiên cứu, em chọn phương pháp chọn mẫu cụm. Trong ấp, em
chọn 5 hộ.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Được thu thập chủ yếu trên internet, sách, báo và các tài liệu có liên
quan.
Số liệu sơ cấp: Được phỏng vấn trực tiếp người nông dân qua bảng câu hỏi được
thiết lập sẵn.
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích
Phương pháp xử lý số liệu như sau: Số liệu sau khi được thu thập xong sẽ được mã hóa
và nhập trên phần mềm Excel. Kết quả sau khi xử lý sẽ kết luận được những nhân
tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, lợi nhuận lúa của các nông hộ ở ấp U Đùng.
Bên cạnh đó kết hợp phương pháp so sánh để phân tích số liệu thứ cấp sẽ đánh giá
hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Các phương pháp cụ thể cho từng mục tiêu:
Thống kê mô tả.
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu
được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận
dựa trên số liệu và thông tin được thu thập sẵn.
Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng hoạt
động sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
5


Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU
CẦN TỈNH TRÀ VINH

3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIỂU CẦN.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Diện tích: Tổng diện tích đất tự nhiên là 22.178,23 ha. Trong đó:
-

Đất trồng lúa hàng năm là 13.600 ha.

-

Đất khu dân cư khoảng 445ha.

-

Phần còn lại trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, trồng màu, đất giồng cát và
kênh rạch.

Tứ cận: Huyện Tiểu Cần nằm về phía Tây của tỉnh Trà Vinh, thuộc tả ngạn sông Hậu,
cách thị xã Trà Vinh 24 km theo quốc lộ 60.
Tiểu Cần là 01 trong 8 đơn vị hành chính cấp huyện – thị của Trà Vinh. Tiểu Cần có 11
đơn vị hành chính gồm : 02 thị trấn (thị trấn Tiểu Cần, thị trấn Cầu Quan) và 9 xã: Phú
cần, Long Thới, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tân Hòa, Tập Ngãi, Tân Hùng, Hùng Hòa, Ngãi
Hùng.
-

Phía Đông giáp huyện Châu Thành.

-

Phía Tây giáp huyện Cầu Kè.


-

Phía Nam giáp huyện Trà Cú và sông Hậu.

-

Phía Bắc giáp huyện Càng Long.

Nhìn chung, huyện Tiểu Cần có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu phát triển
kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, địa hình tương
đối bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch, khí hậu chia làm 02 mùa rõ
rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa mưa là những tháng
còn lại. Nhìn chung, thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nước từ sông
MêKông đổ về mang theo phù sa bồi đắp ruộng đồng.
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.

6


Nguồn nước mặt trực tiếp cung cấp cho tiểu cần là sông hậu, với lượng nước dồi dào
phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và các nghành nghề chủ yếu gồm 2 nhóm
đất giồng cát có 387,7 ha chiếm diện tích đất tự nhiên; đất phù sa có 17.799,30 ha,
chiếm 83,85 % diện tích đất tự nhiên, đất phù sa chưa phát triển 286,5 ha, chiếm 1,45
% diện tích đất tự nhiên.
3.1.2. Thực trạng sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần – Trà Vinh.
Kết quả sản xuất lúa của huyện năm 2012 như sau:
Tổng diện tích kế hoạch lúa cả năm: 37.452,3 ha.
Tổng diện tích thực hiện được: 37.755,2 ha, đạt 100,8 % so với kế hoạch và đạt
1,005 % so với cùng kỳ năm trước cụ thể chia từng vụ như sau:

 Vụ Đông Xuân 2011-2012:

Diện tích kế hoạch: 12.520,7 ha.
Diện tích kế hoạch: 12.520,7ha. Kết quả thực hiện: 12.689 ha, đạt 101,3 % so với kế
hoạch, vượt 1.5% so với kế hoạch, tăng 1,39% cung kỳ, năng suất: 6,24 tấn/ha,
sản lượng: 79.179,36 tấn so cùng kỳ. Tập trung xuống 3 đợt chính:
- Đợt 1 (từ ngày 3/11 – 10/11/2011) gieo sạ: 285 ha.
- Đợt 2 (từ ngày 20/11 – 30/11/2011) gieo sạ: 9.267 ha.
- Đợt 3 (từ ngày 15/12 – 25/12/2011) gieo sạ: 3.137 ha.
Cơ cấu giống: IR 50404: 35%, OM 4900: 10%, OM 2517: 10%, OM6561: 10%, OM
6976: 10%, BN2: 10%, OM 5451: 10%, giống khác 5%.
 Vụ Hè Thu 2008:
Diện tích kế hoạch: 12.500 ha.
Kết quả thực hiện: 12.663 ha, đạt 102,056 % so với kế hoạch, tăng 0,2% cùng kỳ . tập
trung 3 đợt chính :
- Đợt 1 (từ ngày 1/04 – 10/04/2012) gieo sạ: 1.249 ha.
- Đợt 2 (từ ngày 20/01 – 30/04/2012) gieo sạ: 3.827 ha.
- Đợt 3 (từ ngày 05/05 – 15/05/2012) gieo sạ: 3.137 ha.
Thu hoạch: Diện tích thu hoạch 12.757 ha, đạt 100 % diện tích gieo trồng, năng suất
bình quân khoảng 5,9 tấn/ha, sản lượng 2.306,8 tấn.
 Vụ Thu Đông:

Diện tích gieo trồng: 12.403 ha, thấp hơn sơ với kế hoạch 1,16%. Thu hoạch: tổng số
12.819 ha, đạt 100 % diện tích gieo trồng, năng suất bình quân khoảng 4,5 tấn/ha, sản
lượng đạt 57.685,5 tấn.
- Đợt 1 (từ ngày 15/07- 25/07/2011) gieo sạ: 1.454 ha.
7


-


Đợt 2 (từ ngày 10/08- 20/08/2011) gieo sạ: 10.449,2 ha.

Diện tích đất sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tương đối lớn, trong năm qua diện tích
sản xuất lúa của huyện luôn vượt hơn so với kế hoạch. Năm 2012, KHKT mới đã
được các hộ nông dân sản xuất lúa ở huyện áp dụng khá rộng rãi vào sản xuất, và
chất lượng gạo cũng được nâng cao hơn so với những năm qua.
3.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN – TRÀ VINH.
3.2.1. Tổng quan về mẫu điều tra.
3.2.1.1. Thông tin khái quát về các hộ sản xuất lúa.
Nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần chủ yếu là dân tộc khmer, đặc biệt nông
hộ ở ấp Cầu Tre - khu quy hoạch vùng lúa chất lượng cao chiếm 98% là dân tộc
khmer. Trong tổng 5 hộ gia đình được phỏng điều là dân tộc khmer điều tham gia
Cánh Đồng Lớn và ở ấp Ô Đùng.
Nông dân sản xuất lúa ở huyện đều được xã hoặc phòng nông nghiệp mời tham gia tập
huấn để nông dân hiểu biết thêm về khoa học kỹ thuật, và các loại sâu bệnh để
phòng chống dịch bệnh kịp thời. Đa số nông dân ở huyện đều sản xuất lúa 3 vụ/năm,
áp dụng sạ hàng và đều áp dụng giống mới do mua từ người quen, những nông hộ nào
còn sạ lan thì trong tương lai sẽ áp dụng sạ hàng, vì giảm được nhiều chi phí, bà
con ở đây rất có tinh thần học hỏi kinh nghiệm từ nông dân sản xuất giỏi, và kỹ sư
nông nghiệp. Vì vậy năng suất lúa của nông dân sản xuất lúa ở huyện ngày càng được
nâng cao.
3.2.1.2. Về lao động tham gia sản xuất lúa.
Lao động của các nông hộ sản xuất lúa ở huyện chủ yếu là lao động gia đình, vì sản
xuất lúa dịch bệnh gây hại nhiều nên năng suất chưa cao, đồng thời giá lúa không ổn
định vẫn còn rất thấp, nên bà con lấy công làm lời, ít mướn thêm lao động thuê
ngoài, chỉ thuê lao động khi giáp vụ đến lúc thu hoạch. Trong thời kì hội nhập nên
ngành công nghiệp phát triển mạnh, phần lớn lao động trẻ ở nông thôn đều lên Thành
Phố làm việc. Vì vậy, nông dân ở huyện hiện đang gặp khó khăn về tình trạng thiếu
nhân công lao động. Vì thế nông dân rất cần nhà nước hỗ trợ về máy móc cho bà

8


con để sớm tiến hành cơ giới hóa vào đồng ruộng, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn
trong sản xuất.
3.2.1.3. Về thời gian sống và số năm trong nghề của người sản xuất.
Thời gian sống của các nông hộ sản xuất lúa được phỏng vấn ở huyện bình quân là
37 năm, một thời gian khá lâu để thích nghi với điều kiện tự nhiên ở đây, đa số các hộ
đều sống gắn bó với huyện từ nhỏ. Kinh nghiệm sản xuất lúa của nông dân huyện
bình quân là 24 năm, cùng với kinh nghiệm sản xuất của mình và sự hỗ trợ về kỹ
thuật từ phòng Nông Nghiệp huyện – công ty BVTV An Giang với tính cần cù chịu
khó, nông dân huyện Tiểu Cần ngày càng sản xuất có hiệu quả, gạo đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu nhiều hơn

.

3.2.1.4. Trình độ học vấn của người sản xuất.
Đa số nông dân ở huyện Tiểu Cần đều có trình độ học vấn rất thấp, nên thu nhập
chính của họ là từ nghề lúa, và bà con sản xuất lúa từ đời này sang đời khác. Vì vậy,
tuy trình độ học vấn của nông hộ rất thấp nhưng nông dân ở huyện rất có kinh nghiệm
trong sản xuất và rất cần cù sáng tạo. Tình hình về trình độ học vấn của các nông hộ
được phỏng vấn đa phần là chưa học hết cấp một. Tuy trình độ học vấn của nôngdân
không cao nhưng tất cả các nông hộ đều không bị mù chữ, vì thế nên trình độ hiểu
biết được về KHKT sản xuất lúa trên báo, ti vi cũng tương đối tốt, và áp dụng vào sản
xuất cũng rất hiệu quả.
3.2.1.5. Về diện tích trồng lúa của nông hộ.
Diện tích trung bình của các nông hộ sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần là 12 công/hộ, với
số lượng diện tích này cũng đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của nông dân, và mang lại thu
nhập khá ổn định cho bà con. Đa số nông dân ở huyện nghề sản xuất lúa là nghề chính,
nên diện tích lúa luôn đứng vị trí hàng đầu trong tổng số diện tích đất của các nông hộ.

Bởi vì đất ở huyện chỉ thích hợp cho việc sản xuất lúa, nên dù có khó khăn vất vả
nhưng các hộ nông dân vẫn gắn bó với nghề làm lúa. Tỉ lệ diện tích lúa trong tổng diện
tích đất của các nông hộ được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Biểu đồ 3: Biểu đồ về tình hình diện tích sản xuất lúa trong tổng diện tích đất của
các nông hộ.
9


3.2.1.6. Mục đích sản xuất của hộ nông dân.
Mục đích sản xuất lúa của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần là tạo nên nguồn thu
nhập khá ổn định cho gia đình, để nâng cao đời sống của bà con trên con đường hội
nhập, mặt khác là để cung cấp nguồn lương thực cho gia đình. Nước ta là nước
đứng hàng thứ 2 trên thế giới về số lượng xuất khẩu gạo, hàng năm đã đem lại nguồn
ngoại tệ khá lớn cho đất nước. Vì vậy, nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần nói
riêng, và nông dân cả nước nói chung không những mở rộng diện tích sản xuất để
nâng cao sản lượng xuất khẩu, mà còn phải nâng cao chất lượng gạo để có thể sánh
vai cùng các nước bạn bè quốc tế. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì ý thức
của nông dân huyện cũng ngày càng tiến bộ, các nông hộ cũng đã tiến hành áp dụng
KHKT mới vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của huyện nói riêng và cả
nước nói chung.
3.2.1.7. Về giống sản xuất lúa.
Nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần mỗi vụ trong năm 2015 đều sản xuất giống lúa
mới theo khuyến cáo của nhà nước, các nông hộ không mua giống từ các trại giống, mà
đa số mua từ người quen, khi thấy hộ nông dân nào sản xuất giống nào đạt năng suất
cao, chất lượng tốt, và khả năng chống chịu được sâu bệnh cao thì các nông hộ mua
giống đó về sản xuất, vì sản xuất cùng một giống trên một diện tích lớn sẽ gây nên
dịch bệnh, nên các hộ nông dân đều sản xuất mỗi vụ khoảng ba giống trên đông ruộng
của mình, để đạt được hiệu quả cao hơn và nhằm mục đích khác là để thử nghiệm
giống nào thích nghi tốt với ruộng đất của mình. Đa phần các hộ sử dụng giống 4900.
Giống lúa là yếu tố quyết định đến chất lượng gạo xuất khẩu, lâu nay nước ta là

nước đứng hàng thứ hai về số lượng gạo xuất khẩu, nhưng chất lượng gạo của nước ta
vẫn còn kém hơn rất nhiều so với Thái Lan. Vì nông dân của huyện nói riêng và cả
nước nói chung vẫn thích sản xuất giống lúa đạt năng suất cao, mặc dù chất lượng
không cao. Vì bà con vẫn chưa hiểu được lúa chất lượng cao sẽ xuất khẩu được và sẽ
bán được với giá cao hơn giống không đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu, sản xuất lúa
chất lượng cao không những mang lại lợi nhuận cao cho gia đình mà còn làm cho đất
10


nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy, nhà nước tổ chức rất nhiều buổi tập huấn cho bà con
nông dân để phổ biến về kỹ thuật sản xuất lúa, và khuyến cáo bà con nên áp dụng
giống mới đạt chất lượng cao, vì hiện nay các nông hộ tham gia các buổi tập huấn
chưa nhiều nên tỉ lệ áp dụng giống mới chất lượng cao vào sản xuất vẫn còn chưa
cao.
3.2.1.8. Chi phí sản xuất của nông hộ sản xuất lúa.
a. Chi Phí vụ Đông Xuân.
Sản xuất lúa cũng giống như sản xuất các sản phẩm khác, tức là phải bỏ ra chi phí
để đầu tư, và chi phí sản xuất được xem là một yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Chi phí được xem là yếu tố quyết định đến năng suất sản phẩm và từ đó
quyết định đến hiệu quả kinh tế của người nông dân. Thực tế là nông dân ở huyện
Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh rất quan tâm đến chi phí sản xuất.
Vì theo kinh nghiệm sản xuất lúa từ xưa đến nay họ cho rằng nếu đầu tư nhiều vào
chi phí thì sẽ đem lại năng suất cao, chứ không phải là các yếu tố quan trọng khác như
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chi phí bỏ ra cho một vụ lúa của nông dân
huyện Tiểu Cần thường là bao gồm chi phí sản xuất và chi phí lao động thuê ngoài.
Nhưng vì phần lớn người dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sử dụng lao động
gia đình là chính, nên họ chỉ bỏ ra chi phí lao động thuê ngoài vào lúc thu hoạch mùa
vụ. Còn phần lớn là chi phí sản xuất thông thường là hơn 1 triệu/công. Cụ thể chi phí
sản xuất trung bình của nông dân huyện Tiểu Cần vụ Đông Xuân là 1.400.000
đồng/công. Cơ cấu của chi phí sản xuất vụ Đông Xuân của nông dân huyện Tiểu Cần

như sau:
Biểu đồ 4: Cơ cấu chi phí trung bình (%) tính trên một công của vụ Đông
Xuân.

11




Chi phí về phân bón và thuốc hóa học.

Có thể nói đây là chi phí quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí
sản xuất lúa. Trung bình chi phí phân bón vào vụ Đông Xuân là 402.000 đồng/công,
chiếm 28% trong tổng chi phí sản xuất, và chi phí trung bình thuốc trừ sâu vụ Đông
Xuân là 368.000, chiếm 26% tổng chi phí sản xuất. Nguyên nhân là do đa số vùng
này sản xuất lúa ba vụ/năm, thời gian nghỉ ngơi của đất sau mùa vụ không nhiều. Bên
cạnh đó, do nông dân có truyền thống sản xuất lúa từ lâu đời và không có ý thức
chuyển đổi cây trồng nên việc đất nông nghiệp bị suy thoái, bạc màu là điều khó
tránh khỏi, do địa phương cũng không có điều kiện để sử dụng phân hữu cơ cải tạo
đất nên việc cây lúa sống nhờ vào phân hoá học là điều có thể giải thích. Mặt khác, thời
gian này đã xuất hiện nhiều dịch bệnh sâu rầy như vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu, … đã
khiến người dân sử dụng phân thuốc ngày càng nhiều. Việc sử dụng quá nhiều phân
thuốc một mặt có thể tạo ra năng suất cao nhưng đồng thời cũng gây ra những tác hại to
lớn cho môi trường và cũng có thể làm cho lúa quá xanh tốt sẽ dẫn đến không thể
trổ bông và bị sâu bệnh tấn công.


Chi phí lao động.
12



Chi phí lao động gồm chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê ngoài, đa số các
nông hộ sản xuất lúa ở huyện đều ít thuê lao động thuê ngoài, lao động gia đình là chủ
yếu, còn lao động thuê ngoài chỉ thuê khi đến thu hoạch lúa. Trung bình tổng chi phí lao
động cho vụ này khoảng 280.000 đồng chiếm 19 % trong tổng chi phí sản xuất.


Chi phí giống.
Đây cũng là một yếu tố chi phí khá quan trọng quyết định năng suất của vụ lúa,

và quyết định chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Trung bình vào vụ này người
dân bỏ ra khoảng 145.500 đồng/công chi phí giống, chiếm 10% tổng chi phí sản xuất.
Nông dân sản xuất lúa ở huyện chủ yếu mua giống từ người quen để sản xuất, vì các
nông hộ sản xuất giống chất lượng cao – đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo khuyến cáo của
nhà nước, nên có giá tương đối cao khoảng 9.000 đồng/kg, tuy giá giống lúa hơi cao,
nhưng các hộ nông dân ở đây đa số áp dụng kỹ thuật sạ hàng, vì thế chi phí giống
không những không tăng mà còn giảm so với sạ lan khi dùng giống cũ giá khoảng
5.000 đồng/kg. Các hộ nông dân không có đủ điều kiện để đến trại giống cây trồng vật
nuôi mua giống, mà đa số người dân mua từ hộ nông dân nghèo được nhà nước hỗ trợ
về giống, khi thấy nông hộ nào sản xuất với giống đạt hiệu quả cao thì bà con lại mua về
sản xuất trên đồng ruộng của mình.


Chi phí cày xới, gieo sạ.

Sau khi thu hoạch vụ trước, người dân ở huyện Tiểu Cần thường cày đất, phơi ải một
thời gian để đất nghỉ ngơi. Chi phí trung bình của việc cày xới này là 102.000
đồng/công, chiếm 7% tổng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, có 2% hộ gia đình nông dân
sử dụng máy nhà để cày xới.



Chi phí vận chuyển.
Nông dân ở đây phần lớn sống tập trung ở những tuyến đường giao thông để tiện

việc sinh hoạt đi lại, còn việc trồng lúa được tập trung ở những cánh đồng riêng nên tất
cả hộ nông dân ở đây đều phải bỏ ra chi phí vận chuyển. Trong mùa vụ này, thời tiết
khô ráo nên họ thường vận chuyển lúa mới thu hoạch về nhà bằng xe. Chi phí trung
bình của vận chuyển là 79.000 đồng/công chiếm 5% tổng chi phí sản xuất.


Chi phí thuê đất.

13


Có 88% nông dân sản xuất trên đất của gia đình nên chi phí thuê đất trung bình là
không cao, chỉ chiếm 4% trong tổng chi phí sản xuất. Giá thuê đất trung bình vụ Đông
Xuân là 440.000 đồng/công.
Lợi nhuận: Vụ Đông Xuân được xem là vụ chính trong năm, là vụ đạt
năng suất cao nhất trong ba vụ, đồng thời cũng ít bị sâu bệnh hơn vụ
Hè Thu và Thu Đông. Mặc dù giá lúa có cao nhưng mà không có lời
nhiều, bởi vì nhân công, vật tư đều cao.
Nhận xét: do các chủ hộ tham gia cánh đồng lớn nên có ghi chép chi thu đầy đủ rỏ rang
và có tính toán kĩ lưỡng. trung bình mỗi công lời 2.500.000đ. Tuy vậy các chủ hộ bán
cho các thương lái khác nhau và giá cũng khác nhau khó tránh tình trạng bị ép giá. Thật
vậy, với giá cả như hiện nay thì trong một vụ lúa phải bỏ ra hơn 1 triệu đồng/công.
Nếu một khi thời tiết bất ổn, dịch bệnh bùng phát thì chi phí cho phân thuốc, nhân công
còn phải tăng lên, nhất là tiền mua phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy nếu
năng suất lúa đạt hơn 600kg/công thì sau một vụ nông dân chỉ có lãi khoảng 1– 1.2
triệu đồng/công. Điều đó là chưa tính đến công lao động mà nông dân phải bỏ ra hằng

ngày trên đồng ruộng, ...
Dù là vùng đất phù sa màu mỡ nhưng năng suất lúa ở huyện này chưa đồng đều
,đất vẫn chưa được bằng phẳng và hệ thống thủy lợi chưa tốt nên tình trạng áp dụng kỹ
thuật sạ hàng vào sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, tỷ lệ cơ giới hóa
trong sản xuất của nông dân vẫn còn thấp, vẫn còn tình trạng hao hụt sau thu hoạch
ở mức khá cao. Do đó, vấn đề thu hoạch lúa đòi hỏi phải đảm bảo được chất lượng,
thì hiệu quả mới cao. Ngoài ra vấn đề giống là khâu then chốt, nông dân dù có
chăm chỉ, lam lũ lao động nhưng sản xuất các loại giống "lạc hậu", thoái hóa thì
năng suất vẫn không cao và còn bị sâu bệnh. Do đó nông dân nên áp dụng những loại
giống mới ngắn ngày, năng suất cao mà lại có khả năng kháng sâu rầy. Có như vậy
thì nông dân trồng lúa mới thu được lãi, và đời sống của họ mới được nâng cao, xã hội
mới ngày càng phát triển.
14


3.2.2.3. Áp dụng mô hình 3 giảm 3 tăng.
Mô hình 3 giảm 3 tăng ra đời từ sự kế thừa của chương trình IPM. Năm 2002, biện
pháp này đã được Chủ nhiệm dự án IRRC của IRRI cấp kinh phí thực hiện thí điểm tại
Việt Nam. Biện pháp 3 giảm, 3 tăng đã được Bộ NN-PTNT công nhận là tiến bộ kỹ
thuật nhằm tăng hiệu quả trồng lúa. Nông dân ứng dụng biện pháp “3 giảm, 3 tăng” cho
lợi nhuận tăng thêm khoảng 1,1 triệu đồng/ha và làm chi phí giảm 640 ngàn/ha. Hầu hết
nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần đều sản xuất theo mô hình 3 giảm 3 tăng đã
làm tăng năng suất và mang lại hiệu quả rất cao. Sản xuất lúa theo đúng kỹ thuật 3 giảm
3 tăng sẽ giảm được lượng giống, phân bón, thuốc BVTV. Nhưng đến khi thu hoạch
lại cho năng suất cao hơn 1-1,5 tấn/ha. Lúa ít bị sâu bệnh nên hạt sáng bóng, bán được
giá.
Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sản xuất lúa nhằm tăng thu nhập cho
những nông dân và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Phòng NN và PTNT huyện Tiểu Cần đã quyết định thành lập và xây dựng chương
trình 3 giảm - 3 tăng áp dụng cho canh tác lúa của nông dân ở huyện.

Ba giảm trong sản xuất lúa là phải: Giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu
bệnh, giảm lượng phân đạm.
Lúc trước theo tập quán sản xuất của bà con nông dân thì lượng giống gieo sạ còn quá
cao, đa số đều sử dụng với lượng giống cao hơn hơn 150 kg/ha. Với lượng giống gieo
sạ cao trước tiên sẽ làm tăng chi phí tiền giống, thứ hai sẽ làm tăng mật độ số cây lúa
trên ruộng, việc tăng mật độ này dẫn đến hậu quả là dễ phát sinh sâu bệnh trên
ruộng lúa, sẽ tốn thêm số lần phun xịt thuốc. Đồng thời do nhiều cây lúa trên ruộng
thì thêm tốn chất dinh dưỡng nhiều hơn, phải bón thêm phân.
Yếu tố giảm thứ hai là lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc BVTV đa số đều là những
độc chất, việc sử dụng nhiều lượng, nhiều lần sẽ đem lại nguy cơ có hại cho con
người, cho gia cầm, gia súc, cho các động vật thủy sinh và cho môi trường nước và
đất. Nếu nông dân ở huyện áp dụng tốt kiến thức về IPM, gieo sạ đúng liều lượng
hạt giống, bón phân cân đối - hợp lý, sử dụng những loại phân bón chuyên dùng cho
15


lúa có bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng (TE) thì việc hạn chế sâu
bệnh sẽ tốt hơnYếu tố thứ ba cần giảm đó là cần giảm lượng phân đạm (N). Thông
thường bà con nông dân rất ưa chuộng phân đạm như Urê, SA... Vì phân đạm làm
cho lúa sinh trưởng nhanh, lá lúa chuyển màu xanh nhanh. Nhưng nếu bà con bón
quá lượng phân đạm so với nhu cầu của cây lúa thì không những không làm tăng năng
suất mà còn làm cho cây lúa mất cân đối về dinh dưỡng dễ bị sâu bệnh tấn công, dẫn
đến giảm năng suất. Đồng thời lãng phí thêm tiền mua phân, lượng đạm (N) dư thừa
làm ô nhiễm môi trường và là một trong những nguyên nhân gây ung thư do dư
thừa chất NO3 --> NO2 trong nước và nông sản. Như vậy, muốn bón đúng liều
lượng để hạn chế tác hại trên, bà con nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho lúa. Bón
đạm (N) cần sử dụng dụng cụ bảng so màu lá lúa sẽ đáp ứng đúng và đủ nhu cầu N
của lúa. Khi áp dụng 3 giảm thì năng suất không giảm mà có chiều hướng tăng và
cũng tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.
Ba tăng tức là: Tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế. Như

vậy, muốn tăng năng suất cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa, áp dụng 3
giảm. Muốn tăng chất lượng lúa gạo cần sử dụng đúng giống lúa, bón phân cân đối hợp
lý, chú ý các khâu kỹ thuật sau thu hoạch. Nếu áp dụng tốt chương trình 3 giảm và
3 tăng thì việc tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân sản xuất lúa rất dễ đạt được.
Trước khi chưa áp dụng KHKT vào sản xuất, đời sống nông dân ở huyện Tiểu Cần gặp
rất nhiều khó khăn, vì chủ yếu bà con sống dựa vào làm ruộng, nhưng hiện nay với
giá phân, thuốc, giống,… tăng giá rất cao, mặt khác đa số nông dân sản xuất lúa theo
phương pháp sạ dày, năng suất đạt không cao. Nhưng hiện nay nông dân ở huyện được
phòng NN-PTNT, phổ biến kỹ thuật, khuyến khích nông dân nên sản xuất theo phương
pháp 3 giảm 3 tăng, lúc bấy giờ chỉ có một số ít bà con chịu áp dụng mô hình này,
nhưng có rất nhiều hộ nông dân chưa dám áp dụng vì bà con nghĩ: “sạ dày còn không
có lời huống chi sạ thưa”. Nhưng khi thấy một số hộ nông dân sản xuất theo mô hình 3
giảm 3 tăng đã mang lại lợi nhuận và năng suất rất cao, từ đó hầu hết nông dân sản

16


xuất lúa ở huyện Tiểu Cần đều áp dụng theo biện pháp 3 giảm 3 tăng để đạt được
hiệu quả cao trong sản xuất, và đời sống nông dân của huyện được nâng cao.
Số nông hộ áp dụng mô hình ba giảm ba tăng trong huyện chiếm 62% trong tổng
số hộ nông dân sản xuất lúa, ý thức áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất của nông dân
huyện ngày cao, vì thế bà con giảm được rất nhiều chi phí trong sản xuất.
3.2.2.4. Áp dụng mô hình IPM.
Các hộ nông dân ở huyện vì muốn đạt được lợi nhuận cao, nên đã sử dụng phân thuốc
quá nhiều, gây ra ô nhiễm môi trường và đất đai ngày càng kém màu mỡ, vì thế nông
dân cần phải áp dụng rộng rãi mô hình IPM để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, tuy
nhiên mô hình này chưa được các hộ nông dân ở huyện áp dụng nhiều. Chỉ có 8 %
trong tổng số 60 nông hộ được phỏng vấn áp dụng mô hình IPM, vì chưa có nhiều
kỹ sư để hướng dẫn nông dân về cách xịt thuốc sao cho đúng lúc, đúng cách, và đúng
sâu bệnh, đồng thời hiểu biết về tình hình dịch bệnh của nông dân chưa cao, nên tình

trạng xịt thuốc lan tràn không đúng sâu bệnh còn rất nhiều.
Theo nhóm chuyên gia của tổ chức FAO, “Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống
quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần
thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể
được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh
tế.

 Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
a. Trồng và chăm sóc cây lúa khoẻ:
- Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương.
- Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn.
17


- Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt có sức chống
chịu và cho năng suất cao.
b. Thăm đồng thường xuyên: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nắm được diễn
biến về sinh trưởng phát triển của cây lúa; dịch hại; thời tiết, đất, nước... để có
biện pháp xử lý kịp thời.
c. Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng: Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ
năng quản lý đồng ruộng cần tuyên truyền cho nhiều nông dân khác.
d. Phòng trừ dịch hại:
- Sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tuỳ theo mức độ sâu bệnh, thiên địch ký
sinh ở từng giai đoạn.
- Sử dụng thuốc hoá học hợp lý và phải đúng kỹ thuật.
e. Bảo vệ thiên địch: Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch
hại.
Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.
1. Biện pháp canh tác
a. Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng.

Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo trồng có thể diệt được nhiều
sâu non và nhộng sâu đục thân lúa sống trong rạ và gốc rạ; đồng thời làm mất nơi trú
ngụ và nguồn thức ăn của rầy nâu, rầy xanh... là những môi giới truyền các bệnh siêu vi
trùng nguy hiểm cho lúa như bệnh vàng lụi, bệnh lúa lùn xoắn lá.
Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng sau vụ thu hoạch là cắt đứt được
vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn sâu bệnh tích
luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ.
b. Luân canh.
Luân canh lúa với các cây trồng khác tránh được nguồn bệnh tích luỹ trên lúa từ vụ này
sang vụ khác.
c. Thời vụ gieo trồng thích hợp.

18


Thời vụ gieo trồng thích hợp đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được
năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết. Việc xác định thời vụ thích hợp còn phải
dựa vào đặc điểm phát sinh gây hại của các loài sâu bệnh quan trọng, đảm bảo cho
lúa tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh.
d. Sử dụng hạt giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh, giống ngắn ngày.
- Hạt giống khoẻ, sạch bệnh giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi.
- Sử dụng giống chống chịu giảm sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh; giảm ô
nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch; giữ được cân bằng hệ sinh thái nông
nghiệp.
- Giống lúa ngắn ngày với thời gian sinh trưởng khoảng 100- 110 ngày, trồng trong vụ
sớm có thể tránh được sâu đục thân, sâu cắn gié. Giống lúa cực ngắn với thời gian
sinh trưởng 80-90 ngày cũng là biện pháp phòng trừ rầy nâu hiệu quả, vì rầy nâu
không kịp tích luỹ số lượng đủ gây hại nặng trên những giống cực ngắn ngày.
e. Gieo trồng với mật độ hợp lý.
Mật độ và kỹ thụật gieo, cấy phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ, đất và dinh dưỡng, tuổi

mạ, chất lượng mạ, trình độ thâm canh...
Mật độ quá dày hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh
hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại.
Các ruộng lúa gieo quá dầy thường khép hàng sớm, gây nên ẩm độ cao, tạo điều kiện
cho rầy nâu và bệnh khô vằn phát sinh phá hại mạnh vào cuối vụ.
f. Sử dụng phân bón hợp lí.
Bón phân quá nhiều hoặc bón phân không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không
bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón quá nhiều phân dễ bị xanh
lá không trỗ bông đươc và nhiễm các bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá...
2. Biện pháp thủ công
Bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng, dùng rào chà tướp lá phun sâu cuốn lá, đào hang
bắt chuột…
3. Biện pháp sinh học.
19


a. Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại
phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại:
- Bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học bằng cách sử dụng
những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng thuốc khi thật cần thiết
và phải dựa vào ngưỡng kinh tế...
- Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, trồng cây họ
đậu trên bờ ruộng, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp...
- Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển
b. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật sinh học:
Các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại vớicác loại sinh
vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường
4. Biện pháp hoá học.
a. Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV:
- Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học

trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và
phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.
- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng:
+ Đúng chủng loại
+ Đúng liều lượng và nồng độ
+ Đúng thời điểm
+ Đúng kỹ thuật (đúng cách):
b. Sử dụng thuốc có chọn lọc.
Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc
có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay
những nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch
còn rất ít.
Vì hiện nay huyện chưa có đủ điều kiện, nhưng trong tương lai nông dân sản xuất lúa ở
huyện nói riêng và cả nước nói chung, sẽ tiến hành áp dụng rộng rãi mô hình IPM
vào sản xuất, thực tế mô hình này khi được áp dụng vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả
cao, vừa tiết kiệm được chi phí và vừa bảo vệ
3.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.
20


3.3.1. Thuận lợi.
Được Sở Nông Nghiệp tỉnh, Thị Trấn huyện Ủy và UBND huyện, thường xuyên quan
tâm chỉ đạo sâu sát và kiểm tra, uốn nắn kịp thời, huyện Tiểu Cần sẽ có 6.000 ha trong
kế hoạch 50 nghìn ha lúa chất lượng cao của tỉnh, được quy hoạch tập trung tại năm
xã: Long Thới, Phú Cần, Tân Hùng, Tập Ngãi, Hùng Hòa. Trong năm 2013, Tiểu Cần
sẽ làm thí điểm 2.000 ha ở hai xã Long Thới và Phú Cần. Huyện có thuận lợi là rút
được kinh nghiệm từ mô hình liên kết bốn nhà tại ấp Cầu Tre, xã Phú Cần để nhân
rộng. Vì Cầu Tre đã qua sáu vụ sản xuất theo mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế
cao.

Được sự hỗ trợ tốt của các Viện, Trường, Công ty BVTV An Giang đưa khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, canh tác, người dân ngày càng được ứng dụng các chuyển giao
này rộng rãi trong sản xuất như: mô hình liên kết 4 nhà, mô hình 3 giảm-3 tăng, …
Các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư đưa vào khai thác phát huy hiệu quả,
nhất là các công trình thủy lợi ở Tiểu Cần đã được xây dựng khá hoàn chỉnh, cơ bản
đáp ứng được tưới tiêu cho việc sản xuất lúa của nông dân đưa ngọt ngăn mặn một
cách hiệu quả, năng suất lúa tăng lên đáng kể.
Có sự tham gia tích cực của các ngành đoàn thể, góp phần thực hiện thành công tháng
hành động phòng chống dịch bệnh trên cây lúa.
3.3.2. Khó khăn.
Thời tiết diễn biến phức tạp, sự xâm nhập mặn gia tăng, dịch bệnh trên cây lúa luôn
tiềm ẩn là những yếu tố trở ngại trong sản xuất.
Tuy kết cấu hạ tầng được đâu tư nhưng ở ấp Ô Đùng hệ thống đường lại chưa xây dựng,
vẫn còn là đường đất vào mùa mưa xe không thể lưu thông.
Tình trạng thiếu lao động trong nông thôn theo thời vụ chưa được giải quyết, trong
khi việc cơ giới hóa trong sản xuất còn hạn chế.
Do thiếu phương tiện làm khô như sân phơi, lò sấy, kho bảo quản nghèo nàn… nên
chất lượng gạo giảm 50%, nông dân làm ra hạt gạo ở huyện chịu nhiều thua thiệt
về giá vì gạo ta kém chất lượng khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hiện trạng sản xuất của bà con còn nhỏ lẻ, manh mún và đa số nông dân chưa tham gia
hợp tác xã, do đó tình hình phòng chống dịch bệnh và đầu ra gặp nhiều khó khăn.

21


Giá cả thị trường luôn biến động nhất là một số vật tư đầu vào chủ yếu như: (xăng,
dầu, phân, thuốc BVTV, …) tăng cao, làm cho chi phí sản xuất tăng, ngược lại lúa ở
mức thấp khó tiêu thụ, làm cho sản xuất gặp không ít rủi ro, hiệu quả mang lại thấp.
Ngân hàng sẽ tăng lãi suất vay trong vụ lúa Hè Thu lên từ 1% tháng như trước kia lên
1,5-1,7%/tháng, nông dân gặp khó khăn về vốn để sản xuất, mặt khác nhiều doanh

nghiệp lớn, nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn đó là khó vay vốn, do lãi suất và siết chặt
vốn vay của ngân hàng, trong khi đó ngân hàng cho vay hạn chế, chỉ cho doanh
nghiệp vay khi có hợp đồng xuất khẩu, không cho vay mua lúa dự trữ khi chưa có
hợp đồng xuất khẩu. Dó đó khi nông dân thu hoạch lúa xong mà không có thương lái
đến mua.
Đa số nông dân không có thị trường bao tiêu sản phẩm nên lúa sau khi thu hoạch
thường bị thường lái ép giá, thậm chí nhiều lúc thương lái không mua, vì đa số nông
dân sản xuất với giống lúa chất lượng không cao.
Công tác tuyên truyền chưa lan rộng đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào Khmer
và nông dân khác ý thức chưa cao gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch và áp
dụng KHKT vào sản xuất để lúa đạt tiêu chuẩn GAP.
Lực lượng cán bộ chuyên môn còn yếu, thiếu, trong khi quy mô sản xuất lúa trên địa
bàn huyện khá rộng lớn, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch.
3.3.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA.
3.3.3.1. Khuyến khích nông dân tham gia vào hợp tác xã.
Tổ hợp tác, HTX, là một trong những loại hình phát triển kinh tế tập thể có
thể mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động
nhàn rỗi tại địa phương. Các tổ hợp tác do người lao động tự nguyện liên kết với
quy mô nhỏ, hoạt động mang tính mùa vụ, đa phần hình thành để giúp nhau trong
sản xuất. Hầu hết các HTX đã chọn lựa mô hình sản xuất kinh doanh
phù hợp, gắn quyền lợi xã viên với quyền lợi HTX nên trong quá trình họat động giữ
được sự ổn định và đạt hiệu quả hơn. Ngoài việc tự vận động để sản xuất, các hợp tác
xã còn được tỉnh hỗ trợ vốn; hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; cung cấp
22


phân bón, hóa chất, con giống, cây giống, trang thiết bị sản xuất; tổ chức hội thảo
đầu bờ…giúp các HTX hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Hợp tác xã có vai trò quan trọng và là môi trường, công cụ giúp người dân
hợp tác phát triển; là con đường đi lên của nhân dân, của những người khó khăn và sản

xuất nhỏ lẻ, đồng thời, tăng cường phát triển HTX giao thông vận tải ở tuyến huyện;
mở rộng quỹ tín dụng nhân dân và mô hình HTX mua bán, nhằm thu hút các tiểu
thương tham gia, góp phần giải quyết khó khăn về kinh tế, cải thiện cuộc sống của
người dân.
Vì các hộ nông dân sản xuất lúa nhỏ lẻ, manh mún nên tình hình phòng chống
dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, muốn né rầy thì phải gieo sạ đồng loạt và tiêu diệt rầy
cũng phải đồng loạt, mặt khác muốn đưa cơ giới hóa vào sản xuất thì diện tích sản xuất
phải lớn, thì như vậy mới giảm được nhiều chi phí và nông dân sẽ đạt được lợi nhuận
cao hơn, đời sống của bà con cũng được nâng cao. Muốn đạt được những điều đó thì
chỉ còn cách các nông dân tiến hành hợp tác với nhau để sản xuất trong cùng một HTX.
3.3.3.2. Khuyến khích nông dân sản xuất và các doanh nghiệp chế biến gạo đạt
tiêu chuẩn GLOBALGAP.
Đồng Bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước
và mỗi năm, nơi đây cung cấp một lượng lúa gạo hàng hóa rất lớn cho thị trường trong
nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do chất lượng còn hạn chế, giá trị xuất khẩu thấp nên
theo giá cả nội địa cũng không cao và thường bất ổn định. Điều đó khiến cho bà
con nông dân trong khu vực nói chung, và nông dân ở huyện Tiểu Cần – Trà Vinh
nói riêng sản xuất lúa hiệu quả không cao, thường gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản
phẩm, thu nhập thấp. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, hiện nay, năng suất lúa
bình quân của các tỉnh ĐBSCL đã đạt đến 6 - 7 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, cũng còn nhiều
hộ nông dân vẫn còn canh tác theo kỹ thuật truyền thống nên chi phí đầu tư để tạo ra
sản phẩm đã chiếm từ 60 70% giá trị hàng hóa. Điều này khiến cho người sản xuất ít có lời. Vì vậy, làm thế
nào để nâng cao hơn nữa chất lượng lúa gạo là vấn đề có ý nghĩa hết sứcquan
trọng. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những biện pháp đang được hướng đến
23


hiện nay là sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP. Đến nay, biện pháp sản xuất này đã được
triển khai thí điểm khá thành công ở một số tỉnh trong khu vực.
Trước thực trạng này, ngành Nông nghiệp đã thực hiện chuyển giao nhiều biện

pháp canh tác tiến bộ, khuyến cáo bà con nông dân ứng dụng chương trình IPM, “3
giảm, 3 tăng”, “ sức khoẻ hạt giống”, trồng lúa chất lượng cao và gần đây là thực
hiện sản xuất lúa an toàn theo chương trình GAP nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm, mang lại hiệu quả cao hơn cho người sản xuất. Đây là quy trình kỹ
thuật sản xuất lúa tiến bộ, có khả năng nâng cao năng suất lẫn chất lượng cho cây
lúa. Từ đó, đã giúp nâng cao giá trị lúa gạo trên thị trường, mang lại lợi nhuận
nhiều hơn cho người sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, bà con nông dân phải áp dụng một cách nghiêm túc các
biện pháp kỹ thuật theo yêu cầu. Từ khâu vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị đất đai, chọn
lựa hạt lúa giống, quyết định mật độ gieo sạ đến chế độ phân bón, quản lý dịch hại,
quản lý nước và cung cấp các dưỡng chất khác cho cây lúa, nhằm giúp cho cây lúa
khỏe, phát triển tốt, có sức đề kháng mạnh, ít bị các đối tượng dịch hại tấn công. Ngày
nay, để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, việc nâng cao chất lượng các
sản phẩm nông nghiệp còn bao hàm một yếu tố hết sức quan trọng, đó là yếu tố an
toàn, vệ sinh thực phẩm. Đây cũng là một yêu cầu nghiêm khắc của việc sản xuất lúa
theo tiêu chuẩn GAP.
Theo tính toán của các nhà chuyên môn, sản xuất lúa theo hướng GAP sẽ giúp bà
con nông dân tiết kiệm được chi phí giảm từ 15 - 20% chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận
gần 30%. sản xất theo qui trình GAP đã được doanh nghiệp chế biến gạo ký kết thu
mua bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường 20%. Thực tế cho thấy, chương trình sản
xuất lúa an toàn theo tiêu chuẩn GAP đã giúp làm thay đổi được nhận thức và biện pháp
canh tác của bà con nông dân. Từ chỗ sản xuất theo tập quán cũ, bà con đã chuyển dần
sang áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ, giảm sử dụng phân thuốc hoá học để tăng
cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, thuốc sinh học cho cây lúa. Nhờ vậy,
không chỉ đảm bảo được năng suất lúa, biện pháp sản xuất này còn góp phần bảo vệ
24


môi trường sinh thái, tạo ra nông sản có chất lượng và an toàn. Tuy chương trình sản
xuất lúa theo theo tiêu chuẩn GAP chỉ mới đạt được một số kết quả bước đầu nhưng

cũng đã mở ra được triển.
vọng tốt đẹp cho bà con nông dân trong việc sản xuất lúa, đảm bảo chất lượng và an
toàn, nâng cao hơn nữa giá trị lúa gạo trên thị trường trong nước cũng như xuất
khẩu. Đó cũng chính là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất lúa của bà con. Đồng thời
đây cũng là một bước chuyển quan trọng để tạo đà cho kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát
triển thêm một bước mới, theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững, phù hợp với yêu
cầu hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.
3.3.3.3. Nông dân nên áp dụng mô hình “ 1 phải 5 giảm 3 tăng”.
Năm 2003, được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Lúa
quốc tế (IRRI), Bộ Nông nghiệp & PTNT đã triển khai thí điểm chương trình sản
xuất lúa “3 giảm, 3 tăng” tại Cần Thơ. Ba năm qua, chương trình này đã chứng minh
được hiệu quả lớn, kinh nghiệm đang được nhân rộng ra cho cả nước và có thể hỗ trợ
nông dân các nước trong sản xuất lúa tương tự như Việt Nam. Hiện nay, một chương
trình sản xuất mới rất hiệu quả được giới thiệu cho các nông hộ sản xuất lúa là “1
phải, 5 giảm 3 tăng”.
Chương trình này không phải là một cái gì quá mới mẻ, xa lạ, chủ yếu nó kế
thừa và nâng cao hơn từ mô hình “3 giảm, 3 tăng”. 1 phải là phải dùng giống xác nhận,
còn 5 giảm gồm giảm nước, giảm thất thoát sau thu hoạch và cộng với ba giảm trước
đây của “3 giảm 3 tăng” là giảm lượng giống gieo sạ; giảm phân đạm và giảm sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật... Trong điều kiện tự nhi ên hiện nay, thời tiết khí hậu thay đổi
nhiều, sản xuất lúa cần nước nhưng hạn hán và xăng dầu liên tục tăng giá, việc áp
dụng giảm nước vừa đủ và đảm bảo hệ thống kinh mương tưới tiêu vừa đủ, không bị
thất thoát và lãng phí nước là điều rất quan trọng trong đảm bảo cây lúa tăng trưởng
bình thường. Theo kinh nghiệm của nông dân, cứ một ha lúa biết giảm nước vừa đủ
một cách tiết kiệm, nông dân có thể được lợi thêm trung bình khoảng 500.000 đồng
(nhờ giảm được tiền mua xăng dầu phục vụ bơm tưới trong mỗi vụ) Giảm thất thoát
25



×