Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

đánh giá chất lượng nước ngầm KIẾN TÚC XÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.95 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi
lời cám ơn đến quý Thầy Cô ở Khoa Công Nghệ trường Đại học Công Nghiệp TP Hồ
Chí Minh – Phân Hiệu Miền Trung đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và
đặc biệt, trong học kỳ này em cũng xin gửi đến lời cám ơn chân thành đến các thầy cô
hướng dẫn em làm bài báo cáo thực tập. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo
của TS.Võ Đức Anh cùng ThS.Ngô Thị Phi Quỳnh thì em nghĩ bài báo cáo thực tập
này của em rất khó có thể hoàn thiện được.
Đồng thời, em xin cám ơn KS.Nguyễn Thị Minh Giang cùng ThS.Cao Thị Bích
Tuyền cùng các anh chị tại Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi Trường Dung Quất
đã hướng dẫn tận tình, cám ơn Ban Giám Đốc Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi
Trường Dung Quất đã tạo điều kiện thuận lợi cả về thời gian và cơ sở vật chất trong
suốt quá trình em thực hiện quá trình thực tập tại phòng thí nghiệm của Trung Tâm.
Đồng thời, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Do
vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức
của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các anh, chị trong Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc
Môi Trường Dung Quất luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp
trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ CÁC KÍ HIỆU
QTMT

: Quan trắc môi trường

KKT

: Khu kinh tế

KCN

: Khu công nghiệp

BQL

: Ban quản lý

ABS

: Độ hấp thụ

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

ASTM

: Tiêu chuẩn Hoa Kỳ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp,
công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần
nước ngọt. 97% nước trên trái đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng
hiện nay nếu ta trừ đi phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt
sạch mà con người có thể sử dụng.
Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách
thức hết sức to lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, và thiếu nguồn nước ngọt, đặc
biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Thực trạng ô nhiễm nước mặt, chất lượng
nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu
đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con
sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước
suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu: BOD, COD, NH4, N, P… cao hơn tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị như: sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng
nhất trong hệ thống sông Đồng Nai, có một đoạn sông chết dài 10km do nạn xả thải
của công ty Vedan. Hiện nay, nguồn nước dưới đất tại Việt Nam cũng đang phải đối
mặt với những vấn đề bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, và các chất độc hại khác…
Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ
thấp. Hiện tượng này ở các khu vục đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Không chỉ riêng ở những thành phố lớn mà các thành phố vừa và nhỏ như
Quảng Ngãi lượng nước thải chưa qua xử lý của nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp xả
thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nguồn nước. Và

vừa qua sông Trà Khúc là thùng chứa rác thải của vấn nạn xả thải trực tiếp của nhiều
nhà máy từ khu công nghiệp Quảng Phú, mà điển hình là Công ty Cổ phần Đường
Quảng Ngãi gây ra. Cụ thể, tại hồ chứa nước thải hèm cồn rượu (nguồn nước thải chưa
xử lý), đoàn kiểm tra đã phát hiện một lượng nước thải lên tới gần chục ngàn m 3 được
thải ra sông Trà Khúc. Nhà máy Cồn - Rượu Quảng Ngãi (thuộc Công ty CP Đường
Quảng Ngãi), trong quá trình súc rửa các thiết bị máy móc đã xả nước thải ra sông Trà
Khúc. Không dừng ở đó, một đoạn dài sông Trà bị nhuộm đen bởi 15,4 tấn dầu rò rỉ từ
bồn chứa dầu nhà máy đường Quảng Phú và việc khai thác sa khoáng ở thượng nguồn.
Hậu qủa để lại là cá chết hàng loạt khi chỉ số DO chỉ bằng 1,2 mg/l (theo quy định DO


≥ 5mg/l ), hạ lưu bốc mùi hôi nồng nặc, cỏ hai bên bờ hồ và nơi xả chết rạp và còn ảnh
hưởng đến mạch nước ngầm xung quanh.
Ký túc xá trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, phường Lê Hồng Phong,
nằm ven hạ lưu con sông Trà Khúc. Do đó, đề tài “đánh giá nước ngầm ký túc xá
trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, phường Lê Hồng Phong, Thành phố Quảng
Ngãi” với mục tiêu đánh giá nước ngầm ký túc xá trường Đại học Công Nghiệp
TP.HCM, phường Lê Hồng Phong có đạt chỉ tiêu để được sử dụng làm nước sinh hoạt,
nước uống cho sinh viên và cán bộ trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.


CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU VỀ TRUNG TÂM KỸ THUẬT QUAN TRẮC
MÔI TRƯỜNG DUNG QUẤT
1.1 TÌM HIỂU VỀ Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Định nghĩa quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường được định nghĩa là quá trình thu thập các thông tin về sự
tồn tại cũng như biến đổi nồng độ các chất trong môi trường có nguồn gốc từ thiên
nhiên hay nhân tạo, quá trình này được thực hiện bằng các phép đo lường nhắc lại
nhiều lần và với mật độ mẫu đủ dày về cả không gian và thời gian để từ đó có thể đánh
giá các biến đổi và xu thế chất lượng môi trường. Do đó, quan trắc môi trường

(QTMT) được hiểu là quan trắc, đo lường, ghi nhận một cách thường xuyên, liên tục
và đồng bộ các thông số chất lượng cũng như các thông số khí hậu thuỷ văn liên quan.
Kết quả của quan trắc là những số liệu, là cơ sở để phân tích chất lượng môi
trường phục vụ cho quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững trong một phạm vi không
gian nhất định (toàn quốc, vùng lãnh thổ, khu vực…).
1.1.2 Nội dung của quan trắc môi trường
Nhiệm vụ hàng đầu của trắc quan môi trường là đáp ứng nhu cầu thông tin
trong quản lý môi trường, do đó có thể xem quan trắc môi trường là một quá trình bao
gồm các nội dung sau đây:
-

Quan trắc môi trường sử dụng các biện pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và quản lý
tổ chức nhằm thu thập thông tin: mức độ, hiện trạng, xu thế biến động chất lượng môi

-

trường.
Quan trắc môi trường phải được thực hiện bằng một quá trình đo lường, ghi nhận
thường xuyên và đồng bộ chất lượng môi trường và các yếu tố liên quan đến chất

-

lượng môi trường (UNEP).
Quan trắc môi trường phải thực hiện đầy đủ các nội dung trên nhằm đáp ứng nhu cầu
thông tin của quản lý môi trường, do đó có sự khác biệt cơ bản giữa quan trắc môi
trường với những công cụ khác của quản lý môi trường.
1.1.3 Mục tiêu của quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường được tiến hành nhằm các mục tiêu sau đây:
(1) Ðể đánh giá các hậu quả ô nhiễm đến sức khoẻ và môi trường sống của con
người và xác định được mối quan hệ nhân quả của nồng độ chất ô nhiễm.


7


(2) Ðể đảm bảo an toàn cho việc sử dụng tài nguyên (không khí, nước, đất, sinh
vật, khoáng sản…) vào các mục đích kinh tế.
(3) Ðể thu được các số liệu hệ thống dưới dạng điều tra cơ bản chất lượng môi
trường và cung cấp ngân hàng dữ liệu cho sử dụng tài nguyên trong tương lai.
(4) Ðể nghiên cứu và đánh giá các chất ô nhiễm và hệ thống tiếp nhận chúng
(xu thế, khả năng gây ô nhiễm).
(5) Ðể đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát, luật pháp về phát thải.
(6) Ðể tiến hành các biện pháp khẩn cấp tại những vùng có ô nhiễm đặc biệt.
1.1.4 Ý nghĩa của quan trắc môi trường QTMT
Quan trắc môi trường là một hoạt động quan trọng trong chương trình bảo vệ
môi trường quốc gia được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường (2005), do đó, từ
năm 1994 đến nay bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là bộ Tài nguyên và
Môi trường) đã quy định việc thực hiện QTMT đối với nhiều hoạt động bảo vệ môi
trường cụ thể (như từng bước xây dựng mạng lưới các trạm QTMT quốc gia, ban hành
các quy định về chương trình quan trắc, đảm bảo chất lượng quan trắc…). Trong đó,
QTMT có ý nghĩa như một thành tố hoặc quyết định hiệu quả của các hoạt động bảo
vệ môi trường. Cụ thể, ý nghĩa của quan trắc môi trường:
(1) Quan trắc môi trường là công cụ kiểm soát chất lượng môi trường.
QTMT cung cấp thông tin về chất lượng môi trường căn cứ vào ba nội dung:
thành phần, nguồn gốc, mức độ của các yếu tố môi trường; Mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến đặc tính của môi trường và các thành phần môi trường khác; Xu hướng biến
động về mức độ các yếu tố môi trường và mức độ ảnh hưởng. Dựa trên hiện trạng về
chất lượng môi trường, các cơ quan chức năng có thể xác định các phương pháp bảo
vệ, bảo tồn, khôi phục chất lượng môi trường để đảm bảo các hoạt động sản xuất cũng
như sinh hoạt của con người; các hoạt động sống của sinh vật trong môi trường.
(2) Quan trắc môi trường là công cụ kiểm soát ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra do sự thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các
tính chất vật lý, hóa học và sinh học của các thành phần môi trường vượt quá tiêu
chuẩn chất lượng môi trường và gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Nguồn gốc, mức độ và xu hướng diễn biến của ô nhiễm môi trường có thể được xác
định nhờ quan trắc môi trường, do đó có thể nói QTMT là công cụ kiếm soát ô nhiễm

8


môi trường. Cụ thể là: Quan trắc xác định mức độ và phạm vi của ô nhiễm cho phép
đưa ra các biện pháp phòng ngừa, khống chế, chủ động xử lý ô nhiễm môi trường.
(3) Quan trắc môi trường là cơ sở thông tin cho công nghệ môi trường.
Công nghệ môi trường nhằm vào hai lĩnh vực chủ yếu là ngăn ngừa và xử lý
các quá trình ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn môi trường do hoạt động sản xuất và sinh hoạt,
hay chính xác hơn là hoạt động xả thải của con người và một số các quá trình tự nhiên.
QTMT cho phép xác định nguồn gốc, mức độ của tác nhân ô nhiễm và mức độ tác
động của nó đến chất lượng môi trường từ đó các nhà công nghệ môi trường xác định
biện pháp xử lý (công nghệ xử lý chất thải) hoặc ngăn chặn (giảm thiểu tại nguồn –
sản xuất sạch hơn).
(4) Quan trắc môi trường là cơ sở thông tin cho quản lý môi trường.
Như đã đề cập ở trên, trong chương trình quản lý, bảo vệ môi trường, các quy
định về xả thải, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường đều phải căn
cứ vào những thông tin của quan trắc môi trường. Thông tin của quản trắc môi trường
phải đầy đủ và sát thực để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của các biện pháp quản
lý.
(5) Quan trắc môi trường là mắt xích quan trọng trong đánh giá tác động môi
trường.
Việc xác định đặc điểm tự nhiên của môi trường trước khi thực hiện dự án là
một khâu quan trọng trong đánh giá tác động môi trường của dự án đó. Thông tin thu
thập từ QTMT quyết định việc xác định mức độ ảnh hưởng của các hoạt động nhất

định đến chất lượng môi trường, là căn cứ đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động
và một số biện pháp khác khi thực hiện dự án.
1.2 TÌM HIỂU CHUNG VỀ TRUNG TÂM KĨ THUẬT QUAN TRẮC MÔI
TRƯỜNG
Dung Quất là KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm là công
nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn gắn với việc phát triển cảng
biển nước sâu Dung Quất (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo
ôtô...), ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động
sản... Chính vì thế, việc thành lập Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường (EMC) đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý KKT Dung Quất ngay từ năm 2002 là một
chủ trương đúng đắn và kịp thời.
9


Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi Trường Dung Quất có chức năng giúp
ban quản lý KKT Dung Quất thực hiện các nhiệm vụ: tư vấn về môi trường (tư vấn lập
bản cam kết môi trường, báo cáo đánh giá các tác động môi trường; thiết kế, giám sát
và chuyển giao công nghệ các trạm xử lý chất thải, rác thải...); quan trắc, phân tích,
giám sát môi trường KKT Dung Quất nói riêng và khu vực miền trung tây nguyên nói
chung; tư vấn giám sát các công nghệ thiết bị liên quan đến môi trường, tư vấn về
quản lý đầu tư xây dựng, thí nghiệm và kiểm định cơ lý vật liệu xây dựng các công
trình xây dựng.
Từ năm 2008, trung tâm đã mở rộng thị trường hoạt động ra các tỉnh miền
Trung và Tây Nguyên, thành lập 2 văn phòng đại diện tại TP Quảng Ngãi và Tây
Nguyên đồng thời xây dựng 2 chi nhánh tại khu công nghiệp phía Đông và phía Tây
KKT Dung Quất.
Với phương châm hoạt động:
“Nhanh chóng - chính xác - uy tín”,
“Kỷ luật - chuyên nghiệp - hài hòa”.
Cùng với ưu thế về thiết bị và con người, đồng thời luôn biết lắng nghe các yêu
cầu tâm tư nguyện vọng của khách hàng để liên tục nghiên cứu cải tiến nâng cao chất

lượng sản phẩm dịch vụ.
1.2.1 Sự thành lập Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi Trường Dung Quất
Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi Trường Dung Quất được thành lập tại
quyết định số 725/QD-BQL ngày 07/08/2002 của Trưởng ban quản lí KCN Dung
Quất, là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc ban quản lí KKT Dung Quất.
Hệ thống quản lí chất lượng của trung tâm đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Phòng thí nghiệm môi trường của trung tâm đã được văn phòng công nhận chất lượng
thuộc tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm tra, đánh giá công nhận phòng thí
nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.

1.2.2 Trụ sở chính.
Đ/c: Khu đô thị mới Vạn Tường, Bình Trị, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
10


Đt: (055) 3610818
fax: (055) 3610704
* Văn phòng đại diện tại Quảng Ngãi
* Văn phòng đại diện tại Gia Lai:
Đ/c: 777 Hai Bà Trưng TP Quảng Ngãi Đ/c: 48 Wừu – phường Iakring TP
- Quảng Ngãi
Pleiku – Gia Lai
Đt/fax: (055) 3713258
Đt/fax: 059 3873857
* Chi nhánh tại KCN phía tây:
* Chi nhánh KCN phía đông:
Đ/c: Bình Thạnh – Bình Sơn – Quảng Đ/c: Bình Thuận – Bình Sơn – Quảng
Ngãi
Ngãi
Đt/fax: 055 3620159

Đt/fax: 055 2223462
1.2.3 Lĩnh vực hoạt động Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi Trường
Dung Quất
1.2.3.1 Hoạt động khoa học công nghệ
Được bộ khoa học và công nghệ cấp chứng nhận đăng kí hoạt động khoa học và
công nghệ lần thứ từ ngày 12/7/2011.
 Số đăng kí: A – 237 ngày 12 tháng 7 năm 2011
 Tổng số vốn đăng kí: 31.170.000.000 đồng
 Trong đó:
- Vốn cố định: 31.170.000.000 đồng

- Vốn lưu động:

0 đồng

1.2.3.2 Hoạt động quan trắc phân tích môi trường
Được văn phòng công nhận chất lượng – tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất
lượng công nhận theo quyết định số 285/QĐ – CNCL ngày 24/7/2007; quyết định
36/QĐ – CNCL ngày 03/2/2009 và quyết định số 638/QĐ – CNCL ngày 20/10/2010
về việc công nhận phòng quan trắc phân tích môi trường thuộc Trung Tâm Kỹ Thuật
Quan Trắc Môi Trường Dung Quất có hệ thống quản lí phòng thí nghiệm phù hợp theo
tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
 Mã số phòng thí nghiệm: VILAS – 273
 Số lĩnh vực được công nhận: thí nghiệm hóa học
 Số phép thử được thực hiện: 32 phép thử.

1.2.3.3 Hoạt động kiểm định xây dựng
Được bộ xây dựng công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (lần 3)
tại quyết định số 106/QĐ – BXD ngày 22/3/2011 của bộ trưởng bộ xây dựng.
 Mã số phòng thí nghiệm: LAS – XD350

 Số lĩnh vực được công nhận: 14 lĩnh vực
 Số phép thử được thực hiện: 142 phép thử.

1.2.4 Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng và nhiệm vụ của Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi Trường
Dung Quất được thể hiện trong các quyết định 988/QĐ – UBND ngày 21/7/2010 của
11


chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi; quyết định số 106/QĐ – BXD ngày
22/3/2011 của bộ trưởng bộ xây dựng; giấy chứng nhận số A – 237 ngày 6/7/2007 của
bộ khoa học và công nghệ với các nhiệm vụ sau:
-

Tổ chức việc quan trắc, phân tích và giám sát môi trường trong KKT Dung Quất và
các vùng lân cận, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường – sinh thái theo quy định của

-

nhà nước hiện hành.
Lĩnh vực thí nghiệm môi trường (VILAS273): thực hiện các phép thử thuộc các tiêu
chí thí nghệm của nước uống, nước thải, đất, không khí, bụi... bằng các thiết bị máy

-

móc chuyên dùng.
Lĩnh vực thí nghiệm – kiểm định xây dựng (LAS – XD350) bao gồm: vật liệu xây
dựng, kim loại, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, hàng tiêu dùng, hóa chất, nông sản
thủy sản thực phẩm phân bón thiết bị điện điện tử...của các công trình xây dựng, công


-

trình giao thông... bằng các thiết bị máy mọc chuyên dùng.
Dịch vụ khoa học và công nghệ:
Thực hiện tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn thiết kế - lập tổng dự án, tư vấn thẩm
tra thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát... về môi trường và xây
dựng; tư vấn khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn; khoang tham dò
địa chất khoáng sản; đo vẽ bản đồ địa chính; thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị; thiết
kế quy hoạch – hạ tầng kỹ thuật KCN, các khu chức năng đô thị và nông thôn.
Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản đăng kí đạt tiêu chuẩn
môi trường, đề án bảo vệ môi trường, tư vấn lập đề án khai thác sử dụng nguồn nước,
đề án xử lí nước thải; tư vấn quản lí và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải
rắn nguy hại; tư vấn giám sát các công nghệ thiết bị liên quan đến môi trường; trồng,
chăm sóc cây xanh cảnh quan, cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải, nước
thải, chất thải và các dịch vụ công cộng khác.
Kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng, quản lý dự án
theo hợp đồng với chủ đầu tư, định giá xây dựng và thực hiện dịch vụ tư vấn đầu tư.

-

Thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cung cấp nước sạch, xử

-

lý nước thải, rác thải, khí thải...
Phối hợp với các cơ quan chức năng bồi dưỡng kiến thức khoa học công nghệ, chuyên

-

môn nghiệp vụ trong lĩnh vực môi trường theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.

Tiếp nhận, hướng dẫn cho sinh viên có nhu cầu thực tập tại trung tâm.

12


1.2.5 Cơ cấu tổ chức
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tổ chức hành chính

Phòng quan trắc phân tích

Phòng tư vấn dịch vụ kĩ

Trung tâm tư vấn và KĐXD

môi trường

thuật môi trường

Dung Quất

1.2.6 Chính sách chất lượng
“Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi Trường Dung Quất xem việc đảm bảo
chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thỏa mãn của khách hàng là nhiệm vụ chính trị hàng
đầu của mình, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của trung tâm”.
Với tiêu chí đó ban giám đốc trung tâm cam kết:



Quản lý điều hành hệ thống chất lượng ISO 9001:2008 và ISO/IEC 17025:2005 một

cách năng động, sáng tạo và hiệu quả.
• Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, nghiệp vụ chuyên
môn giỏi, đủ năng lực quản lý để tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, công
nghệ tiên tiến; không ngừng phấn đấu vì mục tiêu chất lượng sản phẩm.
• Cung cấp tốt nhất các sản phẩm dịch vụ kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng trong
khả năng cho phép. Chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của khách hàng và


liên tục cải tiến hoặc đổi mới cách thức phục vụ.
Không hứa hẹn với khách hàng những gì không thể đáp ứng. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật và khách hàng về tính chính xác, trung thực các số liệu đo đạc, thí nghiệm



mà mình thực hiện.
Phương châm hoạt động:
“Nhanh chóng – chính xác – uy tín”
“Kỷ luật – chuyên nghiệp – hài hòa”

-

Với đội ngũ cán bộ trẻ trung, năng động, tác phong làm việc rất chuyên nghiệp, ý thức
tổ chức kỷ luật, tính tự giác, tự chủ trong quá trình thực hiện công việc, đồng thời tuân
thủ nghiêm ngặt theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008... Nên trong suốt
thời gian qua, sản phẩm của trung tân được các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám
sát...rất tin tưởng về chất lượng.
13



-

Hiện nay trung tâm được các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp, các tư vấn giám sát
đánh giá rất cao về khả năng, kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, thử nghiệm và
công tác tư vấn về lĩnh vực môi trường cũng như kiểm tra đánh giá chất lượng công

-

trình xây dựng.
Đơn vị đã là thành viên của Mạng Kiểm định chất lượng công trình xây dựng việt nam
thuộc cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng quản lí điều hành; là
thành viên của hội các phòng thí nghiệm Việt Nam – VINALAB. Qua sự tham gia các
hoạt động của mạng và hội đã tạo điều kiện rất tốt để đơn vị có được mối quan hệ giao
lưu học hỏi với các đơn vị thành viên, đặc biệt là tiếp nhận nhanh nhất các văn bản
mới, có điều kiện để tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
Với phương châm hoạt động và chính sách chất lượng như trên, cùng với ưu thế
về vị trí, thiết bị, con người và kinh nghiệm trong quá trình làm việc với các dự án lớn,
với các đối tác nước ngoài. Trung tâm chúng tôi tin tưởng sẽ đáp ứng tốt nhất các yêu
cầu của khách hàng.
1.2.7 Cơ sở vật chất
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, EMC được BQL KKT Dung Quất đầu tư với
trang thiết bị mới, đồng bộ, hiện đại được nhập từ các nước công nghiệp phát triển:
Italya, Đức, Mĩ, Anh... cụ thể như: máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS; máy
quang phổ tử ngoại khả kiến UV – Vis; hệ thống phá, chưng cất đạm theo phương
pháp Kjeldahl, máy đo khí thải ống khói, máy lấy mẫu bụi tổng hợp, lấy mẫu bụi
PM10, lấy mẫu khí. Máy nén mẫu bê tông, máy kéo nén thép, thiết bị khoan địa chất,
máy nén 3 trục… và rất nhiều thiết bị khác. Để sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị
công nghệ hiệu quả, EMC luôn chú trọng đến công tác đào tạo kiến thức, kỹ năng

nghiệp vụ cho cán bộ đơn vị; đồng thời, liên kết phối hợp các tổ chức có uy tín về
chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức tập huấn cho cán bộ, viên chức về kỹ năng quan trắc,
lấy mẫu, phân tích các thông số môi trường, thí nghiệm, kiểm định vật liệu xây dựng,
cấu kiện xây dựng, xử lý gia cố nền, móng, kết cấu công trình, chuyển giao công nghệ,
hướng dẫn vận hành, sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, tuân thủ nghiêm ngặt hệ
thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và hệ thống quản lí phòng thí
nghiệm ISO/IEC 17025:2005 từ đó giúp công tác thí nghiệm được thực hiện hiệu quả,
chính xác và an toàn. Chất lượng các sản phẩm tư vấn ngày một nâng cao.

14


1.2.8 Các đối tượng phân tích, đánh giá của Trung Tâm Kỹ Thuật Quan
Trắc Môi Trường Dung Quất
Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi Trường Dung Quất chuyên phân tích,
đánh giá chất lượng ba đối tượng chính là:
-

Môi trường đất: nhằm đánh giá chất lượng đất phục vụ nông nghiệp, xây dựng,

và các mục đích khác.
-

Môi trường nước: nhằm đánh giá chất lượng nước thải KCN để đảm bảo khi thải trực
tiếp ra môi trường không gây ô nhiễm môi trường nước, ngoài ra còn đánh giá chất
lượng nước sinh hoạt để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt phục vụ cuộc sống người

-

dân…

Môi trường không khí: nhằm đánh giá chất lượng khí thải của các KCN, môi trường
không khí của KCN hoặc thành phố từ đó đưa ra các mức độ cảnh báo về ô nhiễm và
các biện pháp xử lí khắc phục.
Tuy nhiên tại Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi Trường Dung Quất thì môi
trường nước được chú trọng và tập trung nghiên cứu nhiều nhất bởi quan trắc môi
trường nước nói riêng là hoạt động quan trọng phục vụ công tác quản lý môi trường và
phát triển kinh tế - xã hội của bất kì quốc gia nào trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng.
Quan trắc các đối tượng nước gắn liền với dự báo trạng thái của chúng, do việc
dự báo chỉ có thể thành lập khi có trạng thái thực tế của đối tượng nước hiện tại và quá
khứ. Các quan trắc bao gồm các số liệu về nguồn ô nhiễm, về thành phần và tính chất
ô nhiễm, về phản ứng của thủy sinh và sự thay đổi trạng thái của các đối tượng nước.
Số liệu các quan trắc này cần được so sánh với số liệu về trạng thái tự nhiên của đối
tượng nước đến khi bắt đầu tác động nhân sinh rõ ràng, tức là cần phải biết thông tin
về các đặc trưng nền của chất và lượng tài nguyên nước.
Mục đích chính của việc quan trắc và kiểm soát mức độ ô nhiễm các đối tượng
nước là thu được số liệu về chất lượng nước cần thiết để thực hiện các biện pháp bảo
vệ và sử dụng nước hợp lý. Cho nên phục vụ quan trắc và kiểm soát giải quyết các
nhiệm vụ sau:

-

Quan trắc và kiểm soát mức độ ô nhiễm nước về các chỉ tiêu hóa học, vật lý và thủy
sinh học.
15


-

Nghiên cứu động học các chất ô nhiễm và làm sáng tỏ các điều kiện làm tăng đột ngột

dao động mức ô nhiễm.

-

Nghiên cứu các quy luật của các quá trình tự làm sạch và tích luỹ chất ô nhiễm trong
các trầm tích đáy.

-

Nghiên cứu các quy luật vận chuyển qua các tuyến ra của sông để xác định cán cân các
chất này trong thủy vực.
Quan trắc và kiểm soát mức độ ô nhiễm được tiến hành trên các trạm quan trắc
thường xuyên và tạm thời, phân bố trên các vùng có hay không có ảnh hưởng của các
hoạt động kinh tế.
Sau khi đánh giá chất lượng của các đối tượng môi trường nước, môi trường
khí, môi trường đất Trung Tâm Kỹ Thuật Quan Trắc Môi Trường Dung Quất đưa ra
cảnh báo về mức độ ô nhiễm (nếu có) và đưa ra các tư vấn, kiến nghị, giải pháp để xử
lí kịp thời để đảm bảo chất lượng theo TCVN, ASTM…
1.2.9 Thành công đạt được
EMC ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong công tác bảo vệ
môi trường và kiểm soát chất lượng công trình trên địa bàn KKT Dung Quất, tỉnh
Quảng Ngãi và cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên như: quan trắc, cảnh báo và
tham gia xử lý kịp thời các sự cố môi trường tại KKT Dung Quất, tại các KCN của
tỉnh Quảng Ngãi, Gia lai, KonTum,… thực hiện quan trắc, phân tích và báo cáo giám
sát môi trường cho các khách hàng lớn như: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy
công nghiệp nặng Doosan Vina – Hàn Quốc, Nhà máy nhựa Polypropylene, Công ty
Cổ phần Đường Quảng Ngãi, Thủy điện Đắk Đrinh,...
Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã tin tưởng, tín nhiệm,
liên tục mời Phòng thí nghiệm môi trường (VILAS 273) tham gia các đợt thanh kiểm
tra công tác bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các tỉnh. Hàng

năm, EMC thực hiện chương trình quan trắc hiện trạng môi trường KKT Dung Quất,
các chương trình quan trắc và báo cáo giám sát môi trường cho các đơn vị, doanh
nghiệp trong KKT Dung Quất và tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, VILAS 273 thực hiện
nhiều chương trình quan trắc hiện trạng môi trường cho các huyện, thành phố, các
16


KCN; thực hiện quan trắc, giám sát môi trường cho các đơn vị, doanh nghiệp trên địa
bàn khu vực miền Trung – Tây Nguyên như: Chương trình quan trắc và báo cáo giám
sát môi trường cho thành phố Quảng Ngãi, KCN Tịnh Phong, Quảng Phú – Quảng
Ngãi; KCN Bắc Sông Cầu – Phú Yên; KCN Trà Đa – Gia lai... Hiện nay, EMC đang
thực hiện quan trắc môi trường dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn giai đoạn thi công.
Đồng thời, EMC đã báo cáo thành công nhiều báo cáo đánh giá tác động môi
trường trước Hội đồng thẩm định cấp Bộ, cụ thể: ĐTM Dự án xây dựng Nhà máy Bio
– ethanol, phân hữu cơ sinh học An Khê; ĐTM Dự án nâng công suất Nhà máy bia
Dung Quất từ 50 lên 100 triệu lít/năm; ĐTM Cụm thủy lợi Đăk Glei; Đề án bảo vệ
môi trường Thủy điện Plei Krông… thực hiện “Đề án điều tra, khảo sát nồng độ phát
sinh các loại khí gây hiệu ứng nhà kính trên địa bàn tỉnh Kon Tum”; đề án thu gom,
vận chuyển, xử lý rác thải của thị trấn Trà Xuân giai đoạn 2012 – 2015 và 2016 –
2020…
Trong lĩnh vực xây dựng: EMC đã thực hiện công tác khảo sát địa hình, khoan
khảo sát địa chất và công tác thí nghiệm kiểm định cho nhiều công trình xây dựng
trong và ngoài KKT Dung Quất, đặc biệt, Phòng Thí nghiệm xây dựng (LAS-XD350)
là “Điểm đến của chất lượng”; tham gia thực hiện các dự án lớn như: Nhà máy đóng
sửa tàu thủy Dung Quất, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy công nghiệp nặng
Doosan Vina, Cảng quốc tế Germadep, Nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi, các dự
án đầu tư xây dựng hạ tầng trong KKT Dung Quất,... và được làm việc với các nhà tư
vấn, nhà thầu lớn như: Tập đoàn Bureau Veritas, Tập đoàn Apave, Tổ hợp nhà thầu
Technip (Pháp), Toyo (Nhật Bản), YMC (Trung Quốc),... LAS-XD350 đã khẳng định
được uy tín, thương hiệu và dần trở nên chuyên nghiệp, được các khách hàng đánh giá

rất cao về tác phong làm việc cũng như chất lượng sản phẩm, đặc biệt là tinh thần
trách nhiệm và tính kịp thời.
Trung tâm trở thành một trong những đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn về
kinh phí hoạt động từ năm 2008 với hơn 80 cán bộ viên chức, là đơn vị sự nghiệp lớn
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ Ban Quản lý KKT Dung
Quất giao, đóng góp quan trọng vào hoạt động quản lý môi trường và chất lượng công
trình tại KKT Dung Quất, tham gia đóng góp nguồn thu vào ngân sách cho tỉnh nhà.
Với những thành tích xuất sắc đã đạt được trong hơn 10 năm qua, Trung Tâm
Kỹ thuật Quan trắc Môi Trường Dung Quất đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ,
17


các Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh Quảng Ngãi tặng nhiều bằng khen. Đạt
được kết quả trên, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Ban Quản lý
KKT Dung Quất, phải kể đến sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm, đồng thời đề ra những định hướng đúng đắn, kịp thời của đội ngũ lãnh
đạo trẻ và sự quyết tâm, nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ, viên chức EMC.

18


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC
2.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Để đánh giá chất lượng nước, người ta đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng nước
như sau:
-

Các chỉ tiêu vật lý cơ bản như: độ đục, độ màu, độ pH, độ nhớt, tính phóng xạ,


-

nhiệt độ...
Các chỉ tiêu hóa học của nước như: chỉ tiêu về nhu cầu oxy hóa học COD,
lượng oxy hòa tan DO, hàm lượng clorua, sunfat, photphat, florua, sắt (II),

-

mangan (II)… các hợp chất nitơ,...
Các chỉ tiêu vi sinh: Số vi trùng gây bệnh E.coli, các loại rong tảo, virut...
2.1.1 Giá trị pH
pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự sinh

trưởng của sinh vật trong môi trường nước, sự thay đổi giá trị pH có thể dẫn tới sự
thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, thúc đẩy
hay ngăn chặn phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước.
Và được định nghĩa bằng biểu thức:
pH = -lg [H+]
 Khi pH = 7 nước có tính trung tính.
 Khi pH < 7 nước có tính axit.
 Khi pH > 7 nước có tính kiềm.

2.1.2 Chất rắn hòa tan
Hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước gồm các chất rắn vô cơ (các muối hòa
tan, chất rắn không tan như huyền phù, đất cát…), chất rắn hữu cơ (gồm các vi sinh
vật, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo, và các chất rắn hữu cơ vô sinh như phân rác,
rác thải công nghiệp…) trong quá trình xử lí nước khi nói đến hàm lượng chất rắn
người ta thường đưa ra các khái niệm như sau:
-


Tổng hàm lượng chất lơ lững: trọng lượng khô tính bằng miligam của phần còn lại sau
khi bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy 103 oC tới khi trọng lượng không

-

đổi.
Cặn lơ lững: phần trọng lượng khô tính bằng miligam các chất còn lại trên giấy lọc khi

-

lọc 1 lít mẫu qua phễu, sấy khô ở 103oC – 105oC tới khi có trọng lượng không đổi.
Chất rắn hòa tan bằng hiệu tổng chất rắn lơ lững và cặn lo lững.
Chất rắn bay hơi là phần mất đi khi nung ở 550 oC trong một thời gian nhất định. Phần
mất đi là chất rắn bay hơi, phần còn lại là chất rắn không bay hơi.
19


2.1.3 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các hợp chất hữu cơ trong nước, tạo
thành CO2 và H2O. COD là một đại lượng dùng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn
của nguồn nước. COD biểu thị cả lượng chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi
khuẩn. Chất oxy hóa thường dùng ở đây là kali permanganat hoặc kali bicromat.
2.1.4 Sunfat (SO42- )
Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ, với hàm
lượng sunfat lớn hơn 250 mg/l, nước gây hại đến sức khỏe con người. Hàm lượng
sunfat lớn hơn 300 mg/l, nước gây tính xâm thực mạnh đối với bê tông.
Ở điều kiện yếm khí, SO42- phản ứng với các chất hữu cơ tạo thành khí H 2S là
khí độc hại:
SO42- + các chất hữu cơ


H2S + O2

2.1.5 Các hợp chất clorua (Cl-)
Ion Cl- có trong nước do sự hòa tan các muối khoáng hoặc do quá trình phân
hủy các hợp chất hữu cơ. Ở nồng độ cho phép thì không gây hại nhưng ở nồng độ cao
(250 mg/l) làm cho nước có vị mặn. Sử dụng nước có hàm lượng clorua cao có thể gây
bệnh thận. Nước chứa nhiều ion Cl- có tính xâm thực đối với bê tông.
2.1.6 Sắt và mangan
Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng hóa trị (II) của các muối
bicacbonat, sunfat, clorua hòa tan, đôi khi sắt tồn tại trong keo của axit humic hoặc
keo silic. Khi tiếp xúc với oxy hoặc các chất oxy hóa, sắt (II) bị oxy hóa thành sắt (III)
và kết tủa thành bông cặn Fe(OH) 3 có màu nâu đỏ. Nước bề mặt thường chứa sắt (III)
tồn tại ở dạng keo dạng hữu cơ, cặn hoặc huyền phù. Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5
mg/l, nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt... Các cặn sắt kết tủa làm
tắc hoặc làm giảm khả năng vận chuyển của hệ thống dẫn nước.
Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III) hydroxit
hình thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch không tốt cho người sử dụng.
Cũng với lý do trên, nước có sắt không thể dùng cho một số ngành công nghiệp
đòi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm,…
Kết tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết diện hữu dụng của ống dẫn mạng lưới
phân phối nước.
Cũng như sắt, mangan thường có trong nước ngầm với hàm lượng nhỏ hơn, ít
khi vượt quá 2 mg/l. Với hàm lượng mangan trong nước lớn hơn 0,05 mg/l sẽ gây trở
ngại nhiều trong việc sử dụng giống như nước có chứa sắt ở hàm lượng cao.
Sắt và mangan trong nước có thể bị oxy hóa theo các phản ứng sau:
20


Fe2+


Fe3+

Mn2+

Mn4+

Sắt (II) và mangan (II) có thể được khử khỏi nước bằng cách oxy hóa qua quá
trình trao đổi khí sau đó tách Fe3+, Mn4+ không tan bằng quá trình lắng lọc:
2Fe(HCO3)2 + 0,5O2 + H2

2Fe(OH)3 + H2O

2.1.7 Độ cứng của nước:
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi, magie có
trong nước.
Trong xử lý nước thường phân biệt ba loại độ cứng: độ cứng toàn phần, độ
cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu. Dùng nước có độ cứng cao có tác hại là các ion
canxi, magie phản ứng với các axit béo tạo ra các hợp chất khó hòa tan, trong sinh hoạt
gây lãng phí xà phòng, trong sản xuất các muối canxi, magie kết tủa gây trở ngại cho
quá trình sản xuất. Khi tính theo hàm lượng CaCO3 trong nước, người ta chia làm ba
loại:
-

Nước mềm có chứa ít hơn 50 mg CaCO3/l.
Nước thường có chứa đến 150 mg CaCO3/l.
Nước cứng có chứa trên 300 mg CaCO3/l.
2.1.8 Các hợp chất của nitơ
Các hợp chất của nitơ có trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các hợp
chất hữu cơ trong tự nhiên, trong các chất thải và trong các nguồn phân bón mà con
người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nguồn nước. Các hợp chất này thường tồn tại

dưới dạng amoniac, nitrit, nitrat và cả dạng nguyên tố nitơ (N 2). Có thể mô tả quá trình
sinh thành các hợp chất nitơ trong sinh quyển theo sơ đồ dưới đây:

Dựa vào sơ đồ trên ta có thể nói rằng, tùy theo mức độ có mặt của các hợp chất
nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm nguồn nước. Khi nước mới bị nhiễm bẩn
bởi phân bón và nước thải, trong nguồn nước có NH 3, NO2- và NO3-. Sau một thời gian
NH3, NO2- bị oxy hóa thành NO3-. Như vậy:
-

Nếu nước chứa NH3 và nitơ hữu cơ thì coi như nước mới bị nhiễm bẩn và nguy hiểm.
Nếu nước chủ yếu có NO2- thì nước đã bị ô nhiễm thời gian dài hơn, ít nguy hiểm hơn.
Nếu nước chủ yếu là NO3- thì quá trình oxy hóa đã kết thúc.
Ở điều kiện yếm khí, NO3- sẽ bị khử thành N2 bay lên.
21


Amoniac là chất gây nhiễm độc trầm trọng cho nước, gây độc cho loài cá.
Việc sử dụng rộng rãi các nguồn phân bón hóa học cũng làm cho hàm lượng
amoniac trong nước tự nhiên tăng lên. Trong nước ngầm và nước đầm lầy hay gặp
nitrat và amoniac với hàm lượng cao. Người ta đã phát hiện nếu trong nước uống có
chứa hàm lượng cao NO3- thường gây bệnh xanh xao ở trẻ nhỏ và có thể dẫn đến tử
vong.
2.2 CÁC CHUẨN MỰC AN TOÀN ĐỐI VỚI THÍ NGHIỆM VIÊN
TRUNG TÂM KỸ THUẬT QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG DUNG QUẤT
2.2.1 Tác phong trang phục
-

Trước khi bước vào phòng thí nghiệm của trung tâm thì mặc trang phục theo quy định
của trung tâm ở đây là áo blouse.


-

Đeo khẩu trang hay là bảo hộ lao động tùy vào phòng thí nghiệm.

-

Luôn luôn đeo găng tay khi ở trong phòng thí nghiệm.

-

Đeo kính bảo hộ để tránh trường hợp hóa chất văng vào mắt.

-

Làm vệ sinh sạch sẽ trước khi bắt đầu một thí nghiệm.

-

Mang dép theo nguyên tắc của phòng thí nghiệm.

-

Đối với nữ cần phải buộc tóc gọn gàng để dễ dàng thao tác thí nghiệm.
2.2.2 Các quy định về phòng cháy chữa cháy của Trung Tâm Kỹ Thuật Quan
Trắc Môi Trường Dung Quất
Phải có khu vực cách ly giữa kho chứa và phòng lấy mẫu, phòng sang chiết tránh
hơi hóa chất thoát ra hình thành hỗn hợp hơi khí cháy gây cháy lan toàn kho.

-


Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu như: cát, bình bột chữa cháy... và trang bị
phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy của hóa chất để sử dụng
dập tắt đám cháy hiệu quả. Đồng thời phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chống

-

độc thích hợp khi chữa cháy.
Các thiết bị công nghệ sử dụng với hóa chất phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học, độ
chịu lửa, chịu nhiệt, độ kín theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật quy định. Máy móc, thiết bị làm
việc trong khu vực hóa chất dễ cháy, nổ phải là loại an toàn phòng chống cháy, nổ,
trong quá trình hoạt động phải có các biện pháp đảm bảo không phát sinh tia lửa do ma

-

sát hay va đập.
Không để thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ cháy, nổ gần nguồn phát nhiệt. Trường
hợp có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp thì phải có biện pháp hạ nhiệt (sơn phản xạ,
tưới nước...).

22


-

Trường hợp cháy hóa chất thể lỏng chảy loang trên mặt sàn, phải be bờ hoặc xúc đất,

-

cát phủ một lớp bề mặt để phun bọt, bột chữa cháy để dập lửa.
Trường hợp cháy hóa chất ở thể rắn như cao su, chất dẻo... thì cường độ phun nước là

(0,14- 0,4) l/m2.s. Có thể quyết định triển khai phun tia nước đặc khi đám cháy phát

-

triển mạnh.
Lưu ý: những người xử lý sự cố cháy, nổ hóa chất phải được trang bị đầy đủ các trang
thiết bị bảo hộ, chống độc: trang phục dương áp, mặt nạ phòng độc, quần áo chống
độc, chống nhiệt...
2.3 QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN KỸ THUẬT LẤY MẪU VÀ BẢO
QUẢN MẪU (MÃ SỐ SOP – LMNI/EMC – QuT08)
2.3.1 Dụng cụ lấy mẫu
2.3.1.1 Các loại bình chứa mẫu

-

Bình Bosilicat (G) và Polyetylen (P) là phù hợp cho lấy mẫu thông thường để xác định
các thông số vật lý và hóa học của nước tự nhiên.
Chi tiết về loại hình sử dụng để thu nhập và lưu trữ mẫu – TCVN 6663 – 3 :2008.
2.3.1.2 Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu
Thiết bị lấy mẫu, phễu, dây, tay cầm nối dài.
Thùng chứa và vận chuyển mẫu.
Chất bảo quản mẫu.
Bình chứa mẫu (P hoặc G).
- Các thiết bị dùng tại hiện trường (GPS, máy đo các chỉ tiêu ngoài hiện trường,
máy ảnh,…).
- Nhãn, phiếu quan trắc và tài liệu lấy mẫu.
- Dụng cụ an toàn cá nhân (quần áo bảo hộ, mũ, kính, giày, gang tay,…)
-

-


2.3.2 Tiến hành lấy mẫu
-

Trường hợp các mẫu dùng để xác định các thông số lí, hóa học là nạp mẫu đầy bình và
đậy nút sao cho không khí ở trên mẫu.
Các mẫu dùng để xác định vi sinh vật hoặc bảo quản đông lạnh thì không được nạp
đầy.
Nước ngầm (TCVN 6663-11:2011): Khi lấy mẫu giếng khoan, cần bơm một thời gian
đủ để đầy hết nước cũ trong lỗ khoan ra ngoài và để bảo quản nước mới vào là được
rút trực tiếp từ tầng ngầm nước.
Bảo quản, lưu trữ và vận chuyển mẫu chuyển mẫu (TCVN 6663-2008).
2.3.3 Bảo quản mẫu

Làm lạnh mẫu: Cách làm lạnh đơn giản (bảo quản trong nước đá dạng tan hoặc trong
tủ lạnh ở nhiệt độ từ 1oC đến 5oC) và để mẫu ở nơi tối trong thời gian ngắn trước khi
phân tích
- Bổ sung chất bảo quản
 Axit hóa mẫu đến pH < 2 bằng HNO 3 đậm đặc: thêm 2ml HNO3 đậm đặc trong 1 lít
mẫu.
-

23


 Axit hóa mẫu đến pH < 2 bằng HCl đậm đặc: thêm 4ml H 3PO4 đậm đặc trong 1 lít

mẫu.
 Axit hóa mẫu dến pH < 4 bằng H3PO4 đậm đặc: thêm 2ml H3PO4 đậm đặc trong 1 lít


mẫu.
 Axit hóa mẫu dến pH < 2 bằng ml H 2SO4 đậm đặc: thêm 1ml H 2SO4 đậm đặc trong 1
lít mẫu.
 Kiềm hóa đến pH >12 bằng NaOH: thêm 5ml NaOH 5N trong 1 lít mẫu.
Thông
số
Cl-

Loại bình chứa

Điều kiện bảo quản
Làm lạnh từ 10C -50C
Axit hóa với HCl đến pH 1-2
và đuổi oxy không khí

SO42-

P hoăc G
P hoặc G đều được rửa
bằng axit
P hoặc G. Nạp đầy bình
đuổi hết không khí ra
khỏi bình.
P hoặc G

Độ cứng

P hoặc G

NH4+


P hoặc G

Fe (II)
pH

Thời gian
bảo quản
24 giờ
7 ngày

Làm lạnh từ 10C- 50C

6 giờ

Làm lạnh từ 10C - 50C
Axit hóa mẫu đế pH 1-2 với
HNO3
Làm lạnh từ 10C - 50C

1 tháng

24

1 tháng
32 giờ


CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu

Tùy thuộc vào mỗi loại ion cần định lượng thì có một phương pháp định lượng
khác nhau, có một sai số khác nhau. Nhưng vì thời gian thực tập tại “Trung Tâm Kỹ
Thuật Quan Trắc Môi Trường Dung Quất” có hạn nên nhóm em chỉ nghiên cứu phân
tích, đánh giá hàm lượng sunfat, clorua, amoni, độ cứng và sắt xung quanh hai phương
pháp chính là phương pháp phân tích thể tích và phương pháp hấp thụ phân tử UV –
Vis. Nên sau đây em xin trình bày một cách khái quát nhất về hai phương pháp này.
3.1.1 Phương pháp phân tích thể tích
3.1.1.1 Nguyên tắc
Phân tích thể tích là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa trên sự đo
thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác (dung dịch chuẩn) được chuyển
vào dung dịch chất cần phân tích (chất định phân) thông qua buret sao cho phản ứng
vừa đủ với lượng chất định phân đó. Quá trình này gọi là quá trình chuẩn độ. Điểm kết
thúc chuẩn độ gọi là điểm cuối. Thời điểm thêm lượng thuốc thử tác dụng vừa đủ với
hàm lượng chất định phân gọi là điểm tương đương. Thường điểm cuối không trùng
với điểm tương đương, vì vậy chuẩn độ thường mắc phải sai số. Để nhận biết điểm
tương đương, thường thêm vào dung dịch chất định phân những chất có khả năng làm
thay đổi màu sắc, các chất đó gọi là chất chỉ thị, hoặc có thông qua phép đo một số đại
lượng hóa lí như: thế oxi hóa khử, độ dẫn, mật dộ dòng điện của dung dịch trong quá
trình chuẩn độ.
3.1.1.2 Các điều kiện bắt buộc trong phân tích thể tích
Các phản ứng dùng trong phân tích thể tích phải thỏa mãn các điều kiện sau:
-

Chất định phân phải tác dụng hoàn toàn với thuốc thử theo một phương trình phản ứng

-

nhất định.
Tốc độ phản ứng phải đủ lớn.
Phản ứng phải có tính chọn lọc (thuốc thử chỉ phản ứng với chất định phân mà không


-

tác dụng với các chất khác).
Phải sử dụng chất chỉ thị thích hợp, sao cho sai số mắc phải nằm trong giới hạn cho
phép.
3.1.1.3 Phân loại

a. Phân loại theo bản chất của phản ứng chuẩn độ

Dựa vào bản chất chuẩn độ có thể chia ra làm các loại sau:
25


×