Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

ĐỀ CƯƠNG mắt 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.46 KB, 49 trang )

K33G
ĐỀ CƯƠNG MẮT 2015-2016
Câu 1: Các khe và lỗ ở đỉnh hốc mắt : cấu tạo , hình dáng, thành phần đi
qua? Nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng chính của Hội chứng khe bướm
và Hội chứng đỉnh hốc mắt?
- Hốc mắt là 1 hốc xương có V ~ 30cc, chứa nhãn cầu, các cơ quan ngoại
nhãn, thần kinh, mỡ và mạch máu. Mỗi hốc xương có hình quả lê, thon dần
về phía sau cho đến đỉnh hốc mắt và ống thị giác.
- Đc tạo bởi 7 xương: x.sàng, x.trán, x.lệ, x.hàm trên, x.vòm miệng, x.bướm,
x.gò má
- Có 4 thành và 2 đáy:
+ Đáy lớn thông vs phía trước
+ Đáy nhỏ liên quan đến hộp sọ
- Đỉnh hốc mắt (đáy nhỏ) đc tạo lên bởi cánh lớn & cánh nhỏ xương bướm
gồm 2 khe và 1 lỗ để cho các mạch máu, các dây TK đi qua.
Vẽ hình :

1.Khe bướm (khe hốc mắt trên):

1


K33G
- Là 1 rãnh xương rất dày và mảnh, phân cách cánh lớn và cánh nhỏ xương
bướm, chạy chếch từ sau → trước, từ trên → dưới, từ ngoài → trong
- Khe được chia làm 2 phần :
+ Phần trên ngoài: là 1 rãnh hẹp, cho nhánh lệ, nhánh trán của dây V1 và
dây IV đi qua.
+ Phần dưới trong: phình to như quả trùy, được bao bọc xung quanh bởi
vòng cân đai Zinn, là nơi xuât phát của hầu hết các cơ vận nhãn. Cho
dây TK III trên và dưới , nhánh mũi của dây V 1 ở phía trong và dây VI ở


phía ngoài đi qua
- Chui qua khe hốc mắt trên còn có hầu hết các TM từ hốc mắt để đổ vào
xoang TM qua TM mắt trên.
2.Khe bướm hàm: (khe hốc mắt dưới):
- Là 1 rãnh xương dài, mảnh và nhỏ, nằm ngay dưới khe bướm, trục của
khe này tạo vs trục của khe bướm 1 hình chữ V, đỉnh quay về phái mũi
- Cho dây TK V2, TK gò má, TM mắt dưới đi qua
- Dây TK dưới hốc mắt (1 nhánh của V2) đi vào rãnh dưới hốc mắt và ống
dưới hốc mắt, chi phối cảm giác : mi dưới, má, môi trên, răng hàm trên.
3.Lỗ thị giác:
- Hình tròn hoặc hình bầu dục, có đường kính ở người trưởng thành là <
6,5mm, nằm ngay đỉnh của 2 khe (đỉnh chữ V), nằm phía trong so vs 2 khe trên
- Lỗ thị giác giãn to trong não úng thủy, u TK đệm của thị TK
- Lỗ thị giác là lỗ trước của ống thị giác có dây TK II, ĐM- TM mắt, các dây
TK giao cảm đi vào hốc mắt và nhãn cầu.
4. Hội chứng khe bướm & Hội chứng đỉnh hốc mắt :
- Nguyên nhân : do 1 khối u, abces, khối máu tụ, mảng xương vỡ chèn ép vào
các thành phần của hốc mắt , tùy theo vị trí mà biểu hiện lâm sàng ra các hội
chứng khác nhau:
- Hội chứng khe bướm :
+ Khối choán chỗ chèn ép vào khe bướm làm tổn thương TK III, IV, VI,
V1
+ LS: liệt vẫn nhãn hoàn toàn, sụp mi, mất cảm giác V1 chi phối
- Hội chứng đỉnh hốc mắt = hội chứng khe bướm + mù

2


K33G
Câu 2 : Các cơ vận nhãn : Đặc điểm, nguyên ủy, bám tận? Chức năng và

TK chi phối, vẽ hình minh họa? Nêu quy luật Hering và Sherington? Cho
các loại nhánh tận và vai trò của vòng động mạch này?
Các cơ vận nhãn tạo ra chuyển động của nhãn cầu, giúp nhãn cầu vận đông về
các phía và phối hợp các động tác
Mỗi mắt có 6 cơ vận nhãn (thớ tròn, mảnh và thân dài)
+ 4 cơ thẳng : trên , dưới, trong, ngoài
+ 2 cơ chéo : chéo lớn, chéo bé
1. Nguyên ủy
Hầu hết các cơ vân nhãn đều xuất phát từ vòng cân đai Zinn trừ cơ chéo bé ( cơ
này xuất phát từ mỏm xương sàng trong hốc mắt thuộc 1/3 phía sau)
2. Đường đi, bám tận:
- Phần lớn chiều dài cơ nằm trong hốc mắt.
- Từ nguyên ủy, chúng vươn ra phía trước rồi bám tận vào củng mạc của
nhãn cầu như sau:
+ 4 cơ thẳng bám vào củng mạc thuộc nửa trước xích đạo của nhãn cầu, cách
rìa theo thứ tự cơ thẳng trong (TT) , cơ thẳng dưới ( TD), cơ thẳng
ngoài( TN) , Cơ thẳng trên (TTr) là 5,6,7,8 mm
+ 2 cơ chéo gồm cơ chéo bé và cơ chéo lớn bám vào củng mạc thuộc nửa
sau xích đạo cầu ; cách điểm đối chiếu hoàng điểm thuộc thái dương trên và
thái dương dưới là 2 – 4 mm
3. Chức năng và TK chi phối.
3.1. Cơ thẳng trong ( TT )
- Có 1 chức năng duy nhất : Kéo nhãn cầu vào trong .
- Dây TK III vận động
3.2. Cơ thẳng ngoài (TN )
- Có 1 chức năng duy nhất : Kéo nhãn cầu ra ngoài.
- Dây VI vận động
3.3. Cơ thẳng trên ( TTr)
- 3 chức năng :
+ Chức năng chính kéo nhãn cầu lên trên.

+ 2 chức năng phụ : Hơi đưa nhãn cầu vào trong và xoay nhãn cầu vào

3


K33G
trong
- Dây III vận động
3.4. Cơ thẳng dưới ( TD )
- Có 3 chức năng:
+ 1 chức năng chính : Kéo nhãn cầu xuống dưới
+ 2 chức năng phụ: hơi đưa nhãn cầu vào trong và xoay nhãn cầu ra
ngoài.
4. Các cơ chéo.
a. Cơ chéo bé ( CB )
- Có 3 chức năng:
+ 1 chức năng cùng cơ thẳng trên kéo nhãn cầu lên trên.
+ 2 chức năng phụ : Hơi đưa nhãn cầu ra ngoài và xoay nhãn cầu ra ngoài.
-Dây III vận động
b. Cơ chéo lớn ( CL )
- Có 3 chức năng.
+ 1 chức năng chính : cùng cơ thẳng dưới kéo nhãn cầu xuống dưới.
+ 2 chức năng phụ : Hơi đưa nhãn cầu ra ngoài và kéo nhãn cầu vào trong.
- Dây IV vận động.
Hình vẽ

4


K33G


5. Quy luật
- Herring: Xung thần kinh được vận chuyển với lượng tương đương đến các
cơ ở 2 mắt để làm nhiệm vụ phối hợp động tác giữa 2 mắt.
- Sherington: Khi các cơ phối vận co thì các cơ đối vận giãn và ngược.
6. Cặp cơ phối vận
Đưa mắt về cùng 1 hướng
VD: - Cơ chéo bé và cơ thẳng trên cùng đưa mắt lên trên.
- Cơ chéo lớn và cơ thẳng dưới cùng đưa mắt xuống dưới.
Cặp cơ đối vận
Đưa mắt về 2 hướng ngược nhau:
VD: - Cơ thẳng ngoài kéo nhãn cầu ra ngoài
- Cơ thẳng trong kéo nhãn cầu vào trong

Câu 3: Vòng động mạch lớn quanh thể mi: Vẽ hình, mô tả sự hình thành, các
loại nhánh tận và vai trò của vòng động mạch này.
1. Vòng động mạch lớn quanh thể mi được tạo bởi 2 động mạch mi dài sau.
- 2 động mạch này là những nhánh bên của ĐM mắt ( là nhánh bên duy nhất
của ĐM cảnh trong ) xuyên thủng củng mạc ở quạnh thị thần kinh tại vị trí
3h và 9h để vào thành nhãn cầu ; chạy giữa lớp hắc mạc và thượng củng mạc
suốt từ sau ra trước. Trên đường đi không cho một nhánh bên nào.
- Khi đến chân mống mắt thể mi thì mỗi động mạch này cho ra 2 nhánh tận, 1
nhánh đi lên và 1 nhánh đi xuống, 2 nhánh lên nối với nhau ở vị trí 12h, 2
nhánh xuống nối với nhau ở vị trí 6h tạo thành vòng động mạch lớn quanh
thể mi.
2. Nhánh tận
Từ vòng động mạch lớn này  4 loại nhánh tận :
- Các nhánh nuôi mống mắt (1)
- Các nhánh nuôi thể mi (2)
- Các nhánh quặt ngược (3) để nối với 16 – 20 nhánh của ĐM mi ngắn sau

( cấp máu cho màng bồ đào sau )
- Các nhánh xuyên thủng củng mạc (4) để nối với các nhánh tận của ĐM cơ
thẳng => tạo thành hệ thống mạch máu kết mạc sâu của rìa nhãn cầu. Khi
5


K33G

3.
-

các mạch máu này cương tụ, xung huyết, rìa giác mạc đỏ tía ra xa nhạt dần,
trên LS có dấu hiệu tụ rìa.
Vai trò của vòng động mạch này.
Nuôi dưỡng màng bồ đào, ½ ngoài võng mạc.
Bài tiết thủy dịch nhờ các tế bào hình lập phương của thể mi
Ổn định nhãn áp.
Nuôi dưỡng giác mạc và thủy tinh thể.
Hình vẽ

6


K33G
Câu 4 : Giác mạc : Đặc điểm hình thể và quang học? Cấu trúc các lớp và
nêu các yếu tố tạo nên tính trong suốt của giác mạc? vẽ hình minh họa?
1. Đặc điểm hình thể:
- Là 1 màng trong suốt ko có mạch máu, giống hình chỏm cầu, chiếm
1/6 S phía trước của lớp vỏ ngoài nhãn cầu.
- Đk ngang 11 – 11.6mm , ĐK dọc 10-10.6mm

- Bán kính cong mặt trước 7.8mm; mặt sau 6.7mm
- Trung tâm giác mạc mỏng nhất có độ dày 0.5 – 0.52mm, càng xa
trung tâm càng dày và độ dày ở chu biên ~ 0.75 – 1mm.
- Chỉ 1/3 giữa giác mạc là sử dụng cho chức năng khúc xạ ở trung
tâm , hình tròn.
2. Đặc điểm quang học :
- Giác mạc là thấu kính quan trọng nhất của mắt
- Công suất quang học 43-48D
- Chỉ số khúc xạ : n = 1.44
3. Cấu trúc các lớp : gồm 5 lớp sau :
(1) : Biểu mô : lớp biểu mô trụ tầng ko sừng hóa, gồm 5-6 hàng TB có nhân
tiêu rất nhỏ và khả năng biệt hóa rất cao, có vai trò như 1 màng bán
thấm, để cho các chất dinh dưỡng từ các film nước mắt đến giác mạc để
nuôi dưỡng.
(2) : Màng Bowmann : mảnh, trong suốt, có thể có các chất có trọng lượng
phân tử nhỏ đi qua dễ dàng, gồm 2 phần : + ½ trước bắt màu biểu mô
+ ½ sau bắt màu nhu mô.
(3) : Nhu mô : chiếm 90% bề dày giác mạc, đc tạo bởi các sợi collagen
trọng lượng phân tử thấp sắp xếp 1 chiều song song nhau. Giữa các sợi
này gắn kết vs nhau bởi các protein tạo cấu trúc bền vững
Xen giữa là nhiều sợi thần kinh
Thưa thớt TB, sợi TK nhân tiêu rất nhỏ
Ko có cấu hình mạch máu
(4) : Màng Descemet : là 1 màng liên kết dai, mỏng, trong suốt có khả năng
cho các phân tử nhỏ qua, như 1 màng bán thấm
(5) : Hàng TB nội mô : hình đa giác, nhân tiêu nhỏ, sắp xếp rất sít sát nhau,
hàng TB này như 1 bơm sinh học bơm đẩy dinh dưỡng từ thủy dịch (tiền
phòng) vào bề dày giác mạc.
4. Các yếu tố tạo nên tính trong suốt của giác mạc :
7



K33G
-

Ko có mạch máu, nuôi dưỡng bằng thẩm thấu
Biểu mô giác mạc ko sừng hoá, độ biệt hoá rất cao
Các sợi collagen có trọng lượng rất nhỏ xếp song song
TB có nhân tiêu nhỏ
Sợi TK trần ko có bao myelin, TB TK đệm rất thưa
Đậm độ nước trong giác mạc hằng định nhờ 2 bơm sinh học phía
trước và sau để điều chỉnh lượng nước.
- Màng Bowman và Descement mảnh, trong suốt
-

Câu 4: Cấu trúc các lớp của thành NC. Nêu rõ cấu trúc các lớp của GM
và giải thích tính chất trong của GM Thành phần nhãn cầu là được cấu
tạo bởi 3 lớp bọc:
1. Củng giác mạc: là lớp màng xơ bọc ngoài có vai trò che trở, tạo dáng cho
nhãn cầu:
1/6 diện tích phía trước trong suốt là giác mạc, 5/6 phía sau trắng đục là củng
mạc
Màng bồ đào: là lớp màng bao quanh ở giữa, chức năng chính là nuôi dưỡng
nhãn cầu, bài tiết thủy dịch, tạo buồng tối và điều chỉnh lượng ánh sáng thích
8


K33G
hợp đi vào võng mạc trung tâm, gồm 3 phần: mống mắt, thể mi và hắc mạc,
màng bồ đào sau.

Võng mạc: là màng mô mỏng, trong suốt, trải từ sau thể mi tới bờ gai thị, có
vai trò thu nhận ánh sáng và chuyển lên não qua TK thị những thông tin thị
giác, gồm: võng mạc cảm thụ và võng mạc dẫn truyền.
2. Cấu trúc các lớp của giác mạc: là 1 màng trong suốt giống hình chỏm cầu,
chiếm 1/6 diện tích phía trước của lớp vỏ ngoài nhãn cầu. Đường kính ngang
11- 11,6mm, đường kính dọc 10- 10,6mm, không có mạch máu. Có 2 mặt
cong: bán kính mặt cong trước: 7,7- 7,8mm, bán kính mặt sau: 6,7- 7,7mm.
Trung tâm giác mạc mỏng nhất có độ dày: 0,5- 0,52mm càng xa trung tâm
càng dày lên, độ dày giác mạc ở chu biên 0,75- 1mm. Chỉ 1/3 giữa giác mạc là
sử dụng cho chức năng khúc xạ ở trung tâm, hình tròn
GM là môi trường quang học trong suốt, quan trọng nhất của mắt, có công suất
quang học 43- 48D, chỉ số khúc xạ n = 1,44. Cấu trúc có 5 lớp:
1. Biểu mô tầng(1) không sừng hóa hoặc kém sừng hóa (1) gồm 5- 6 hàng tế
bào sắp xếp rất xít nhau, có nhân tiêu nhỏ rất kém biệt hóa, có vai trò như
màng bán thấm để nước mắt ngấm qua.
Lớp tế bào mặt hay lớp tế bào tróc vảy Lớp tế bào giữa hay lớp tế bào cánh
Lớp sâu hay lớp tế bào đẩy có khả năng phân chia. TB con sinh ra bị đẩy về
phía trước, thay đổi hình dạng thành tế bào cánh. Tiếp tục di chuyển ra phía
trước, trở thành TB bề mặt rồi phân rã và bong vào phim nước mắt.
Biểu mô thay đổi 7 ngày 1 lần. Ở vùng rìa, biểu mô giác mạc biến thành biểu
mô luân chuyển, rồi thành biểu mô kết mạc.
2. Lớp màng Bowman (2): - là tổ chức liên kết trong suốt, dai và mảnh, có khả
năng bán thấm.
- ½ trước bắt màu biểu mô, ½ sau nhu mô
- Không có khả năng tái sinh nên khi tổn thương sẽ để lại sẹo mỏng.
3. Lớp nhu mô (3): - chiếm 5/6 bề dày giác mạc được cấu tạo chủ yếu bởi các
sợi Collagen nhỏ, sắp xếp 1 chiều song song với nhau, các liên kết với nhau
bởi chất gắn Protein. Xen kẽ giữa các sợi này là sợi thần kinh trần không có
myelin v các tế bào thần kinh đệm có nhân tiêu nhỏ
4. Lớp màng Deseemel (4): cũng là màng liên kết dai v mảnh, trong suốt có

tính bán thấm.
Có thể tách khỏi nhu mô dễ dàng nhưng dính chặt vào nội mô. Rất đàn hồi nên
dễ bị co lại khi bị tổn thương
9


K33G
5. Nội mô: tế bào nội mô sắp xếp xít sao nhau, có hình lục giác dẹt. Có thể có
nguồn gốc từ ngoại bì TK. Vai trò giống như cái bơm sinh học đẩy thủy dịch
vào bề dày giác mạc. Khi tổn thương không có khả năng tái tạo.
3. Tính chất trong suốt của giác mạc:
- Không có mạch máu
- Biểu mô giác mạc kém sừng hóa
- Sợi Collagen trọng lượng phân tử nhỏ xếp song song.
- Tế bào có nhân tiêu nhỏ
- Sợi TK trần không có myein
- Đậm độ nước trong giác mạc hằng định.

Câu 5: đường dẫn truyền thần kinh thị giác: mô tả sự hình thành, đường đi,
hình vẽ? khái niệm bán manh đồng ranh, không đồng danh? Nêu vị trí tổn
thương tương ứng với 2 loại bán manh này
1. Đường dẫn truyền thần kinh thị giác
- Được tạo nên bởi sợi trục của tế bào đa cực ở võng mạc. chúng tập trung
lại tạo thành một vùng hoặc một điểm tại cực sau của nhãn cầu hình bầu
dục kích thước 1,5mm. vùng đó hay điểm đó gọi là gai thị. Từ đây hình
thành nên đoạn đầu tiên của thần kinh thị giác.
10


K33G

- Dây thần kinh này có một đoạn khá dài khoảng 30mm hình chữ S chạy
trong hốc mắt, đi từ lỗ trước ống thị giác vào ống thị giác, chạy trong ống
thị giác vào hộp sộ thông qua lỗ sau ống thị giác.
- Tại đây có sự bắt chéo của các sợi thần kinh. Tất cả các sợi thần kinh
thuộc nửa võng mạc phía mũi của mắt bên này bắt chéo sang phía bên đối
diện. sự bắt chéo này hình thành nên giao thoa thị giác.
Giao thoa này nằm ở phía trước trên của hố yên.
- Các sợi thần kinh thuộc nửa thái dương đi thẳng. như vậy sau giao thoa
thị giác là dải thị giác. Mỗi dải thị giác bao gồm các sợi thần kinh thuộc
nửa võng mạc phía thái dương cùng bên và phía mũi khác bên cho phép
cảm nhận đồ vật, môi trường ở cùng một phía.
- Dải thị giác sẽ tận hết ở thể gối ngoài, từ đây có một neuron cuối cùng
mà sợi trục của nó cho ra các tia thị giác ( Gratiolet). Các tia thị giác này
kết thúc ở vỏ não vùng chẩm bằng các khe (khe cựa).
2. Bán manh: là mất một nửa thị trường ở cả 2 mắt
- Đồng danh: 2 mắt cùng mất thị trường ở cùng một phía do tổn thương ở
vị trí số (2)
- Không đồng danh: mất thị trường 2 mắt không cùng bên do tổn thương vị
trí (1)
Hình vẽ:

Câu 6: hệ thống lệ: cơ quan bài tiết nước mắt? Vai trò nước mắt? Mô tả các
đoạn lệ đạo + hình? Nguyên nhân của chảy nước mắt?
Hệ thống lệ (lệ bộ) gồm 2 phần:
- Cơ quan bài tiết nước mắt: tuyến lệ
- Cơ quan dẫn thoát nước mắt: lệ đạo
1. Cơ quan bài tiết nước mắt: tuyến lệ
11



K33G
- Tuyến lệ gồm:
• tuyến lệ chính: chiếm 90% lượng nước mắt. Gồm có 2 thuỳ ( thuỳ hốc
mắt và thuỳ mo) được ngăn cách nhau bởi cơ vân nâng mi nằm ở hố trên
hốc mắt chỗ 1/3 phía trước ngoài, 2/3 sau trong
Nước mắt được tiết ra từ ống bài xuất nhỏ tập trung lại thành 2 – 4 ống lớn đổ
vào cùng đồ trên qua 1/3 phía ngoài.
Chi phối thần kinh: V1
• Rất nhiều tuyến lệ phụ( tuyến Wofl Meibomius Zliss) nằm rải rác ở bờ mi
kết mạc ( mi trên, cùng đồ, nhãn cầu), sụn mi, nếp bán nguyệt, cục lệ.
Chúng tham gia tiết các thành phần đặc hiệu của nước mắt (nhày, mỡ,
protein với P khoảng 10%)
2. Vai trò của nước mắt
Nước mắt là tổng hợp của 2 loại tuyến lệ đảm bảo 2 chức năng:
- Dinh dưỡng: phần trước nhãn cầu, đặc biệt là giác mạc
- Bảo vệ: vì trong thành phần của nước mắt chứa kháng thể và được tiết ra liên
tục cả ngày lẫn đêm, rửa trôi tác nhân xâm nhập mắt
Nước mắt sau đó được dẫn thoát khỏi bề mặt con mắt bằng 2 cơ chế: bốc hơi và
qua đường lệ đạo
3. Các đoạn lệ đạo: cấu trúc gồm 6 đoạn
- Đoạn 1: lỗ lệ quản trên và dưới (1): nằm ở bờ tự do của mi gần 1/3 phía
trong. Lỗ lệ quản trên lệch về phía trong so với mũi.
Có nhiệm vụ thu nhận từ cùng đồ trên và dưới
- Đoạn 2: Bóng lệ (2): đoạn thẳng góc, đoạn này vuông góc với bờ tự do của
mi, dài khoảng 1 – 2 mm.
- Đoạn 3: lệ quản ngang trên và dưới (3). chạy song song với bờ tự do của mi,
dài 6 – 8 mm
- Đoạn 4: lệ quản chung (4): thu nhận nước mắt từ 2 lệ quản ngang, dài 2 –
4mm. Nằm ngay sau dây chằng mi trong
- Đoạn 5: túi lệ (5): phần phình to ra của lệ đạo trong máng lệ. Máng lệ được

tạo nên bởi hệ thống xương sống mũi giống như một bể điều hoà hoặc bể
chứa nước mắt, cao hoặc dài 11 – 13mm.
- Đoạn 6: ống lệ tỵ (6): nằm hoàn toàn ở mũi, giữa túi lệ đổ xuống đường tiêu
hoá trên từ ngách mũi dưới và giữa  hiện tượng có mùi vị của thuốc sau
nhỏ thuốc mắt
4. Nguyên nhân của chảy nước mắt
12


K33G
- Tắc / bán tắc lệ đạo bẩm sinh hoặc mắc phải gây chảy nước mắt thường
xuyên. Nếu tắc kéo dài gây viêm nhiễm
• tắc lệ đạo bẩm sinh: xuất hiện rất sớm sau hoặc ngay khi sinh, có thể
thường xuyên hoặc từng lúc, chảy nước mắt có thể có nhày mủ hoặc
không.
Nguyên nhân: viêm kết mạc nhiễm trùng, nếp da mi thừa, quặm bẩm sinh,
glocom bẩm sinh, tồn tại chất đường nhày trong đường ống lệ gây tắc hoặc bán
tắc.
Điều trị: viêm, điều trị căn nguyên, bơm rửa lệ đạo, day ấn vùng túi lệ là thích
hợp nhất trong 12 tháng đầu
• tắc lệ đạo mắc phải: có thể do kích thích kết giác mạc kèm tăng tiết thứ
phát, tắc nghẽn lưu thông hoặc tăng tiết vô căn
Điều trị: căn nguyên, bơm thông lệ đạo nếu có chỉ định. Mở tiếp khẩu lệ mũi
hoặc đặt ống dẫn nước mắt khi cần thiết.

Câu 7: chẩn đoán mức độ xuất huyết tiền phòng? Biến chứng và nguyên
tắc điều trị?
A. Xuất huyết tiền phòng
- Tiền phòng là khoảng không được giới hạn mặt sau của giác mạc, mặt trước
của mống mắt và TTT .

- Chứa thuỷ dịch, không có các tế bào hữu hình
- XHTP là trong tiền phòng có tế bào máu
- Nguồn gốc bởi 2 nguyên nhân:
13


K33G
• đứt hoặc vỡ các mạch máu trong mống mắt, thể mi, góc tiền phòng
• rối loạn tăng tính thấm thành mạch của những mạch máu các vùng trên
- Bệnh xuất hiện sau chấn thương vào mắt hoặc đụng dập nhãn cầu
- Sau chấn thương bệnh nhân có thể choáng, ngất (PX mắt tim); đau, rát, nhìn
mờ hoặc không nhìn thấy.
B. Mức độ XHTP dựa vào 2 thời điểm:
1. Người bệnh đến sớm ngay sau chấn thương.
- Lý do đến khám: chóng mặt hoặc ngất (PX mắt tim); giảm nhiều hoặc mất thị
lực mắt; xuất hiện rất nhanh hiện tượng đau nhức ở trong mắt
- Máu trong TP chưa đông, hoà lẫn với các thể dịch  chẩn đoán mức độ chỉ
mang tính ước lượng theo 3 mức độ sau:
• Nhẹ: lượng máu ít hơn nhiều so với thể dịch => hồng nhạt. vẫn xem rõ
mống mắt, đồng tử, TTT, dịch kính, vẫn soi đáy mắt. đo thị lực 10/10
hoặc giảm hơi ít
 Tiên lượng: máu tự tiêu nếu như không có XHTP tiếp theo
• trung bình: máu gần bằng thuỷ dịch => hồng sẫm hoặc đỏ nhạt. chỉ thấy
mống mắt, đồng tử, không thấy dịch kính và đáy mắt. đo thị lực giảm còn
1 – 3/10
 Tiên lượng máu tự tiêu rất chậm, thường xảy ra các biến chứng .
+ Nặng: máu trong TP nhiều hơn thuỷ dịch, thuỷ dịch có màu đỏ sẫm chủ yếu
là máu. Không thấy được mống mắt và đồng tử. thị lực còn sáng/tối (+/-), bóng
bàn tay.
 Tiên lượng: máu tiêu rất chậm hoặc không, biến chứng xảy ra thường xuyên

cần can thiệp chích tháo máu sớm.
Các biến chứng:
- Tăng nhãn áp: tăng khối lượng dịch, đặc biệt trong nhãn cầu
- Viêm màng bồ đào:
do sản phẩm độc của quá trình tiêu máu
- Đục TTT
- Ngấm máu vào giác mạc => đĩa máu giác mạc
- XHTP thứ phát thường do các nút tắc tạm thời bong ra sớm
2. Người bệnh đến muộn: máu đã đông, ngấn máu tiền phòng
- Độ 1: NMTP vượt quá rìa GM 6h nhưng chưa đến 1/3 đường kính dọc GM
- Độ 2: NMTP vượt quá rìa GM 6h nhưng chưa đến ½ đường kính dọc GM
- Độ 3: NMTP vượt quá ½ đường kính dọc GM => đầy TP.
14


K33G

Nguyên tắc điều trị:
- Chế độ chăm sóc 1, có thể băng kín 2 mắt
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước: 500ml một lần trong 2 phút/ 3h 1 lần để
thúc đẩy quá trình tiêu máu
- Thuốc tăng bền vững thành mạch: VTM B, C, K, Adrenocylle 10mg 2 viên/
2 lần trước ăn 20ph
- Thuốc giảm đau, chấn an bệnh nhân, có thể sd kháng sinh uống.
- Theo dõi sự thay đổi máu trong tiền phòng
+ tiêu dần => tốt
+ ngày t3 máu không tiêu hoặc tăng lên => chuyển chuyên khoa.
Câu 8: Phân loại chấn thương mắt theo tính chất tác nhân gây chấn
thương? Chẩn đoán xác định rách GM? Nguyên tắc xử trí tại tuyến đa
khoa?

Chấn thương mắt là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà cho các lứa tuổi, đặc
biệt là trẻ em tuổi học đường hoặc người trong độ tuổi lao động. Việc xử lý kịp
thời, khám và phát hiện sớm chính là yếu tố quan trọng nhất để điều trị và tiên
lượng tốt cho BN.
1. Phân loại CT mắt theo tính chất tác nhân gây CT.
Gồm 2 loại: sắc và tù.
- Sắc + nhọn = vết thương xuyên:
• tổn thương phần phụ: rách da mi, đứt lệ quản, vỡ hốc mắt
• tổn thương NC: vết thương xuyên NC rách GM, rách CM, rách Giác
củng mạc (mỗi loại lại gồm rách đơn thuần và dị vật nội nhãn).
• tổn thương khác: mống mắt, TTT, Dịch kính, võng mạc.
- Tù = chấn thương đụng dập:
• tổn thương phần phụ: tụ máu mi, hốc mắt, tràn khí dưới da
• NC: đụng dập NC: XHTP, đứt chân mống mắt, sa lệch TTT, XH dịch
kính, XH võng mạc, phù võng mạc, vỡ NC ở mặt sau hoặc ½ phía trước.
Do 2 sóng lực: (a) đi từ trước ra sau

15


K33G
(b) là sóng phản lực, hướng từ thành sau NC ra trước, được tạo
nên khi sóng (a) chưa đủ làm vỡ thành sau và tính đàn hồi của thành sau
Nguyên tắc sóng (a) mạnh hơn sóng (b) nhưng đều gây tổn thương như nhau.
b
a
2. Chẩn đoán xác định rách giác mạc.
- Chẩn đoán xác định rách GM thường dễ nếu vết rách đủ rộng. Những vết
rách nhỏ đôi khi khó xác định.
- Xác định tiền sử chấn thương: bị các vật sắc nhọn chém hoặc đâm xuyên vào

mắt.
- Ngay sau chấn thương, BN choáng ngất kèm theo đau rức trong mắt, nước
mắt chảy nhiều lẫn máu hoặc nhày nhớt (dịch kính) hoặc tổ chức màu đen
chảy ra (mống mắt, GM) kèm theo mất thị lực hoặc thị lực giảm rất nhiều.
- Triệu chứng thực thể:
+ đo thị lực ước lượng.
+ sd đèn pin hoặc ánh sáng thường có thể có phụ trợ của kính lúp hoặc đèn khe
• Kết mạc cương tụ xung huyết
• 2 mi mắt nề đỏ
• Vết rách trên GM xác định vị trí, kích thước, nét hoặc không nét, độ
dài, kiểm tra 2 mép vết thương.
• Tiền phòng rất nông hoặc xẹp hoàn toàn, trong tiền phòng +/- máu, mủ
hoặc chất nhày
• Hình dạng, kích thước đồng tử, phản xạ đồng tử mất hoặc rất lười.
• Không xem được dịch kính hoặc đáy mắt
+ Nhãn áp: hạ (mềm)
3. Nguyên tắc xử trí tại tuyến đa khoa
- Chẩn đoán xác định hoặc chẩn đoán nghi ngờ
- Ko đc tra thuốc kháng sinh đặc biệt là thuốc mỡ
- Nên băng vô trùng
- Trấn an BN
- Được phép sử dụng thuốc an thần, kháng sinh toàn thân, giảm đau, phòng
uốn ván
- Khẩn trương viết giấy chuyển lên tuyến chuyên khoa
Câu 9: nguyên nhân gây bỏng mắt? các tổn thương cơ bản của bỏng mắt
và nêu nguyên tắc xử trí bỏng hóa chất ở tuyến cơ sở?
16


K33G


1. Bỏng mắt là hệ thống các tổn thương do tác nhân vất lí hóa học gây ra
Là 1 cấp cứu quan trọng trong nhãn khoa . thái độ xử trí ban đầu có quyết
định trong tiên lương bệnh
Dù do tác nhân gì thì bỏng mắt đều có hiện tượng đông protein ,chết tế
bào,hoại tử tổ chức
Trong nhiều trường hợp dù điều trị tích cực nhưng cũng không thể ngăn
chặn mù lòa do tổn thương trầm trọng của lớp mô sâu nhãn cầu.
2. nguyên nhân gây bỏng mắt:
- Nhiệt :
• Nóng: lưả, nước sôi, than củi , hơi đốt, kim loại nóng chảy gặp trong
sinh hoạt công nghiệp ,lao động, giao thông, chiến tranh. Các vật nóng
chảy thường do tai nạn lđ , đôi khi vừa gây bỏng vừa gây đụng dập
nhãn cầu.
• Lạnh: trước kia gặp ở xứ lạnh, người bị bỏng thường ở cả tay chân mặt
cổ với mức độ nhẹ. Ngày nay công nghiệp dùng nhiều chất có nhiệt độ
lạnh rất cao nên nếu ý thức VSATLĐ k tốt dẫn đến bị bỏng.
- Điện: có thể kèm theo yếu tố cơ giới, điện hóa, hoặc kèm ít nhiều nhiễm xạ
dẫn đến tổn thương rất phức tạp, có thể có các tổn thương từ nông đến sâu.
- Tia : nhiều loại tia có thể gây bỏng như tia vũ trụ, tia X, tia gama, tia cực tím
và các tia sáng đỏ tím, laser. Nếu cường độ quá mức chịu đựng dẫn đến
bỏng..
• Các tia tần số cao: radar, vô tuyến truyền hình, tia phóng xạ, bỏng có
thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
• Ngoài ra sóng âm cũng có thể gây bỏng sâu dọc theo đường đi của sóng
âm
- Hóa chất: chủ yếu là acid và base. Bỏng acid thì không ngấm sâu và lan rộng.
Ngược lại bỏng do base thì ngấm sâu và lan rộng.
Thường để lại di chứng nặng nề hay gặp trong công nghiệp và sinh hoạt.
Tổn thương phức tạp tiến triển kéo dài và nhiều trường hợp dẫn đến mù lòa.

Những hóa chất hay gặp: vôi, H2SO4, HCl, NaOH…
3. Các tổn thương cơ bản của bỏng hóa chất:
- Kích thích (bỏng nhẹ): có cương tụ mạch máu (mi, kết mạc)
Trên GM là những đám bong biểu mô, rất đau rức, tổn
thương càng nông càng đau
- Phồng rộp: có những nốt phỏng trên da kết mạc chứa huyết thanh có thể vỡ
17


K33G
Nếu nốt phỏng chứa dịch trắng đục => nhiễm trùng khi vỡ để lại sẹo nông
Nếu dịch vàng trong => không để lại sẹo
- Hoại tử: trong bề dày kết giác mạc, mi có những nút, những chỗ bị mất tổ
chức tạo những lỗ hổng
Quá trình hoại tử kéo dài và kết thúc là làm sẹo
Quá trình hoại tử có thể nặng thêm nếu kèm theo nhiễm trùng và điều trị không
tốt
- Sẹo: di chứng nặng nề, rất xấu. sẹo lồi (do acid), sẹo nhăn nhúm và biến
dạng(do base)
4. Nguyên tắc xử trí ở cơ sở:
- Xử trí cấp cứu ngay tại hiện trường càng sớm càng tốt từ khi hóa chất gây
bỏng vào mắt và cơ thể
- Mục đích: loại bỏ hóa chất gây bỏng rút ngắn thời gian tiếp xúc với biểu mô,
giảm độ PH của nạn nhân để hạn chế tổn thương ở vùng kết giác mạc và
vùng rìa
- Bao gồm:
• Rửa mắt bằng nước sạch càng sớm, càng nhiều càng kĩ càng tốt
Trừ bỏng với hóa chất rắn thì cần gắp cục hóa chất ra trước khi rửa
Thực hiện ngay tại hiện trường bằng cách ngâm mặt vào chậu nước,
mắt mở chớp nhiều lần hoặc xối vòi nước máy với tốc độ cao, liên tục

rửa mắt từ 15 – 30 ph
• Bao giờ cũng phải tra thuốc mỡ ít nhất là vùng túi cùng, kết mạc trên và
dưới.
Mục đích là để ngăn dính mi – mi, mi - cầu
• Ko được dùng bất cứ loại hóa chất nào để trung hòa hóa chất gây bỏng
• Ko được băng mắt để tránh bội nhiễm, tránh dính mi – mi, mi – cầu
• Chống sốc, giảm đau, trợ tim, sưởi ấm, trấn an BN
• Làm thủ tục giấy tờ chuyển tuyến chuyên khoa
Câu 10: phân loại CT mắt theo giải phẫu? chẩn đoán xác định rách vỡ củng
mạc, nguyên tắc xử trí tại tuyến đa khoa?
Chấn thương mắt là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà cho các lứa tuổi, đặc
biệt là trẻ em tuổi học đường hoặc người trong độ tuổi lao động. Việc xử lý kịp
18


K33G
thời, khám và phát hiện sớm chính là yếu tố quan trọng nhất để điều trị và tiên
lượng tốt cho BN.
1. Phân loại theo giải phẫu:
- Chấn thương mi mắt: tụ máu dưới mi, TKDD, rách da mi, rách xuất huyết kết
mạc
- Chấn thương lệ bộ: tuyến lệ, lệ quản, túi lệ
- Chấn thương nhãn cầu: XHTP, đụng dập TTT, phù GM, rách đứt chân mống
mắt, XH võng mạc…
- Chấn thương hốc mắt: vỡ xương hốc mắt, vỡ sàng hốc mắt, chèn ép ống thị
giác, đụng dập hốc mắt, vết thương xuyên hốc mắt
2. Chẩn đoán xác định rách vỡ củng mạc
Thường chẩn đoán khó khăn do củng mạc bị che bởi kết mạc nhãn cầu
phía trước
- Khai thác được tiền sử chấn thương mắt

- Triệu chứng cơ năng:
• Choáng ngất (do PX mắt tim)
• Đau rức trong mắt
• Mất hoặc giảm nhiều thị lực
• Đặc biệt nước mắt chảy nhiều lẫn dịch nhày tổ chức màu đen, có thể có
máu
- Triệu chứng thực thể:
• Đo thị lực
• Khám bằng đèn pin, ánh sáng thường có phụ trợ của kính lúp hoặc đèn
khe
+ tiền phòng sâu hơn bình thường, phần lớn TP sạch, không có máu
+ có 1 đám xuất huyết kết mạc nhãn cầu hoặc một vết rách kết mạc
nhãn cầu ở góc trong, góc ngoài. Ngay dưới nền xuất huyết hoặc rách
có thể có một khối dịch nhày nhớt trong suốt hoặc một đám tổ chức
màu đen hoặc có hai mép vết thương củng mạc
• Nhãn áp: mềm (hạ)
• Có thể có xuất huyết kết mạc, võng mạc nếu soi được
3. Nguyên tắc xử trí tại tuyến đa khoa:
- Chẩn đoán xác định hoặc chẩn đoán nghi ngờ
- Ko đc tra thuốc kháng sinh đặc biệt là thuốc mỡ
- Nên băng vô trùng
19


K33G
- Trấn an BN
- Được phép sử dụng thuốc an thần, kháng sinh toàn thân, giảm đau, phòng
uốn ván
- Khẩn trương viết giấy chuyển lên tuyến chuyên khoa
Câu 11: định nghĩa cận thị, viễn thị? Phân loại, triệu chứng lâm sàng và nêu

các nguy cơ của cận thị nặng, viễn thị nặng?
1. Cận thị: khái niệm, triệu chứng, điều trị, biến chứng của cận thị nặng.
 Khái niệm:
Cận thị (Myopie) là tật khúc xạ hình cầu, do sai lệch về khúc xạ, khiến các tia
sáng tới song song vào mắt được hội tụ trước võng mạc. Nói 1 cách khác, mắt đó
hội tụ quá mức giống như mắt có trục trước sau quá dài.
Có 2 loại cận thị:
- Cận thị trục: do trục nhãn cầu trước sau dài hơn bình thường.
- Cận thị chỉ số: trục nhãn cầu dài bình thường nhưng giảm bán kính độ cong
của giác mạc và tăng chiết quang của thể thủy tinh.
Ngoài ra, người ta còn phân cận thị thành: tật cận thị (độ cận < 6D) và bệnh cận
thị (độ cận ≥ 7D)
 Triệu chứng:
- Cơ năng:
+ Mắt mờ khi nhìn xa: Mắt không tự điều chỉnh được bằng điều tiết, muốn
nhìn xa rõ hơn phải nheo mắt, lâu ngày thành tật, đôi khi là dấu hiệu chỉ
điểm cho chẩn đoán.
+ Mắt nhìn gần rõ nét: Đọc sách chữ nhỏ mà không cần mang kính với cận
nhẹ, ở người cận số cao nhìn gần vẫn rõ nhưng phải để sách vở gần mắt hơn
nữa.
- Thực thể: thị lực nhìn xa giảm tùy theo mức độ cận thị. Nếu độ cận -0.5D thị
lực 6-7/10, cận -1D thị lực 4/10, cận -1.5->2D thị lực khoảng 1/10.
 Điều trị cận thị:
- Kính phân kỳ (cầu lõm) biểu thị bằng số diop âm.
- Kính tiếp xúc (contact lens).
- Phẫu thuật chỉnh tật khúc xạ:
+ Rạch giác mạc hình nan hoa (cận -6, -7 diop).
+ Laser Excimer.
+ Ghép giác mạc lớp.
+ Ghép lạng giác mạc.

20


K33G
+ Ghép bồi giác mạc.
+ Lazic : dùng năng lượng sóng laser bào mòn giác mạc để làm mất 1 số
diop
Biến chứng của cận thị nặng :
- Tổn thương chu biên võng mạc : thoái hóa hàng rào, dạng bọt sên, vết rách
võng mạc,…có thể dẫn đến bong võng mạc.
- Tổn thương hắc mạc và giãn lồi củng mạc.
- Vết xuất huyết Fuchs.
- Thoái hóa hoàng điểm.
- Lác phân kỳ ở trẻ em.
- Lão thị xuất hiện muộn ở người lớn.
2. Viễn thị : Khái niệm, triệu chứng, điều trị, nguy cơ của viễn thị nặng.
 Khái niệm :
Viễn thị (Hyperopie/Hypermetropie) là tật khúc xạ hình cầu, do sai lệch về
khúc xạ, khiến khi mắt ở trạng thái nghỉ ngơi, các tia sáng tới song song vào mắt sẽ
hội tụ ở phía sau võng mạc. Nói cách khác mắt đó hội tụ không đủ mức, giống như
một mắt có trục nhãn cầu ngắn lại.
Có 2 loại viễn thị :
- Viễn thị trục : do trục nhãn cầu trước sau ngắn hơn bình thường.
- Viễn thị chỉ số : trục nhãn cầu dài bình thường nhưng tăng bán kính mặt
cong của giác mạc và giảm chiết quang thể thủy tinh
 Triệu chứng :
- Người viễn thị nhìn kém cả gần lẫn xa.
- Người trẻ bị viễn thị, vì có lực điều tiết tốt, viễn thị không gây nên sự khó
chịu nào, nhìn vẫn rất tốt. Hiện tượng này phụ thuộc vào mức độ viễn thị.
Viễn thị càng cao, thị lực càng sút nhanh. Người viễn thị +1D, +2D chỉ thấy

mắt kém ở tuổi gần 40, viễn thị càng cao hơn, mắt sẽ kém sớm hơn.
- Mờ mắt do được hiệu chỉnh bằng điều tiết nên thị lực vẫn cỡ 10/10 nhưng
gây mỏi mắt vì cố đưa hình ảnh về võng mạc. Hiện tượng tự hiệu chỉnh này
gây khó chịu, kích thích mi, chảy nước mắt, sợ sáng, viêm kết mạc dai dẳng
và tái diễn. Đôi khi nhức đầu, co kéo các cơ trán, cảm giác nặng vùng trán.
 Điều trị
- Kính hội tụ (cầu lồi) biểu thị bằng số diop dương.
- Kính tiếp xúc (contact lens).
21


K33G
- Phẫu thuật khúc xạ : chỉ cho những mắt có số Diop viễn thị nặng
+ Ghép lạng giác mạc.
+ Ghép bồi giác mạc.
+ Laser Excimer.
Các nguy cơ của viễn thị nặng :
- Glocom góc đóng (ở người có tuổi) mà cơ chế cho rằng do thể mi to, tiền
phòng hẹp là điều kiện thuận lợi.
- Lác quy tụ (lác trong).
- Lão thị đến sớm hơn.
Câu 12: thị lực: định nghĩa, góc nhìn, khả năng phân ly tối thiểu, khám lâm
sàng thị lực và nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực.
: Thị lực: định nghĩa, khả năng phân ly thị tối thiểu, cách khám thị lực nhìn
xa và nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực.
 Thị lực:
- là khả năng của mắt nhận thức được 2 điểm riêng biệt gần nhau
- Là nghịch đảo của khả năng phân tách, được biểu thị bằng phút, cung. Thị
lực đánh giá khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 vật, đó là khoảng cách nhỏ nhất có
thể phân tách được.

 Góc nhìn và khả năng phân ly tối thiểu:
- Nhìn 2 điểm A, B với A, B là 2 đầu mút của 1 vật trong không gian dưới 1
góc α, góc α được gọi là góc nhìn. Góc nhìn tỷ lệ thuận với độ lớn của vật và
tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ vật đến mắt.
- Khả năng phân ly tối thiểu:
+ Khi dịch chuyển điểm A dần về gần điểm B, góc α nhỏ dần. Giá trị của
góc α đủ để ta còn phân biệt được A và B là riêng biệt, trước khi chúng chập
vào nhau, được gọi là khả năng phân ly tối thiểu.
+ Khả năng phân ly tối thiểu ứng với thị lực cao nhất của mắt.
+ Trong điều kiện thích hợp, khả năng phân ly tối thiểu có thể đạt tới 30 giây
hoặc 10 giây.
+ Người ta quy ước khi mắt có khả năng phân ly tối thiểu là 1 phút thì thị
lực của mắt đó là 10/10, có nghĩa là góc nhìn là 1 phút thì thị lực là 1/1 = 1
=10/10, góc nhìn 2 phút là 1/2 = 0.5 = 5/10,…Như vậy thị lực tỷ lệ nghịch
với góc nhìn. Vì góc nhìn rất nhỏ nên có thể biểu diễn.
Thị lực = 1/α
22


K33G
 Cách khám thị lực nhìn xa:
- Nguyên tắc:
+ Bảng thị lực được để cách mắt 5m.
+ Bảng thị lực phải được chiếu sáng trung bình 100 Lux.
+ Có sự tương phản nền trắng chữ đen.
+ Phải đo thị lực từng mắt một.
+ Có đủ thời gian thích nghi sáng tối của võng mạc trước khi khám thị lực.
- Cách khám:
+ Bảng thị lực: Thị lực nhìn xa bình thường là 10/10. Nếu thị lực <10/10 thì
ghi kết quả theo dòng chữ cuối cùng đọc được. Nếu thị lực <1/10 thì để

người bệnh lại gần bảng thử:
Cách 2,5m đọc được dòng 1/10 => Thị lực là 1/20
Cách 1m đọc được dòng 1/10 => Thị lực là 1/50
+ Đếm ngón tay: Nếu người bệnh không đọc được bảng thì cho đếm ngón
tay:
Đếm được ngón tay cách 1m => Thị lực là 1/50
Đếm được ngón tay cách 50cm => Thị lực là 1/100
+ Bóng bàn tay: Nếu người bệnh không đếm được ngón tay thì ta thử khua
bàn tay trước mắt, trong vùng thị trường trung tâm, nếu nhận thức được thì
ứng với thị lực 1/200. Lâm sàng gọi là “Bóng bàn tay”.
+ Sáng tối: Nếu không thấy bóng bàn tay thì cần đánh giá nhận biết ánh sáng
(nhận thức sáng tối) và nhận biết vị trí nguồn sáng (nhận biết hướng ánh
sáng).
+ Khi không còn nhận biết được ánh sáng thì gọi là thị lực bằng 0 hay sáng
tối âm tính.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực:
- Ánh sáng: Độ chiếu sáng trung bình 100 Lux, thấp quá không nhìn rõ, cao
quá dễ chói mắt.
+ Độ chiếu sáng của nền
+ Độ chiếu sáng chung của phòng đo.
+ Tương phản của chữ để đọc.
+ Thời gian hiện chữ trên bảng (bảng điện tử)
- Sự mệt mỏi toàn thân và tại mắt: Mỏi điều tiết có thể làm mắt mờ nhanh.
- Thị giác 2 mắt lớn hơn chút ít so với từng mắt một.
- Liệt điều tiết. Kích thước đồng tử lớn gây giảm thị lực cần cho nhìn qua kính
lỗ.
- Màu sác: các màu sắc tối/sẫm cho thị lực kém.
23



K33G
Bệnh của mắt: tật khúc xạ, bệnh của phần trước và phần sau nhãn cầu gây giảm thị
lực
Câu 13: các nhóm bệnh toàn thân có biểu hiện ở mắt? mô tả triệu chứng đấy mắt
trong bệnh võng mạc tăng huyết áp sau khi vỡ hang rào máu võng mạc?

 Những loại bệnh toàn thân biểu hiện ở mắt:
- Mắt và bệnh hệ tim mạch: cao huyết áp, bạch cầu cấp, osler,…
- Mắt và bệnh hệ thần kinh: HC tăng áp lực nội sọ, HC thần kinh giao cảm cổ,

- Mắt và bệnh hệ nội tiết: Basedow, đái tháo đường,…
- Mắt và bệnh nhiễm trùng: nhiễm zona,…
- Mắt và bệnh ký sinh trùng: toxoplasma ở mắt,…
- Mắt và bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS,…
 Kể tên các triệu chứng của bệnh cao huyết áp sau khi vỡ hàng rào máu võng
mạc:
- Xuất huyết trong võng mạc.
+ Đó là những xuất huyết hình ngọn nến nhỏ, song song với các sợi thần
kinh, nằm quanh những mạch máu lớn ở gai thị. Tuy nhiên có thể xuất huyết
ở sâu hơn, hình tròn hoặc chấm, ở khắp võng mạc.
+ Xuất huyết hoàng điểm hiếm gặp và nặng.
+ Biểu hiện khi chụp mạch huỳnh quang là huỳnh quang của hắc mạc bị che
lấp hoàn toàn, thậm chí không thấy cả những mạch máu võng mạc khi xuất
huyết nằm quá nông.
- Những nốt dạng bông.
+ Đó là những nốt nhỏ, màu trắng, óng ánh nằm nông che lấp các mạch máu,
bờ mờ, hơi nổi rõ. Kích thước đạt ¼ hoặc phân nửa đường kính gai thị.
+ Đó là các sợi thị giác bị sưng lên do tích lũy chất liệu bào tương thần kinh
xảy ra sau khi tắc ĐM trước mao mạch. Các nốt dạng bông nằm gần những
mạch máu lớn và thường cùng thời gian với cơn cao huyết áp. Chúng là 1

dấu hiệu tiến triển và trầm trọng của bệnh võng mạc do cao huyết áp.
+ Biểu hiện chụp mạch huỳnh quang là giảm huỳnh quang ở vùng võng mạc
không ngấm thuốc. Nốt dạng bông không thể hiện trong chụp mạch. Những
nốt mới xuất hiện bao quanh những vùng không ngấm thuốc, xung quanh đó
là các mao mạch giãn to.
- Xuất tiết khô.
24


K33G
+ Là những tổn thơng màu vàng, nằm sâu, ranh giới rõ, thường nằm ở cực
sau. Chúng sắp xếp theo hình nan hoa tỏa ra quanh hoàng điểm tạo thành sao
hoàng điểm.
+ Xuất tiết có thể hợp lại tạo thành đám thâm nhiễm lớn.
+ Chụp mạch huỳnh quang, các xuất tiết cứng, không thấy được vì chúng
nằm sau các mạch máu và không che lấp huỳnh quang của hắc mạc. Xuất
tiết là sự tích lỹ fibrin, lipid và đại thực bào ở ranh giới giữa vùng phù nề và
vùng lành.
- Phù gai.
+ Sự có mặt của phù gai đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp THA vì ở giai đoạn
này, THA liên quan đến tiên lượng sống của bệnh nhân.
+ Soi đáy mắt thấy gai thị có vẻ mờ, sưng, hơi nổi lên và màu trắng nhạt, bờ
gai không rõ ranh giới, các TM giãn, cương tụ kèm thoe giãn mao mạch và
đôi khi có một số điểm xuất huyết trước gai thị.
+ Tổn hại chức năng (giảm thị lực) thường muộn, chứng tỏ tổn thương ở bờ
hoàng điểm chậm.
+ Chụp mạch huỳnh quang cho thấy giãn mao mạch gai thị ở những thì sớm
và tăng huỳnh quang rõ rệt ở những thì muộn.
+ Phù gai do sợi trục bị sưng đầu thị thần kinh, hậu quả của sự ứ trệ luồng
bào tương thần kinh. Sinh bệnh học của phù trong cao huyết áp còn đang

tranh cãi, có thể do:
. Tăng áp lực dịch não tủy.
. Ứ trệ TM.
. Thiếu máu cục bộ do co thắt các ĐM ở gai thị.
Câu 14: kể tên 6 nhóm bệnh toàn thân có biểu hiện ở mắt, mỗi nhóm cho 1
vd? Mô tả triệu chứng phù gai thị trong tăng áp lực nội sọ qua 4 gđ?
 Những loại bệnh toàn thân biểu hiện ở mắt:
- Mắt và bệnh hệ tim mạch: cao huyết áp, bạch cầu cấp, osler,…
- Mắt và bệnh hệ thần kinh: HC tăng áp lực nội sọ, HC thần kinh giao cảm cổ,

- Mắt và bệnh hệ nội tiết: Basedow, đái tháo đường,…
- Mắt và bệnh nhiễm trùng: nhiễm zona,…
- Mắt và bệnh ký sinh trùng: toxoplasma ở mắt,…
- Mắt và bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS
 Tc phù gai thị trong tăng áp lực nội sọ qua 4 gđ:
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×