Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔNCHƯƠNG TRÌNH y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.79 KB, 31 trang )

ĐỀ CƯƠNG
MÔN:CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ
Câu 1: Quan điểm chỉ đạo về phòng chống tác hại của thuốc lá?
Theo “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020”, quan điểm chi
đạo về phòng chống tác hại của thuốc lá bao gồm:
a) Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá phải được sự quan tâm của lãnh đạo các Bộ, ban,
ngành, đoàn thể, địa phương và phải được coi là một nhiệm vụ thường xuyên, có tính chất liên
ngành.
b) Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá là giải pháp chủ đạo và
phải được lồng ghép vào các chương trình, chiến lược về nâng cao sức khỏe để tăng cường
nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, từ đó thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá trong
cộng đồng.
c) Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống tác hại thuốc lá trên cơ sở huy động sự tham gia
tích cực của các Bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính
phủ và cộng đồng.
d) Tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện
pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá. Đẩy mạnh công tác thanh tra,
kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại thuốc lá.
đ) Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế trong phòng, chống tác hại thuốc lá phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Câu 2: Mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của chương trình phòng chống lao quốc
gia.
Bệnh lao là một bệnh xã hội phổ biến, chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình hình kinh tế xã hội
nhưng có thể dự phòng và điều trị có kết quả tốt.
Để thanh toán bệnh lao cần có sự phối hợp các nỗ lực Quốc gia và Quốc tế. Chương trình
chống lao Quốc gia thuộc Bộ y tế là một tổ chức y tế chi đạo mọi hoạt động phòng chống lao
thống nhất trong cả nước, có trách nhiệm và quyền hạn về đường lối chống lao cũng như tổ
chức thực hiện hoạt động chống lao.
Mục tiêu của chương trình phòng chống lao quốc gia:
1. Mục tiêu chung:



Giảm 50% số lượng bệnh nhân hiện mắc vào năm 2010, và 50% số bệnh nhân lao
phổi AFB(+) mới vào năm 2015 nhằm giảm ti lệ chết và ti lệ nhiễm lao.
• Giảm tối đa nguy cơ kháng thuốc của VK lao bằng duy trì kết quả khỏi bệnh cao trên
85% bằng hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát (DOTS).
2. Các mục tiêu cụ thể
Phát hiện:
• Phát hiện từ 65 – 72 AFB+ mới/100000 dân, để đảm bảo tối thiểu 75% số bệnh nhân
lao phổi AFB+ hiện có theo ước tính được phát hiện.
• Ưu tiên phát hiện nguồn lây chính: đảm bảo tối thiểu 65% số bệnh nhân lao phổi
AFB+ trong số bệnh nhân lao phổi phát hiện và chẩn đoán.


Điều trị:
Điều trị khỏi cho ít nhất 85% số bệnh nhân lao phổi AFB+ phát hiện, bằng hóa trị
liệu ngắn ngày có kiểm soát như hiện nay.
• Ít nhất 85% số bệnh nhân lao phổi âm hóa đờm sau 2 tháng điều trị.


Quản lí:
Triển khai hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp cho 100% bệnh nhân lao.
Phát hiện khoảng 10% lao phổi AFB+ mới trong số người nghi lao đến khám.
Thu nhận 70% bệnh nhân lao phổi AFB+ và khoảng 30% bệnh nhân lao phổi âm tính
và lao ngoài phổi.
• Khám và xét nghiệm đờm khoảng 1% dân số có ho khạc trên 3 tuần (người nghi lao)




Câu 3: Trình bày các thành tựu đã đạ được và các thách thức trong thời gian tới của

chương trình chống lao?
1. Thành tựu

Qua thời gian 20 năm hoạt động theo đường lối về quản lí và kĩ thuật của Tổ chức y tế
thế giới và hiệp hội Bài lao và Bệnh phổi quốc tế, dưới sự cam kết hỗ trợ của Chính phủ
và sự ủng hộ to lớn của các tổ chức quốc tế, CTCLQG đã đạt được nhiều thành tích.
Tổ chức y tế thế giới đánh giá công tác chống lao Việt Nam là hình mẫu về CTCL hoạt
đọng có chất lượng và hiệu quả trên Thế giới. Hiện nay, VN là nước duy nhất trong 22
nước có gánh nặng bệnh lao cao đạt được mục tiêu đè ra của WHO. Cụ thể là:
• Ti lệ dân số được chương trình chống lao tiếp cận và bảo vệ là 100%, trong đó triển
khai DOTS từ một số huyện thí điểm năm 1989 đén năm 2003, 100% dân số đã được
triển khai DOTS.
• Áp dụng điều trị HTNN có kiểm soát (DOTS) với phác đồ thứ nhất cho bệnh nhân
lao phổi AFB+ mới với ti lệ khỏi bệnh từ 87-90,5% và phác đò thứ 2 cho bệnh nhân
tái phát và thất bại với ti lệ khỏi toàn quốc là 77%.
• Số bệnh nhân phát hiện chiếm ti lệ trên 80% so với số BN lao phổi AFB+ ước tính
có trong cộng đồng.


Cái thiện hoạt động phát hiện với trọng tâm là chẩn đoán lao phổi AFB+ bằng kĩ
thuật soi đờm trực tiếp. 3 phòng XN đạt tiêu chuẩn QG tại HN, tp.HCM và Đà Nẵng
được thành lập và hoạt động tích cực để giám sát chất lượng XN tuyến dưới.
• Năm 1996, VN là nước đầu tiên của châu Á cùng vớ Peru đã đạt được mục tiêu của
WHO về phòng chống lao. Đến nay, CTCLQGVN đã được WHO và Ngân hàng TG
đánh giá cao thành tích trong mọi hoạt động phòng chống bệnh lao, đặc biệt trong
những khu vực khó khăn: vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tại diễn đàn các đối tác
chống lao lần 2 do WHO tổ chức 24/3/2014, CTCLQGVN chính thức là 1 trong 6
quốc gia trên TG đạt được giải thưởng của CTYTTG về thành tích đã đạt được trong
công tác chống lao tại VN.
• Từ năm 1998, Chương trình chống lao đã sử dụng “tài liệu hướng dẫn thực hiện

CTCL” thống nhất trong toàn quốc từ tuyến TƯ, tinh, huyện và xã. Đồng thời áp
dụng hệ thống ghi chép và báo cáo thống nhất dựa trên XN đờm khi đăng kí điều trị
và giám sát kết quả điều trị bằng việc phân tích lô bệnh nhân. Dự kiến tài liệu sẽ đc
cập nhật và sửa đổi trong thời gian tới.
• Bộ y tế và nhà nước đặt công tác chống lao vào 1 trong các vấn đề y tế trọng điểm và
Nhà nc cấp kinh phí cho hoạt động.
• Do những thành tựu đạt được trong mọi hoạt động của CTCL VN, hiệp hội Bài lao
và bệnh phổi TG và WHO đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang học tập, trao đổi kinh
nghiệm và phối hợp tổ chức 7 khóa đào tạo quốc tế về quản lí CTCL tại VN từ 1997.
2. Thách thức trong giai đoạn tiếp theo.
Trong giai đoạn tới CTCL hoạt đọng còn phải đối mặt và tháo gỡ những vấn đề sau:
• Duy trì tính bền vững của hoạt động chống lao hiện nay cũng như thành tựu đã đạt
được.
• Triển khai thực hiện DOTS tại khu vực khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo và các nhóm đối tượng đặc biệt như tù nhân, người vô gia cư và di
dân tự do, người tâm thần, người già,…
• Hệ thống y, dược tư phát triển nhanh trong thời gian qua gây ảnh hưởng không ít đến
hoạt động của CTCL. Tìm biện pháp để phối hợp lồng ghép hoạt động chống lao
trong hệ thống y tế là điểm cần quan tâm của CTCL.
• Tình hình HIV gia tăng kèm theo sự gia tăng bệnh lao kèm HIV là mối quan tâm của
chuyên khoa lao. Phối hợp với CT HIV/AIDS để có biện pháp khống chế bệnh lao
trong nhóm người có HIV và ngược lại.
• Tình trạng thuốc lao lưu hành tràn lan trên thị trường, chất lượng thuốc và thực hiện
DOTS lỏng lẻo tại một số tinh.
• Tình hình kháng thuốc của VK lao.


Câu 4: Trình bày các mục tiêu của chương trình phòng chống sốt xuất huyết.



Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra.
Bệnh lantruyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Theo tổ chức y tế TG, bệnh lan truyền trên
nhiều nước trên TG với khoảng 20 triệu người nhiễm virus Dengue., ti lệ tử vong đến 5% nếu
không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành
rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông
thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào
các tháng 7, 8, 9, 10.
Bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức
khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.Bệnh chưa
có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.Vì vậy công tác phòng chống đóng
vai trò rất quan trọng.
Mục tiêu chương trình phòng chống sốt xuất huyết dengeu Việt Nam.
a. Mục tiêu chung
1.
2.
3.
4.

Giảm ti lệ chết
Giảm ti lệ mắc
Khống chế không để dịch lớn xảy ra
Xã hội hóa các hoạt động phòng chống SXH, xây dựng các văn bản pháp luật để triển
khai thực hiện.

b. Mục tiêu cụ thể
1. Giảm 10% ti lệ chết/mắc so với trung bình 5 năm từ 1996-2000
2. Giảm 10% ti lệ mắc/100000 dân so với trung bình 5 năm từ 1996-2000
3. 10% số bệnh nhân nghi ngờ SXH được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh, 3%
4.

5.
6.
7.

8.

được phân lập vi rút.
80% bệnh nhân độ I /II được theo dõi, điều trị tại tuyến cơ sở y tế và tại cộng đồng
100% huyện điểm, 50% số huyện có các điểm thường xuyên giám sát véc tơ
12% số xã các tinh loại A, 8% số xã các tinh loại B có mạng lưới cộng tác viên và hoạt
động diệt bọ gậy, huy động cộng đồng diệt bọ gậy đến tận hộ gia đình
100% chủ hộ gia đình tại xã điểm được cung cấp kiến thức phòng chống dịch, ký cam
kết không có lăng quăng trong hộ gia đình. 50% HGÐ tại xã điểm kiểm tra không lăng
quăng trong nhà
100% xã điểm & xã có nguy cơ bùng phát dịch triển khai chiến dịch diệt lăng quăng ít
nhất 2 lần/năm

Câu 5: Mô tả sơ lược công tác tổ chức giám sát dịch tễ học khi chưa có dịch của chương
trình phòng chống sốt xuất huyết.


I.Khái quát.
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do virus Dengue gây nên, bệnh
nan truyền chủ yếu do muỗi Andes aegypty.
Bệnh du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, cho đến nay đã trở thành 1 bệnh dịch lưu
hành.
II.Giám sát dịch tễ khi chưa có dịch
Bao gồm: Giám sát bệnh nhân, giám sát huyết thanh và virus dengue, giám sát muỗi truyền
bệnh và giám sát tính nhạy cảm của vect tơ với các hóa chất diệt côn trùng.
1


Giám sát thống kê và báo cáo định kì
-

Hoạt động giám sát, thống kê báo cáo bệnh SD/SXHD được lồng ghép vào hoạt
động giám sát và báo cáo thường kì của 24 bệnh truyền nhiễm gây dịch cũng như các
mục tiêu Quốc gia phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác do hệ thống y tế dự
phòng quản lý.

-

Trách nhiệm thực hiện là y tế thôn, bản, xã, phường, phòng khám đa khoa, phòng
khám lây, nhi thuộc hệ thống điều trị, hệ thống y tế dự phòng chịu trách nhiệm quản
lý thực hiện.

-

Tiêu chuẩn chẩn đoán : Thực hiện theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt dengue
và sốt xuất huyết Dengue” đươc ban hành kèm quyết định số 1536/QĐ-BYT ngày
29/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế

-

Những thông tin cần báo cáo: Số lượng mắc và chết theo tiêu chuẩn lâm sàng, tên địa
phương có bệnh, thời gian mắc bệnh, tổng số dân và số trẻ dưới 15 tuổi.

2

-


Mẫu báo cáo gồm báo cáo tháng, báo cáo tuần và báo cáo ngày bằng fax khi có dịch.

-

Thời gian báo cáo: Theo quy định

Giám sát và thống kê báo cáo trọng điểm


Hệ thống thống kê báo cáo trọng điểm rất quan trọng vì phạm vi bệnh dịch SD/SXHD lưu hành
địa phương ở VN rộng rãi và tần số mắc bệnh hang năm rất lớn trong khi mạng lưới y tế cơ sở
còn yếu, chất lượng lâm sàng, xét nghiệm và thu thập thong tin chi tiết cho hệ thống báo cáo
thường xuyên còn gặp nhiều khó khăn
-

Chọn cơ sở giám sát trọng điểm : Mỗi tinh chọn 2 điểm giám sát, 1 bệnh viện tuyến
tinh, 1 bệnh viện tuyến huyện

-

Tiêu chuẩn chẩn đoán trong chương trình giám sát trọng điểm thực hiện theo hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế

-

Thông tin cần thu thập: Số mắc, số chết phân theo địa phương, tuổi hoặc nhóm tuổi,
giới tính, thời gian . Ngoài ra cấn kết quả xét nghiệm huyết thanh và phân lập virus,
kết quả giám sát chi số bọ gậy, loăng quăng và muỗi Andes, kết quả phát hiện độ
nhậy của muối Vec tơ với hóa chất. Thông tin về hoạt động và kết quả hoạt động của
phòng chống SD/SXHD


-

Mẫu báo cáo: Cơ sở dung mẫu phiếu điều tra bệnh nhân. Tuyến trung ương, khu
vực, tinh cập nhật, xử lý số liệu và báo cáo về Ban điều hành Quốc gia cùng thời
điểm với báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 1 năm.

3

Giám sát huyết thanh và virus Dengue

+ Mỗi tinh cần giám sát toàn bộ số quận, huyện trong tinh, thành phố để có thể phát hiện sớm
những trường hợp bệnh ngay từ đầu năm. Nhiệm vụ giám sát là thu thập tất cả các bệnh phẩm
của bệnh nhân nghi mắc SD/SXHD với các triệu chứng
-

Sốt cao đột ngột kéo dài từ 2-7 ngày

-

Đau đầu, đau cơ, đau khớp, có phát ban

+ Những trường hợp này cần được lấy máu sau ngày thứ 5 để xét nghiệm phân MAC- ELISA
và/ hoặc lấy máu trong 4 ngày kể từ lúc bắt đầu sốt để phân lập virus.
+ Phân công trách nhiệm cho từng tuyến, các tuyến cần phối hợp hoạt động với nhau


+ Số lượng mẫu xét nghiệm hang năm phụ thuộc vào chi tiêu cụ thể của từng khu vực.
4


Giám sát vec tơ

Giám sát vec tơ nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh, sự biến động
theo mùa của vec tơ, tính nhạy cảm của vec tơ với các hóa chất diệt côn trùng. Điểm giám sát
vec tơ được lựa chọn tại nơi có điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của muỗi. Bao
gồm
-

Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đậu, nghi trong nhà
dung để đánh giá quần thể muỗi. Các chi số cần quan tâm bao gồm

+ Chi số mật độ là số muối cái Aedes aegypty trung bình trong một gia đình điều tra
+ Chi số nhà có muỗi là ti kệ phầm trăm số nhà có muỗi cái Aedes aegypty trưởng thành
-

Giám sát bọ gậy

+ Giám sát thường xuyên 1 tháng 1 lần cùng với muỗi trưởng thành
+ Giám sát ổ bọ gậy loăng quăng nguồn
+ Xác định ổ bọ gậy loăng quăng nguồn sẽ tiến hành theo đơn vị huyện trọng điểm 2 lần/ năm,
mỗi lần điều tra 100 hộ gia đình. Các chi số cần thu thập bao gồm




Chi số nhà là ti lệ phần trăm nhà có bọ gậy loăng quăng
Chi số dụng cụ chứa nước có bọ gậy loăng quăng
Chi số Breteau là số DCCN có bọ gậy loăng quăng Aedes trong 100 nhà điều tra
• Chi số mật độ bọ gậy loăng quăng
-


Giám sat độ nhạy cảm của muỗi Aedes aegypty đối với các hóa chất diệt côn trùng
do tuyến tinh, khu vực thực hiện 1 lần trong năm

5

Tổ chức thực hiện giám sát vec tơ
-

Tuyến tinh tập huấn chi đạo tuyến huyện thực hiện giám sat. Thwucj hiện giám sát
tại các điểm giám sát tronhj điểm của tinh


-

Tuyến huyện Tập huấn, chi đạo, tham gia giám sát, phòng chống vec tơ ở các xã
thuộc huyện. Thực hiện giám sát tại các điểm giám sát trọng điểm của huyện

-

Tuyến xã, phường Thực hiện giám sát và xử lý ổ bọ gậy loăng quăng ít nhất 1 lần
trong tháng đến từng hộ gia điinhf thong qua hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở,
cộng tác viên, học sinh

Cần báo cáo kết quản giám sát thường xuyên tại ổ dịch cho các đơn vị quản lý
Phòng chống vec tơ chủ động

6

-


Giám sát nguồn sinh sản vec tơ

+ Quản lý dụng cụ chứa nước
+ Loại trừ ổ bọ gậy, loăng quăng
-

Chống muỗi đốt

-

Diệt muỗi

-

Tuyên truyền, giáo dục tại cộng đồng

-

Huy động cộng đồng
Chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện và nhân sự phục vụ chống

7

dịch khẩn cấp
-

Tổ chức sẵn sàng chống dịch Thành lập ban chi đạo phòng chống dịch các cấp và
Đội chống dịch tuyến tinh và huyện


-

Cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện sẵn sàng cho chống dịch tại các tuyến

 Tuyến tinh tại TTYTDP tinh

+ 5 cơ số thuốc dự trữ phòng chống dịch
+ 4 máy phun thể tích cực nhỏ ULV đeo vai


+ 100l hóa chất diệt muỗi
 Tuyến huyện

+ 2 cơ số thuốc dự trữ phòng chống dịch
+ 2 máy phun thể tích cực nhỏ ULV đeo vai
+ 20l hóa chất diệt muỗi

Câu 6: Chương trình mục tiêu của chương trình Quốc gia về phòng chống suy dinh
dưỡng.
Trả lời.
1

Mục tiêu chung
- Cải thiện bữa ăn của người dân về số lượng, cân đối về chất lượng, đảm bảo an toàn
-

vệ sinh.
Giảm mạnh ti lệ suy dinh dưỡng (SDD) đặc biệt là SDD thể thấp còi, góp phần nâng

-


cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam.
Kiểm soát hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính

không lây liên quan đến dinh dưỡng.
2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân.
-

Giảm ti lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800

-

kcal xuống còn 10% vào năm 2015 và 5% vào năm 2020.
Ti lệ hộ gia đình có khẩu phần ăn tương đối đạt 50% vào năm 2015 và 75% vào năm
2020.

Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em


Chi tiêu
-

Giảm ti lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống còn 15%vào

-

năm 2015 và 12% vào năm 2020.
Giảm ti lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp dưới 2500g xuống dưới 10% vào năm 2015


-

và 8% vào năm 2020.
Giảm ti lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5t xuống còn 26% vào năm 2015

-

và xuống 12,5% vào năm 2020.
Giảm ti lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5T xuống 15% vào năm 2015 và 12,5%

-

vào năm 2020.
Đến năm 2020 chiều cao của trẻ 5t tăng từ 1,5-2cm cho cả trẻ trai và trẻ gái, chiều

-

cao của thanh niên theo giới tăng từ 1-1,5cm so với năm 2010.
Khống chế béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành

phố lớn vào năm 2015 và tiếp tục duy trì đến năm 2020
Mục tiêu 3 Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng
- Giảm ti lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<
-

0,7mcmol/l) xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020.
Giảm ti lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai còn 28% vào năm 2015 và 23% vào năm 2020.
Giảm ti lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 20% vào năm 2015 và 15% vào năm

-


2020.
Đến năm 2015 ti lệ hộ gia đình dung muối Iod hang ngày đủ tiêu chuẩn phòng bệnh
(>20ppm) đạt >90% , mức trung bình iod niệu của bà mẹ có con dưới 5T đạt từ 10-

20 mcg/dl và tiếp tục duy trì đến năm 2020
Mục tiêu 4 Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân- béo phì và yếu tố nguy cơ của
một số bệnh mạn tính không lây lien quan đến dinh dưỡng.
- Kiểm soát tình trạng béo phì ở người trưởng thành dưới mức 8% vào năm 2015 và
-

duy trì ở mức dưới 2% vào năm 2020.
Khống chế ti lệ người trưởng thành có Cholesterol máu cao (>5,2mmol/l ) dưới 28%

vào năm 2015 và duy trì ở mức dưới 30% vào năm 2020.
Mục tiêu 5 Nâng cao hiểu biết và năng lực thực hành hành vi dinh dưỡng hợp lý
- Ti lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 27% vào năm 2015 và đạt 35% vào
-

năm 2020.
Ti lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng với trẻ ốm đạt 75% vào năm

-

2015 và 85% vào năm 2020.
Ti lệ nữ thành niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ
đạt 60% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020


Mục tiêu 6 Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng

và cơ sở y tế .
- Đến năm 2015 đảm bảo 75% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tinh và 50%
tuyến huyện được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng từ 1-3 tháng. Đến
-

năm 2020 100% ở tuyến tinh và 75% ở tuyến huyện.
Đến năm 2015 đảm bảo 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã và cộng tác
viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng và duy

-

trì đến năm 2020.
Đến năm 2015 90% bệnh viện tuyến trung ương, 70% bệnh viện tuyến tinh và 30%
bệnh viện tuyến huyện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế. Đến năm 2020 ti lệ này đạt

-

100% ở tuyến trung ương ,95% ở tuyến tinh và 50% ở tuyến huyện.
90% bệnh viện tuyến trung ương, 70% bệnh viện tuyến tinh và 20% tuyến huyện có
triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện thực đơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho
một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù bao gồm người cao tuổi, người nhiễm
HIV/AIDS và lao vào năm 2015. Đến năm 2020, ti lệ này đạt 100% ở tuyến trung

-

ương, 95% tuyến tinh và 50% ở tuyến huyện.
Đến năm 2015 đảm bảo 50% tuyến tinh có đủ năng lực giám sát về dinh dưỡng và
đạt 75% vào năm 2020. Thực hiện giám sát dinh dưỡng trong các trường hợp khẩn
cấp tại các tinh thường xuyên xảy ra thiên tai có ti lệ suy dinh dưỡng cao trên mức


-

bình quân toàn quốc.
Tầm nhìn đến năm 2030
Đến năm 2030 phấn đấu giảm suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới mức ý nghĩa
SKCĐ, tầm vóc người VN được cải thiện rõ rệt.Từng bước giám sát thực phẩm tiêu
thụ hàng ngày có được bữa ăn cân đối và hợp lý về dinh dưỡng , đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho

mọi đối tượng nhân dân, đặc biệt là trẻ em tuổi học đường.
Câu 7: Trình bày các dự án để thực hiện chương trình quốc gia để phòng chống suy dinh
dưỡng.
1 Dự án truyền thông, giáo dục dinh dưỡng và đào tạo nhân lực.
Cơ quan chủ trì Bộ Y tế
Các cơ quan phối hợp Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Thông tin và truyền thông, Đài truyền
hình Việt Nam, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các
tinh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2 Dự án Phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam.


Cơ quan chủ trì Bộ Y tế
Cơ quan phối hợp Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức cóliên quan và Ủy ban nhân dân các

-

tinh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3 Dự án Phòng chống thiểu vi chất dinh dưỡng
- Cơ quan chủ trì Bộ Y tế
- Cơ quan phối hợp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên

quan và Ủy ban nhân dân các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4 .Chương trình dinh dưỡng học đường
- Cơ quan chủ trì Bộ y tế
- Cơ quan phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, Bộ, ngành cơ quan tổ chức có
lien quan và Ủy ban nhân dân các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Dự án kiểm soát thừa cân, béo phì và phòng chống bệnh mạn tính không lây lien quan
đến dinh dưỡng
- Bộ Y tế chủ trì phối hợ với các Bộ, ngành có lien quan và Ủy ban nhân dân các tinh,
-

thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các hoạt động tại bệnh viện và cộng đồng.
Bộ Giáo duc và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ
chức có lien quan và Ủy ban nhân dân các tinh, thành phố trực thuộc trung ương triển

khai các hoạt động trong hệ thống trường học.
6. Chương trình cải thiện an ninh dinh dưỡng, thực phẩm hộ gia đình và đáp ứng dinh
dưỡng trong trường hợp khẩn cấp.
- Cơ quan chủ trì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp Bộ Y tế, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và ủy ban nhân
dân các tinh, thành phó trực thuộc Trung ương.
7. Giám sát dinh dưỡng
- Cơ quan chủ trì Bộ Y tế
- Cơ quan phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Các
Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tinh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Câu 8 Trình bày các hoạt động ứng phó của ngành y tế lồng ghép trong chương trình
Quốc gia về quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng và thích nghi với biến đổi khí
hậu.
1


Khái quát


-

Biến đổi khí hậu BĐKH trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước dâng, một trong

-

những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế ki ki 21.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới 2007, Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng trong đó vùng Đồng bằng song

-

Hồng và song Mê Công bị ngập nặng nhất.
Chương trình mục tiêu Quốc gia quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng và thích
nghi với biến đổi khí hậu cần được tiến hành trên nguyên tắc bền vững, có sự phối hợp

giữa các ban ngành trong đó có ngành y tế.
2 Các hoạt động của ngành y tế
Thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành y tế là chiến lược giám sát và kiểm soát về y tế các
vùng và địa phương để đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân trong các điều kiện BĐKH và
thiên tai
Bộ Y tế và các Bộ, ngành, địa phương cần xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
và liên quan tới y tế và sức khỏe cộng đồng trong đó những nội dung cần chú ý bao gồm:
-

Thiết lập tiêu chuẩn y tế về vệ sinh môi trường cho các khu vực đông dân, xây dựng
và ban hành các tiêu chuẩn y tế , bảo vệ sức khỏe cho mọi hoạt động dân sinh, kinh


-

tế có tính đến BĐKH.
Kiểm dịch chặt chẽ atại biên giới, cửa khẩu nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm.
Tăng cường áp dụng các giải pháp về công nghệ, trang thiết bị, hệ thống kiểm soát

-

bệnh tật phát sinh, phát triển, lây lan trong BĐKH, nhất là sau thiên tai.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cộng đồng, nhằm nâng cao hiểu biết, nhận
thức về sức khỏe môi trường do tác động của BĐKH.


Câu 12: Trình bày mục tiêu và giải pháp công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng
giai đoạn 2012- 2015.
Sức khỏe tâm thần được xem là một tình trạng sức khỏe mà mỗi cá nhân nhận thức rõ
khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm
việc hiệu quả, thành công và có thể đóng góp cho cộng đồng(WHO).
Công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần không đơn thuần chi là việc chữa bệnh tâm thần mà
còn là phòng bệnh, phát hiện sớm , can thiệp sớm các rối loạn tâm thần tại cộng đồng.can thiệp
đi đối với phục hồi chức năng tâm lý xã hội làm cho người bệnh nhanh chóng hòa nhập với
cộng đồng và xã hội, làm giảm ti lệ mãn tính tàn phế và giảm ti lệ gây rối, gây nguy hại mà
những bệnh loạn thần nặng có thể gây ra, góp phần làm giảm bớt những gánh nặng cho gia
đình, cộn đồng và xã hội.
Chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng(BVSKTTCĐ) thuộc chương
trình mục tiêu Quốc gia từ năm 1999 với các mục tiêu và giải pháp như sau:
1. Mục tiêu
- Nguyên tắc:
+ Tiếp cận liên ngành

+ Bảo vệ quyền con người
+ Bảo đảm y tế toàn dân
+ Tiếp cận suốt chu kỳ vòng đời
+ Đảm bảo nguồn lực
+ Xây dựng và thực thi chính sách phải dựa trên bằng chứng
- Mục tiêu chung

Nâng cao sức khỏe tâm thần ,dự phòng các rối loạn tâm thần, đảm bảo cung cấp các
dịch vụ chăm sóc y tế và xã hội hiệu quả ,công bằng thúc đẩy sự hồi phục, bảo vệ quyền
con người, giảm bệnh tật, tử vong và tàn tật cho người có rối loạn tâm thần.
- Mục tiêu cụ thể
+ Mục tiêu 1: Tăng cường lãnh đạo điều hành ,phối hợp lien ngành của chính
quyền các cấp và huy động xã hội trong hưm sóc sức khỏe tâm thần .
+ Mục tiêu 2: Tăng cường dịch vụ y tế xã hội toàn diện, lồng ghép, dựa vào cộng
đồng cho người có rối loạn tâm thần.
+ Mục tiêu 3 : Tăng cường công tác nâng cao sức khỏe tâm thần a dự phòng các rối
loạn sức khỏe cho nhân dân.
+ Mục tiêu 4: Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế và xã hội theo hướng công bằng,
hiệu quả ,chất lượng và phát triển trong chăm sóc sức khỏe tâm thần.
+ Mục tiêu 5: Củng cố năng lực và tính hiệu quả của nguồn nhân lực sức khỏe tâm
thần về dự phòng ,giám sát ,phat hiện ,điều trị , quản lý , phục hồi chức năng và
hỗ trợ xã hội với các rối loạn tâm thần.
2. Các giải pháp:


-

Các giải pháp về lãnh đạo điều hành , hợp tác liên ngành và huy động xã hội
Các giải pháp về luật pháp và chính sách
Các giải pháp về thông tin, giáo dục và truyền thông về sức khỏe tâm thần

Các giải pháp đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế và xã hội trong chăm sóc sức khỏe
tâm thần
Các giải pháp về nguồn lực
Các giải pháp về nghiên cứu, theo dõi và giám sát
Các giải pháp tăng cường hợp tác quôc tế.

Câu 13: Trình bày nhiệm vụ của y tế cơ sở trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần
cộng đồng.
1. Tuyến y tế huyện:
- Lập hồ sơ cho mỗi bệnh nhân bao gồm : Bệnh án chi tiết, phiếu theo dõi hàng tuần hay

tháng trong đó ghi chép đầy đủ về thuốc , tiến triển của triệu chứng, tình trạng hiện tại,
hoàn cảnh kinh tế xã hội của bệnh nhân.
- Bác sĩ chuyên khoa tâm thần được chi định thuốc và ghi vào sổ điều trị ngoại trú. Mỗi
người bệnh đều phải có 1 sổ điều trị ngoại trú riêng theo mẫu quy định.
- Cán bộ quản lý chương trình phải có lịch định kỳ kiểm tra việc cấp phát thuốc và quản
lý thuốc ở tuyến y tế xã theo đúng quy chế.
- Huấn luyện ,bồi dưỡng kiến thức về chuyên khoa tâm thần cho cán bộ chuyên trách điều
trị ngoại trú tâm thần của trạm y tế xã ,phường.
2. Tuyến y tế xã
Nhiệm vụ của cán bộ y tế tuyến xã chủ yếu là quản lý bệnh nhân tâm thần và có 2 bệnh
chính là: Tâm thần phâ liệt và động kinh.
Phát hiện sớm những bệnh nhân có rối loạn tâm thần, đưa vào thống kê, quản lý, theo
dõi và điều trị .Phát hiện bằng cách nhân dân khai báo , dựa vào đội ngũ y tế thôn bản,
dựa vao những dấu hiệu cơ bản của bệnh và cần phổ biến cho mọi người biết, hoặc gửi
khám ở tuyến trên hoặc nhơ các đoàn khám chuyên khoa tâm thần kinh tinh điều tra
khám sức khỏe.
- Cấp cứu và điều trị bệnh nhân tại nhà theo phác đồ điều trị củ tuyến huyện,tinh. Thăm
khám tại gia đình bệnh nhân để có điều kiện hiểu rõ hơn hoàn cảnh sống của người
bệnh.

Giúp đỡ về mặt sinh hoạt và quản lý sinh hoạt xã hội nhờ vào gia đình ,cộng đồng ,xã.
Giáo dục lao động và tổ chức lao động cho những bệnh nhân còn khả năng lao động.
- TT- GDSK tâm thần cho nhân dân trong xã.Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình bệnh
nhân.Nội dung tập huấn gồm các kỹ năng chăm sóc người bệnh tại nhà, theo dĩ bệnh
nhân để có thể phát hiện kịp thời các triệu chứng cấp cứu cần phải nhập viện , cho bệnh
nhân uống thuốc, giúp bệnh nhân tái hòa nhập vào cuộc sống xã hội, tạo cho bệnh nhân
1 môi trường thoải mái về tâm lý, kinh tế , xã hội .
-

-


Câu 14: Trình bày tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong ở Việt Nam, mục tiêu và giải pháp
chương trình phòng chống phong giai đoạn 2012- 2015.
1. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong ở Việt Nam

Theo quyết định số 264/2002/QD- BYT ngày 6/1/2002 của bộ trưởng BYT tiêu chuẩn loại
trừ bệnh phong gồm 4 tiêu chuẩn ở quy mô cấp tinh, thành phố và cấp huyện, quận, thị xã
như sau:
-

Tiêu chuẩn 1: Trong 3 năm liền tỷ lệ lệ lưu hành bệnh phong dưới 0,2/10 000 dân.
Tiêu chuẩn 2: Tại thời điểm kiểm tra , tỷ lệ phát hiện người bệnh phong mới dưới 1/10
000 dân.
Tiêu chuẩn 3: Tại thời điểm kiểm tra , tỷ lệ người bệnh phong mới được phát hiện bị tàn
tật độ II dưới 15%.
Tiêu chuẩn 4: Kiểm tra ngẫu nhiên 20% cán bộ xã (bao gồm cán bộ Đảng, Chính
quyền , cán bộ đoàn thể của xã), cán bộ y tế va học sinh trung học cơ sở tại xã :100% số
người được kiểm tra đều trả lời đúng các câu hỏi cơ bản trong nội dung tuyên truyền về
bệnh phong.


4 tiêu chuẩn này phải đạt tối thiểu trong 3 năm đến (kể từ thời điểm tổ chức kiểm tra công
nhận trở về trước)
2. Mục tiêu và giải pháp chương trình phòng chống phong gđ 2012- 2015:

a.Mục tiêu:
-

-

Mục tiêu chung:
Phát hiện sớm và điều trị khỏi tất cả các bệnh nhân bằng Đa hóa trị liệu, phòng chống
tàn tật và phục hồi chức năng lao động , nghề nghiệp , sinh hoạt bình thường cho tất cả
các bệnh nhân , giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.
Mục tiêu cụ thể
Theo Quyết định số 1208/QD –TTg 4/9/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc “Phê
duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia y tế giai đoạn 2012-2015”, bệnh phong nằm trong
dự án 1 (Phòng chống 1 số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng ) trong đó
mục tiêu chương trình phòng chống phong đến năm 2015 được xác định:
+ 100% các tinh / thành phố đạt 4 tiêu chuẩn loại trừ phong
+ 50% các huyện /thị trong cả nước không còn bệnh nhân phong mới liê tục trong 5
năm
+ 100% bệnh nhân bị tàn tật được phục hồi chức năng và phòng chống tàn tật.

b. Các giải pháp


Xã hội hóa công tác chống phong: Các cấp, các ngành,các cơ quan đoàn thể có trách
nhiệm phối hợp với ngành y tế tham gia vào công tác loại trừ bệnh phong mà trọng tâm
là để người dân hiểu biết, có kiến thức thông thường về bệnh phong , tự phát hiện bện ở

giai đoạn sớm, điều trị kịp thời thông qua giáo dục y tế, thông tin tuyên truyền...
Lồng ghép các hoạt động chống phong vào hệ thống y tế đa khoa.
- Phát hiện bệnh nhân phong mới bằng phương pháp thụ động, chủ yếu thông qua các
hoạt động giáo dục y tế, tuyên truyền trong cộng đồng. Đảm bảo khám người tiếp xúc
với chất lương cao.
- Kết hợp điều trị đa hóa trị liệu với phòng chống tàn tật và phục hồi chức năng.
- Ưu tiên các hoạt động chống phong cho các vùng có tỷ lệ lưu hành cao >1/10 000 dân.
Thực hiện các chiến dịch loại trừ bệnh phong đối với những tinh không được nước
ngoài hỗ trợ.
- Thực hiệ các dự án, đặc biệt cho những vùng có tỷ lệ lưu hành cao, có nhiều khó khăn
trong công tác phòng chống phong.
- Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát ở các cấp tinh thành, quận, huyện và xã
phường về công tác khám phát hiện , điều trị.
- Ở những tinh thành có tỷ lệ lưu hành thấp <1/10 000 dân củng cố và duy trì các hoạt
động chống phong, giáo dục y tế toàn dân , phát hiện và điều trị sớm những bệnh nhân
phong mới.
- Tăng cường công tác phòng chống tàn tật và phục hồi cức năng cho bệnh nhân phong.
Tranh thủ sự viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt trong công tác phục hồi chức
năng.
-

-

-

Câu 15:Các thành tựu đã đạt được giai đoạn 2011-2015 trong công tác phòng chống
phong và thách thức trong giai đoạn hiện nay.
Bệnh phong là bệnh nhiễm khuẩn mãn tính do Mycobacterium leprae ( trực khuẩn
phong) gây ra. Bệnh chủ yếu gây tổn thương da và các dây thần kinh ngoại biên, đôi khi là mắt.
Trong tất cả bệnh lây truyền , bệnh phong là quan trọng nhất bởi khả năng tiềm tangf

của nó gây tàn tật về thể chất một cách tiến triển và vĩnh viễn. Con người là nguồn bệnh duy
nhất .Trực khuẩn phong được truyền từ một người bệnh thể nhìu trực khuẩn không được điều
trị đến những người khác qua hô hấp hoặc da.
Từ năm 1995 Chương trình phòng chống bệnh phong đã trở thành chương trình mục
tiêu y tế quốc gia và đã đạt được một số thành tựu khá khích lệ.
1. Các thành tựu đã dạt được trong công tác phòng chống phong giai đoạn 2011-2015.
- Tính đến 2014 , tianf quốc đã có 58/63 tinh /thành phố đã được kiểm tra công nhân loại

trừ bệnh phong.


Tỷ lệ lưu hành bệnh phong của 63 tinh thành giữ ổn định ở mức thấp 0,02/10 000 dân, tỷ
lệ tàn tật độ II trên tổng số bệnh nhân phong mới năm 2011 là 21,39% đến năm 2014 và
2015 giảm còn 14,86%.
Số bệnh nhân đang quản lý, đa hóa trị liệu của từng khu vực giảm dần theo từng năm.
- 100% bệnh nhân phhong được chẩn đoán , điều trị đúng phác đồ.Người bệnh phong
không bị kì thị , họ được điều trị tại nhà và được đối xử bình đẳng.
- Công tác khám phát hiện bệnh nhân phong mới được làm lien tục và bằng nhiều hình
thức. Đặc biệt, thông qua các kênh truyền hình giáo dục y tế bệnh nhân đã tự biết được
các dấu hiệu của bệnh phong.
- Trong 6 tháng đầu năm 2015 , tổng số bệnh nhân phong mới được phát hiện tren toàn
quốc là 86 trường hợp, chủ yếu tập trung ở miền Trung ,Tây Nguyên và các tinh Nam
Bộ . Các hoạt động như phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong , tuyên truyền giáo
dục y tế và hỗ trợ kinh tế cho bệnh nhân phong …được quan tâm thực hiện thường
xuyên.
2. Những thách thức phòng chống phong hiện nay.
-

-


Mặc dù chương trình phòng chống phong Việt Nam đã đạt được 1 số thành tựu đáng
khích lệ như xây dựng được 1 mạng lưới phong chống bệnh phong từ trung ương đến cơ sở ,
thay đổi quan niệm về bệnh phong và đặc biệt tỷ lệ lưu hành đã giảm 1 cách đáng kể trong gđ
1995 -2015, nhưng nhiều vấn đề vẫn tồn tại , thách thức những kết quả đạt được như:
Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng , chính quyền có phần giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp
đến mô hình phòng chống bệnh phong .
Mô hình quản lý phòng chống bệnh phong tại tuyến tinh thay đổi ở 1 số địa phương.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống bệnh phong ở các tuyến giảm về số lượng và
sự nhiệt huyết.
Thời gian ủ bệnh của bệnh phong dài, dịch tễ phức tạp, chưa có vacxin phòng bệnh.
Bệnh nhân phong thường xuất hiện ở vùng sâu vùng xa , những người nghèo khổ .
Số bệnh nhân khuyết tật do bệnh phong còn nhiều.
Các cơ sở điều trị bệnh phong gặp nhì khó khăn về nhân lực và kinh phí
Các tổ chức quốc tế hỗ trợ hoạt động phòng chống phong giảm và ngừng hoạt động
Xuất hiện nhiều trường hợp vi khuẩn phong kháng thuốc.
-

-

-

Câu 16: Trình bày nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở trong phòng chống phong?
Kn:Phong là bệnh nhiễm khuẩn mãn tính do Mycobacterium leprae (trực khuẩn phong) gây ra.
Bệnh chủ yếu gây tổn thương da và các dây thần kinh ngoại biên đôi khi là mắt.
Nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở trong phòng chống phong
1. Tổ chức mạng lưới chống phong
- Tuyến trung ương: bệnh viện da liễu trung ương


-


2.
-

-

-

-

3.
a.



b.
c.

Tuyến tinh, thành phố: Trung tâm da liễu hoặc bệnh viện da liễu hoặc Trung tâm phòng
chống bệnh xã hội( Lào cai, Hưng Yên), hoặc Trung tâm phong-AIDS( thái nguyên)
hoăc Trung tâm da liễu ( Quảng Ninh, Hải Dương).
Tuyến Quận/Huyện
Tuyến xã/phường
Các hoạt động trong công tác phòng chống phong
Tập huấn cán bộ y tế tuyến tinh, huyện, xã và các cộng tác viên, giáo viên những kiến
thức bệnh phong, kỹ năng phát hiện bệnh nhân phong, tư vấn vận động họ chấp nhận
điều trị miễn phí của chương trình phòng chống Phong Quốc Gia.
Truyền thông giáo dục sức khỏe để mọi người cùng biết: bệnh phong không phải bệnh
di truyền, rất khó lây nhiễm nên mọi người không nên kỳ thị hoặc quá lo lắng khi tiếp
xúc với bệnh nhân, bệh phong chữa lành được và nếu đk chữa trị sớm đúng phác đồ sẽ

ko bị biến chúng & tàn phế, khi khỏi bệnh nhân sống hòa nhập với cộng đồng và làm
việc bình thường
Triển khai khám sàng lọc ở cơ sở bệnh đa khoa & tại cộng đồng, khi phát hiện những
bệnh nhân nghi mắc bệnh phong sẽ đk tư vấn người bệnh với gia đình và đua bệnh nhân
đi khám chữa bệnh ở trung tâm da liễu theo phác đồ
Kiên trì công tác vãng gia để động viên, giám sát người bệnh dùng thuốc đúng liều
lượng, thời gian và không nên bỏ trị
Với những bệnh nhân có mức độ tàn phế nặng đk đưa về cơ sở điều trị để chăm sóc, bó
nẹp bột chinh hình, cấp giầy để hạn chế cấp độ tàn phế và khuyết tật do bẹnh phong gây
ra.
Nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở
Tuyên truyền kiến thức, nhận thức khoa học về bệnh phong cho nhân dân
Tranh thủ mọi cơ hội để tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân biết quan niệm mới về
bệnh phong và những triệu chứng của bệnh nhân để nhân dân tự giác đi khám khi có dấu
hiệu nghi ngờ.
Các hình thức tuyên truyền:
Đọc bài tuyên truyền của chương trình trên loa phát thanh
Treo áp phíc tại trạm y tế, trường học, nơi đông người qua lại
Tư vấn trực tiếp từng người, từng nhóm…
Phát hiện bệnh nhân phong mới
Khám và quản lý người tiếp xúc với bệnh nhân (những người đã và đang chung mái
nhà)
Quan tâm đến việc phát hiện bệnh phong trong công tác khám chữa bệnh hàng ngày,
nhất là những trường hợp bệnh ngoài da
Khám lồng ghép với các chuyên khoa khác tại cộng đồng dân cư (mắt, lao), khám
nhóm( nghĩa vụ quân sự, người cao tuổi, phụ nữ,…)
Tổ chức khám chữa bệnh da liễu tại cộng đồng
Khám 1 xã, 1 khu, 1 cụm dân cư,…nơi có nhiều bệnh nhân phong
Quản lý bệnh nhân



-

Vào sổ: lập sổ quản lý bệnh nhân
Hướng dẫn bệnh nhân tính thuốc, giải thích tác dụng của thuốc:
+ Giới thiệu cho bệnh nhân các dạng thuốc họ được tính
+ Chi dẫn dùng hàng ngày
+ Giải thích các hiện tượng xảy ra khi dùng thuốc Rifampicin đi tiểu đỏ trong vòng 1
ngày, Lampren làm sạm da…

-

Vận động mọi người trong gia đình bệnh nhân nhắc nhở họ uống thuốc đều & đi khám
đúng ngày
Phát hiện người vắng mặt trong ngày khám, phát thuốc, hôm sau tiếp tục tình bệnh nhân
cho uống thuốc
Theo dõi diễn biến của bệnh:
+ Lâm sàng: sự tăng, giảm của tổn thương da. Đặc biệt khi thấy bệnh nhân có 1 trong
các triệu chứng sau đây thì gửi ngay lên tuyến trên để xử lý: Sốt nóng, xuất hiện tổn
thương da mới, thhuowng tổn cũ tăng lên, đau nhức dây thần kinh, tay, chân yếu hay
liệt, mi mắt khép không kín.
+ Tác dụng phụ của thuốc: Nếu bệnh nhân có biểu hiện ngứa, rối loạn tiêu hóa, vàng da,
vàng mắt, đau bụng ở vùng gan, đái ít, phù…thì gửi ngay lên tuyến trên, không tự ý cho
bệnh nhân ngừng thuốc

-

Phòng ngừa tàn tật: biết cách phát hiện và xử lý cơn phản ứng hồng ban nút & phản ứng
đảo ngược


Hướng dẫn, giải thích cho bệnh nhân nguyên nhân gây tàn tật và biện pháp cụ thể chăm sóc lỗ
đáo, bàn tay, bàn chân mất cảm giác, phòng chống mù lòa cho bệnh nhân phong
-

Theo dõi bệnh nhân sau khi ngừng điều trị:
+ Khám lâm sàng & xét nghiệm vk phong 2 lần/năm, liên tục trong 5 năm đối với bệnh
nhân nhiều vi khuẩn
+ Khám lâm sàng & xét nghiệm vk phong 2 lần/năm, liên tục trong 3 năm đối với bệnh
nhân ít vi khuẩn
+ Khi có dấu hiệu nghi ngờ tái phát nên báo hay gửi bệnh nhân lên tuyến trên xử lý

d.
-

Chăm sóc tàn tật bệnh nhân phong tại nhà
Chăm sóc phẫu thuật làm sạch lỗ đáo cho bệnh nhân phong tại nhà
Cấp phát dép bitis cho bệnh nhân có bàn chân mất cảm giác để phòng ngừa loét lỗ đáo
Cấp kính bảo hộ cho bệnh nhân phong mắt nhắm ko kín


e.
-

Phát lót tay cho bệnh nhân
Phát hiện và động viên bệnh nhân tàn tật nặng đi phẫu thuật chinh hình
Nhiệm vụ khác
Gửi báo cáo định kỳ cho cấp trên the quy định, theo biểu mẫu
Tham gia các khóa tập huấn, đào tạo lại, đào tạo nâng cao

Câu 17: Sự cần thiết duy trì công tác phòng chống phong

Kn:Phong là bệnh nhiễm khuẩn mãn tính do Mycobacterium leprae (trực khuẩn phong) gây ra.
Bệnh chủ yếu gây tổn thương da và các dây thần kinh ngoại biên đôi khi là mắt.
-

-

-

Từ năm 1995, chương trình phòng chống bệnh phong đã trở thành chương trình mục tiêu y
tế quốc gia. Chương trình phòng chống bệnh phong tại việt nam đã đạt đk một số thành tựu
đáng khích lệ như xây dựng dược mạng lưới phòng chống bệnh phong từ trung ương đến
cơ sở, thay đổi quan niệm về bệnh phong và đặc biệt tỷ lệ lưu hành đã giảm một cách đáng
kể trong giai đoạn 1995-2015.
Đến năm 2000 việt nam đã đạt được mục tiêu loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn của tổ
chức y tế thế giới ( tỷ lệ lưu hành <1/10000 dân, tỷ lệ lây lan <1/10000 dân). Tính đến
tháng 12/2014, đã có 58/63 tinh thành phố được kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong
theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam:
• Tiêu chuẩn 1: trong 3 năm liền tỷ lệ lưu hành bệnh phong <0,2/10000 dân
• Tiêu chuẩn 2: Tại thời điểm kiểm tra, tỷ lệ phát hiện người bệnh phong mới
<1/10000 dân
• Tiêu chuẩn 3: tại thời điểm kiểm tra , tỷ lệ người bị bệnh phong mới đk phát hiện bị
tàn tật độ 2 dưới 15%
• Tiêu chuẩn 4: Kiểm tra ngẫu nhiên 20% cán bộ xã, cán bộ y tế và học sinh trung học
cơ sở tại xã : 100% số người đk kiểm tra đều trả lời đúng những câu hỏi cơ bản trong
nội dung tuyên truyền về bệnh phong
Theo WHO, với ti lệ lưu hành dưới 1/10.000 dân số thì bệnh phong không gây ra những
vấn đề phức tạp cho y tế công cộng. Chính vì vậy ở vùng nào đạt được ti lệ này thì coi như
đã loại trừ được bệnh phong (Leprosy Elimination). Tuy nhiên vẫn phải duy trì các hoạt
động chống phong để đạt được mục tiêu cuối cùng là thanh toán bệnh phong. Thanh toán
bệnh phong có nghĩa là vùng đó/quốc gia đó không còn trực khuẩn gây bệnh phong nữa

(tức là không còn bệnh nhân phong mới xuất hiện)

Câu 18: TB mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của chương trình mục tiêu quốc gia phòng
chống HIV giai đoạn 2012-2015
1. Mục tiêu chung

Góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm
2020 và tầm nhìn 2030, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư xuống dưới
0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế xã hội


2. Mục tiêu cụ thể của chương trình đến năm 2015:
- 60% ngườ dân trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
-

và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV/AIDS
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 15%, nhóm
người bán dâm dưới 5% & nhóm quan hệ tình dục đồng giới <10%
70% người nhiễm HIV có nhu cầu điều trị bằng thuốc ARV tiếp cận đk thuốc ARV
Giảm tỷ lệ nhiễm HIV của trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV xuống dưới 5%
Nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tinh, thành phố trực thuộc
trung ương

Câu 19: TB tên gọi và mục tiêu các dự án thành phần của chương trình mục tiêu quốc gia
phòng chống HIV giai đoạn 2012-2015
Dự án 1: thông tin giáo dục chuyển đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS.
Mục tiêu: 60% người dân trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV
Dự án 2: Giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phong lây nhiễm HIV
Mục tiêu: thiết lâp hệ thống giám sát dịc HIV có khả năng dự báo xu hướng dịch

HIV/AIDS ở từng địa phương cũng như toàn quốc. Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm
nghiện chích ma túy xuống <15%, nhóm bán dâm <5% và nhóm quan hệ tình dục đông giới
<10%
Dự ân 3: Hỗ trợ điều trị HIV và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Mục tiêu: 70% người nhieẽm HIV có nhu cầu điều trị bằng thuốc ARV tiếp cận được
thuốc ARV. Giảm tỷ lệ nhiễm HIV của trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV xuống <5%
Dự án 4: Tăng cường năng lực các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS
Mục tiêu: Nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tinh, thành phố
trực thuộc trung ương
Câu 20. Trình bày mục tiêu và các dự án trong chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh
thực phẩm?
 Mục tiêu
∗ Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực hệ thống tổ chức nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến
địa phương đủ năng lực quản lí và kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ chuỗi


cung cấp thực phẩm được thiết lập, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm, đáp
ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Mục tiêu cụ thể
+ Giảm 25% số vụ ngộ độc thực phẩm có số người mắc lớn hơn hoặc bằng 30 người so
với năm 2010
+ Số người mắc ngộ độc cấp tinh/100.000 dân trong các vụ ngộ độc thực phẩm được ghi
nhận là nhỏ hơn hoặc bằng 8.
+ Tỷ lệ mẫu vượt quá mức cho phép/ Tổng số mẫu được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
dưới 6% trong các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm nông sản và
dưới 4% trong các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm thủy sản.
+ 100% các tinh thành phố trực thuộc trung ương có mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm.

 Các chương trình mục tiêu
1) Nâng cao năng lực quản lí chất lượng vệ sinh a toàn thực phẩm
 Mục tiêu:
+ 80% các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cung
cấp các trang thiets bị thiết yếu.
+ Trên 85% lượt cán bộ làm công tác quản lí , thanh tra vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm
từ trung ương đến dịa phương được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và năng
lực quản lí về vệ sinh an toàn thực phẩm
+ 100% các nhóm sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật được cập nhật, hài hòa và phù hợp với
phân công quản lí nhà nước.
+ 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về vệ
sinh an toàn thực phẩm.
 Nội dung hoạt động
+ Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và các trang thiết bị thiết yếu cho các chi cục an toàn
vệ sinh thực phẩm.
+ Đào tạo chứng chi, khảo sát trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn và năng lực quản lí cho các cán bộ làm công tác quản lí, thanh tra vệ sinh
an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương, tổ chức các hội nghị hội thảo về vệ
sinh an toàn thực phẩm.
+ Bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về thực phẩm từng bước đáp ứng tiêu
chuẩn quản lí và hội nhập.
+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn
thực phẩm và đánh giá kế hoạch hàng năm.
+ Xây dựng các mô hình tiên tiến về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Duy trì các hoạt động của ban chi đạo liên nghành vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp và
hệ thống cộng tác viên vệ sinh an toàn thực phẩm ở các xã phường .



Tư vấn hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lí chất

lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, thực hành vệ
sinh tốt và phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn.
+ ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ công tác quản lí chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm.
+ Trang bị các thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát thuộc
phạm vi quản lí của bộ.
2) Thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
 Mục tiêu
70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 80% người quản lí, 70% người
tiêu dùng có kiến thức thực hành đúng về an toàn thực phẩm.
 Nội dung hoạt động của dự án
+ Duy trì tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng nội dung
thông điệp.
+ Huy động các kênh truyề thông và các lực lượng truyền thông, sản xuất các tài liệu
truyề thông về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Đánh giá kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhóm đối tượng, xây dựng cơ
sở dữ liệu và ứng dụng công nghẹ thông tin, đào tạo tập huấn, triển khai đội truyề thông
cơ động, cung cấp các thiết bị truyền thông, xây dựng và duy trì đội truyền thông xã,
phường.
3) Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Mục tiêu:
+ 50% số phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 và GLP
+ 100% số phòng kiểm nghiệm tuyến tinh, thành phố trực thuộc trung ương có khả năng
thực hiện việc kiểm nghiệm các chi tiêu thông thường đánh giá vệ sinh an toàn thực
phẩm
+ 20% số phòng kiểm nghiệm có khả năng thực hiện được việc kiểm nghiệm các chi tiêu
khó, kỹ thuật cao.
 Nội dung:
+ Xây dựng quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm ở Việt Nam theo hướng đa dạng
hóa, xã hội hóa, chuyên sâu và phổ cập.

+ Đầu tư nâng cấp các phòng kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên cả
nước, thực hiện chuẩn hóa ở tất cả các phòng kiểm nghiệm.
+ Tập trung xây dựng, chuẩn hóa phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025 và GLP.
Xây dựng, củng cố năng lực kiểm nghiệm các chi tiêu vi sinh, hóa lí tại các labo phục vụ
đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị và hóa chất phục vụ công tác xét nghiệm vệ sinh an
toàn thực phẩm. nghiên cứu, sản xuất, trang bị các xét nghiệm nhanh cho tuyến xã.
+ Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ
kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp
+


Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn, quy phạm thực hành phục vụ kiểm
nghiệm, tổ chức đánh giá việc hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.
+ Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm
nâng cao năng lực kỹ thuật và ăng cường đầu tư cho các phòng kiểm nghiệm.
4) Phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
 Mục tiêu:
+ 80% cán bộ làm công tác điều tra giám sát ngộ độc thực phẩm tuyến tinh, 60% tuyến
huyện và 40% tuyến xã phường được tập huấn về phương pháp kĩ năng giám sát điều tra
ngộ độc thực phẩm.
+ Giảm 15% các vụ ngộ độc có trên 30 người mắc
+ Thiết lập được hệ thống cảnh báo nguy cơ đối với an toàn thực phẩm và cảnh báo được
trên 70% các nguy cơ dược phát hiện.
+ 100% các tinh, thành phố xây dựng và triển khai công tác hậu kiểm đảm bảo an toàn
thực phẩm.
 Nội dung
+ Tập huấn ,bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức hội nghị, hội thảo về phòng chống
ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho các cán bộ làm công tác vệ
sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương.

+ Duy trì hệ thống giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm và phân tích nguy cơ an toàn
thực phẩm bao gồm:đánh giá, thông báo và kiểm soát nguy cơ.
+ Cảnh báo và xử lý các sự cố về an toàn thực phẩm,kiểm soát an toàn thực phẩm các cơ
sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố.
+ Mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động chuyên môn, ứng dụng công
nghệ thông tin trong giám sát và kiểm soát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực
phẩm
+ Lấy mẫu và kiểm nghiệm phục vụ thanh tra hậu kiểm đảm bảo chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm.
+ Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm.
5) Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông lâm thủy sản.
 Mục tiêu:
+ 100% số cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thủy sản thực phẩm được kiểm tra điều
kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo các thông tư quy định về kiểm tra , đánh giá phân
loại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản
+ Tỷ lệ mẫu vượt quá mức cho phép/ tổng số mẫu được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
dưới 6% và dưới 4% trong các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm
thủy sản
+ 80% chi cục quản lí chất lương nông lâm sản và thủy sản được đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng và cung cấp trang thiết bị thiết yếu.
 Nội dung
+ Hỗ trợ hoàn thiện hệ thống qui định, quy chuẩn kĩ thuật phục vụ quản lí chất lượng an
toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
+


×