Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nghị luận về câu tục ngữ đói cho sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.59 KB, 4 trang )

Nghị luận về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách
cho thơm
January 16, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu lớp 9 - Tác giả: Văn Mẫu

Đề bài: Nghị luận về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm
Trong cuộc sống, nhân cách & đạo đức muôn đời là thước đó giá trị của mỗi người chúng ta. Chính vì
lẽ đó chăng mà từ ngàn đời nay, ông cha ta đã luôn chú trọng việc giáo dục đạo đức cho cháu con
mình? Như vậy, việc tu dưỡng đạo đức của bản thân trong đời sống hằng ngàyđã trở thành những bài
học quý giá mà chúng ta cần phải thấm nhuần. Và "Đói cho sạch, rách cho thơm" – một câu tục ngữ
quen thuộc đã cho chúng ta thấy rằng cuộc sống dù có khó khăn, thiếu thố, khó khăn đến đâu thì
chúng ta nhất thiết luôn phải sống sao cho trong sạch, sao cho giữ gìn được nhân cách và phẩm chất
của chính bản thân mình. Vậy nhân cách là gì? Tại sao chúng ta phải gìn giữ nhân cách bản thân? Là
những điều ta cần tìm hiểu trong câu tục ngữ này.
Trước hết, ta có thể hiểu câu tục ngữ là một lời khuyên về việc ăn, cách mặc của con người. Đó là dù
bản thân có đói đến đâu chăng nữa thì ta cũng phải biết ăn uống cho hợp vệ sinh – "đói cho sạch";
quần áo tuy có cũ nhường nào nhưng vẫn còn sử dụng được thì ta phải chú ý ăn mặc sao cho sạch sẽ,
tinh tươm – "rách cho thơm". Nhưng sâu xa trong câu tục ngữ này, ngoài việc nhắc nhở cháu con
trong cách ăn, mặc, cha ông ta còn nhắn nhủ một lời khuyên quý báu về lối sống, về cách gìn giữ đạo
đức, nhân cách của bản thân con người thông qua lối nói ẩn dụ. Cặp hình ảnh " đói – rách" là nói về
hoàn cảnh sinh sống của con người còn rất khó khăn, thiếu thốn nhiều về mặt vật chất.; còn "sạch –
thơm" là cặp hình ảnh nói về nhân cách, đạo đức và phẩm chất của con người. Như vậy, ta có thể
khẳng định được rằng, nguyên cả câu tục ngữ là một lời khuyên cho mọi người về việc gìn giữ nhân
phẩm bản thân trong bất kì hoàn cảnh nào của cuộc sống.
Vậy thế nào là nhân cách? Nói chung, nhân cách là những đức tính tốt đẹp của con người và phải phù
hợp với chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định như lòng biết ơn, sự hiếu thảo, lòng dũng cảm, tính
kiên trì, tinh thần yêu nước…
Thế tại sao còn người phải giữ gìn nhân cách cua mình? Đầu tiên, đó là bởi, chính nhân cách là thước
đó giá trị của mỗi con người, khẳng định vị trí của người đó trong cộng đồng xã hội. Chẳng phải vậy
sao mà xã hội luôn trân trọng, yêu quý & tôn vinh những người có nhân cách, có đạo đức tốt đẹp. Từ
đó mà luôn lấy họ làm tấm gương sách để răn dạy cháu con mình noi theo. Thật vậy, lịch sử chẳng
bao giờ quên tôn vinh những tấm gươg con người có nhân cách, đạo đức đáng khâm phục, và tiêu biểu


chính là người thầy đạo cao, đức trọng Chu Văn An. Thầy đã đem nhân học suốt cuộc đời mình để
truyền dạy cho tất cả học trò để rồi cho đến cả một con vật, do quá kính trọng thầy nên đã hóa thành
người mà đến theo học lớp thầy dạy. Năm tháng trôi qua, nghe thầy giảng đạo lí, nó đã được thầy cảm
hóa. Tôn kính thầy, nghe lời răn dạy của thầy mà thấm nhuần trong tim, nó đã phá luật trời, cho mưa
xuống vùng nhiều năm hạn hán để người dân đỡ khổ, đỡ cực. Ngoài ra, thầy thuốc – vị danh y Lê Hữu
Trác cũng là một người như thế. Và tấm gương đạo đức ngời sáng về lòng kiên trì vượt mọi trở ngại,


khó khăn của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu cũng cần chúng ta phải nhắc đến. Bên cạnh đó, trong tài cầm
quân đánh giặc, thao lược trong chiến trận, Trần Hưng Đạo quả thực là một đại tướng tài giỏi. Và còn
rất nhiều tấm gương ngời sáng khác trong thực tế cuộc sống của chúng ta hiện tại… Tuy nhiên, bên
việc tôn vinh những con người như vậy, xã hội ta cũng luôn lên án những kẻ thiếu đạo đức, coi nhân
phẩm của mình nhẹ hơn tiền tài, vật chất… Nhìn lại lịch sử, trong thời đại phong kiền nước nhà,
thường có những kẻ phản dân hại nước như Nguyễn Ánh, như Lê Chiêu Thống hay ngay cả vua Khải
Định… và còn nhiều kẻ khác nữa. Đặc biệt trong thời đại ngày nay cũng có không ít kẻ hám tiền,
tham quyền rồi làm nhũng nhiễu nhân dân bằng cách tham nhũng, nhận hối lộ … khiến cho đất nước
ngày một thêm nghèo.
Mặt khác, nhân cách trong bản thân mỗi người thường đuọc biểu hiện qua hảnh động & việc làm của
họ. Chính vì thế mà người ta có thể dùng hành động để làm ra tiền bạc nhưng chắc chắn ko thể dùng
tiền bạc mua nhân cách bản thân mình. Cụ thể, với một kẻ đã vào tù vì những hành động phi pháp của
anh ta thì tất nhiên, anh ta chẳng thể dùng tiền đễ mua chuộc mọi người xóa mờ đi quá khứ lỗi lầm ấy
được… Mà anh ta chỉ có thể làm lại chính mình bằng những việc làm tốt đẹp, bằng những cố gắng
thay đổi bản thân của chính con người anh thôi. Hơn nữa, trong thực tế, con người chúng ta thường có
một thói quen xấu khá phổ biến là "Đói ăn vụng, túng làm liều". Nghĩa là, khi ở trong hoàn cảnh quá
khó khăn, đói khổ mà ko tìm ra giải pháp và lối thoát cho mình, con người thường ko còn tỉnh táo để
suy sét về hành động của bản thân mà lại sinh ra thói trộm cắp nhằm giải quyết cái đói, cái khát trước
mắt nên vì thế mà đánh mất nhân cách của bản thân. Ngoài ra, trong xã hội hiện tại còn có một số cá
nhân thích đua đòi theo bè bạn để đúng với thời thượng, đẳng cấp. Họ ăn chơi xa hoa, coi trọng vật
chất, tiền tài, danh vọng hơn cả phẩm giá của bản thân mình, chính thế mà những người này sẵn sáng
bán rẻ nhân nhân phẩm vì những mục đích xa xỉ. Vậy ra những việc làm tai hại như thế đâu chỉ ảnh

hưởng trực tiếp tới họ – bản thân những người gây ra như bị bè bạn khinh rẻ, bị mọi người lánh xa, bị
luật pháp trừng trị nghiêm khắc mà còn ảnh hưởng rất xấu tới xã hội, tới cộng đồng khi gây mất trật
tự, an ninh và cũng còn muôn vàn tệ nạn xã hội khác nữa…
Và chúng ta cũng biết rằng, từ xưa đến nay, việc giữ gìn nhân cách, phẩm chất đã trở thành một truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta, dân tộc Việt Nam anh hùng. Chính thế mà chúng ta luôn phải tiếp thu,
biết kế thừa và phát huy để mãi mãi gìn giữ vẻ đẹp này của dân tộc. Như vậy, để lời khuyên về nhân
cách luôn được truyền lưu cho các thế hệ mai sau, các thể loại văn học dân gian đã đúc kết đưa ra
những bài ca dao, các câu tục ngữ thực sự ý nghĩa như bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" hay "Giấy
rách phải giữ lấy lề", "Chết vinh hơn sống nhục", "Chết đứng hơn sống quỳ"… cũng là những câu tục
ngữ thực sự thâm thúy. Và đặc biệt nhất có lẽ là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của
chúng ta, người đã bảo: "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức
thì là người vô dụng.".
Tóm lại, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" mãi mãi là một lời khuyên đúng đối với tất cả
mọi người trong mọi thời đại. Vì một lẽ rằng: nhân cách chính là tài sản vô giá mà chúng ta cần phải
biết coi trọng và giữ gìn nhưng cũng đừng quên thường xuyên rèn giũa. Chúng ta cần sống một cách


chân hật với mình, với mọi người, sống trong sạch, lương thiện để bản thân ta là một người tốt. Điều
đó không chỉ đem lại lợi ích cho chính bản thân ta mà còn góp phần đảm bảo cuộc sống tốt đẹp chung
cho tất cả mọi người. Để gìn giữ nhân cách cho bản thân, thực sự có rất nhiều cách nhưng có lẽ phổ
biến nhất là việc siêng năng , cần cù, & chăm chỉ học tập là những đức tính mà trược tiên ta phải chú ý
đến.


Để nêu lên một bài học,một kinh nghiệm trong cuộc sống,ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật có
liên quan đến con người để thể hiện ý của mình.Mực màu đen,tượng trưng cho những cái xấu xa,những cái
không tốt đẹp.Đèn là vật phát ra ánh sáng,soi tỏ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho những cái tốt
đẹp,sáng sủa.Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực và đèn”,câu tục ngữ đã đưa ra kết luận : “Gần mực
thì đen,gần đèn thì rạng”. Đó là quy luật của sự vật.
Dựa vào thực tế cuộc sống của con người,ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ

giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt,có
thể gần mực mà không đen,gần đèn mà không rạng.Vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh,chế
ngự môi trường xung quanh.
Trong thực tế,hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ sung cho nhau,giúp chúng ta hiểu một
cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách.



×