Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Những bài văn thuyết minh lớp 8 hay, đủ, có chọn lọc (dành cho chương trình học kỳ I)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.06 KB, 11 trang )

Mâm ngũ quả
Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó,
trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng
trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm
ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn
bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ . Hoa quả là
lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng
ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu Xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ
đầy nét nhân văn.
Cứ vào 30 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm
ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả
thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là
mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to,
nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm,
thành kính.
Theo quan niệm của dân gian thì “quả“ (trái cây) được xem như biểu
tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây
để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng : Những sản vật này đựơc kết tinh
từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên
đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh
tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam
bao đời nay.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì
mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan
niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để “thiết kế” mâm ngũ
quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa
chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những
điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và
cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ


quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người
ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ
giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà
các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu – sung – vừa – đủ – xài”, mỗi
loại có một ý nghĩa riêng.
Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn
xanh, nải chuối đều, hoặc 2 nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một
chiếc bệ cong gồm 2 tầng nâng đỡ hoàn toàn hoa trái khác. ở đây có
sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ. Chính
giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ . Ngày nay ít trồng
phật thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp. Bưởi
chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt
xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ quýt vàng và táo màu
xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như


hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm
phần ấm áp, rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý –
tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm
hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại tổ
tiên.

Hoạt động trong lễ hội
Sau Tết Nguyên Đán, nhân dân các địa phương trong cả nước thường
tổ chức lễ hội để tưởng nhớ cội nguồn. Trong lễ hội thường có những trò
chơi để thêm phẩn tưng bừng, náo nhiệt.
Trong những ngày đầu năm, khắp các làng bản Việt Nam rộn ràng tiếng
trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh hoạt động
lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng còn có nhiều hội vui, diễn xướng sân

khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Sau đây là một số trò chơi tiêu biểu:
* Hội cồng chiêng:
Hội cồng chiêng là hội xuân tưng bừng nhất của bà con dân tộc Mường
ở Mai Châu, Hòa Bình và ở nhiều địa phượng vùng cao Tây Bắc. Mỗi bản
có một đội văn nghệ chuyên biểu diễn cồng chiêng và những bài dân
ca được lưu truyền đã bao đời. Các chị đánh cồng trông thật xinh xắn,
trẻ trung trong bộ quần áo đẹp nhất của dân tộc mình. Tiếng cồng,
tiếng chiêng nhịp nhàng vang lên, hòa cùng tiếng suối róc rách, tiếng
chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc làm say đắm lòng người.
* Thi bơi thuyền:
Hoạt động đua thuyền thể hiện sinh hoạt văn hóa sông nước cổ truyền của người Việt
Nam trải dài từ các tỉnh phía Bắc đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thi bơi thuyền
vừa để vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe và kĩ năng chèo thuyền để phục vụ cho
phong tục cúng thủy thần hoặc tưởng nhớ các anh hùng giỏi thủy chiến… Tùy theo từng
nơi, mỗi thuyền đua có khoảng chừng hai đến ba chục tay chèo là nam giới, đại diện các
phôn, sóc, xóm, làng. Sau hiệu lệnh, những con thuyền lao vun vút trong tiếng hò reo cổ
vũ và chiêng trống rộn rã đôi bờ sông. Nhiều làng chài ven biển ở phía Nam còn có hội
thi lắc thúng, mỗi chiếc thuyền thúng bằng nan chỉ có một người, ví dụ như ở Khánh
Hòa, Phan Thiết…
Trong lễ mừng năm mới của người Khơ-me Nam Bộ, trò đua ghe ngó được dân chúng
yêu thích nhất.
Từ sáng sớm, hai bên bờ sông đã đông nghịt khán giả. Các đội đua sẵn sàng vào cuộc.
Trên mỗi chiếc ghe dài từ sáu đến bảy mét là hai hàng vận động viên ngồi song song, mỗi
người cầm một mái chèo. Đứng ở mũi thuyền là người chỉ đạo với lá cờ nhỏ trong tay.


Hiệu lệnh xuất phát vừa dứt, hàng chục con thuyển đua nhau rẽ sóng, vun vút lao lên phía
trước. Mặt sông dậy sóng trắng xóa. Tiếng reo hò động viên, cổ vũ vang lên không ngớt.
Khí thế bừng bừng sôi nổi của cuộc đua đem lại niềm vui to lớn cho mọi người tham gia

lễ hội.
* Trò chơi thi thả chim:
Ở vùng Thuận Thành, Bắc Ninh, mùa xuân thường có rất nhiều lễ hội. Trong lễ hội có
nhiều trò chơi. Trò thi thả chim được nhiều người ưa thích.
Trò chơi được tổ chức ở bãi cỏ rộng đầu làng hoặc trước sân đình. Các gia đình dự thi
mang theo đàn chim bồ câu đã được huấn luyện kĩ càng. Lần lượt, từng đàn được thả ra.
Đàn nào bay cao, bay xa và lượn đẹp nhất sẽ được Ban giám khảo trao giải. Hàng trăm
cặp mắt háo hức ngước nhìn theo những cánh chim vun vút chao liệng giữa bầu trời mùa
xuân trong sáng.
• Trò chơi đánh đu:
Hàng năm, sau Tết Nguyên Đán, làng Phương Chiểu huyện Phúc Thọ nằm ven sông
Hồng thường mở hội xuân với những trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, thổi cơm thi,
cờ người, đánh đu,…
Trước sân đình, mấy cột đu bằng tre đã được trồng rất chắc chắn. Mỗi cột có một chiếc
đu. Mặt đu là một tấm ván dày, đủ chỗ cho hai người đứng. Các anh chị thanh niên từng
cặp lên đánh đu. Nhún chân càng mạnh, đu càng bay bổng giữa tiếng hò reo, cổ vũ của
dân làng.
* Hát quan họ:
Nói đến Bắc Ninh là nói đến xứ sở của những phong tục tập quán tốt đẹp có tự lâu đời,
mà nổi tiếng nhất là hội thi hát quan họ trong dịp đầu năm mới.
Từ sông Hồng, sông Đuống, ngược lên phía Bắc là đến với vùng Kinh Bắc cổ kính, quê
hương của các làn điệu quan họ mượt mà. Tục chơi quan họ ở các làng quê của Bắc Ninh,
Bắc Giang thường gắn với hội làng, hội chùa. Liền anh, liền chị ở các làng đi lại thăm
hỏi, tặng quà rồi hát với nhau đến tận nửa đêm. Bên cạnh những canh hát trong nhà còn
có các canh hát ngoài trời mà hội Lim là một thí dụ. Hội mở vào ngày 13 tháng Giêng
Âm lịch. Quan họ các nơi có thể đến hát tự do trên đồi Lim. Những nhóm quan họ nam
và nữ trong trang phục dân tộc đi tìm nhau trong ngày hội, mời nhau xơi trầu và nhận lời
hát kết nghĩa giữa các làng. Hát trên đồi và hát cả dưới sông. Những con thuyền nhỏ chở
theo các làn điệu dân ca điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng, trữ tình.
Giữa khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân, hội thi hát quan họ được tổ chức trong sân

đình, sân chùa, trên đồi, hay dưới bến sông. Các liền anh đầu đội khăn xếp, mặc áo the,
quần trắng. Các liền chị đội nón quai thao, chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân mớ ba mớ
bảy, yếm đào, thắt lưng hoa lí trông thật xinh tươi: Bên nam, bên nữ hoặc từng cặp hát
đối đáp với nhau những làn điệu dân ca ngọt ngào, say đắm như Trao duyên, Trúc xinh,
Ngồi tựa mạn thuyền, Lên chùa,… để bày tỏ tình cảm. Kết thúc buổi hát, trước lúc chia
tay, bài Người ơi người ở đừng về cất lên tha thiết như muốn níu bước chân du khách.
* Trò chơi ném còn:
Ở vùng cao Tây Bắc, ném còn là một trò chơi phổ biến của các dân tộc Thái, Tày,
Mường,… Mùa xuân, hoa ban nở trắng rừng. Các bản làng tưng bừng trong không khí lễ
hội mừng năm mới.
Thanh niên nam nữ chia làm hai bên. Giữa khoảng đất rộng trồng một cây cột tre khá
cao. Đỉnh cột là vòng tròn trang trí rất đẹp mắt. Quả còn bằng vải, tròn như trái bóng nhỏ,
đuôi dài chừng bốn năm tấc bằng vải ngũ sắc. Người chơi lấy đà ném quả còn sao cho


bay lọt qua khung tròn trên đỉnh cột là được. Trò chơi ném còn đòi hỏi sự tinh mắt, khéo
tay; rất hợp với tuổi trẻ và mùa xuân tươi đẹp, đầy sức sống.
* Trò chơi múa lân:
Múa lân có từ lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía Nam, nhất là khu vực có nhiều
người Hoa sinh sống. Múa lân diễn ra vào những ngày Tết để cầu chúc năm mới an
khang thịnh vượng. Các đoàn lân cố khi đông tới trăm người, là thành viên của một câu
lạc bộ hay một lò võ trong vùng. Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc,
mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp. Múa lân rất sôi động với hàng loạt động tác khỏe
khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, lân leo cột,… Bên cạnh lân có ông Địa
bụng to cầm quạt vui nhộn chạy quanh. Thông thường múa lân còn kèm theo cả biểu diễn
võ thuật.
* Trò chơi kéo co:
Một trò chơi truyền thống được phổ biến trong các lễ hội là thi kéo co thường được tổ
chức ở sân đình hay bãi cỏ rộng giữa làng. Những người tham gia chia làm hai phe, đứng
thành một hàng đối mặt nhau, cùng nắm sợi dây thừng, dây chão hay một cây sào tre

hoặc người sau ôm lưng người trước, còn hai người đứng đầu hàng của hai phe thì nắm
tay nhau cho chắc, lấy dấu vạch vôi ở giữa làm mốc được, thua. Bên nào kéo được đối
phương sang qua vạch mốc về phía mình là bên đó thắng. Kéo co thu hút nhiều người,
tạo không khí hào hứng, sôi động, rèn luyện sức khỏe, tính kỉ luật, ý thức tập thể ở mỗi
người. Chính vì vậy, kéo co được đông đảo thanh niên, thiếu niên ưa thích.
* Trò chơi cờ người:
Cờ người là trò chơi độc đáo của dân tộc Việt Nam mang tính trí tuệ, thể hiện nét văn
hóa truyền thống Á Đông. Bàn cờ là sân bãi rộng, mỗi phe có mười sáu người mặc đồng
phục đỏ hoặc xanh, cầm trên tay hay đeo trước ngực biển kí hiệu quân cờ. Hai tướng
(tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuối
nheo đeo cheo sau lưng và được che lọng. Khi muốn đi một nước cờ, người đấu gõ một
tiếng trống báo hiệu cho người chạy cờ tới nghe lệnh. Người này sẽ truyền đạt lại lệnh để
quân cờ di chuyển. Có thể người đấu cờ cầm lá cờ nhỏ, định đi quân nào thì trực tiếp phất
cờ vào quân đó rồi dẫn đến vị trí mới.
* Trò chơi thi nấu cơm:
Được tiến hành trong những kì hội làng ngày xuân, thi nấu cơm thể
hiện sự khéo léo, tháo vát của các chàng trai, cô gái. Trò chơi này bắt
nguồn từ quá trình chống chọi với thiên tai, địch họa, vừa lao động,
hành quân đánh giặc, vừa bảo đảm cơm nước đầy đủ, gọn gàng, do đó
đòi hỏi mỗi người phải có tính tự lực và óc sáng tạo. Có nhiều hình thức
thi tài.: vừa thổi cơm vừa bồng con, thổi cơm trong lúc hành lễ, khênh
kiệu chạy, thổi cơm trên thuyền… Với khoảng thời gian nhất định và
trong điều kiện không bình thường, người thì phải vo gạo, nhóm bếp,
giữ lửa cho đến khi cơm chín ngon mà không bị cháy, khê. Sau đó, nồi
cơm của các thí sinh được Ban giám khảo gồm các bô lão có uy tín
trong làng chấm điểm, ở một số vùng còn có hát đối đáp, giao duyên
trong hội thỉ, tạo không khí náo nhiệt, vui vẻ.


Điểm qua một vài trò chơi ngày xuân, chúng ta có thể thấy khả năng

sáng tạo, tính cách và bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện thật rõ
nét. Chơi xuân, lễ hội vừa là dịp giao lưu, du lịch vừa là dịp học hỏi kinh
nghiệm, đua sức, đua tài, làm cho cuộc sống ngày thêm tươi đẹp.

Bánh chưng
Mỗi khi tết đến xuân về trong lòng mỗi người đều nô nức đón xuân. Tất cả mọi người đều
chuẩn bị sắm tết để có một cái tết ấm cúng. Bàn thờ tổ tiên trong những ngày này cũng phải
chuẩn bị rất nhiều thứ đặc trưng của ngày tết nào là bánh mứt nào là mâm ngũ quả. Dù vậy
nhưng chiếc bánh chưng xanh cũng không thể thiếu được trên bàn thờ gia tiên trong những
ngày tết được. Với những ý nghĩa và nét đẹp riêng của mình chiếc bánh chưng từ bao đòi
đã trở thành một thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình mỗi khi tết đến.
Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao chiếc bánh trưng lại mang không thể thiếu
được trong ngày tết bằng cách tìm hiểu nguồn gốc của nó Theo truyền thuyết, bánh chưng
bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền
ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức
ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho". Các con trai
đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của
Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có
người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo:
”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp
làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong
ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn,
chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con
vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy
làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay,
bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Tết nguyên
đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội. . . dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy
sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dày hình tròn, màu
trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương

nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. Bánh chưng âm giành cho Mẹ,
bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quý nhất
để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng
dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc
dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn
hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang
tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ
bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê… Thịt lợn mềm thơm được ướp gia vị đậm
đà, nhân đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất dinh
dưỡng, đặc trưng của các món ăn Việt Nam. Độc đáo hơn nữa, khi nấu bánh chưng, người
Việt dành trọn một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa sôi âm ỉ, như thế bánh


mới rền, mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói
bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không
cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không
ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không Tuy gọi là luộc song vì nước không tiếp xúc với
vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên
được chất ngọt của gạo, thịt, đậu. Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh
chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi
khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”.
Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc,
nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt,
gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc
đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.
Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán,
văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Với những ý nghĩa quan
trọng và đặc trưng của mình chiếc bánh chưng mãi mãi là một món ăn không thể thiếu
được của mỗi gia đình mỗi khi tết đến xuân về.


Trò chơi dân gian
Chẳng biết có từ khi nào nữa mà những trò chơi dân gian cứ dần dần rồi dần dần trở thành
những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở
thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất
cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian ta không thể không nhắc đến một trò choi
gắn liền đối với chúng ta đó là trờ chơi thả diều.
Diều được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bằng giấy,vải hay bằng lino. Nhưng
được ưa chuộng nhất là nilon bởi là bằng vật liệu này diều không những có thể làm được
những màu sắc hình dạng rất đẹp mà còn rất biền sử dụng được thời gian lâu. Tùy vào màu
sắc và hình dạng ta có thể chọn rất nhiều loại diều với những hình dạng phong phú ,người
chơi có thể chọn được tùy theo ý thích của mình. Đó là đối với những loại diều dùng để sản
xuất bán cho người chơi không thể chuẩn bị được hay không làm được. Ưu điểm của
những loại diều này chính là mẫu mã rất đẹp lại phong phú đa dạng rất hợp mắt người choi.
Nhưng đối với những trẻ em ở quê thi lựa chọn số một vẫn là diều làm bằng giấy. Đối với
loại diều này thì chất liêu làm ra rất đơn giản hợp với môi trường và sẵn có. Các em có thể
tận dụng tất cả những giấy vở đã không dùng nữa để làm. Đối với những em nhỏ ở quê thì
diều giấy không thể thiếu được khi mỗi mùa hè đến. Những cánh diều giấy nhẹ nhàng vút
cao lên đến tận mây xanh khiến cho chúng ta như đang được bay lên cao cùng diều cùng
với gió mấy thật thú vị biết nhường nào.
Thả diều là trò chơi dân gian dựa theo sức nâng của gió bởi thế để thực hiện được trò này
trước tiên chúng ta cần phải chọn được địa điểm thích hợp. Đó là một bãi đất rộng thoáng
không vướng cây côi hay vật chắn nào đó xa lối đi và phải có gió nhẹ. Và chúng ta cũng
đừng quên những người bạn để cùng nhau thả diều thì mới vui. Những cánh diều thi nhau
bay lên không trùn sẽ tạo cho chúng ta những cảm giác thăng hoa rất sảng khoái. Khi có gió


thả diều thì một người cầm diều một người thả dây hoặc chúng ta có thể làm cả hai việc đó
được mà không cần ai khác. Khi thả diều ta chọn đúng hướng gió,khi có gió ta ta thả diều
thật nhẹ cho thật cân.
Cánh diều thường có hình trăng hoặc hình lưỡi liềm hay còn gọi là diều quạ. Khung diều thì

thường được làm bằng cật tre bánh tẻ chuốt tròn và nối với nhau. Giu khung diều là một
xương sống bằng tre cứng to bản to nhô ra bên. Hai bên cánh diều cong lên tạo thành
khung diều hình lưỡi liềm. Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc
chắn và nhẹ. Diều được phất bằng giấy bản, bồi thành nhiều lớp bằng hồ dán. Sáo được
xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước chừng ba mươi độ với xương sống diều. Sáo
thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa
vào tạo nên âm thanh. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Ngày
trước chưa có loại dây dù, nylon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập,
xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm mét. Chẳng may dây neo mà đứt,
cánh diều theo gió cuốn xa, thật xa, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều. Ngày
nay, trước sự phát triển của nhịp sống hiện đại, các nhà máy, các dự án khu công nghiệp,
dịch vụ thi nhau mọc lên. Những không gian thoáng đãng, lộng gió ở các vùng nông thôn
đang dần bị thu hẹp, thú chơi thả diều cũng vì thế mà bị mai một. Bên cạnh đó, sự lấn át của
các phương tiện giải trí hiện đại như: trò chơi điện tử, internet đã khiến cho không ít trẻ em
không còn mặn mà với những cánh diều truyền thống. Song cánh diều ngày xưa của tuổi
thơ hồn nhiên đầy ước vọng ngày thơ sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm thức chẳng thể phai
mờ.
Trò chơi thả diều sẽ mãi là một trò chơi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả.
Những ngày gió to ta đem diều ra thả chúng ta sẽ có những phút giây thật thú vị bình yên
cùng cánh chim va một mảng xanh biêng biếc của bầu trời.

Con chó
Trong các loài vật nuôi nhà thì chó được coi là một loại vật nuôi được tất cả mọi người lựa
chọn để chông nhà. Con chó từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành của con người
và hiện nay còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành cảnh sát và bảo vệ an ninh. Một
chú chó cưng trong nhà là một sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết tất cả các gia đình.
Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 15. 000 năm
vào cuối Kỷ băng hà Tổ tiên của loài chó là chó sói. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà
hoặc làm thú chơ Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói là một loài động vật có vú
gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Còn loài chó

như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng
hà, cách đây khoảng 40. 000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn
mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng
hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người
đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà.


Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn
hoặc kéo dài đến 65 ngày. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi
đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.
Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía
trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận được 35.
000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể
ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị
trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng,
vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể
đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị
giác của chúng rất kém,chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh
thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Chó có đến
2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ
ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ "hạ nhiệt" trong những
ngày oi bức.
Người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương
ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi – người 30, và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó
bằng 4 năm tuổi người. Ngày nay, nhu cầu nuôi chó cảnh đang được phát triển nên những
giống chó nhỏ hoặc chó thông minh được nhiều người chơi quan tâm đến. Điều này cũng
không có gì khó hiểu bởi chó là con vật thủy chung, gần gũi với con người. Chó giúp con
người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt, và được coi là con vật trung thành, tình
nghĩa với con người.
Chó là một loài động vật rất thông minh trong tất cả mọi công việc. Có thể nói chó là một loài

động vật không bao giờ phản bội chúng ta và là một người bạn đồng hành của con người
trong tất cả mọi hoàn cảnh.

Cây chuối
Đất nước Việt Nam chúng ta nằm trong khí hậu nhiệt đới nên có rất nhiều các loại cây thích
hợp để sinh trưởng và phát triển. Nào là cây công nghiệp cây ăn quả và cả cây lâm nghiệp
nữa. Nói đến cây ăn quả thì có rất nhiều loại nào là cam quýt bưởi mận và cả chuối nữa.
Chuối từ lâu đã trở thành một loại hoa quả mà rất nhiều gia đình yêu thích chuối được
thuần hóa ở Đông Nam Á. Chuối mọc lên cao, thẳng, và hơi vững, nó thường bị lầm lẫn với
thân cây thật, trong khi “thân”chính của nó là một “thân giả”. Thân giả của một số loài có thể
cao tới 2–8 m, với lá kéo dài 3,5 m. Mỗi thân giả có thể ra 1 buồng chuối màu vàng, xanh,
hay ngay cả màu đỏ, trước khi chết và bị thay bằng thân giả mới. Quả của những cây chuối
dại (ở Việt Nam còn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối
được buôn bán để ăn thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời nên có bộ nhiễm sắc thể đa bội
(thường là tam bội). Cây thường mọc thành bụi và được trồng bằng cách tách rời cây non
đem trồng thành bụi mới.


Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả, và mỗi buồng có 3–20 nải.
Các nải nhìn chung gọi là một buồng, nặng 30–50 kg. Một quả trung bình nặng 125 g, trong
số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh
thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Những
người phương Tây thường ăn thịt chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông
nấu rồi ăn cả vỏ và thịt. Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt.
Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và kali.
Chuối dùng tốt cho trẻ thơ, trẻ em đang độ lớn, cho người dưỡng sức, cho người già, cũng
như cho những người lao động trí óc và chân tay. Nó giúp ích cho hệ xương, cho sự sinh
trưởng, cho sự cân bằng thần kinh. Cũng dùng tốt cho những người bị bệnh khớp. Người
suy nhược nên dùng ăn hàng ngày. Nhưng do vì nó giàu hydrat carbon nên không phù hợp
với người bị bệnh đái đường. Chuối còn dùng để chữa bệnh ỉa chảy và Kiết lỵ.

Người ta nhận thấy chuối dùng có kết quả trong việc chống các rối loạn ruột và dạ dày, đặc
biệt là chống các bệnh ỉa chảy cấp tính và mạn tính, bệnh viêm ruột. Ở Ấn Độ, người ta
dùng bột chuối xanh để điều trị những bệnh nhân bị loét dạ dày có kết quả rõ rệt. . . Vì vậy
một khẩu phần ăn có chuối xanh chắc chắn giúp tránh được bệnh loét dạ dày. Quả chuối
xanh còn non dùng chữa hắc lào mới phát; trước tiên ta rửa sạch chỗ lở ngứa bằng nước
nóng, gãi cho trượt da ra, lau khô, rồi lấy một quả chuối vừa bẻ trên buồng ra, cắt dần từng
lát, cho nhựa chuối tiết ra mà chấm, bôi, xát vào chỗ ngứa. Làm 4-5 lần sẽ khỏi.
Nhân dân ta còn dùng cả củ Chuối (thân, rễ) giã lấy nước cốt, hoặc dùng lóng nứa tép đâm
sâu vào thân cây hứng lấy nước trong uống trị sưng tấy, làm thuốc giải nhiệt chữa nóng quá
phát cuồng. Hoặc dùng cây non cắt ngang, lấy phần non ở giữa (của thân giả) giã nhỏ đắp
để cầm máu vết thương. Lá non dùng băng bó để làm dịu vết bỏng, vết cháy. Ở Ấn Độ, thân
giả và củ Chuối dùng chữa rối loạn về máu và trị bệnh hoa liễu. Còn nhựa cây được dùng trị
bệnh đau về thần kinh như icteria và động kinh, trị lỵ và ỉa chảy và làm nước giải khát khi bị
thổ tả.

Chính những đặc điểm và công dụng như thế nên chuối là một sự lựa chọn của rất nhiều
gia đình không những trong nước mà trên cả thế giới nữa. Cây chuối mãi mãi là một loại
cây ăn quả hàng đầu của tất cả mọi người.

Văn Miếu
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố
Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý.
Là tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư
nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục
Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm
hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là
nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng nơi khen tặng cho học sinh
xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi
các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi.



Về lịch sử:
Văn Miếu được xây dựng từ “tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý
Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền,
bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.”.
Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442)Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường
Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành
riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh
Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà
thường dân có sức học xuất sắc.
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và
thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở
Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ
của những người thi đỗ tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám – cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của
triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu
– Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà
Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn
nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng
theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám – cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của
triều đình. Năm 1785 đổi thành nhà Thái học.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu
– Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà
Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn
nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng
theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại

Về kiến trúc:
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo
trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại
Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản
hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có
gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao
bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ
xưa.
Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại
liên hệ với nhau:
Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có
cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.


Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành
Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ
song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ
tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can
con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công
trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là
cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú
cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng
Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây
là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên
phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.
Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông.
Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ
Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện

còn 82 tấm bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779, chia đều cho hai khu tả và
hữu. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho các khoa thi những năm 1442-1514) được dựng vào thời
Lê sơ, 2 bia (cho các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng
(các khoa thi những năm 1554-1779) được dựng vào thời Lê trung hưng. Mỗi khu nhà bia gồm
có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà 10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên
Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, còn Bi đình khu bên
phải chứa bia tiến sĩ năm 1448.
Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố
cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.
Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố
mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.
Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện
thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền,
chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở Việt nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa,
miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm
– dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và
hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng
trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng
lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô
ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên
lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người
bạn tốt.
Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của
thành phố Hà Nội.



×