Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

chăm sóc rốn sơ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.4 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯC Thành Phố Hồ Chí Minh.

************
ĐỀ CƯƠNG:

ĐÁNH GIÁ

KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ – HÀNH VI
CỦA PHỤ NỮ NUÔI CON DƯỚI 4 THÁNG TUỔI
VỀ VIỆC CHĂM SÓC RỐN TRẺ SƠ SINH
Tại Huyện Hốc Môn Thành Phố Hồ Chí Minh

Học viên : BS LÊ CHÁNH TRÍ.
Lớp cao học sản niên khoá 2003-2005

MỤC LỤC
Trang


Phần I
: Mở đầu và đặt vấn đề. ………………………………………….1
Phần II
: Tổng quan tài liệu…………………………………………………….3
Phần III
: Đối tượng và phương pháp nguyên cứu………..10
Phần IV
: Kết quả nguyên cứu……………………………………………….23
Phần V
: Bàn Luận. ………………………………………………………………….25
Phần VI


: Kết luận và kiến nghò……………………………………………27
Tài liệu tham khảo. …………………………………………………………….28
Phụ lục
…………………………………………………………………………………30


PHẦN I :

MỞ ĐẦU VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ.

- Hiện nay Nhiễm trùng rốn không phải là vấn đề
cần quan tâm ở các quốc gia phát triển và đã giảm thiểu
ở những nước đang phát triển song song với đà tiến bộ
của y học và sự tăng trưởng về kinh tế của đất nước.
Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ nhiễm trùng sơ
sinh vẩn còn cao và đây cũng là nguy cơ đưa đến uốn
ván rốn, một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu
ở trẻ sơ sinh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm trùng rốn được ghi nhận
tại các bệnh viện Tp,HCM thay đổi từ 5% đến 52,31%
và cá biệt một vài trường hợp nặng dẩn đến nhiễm trùng
huyết.
Một số yếu tố thường gặp, có thể làm gia tăng tần
suất nhiễm trùng rốn và uốn ván rốn ở những nước đang
phát triển là: Sinh tại nhà không đãm bảo vô trùng. Mất
vệ sinh do ngøi đỡ đẻ không được huấn luyện, cơ quan
y tế còn nghèo nàn lạc lạc hậu, không đảm bảo vô trùng
trong các khâu sinh. Trong khuôn khổ của luận văn này,
nguyên cứu sau đây chỉ tập trung ở một khía cạnh nhỏ
với mục đích đánh giá kiến thức - thái độ - thực hành của

các phụ nữ nuôi con dưới 4 tháng tuổi về chăm sóc rốn
trẻ sơ sinh.


Việc khảo sát thực đòa chọn nguyên cứu tại đòa điểm
Huyện Hốc Môn, TpHCM. Đây là 1 huyện có nhiều
thành phần kinh tế, đặc điểm sinh thái của 1 nơi thành
thò, bán thành thò, nông thôn,bán nông thôn… mà qua đó
có thể phát hiện nhiều thói quen tập quán tốt cũng như
những hủ tục tồn tại lâu đời nay trong nhân dân, cùng
những thói quen và tập quán mới hình thành trong việc
chăm sóc rốn trẻ sơ sinh.
Nguyên cứu này, hy vọng sẽ có cơ sở cụ thể nhằm
hoạch đònh chương trình giáo dục sức khỏe, cho các bà
mẹ về vấn đề chăm sóc rốn trẻ sơ sinh trong thời gian
sắp tới.
Giả thiết nguyên cứu được đưa ra trong công trình
này : Bà mẹ lớn hơn hoặc bằng 25 tuổi, có nghề nghiệp
có học vấn từ cấp 2 trở lên,có từ 2 con trở lên, khoảng
cách sinh 2 con trên 2 năm, có kinh tế khá trở lên sẽ có
kiến thức - thái độ – hành vi đúng nhiều hơn các bà mẹ
dưới 25 tuổi, thất nghiệp(nội trợ), có học vấn từ cấp 1 trở
xuống, có khoảng cách sinh 2
con dưới 2 năm, có kinh tế từ nghèo đến trung bình,
Mục tiêu tổng quát : Xác đònh kiến thức thái độ
hành vi của người phụ nữ đang nuôi con dưới 4 tháng
tuổi về việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh.
Mục tiêu chuyên biệt sau đây lần lượt sẽ được tham
khảo:



- Xác đònh tỷ suất hiện có về kiến thức đúng của bà
mẹ, về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh.
- Xác đònh tỷ suất hiện có về thái độ đúng .
- Xác đònh tỷ suất hiện có về hành vi đúng.
- Xác đònh các mối liên quan giữa Kiến thức – Thái
độ- hành vi của bà mẹ đối với các đặc điểm dân số xã hội.
- Xác đònh tỷ lệ các nguồn thông tin về kiến thức và cách
chăm sóc rốn trẻ sơ sinh thường được các bà mẹ lắng nghe.

- Xác đònh tỷ lệ các nguồn thông tin về kiến thức và
cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh có ảnh hưởng tới các bà
mẹ.

PHẦN II :

TỔNG QUAN TÀI LIỆU.

II.1 . KHÍA CẠNH DỊCH TỂ CỦA NHIỄM
TRÙNG RỐN SƠ SINH :
Trên thế giới tỷ lệ nhiễm trùng rốn sơ sinh tương đối
hiếm ở các nước phát triển, nhưng cũng có thể là do ít
ghi nhận, bởi vì trẻ xuất viện sớm và không được theo
dõi tiếp tục tại nhà.
Một nguyên cứu hồi cứu tại các khu nhà ổ chuột
tại các đô thò n Độ tỷ suất nhiễm trùng rốn sơ sinh là
30%0 ,
Theo Obimbo và cộng sự, tại khoa nhi trường đại học



Nairobi, Kenya 1 nguyên cứu cắt ngang về kiến thứcthái độ- hành vi của các bà mẹ và kiến thức của nhân
viên y tế liên quan đến vấn đề chăm sóc rốn trẻ sơ sinh,
cho thấy các bà mẹ có kiến thức tốt trong việc giữ vệ
sinh khi cắt rốn nhưng lại không biết thực hành việc
chăm sóc rốn trẻ sau khi sinh.
II.2. SINH LÝ RỤNG RỐN VÀ CƠ CHẾ NHIỄM
TRÙNG RỐN
II.2.1. Sinh lý rụng rốn :
Sinh lý rụng rốn : Sự rụng rốn xảy ra qua trung
gian của phản ứng viêm tại vùng nối giữa rốn và da bụng, với
sự tẩm nhuận bạch cầu và hậu qủa là chân dây rốn bò ăn
mòn.
II.2.2 Cơ chế nhiễm trùng rốn :
Sau sinh, rốn tiếp xúc với không khí sẽ thúc đẩy sự
khô cuống rốn và rụng rốn. Mô chết của dây rốn là môi
trường rất tốt cho vi trùng phát triển, đặc biệt nếu cuống
rốn bò ẩm ướt và bò bôi đắp các chất không sạch. Mạch
máu rốn vẩn còn tồn tại trong vài ngày sau sinh, vì vậy
vẩn còn thông với dòng máu. Cuống rốn là một cửa ngõ
và thường gây nhiễm trùng toàn thân cho trẻ sơ sinh. Vì
vậy, giữ cuống rốn sạch và khô để ngăn ngừa nhiễm
trùng là một việc làm rất quan trọng.
Các yếu tố làm chậm rụng rốn là:


Nhiễm trùng, bôi chất kháng khuẩn lên cuống rốn và
sinh mổ.
Dấu hiệu của viêm mô(sưng, đo,û đau) xung quanh
rốn giúp chẩn đoán nhiễm trùng rốn, khi nhiễm trùng rốn
xảy ra, sự bít mạch máu bò trì trệ và do đó thường

gây chảy máu rốn,
II.3 . Những nguyên cứu về chăm sóc rốn trẻ sơ
sinh trên thế giới :
Những thực hành chưa đúng về băng rốn, bôi rốn và
rửa rốn ghi nhận được qua một số công trình nguyên cứu
do tổ chức y tế thế giới thực hiện ở các nước đang phát
triển. Có thể xem xét qua những thực hành chăm sóc rốn
trẻ sơ sinh được đánh giá chưa phù hợp như sau:
II.3.1 Băng rốn :
Trên thế giới việc dùng băng rốn đã được chấm dứt
trong hầu hết các bệnh viện.Nhưng cho đến bây giờ tại
các nước đang phát triển, trong nhiều cộng động dân cư,
người ta thường băng rốn trẻ với quần áo hoặc dãi băng.
II.3.2. Bôi rốn :
Các nguyên cứu trên thế giới đã được chứng minh
rằng : Chăm sóc rốn sạch lúc sinh và trong những ngày
đầu sau sinh sẽ ngăn chặn được nhiễm trùng rốn và uốn
ván rốn sơ sinh. Chăm sóc rốn sạch bao gồm : Rữa tay
sạch với nước sạch và xà phòng trước và sau khi chăm


sóc rốn, làm sạch rốn mỗi ngày với alcol, bột kháng
khuẩn và dung dòch kháng khuẩn.
Tùy theo phong tục tập quán từng nơi, một số chất
nhất đònh như tro, dầu, bơ, gia vò dược thảo và bùn… là
những chất có thể bôi lên rốn trẻ. Vài dân tộc châu Mỹ
La tinh có thói quen tốt trong điều trò rốn, như đốt cuống
rốn với ngọn đèn cầy, với hòn than nóng hoặc với que
củi đang cháy, vài cộng đồng ở Kenya các bà mẹ bôi sữa
lên rốn(điều này thực sự có lợi vì có những chất chống

nhiễm trùng có trong sữa mẹ).
II.3.3. Rữa rốn :
Đối với việc rữa rốn, cuống rốn nên được rữa khi
cần với nước sạch và xà phòng,(rữa với alcool làm chậm
lành rốn). Đã nhiều năm qua,bà mẹ được khuyên không nên
nhúng trẻ sơ sinh vào chậu tắm cho đến khi rốn rụng,

Trong những vùng có nguy cơ uốn ván sơ sinh cao
hoặc những nơi có thói quen có hại như bôi phân bò lên
cuống rốn, có thể khuyến cáo dùng chất kháng khuẩn
thay thế cho những chất có hại. Nên chọn kháng sinh phổ
rộng và rẻ, cồng đồng dể chấp nhận(thường là chất
kháng khuẩn có màu) và sẳn có. Nếu có nhiều phương
pháp có hại, thì những phương pháp có hại này không
nên được khuyến cáo và nên thay thế bằng các phương
pháp an toàn hơn, ví dụ người dân muốn đặt tấm băng
lên rốn, có thể khuyến cáo một phương pháp vệ sinh hơn


là dùng một miếng gạc sạch và thay băng sạch thường
xuyên, tránh không băng nhiễm bẩn.
PHẦN III

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN
CỨU
III.1. ĐỐI TƯNG NGUYÊN CỨU :
III.1.1 Tiêu chí chọn vào nhóm nguyên cứu :
- Bà mẹ nuôi con dưới 4 tháng tuổi
- Mẹ cư trú tại huyện hốc Môn từ sáu tháng trở lên
- Trẻ chưa từng được chẩn đoán nhiễm trùng rốn từ

nhân viên y tế .
- Gia đình đồng ý tham gia vào nguyên cứu .
III.1.2. Tiêu chí loại ra khỏi nhóm nguyên cứu :
- Bà mẹ chậm phát triển tâm thần
- Bà mẹ và gia đình thường trú tại đòa phương dưới 6
tháng.
- Trẻ trong nhóm tuổi nguyên cứu không có mặt.
- Trẻ từng được chẩn đoán nhiễm trùng rốn.
III.2. PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU :
III.2.1. Thiết kế nguyên cứu : cắt ngang, mô tả và
phân tích
III.2.2. Mẫu :


III.2.2.1 Cỡ mẫu :

Z2(1-α/2)p(1-p)
N = ---------------d2
Với p = 0,5 ; α = 0,05 ( với độ tin cậy 95% do đó Z (1α/2) = 1,96).
d =0,07 (độ chính xác tuyệt đối)
vậy n = 196 # 200
III.2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu : Lấy mẫu cụm theo
phương pháp xác suất tỷ lệ với kích cỡ dân số(PPS) với
số cụm là 30.
Bước 1 : chọn đơn vò hành chánh ( đơn vò bậc 1= khu
phố) có chưa cụm điều tra :
Bưới 2 : Chọn đơn vò bậc 2 bằng số phụ nữ sẽ được
phỏng vấn vào một cụm(400/30#13-14 phụ nữ đang nuôi
con dưới 4 tháng tuổi/ cụm) được chọn theo phương pháp
hộ liền hộ.

III.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CUỘC ĐIỀU TRA :
III.3.1. Chọn nhân sự tham gia điều tra :
Nhóm điều tra viên gồm 15 SV Y6 : Mỗi SV phỏng
vấn trung bình 27 bà mẹ hoặc người chăm sóc chính cho trẻ,
III.3.2. Tổ chức tập huấn và điều tra thử :
Nội dung huấn luyện :
- Nhiệm vụ của điều tra viên, người dẫn đường,
giám sát viên,


- Cách chọn hộ, hướng đi.
- Cách phỏng vấn , cách ghi nhận thông tin cho điều
tra viên
- Thực hiện tại chổ việc chọn hộ :
- Mỗi nhóm thực tập thử bằng p/p đóng vai,
Tiến hành điều tra thử, đ/chỉnh câu hỏi phù hợp :
III.3.3. Tiến hành điều tra và giám sát thực thụ :
Các điều tra viên, người dẫn đường, giám sát viên sẽ
chia thành 15 nhóm(một điều tra viên + một người dẩn
đường ) tập kết tại 15 điểm đã hẹn trước.
III.4. Đòa điểm nguyên cứu : Huyện Hốc Môn , Tp HCM.

III.4.1. Những dữ liệu cơ bản về Thành Phố Hồ Chí
MInh : (cụ thể báo cáo sau)
III.4.2 Đặc điểm Huyện Hốc Môn (báo cáo sau)
III.5. BIẾN SỐ NGUYÊN CỨU :
III.5.1. Biến số phụ thuộc :
III.5.1.1. Các biến số kiến thức: về vấn đề
chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là biến số nhò giá với hai giá
trò : kiến thức đúng và kiến thức chưa đúng ,

III.5.1.2. Các biến số thái độ : về vấn đề chăm sóc
rốn trẻ sơ sinh là biến số nhò giá với hai giá trò : Thái độ
đúng và thái độ chưa đúng.
III.5.1.3. Các biến số hành vi :
Về vấn đề chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là biến số nhò
giá trò : thực hành và thực hành chưa đúng,


III.5.2 Biến số độc lập : Tất cả biến số độc lập
cũng là những biến số nhò giá.
III.5.2.1. Những biến số đặt tính của bà mẹ :
1. Tuổi : được nghi nhận chính xác sau đó có thể
được phân lớp phù hợp trong giai đoạn phân tích :
- Từ 24 tuổi trở xuống.
- Từ 25 tuổi trở lên.
2 Nghề nghiệp: Được chia làm 2 lớp :
- Nội trợ chỉ thuần túy là nội trợ, thất nghiệp.
- Khác nội trợ :
3 Học vấn : Được chia thành 2 nhóm :
- Từ cấp 2 trở lên(cấp 2, cấp 3, trung cấp, cao đẳng,
đại học).
- Từ cấp một trở xuống đến mù chữ.
- 4. Số con : Được chia thành 2 lớp :
- Nhóm chỉ có một con
- Nhóm có từ 2 con trở lên.
5. Khoảng cách sinh con :
(khoảng cách sinh giữa trẻ từ 4 tháng tuổi trở xuống
và trẻ sinh kế trước đó)
- Nhóm 1 : Từ 2 năm trở xuống.
- Nhóm 2 : Trên 2 năm.

6. Kinh tế gia đình : (theo phân loại của chính quyền
đòa phương ). Được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm1 : Từ khá đến giàu.


- Nhóm 2 : Từ trung bình đến nghèo.
III.5.2.2 Biến số đặc tính của con: Giới tính con .
III.6. THU THẬP DỮ LIỆU :
Dữ liệu thu thập dựa trên bảng phỏng vấn đã thiết kế
sẳn(Phụ lục 1 : Bảng câu hỏi phỏng vấn và quan sát).
Các phiếu này sẽ do một đội ngũ gồm 15 điều tra
viên(SVY6 hoặc NHS tại Bệnh viện ) đã được tập huấn
kỹ, Có nhiều thu thập dữ liệu khác nhau, sau đây có thể
kể đến : 2 p/p
- Phương pháp kinh điển :
- Phương pháp tiếp cận qua thực tại tình hình :
III.6.1. Nguyên tắc thiết kế bảng câu hỏi phỏng
vấn và quan sát :
một bảng câu hỏi phỏng vấn và
quan sát với những câu hỏi đượcsoạn sẳn theo đúng mục
tiêu chuyên biệt được dùng để thu thập thông tin về
những biến số độc lập và phụ thuộc bao gồm các dữ liệu
về đặc điểm dân số xã hội của bà mẹ , kiến thức , thái
độ ,thực hành của bà mẹ liên quan đến vấn đề chăm sóc
rốn trẻ sơ sinh.
III.6.2. Dữ liệu thứ cấp :
III.6.3. Dữ liệu sơ cấp :
III.6.4. Kiểm soát sai lệch thông tin :
Trước khi thực hiện phỏng vấn, điều tra viên được
huấn luyện kỹ về cách hỏi và ghi câu trả lời. Bảng



phỏng vấn được thử trước và sau đó,được hiệu đính cho
phù hợp.
1.Phần thiết kế câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng, dể
hiểu, dể trả lời, sát với thói quen sử dụng ngôn từ,
với phong tục tập quán đòa phương , không sử dụng
từ ngữ chuyên môn.
2.Điều tra viên được chọn là những SVY6 hoặc NHS
của Bệnh viện được huấn luyện kỹ, nhiệt tình
trung thực có khả năng giao tiếp tốt tạo được niềm
tin đối với các bà mẹ.
3.Công tác điều tra thử được tiến hành nghiêm túc có
giám sát để tìm ra những điểm yếu cần thay đổi
hoặc bổ sung trước khi tiến hành điều tra chính
thức.
III.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH
DỮ LIỆU :
III.7.1. Xử lý dữ liệu :
III.7.1.1. Kiểm tra dữ liệu :
Mỗi bảng phỏng vấn và quan sát sau khi hoàn tất
được kiểm tra ngay bởi người nguyên cứu, tính phù hợp
của những câu trả lời.
III.7.1.2. Ghi mã cho những câu trả lời phỏng
vấn : Cẩm nang ghi mã được soạn trước, tất cả những dữ
liệu thu thập , sau khi được kiểm tra tính phù hợp, được
ghi mã bởi người nguyên cứu .


III.7.1.3. Tạo tập tin dữ liệu : Một tập tin dữ liệu

được tạo trên vi tính, sử dụng phần mền EPI-INFO 6.04.
III.7.2. Phân tích dữ liệu :
Dữ liệu được mô tả và phân tích đơn biến các mối
tương quan bằng phần mền EPI-INFO 6.04., phân tích
bằng hồi quy đa biến bằng phần mền STATA 6.0, vẽ
biểu đồ bằng phần mền EXCEL 97. Trình tự xử lý, mô tả
và phân tích theo các bước sau đây :
Bước 1 : Thống kê mô tả bằng phần mền EPIINFO 6.04 :
- Mô tả tỷ lệ các biến số về đặc điểm dân số xã hội.
- Mô tả tỷ lệ các biến số kiến thức –thái độ –thực
hành đối với các vấn đề chăm sóc rốn trẻ sơ sinh .
- Mô tả tỷ lệ các nguồn thông tin về những kiến thức
và cách chăm sóc trẻ sơ sinh thường được các bà mẹ lắng
nghe và có ảnh hưởng đến các bà mẹ
- Dựa trên thang điểm KAP (kiến thức –thái độ –
thực hành )Thang điểm đánh giá KAP và một số đònh
nghóa) lập các biến chung :“kiến thức“,”Thái độ “,”Thực
hành “ đối với việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh . Mô tả tần
suất tính tỷ suất hiện có các biến số chung này.
Bước 2 : Phân tích đơn biến bằng phần mền EPIINFO 6.04 các mối tương quangiữa :


- Các biến số về kiến thức –Thái độ –Thực hành với
các đặc điểm dân số xã hội của các bà mẹ (tuổi mẹ,
nghề nghiệp, học vấn mẹ, số lượng con trong gia
đình , giới tính trẻ , khoảng cách sinh, kinh tế)
Bước 3 :
Các mối tương quan đơn biến có ý nghóa thống kê
trong bước 2(đơn biến) được tiếp tục phân tích đa biến
bằng phương pháp hồi qui đa biến với phần mền STATA 6.0.

III.7.3. Thang điểm đánh giá KAP và một số đònh
nghóa :
Nhằm có cái nhìn tổng quát về mức độ đúng của
kiến thức , thái độ và thực hành , một thang điểm được
áp dụng để đánh giá theo cách chấm dưới đây.
III.7.3.1. Thang điểm đánh giá kiến thức chăm sóc
rốn trẻ sơ sinh :
Kiến thức chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là biến số nhò giá
với 2 giá trò là đúng và chưa đúng. Trong một câu hỏi
phỏng vấn , chỉ có một lựa chọn đúng.
Kiến thức đúng được tính 1 điểm, kiến thức chưa
đúng được tính 0 điểm.
Bảng 1
Thang điểm đánh giá các kiến thức đúng
của bà mẹ về chăm sóc rốn trẻ sơ sinh.
Nội dung

Giá Điểm
trò


Thời gian rụng rốn (B1) :
- Đúng (5-15 ngày sau sinh )
Đúng
Phương pháp chăm sóc rốn :
- Giử rốn không ướt lúc tắm trẻ (khi rốn Đúng

1

Đúng

Đúng
Đúng
Đúng

1
1
1
1
1

Dòch tiết tại rốn :
- Dòch sinh lý : Rốn chảy ít dòch nhầy vàng Đúng

1

chưa rụng)(B2)
- Tháo băng rốn đã được NVYT quấn kín rời
nhà bảo sinh(B3)
- Không băng rốn kín(khi rốn chưa rụng)
(B6)
- Không băng rốn kín khi rốn đã rụng(B7)
- Giữ rốn luôn khô sạch là quan trọng để
tránh nhiễm trùng rốn (B8).

trong hoặc đục(đồng thời vùng quanh chân
rốn không có tình trạng sưn nề, tấy đỏ mùi
hôi dòch ít … đi kèm) trong giai đoạn rốn
chưa rụng hoặc trong khoảng vài ngày sau
khi rụng rốn cho đến lúc rốn khô hoàn toàn Đúng
là biểu hiện bình thường (B4)

- Dòch tiết bệnh lý : Rốn chảy ít dòch nhầy
trong hoặc được đồng thời vùng quanh chân
rốn có biểu hiện tình trạng sưng nề tấy đỏ …
là biểu hiện tình trạng nhiễm trùng rốn (B5)

1

Tổng số điểm đánh giá k/thức chung bằng (B1)+
(B2)+(B3)+(B4)+(B5)+(B6)+(B7)+(B8)=8điểm


Điểm kiến thức chung chia thành 2 nhóm : Từ 0 đến
5 và từ 6 đến 8 dựa theo tiêu chí tính điểm cắt đoạn trong
khoảng từ 75% của tổng số điểm .
III.7.3.2. Thang điểm đánh giá thái độ chăm sóc
trẻ sơ sinh :
Thái độ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là biến số nhò giá
với 2 giá trò là đúng và chưa đúng.Thái độ đúng được
tính một điểm t/độ chưa đúng được tính 0 điểm.
Bảng 2 : Thang điểm đánh giá các thái độ đúng của
bà mẹ về
chăm sóc rốn trẻ sơ sinh .
Nội dung
Giá trò Điểm
- Tháo băng rốn đã được NVYT Đúng
1
quấn kín lúc rời nhà bảo sinh(trả
lời : Đồng ý) C2
- Không tắm rốn đồng thời lúc tắm Đúng
1

trẻ khi rốn chưa rụng(trả lời :đồng
ý)C2
- Giử cuống rốn luôn khô sạch khi Đúng
1
rốn chưa rụng(Trả lời :đồng ý) C3
Tổng số điểm đánh giá thái độ chung = C1+C2+C3=
3 điểm. Điểm thái độ chung được chia thành 2 nhóm từ 0,
1, 2 ,3 dựa theo tiêu chí tính điểm cắt đoạn trong khoảng
từ 75% của tổng số điểm .


III.7.3.3. Thang điểm đánh giá thực hành chăm
sóc rốn trẻ sơ sinh : thực hành chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
là biến số nhò giá với 2 giá trò là đúng và chưa đúng.
Trong một câu hỏi phỏng vấn , chỉ có một lựa chọn đúng.
Đònh nghóa một số từ hành động :
* Từng băng rốn : Trẻ đã hoặc đang được băng rốn .
- Hành động đúng : Không băng rốn .
- Hành động chưa đúng : Băng rốn .
* Rữa rốn :
- Hành động đúng :Khi rốn chảy dòch
sinh lý : rửa rốn bằng cồn, iode hoặc bệnh nước chín để
nguội sau đó thấm rốn cho khô bằng khăn sạch và để
thoáng rốn .
- Hành động chưa đúng : Khi rốn chảy dòch sinh
lý(hoặc không chảy dòch) và rốn được rửa bằng dầu
nóng(cù là, cao sao vàng, con ó…), xà phòng, thuốc gia truyền.
* Bôi rốn khi rốn chưa rụng :
- Hành động đúng : Khi rốn chảy dòch sinh lý, bôi rốn
bằng cồn, iode hoặc không bôi gì.

- Hành động chưa đúng : Khi rốn chảy dòch sinh lý,
bôi rốn bằng dầu nóng (cù là, cao sao vàng, con ó…) xà
phòng thuốc gia truyền không rõ loại, phân bò , rắc tieu
sọ xay nhuyễn, thuốc xỉa, ruột thuốc lá…
* Bôi rốn khi rốn đã rụng :
- Hành động đúng : Không bôi gì hoặc bôi bằng cồn, iode.
- Hành động chưa đúng : (Như khi rốn chưa rụng.)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×