Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Các kỹ năng cần thiết khi chăm sóc trẻ sơ sinh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.1 KB, 3 trang )

Các kỹ năng cần thiết khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Nguồn: suckhoedoisong.vn
“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh”. Đây không phải là quảng cáo
mà là một chân lý mang nhiều bằng chứng khoa học và kinh tế nhất. Hiểu
một cách đơn giản rằng, nếu bạn cho con mình sữa mẹ thì bạn đã mang cho
con mình nguồn dinh dưỡng quí báu, tình yêu và sự an toàn. Những trẻ bú
mẹ sẽ thông minh hơn, ít bệnh hơn.

Cần tắm cho bé đúng cách.
Biết cách cho trẻ bú sữa mẹ
Những việc bạn nên làm là: cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, trong giờ đầu sau
khi sinh, để tận dụng sữa non. Nếu trẻ không bú được thì hãy vắt sữa mẹ, đút trẻ
bằng muỗng. Cho bú mẹ theo nhu cầu, càng lâu, càng nhiều càng tốt.
Để tạo điều kiện cho việc bú sữa mẹ tốt, bà mẹ nên lựa nơi ngồi thoải mái, có thể
ngồi tựa lưng hoặc nằm. Bế bé áp sát vào người mẹ, toàn thân trẻ được nâng đỡ
(mông, lưng, vai, đầu), mặt trẻ cho hướng về vú mẹ. Cho môi trẻ chạm vào vú mẹ,
chờ khi miệng bé há rộng sẽ cho trẻ ngậm vú. Hãy bảo đảm bé ngậm bắt vú tốt,
tức bạn nhìn thấy môi dưới bé trề bật ra, quầng vú mẹ phía trên nhiều hơn phía
dưới. Ở tư thế này mẹ thoải mái nên có thể ngồi hay nằm lâu cho trẻ bú, trẻ bú dễ
dàng nên được dinh dưỡng đủ.
Bà mẹ nên biết cách giữ gìn sức khỏe khi cho trẻ bú: ăn uống đầy đủ, không kiêng
cữ quá mức. Trước khi cho trẻ bú bà mẹ nên uống một ly sữa, uống thêm nước.
Tranh thủ khi trẻ ngủ thì bà mẹ cũng ngủ, nghỉ ngơi thì mới có sức khỏe chăm sóc
bé.
Giữ ấm và theo dõi thân nhiệt trẻ
“Cơm no, áo ấm” là 2 nhu cầu thiết yếu của con người. Trẻ sơ sinh việc giữ ấm
càng cực kỳ quan trọng. Thật vậy, trẻ có thể bệnh hoặc tử vong vì lạnh. Việc giữ
ấm cho trẻ khá dễ dàng ngay cả mùa lạnh. Bạn chuẩn bị phòng ấm áp, đóng bớt
cửa tránh gió lạnh lùa vào, mặc quần áo cho trẻ đủ ấm, đội nón, mang vớ cho trẻ,
cho bé nằm cạnh mẹ, thay tả ngay khi ướt, mẹ ôm bé vào lòng, cho bé bú mẹ đầy
đủ. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ trẻ hay sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì bạn nên


áp dụng những biện pháp trên để làm trẻ ấm (mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn,
ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ ).
Giữ vệ sinh cho trẻ
Biết cách rửa tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh: rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng
hiệu quả phòng nhiễm trùng sơ sinh. Bạn nhớ phải rửa tay bằng xà phòng trước và
sau khi chăm sóc bé.
Tắm trẻ: trước khi tắm bé bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn
tắm, xà phòng, nước ấm (đổ nước lạnh trước rồi pha nước nóng vào sau), phấn
thoa, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, bông ráy tai. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Chọn
xà phòng có độ kiềm thấp, dùng cho sơ sinh. Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm
thấm nước ấm lau mắt bé trước, rồi lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Sau đó bạn tắm
nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy và lau khô. Tắm tiếp
phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục, lau khô bé. Mặc quần
áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé. Trẻ sơ sinh không nhất thiết
phải tắm hàng ngày. Khi trời quá lạnh, bé không dơ quá thì có thể lau cho bé. Điều
quan trọng là bạn tránh bé bị lạnh khi tắm.
Chăm sóc rốn: rốn là ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng sơ sinh. Bạn chăm sóc
rốn hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc dùng cồn 700. Nhưng việc dùng dung
dịch sát trùng như cồn sẽ làm rốn lâu rụng hơn nước muối sinh lý. Sau khi chăm
sóc rốn, bạn nên để hở rốn sẽ làm rốn mau khô, dễ rụng. Quấn tả dưới rốn. Chăm
sóc mắt: lau mắt bằng khăn mềm, thấm nước ấm. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh
lý.
Chăm sóc da: giữ phòng ấm, thoáng khí, mặc quần áo sạch, thoáng, thay tả khi ướt
và tắm trẻ sẽ giữ da trẻ sạch, không nhiễm trùng.
Chăm sóc tư thế và tạo môi trường sống ấm áp, sạch sẽ: tránh trẻ lui tới nơi đông
người, khói thuốc lá, người bị bệnh nhiễm trùng hô hấp. Luôn giữ phòng ấm áp,
thoáng khí, các đồ dùng phải sạch để tránh lây nhiễm cho trẻ. Nên cho trẻ nằm đầu
cao, nằm ngữa xen kẽ nằm nghiêng.
Theo dõi và giải quyết những tình huống thường gặp
Ngoài việc hàng ngày lo và theo dõi việc ăn, bú, ngủ, tiêu, tiểu bạn cần quan tâm

theo dõi xem bé có bị thở nhanh hay thở rút lõm ngực nặng không? Bé có bị lạnh
hay nóng quá không? Da bé có bị vàng không? Rốn bé có hay bị chảy máu, mủ gì
không? Xem trẻ có bị ọc ói gì không?
Những việc cần làm khi trẻ khóc: cần xem bé có bị đói không, hãy cho trẻ bú, khi
trẻ no sẽ hết khóc. Xem trẻ có tiêu, tiểu gây ướt da, lạnh hay trẻ chưa đi tiêu, tiểu
được. Kiểm tra, thay tả hay cho bé đi tiêu. Xem trẻ có bị lạnh hay nóng quá
không? Tùy theo nhiệt độ môi trường và thân nhiệt trẻ bạn sẽ quyết định mặc thêm
áo, quần, đắp thêm chăn hay cởi bỏ bớt ra. Bạn có thể kiểm tra trẻ xem có côn
trùng chui vào cắn bé không? Có vật gì như kim gút tụt ra đâm vào bé không? Bạn
hãy dỗ dành bé, ôm bé vào lòng, ở nơi yên tĩnh. Nếu mọi cố gắng trên đều không
dỗ nín được trẻ bạn nên gọi giúp đỡ hay mang trẻ đến cơ sở y tế.
Biết khi nào nên đưa trẻ đến cơ sở y tế: bú kém, bỏ bú; Thở nhanh hơn 60 lần/phút
hoặc thở rút lõm ngực nặng; Li bì; Sốt hoặc hạ thân nhiệt; Tiêu máu, ói máu; Vàng
da; Rốn đỏ chảy máu, mủ; Khóc thét bất thường.
Biết cách cho uống thuốc và nhớ lịch chủng ngừa tiếp theo: nếu trẻ cần phải dùng
thuốc, hãy chắc rằng bạn hiểu và thực hiện được các y lệnh ghi trên toa thuốc. Nếu
không rõ, hãy hỏi lại. Không tự ý cho uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ
ngay cả thuốc bổ.
Bạn nên nhớ lịch chủng ngừa tiếp theo để thu xếp mang bé chủng ngừa đúng hẹn.

×