Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ THẦN KINH.ĐH Y DƯỢC TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 79 trang )

GIẢI PHẪU - SINH LÝ
HỆ THẦN KINH

Ths. Hồ Thị Thạch Thúy
1


Nội dung
1. Đại cương hệ thần kinh
2. Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
3. Tủy sống
4. Não
5. Thần kinh ngoại biên

2


Đại cương hệ thần kinh
Vai trò hệ thần kinh
• Tiếp nhận các thông tin từ ngoài tới hoặc từ trong ra.
• Xử lý thông tin
• Điều phối cơ quan - môi trường trong cơ thể.
Phân loại
• Hệ thần kinh trung ương gồm não bộ, tủy sống.
• Hệ thần kinh ngoại biên phần n ằ m ngo à i h ộ p sọ và ống
xương sống gồm các dây thần kinh: 31 đôi thần kinh sống, 12
đôi thần kinh sọ, và phần ngoại vi hệ thần kinh thực vật.
Hệ thần kinh
• hàng chục tỷ neuron thần kinh, tế bào được biệt hóa cao độ.
• chức năng kích thích, dẫn truyền, dinh dưỡng của hệ thần
kinh.


3


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
• Đặc điểm cấu tạo
• Các loại neuron
• Đặc điểm dẫn truyền xung động thần kinh trên sợi
trục
• Qu á tr ì nh d ẫ n truy ề n xung đ ộ ng th ầ n kinh qua
synapse

4


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
• Neuron là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần
kinh.
• Thành phần chính là thân, sợi trục và sợi nhánh (sợi
gai).
Thân neuron
• Trong thân có chứa một nhân, bào tương.
• Thân neuron có chứa nhiều RNA tạo thành các thể
Nissl có màu xám nên thân có màu xám, có vai trò
tổng hợp protein.
5


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm cấu tạo


6


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
Sợi gai (sợi nhánh)
• Là những mỏm bào tương ngắn, phân nhánh, ở gần
thân neuron.
Sợi trục
• Là một mỏm bào tương dài, phần cuối chia thành
các nhánh tận cùng, đầu nhánh tận cùng phình to
gọi là cúc tận cùng chứa chất truyền đạt thần kinh và
ty thể (tổng hợp chất truyền đạt thần kinh).
• Có 2 loại sợi trục là sợi có myelin và sợi không có
myelin. Bao myelin bị khuyết từng quãng, chỗ khuyết
đó gọi là eo Ranvier.
7


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm cấu tạo
Synapse
• Nơi tiếp xúc neuron - neuron hoặc neuron - tế bào cơ quan
• Vai trò: dẫn truyền xung động thần kinh (một chiều)

8


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh

Đặc điểm cấu tạo
Synapse
• Phần trước: là cúc tận cùng của neuron, chứa chất trung gian
h ó a h ọ c nh ư acetylcholine, epinephrine, norepinephrin,
glutamate, GABA (Gamma amino butyric acid)…, toàn bộ hệ
thần kinh có khoảng 40 chất
• Khe: là khoảng hở giữa phần trước và phần sau synapse,
chứa enzym phân giải chất trung gian hóa học để điều hòa
dẫn truyền qua synapse.
• Phần sau: là màng neuron hoặc màng tế bào cơ quan, có một
cấu trúc đặc biệt vai trò tiếp nhận chất trung gian hóa học gọi
là thụ thể (receptor).
9


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Các loại neuron
• Neuron cảm giác dẫn truyền thông tin cảm giác từ bộ phận
thụ cảm về não và tủy sống.
• Neuron liên hợp (neuron trung gian) xử lý, lưu giữ thông tin
cảm giác và đưa ra quyết định đáp ứng thích hợp.
• Neuron vận động truyền thông tin vận động từ não và tủy
sống đến các bộ phận đáp ứng ở ngoại vi, cụ thể là sợi cơ và
các tế bào tuyến.

10


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Các loại neuron


11


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm dẫn truyền xung động thần kinh trên sợi trục
Sợi thần kinh
• Tính hưng phấn: thu nhận kích thích để đáp ứng
• Tính dẫn truyền: dẫn xung động thần kinh từ sợi trục
đến cơ qua đáp ứng. Dẫn truyền xung động thần
kinh là dẫn truyền điện thế hoạt động.

12


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm dẫn truyền xung động thần kinh trên sợi trục
Đặc điểm
• Khi điện thế hoạt động được tạo ra sẽ lan tỏa ra toàn bộ
màng. Quy luật “tất cả hoặc không”.
• Ở sợi trục xung động được dẫn truyền theo cả 2 chiều.
• Tốc độ dẫn truyền trên sợi trục có đường kính to nhanh hơn
sợi trục có đường kính nhỏ.
• Sự dẫn truyền xung động trên sợi trục có myelin nhanh hơn
sợi không có myelin, do xung động nhảy cách qua các eo
ranvier.

13



Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Đặc điểm dẫn truyền xung động thần kinh trên sợi trục
Đặc điểm
• Cường độ kích thích càng lớn thì tần số xung động
xuất hiện trên sợi thần kinh càng cao.
• Trong một bó sợi trục thì xung động được dẫn truyền
riêng trong từng sợi mà không lan tỏa ra các sợi lân
cận, thông tin thần kinh được dẫn truyền chính xác
đến nơi nó cần đến.
• Dẫn truyền xung động chỉ xảy ra trên sợi trục còn
nguyên vẹn.
14


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse
Sự giải phóng chất truyền đạt thần kinh
(TĐTK)
• Khi điện thế hoạt động lan đến cúc tận
cùng, kênh Ca2+ mở ra, Ca2+ và Na+ vào
cúc tận cùng.
• Ca2+ gắn vào các phân tử protein ở mặt
trong màng gây vỡ các b ọ c nh ỏ , gi ải
ph ó ng ch ấ t T Đ TK ra khe synapse r ồi
đến màng sau synapse.
• Một số chất truyền đạt thần kinh như
acetylcholin,
noradrenalin, dopamin,
GABA, serotonin, glycin, endorphin,
vasopressin, encephalin, chất P, gastrin,

neurotensin...
15


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse

16


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse
T á c d ụ ng c ủ a ch ấ t truy ề n đ ạ t th ầ n kinh l ê n neuron sau
synapse
• Chất truyền đạt thần kinh gắn với receptor kích thích ở màng
sau synapse.
 Gây khử cực màng, mở kênh Na+, Na+ đi vào làm điện thế
màng tăng lên.
 Xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau synapse gây tác
dụng kích thích (tế bào cơ gây co cơ, tế bào tuyến gây bài
tiết)

17


Cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh
Quá trình dẫn truyền xung động thần kinh qua synapse
T á c d ụ ng c ủ a ch ấ t truy ề n đ ạ t th ầ n kinh l ê n neuron sau
synapse
• Chất truyền đạt thần kinh gắn với receptor ức chế ở màng

sau synapse.
 Làm mở kênh K+ và Cl-, K+ đi ra khỏi tế bào, Cl- vào trong tế
bào.
 Điện thế màng càng âm hơn gọi là hiện tượng ưu phân cực
màng.
 Màng sau synapse bị ức chế, chất dẫn truyền có tác dụng ức
chế synapse.

18


Tủy sống
• Đặc điểm cấu tạo của tủy sống
• Chức năng của tủy sống.

19


Tủy sống
Đặc điểm cấu tạo của tủy sống






Tủy sống nằm trong ống xương sống.
Phía trên tiếp nối với hành não ở ngang đốt sống cổ 1.
Phía dưới tận cùng ở ngang đốt sống thắt lưng 2.
Tủy sống dài khoảng 45 cm, bên ngoài có màng tủy bao bọc.

Tủy sống có 31 đốt, đặt tên tương ứng với đốt xương sống,
nhưng tủy sống ngắn hơn cột sống.
• Cắt ngang tủy sống có 2 phần: chất xám ở trong, chất trắng ở
ngoài.

20


Tủy sống

21


Tủy sống

22


Tủy sống
Đặc điểm cấu tạo của tủy sống

23


Tủy sống
Đặc điểm cấu tạo của tủy sống
Chất xám (nằm trong)
• Hình chữ H, được tạo bởi các thân neuron và các sợi không
có bao myelin
• 2 sừng trước có các sợi vận động đi ra tạo nên rễ trước của

dây thần kinh tủy
• 2 sừng sau gồm các neuron chuyển tiếp cảm giác, tiếp nhận
các sợi cảm giác của rễ sau dây thần kinh tủy sống.
• 2 sừng bên ở giữa sừng trước và sừng sau, đoạn từ tủy sống
ngực 1 tới thắt lưng 3, phần chất xám hơi phình to ra. Ở sừng
bên có các neuron của hệ thần kinh giao cảm.

24


Tủy sống
Đặc điểm cấu tạo của tủy sống

25


×