Tải bản đầy đủ (.pdf) (311 trang)

Ebook lịch sử kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 1975 (tập 8 toàn thắng) phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 311 trang )


1

lịch sử

lịch sử

kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975)
Tập VIII

toàn thắng



3

lịch sử

Bộ Quốc Phòng

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

lịch sử

kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước
(1954 - 1975)
Tập VIII


toàn thắng
(Xuất bản lần thứ hai)

Nhà xuất bản chính trị quốc gia - sự thật
Hà Nội - 2013


Chỉ đạo nội dung
Thiếu tướng, TS. phạm văn thạch

Chủ biên
Đại tá, PGS. TS. Hồ Khang

Tác giả
Đại tá, PGS. TS. Hồ Khang
Đại tá, ThS. Trần Tiến Hoạt
Đại tá, TS. Nguyễn Xuân Năng
Đại úy Nguyễn Văn Quyền
Đại uý lê quang lạng

Với sự cộng tác của
Thiếu uý trần hữu huy


lời nhà xuất bản

Tập VIII của bộ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975) mang tiêu đề Toàn thắng phản ánh tiến trình lịch
sử ở giai đoạn cuối cùng - giai đoạn toàn thắng của sự nghiệp
kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta chống lại tên đế quốc đầu sỏ

của thời đại.
Thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đánh cho Mỹ
cút, đánh cho ngụy nhào", với việc ký Hiệp định Pari vào
ngày 27-1-1973, quân và dân ta đã đánh đuổi đội quân viễn
chinh Mỹ có lúc đông tới hơn nửa triệu tên và quân các nước phụ
thuộc ra khỏi miền Nam nước ta. Ngày 29-3-1973, Bộ Tư lệnh
quân viễn chinh Mỹ làm lễ cuốn cờ rút khỏi miền Nam Việt Nam.
Nắm vững thời cơ chiến lược ngàn năm có một được mở ra
sau gần 20 năm chiến đấu, Bộ thống soái tối cao của cuộc kháng
chiến, sau khi phân tích thế và lực của ta và của địch, tình hình
quốc tế phức tạp lúc đó, đã triệu tập lãnh đạo, chỉ huy các chiến
trường ra Hà Nội làm việc để củng cố quyết tâm giải phóng
miền Nam trong thời gian sớm nhất. Từ sau Hội nghị lần thứ 21
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp hai đợt
(đợt I từ ngày 19-6 6-7-1973, đợt II từ ngày 1-10 4-10-1973),
toàn dân tộc từ Bắc chí Nam đã nỗ lực cao độ dốc sức cho cuộc
chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


6

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VIII

Miền Bắc đã làm hết sức mình chi viện tối đa sức người, sức
của cho cách mạng miền Nam.
Bộ đội Trường Sơn đã tổ chức lại lực lượng, mở rộng mạng
đường chiến lược, nâng cao năng lực vận chuyển đảm bảo đủ
hậu cần cho miền Nam đánh thắng.
Trước khi Hiệp định Pari được ký kết, Mỹ đã ồ ạt tăng
viện cho chính quyền và quân đội Sài Gòn cùng với vũ khí, khí

tài, đạn dược, phương tiện chiến tranh để lại sau khi phải rút
quân, tạo thành kho vũ khí khổng lồ, hy vọng quân đội Sài
Gòn đứng vững.
Hiệp định Pari ký chưa ráo mực, Nguyễn Văn Thiệu lập tức
tung quân "tràn ngập lãnh thổ" đánh phá vùng giải phóng để
lấn đất, giành dân.
Nhận rõ bản chất hiếu chiến, phản động của chính quyền
Sài Gòn, khả năng thống nhất Tổ quốc trong hoà bình là không
hiện thực, quân và dân ta ở miền Nam đẩy mạnh phản công và
tiến công mạnh mẽ trừng trị quân địch để bảo vệ và mở rộng
vùng giải phóng.
Năm 1974, quân và dân ta mở cuộc tiến công tạo thế trên
khắp các chiến trường miền Nam, làm cho đối phương bị động
đối phó. Với chiến dịch đường 14 - Phước Long, quân và dân
Đông Nam Bộ đã giải phóng toàn tỉnh Phước Long, nhưng quân
đội Sài Gòn không đủ sức tái chiếm địa bàn vừa bị mất, trong
khi đó người Mỹ buộc phải chấp nhận nhìn quân đội Sài Gòn
sụp đổ. Đây là đòn trinh sát chiến lược để cơ quan Tổng hành
dinh xây dựng và củng cố quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền
Nam trong hai năm 1975-1976, nếu có thời cơ thì giải phóng
miền Nam ngay trong năm 1975, thậm chí là trước mùa mưa
năm 1975.
Với đòn đánh điểm huyệt Buôn Ma Thuột tạo đột biến về
chiến dịch và chiến lược làm cho chính quyền và quân đội Sài


lời nhà xuất bản

7


Gòn choáng váng dẫn đến sai lầm chiến lược rút bỏ toàn bộ Tây
Nguyên, quân và dân ta đã lập tức giải phóng Tây Nguyên và
các tỉnh duyên hải miền Trung. Mất địa bàn chiến lược, sự sụp
đổ của chính quyền và quân đội Sài Gòn chỉ còn là vấn đề thời
gian, không gì có thể cứu vãn nổi.
Tiếp đó, bằng chiến dịch Huế - Đà Nẵng, với sức mạnh
tổng hợp của các binh đoàn chủ lực cũng như lực lượng vũ
trang địa phương và sự nổi dậy của quần chúng, ta đã giải
phóng hoàn toàn Trị - Thiên, đánh chiếm cố đô Huế, đặc biệt là
căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng sụp đổ hoàn toàn chỉ trong
một thời gian ngắn.
Với tầm nhìn chiến lược xa rộng của lãnh đạo, chỉ huy, sau
khi giải phóng Đà Nẵng, quân đội ta đã lập tức tổ chức các hải
đoàn đánh chiếm ngay các đảo ven bờ và quần đảo Trường Sa,
làm cho cả quân đội, chính quyền Sài Gòn và các thế lực âm
mưu nhòm ngó bờ cõi nước ta không kịp trở tay.
Trước tình thế cách mạng khẩn trương "một ngày bằng 20
năm", chấp hành mệnh lệnh của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ
Nguyên Giáp: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn
nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng
miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng", các binh đoàn chủ lực đã
kiên quyết đánh địch trong hành tiến, lần lượt giải phóng Ninh
Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hoà và các tỉnh miền
Đông Nam Bộ, hình thành thế bao vây chia cắt Sài Gòn. Sài
Gòn - Gia Định đã nằm trong tầm ngắm của xe tăng và pháo binh
Quân giải phóng.
Thể theo nguyện vọng của đồng bào đồng chí miền Nam,
theo đề nghị của Bộ Tư lệnh chiến dịch, Bộ Chính trị đã đồng ý
chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định mang tên Chiến dịch
Hồ Chí Minh.



8

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VIII

Từ ngày 26-3-1975, chiến dịch tổng công kích giải phóng Sài
Gòn - Gia Định mang tên Bác bắt đầu. Từ năm hướng, năm
quân đoàn chủ lực với tinh thần quyết chiến và toàn thắng đã
lần lượt đánh chiếm các địa bàn đầu cầu, các địa bàn vùng ven
rồi cùng một lúc với các mũi thọc sâu táo bạo đánh thẳng vào
các cơ quan đầu não của chính quyền và quân đội Sài Gòn.
11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ của Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam đã tung bay trên nóc Dinh Độc
Lập - ghi nhận thời khắc huy hoàng của ngày toàn thắng.
Tổng thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các của chính
quyền Sài Gòn bị bắt, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Ngay sau đó, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các hải đảo
còn lại như Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc đã được giải phóng.
Toàn bộ diễn biến lịch sử trong giai đoạn cuối cùng của cuộc
kháng chiến từ năm 1973 đến năm 1975 đã được tập sách phản
ánh một cách toàn diện và tương đối đầy đủ với tinh thần trách
nhiệm cao của các nhà viết sử chiến tranh.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 3 năm 2013
Nhà xuất bản chính trị quốc gia - sự thật


Chương 32


Đấu tranh buộc Mỹ và chính quyền
sài gòn thi hành Hiệp định Pari,
tăng cường xây dựng lực lượng,
củng cố thế trận kháng chiến
I- Đấu tranh buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn
thi hành Hiệp định Pari
Thắng lợi to lớn, toàn diện trong năm 1972 và Hiệp
định Pari được ký kết đã tạo ra bước ngoặt căn bản cho
cách mạng Việt Nam, đưa sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước bước sang giai đoạn phát triển mới.
Theo Hiệp định Pari, cuối tháng 3-1973, tất cả các đơn
vị quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh của Mỹ sẽ rút
khỏi lãnh thổ Việt Nam 1.
Tuy nhiên, vấn đề lớn đặt ra đối với chúng ta là liệu
Mỹ và chính quyền Sài Gòn có nghiêm chỉnh thực hiện
_____________
1. Thực tế, ngày 29-3-1973, tướng Uâyen (Weyand), Tổng
Chỉ huy và Bộ Tham mưu quân viễn chinh Mỹ cùng với 2.051
lính Mỹ cuối cùng làm lễ cuốn cờ, lên máy bay rút quân khỏi
miền Nam Việt Nam.


10

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VIII

ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình, thành
lập Chính phủ liên hiệp theo như Hiệp định Pari đã quy
định hay không? Phía Mỹ có thực hiện cam kết "không
tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội

bộ của miền Nam Việt Nam" hay là vẫn ngoan cố tiếp tục
can thiệp bằng những cách khác?
Đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng và có tính
cấp thiết đặt ra đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta. Nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hoà bình
trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ, đều mong muốn sớm
chấm dứt cuộc chiến tranh lâu dài, đã gây ra nhiều đau
khổ, tổn thất, hy sinh cho cả hai bên. Tuy nhiên, trên thực
tế, trước ngày Hiệp định Pari ký kết hai tuần, từ ngày 14
đến ngày 17-1-1973, Tổng thống Mỹ Níchxơn đã liên tiếp
gửi thư cho Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn
Thiệu mà ở đó, một mặt, "Mỹ đã gây mọi sức ép để Thiệu
ký hiệp định 1 và mặt khác, một khi Thiệu đã ký, thì họ
cho Thiệu mọi phương tiện để vi phạm hiệp định"2 bằng
việc cam kết "tiếp tục viện trợ đầy đủ về kinh tế và quân
sự3 cho Sài Gòn; chỉ công nhận chính quyền của Nguyễn
Văn Thiệu là "Chính phủ hợp pháp duy nhất ở miền Nam
Việt Nam"4; không thừa nhận Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam như đã thoả thuận
trong Hiệp định Pari mà Chính phủ Mỹ buộc phải ký kết
ít ngày sau đó. Đồng thời, Níchxơn còn hứa sẽ gặp lại
_____________
1, 2, 3, 4. Gabrien Côncô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb.
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991, t.2, tr. 138.


Chương 32: đấu tranh buộc mỹ và chính quyền sài gòn...

11


Nguyễn Văn Thiệu trong thời gian sớm nhất tại San
Clemente, bang California để tiếp tục xác nhận những
cam kết và đi vào bàn bạc các phương án hợp tác cụ thể
với nhau sau khi Hiệp định Pari được ký kết và chính
thức có hiệu lực.
Ngày 23-1-1973, Tổng thống Mỹ Níchxơn ra tuyên bố
tiếp tục khẳng định quan điểm của phía Mỹ là sẽ không
ủng hộ cuộc tổng tuyển cử tự do ở miền Nam Việt Nam
và Mỹ sẽ làm những gì có thể để bảo vệ cho sự tồn tại của
chính quyền Sài Gòn.
Ngày 27-1-1973, tại Pari, Thủ đô của nước Cộng hoà
Pháp, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình
ở Việt Nam được ký kết. Ngay sau đó, ngày 28-1-1973, tại
Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu lập tức công khai tuyên bố
lập trường của phía chính quyền Sài Gòn:
- Không liên hiệp;
- Không thương lượng với đối phương;
- Không có hoạt động của cộng sản hoặc đối phương
trong nước;
- Không để lọt vào tay đối phương bất cứ lãnh thổ nào,
tiền đồn nào do quân lực Việt Nam Cộng hoà chiếm giữ và
khẳng định "không có hoà bình với cộng sản", "phải xoá
thế da beo", "bắn bỏ những ai chứa chấp cộng sản".
Ngày 3-4-1973, tại San Clemente thuộc bang California
(Mỹ) diễn ra cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Níchxơn và
Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu. Hai
bên đã ra thông cáo chung, trong đó, phía Mỹ tái khẳng
định cam kết sẽ tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn



12

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VIII

và "Mỹ sẽ trả đũa không thương tiếc với mọi vi phạm lệnh
ngừng bắn". Trên thực tế, thay vì phải phá huỷ các căn cứ
quân sự của quân đội Mỹ trên lãnh thổ miền Nam Việt
Nam như đã quy định tại Điều 6 của Hiệp định Pari, thì
ngược lại, phía Mỹ đã chuyển giao toàn bộ những cơ sở
này cho chính quyền và quân đội Sài Gòn. Đối với số lượng
máy bay chiến đấu, quân đội Mỹ không chuyển về nước
mà phân tán sang các căn cứ quân sự ở Thái Lan nhằm
sẵn sàng chi viện cho quân đội Sài Gòn và can thiệp vào
miền Nam Việt Nam khi cần thiết. Từ cuối năm 1972 đến
đầu năm 1973, phía Mỹ đã khẩn trương chuyển gấp cho
quân đội Sài Gòn tổng cộng 700 máy bay các loại, 500
khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép, bổ sung dự trữ vật tư
chiến tranh là 2 triệu tấn và những viện trợ khác trị giá
lên tới 2.670 triệu đôla (năm 1973) 1.
Trong năm 1973, Mỹ đưa thêm vào miền Nam 90 máy
bay, 100 khẩu pháo và một khối lượng lớn các loại phương
tiện chiến tranh. Bộ Chỉ huy và viện trợ quân sự Mỹ ở
Việt Nam - MACV (Military Assistance and Command in
Vietnam) giờ được đổi thành Cơ quan tuỳ viên quân sự Mỹ
ở Việt Nam - DAO (Defence Attache Office). Các cố vấn
quân sự Mỹ chuyển sang khoác áo dân sự, dưới sự chỉ huy
của Đại sứ quán Mỹ. Tổ chức và nhân viên tình báo CIA
tại miền Nam Việt Nam cũng chuyển sang hoạt động dưới
_____________
1. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị:

Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và Bài
học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 316.


Chương 32: đấu tranh buộc mỹ và chính quyền sài gòn...

13

danh nghĩa của Tổ chức viện trợ và phát triển - USAID
(United States Agency International Development). Tổng
số cố vấn quân sự và dân sự Mỹ ở miền Nam tính đến giữa
năm 1973, có tới 24.000 người. Với lực lượng cố vấn đông
đảo này ở mọi cấp, mọi ngành, từ trung ương xuống tới các
địa phương, cả ở hệ thống chính quyền và lực lượng quân
đội, đế quốc Mỹ tiếp tục can thiệp sâu vào công việc nội bộ
của miền Nam, quyết định những chủ trương lớn về quân
sự, chính trị, kinh tế, bố trí nhân sự cao cấp trong chính
quyền và quân đội Sài Gòn.
Được Mỹ tăng viện và khuyến khích, chính quyền,
quân đội Sài Gòn, ngay từ đầu đã ngang nhiên vi phạm
các điều khoản của hiệp định, đẩy mạnh các hoạt động
quân sự, nhằm cải thiện tình hình, mở rộng vùng chiếm
đóng, tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự cho Việt
Nam cộng hoà. Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của đội
ngũ cố vấn Mỹ khoác áo dân sự, quân đội Sài Gòn ráo riết
xúc tiến thực hiện Kế hoạch chiến tranh 3 năm (1973 1975) hòng lấn chiếm vùng giải phóng, tiêu diệt các lực
lượng vũ trang cách mạng miền Nam, tiến tới xoá bỏ tình
trạng hai chính quyền, hai quân đội và ba lực lượng hiện
có ở miền Nam, độc chiếm và biến miền Nam thành thuộc
địa kiểu mới của Mỹ.

Để xoá "thế da báo" trên chiến trường miền Nam,
quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các hoạt động "tràn ngập
lãnh thổ" trong khuôn khổ Kế hoạch Lý Thường Kiệt. Theo
thống kê của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, năm 1973,
địch đã mở 11.365 cuộc hành quân lấn chiếm quy mô từ


14

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VIII

cấp trung đội trở lên, trong đó có 10.072 cuộc từ cấp tiểu
đoàn trở lên, 50 cuộc từ 5 tiểu đoàn trở lên. Cũng trong
năm 1973, địch còn tiến hành 49.676 cuộc hành quân cảnh
sát trên khắp miền Nam. Với những cố gắng mới, địch đã
lấn chiếm được nhiều vùng giải phóng, kiểm soát được
11.430 ấp, trong đó có 5.008 ấp loại A với số dân là
19.049.000 người 1.
ở Trị - Thiên - Huế, địch tập trung tới 51.000 quân
(33.000 quân chủ lực, 18.000 quân địa phương, cảnh sát,
phòng vệ dân sự) mở hàng trăm cuộc tiến công càn quét,
lấn chiếm. Tại Quảng Trị, từ ngày 27-1 đến 31-1-1973,
chúng huy động 2 lữ đoàn bộ binh, 2 thiết đoàn thiết giáp, 3
tiểu đoàn pháo binh, 5 khu trục hạm, 72 lần chiếc máy bay
B.52 chi viện, mở cuộc hành quân Sóng thần tái chiếm Cửa
Việt. Từ ngày 6 đến 19-3, địch tiếp tục huy động 2.500 quân
thuộc Lữ đoàn 147 và một số đơn vị tăng cường mở các cuộc
hành quân chiếm lại các lõm căn cứ của ta ở Hải Lăng Triệu Phong. Từ ngày 1-3 đến 15-3, hai lữ đoàn bộ binh
cùng 20 xe tăng, 45 khẩu pháo của quân đội Sài Gòn có
máy bay chi viện mở cuộc tiến công lấn chiếm Tích Tường Như Lệ. ở Thừa Thiên, từ ngày 28-1 đến 31-1, địch dùng 5

đại đội bảo an và hắc báo lấn chiếm, líp lại An Đô, Lại
Bằng. Từ ngày 28-1 đến ngày 2-2-1973, địch huy động 5
_____________
1. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tổng kết
tác chiến chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2005, tr.611.


Chương 32: đấu tranh buộc mỹ và chính quyền sài gòn...

15

tiểu đoàn, 5 đại đội, 2 chi đoàn thiết giáp lấn chiếm, líp lại
nam Phổ Cần, Dưỡng Mong. Tiếp đó, từ ngày 15-2 đến ngày
15-3, các đơn vị quân Sài Gòn chiếm hàng loạt các vị trí
quan trọng ở tây và tây nam Thừa Thiên như Khe Thai,
bắc Mỏ Tàu, Ly Hy, Cảnh Dương, Cồn Tre, các điểm cao:
502, 303, 165. Tới tháng 4-1973, địch nối thông lại được
tuyến đường sắt Huế - Đà Nẵng và hình thành tuyến
phòng ngự theo hình vòng cung hòng ngăn chặn và đẩy lùi
các cuộc tiến công của lực lượng cách mạng từ các hướng
bắc, tây xuống khu vực đồng bằng và thành phố Huế.
Tuyến phòng ngự mới này của địch bao bọc một vùng quan
trọng, gồm đồng bằng Thừa Thiên và phần còn lại của đồng
bằng Quảng Trị và được bố trí thành ba tuyến: bắc, tây, tây
nam Huế.
- Tuyến phòng ngự phía bắc kéo dài từ Thanh Hội đến
bắc Cổ Thành, qua động Ông Do, các điểm cao 367, 300,
khoảng 60 km.

- Tuyến phòng ngự phía tây bao gồm các điểm cao Cổ
Bi, Núi Gió, Sơn Na, Chúc Mao.
- Tuyến phòng ngự phía tây nam Huế kéo dài từ Mỏ
Tàu, Ly Hy, qua các điểm cao 224, 303, Kim Sắc.
Trên địa bàn Khu 5, chỉ tính trong tháng 1-1973, ở
Phú Yên, quân đội Sài Gòn mở 449 cuộc hành quân càn
quét vào vùng giải phóng, bắn hơn 54.000 quả đạn pháo
và ném hàng nghìn quả bom vào làm cháy 590 nhà, phá
huỷ 710 tấn lúa gạo của nhân dân. Trước sự đánh phá ác
liệt của địch, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
xuất hiện tâm lý và những biểu hiện mong muốn hoà


16

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VIII

hoãn, ngại va chạm với địch, trở nên lúng túng và bị động
trong ứng phó với các hành động lấn chiếm của đối
phương, thậm chí ở một số địa phương còn chủ trương rút
hết các lực lượng vũ trang đang cắm sâu trong vùng địch
về vùng giải phóng để xây dựng và củng cố. ở một số vùng
căn cứ lõm, vùng mà trước đây ta vẫn làm chủ và giữ được
thế hợp pháp thì nay, do ta thực hiện chủ trương cắm cờ,
giành đất nên ta đã bị bộc lộ lực lượng và vì thế bị kẻ địch
đàn áp, đánh phá quyết liệt. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu
năm 1973, ở nhiều địa phương trên địa bàn Khu 5, địch đã
lấn chiếm được những vùng ta vừa mới mở trước ngày lệnh
ngừng bắn có hiệu lực và cả một số khu vực mà nhiều năm
trước đây, cho dù tập trung đánh phá quyết liệt, chúng

không thể nào lấn chiếm được. Tính riêng 5 tỉnh: Quảng
Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, địch
đã đóng thêm 450 chốt điểm và cụm chốt điểm 1.
ở Khu 8, từ sáng sớm ngày 28-1-1973, địch đã xua
quân tiến công, lấn chiếm, giành giật quyết liệt với ta ở hai
bên đường 4 và các đường ven thành phố Mỹ Tho. Ngày
7-2-1973, đại bộ phận Sư đoàn 7 và các tiểu đoàn bảo an cơ
động quân đội Sài Gòn đánh sâu vào Vùng 20-7, nam
đường 4 Mỹ Tho của ta. Liên tiếp từ ngày 15 đến ngày
19-2-1973, quân địch lần lượt đánh chiếm các khu vực nam
Giồng Trôm, Bến Tre, bắc đường 4 Mỹ Tho. Trên vùng chữ
_____________
1. Bộ Tổng tham mưu: Chiến tranh nhân dân địa phương trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) chuyên đề: Chống
phá bình định giành dân và giữ dân trên địa bàn Khu 5, Nxb.
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997, tr. 52.


Chương 32: đấu tranh buộc mỹ và chính quyền sài gòn...

17

U của An Giang, từ ngày 28-1-1973, đối phương đẩy bật
toàn bộ lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta ra khỏi các
xã Vĩnh Xương, Tân Phú, Phú Hữu; quân ta buộc phải lùi
về khu vực giáp biên giới Campuchia.
ở miền Đông Nam Bộ, ngay khi Hiệp định có hiệu
lực, địch tăng cường các hoạt động chiến tranh tâm lý đi
đôi với đàn áp, khủng bố, phủ nhận các quyền tự do, dân
chủ; cấm đoán người dân về với chốn cũ làng xưa làm ăn

sinh sống; thậm chí, chúng còn mở các hoạt động tiêu
diệt cơ sở cách mạng và thủ tiêu tù chính trị mới được
thả. Trên mặt trận quân sự, chúng dồn sức mở nhiều
cuộc tiến công lấn chiếm nhằm vào các địa bàn xung yếu,
các trục đường giao thông quan trọng, giành đất, giành
dân; mở rộng phạm vi kiểm soát khu vực đường số 7 Bến
Cát, đường số 2 Bà Rịa - Long Khánh, đường số 23 Long
Tân - Long Phước - Bà Rịa, đường xe lửa Hưng Lộc - Gia
Ray (Long Khánh)... ở những khu vực này, ngay khi vừa
lấn chiếm, địch lập tức ủi phá địa hình, xoá thế da báo
hòng chiếm đóng lâu dài. ở Thủ Dầu Một, trung tuần
tháng 2-1973, địch tiến công lấn chiếm và cho lực lượng
đốt phá các cánh rừng ở Cò Mi (Lái Thiêu), Vĩnh Lợi
(Châu Thành), bố trí hàng chục chốt trên đường 14, dọc
theo sông Đồng Nai để bảo vệ sân bay Biên Hoà và làm
bàn đạp tiến công mở rộng vùng kiểm soát. Trên địa bàn
hai tỉnh Biên Hoà, Bà Rịa - Long Khánh, toàn bộ Sư
đoàn 18 quân đội Sài Gòn và lực lượng bảo an, dân vệ với
sự yểm trợ của phi pháo, xe tăng, thiết giáp, mở các cuộc
tiến công lấn chiếm các vùng xung yếu do ta làm chủ,
chiếm các khu vực xung quanh các trục đường giao thông


18

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VIII

quan trọng như đường số 1, 2, 20, 15, 23, 44; tiếp tục lấn
sâu vào các vùng giải phóng của ta ở ven Chiến khu Đ, ủi
phá các cánh rừng ở Đại An, Tân Định, Thiện Tân (Vĩnh

Cửu), Hưng Lộc, Hưng Nghĩa, Bàu Hàm (Trảng Bom),
khu Lòng chảo (Nhơn Trạch), tây đường 15 (Long
Thành). Phi pháo của địch đã huỷ diệt trên 10 xã, 17 ấp,
làm chết 79 người, bị thương 192 người, làm cháy 237
ngôi nhà dân. Cuộc chiến diễn ra ngày càng khốc liệt do
âm mưu và hành động phá hoại hiệp định của chính
quyền và quân đội Sài Gòn, đặc biệt ở các vùng đông dân
cư có ý nghĩa chiến lược. Trên tuyến vành đai phòng thủ
Sài Gòn, các khu vực trọng yếu ven thị xã Tây Ninh,
đường số 10, tây bắc Hậu Nghĩa, đông tây đường số 2,
bắc chi khu Đức Thạch, Bà Rịa..., do ta lúng túng sai
lầm 1 trong nhận thức và hành động, nên chỉ hơn hai
tháng sau khi Hiệp định Pari ký kết, nhiều vùng ta mới
giải phóng được trước ngày 27-1-1973 ở miền Đông Nam Bộ
gần như mất vào tay chính quyền Sài Gòn.
_____________
1. Đầu năm 1973, Ban Binh vận Miền triệu tập hội nghị cán bộ
binh vận từ cấp huyện trở lên có phổ biến 5 điều cấm chỉ ở Nam Bộ
(cấm tiến công, cấm pháo kích, cấm đánh càn, cấm xây dựng xã ấp
chiến đấu, cấm đánh đồn bốt) và đưa ra lập luận rằng: nếu địch vi
phạm mà ta cứ dùng vũ khí đánh lại thì đến bao giờ mới ngừng
bắn, bao giờ mới ổn định tình hình cho nhân dân ta để khẩn trương
tạo thế và lực mới.
Dẫn theo: Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Đảng bộ miền
Đông Nam Bộ: Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 474.


Chương 32: đấu tranh buộc mỹ và chính quyền sài gòn...


19

Tại miền Tây Nam Bộ, ngày 28-1-1973, cuộc míttinh
chào mừng Hiệp định Pari của 36.000 quần chúng Cần Thơ
bị địch đàn áp. Tiếp đó, ngày 30-1-1973, chúng lại nã hàng
nghìn quả đạn pháo vào ấp Cái Nai (xã Long Trị, huyện
Long Mỹ, Cần Thơ) và đốt hàng chục nghìn giạ lúa của
nhân dân xã Lương Phi (Châu Hà). Ngày 2-2, Bộ Tư lệnh
Vùng 4 và Quân đoàn 4 quân đội Sài Gòn tuyên bố "trên
hòa bình, dưới chiến tranh", sẵn sàng bắn chết tại chỗ bất
cứ những ai công khai chào mừng Hiệp định Pari, đòi hoà
bình và những binh lính nào bỏ trốn. Chúng buộc các gia
đình trong vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát phải treo
cờ ba sọc trước nhà và trên các phương tiện xuồng ghe.
Đặc biệt, ngày 9-3-1973, địch huy động Sư đoàn bộ binh
21, một phần Sư đoàn 9, các tiểu đoàn bảo an, thiết giáp 6
(52 xe M.113), 4 tiểu đoàn pháo binh, 2 giang đoàn đánh
vào Chương Thiện - vùng ruột của Hậu Giang, một địa
bàn quan trọng giáp ranh các tỉnh: Cần Thơ, Sóc Trăng,
Rạch Giá, Bạc Liêu. Cuối tháng 4-1973, địch tiếp tục huy
động tới 46 tiểu đoàn đánh chiếm vùng giải phóng của ta
thuộc các huyện: Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng... Có thể
nói, trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, với số quân vượt trội
so với lực lượng cách mạng, chỉ trong thời gian ngắn, địch
đã chiếm thêm được một vùng khá rộng lớn, đóng thêm 78
đồn và 105 chốt dã ngoại.
Đẩy mạnh các cuộc hành quân lấn chiếm, bình định
vùng giải phóng, chính quyền và quân đội Sài Gòn đồng
thời thẳng tay đàn áp, khủng bố những đảng phái đối lập

và những người yêu nước, tiến bộ muốn thực hiện hoà
bình, hoà hợp dân tộc. Ngày 16-5-1973, Nguyễn Văn Thiệu


20

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VIII

ra lệnh giải tán 26 đảng và tổ chức chính trị; ra lệnh bắn
bỏ bất cứ ai kêu gọi nhân dân biểu tình đòi hoà bình, hoà
hợp dân tộc; bắt giam những người thuộc phe đối lập và
trung lập, những người mà chúng cho là khuyến khích
việc gây rối hoặc xúi giục dân chúng chuyển từ những
vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát sang các vùng giải
phóng làm ăn, sinh sống. Đối với các ban liên hiệp quân sự
các bên, chúng tìm mọi cách gây khó khăn, ngăn chặn việc
thực thi nhiệm vụ, thậm chí còn đe doạ khủng bố các nhân
viên; rút quyền ưu đãi bất khả xâm phạm đối với các
thành viên thuộc phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
và Cộng hoà miền Nam Việt Nam, cắt điện thoại, cắt điện
và nước sinh hoạt.
Hỗ trợ cho các hành động phá hoại Hiệp định Pari của
chính quyền và quân đội Sài Gòn, chính quyền Níchxơn
đồng thời vi phạm các điều khoản đã được quy định trong
Hiệp định cũng như các cam kết đã thoả thuận với phía
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ngày 30-1-1973, Tổng thống Mỹ Níchxơn gửi công
hàm cho Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm
Văn Đồng thông báo rằng theo chính sách truyền thống
của mình, phía Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào công cuộc hàn

gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau
chiến tranh ở Việt Nam 3,250 tỷ đôla trong 5 năm (1973 1978); khẳng định phía Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm về
việc quét sạch các loại bom, mìn tại các sông ngòi thuộc
nội địa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong quá trình
thực hiện phá gỡ các loại bom, mìn, phía Hoa Kỳ sẽ


Chương 32: đấu tranh buộc mỹ và chính quyền sài gòn...

21

cung cấp đầy đủ các phương tiện cũng như hướng dẫn về
kỹ thuật để bảo đảm cho công việc được tiến hành một
cách thuận lợi nhất.
Ngày 8-2-1973, cố vấn của Tổng thống Mỹ, H.Kítxinhgiơ
đến Hà Nội. Trong chuyến đi này, H.Kítxinhgiơ và Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã thảo luận rõ hơn về cách thức
thực hiện vấn đề viện trợ của Hoa Kỳ cho miền Bắc Việt
Nam, đồng ý thành lập Uỷ ban Kinh tế hỗn hợp Việt - Mỹ
để cùng nhau soạn thảo chi tiết chương trình viện trợ của
Hoa Kỳ dành cho Đông Dương. Ngày 10-3-1973, Uỷ ban
Kinh tế hỗn hợp Việt - Mỹ chính thức khai mạc phiên họp
đầu tiên tại Pari, Thủ đô của nước Cộng hoà Pháp. Tiếp
đó, ngày 19-3-1973, Hội nghị hiệp thương giữa hai miền
Nam, Bắc cũng được triệu tập.
Chỉ một thời gian sau đó, đầu tháng 4-1973, chính
quyền của Tổng thống Níchxơn ngang nhiên đơn phương
đình chỉ các cuộc họp của Uỷ ban Kinh tế hỗn hợp
Việt - Mỹ, đình chỉ các cuộc họp hiệp thương hai bên miền
Nam, cản trở các hoạt động của Phái đoàn Liên hiệp quân

sự, kéo dài thời gian rà phá bom, mìn trên vùng biển miền
Bắc Việt Nam. Và cuối cùng, ngày 5-4-1973, Thượng nghị
viện Mỹ bỏ phiếu cấm Tổng thống Mỹ viện trợ cho miền
Bắc Việt Nam.
Mặc dù bị hạn chế bởi các quyết định của Quốc hội,
nhưng chính quyền của Tổng thống Níchxơn vẫn âm mưu
tiếp tục duy trì chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt
Nam. Sau khi buộc phải rút hết quân viễn chinh ra khỏi
miền Nam Việt Nam, chính quyền Mỹ vẫn hy vọng quân


22

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VIII

đội Sài Gòn có đủ sức mạnh để đương đầu một cách hiệu
quả với quân đội đối phương nhờ vào các nguồn viện trợ
của Mỹ, vào các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện
đại và các căn cứ quân sự khổng lồ mà quân đội Mỹ để
lại, đội ngũ cố vấn quân sự khoác áo dân sự Mỹ và cả sự
răn đe của các lực lượng quân sự Mỹ đang có mặt tại các
khu vực như đông bắc Thái Lan, Guam, Philíppin và
Hạm đội 7.
Hơn nữa, chính quyền Mỹ tiếp tục xúc tiến mạnh mẽ
con bài ngoại giao thân thiện với cả Liên Xô và Trung
Quốc, khoét sâu mâu thuẫn giữa hai cường quốc này để
nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự ủng hộ và giúp đỡ của
hai nước đối với sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt
Nam. Các hoạt động ngoại giao xảo quyệt của phía Mỹ đã
tạo ra những khó khăn và ảnh hưởng nhất định tới cuộc

kháng chiến của nhân dân ta1. Trên thực tế, từ năm 1969
trở đi, Liên Xô đã từng bước thực hiện cắt giảm viện trợ
cho Việt Nam, đặc biệt là về viện trợ quân sự; Việt Nam
đã không nhận thêm được quả đạn tên lửa nào 2. Cho tới
những năm 1974 - 1975 thì nguồn viện trợ của hai nước
_____________
1. Chính phía Mỹ thừa nhận rằng: "Sau khi ký kết Hiệp định
Pari, Liên Xô đã chấm dứt viện trợ quân sự cho miền Bắc theo
mong muốn của Washington. Tương tự như vậy, năm 1974, Trung
Quốc đã giảm đáng kể viện trợ của mình cho Bắc Việt Nam" (Dẫn
theo Kissinger, Henry A. White House Years. Boston: Little, Brown
and company, 1979, page, 1465, White House Years, tr. 1465).
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa xuân
toàn thắng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 16.


Chương 32: đấu tranh buộc mỹ và chính quyền sài gòn...

23

Liên Xô, Trung Quốc dành cho Việt Nam gần như không
đáng kể. Nếu như năm 1973, viện trợ quân sự của Liên Xô
cho Việt Nam trị giá 248 triệu rúp thì sang năm 1974 đã
tụt giảm còn 98 triệu rúp và năm 1975 chỉ còn 76 triệu
rúp. Tương tự, viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt
Nam cũng không ngừng giảm, năm 1973 trị giá 1.415
triệu tệ nhưng năm 1974 chỉ còn 452 triệu tệ và năm 1975
là 196 triệu tệ. Tính riêng về vũ khí, trang bị năm 1973,
viện trợ hai nước đã giảm 60% so với năm 1972, năm 1974
giảm còn 34% và năm 1975 lại tiếp tục giảm chỉ bằng 11%

so với năm 1972 1. Phía Mỹ đã không tính hết được rằng,
về đường lối đối nội và đối ngoại của Việt Nam những năm
cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tỏ ra tương
đối độc lập; tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng
rãi của đông đảo nhân dân và các quốc gia trên thế giới;
không bị chi phối lớn bởi Liên Xô và Trung Quốc. Mặt
khác, lúc này, toàn thể dân tộc Việt Nam đang nỗ lực tới
mức cao nhất, dồn sức người, sức của thực hiện quyết tâm
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Về phần mình, nước Mỹ kể từ sau khi Hiệp định Pari
được ký kết, tiếp tục lâm vào một loạt vấn đề nan giải
về chính trị, kinh tế, quân sự, đối ngoại Cuộc chiến
tranh Việt Nam đã gây ra cho nước Mỹ những khó khăn
chồng chất cả về kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại
giao. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1969
_____________
1. Tổng cục Hậu cần: Tổng hợp viện trợ quân sự của các nước
cho Việt Nam (1954 - 1975), tờ số 1-24.


24

lịch sử kháng chiến chống mỹ, cứu nước... tập VIII

đến năm 1971 ở Mỹ vừa lắng xuống thì lại diễn ra cuộc
khủng hoảng trong hai năm 1973 và năm 1974 khiến cho
tình trạng nhập siêu, thất nghiệp, lạm phát ngày càng
tăng lên, làm nhức nhối đời sống kinh tế, xã hội Mỹ.
Phong trào phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã lôi
cuốn hàng triệu người Mỹ tham gia gồm đủ các thành

phần. Trên trường quốc tế, vị thế của nước Mỹ cũng bị
ảnh hưởng sâu sắc do những tác động của cuộc chiến
tranh Việt Nam. Nhật Bản, Tây Âu và Liên Xô lần lượt
vươn lên vượt Mỹ trong một số lĩnh vực công nghiệp như:
khoa học - kỹ thuật quân sự, khai thác than đá, dầu mỏ...
Không những vậy, Tây Âu và Nhật Bản còn phản đối
quyết liệt chính sách của Mỹ ở Trung Đông; Hy Lạp rút
khỏi khối NATO, khối SEATO do Mỹ lập ra 1 đứng trước
nguy cơ tan vỡ. Tháng 9-1973, khối Cộng đồng chung
châu Âu (EEC) chống lại một số chính sách độc quyền của Mỹ.
_____________
1. Tổ chức Hiệp ước Đông Nam á SEATO (South East Asia
Treaty Organization), khối quân sự bao gồm Mỹ, Anh, Pháp,
Ôxtrâylia, Niu Dilân, Thái Lan, Philíppin, Pakixtan do Mỹ chi phối
nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội
đang phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam á được thành lập theo Hiệp
ước Malina (Philíppin) ngày 8-9-1954. Lợi dụng khối hiệp ước này,
Mỹ lôi kéo một số nước trong khối tham gia chiến tranh ở Việt
Nam. Do ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội, sự phát triển của phong
trào giải phóng dân tộc và do mâu thuẫn trong nội bộ ngày càng
sâu sắc, nhất là tác động bởi thất bại của Mỹ trong chiến tranh xâm
lược Việt Nam, tháng 9-1975, SEATO tuyên bố giải thể. Tháng
6-1977, tổ chức này chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại.


×