Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO QUẢN TRỊ tài CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.42 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

HẢI PHỊNG - 2016


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KINH TÊ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

-----------------------------------

-----------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Thơng tin về giảng viên:
Họ và tên: NGUYỄN VŨ CHÂU GIANG
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên


Địa chỉ liên hệ: Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Hải
Phòng
Điện thoại: 0977517519

E.mail:

Các hướng nghiên cứu chính: Quản trị tài chính, quản trị tài chính kế tốn, tài
chính ngân hàng, marketing…
Thơng tin về trợ giảng (nếu có): ………………………………………..……


3

LỜI NĨI ĐẦU
Tài chính doanh nghiệp là một phân mơn của ngành Tài chính, nghiên cứu về q
trình hình thành và sử dụng các của cải trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa
lợi ích chủ sở hữu.
Mục tiêu tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu là cơ sở quan trọng của lý thuyết tài chính
doanh nghiệp hiện đại. Tuy vậy một số học giả và nhà lãnh đạo doanh nghiệp khơng
đồng tình với mục tiêu này. Robert Martin 1 cho rằng doanh nghiệp nên tập trung vào
mục tiêu thỏa mãn tối đa khách hàng. Trả lời phỏng vấn trên Financial Times, CEO
của Unilever Paul Polman2 và nguyên CEO của General Electric Jack Welch 3 đồng tình
cho rằng họ "khơng làm việc vì giá trị chủ sở hữu", "giá trị chủ sở hữu là ý tưởng tồi tệ
nhất trên đời". Báo The Economist giải thích rằng "vấn đề không phải ở chỗ giá trị chủ
sở hữu, mà là việc sử dụng sự tăng giá ngắn hạn của cổ phiếu làm đại diện cho nó". 4
Thuật ngữ "Tài chính doanh nghiệp" có thể gây ra lầm tưởng đây là mơn học
nghiên cứu các vấn đề tài chính của mọi loại hình doanh nghiệp. Thực tế từ gốc tiếng
Anh của "tài chính doanh nghiệp" là "Corporate Finance", có nghĩa là tài chính cơng ty
trách nhiệm hữu hạn. Một số dịch giả khuyến nghị rằng nên gọi môn học này là "Tài
chính cơng ty" để tránh gây nhầm lẫn. Mặc dù những ngun lý cơ bản của tài chính

doanh nghiệp có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, nhưng nhiều vấn đề chỉ
áp dụng được cho doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn.
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hệ thống tài chính. Tài chính doanh
nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá
trình tạo lập và phân phối nguồn tài chính và quỹ tiền tệ, q trình tạo lập và chu
chuyển nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích sản xuất để đạt được mục
tiêu chung của doanh nghiệp đó. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp:
- Hoạt động của tài chính doanh nghiệp ln gắn liền và phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1

Robert Martin (2010), "The Age of Customer Capitalism", Harvard Business Review.
"Unilever warning on "shareholder value"", Financial Times.
3
Welch condemns share price focus, Financial Times.
4
The Economist "Shareholders v stakeholders: A new idolatry".
2


4

- Hoạt động của tài chính doanh nghiệp bị chi phối bởi tính chất sở hữu vốn trong
mỗi doanh nghiệp.
- Hoạt động của tài chính doanh nghiệp ln bị chi phối bởi mục tiêu lợi nhuận.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về phương pháp luận và
phương pháp quản trị tài chính doanh nghiệp;
- Kỹ năng: Trang bị một số kỹ năng quản trị, giao tiếp, thuyết phục, làm việc cá
nhân, làm việc nhóm, xử lý tỉnh huống thực tiễn trong quản trị tài chính doanh nghiệp

- Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp từ
đó rèn luyện cho mình những kiến thức và kỹ năng để có thể thực hiện hoạt động quản
trị tài chính trong doanh nghiệp
Kết cấu
Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Quản lý thu chi trong doanh nghiệp
Chương 3: Quản lý tài sản trong doanh nghiệp
Chương 4: Quản lý nguồn vốn, chi phí vốn và cơ cấu vốn trong DN
Chương 5: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 6: Đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I. DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm doanh nghiệp
(Theo Luật doanh nghiệp năm 2005) doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Phân loại doanh nghiệp:
- Theo thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp dân doanh;
doanh nghiệp FDI.
- Theo cơ cấu tổ chức quản lý (Luật doanh nghiệp điều chỉnh): Công ty TNHH;
Công ty hợp danh; Công ty Cổ phần; Doanh nghiệp tư nhân; Nhóm cơng ty (tập đồn;
mẹ- con; khác).
II. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Tài chính doanh nghiệp
- Theo nghĩa hẹp, Tài chính (Finance): là Vốn bằng tiền

- Theo Từ điển (nghĩa thông thường): là chỉ số tiền từ bất kỳ một nguồn nào được
sử dụng cho bất kỳ một khoản chi tiêu nào.
- Theo nghĩa khoa học: Tài chính là các hoạt động gắn với các dòng luân chuyển
tiền tệ phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoặc hiểu đơn giản: Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ phát sinh trong
quá trình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu:
- Doanh nghiệp- nhà nước (cấp vốn; nộp thuế, nghĩa vụ khác);
- Doanh nghiệp- thị trường tài chính (tín dụng; chứng khốn);
- Doanh nghiệp- thị trường khác (thị trường đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp:
tiền ứng trước; tiền trả chậm; leasing;…);
- Nội bộ doanh nghiệp (được thể hiện thơng qua các chính sách của doanh nghiệp:
về phân phối, vốn nội bộ, đầu tư, chi tiêu và tích lũy,…).


6

2. Quản trị tài chính doanh nghiệp
Là việc điều tiết các mối quan hệ tài chính nhằm đảm bảo doanh nghiệp ln có
đủ lượng vốn cần thiết, cơ cấu phù hợp với u cầu của q trình kinh doanh, góp phần
đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp và lợi ích cho nhà cung ứng
vốn.
* Nội dung cơ bản của Quản trị tài chính doanh nghiệp:
- Để sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải có Tài sản (MMTB, Dự trữ, đất
đai, lao động,…), tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định được
thể hiện ở bên trái của Bảng cân đối kế tốn, cịn sự vận động của chúng trong một
thời kỳ nhất định thì được thể hiện ở Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
- Để đầu tư vào các tài sản, chủ doanh nghiệp phải có Vốn, nghĩa là phải có Tiền
để đầu tư. Một doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc
vay nợ dài hạn hặc ngắn hạn. Các nguồn vốn của doanh nghiệp được phản ánh bên

phải của Bảng cân đối kế tốn.
- Trong q trình kinh doanh, nhà quản trị phải tìm kiếm cơ hội đàu tư sao cho thu
nhập do đầu tư đem lại lớn hơn chi phí đầu tư. Điều đó có nghĩa là, giá trị hiện tại các
dòng tiền do các tài sản tạo ra phải lớn hơn giá trị hiện tại các khoản chi phí hình thành
các tài sản đó. Tất nhiên, việc lựa chọn loại tài sản và cơ cấu tài sản hoàn toàn tùy
thuộc vào đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà quản trị không chỉ
quan tâm tới việc sẽ nhận được bao nhiêu tiền mà còn phải quan tâm tới việc khi nào
nhận được và nhận được như thế nào. Đánh giá quy mô, thời hạn và rủi ro của các
dòng tiền trong tương lai là vấn đề cốt lõi của q trình dự tốn vốn đầu tư.
- Doanh nghiệp có thể có vốn đầu tư bằng cách nào? Nhà quản trị phải cân nhắc,
tính tốn để quyết định doanh nghiệp nên vay bao nhiêu, cơ cấu vốn như thế nào là tốt
nhất, nguồn vốn nào là thích hợp đối với doanh nghiệp?
- Bây giờ là quản lý hoạt động tài chính hàng ngày của doanh nghiệp. Hoạt
động tài chính ngắn hạn gắn liền với các dịng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ.
Nhà quản trị cần phải xử lý sự lệch pha của các dòng tiền. Quản lý ngắn hạn các dịng
tiền khơng thể tách rời với vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng
được xác định là khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Một số vấn
đề về tài sản lưu động cần được làm rõ như: doanh nghiệp nên nắm giữ bao nhiêu tiền
và dự trữ? Doanh nghiệp có nên bán chịu khơng? Nếu bán chịu thì nên bán với thời


7

hạn nào? Doanh nghiệp sẽ tài trợ ngắn hạn bằng cách nào? Nên chịu hay vay ngắn hạn
và trả tiền ngay? Nếu vay ngắn hạn thì nên vay ở đâu và vay như thế nào?...
3. Hệ thống quản trị tài chính trong doanh nghiệp:
QTTCDN là một hoạt động quan trọng, nên thường thuộc về lãnh đạo cấp cao của
doanh nghiệp như đích thân Tổng giám đốc hay Giám đốc doanh nghiệp; hoặc Phó
giám đốc thứ nhất hay Giám đốc tài chính.
Bên cạnh đó là cả một bộ máy phịng/ban tài chính với kế tốn trưởng, kế tốn

viên, thủ quỹ- phục vụ nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định
một cách chính xác và kịp thời và giúp giám đốc tài chính điều hành chung hoạt động
tài chính của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của phịng/ban tài chính:
- Trên cơ sở luật và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, xây dựng chế độ quản
lý tài chính thích hợp với doanh nghiệp cụ thể.
- Lập kế hoạch tài chính đồng thời và thống nhất với kế hoạch sxkd của doanh
nghiệp.
- Lựa chọn các phương pháp huy động vốn và đầu tư có hiệu quả nhất.
- Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng hạn và đúng chế độ các khoản nợ, đôn
đốc thu nợ.
- Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp và kiểm tra tài chính.
- Tham gia xây dựng giá bán và thiết lập các hợp đồng kinh tế với khách hàng.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp? và các mối
quan hệ tài chính doanh nghiệp?
2.Trình bày và cho ví dụ minh hoạ các quyết định tài chính chủ yếu của doanh nghiệp?
3.Vai trị của quản trị tài chính doanh nghiệp?
4.Khái niệm thị trường tài chính là gì? Cấu trúc của thị trường tài chính?
5.Vai trị của thị trường tài chính là gì?


8

CHƯƠNG 2
QUẢN LÝ THU CHI TRONG DOANH NGHIỆP
I. THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP
Căn cứ vào nguồn hình thành, thu nhạp của doanh nghiệp bao gồm:
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
- Thu nhập từ hoạt động tài chính

- Thu nhập từ hoạt động bất thường khác
Trong đó, thu nhập từ hoạt động kinh doanh là thu nhập chủ yếu của doanh
nghiệp được xác định thông qua doanh thu bán hàng: là toàn bộ tiền thu về từ tiêu thụ
sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
II. CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Trong q trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư,
NVL, hao mòn MMTB (Khấu hao), tiền lương, khác, … đó là các chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh. Các loại chi phí này được chia làm
các nhóm sau:
1. Chi phí sản xuất
Là biểu hiện bằng tiền tồn bộ các hao phí về vật chất và về lao động mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí này
phát sinh hàng ngày gắn liền với từng vị trí sản xuất, từng sản phẩm và loại hoạt động
sản xuất kinh doanh, cho nên việc tổng hợp, tính tốn chi phí sản xuất cần được tiến
hành trong từng khoảng thời gian nhất định, không phân biệt các sản phẩm sản xuất đã
hoàn thành hay chưa hồn thành.
Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất:
- Chi phí vật chất trực tiếp, Chi phi nhân cơng trực tiếp và Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí cố định và Chi phí biến đổi.
- Chi phí cơ bản và chi phí chung.
-…
2. Chi phí lưu thơng sản phẩm


9

Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi
phí nhất định, gọi là chi phí lưu thơng sản phẩm: bao gồm chi phí trực tiếp đến việc
tiêu thụ sản phẩm và chi phí marketing:
- Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm: đóng gói, bao bì, vận chuyển, bảo quản,…

- Chi phí marketing: điều tra nghiên cứu thị trường, quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm, bảo hành, …
3. Chi phí cho hoạt động tài chính và hoạt động bất thường
- Chi phí cho hoạt động tài chính: chi phí liên doanh liên kết, chi phí th tài sản,
chi phí mua, bán chứng khốn,…
- Chi phí cho hoạt động bất thường: Chi phí nhượng bán thanh lý TSCĐ, giá trị
tổn thất sau khi đã giảm trừ và chi phí bất thường khác.
4. Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để
hồn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất có sự giống nhau và khác nhau, chí
phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm, nhưng khơng phải tồn bộ chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm
biểu hiện lượng chi phí để hồn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm
hay một khối lượng sản phẩm nhất định, cịn chi phí sản xuất và lưu thơng sản phẩm
thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một
thời kỳ nhất định.
5. Chi phí hoạt động kinh doanh
Bao gồm các chi phí có liên quan đế quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp:
- Dựa vào tính chất các yếu tố chi phí:
+ Chi phí vật tư (NVL, Nhiên liệu, Động lực).
+ Chi phí Khấu hao TSCĐ
+ Chi phí tiền lương, tiền cơng và các khoản phụ cấp theo lương.
+ Chi phí BHXH, BHYT, Cơng đồn.
+ Chi phí dịch vụ mua ngồi.
+ Thuế và các khoản chi khác.


10


- Dựa vào nội dung các yếu tố chi phí: Gồm Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
+ Chi phí sản xuất
+ Giá sản xuất
+ Giá vốn hàng bán
+ Chi phí bán hàng: tiền lương và phụ cấp theo lương của lực lượng bán hàng,
tiếp thị, đóng gói, bảo quản, … khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ
dùng, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí bảo quản, quảng cáo,…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các
chi phí chung có liên quan tới tồn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như:
tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý phịng/
ban, chi phí vật liệu dùng cho văn phòng, KH TSCĐ dùng chùng cho doanh nghiệp,
các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngồi, các chi phí khác chung
cho tồn bộ doanh nghiệp như: lãi vay, dự phịng phí kiểm tốn, tiếp tân, tiếp khách,
cơng tác phí,…
III. LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
1. Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp được xem xét ở đây là lợi nhuận sau thuế (lãi rịng,
thực lãi thuần), nó bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt
động khác.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu
bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh, bằng lợi nhuận
trước thuế từ hoạt động kinh doanh trừ đi thuế lợi tức hoặc thuế thu nhập doanh
nghiệp.
- Lợi nhuận từ các hoạt động tài chính: là số thu lớn hơn số chi trong các hoạt
động cho thuê tài sản, mua, bán chứng khoán, ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc
vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn
liên doanh.
- Lợi nhuận từ hoạt động bất thường: là khoảng chênh lệch giữa thu nhập bất
thường và chi phí bất thường: khoản phải trả khơng có chủ nợ thu hồi lại, các khoảng

nợ khó địi đã được duyệt bởi chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản,…
2. Phân phối lợi nhuận


11

Nhằm mục đích để tái đầu tư mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, bảo toàn và
phát triển vốn của doanh nghiệp, khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế, sau khi chi trả các khoản nộp phạt và các khoản phải trả khác
nếu có, được trích lập các quỹ trong doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự
phịng tài chính, quỹ dự phịng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và phúc lợi.
Về nguyên tắc, lợi nhuận của doanh nghiệp được chia làm 2 phần: phần đem chia
và phần không chia. Tỷ lệ phần đem chia và phần không chia, cũng như tỷ lệ hình
thành các quỹ trong doanh nghiệp tùy thuộc vào chính sách chia lãi cổ phần của đại hội
đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của ban quản trị (đối với doanh nghiệp khác) ở
mỗi doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ kinh doanh nhất định.
IV. THUẾ VÀ CÁCH TÍNH THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP
Thuế là một khoản chi của doanh nghiệp. Vì vậy khi quyết định phương án kinh
doanh, doanh nghiệp phải tính tới các khoản thuế và tiền thuế phải nộp cho mặt hàng
và ngành nghề dự định kinh doanh.
Trong mỗi doanh nghiệp, thuế được tính bắt đầu từ khi doanh nghiệp có thu nhập:
VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế khác sau khi phân phối két quả.
Như vậy, một doanh nghiệp thường phải tính và nộp các khoản thuế sau:
1. Thuế giá trị gia tằng (VAT)
(theo Luật thuế giá trị gia tăng, từ năm 1999 ở nước ta sẽ chuyển thuế doanh thu
thành thuế giá trị gia tăng)
VAT được tính theo 2 cách:
- Theo phương pháp khấu trừ thuế:
VAT phải nộp= VAT đầu ra - VAT đầu vào.

+ VAT đầu ra = Giá tính thuế x Thuế suất; (Giá tính thuế là giá bán chưa có
VAT).
+ VAT đầu vào = Tổng VAT đã thanh tốn được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng
mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp VAT hàng hóa nhập khẩu.
- Theo phương pháp tính trực tiếp:
VAT phải nộp = VA x Thuế suất
VA: Giá trị gia tằng của hàng hóa và dịch vụ: là giá thanh tốn của hàng hóa và
dịch vụ bán ra trư đi giá thanh tốn của hàng hóa và dịch vụ mua vào tương ứng.


12

2. Thuế tiêu thụ đặt biệt
Về bản chất giốn VAT, nhưng khác với thuế này ở các nội dung sau:
- Thuế TTDB áp dụng thuế suất cao và chỉ thu trên những mặt hàng có tích lũy
lớn và xét thấy cần phải hạn chế kinh doanh hoặc nhập khẩu.
- Thuế TTDB chỉ thu 1 lần ở khâu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Là thuế thu trên lợi nhuận kinh doanh, thuế suất được quy định cố định (VD:
25%) không phân biệt ngành nghề kinh doanh:
Mức thuế nộp trong kỳ= Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN.
Thu nhập chịu thuế= Doanh thu chịu thuế- Chi phí hoạt động kinh doanh chưa có
thuế TNDN + Thu nhập khác.
Cách xác định thu nhập chịu thuế có thể được biểu diễn qua sơ đồ đường thẳng
như sau:
A

B

C


D’

D

E

AB: Giá thành sản phẩm
BC: Chi phí bán hàng và quản lý
CD: Thuế
DE: Lãi sau thuế (lãi ròng)
Nếu D’D là thuế TNDN thù D’E là thu nhập chịu thuế.
4. Thuế khác (theo Luật thuế hiện hành).
V. QUẢN LÝ NGÂN QUỸ
Nghiên cứu quản lý ngân quỹ giúp doanh nghiệp xác định các luồng tiền vào, ra,
các khoản phải thu, phải trả phát sinh trong kỳ, đồng thời lập kế hoạch tài chính ngắn
hạn, dự báo các luồng thu, chi bằng tiền phát sinh trong các tháng, nhu cầu và khả năng
tiền mặt, để chủ động trong đầu tư hoặc huy động vốn tài trợ
1. Thu ngân quỹ
Căn cứ vào nguồn hình thành thu bằng tiền trong doanh nghiệp, bao gồm: Thu
bằng tiền từ hoạt động kinh doanh, từ hoạt động đầu tư, từ hoạt động tài chính.


13

Trong đó thu bằng tiền từ hoạt động kinh doanh (doanh thu bán hàng) là nguồn
thu chủ yếu, theo lý thuyết thì được tính theo cơng thức:
Thu bằng tiền trong kỳ= Phải thu đầu kỳ+ Doanh thu bán hàng trong kỳ- Phải thu
cuối kỳ.
= Doanh thu bán hàng trong kỳ+ Chênh lệch khoản phải thu.

Phải thu đầu và cuối được thể hiện và phản ánh ở 2 thời điểm bên tài sản của
BCĐKT. Doanh thu bán hàng trong kỳ được thể hiện và phản ánh trong BCKQKD.
Trên thực tế, người ta thường sử dụng phương pháp lập bảng để xác định thu bằng
tiền từ hoạt động tài chính:
VD: Tài liệu 1 công ty ABC:
+ DT 3 tháng đầu năm N+1 lần lượt là 210; 200; 200 triệu đồng;
+ Khách hàng trả tiền theo phương thức 50% trả ngay bằng tiền, số cịn lại thanh
tốn sau 1 tháng (vào tháng sau);
+ Phải thu đầu năm N+1: 80 triệu đồng và thu vào tháng 1 năm N+1;
Khi đó, thu bằng tiền từ doanh thu bán hàng 3 tháng đầu năm N+1 như sau:

STT

Chỉ tiêu

1

Thu tháng m

2

Thu tháng m+1

3

Phải thu
Cộng

1


2

3

105 100

100

105

100

80
185 205

BCĐKT
31/3

100
200

100

Nhìn vào dịng cộng của bảng tính trên, ta thấy được khả năng thu tiền từ doanh
thu bán hàng các tháng của doanh nghiệp. nếu ta biết được chi bằng tiền tương ứng thì
ta có thể cân đối ngân quỹ các tháng để chủ động tìm nguồn tài trợ (thu < chi) hoặc khả
năng đầu tư ngắn hạn (thu > chi).
2. Chi ngân quỹ
Căn cứ vào đối tượng chi tiêu trong doanh nghiệp, chi ngân quỹ bao gồm: Chi
bằng tiền cho hoạt động kinh doanh, cho hoạt động đầu tư, cho hoạt động tài chính.



14

Trong đó Chi bằng tiền cho hoạt động kinh doanh là chủ yếu, bao gồm:
- Chi bằng tiền mua hàng (vật tư, tài sản, hàng hóa)= chi mua hàng trong kỳ+
chênh lệch khoản phải trả người bán.
- Chi bằng tiền cho hoạt động kinh doanh như: lương, thuế, chi khác bằng tiền,
riêng khấu hao TSCĐ là một yếu tố của chi phí kinh doanh nhưng khơng phải là chi
bằng tiền.
Việc tính tốn tổng hợp các khoản chi bằng tiền, trên thực tế cũng được thực hiện
bằng phương pháp lập bảng:
VD: Tài liệu 1 công ty ABC:
- Chi mua hàng trong 3 tháng đầu năm N+1 lần lượt là 140, 150, 140 triệu đồng;
Trong năm N, ABC còn nợ phải trả nhà cung cấp 50 tr đ, phải trả vào tháng 1 năm
N+1.
Theo thỏa thuận trong hợp đồng, công ty trả tiền theo phương thức 50% trả ngay
còn lại trả vào tháng sau.
- Chi bằng tiền phát sinh khác:
+ Lương hàng tháng phải trả 10tr đ;
+ KH TSCĐ hàng tháng phải chi 10 tr đ;
+ Chi khác ngoài thuế bằng tiền hàng tháng 5 tr đ;
+ Hàng hóa tồn kho đầu các tháng lần lượt là 20tr, 10tr, 20tr;
+ Hàng hóa tồn kho cuối tháng 3 là 30tr;
+ Thuế suất VAT là 15% tính trên lãi gộp (pp tính thuế trực tiếp), thuế suất thuế
TNDN là 45% và thuế khác phải nộp 10tr. Biết rằng VAT nộp ngay tháng phát sinh
doanh thu, thuế TNDN và thuế khác nộp vào tháng 3.
Khi đó, chi bằng tiền từ hoạt động kinh doanh 3 tháng đầu năm N+1 như sau:

STT


Chỉ tiêu

1

2

3

1

Chi mua tháng m

70

75

70


BCĐKT 31/3


15

2

Chi mua tháng m+1

3


Phải trả người bán

50

4

Lương

10

10

10

5

Chi khác ngoài thuế

5

5

5

6

VAT

9


9

10,5

7

Thuế TNDN

34,425

8

Thuế khác

10

Cộng

70

144

75
70

16
9

213,42

5

70

3. Cân đối ngân quỹ
Cân đối ngân quỹ thực chất là so sánh thu với chi bằng tiền để tìm kiếm
nguonftaif trợ (khi tham hụt ngân quỹ) hoặc đầu tư ngắn hạn (khi dư thừa ngân quỹ) có
tính tới số dư đàu kỳ tối ưu. Phương pháp về thực tế vẫn là lập bảng.
VD: Với công ty ABC như trên, bổ sung thêm số liệu sau:
- Công ty nợ ngắn hạn ngân hàng 100tr vào cuối năm N, số nợ này phải tính lãi vay
2%/tháng và trả lãi vào tháng 1 năm N+1; nếu tháng 1 có d vốn bằng tiền sẽ dùng số đó
trả nợ vay; nếu thâm hụt sẽ vay thêm và dư nợ tín dụng tháng 1 là đối tượng tính lãi trả
trong tháng 2; cứ như vậy: Dư nợ tín dụng tháng 2 tính và trả lãi vay trong tháng 3.
- Đến cuối năm N. dư vốn bằng tiền 50tr. Công ty dùng để trả nợ ngân hàng trong
tháng 1 năm N+1.
Dựa vào các thông tin bổ sung trên. Ta tính tốn và cân đối ngân quỹ cho ABC 3
tháng đầu năm N+1:
- Phần tính tốn:
Cơng ty nợ ngân hàng nên lãi vay trong tháng 1 là 2%x100tr= 2tr;
Trong tháng 1, cơng ty có thu ngân quỹ 185tr và chi ngân quỹ 144tr, vậy tháng 1
thừa 41tr tiền mặt cộng với dư tiền mặt đầu năm N+1 là 50tr => Cơng ty có khả năng
trả 41tr+50tr= 91tr, trong đó 2tr trả lãi vay và 89tr trả vốn vay. Cho nên, dư nợ ngân
hàng tháng 1 còn 11tr, vậy lãi vay trả tháng 2 sẽ là 11trx2%= 0,22tr. Trong tháng 2,
cơng ty có thu ngân quỹ 205tr, chi ngân quỹ 169tr, vậy thặng dư 36tr tiền mặt, dùng
0,22tr trả lãi vay và 11 triệu trả vốn vay, cho nên, đến cuối tháng 2, công ty vẫn còn
thừa 36- (11+0,22)= 24,78tr tiền mặt.


16


Cơng ty ABC đã hồn trả xong cho ngân hàng cả vốn và lãi vay trong tháng 2.
Vậy lãi vay cả quý 1 là 2,22tr. Cần phải đưa số liệu này vào chi phí kinh doanh trước
khi tính thuế TNDN.
Khi đó chi phí kinh doanh (chưa tính thuế TNDN) sẽ là 113,5+ 2,22= 115,72tr.
Thu nhập chịu thuế là: 190-115,72=74,28tr.
Thuế TNDN tính lại là: 74,28x45%= 33,426tr và chi bằng tiền trong tháng 3 là
213,926 tr.
- Phần lập bảng cân đối ngân quỹ 3 tháng đầu năm N+1 của ABC là:
STT

Chỉ tiêu

1

2

3

1

Dư đầu kỳ

50

0

24,78

2


Chênh lệch thu chi

41

36

-13,926

3

Trả lãi vay

2

0,22

0

4

Trả vốn vay

89

11

0

5


Dư nợ tín dụng

11

0

0

6

Dư cuối kỳ

0

24,78

10,854

Đến đây ta thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hoạt động thu nhập, chi phí kết quả với
hoạt động thu, chi bằng tiền trong doanh nghiệp. Hai hoạt động này cho ta biết kết quả
vận động của các “dịng tài chính” và nếu biết thêm được các “dự trữ tài chính” trên
BCĐKT đầu kỳ ta có thể lập ngay được BCĐKT cuối kỳ.
Qua ví dụ của DN ABC được tính tốn trên đây, ta có thể xác định được các chỉ
tiêu trên BCĐKT ngày 31/3/N+1.
Phần nguồn vốn:
- Nợ ngân hàng phải trả: Nếu đàu năm 100tr thì cuối quý I là: 0tr.
- Nợ khách hàng phải trả nếu đầu năm 50tr, cuối quý I là: 70tr.
- Lợi nhuận chưa phân phối nếu đầu năm 50tr thì cuối quý I= 50tr+ lãi chưa phân
phối quý I.
Lãi quý I= 74,28-33,926=40,854tr.

=> Lãi chưa phân phối cuối quý I= 90,854tr.
- Nếu vốn góp đầu năm 200tr => vốn chủ sở hữu đầu năm 250tr, vốn chủ sở hữu
cuối quý 290,854tr.
Phần tài sản:


17

- Vốn bằng tiền đầu năm: 50tr, cuối quý I: 10,854tr.
- Phải thu đầu năm: 80tr, cuối quý I: 100tr.
- Hàng tồn kho đầu năm: 20tr, cuối quý I: 30tr.
- Nếu TSCĐ đầu năm (giá trị cịn lại) 250tr thì cuối quý là 220tr.
Ta có thể lập được BCĐKT rút gọn của Công ty ABC như sau:
Đơn vị: trđ
Tài sản

Nguồn vốn

Chỉ tiêu

Đầu kỳ

Cuối kỳ

Chỉ tiêu

Đầu kỳ

Cuối kỳ


1. Tài sản lưu động

150

140,854

1. Nợ phải trả

150

70

2. Tài sản cố định

250

220

2. Vốn chủ sở hữu

250

290,854

Cộng tài sản:

400

360,85
4


Cộng nguồn vốn

400

360,854


18

CHƯƠNG 3
QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP
Lực lượng sản xuất bao gồm: Lực lượng lao động (người lao động) và Tư liệu sản
xuất.
Căn cứ vào tính chất và vai trị tham gia vào q trình sản xuất, tư liệu sản xuất
được chia thành 2 bộ phận: Tư liệu lao động (cơ sở vật chất, MMTB, công cụ lao động,
đồ vật chứa đựng đối tượng lao động) và Đối tượng lao động.
Tư liệu lao động được chủ doanh nghiệp đầu tư gọi là tài sản của doanh nghiệp và
được phân thành tài sản cố định và tài sản lưu động căn cứ vào tính chất ổn định của
chúng khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
I. QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Tài sản cố định
Tài sản cố định là những yếu tố thuộc tư liệu lao động có giá trị lớn và có thời
gian sử dụng qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở nước ta hiện nay, để tiện cho việc quản lý, Nhà nước quy định về tiêu chuẩn
của Tài sản cố định là: có giá trị từ 10tr trở lên, có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
Khái niệm Tài sản cố định thường được sử dụng cùng với thuật ngữ Vốn cố định,
tuy nhiên hai khái niệm này hàm chứa một sô điểm khác nhau. Nói đến Tài sản cố định
là bao hàm ý nhấn mạnh về mặt hiện vật của các tài sản đó, cịn nói đến Vốn cố định là
hàm ý biểu thị giá trị bằng tiền của các tài sản đó, tức là nhấn mạnh về mặt giá trị. Như

vậy cần sử dụng 2 thuật ngữ tài chính này phù hợp với mục đích và đảm bảo tính chính
xác của thuật ngữ.
2. Cơ cấu tài sản cố định
Có thể phân loại TSCĐ thành 2 nhóm cơ bản là: TSCĐ vơ hình và TSCĐ hữu
hình.
a. TSCĐ vơ hình (intangble assets): gồm các yếu tố đặc biệt, khó xác định được
hình thái vật chất, thậm chí trừu tượng, nhưng có ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất
kinh doanh trong một thời gian tương đối dài, như:
- Chi phí thành lập, chi phí khảo sát, thiết kế.
- Uy tín và lợi thế thương mại.


19

- Quyền sở hữu cơng nghiệp và sở hữu trí tuệ: nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng
công nghệ, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, giải pháp công nghệ hữu ích,…
- Đặc quyền khai thác kinh doanh, quyền đặc nhượng hoặc giấy phép đặc biệt
(trong một số lĩnh vực).
b. TSCĐ hữu hình:
Nếu quan niệm TSCĐ vơ hình là “tài sản mềm” thì các TSCĐ hữu hình là “tài sản
cứng” như tên gọi của chúng, chúng được hiện hữu và có tác dụng nhất định đối với
sản xuất kinh doanh. Có thể phân loại TSCĐ thành 6 nhóm sau:
Nhóm 1: Nhà cửa vật kiến trúc: được hình thành trong quá trình thi công xây
dựng doanh nghiệp, như: trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các
cơng trình trang trí, cầu cống, đường sắt, càu cảng,…
Nhóm 2: Máy móc thiết bị: là tồn bộ MMTB dùng trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, như: máy móc chuyên dùng, thiết bị cơng tác, dây chuyền cơng
nghệ, những MMTB khác,…
Nhóm 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải
đường bộ, đường sắt, đường thuyer, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống

thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải,…
Nhóm 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác
quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ cho quản lý,
dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi,…
Nhóm 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, như vườn cà
phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ,…, súc vật cho sản phẩm như
đàn ngựa, đàn voi, đàn bị,…
Nhóm 6: Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ TSCĐ chưa liệt kê vào các loại nêu trên
như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,…
3. Quản lý TSCĐ
a. Khấu hao TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mịn dàn, đó là sự giảm dần về giá trị của
TSCĐ. Có 2 loại hao mịn TSCĐ là hao mịn hữu hình và hao mịn vơ hình:
Hao mịn hữu hình là loại hao mịn do doanh nghiệp sử dụng và do mơi trường.
Hao mịn vơ hình là loại hao mòn xảy ra do tiến bộ kỹ thuật, làm cho TSCĐ bị giảm
giá hoặc bị lỗi thời.


20

Do TSCĐ bị hao mòn nên trong mỗi chu kỳ sản xuất người ta tính chuyển một
lượng giá trị tương đương với phần hao mòn vào giá thành sản phẩm, khi sản phẩm
được tiêu thụ bộ phận tiền này được trích lại thành một quỹ nhằm để tái sản xuất
TSCĐ, cơng việc đó gọi là Khấu hao TSCĐ.
b. Có các phương pháp trích khấu hao thơng dụng nhất như sau:
- PP khấu hao đều theo thời gian (straight line method):
NG
Mk=
T


Trong đó: Mk: mức khấu hao hàng năm;
T: thời gian sử dụng định mức của TSCĐ;
NG: Nguyên giá của TSCĐ;
NG = NGB – D + C1

Với: NGB: Giá mua ghi trên hóa đơn;
D: Chiết khấu mua hàng;
C1: Chi phí vận chuyển lắp đặt và chạy thử lần đầu.
- Các PP khấu hao “tăng giá” (tăng tốc độ thu hồi- acceleration):
+ PP Khấu hao nhanh giản đơn:
Thực hiện xác định một hệ số khấu hao nhanh (H*), sau đó thực hiện xác định tỷ
lệ khấu hao hàng năm (K*) lớn hơn so với tỷ lệ khấu hao thông thường (K) như sau:
K*= H* x K

Ví dụ: Tỷ lệ khấu hao đều là 15%/năm;
Xác định hệ số khấu hao nhanh là 120%;
Khi đó Tỷ lệ khấu hao hàng năm sẽ là: K*= 1,2 x 0,15= 0,18 (hay 18%).
+ PP khấu hao nhanh theo “Tổng số” (total- digit method):
T–t+1
Mkt=

x NG
∑t


21

Trong đó: Mkt: Mức khấu hao của năm thứ t
T: Số năm tính khấu hao (VD: 5 năm);
t: thứ tự năm tính khấu hao (VD: 1,2,3,4,5);

NG: Nguyên giá TSCĐ.
- PP khấu hao số dư giảm dần (Declining balance method):
Thực hiện xác định một tỷ lệ % tính khấu hao theo giá trị cịn lại của TSCĐ hàng
năm, sau đó lập bảng tính khấu hao như sau:
VD: NG= 1 tỷ, mức khấu hao bằng 20% GTCL:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm

Giá trị tính KH

Mức khấu hao

Giá trị còn lại

1

1

0,2

0,8

2

0,8

0,16

0,64


3

0,64

0,128

0,512

4







5







- PP khấu hao theo sản lượng (Output- based depreciation):
Thường áp dụng đối với một số lĩnh vực kinh doanh đặc trưng như vận tải, xây
dựng, nông nghiệp,.. khi việc xác định sản lượng là dễ dàng, tương đối ổn định,…
B1: Xác định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng:
NG
mk=

Qđm

Trong đó: NG: Nguyên giá TSCĐ (hoặc giá trị phải thu hồi);
Qđm: Tổng khối lượng định mức của đời TSCĐ.
B2: Xác định mức khấu hao trong kỳ (có thể là tháng, quý, năm):
Mk= mk x Q

Trong đó: Q là sản lượng hoặc khối lượng hoạt động thực tế trong kỳ.


22

c. Quản lý TSCĐ về mặt hiện vật
Ngoài việc quản lý thuần túy vè mặt giá trị, rất cần lưu ý quản lý các TSCĐ về
mặt hiện vật nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tùy theo đặc điểm, quy mơ và khả
năng quản lý, có thể xây dựng chế độ quản lý TSCĐ một cách thích hợp với điều kiện
cụ thể của công ty. Cần thực hiện tốt các công việc sau:
- Xây dựng hệ thống theo dõi TSCĐ;
- Phân định rõ trách nhiệm;
- Thực hiện quản lý tốt về mặt kỹ thuật (trình độ, sử dụng, bảo dưỡng, kiểm
tra,...).
II. QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
1. Khái niệm TSLĐ
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản
xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác. Phần lớn
các đối tượng lao động thơng qua q trình chế biến để hợp thành thực thể của sản
phẩm, một số khác bị mất đi như các loại nhiên liệu. Bát kỳ hoạt động sản xuất kinh
doanh nào cũng cần phải có các đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thỏa mãn
nhu cầu vè các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động, cịn tài sản lưu động chính là
mặt hienj vật của vốn lưu động. Như vậy có thể hiểu tài sản lưu động là: một bộ phận

tài sản sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà khi sử dụng chúng được tiêu hao
hồn tồn vào q trình sản xuất kinh doanh trong 1 lần chu chuyển, thay đổi hình thái
vật chất và chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm được sản xuất ra (hay bán ra).
2. Phân loại TSLĐ
a. Căn cứ vào sự tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSLĐ được
phân thành:
- Dự trữ sản xuất: Nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, vật liệu, bán thành phẩm
mua ngồi, phụ tùng thay thế, cơng cụ lao động nhỏ, hạt giống, thức ăn gia súc, …
- Chi phí sản xuất: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.
- Dự trữ lưu thơng: Thành phẩm, hàng hóa, bao bì, vật liệu đóng gói, …
b. Căn cứ vào khả năng chuyển đổi hay tính linh động (cịn gọi là tính thanh
khoản- liquidity) của TSLĐ:
Các tài sản có thể mua bán, trao đổi được, và do đó chúng có thể chuyển hốn từ
dạng tài sản đó thành tiền với mức độ thuận lợi khác nhau. Dễ dàng thừa nhận rằng:


23

trong tất cả các tài sản, kể cả TSCĐ và TSLĐ thì tiền (tài sản bằng tiền- cash) là dạng
tài sản có tính chuyển đổi cao nhất, tức là nó giữ vị trí số 1 về tính chuyển hóa được.
Tiền (cash) ln ln có thể chuyển thành chính bản thân nó. Vì vậy, các nhà kinh tế
coi tiền là tài sản chuẩn để đo lường khả năng chuyển đổi của các tài sản khác.
Trên BCĐKT, các tài sản được sắp xếp theo tính linh động giảm dần (từ trên
xuống); do đó vốn bằng tiền ln ln ở vị trí số 1.
Căn cứ vào khả năng chuyển đổi hay tính linh động thì TSLĐ có thể phân thành:
- Tiền (cash): gồm tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và
tiền đang chuyển (kể cả nội tệ và ngoại tệ). Trong lĩnh vực tài chính- kế tốn, “Cash”
của 1 doanh nghiệp bao gồm:
+ Tiền mặt (Cash on hand);
+ Tiền gửi ngân hàng (Bank accounts);

+ Tiền dưới dạng séc các loại (Cheques);
+ Tiền trong thanh toán (Floating money, advanced payment);
+ Tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản thẻ ATM.
- Vàng bạc, đá quý và kim khí quý: chủ yếu dùng vào mục đích dự trữ.
- Các tài sản tương đương với tiền (cash equivalents): là các tài sản có khả năng
chuyển đổi cao, tức là dễ dàng bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. Như: chứng
khoán ngắn hạn, các giấy tờ thương mại ngắn hạn,…
- Chi phí trả trước (Prepaid expenses): bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp
đã trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc cho các đối tượng khác.
- Các khoản phải thu (Accounts receivable): là loại tài sản phát sinh khi doanh
nghiệp thực hiện bán chịu cho khách hàng, khi đó hai bên đã phát sinh các khoản tín
dụng thương mại.
- Tiền đặt cọc: trong nhiều trường hợp, các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt
cọc một số tiền nhất định. Thường quy định theo 2 cách: theo tỷ lệ % giá trị hoặc với
một số tiền cụ thể.
- Hàng hóa vật tư (Inventory): cịn được gọi là Hàng tồn kho. Khái niệm Hàng
tồn kho này không có nghĩa là hàng bị ứ đọng, khơng bán được, mà thực chất bao hàm
tồn bộ các hàng hóa vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc
trong xưởng. Thực tế, hàng tồn kho có thể bao gồm hàng trăm chủng loại khác nhau.
Tuy nhiên, có thể gộp lại thành những nhóm sau:


24

+ Nguyên liệu, vật liệu chính;
+ Vật liệu phụ, vật liệu bổ trợ;
+ Nhiên liệu và các loại dầu mỡ;
+ Thành phẩm;
+ Sản phẩm dở dang và bán thành phẩm;
+ Công cụ nhỏ, các dụng cụ lao động thuộc tài sản lưu động;

+ Phụ tùng thay thế;
+ Sản phẩm hỏng và các loại khác.
- Các chi phí chờ phân bổ: Trong thực tế, một khối lượng NVL và một số khoản
chi phí đã phát sinh nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm hay dịch
vụ. Những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong khoảng thời gia thích hợp.
3. Quản lý TSLĐ
a. Quản lý hàng hóa vật tư tồn kho:
Trong quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý vật tư tồn kho là một vấn đề rất
đáng chú ý. Hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về quản lý vật tư tồn kho. Việc quản
lý vật tư tồn kho khơng phù hợp có thể xảy ra 2 trường hợp:
- Mức dự trữ quá lớn, dư thừa gây ứ đọng, lãng phí vốn và hiệu quả thấp;
- Mức dự trữ quá nhỏ, thiếu thốn, gây tình trạng căng thẳng hoặc thậm chí phải
tạm ngừng sản xuất do thiếu vật tư.
Vậy làm thế nào để có thể tính tốn đúng mức độ thích hợp? Có nhiều ý kiến khác
nhau, nhưng có 2 phương pháp sau được thừa nhận rộng rãi nhất:
- Phương pháp điều chỉnh giản đơn:
Có thể dựa vào tình hình tiêu hao vật tư của năm trước (hoặc kỳ trước) để ước
tính số vật tư cần cho năm nay (hoặc kỳ này). Tỷ lẹ điều chỉnh dựa trên một số dữ liệu
và thông tin như: mức độ giảm tiêu hao vật tư (tiết kiệm vật tư), sản lượng dự kiến, giá
vật tư,… Phương pháp này có tính chất kinh nghiệm nhưng dễ áp dụng, tuy nhiên có
sai số đáng kể. Trường hợp cơng ty mới đi vào hoạt động thì khơng thể áp dụng
phương pháp này vì chưa có dữ liệu và kinh nghiệm của kỳ trước.
VD: Doanh nghiệp ABC có tình hình sản xuất và cung ứng NVL chính năm N như sau:
- Tổng sản lượng thành phẩm: 850 tấn;
- NL chính đã sử dụng: 930 tấn;


25

- Sản phẩm hỏng (không tái chế được): 4,5 tấn;

- Đơn giá NL bình quân: 28.000 đ/kg;
- Nhịp độ sản xuất và cung ứng NL tương đối đều đặn trong năm.
Năm N+1, Ban giám đốc của doanh nghiệp dự kiến kế hoạch với một số thông tin như sau:
- Tổng sản lượng thực hiện (thành phẩm): 1100 tấn;
- Tỷ lệ sản phẩm hỏng so với thành phẩm giảm 50% so với năm N;
- Thay thế 5% NL chính bằng phụ liệu rất rẻ tiền với giá không đáng kể;
- Đơn giá NL bình quân dự kiến tăng 4% so với năm N.
Từ số liệu trên đây, có thể ước tính nhu cầu và mức cung ứng NL chính năm N+1 như sau:
- Tỷ lệ sản phẩm hỏng dự kiến năm N+1:
(4,5/850) x 0,5 = 0,00265 (hay 0,265%)
- Khối lượng NL chính cần thiết năm N+1 là:
930 x 1100/850 x (1-0,05) x (1- 0,00265) = 1140,3 tấn.
- Lượng tiền cần thiết để mua NL chính là:
1140,3 x 28 x 1,04 = 33.205,5 trđ.
Mỗi tháng phải mua ít nhất là: 1140,3 / 12= 95,03 tấn và lượng tiền cần thiết để
mua lượng NL chính đó là: 95,03 x 28 x 1,04 = 2.767,2 trđ.
Lưu ý rằng lượng lật tư xác định theo cách tính trên đây chưa tính đến lượng dự
phịng. Mức độ dự phòng phụ thuộc vào nguồn hàng, khả năng biến động giá cả, thời
gian chờ cung ứng, khoảng cách vận chuyển,…
Trong các trường hợp có dữ liệu tương tự, có thể áp dụng cơng thức sau:
M1=M0 [Q1/Q0] x (1 - k1) (1 - k2)


F1 = M1 x P1 = M1 x P0 x kp

Trong đó: + M0, M1: Khối lượng NL sử dụng trong năm trước, năm nay;
+ Q0, Q1: Sản lượng năm trước, năm nay;
+ k1, k2: Hệ số tiết kiệm NL và hệ số thay thế NL;
+ P0, P1: Đơn giá NL năm trước, năm nay;
+ kp: Hệ số tăng giá, giảm giá NL;

+ F1: Số tiền dùng để mua NL năm nay.
Phương pháp này đơn giản và thường được ấp dụng rộng rãi trong thực tế. Nhiều
khi nhà quản lý chỉ cần ước tính một số thơng số cơ bản và bấm máy tính cầm tay vài


×