Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

đàm phán song phương và đa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.97 KB, 5 trang )

Đề 3: Phân tích và liên hệ với thực tiễn để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đàm phán
song phương và đàm phán đa phương.
I. Khái niệm đàm phán ĐƯQT:
Đàm phán ĐƯQT là hành vi giao tiếp tự nguyện có chủ ý diễn ra trong bối cảnh
không gian và thời gian nhất định, được điều chỉnh bởi các quy tắc pháp lý trong đó
mỗi bên đàm phán sử dụng ngôn ngữ và các thủ thuật giao tiếp nhằm đạt được mục
đích nhất định. Theo đối tượng, đàm phán được chia ra thành hai loại là đàm phán
song phương và đàm phán đa phương.
II. Mối quan hệ giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương:
1. Sự khác nhau giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương:
Sự khác biệt giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương được thể hiện
như sau:
Đàm phán song phương
Có sự tham gia của hai chủ thể
Đàm phán trực diện, có sự cọ xát trực tiếp về quan điểm
Thỏa thuận phải được cả hai bên chấp nhận
Không mở cho các chủ thể khác tham gia trực tiếp vào đàm phán. Tuy nhiên đôi khi
lại cần có sự thừa nhận và bảo đảm quốc tế.
Đàm phán đa phương
Có sự tham gia của từ 3 chủ thể trở lên
Đàm phán thường được thực hiện thông qua diễn đàn
các bên tham gia sẽ cố gắng tìm liên minh, tránh bị cô lập một mình đương đầu với
các bên còn lại


Thỏa thuận thông qua bằng bỏ phiếu theo đa số hoặc đồng thuận
Mở cho các thành viên khác tham gia.
Nếu hiểu một cách máy móc thì đàm phán song phương là đàm phán chỉ liên quan
đến quan hệ và lợi ích của hai chủ thể còn đàm phán đa phương là đàm phán có sự
tham gia của nhiều chủ thể. Nhưng trên thực tế, đàm phán song phương có thể gắn
với đàm phán đa phương, bởi vì:


- Trong quan hệ quốc tế, mọi quan hệ song phương đều có tác động khu vực thậm
chí quốc tế.
- Quá trình liên kết khu vực, tính tùy thuộc lẫn nhau, xu thế toàn cầu hóa ngày càng
chi phối mạnh mẽ quan hệ quốc tế. Do đó, khó có thể nói đến những vấn đề về an
ninh, biên giới, kinh tế thương mại… lại chỉ liên quan đến hai quốc gia mà thôi.
2. Mối quan hệ giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương:
Sự gắn kết giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương thể hiện ở những
phía cạnh sau:
- Trước hết, những vấn đề song phương, ngay khi đang đàm phán trong khuôn khổ
song phương, cũng có thể được đưa ra diễn đàn đa phương vì cả hai bên đều cho
rằng vấn đề quá phức tạp không thể giải quyết ở cấp độ song phương hoặc hai bên
muốn tranh thủ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế buộc bên kia nghiêm chỉnh đàm
phán để giải quyết vấn đề.
- Ngay sau khi đạt được thỏa thuận, kỹ kết văn bản và tăng giá trị quốc tế của thỏa
thuận, các bên có thể triệu tập một hội nghị quốc tế, đặc biệt phải có các cường
quốc và các nước láng giềng tham gia, mục đích là nhằm có được sự xác nhận quốc
tế và thiết lập sự bảo đảm quốc tế đối với các điều khoản được ký kết.


- Những vấn đề có tính đa phương trên thực tế nhiều khi được giải quyết thông qua
các cuộc đàm phán song phương. Chẳng hạn, đối với các cuộc đàm phán trong
khuôn khổ một hội nghị quốc tế hoặc tổ chức quốc tế khu vực và toàn cầu, các bên
nếu muốn đàm phán thành công và đem lại lợi ích thiết thực nhất đều phải tiến hành
gặp gỡ song phương để thăm dò quan điềm đối tác và tìm kiếm những thỏa thuận
song phương về những vấn đề quan trọng trước khi đi đến thỏa thuận đa phương.
Đây là nét đặc trưng trong đàm phán ĐƯQT hiện nay và đồng thời nó cũng chứng
tỏ rằng tính chất đa phương của đàm phán ĐƯQT ngày càng nổi lên nhưng cấp độ
đàm phán song phương không thể thiếu được, đôi khi có tính chất quyết định đối
với đàm phán ĐƯQT đa phương.
III. Liên hệ thực tế giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương:

Trên thực tế, có rất nhiều cuộc đàm phán từ đàm phán song phương đã trở thành
đàm phán đa phương. Ví dụ như về vấn đề tranh chấp biển Đông.
Năm 2009, Trung Quốc chính thức công bố bản đồ có đường lưỡi bò, và ngang
nhiên xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế tại Việt Nam sau một khoảng thời gian
ngắn. Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011 là một
phần trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, bắt đầu từ vụ tàu Bình Minh 02 bị các
tàu tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò diễn ra vào ngày 26 tháng 5 năm
2011, đánh dấu sự leo thang trong tranh chấp ở Biển Đông, được phía Việt Nam
xem là hành động gây hấn, vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà
Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc lại
cho rằng chính Việt Nam mới là bên đã vi phạm chủ quyền và hoạt động bất hợp
pháp trên lãnh hải Trung Quốc. Ngày 28 tháng 5, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói
Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu nước
này "chấm dứt ngay, không tái diễn" những hành động đó, đồng thời đòi bồi thường
thiệt hại. Việt Nam cũng cho rằng hành động của Trung Quốc vi phạm Công ước
luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của tuyền bố


năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên trên Biển Đông,
cũng như "nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước".
Đường lưỡi bò không chỉ ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam mà nó còn đe
dọa chủ quyền các quốc gia ven Biển Đông. Để thực hiện việc áp đặt yêu sách
"đường lưỡi bò” lên gần 80% diện tích Biển Đông, từ lâu Trung Quốc đã không
ngần ngại sử dụng phương thức ngoại giao cưỡng ép và cả việc dùng vũ lực để
cưỡng chiếm các vùng biển đảo của quốc gia khác. Hậu quả là các hành động này
không chỉ gây ra tình trạng căng thẳng trong khu vực mà còn trực tiếp đe dọa an
ninh hàng hải quốc tế, xâm phạm chủ quyền và lợi ích của nhiều quốc gia trong khu
vực.
Dù Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei đều bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi yêu sách "đường lưỡi bò”, hai nước Việt Nam và Philippines, là những

nước gần Trung Quốc nhất, sẽ bị sự bành trướng Trung Quốc đe dọa nhiều nhất.
Nếu Trung Quốc không đòi các vùng biển của Việt Nam và Phillippines, thì yêu
sách của họ về các vùng biển của Malaysia, Indonesia và Brunei sẽ sụp đổ. Do vậy,
cả Việt Nam và Phillippines bất đắc dĩ phải nằm trong tình thế cần phải kiên quyết
bảo vệ không gian biển hợp pháp của mình. Không chỉ vấn đề kinh tế bị ảnh hưởng,
các nước này còn có lý do để quan ngại an ninh và nền độc lập quốc gia của mình bị
đe dọa.
Trước tình hình đó, Các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc tham gia một
cuộc hội đàm không chính thức nhằm giải quyết vấn đề căng thẳng đang leo thang
trên Biển Đông. Căng thẳng ở Biển Đông chính là trọng tâm thảo luận của hội nghị
lần này, với việc ngoại trưởng Insonesia tuyên bố ông sẽ tiếp tục nỗ lực để cho ra
đời một dự thảo hướng dẫn nhằm giải quyết các tranh chấp trên biển, thường được
biết đến với tên tắt là COC. Thông cáo chung hôm 10/8/2014 của các ngoại trưởng
ASEAN tại hội nghị cuối cùng của mình ở Myanmar đã cho thấy dường như các
thành viên ASEAN, dù là bên có tranh chấp hay không, ngày càng trở nên đoàn kết
và mạnh mẽ bày tỏ quan điểm của mình trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển


Đông. Động thái gắn kết mới của ASEAN đã nhận được sự ủng hộ của cả nước Chủ
tịch Myanmar và nước điều phối Thái Lan.
Cả Việt Nam và Philippines, những thành viên ASEAN lớn tiếng nhất do có tranh
chấp lãnh thổ với Trung Quốc, cũng giảm bớt những chỉ trích của mình, thay vào đó
lựa chọn sức mạnh tập thể và khả năng mặc cả của nhóm khi can dự với Bắc Kinh.
Việt Nam đã sử dụng khá hiệu quả ASEAN như là một đê chắn sóng với nước láng
giềng phương Bắc. Gần đây, các chuyên gia Việt Nam đang sửa soạn tập hợp các
chi tiết cho tuyên bố chủ quyền của mình. Trong khi đó, Philippines đã đưa ra tới
4.000 trang tài liệu sau nhiều năm chuẩn bị. Báo Inquirer (Philippines) ngày 18
tháng 10 năm 2014 đưa tin hôm 17 tháng 10, phát biểu tại diễn đàn các phóng viên
nước ngoài ở Manila, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố ông rất
hài lòng với Ngoại trưởng Albert del Rosario trong công việc xử lý tranh chấp lãnh

thổ ở biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Ông xác nhận Philippines đã
chấm dứt đàm phán bí mật với Trung Quốc về vấn đề biển Đông và khẳng định đàm
phán song phương chỉ là một phần của giải pháp còn đàm phán đa phương mới là
cách tiếp cận chính để giải quyết tranh chấp. Ông cho rằng trong ASEAN có bốn
nước thành viên có tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc, do vậy đàm phán song
phương không thể giải quyết được vấn đề.
Vậy ta có thể thấy từ những cuộc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Trung
Quốc, Việt Nam và Philippines đã được nâng tầm lên thành đàm phán đa phương
giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
IV. Kết luận
Đàm phán vừa là một môn khoa học vừa là một môn nghệ thuật. Vì vậy, mặc dù có
những khái niệm liên quan nhất định nhưng không tồn tại một khuôn mẫu cố định
cho quá trình đàm phán. Kỹ năng đàm phán đòi hỏi một quá trình học tập, áp dụng
dài lâu, tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống.



×