Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tìm hiểu, phân tích hệ thống đo lường cảm biến trong bãi đỗ xe thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.15 KB, 19 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN
----™&˜----

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VÀ CẢM BIẾN
Đề tài 9: Tìm hiểu, phân tích hệ thống đo lường cảm biến trong bãi đỗ
xe thông minh.
Giáo viên hướng dẫn:

NGUYỄN ĐĂNG HẢI

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN VĂN TUYỀN

1631040643

KIỀU TIẾN HƯỞNG

1631040625

ĐINH KIM CÔNG

1631040797

NGUYỄN XUÂN HÒA

1631040839


LÃ ĐỨC THÁI

1631040638

NGUYỄN TIẾN ĐẠT

1631040811

Hà Nội - 2016
1


Nội dung đề tài
Đề tài 9 : Tìm hiểu, phân tích hệ thống đo lường cảm biến trong bãi đỗ xe
thông minh.

Giới hạn điều kiện: Bãi đỗ xe chỉ chứa xe con, các loại xe khác không được
phép vào bãi.
Bãi đỗ xe gồm bốn tầng, mỗi tầng có sức chứa 10 xe chia đều cho 2 dãy
- Nhiệt độ trong bãi đỗ từ (5- 500 C)
- Có cảnh báo cháy/nổ.
Yêu cầu hệ thống:
- Giám sát được số lượng xe trong bãi
- Cảnh báo nhiệt độ cao trong bãi đỗ, báo động khi có khói, có cháy.

2


LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua nhiều thập kỉ ô tô đã trở thành phương tiện không thể thiếu của

con người.Hiện nay tự động hóa quá trình công nghiệp trong quản lý hệ thống
các bãi đỗ xe thông minh là khá phổ biến và thông dụng và nó đóng góp một
vai trò hét sức quan trọng trong cuộc sống. Ví dụ từ những bãi đỗ xe đơn giản
cho tới các hệ thống bãi đỗ xe thông minh đều ứng dụng những quá trình tự
động. Do vậy việc hiểu biết những kiến thức về quá trình tự động hóa, quá
trình công nghiệp đối với sinh viên ngành Điện là rất cần thiết. Tự động hóa
quá trình công nghiệp giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về quá trình
tự động hóa trong công nghiệp. Giúp sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã
học, nghiên cứu và làm quen với công việc thiết kế và xây dựng hệ thống, sử
dụng thiết bị cảm biến, điều khiển máy điện trong thực tế hiện nay.
Trong chương trình đào tạo cho sinh viên, thầy giáo đã tạo điều kiện cho
chúng em được tiếp xúc và làm quen với việc nghiên cứu, xây dựng bãi đỗ xe
thông minh, do lần đầu làm quen với việc thiết kế với số lượng kiến thức tổng
hợp, còn có những mảng chưa lắm vững cho nên dù cố gắng lắm nhưng trong
bài làm của bọn em có những thiếu sót. Chúng em rất mong được sự góp ý
kiến của thầy giúp chúng em có những kiến thức cần thiết để sau này có thể
ứng dụng trong công việc cụ thể của cuộc sống.

3


Chương I: Tổng quan về hệ thống thiết kế.
Ngày nay ở các trung tâm thành phố lớn với sự phát triển mật độ dân cư
và xe cộ ngày càng đông đúc. Đặc biệt là sự ra tăng về số lượng xe ô tô ngày
càng nhiều và điều này cũng phản ánh tốc độ phát triển của một quốc gia.
Song song với sự phát triển đó, người ta đặt ra vấn đề là xây dựng những bãi
đỗ xe để phục vụ cho người dân trong công việc cũng như trong việc đi lại
của họ. Vì thế, ngày nay trên các nước tiên tiến trên thế giới như Mexico,
Nhật Bản, Hàn Quốc, . . . ở những thành phố trật hẹp, người ta xây dựng bãi
đỗ xe thông minh được trang bị thiết bị nâng để di chuyển ô tô từ mặt đất lên

điểm đỗ trên cao hoặc dùng hệt thống ngầm. Đây là những giải pháp giúp
tăng hơn rất nhiều về số lượng xe trên một diện tích truyền thống, cho phép
giải quyết tình trạng thiếu mặt bằng xây dựng.

Bãi đỗ xe thông thường tại TP Hà Nội
Từ nhu cầu bức thiết cuộc sống và trong khuôn khổ môn học chúng em
được thầy giáo giao đề tài: "Hệ thống bãi giữ xe thông minh". Hy vọng đề tài
của chúng em được áp dụng vào thực tế và một phần giải quyết được vấn đề
đỗ xe ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, việc gia tăng đến chóng mặt của các phương tiện giao thông
đang khiến TP Hà Nội và TP HCM và nhiều TP khác của nước ta đứng trước
cơn khủng hoảng của bãi đỗ xe. Các bãi đỗ xe trong TP mới chỉ đáp ứng 30%
nhu cầu của người dân, 70% còn lại là các bãi đỗ xe trái phép, sai phép.
Hình ảnh những bãi đỗ xe tự Phát trật trội và thiếu thốn đó là những hình
ảnh quen thuộc của những bãi đỗ xe trên địa bàn TP. Dạo một vòng quanh
thành phố, các bãi đỗ, trông dữ xe đua nhau mọc lên. Vỉa hè lên trên khá
nhiều tuyến phố bị tận dụng, chăng dây thành bãi đỗ xe.
4


Tại các khu trung cư hay khu đô thị mới, các khu văn phòng do các bãi
đỗ xe không đáp ứng được nhu cầu, sân chơi cũng bị tận dụng thành các bãi
giữ xe. Dưới lòng đường, ô tô, taxi dù cùng chen nhau, lối thành những hàng
dài, lấn chiếm lòng đường.
- Đã có nhiều bãi đỗ xe được mở ra, nhưng trong quá trình vận hành có
những nhược điểm:
+ Tốn nhiều diện tích.
+ Cần có người quản lý xe ra vào . . .
Vì vậy đẻ giải quyết vấn đề đó người ta đã thiết kế các gara ô tô đặc biệt
là các gara ô tô tự động.

Hình ảnh các gara ô tô tự động.
3. Khái niệm gara ô tô.
Hệ thống gara ô tô hay còn gọi là hệ thống đỗ xe thông mình: là một
công nghệ điều khiển tự động, sử dụng chủ yếu các Pallet và thang nâng, cho
phép đỗ được nhiều xe ô tô hơn trên cùng một diện tích không gian;
Hệ thống đỗ xe tự động là một giải pháp an toàn - tiết kiệm. . .
AN TOÀN
•An toàn về người do không tham gia vào quá trình đỗ xe, lưu
bãi;
• Kiểm soát được vị trí của xe nhờ hệ thống mã hóa vị trí tự động;
•Không bị mất mát, va đập; tình trạng tai nạn giao thông trong
hầm đỗ xe cũng hoàn toàn được loại trừ;
•Hệ thống được trang bị đầy đủ phương tiện phòng chống cháy
nổ, dừng khẩn cấp, chống động đất, cảnh báo tình trạng khí thải, ngăn
chặn quá tải;
•Tránh tác động khói thải khi lái xe ra/ vào hầm đỗ;
TIẾT KIỆM
•Gia tăng nhiều lần số chỗ đỗ xe trên cùng một diện tích;
•Là giải pháp thay thế tối ưu làm giảm chi phí đầu tư xây dựng;
•Chi phí hợp lý nhờ quá trình nội địa hóa và chuyển giao công
nghệ;
•Thời gian gửi/lấy xe nhanh chóng;
• Giảm thiểu nhu cầu sử dụng hệ thống thông gió, điều hòa không khí;

Chương II: Nội Dung Thực Hiện
5


2.1 - Yêu cầu của đề tài
2.1.1 - Yêu cầu của hệ thống

- Giám sát được số lượng xe trong bãi
- Cảnh báo được nhiệt độ cao trong bãi đỗ, báo động khi có khói, có
cháy.
2.1.2 - Yêu cầu công nghệ
Giới hạn điều kiện: Bãi đỗ xe chỉ chứa xe con, các loại xe khác không
được vào, bãi gồm có 4 tầng, mỗi tầng có 10 xe chia đều cho 2 dãy. Bấm nút
START hệ thống hoạt động. Khi có xe vào cửa, động cơ Barie ở cửa tự động
được nâng lên. Sau khi mua vé xong hoặc được kiểm tra vé tiến vào trong bãi
đỗ xe thì cửa tự động đóng lại, hệ thống sẽ đưa xe đến vị trí được chọn, cảm
biến hồng ngoại sẽ báo ở vị trí đó, và mặt hình sẽ hiển thị tăng thêm 1 xe.
Ở cửa ra, khi người dùng báo muốn lấy xe ở một vị trí nào đó, hệ thống
sẽ tự động đưa xe ở vị trí đó đến cửa ra, sau khi kiểm soát vé xong Barie sẽ
đóng cửa lại. Cảm biến hồng ngoại sẽ báo ở vị trí đó và màn hình sẽ hiển thị
giảm đi 1 xe.
Số lượng xe trong bãi luôn được giám sát bằng hệ thống cảm biến hồng
ngoại. Khi có một xe vào hiển thị tăng thêm 1, khi có một xe ra, hiển thị giảm
đi 1(giả sử không có xe ra vào cùng một thời điểm).
Bên ngoài cổng vào có hệ thống đèn báo, nếu trường hợp bãi còn trống
đèn sẽ báo xanh, còn nếu như đã đầy đèn báo đỏ, để người gửi xe biết và đi
vào bãi khác. (tất nhiên là sẽ thiết kế để không chậm thời gian và gây phiền
của người dùng)
Cảm biến nhiệt độ, cảm biến lửa cho phép nhiệt độ trong khoảng 5-50 oC,
nếu như ngoài khoảng này thì cảm biến báo ngay về hệ thống, chuông sẽ kêu
và đèn báo cháy sẽ sáng.
Cảm biến khói sẽ báo nếu như trong bãi có xảy ra khói.
2.2 - Các hướng giải quyết
- Đầu tiên đảm bảo tất cả các xe vào bãi đều là xe con thì trước bãi có
các kí hiệu, các hình vẽ về những loại xe được phép vào bãi, còn các loại xe
khác thì vào bãi khác có thiết kế phù hợp hơn.
- Đếm xe trong bãi:

+
Phương án 1: Để phát hiện khi có 1 xe vào hoặc ra chúng
em dùng cảm biến Quang, chúng em đặt 2 cảm biến đặt cách nhau 1
khoảng nhất định để phân biệt giữa người và xe ra vào bãi. Nếu là
người thì sẽ chỉ một cảm biến tác động, còn nếu là xe thì cả hai đều tác
động. Như vậy chúng em sẽ biết được trong bãi có bao nhiêu xe.
+
Phương án 2: Chúng em cũng dùng cảm biến Quang,
nhưng mỗi vị trí để xe chúng em sẽ gắn 1 cảm biến, như thế thì khi xe
đến vị trí đó thì cảm biến Quang báo tới hệ thống, và hệ thống sẽ đến,
xe ra thì cũng tương tự.
6


- Cảnh báo cháy nổ:
+
Phương án 1: Chúng em sẽ gắn một cơ cấu báo cháy nổ ở
mỗi vị trí để xe.
+
Phương án 2: Chúng em sẽ gắn một cơ cấu cháy nổ cho cả
bãi đỗ xe, được đặt ở chính giữa tầng 2, đồng thời sử dụng hai cơ cấu
báo cháy nổ thủ công di động, có độ nhạy trung bình, giúp cho người
quản lí nhanh chóng tìm ra vị trí cháy nổ để kịp thời khắc phục.
- Hệ thống nâng đỡ, hệ thống máy tính, lập trình để quản lý toàn hệ
thống chúng em không xét tới, vì giới hạn yêu cầu của đề tài.
2.3 - Hướng giải quyết và lựa chọn thiết kế
Phương án 1: Để phát hiện khi có 1 xe vào hoặc ra chúng em dùng cảm
biến quang, chúng em đặt hai cảm biến cách nhau một khoảng nhất định để
phân biệt giữa người và xe ra vào bãi. Nếu là người thì chỉ một cảm biến tác
động, còn nếu là xe thì cả hai đều tác động. Như vậy chúng em sẽ biết được

trong bãi sẽ có bao nhiêu xe.
Lý do: Hệ thống sẽ chỉ giám sát xe trong bãi chỉ thông qua 1 cảm biến,
như vậy thì độ chính xác cao hơn, máy tính quản lý sẽ nhẹ hơn. dễ dàng trong
việc sử dụng cũng như sửa chữa, chi phí lắp đặt thấp. . .
- Cảnh báo cháy nổ
+
Phương án 2: Chúng em sẽ gắn 1 cơ cấu cháy nổ cho cả
bãi đỗ xe, được đặt ở chính giữa tầng 2, đồng thời sử dụng 2 cơ cấu báo
cháy nổ thủ công di động, giúp cho người quản lý nhanh chóng tìm ra
vị trí cháy nổ để kịp thời khắc phục.
Lý do: máy tính chỉ quản lý 1 cảm biến thì rất dễ dàng, lúc hư hỏng cũng
dễ sửa chữa. Chúng em dùng 2 cơ cấu báo cháy trung bình sẽ giúp cho người
bảo vệ nhanh chóng tìm ra vị trị có cháy nổ. Có những vị trí mà ngay cả
camera giám sát cũng không thể phát hiện ra được, như: cháy dây điện, ổ
điện, . . . bên trong tường, các chỗ hẹp, mắt camera không nhìn thấy. Bên
cạnh đó cũng tiết kiệm chi phí mà độ an toàn thì luôn được đảm bảo tuyệt đối.
2.4 - Lý thuyết và chọn thiết bị
2.4.1 Cảm biến
2.4.1.1 Khái niệm
Cảm biến là thiết bị dùng để cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lý và
các đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng điện có thể
đo và xử lý.
Các đại lượng cần đo (m) nhưng không có tình chất điện như nhiệt độ,
áp suất, . . . tác động lên cảm biến cho ta 1 đặc trưng (s) mang tính chát điện
(như điện tích, điện áp, dòng điện hoặc trợ kháng chứa được thông tin cho
phép xác định của đại lượng đo).
Cảm biến quang điện thực chất là các linh kiện quang điện, chúng thay
đổi tính chất khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bể mặt của chúng.
7



- Nguyên lý làm việc của quang điện trở là sự phụ thuộc của điện trở vào
thông lượng bức xạ và phổ bức xạ đó.
- Tế bào quang dẫn là cảm biến quang điện có độ nhạy cao. Cơ sở vật lý
của tế bào Quang điện là hiện tượng quang dẫ do hiệu ứng quang điện trong.
Đó là hiện tượng giải phóng các hạt tải điệnt rong vật liệu dưới tác dụng của
ánh sáng làm tăng độ dẫn điện của vật liệu.
2.4.1.2 Nguyên lý hoạt độngc ủa một số cảm biến quang
a) Photo Diot
Sự tiếp xúc của hai loại bán dẫn loại n và loại p (vùng chuyển tiếp P-N)
tạo nên vùng nghèo hạt dẫn vì ở đó tồn tại một điện trường và hình thành
hàng rào thế Vb. Khi không có điện thế bên ngoài đặt lên vùng chuyển tiếp
(U=0) dòng điện qua chuyển tiếp I=0
- Khi đặt một điện áp lên diot, với điện áp ngược đủ lớn Ud >>, chiều
cao của hàng rào điệnt hế tăng lên và trên diot chỉ còn lại dòng điện ngược Ir
= I0 (I0-dòng điện tối).
- Khi chiếu sáng diot bằng bức xạ có bước sóng sẽ xuất hiện các cặp điện
từ - lỗ trống, dưới tác dụng của điện trường các cặp điện từ lỗ trống chuyển
động và dòng điện ngược tăng lên rất nhanh.
- Các vật liệu dugnf chết tạo Phôt diot là Si, Ge (Vùng ánh sáng nhìn
thấy) và GaAs, InAs, InSb (Vùng hồng ngoại).
b) Photo Transitor
- Photo Transitor là các transitor silic loại npn mà vùng bazo được chiếu
sáng, không có điện áp đặt trên bazo, chỉ có điện áp trên C, đồng thời chuyển
tiếp B- C phân cực ngược. ĐIện áp đặt chủ yếu là phẩn chuyển tiếp N - C
(phân cực ngược) trong khi đó chênh lệch điện thế giữa E và B thay đổi
không đáng kể.
U0,6 hay 0,7.
- Khi phần chuyển tiếp B - C được chiếu sáng, sự hoạt động của photo
transitor giống như photo diot ở chết độ quang dẫn với dòng điện ngược:

Ir=I0+Ip
Với : Ir: dòng điện ngược
I0 : Dòng điện tối
Ip : Dòng điện sáng
c) Cảm biến phát xạ (Tế bào quang điện)
- Cảm biến phát xạ là biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện nhờ
hiện tượng phát xạ điện từ ở cực catot khi có thông lượng ánh sáng chiếu
vào.
- Số lượng điện tử phát xạ tỷ lệ với số photo chiếu vào cực catot.
- Cảm biến Phát xạ được phân thành:
+
Tế bào quang điện chân không.
+
Đèn ion khí.
8


+
Bộ nhân quang điện.
- Cơ chế hoạt động của đèn quang điện như sau:
- Khi có thông lượng ánh sáng chiếu vào, catot hấp thụ photo và giải
phóng điện tử, các điện tử này di chuyển lên bề và thoát ra ngoài.
- Các vật liệu dùng làm photon catot là:
+
AgOCs nhạy với vùng hồng ngoại.
+
Cs2Sb,K2 nhạy với vùng ánh sáng nhìn thấy và vùng tử
ngoại.
2.4.3 Cảm biến báo cháy
Để phát hiện được có sự cố cháy ta phải sự dụng 3 loại cảm biến đó là

cảm biến nhiệt, cảm biến khói và cảm biến lửa.
- Cảm biến nhiệt: là loại cảm biến dùng để chuyển tín hiệu vật lý nhiệt
độ thành tín hiệu điện, đây là loại cảm biến có độ nhạy tương đối cao vào
tuyến tính, Nguyên tắc làm việc của nó là dòng điện hay điện điện áp thay
đổi. Tuy nhiên nó cũng dễ báo động nhầm khi nguồn nhiệt bên ngoài tác động
vào không theo ý muốn.
- Cảm biến lửa: Khi lửa cháy thì phát ra ánh sáng hồng ngoại, do đó ta sử
dụng phát hiện tia hồng ngoại để phát hiện. Nguyên lý hoạt động là điện trở
của các linh kiện thu sóng hồng ngoại tăng, nó chuyển tín hiệu ánh sáng thu
được thành tín hiệu điện để báo động. Loại này rất nhạy với lửa. Tuy nhiên
cũng rất dễ báo động nhầm nếu đặt cảm biến ngoài trời hoặc gần nơi có bóng
đèn sợi đốt.
- Cảm biến khói: Có 2 cách cơ bản đển thiết kế bộ cảm biến khói:
+
Cách thứ 1: là dùng nguyên tắc ion hóa. Cảm biến ion hóa
sử dụng 1/5000 gram đồng vị Americium 241 (Am) để tạo ra các tia
alpha. Cứ mỗi giây thì lượng Americium này sẽ tạo ra 37 triệu tia alpha
(đây có v là con số lớn nhưng số lượng tia alpha như thế này vẫn quá
nhỏ để gây ảnh hưởng đến con người). Đối diện với nguồn phát tia
9


alpha là một bộ phát điện với hai cực âm và dương được sắp xếp như
sơ đồ trên. Khi tia alpha đập vào oxi (O) và Nitrogen (N) trong không
khí, chúng phải giải phóng ra các elechtron và tạo ra dòng điện. Khói
trong đám cháy sẽ làm cho quá trình tạo elechtron bị phá vỡ và lúc đó
chuông báo cháy + thiết bị báo cháy tự động sẽ được kích hoạt.
+
Cách thứ 2 là sử dụng các linh kiện thu phát quang.
Bộ cảm ứng quang điện thường xử dụng một chùm tia hồng ngoại được

phát ra từ một chiếc đèn led (xem hình trên) đèn này được chiếu thằng sang
phía bên kia của ống (phần Light catcher). Cảm biến quang điện được đặt
vuông góc với đường đi thông thường của chùm tia hồng ngoại. Khi không có
khói, chùm tia sáng được chiếu thẳng và cảm biến không hề nhận được bất cứ
tia hồng ngoại nào. Khi xảy ra hỏa hoạn, khói bay trong ống sẽ đóng một vai
trò như một chiếc gương phản chiếu hắt ánh sáng vào cảm biến quan điện và
chuông hỏa hoạn cùng các thiết bị chống cháy tự động sẽ được bật. Trong hai
cách này thì phương pháp thứ 1 nhạy hơn và hiệu quả hơn phương pháp thứ 2,
nhưng khó thực thi khó lắp đặt. Còn cách thứ 2 tuy độ nhạy kem hơn nhưng
linh kiện dễ kiếm và dễ thi công cũng như lắp đặt. Vậy lên em chọn phương
pháp thứ 2 là dùng cảm biến quang.
- Hoạt động: khi có xe tới cửa vào 2 cảm biến quang S1, S2 ở cửa vào bị
tác động kích hoạt mạch điều khiển động cơ mở Barie ở cửa vào. Khi Barie
mở tới khi chạm phải công tắc hành trình HT2 thì động cơ dừng Barie ở vị trí
mở cho xe vào. Khi xe đã nhận vé xe xong đi tiếp vào trong bãi đỗ xe cảm
biến S3, S4 bị tác động kích hoạt động cơ Barie làm việc cho tới khi gặp công

10


tắc hành trình HT1 thì dừng lại Barie ở trạng thái đóng. Khi S1 và S2 bị tác
động sẽ có 1 xung đưa về hệ thống (máy tính). Máy tính sẽ tăng thêm 1 giá trị
báo hiệu tăng thêm 1 xe và được hiển thị trên màn hình của máy tính.
- Khi có 1 xe đi ra cảm biến S5 và S6 bị tác động kích hoạt mạch điều
khiển động cơ kéo Barie ở cửa ra. Khi Barie mở tới khi chạm phải công tắc
hành trình HT4 thì động cơ dừng Barie mở cho xe ra. Khi xe ra ngoài cảm
biến S7, S8 bị tác động kích hoạt động cơ kéo Barie xuống cho tới khi gặp
phải công tắc hành trình HT3 thì dừng lại đóng cửa ra của bãi đỗ xe. Khi S7,
S8 bị tác động sẽ có một xung đưa về máy tính. Máy tính tự động trừ 1 xe
trong bãi đỗ xe đi và hiển thị số xe trong bãi.

- Khi bãi đỗ xe chưa đầy thì đèn xanh sáng. Khi bãi đỗ xe đầy thì bộ máy
tính đếm tới giá trị đặt trước thì tiếp điểm của máy tính sẽ kích hoạt đèn đỏ
sáng và vô hiệu hóa cửa vào không cho xe vào nữa. Khi có sự cố cháy thì cảm
biến khỏi và cảm biến lửa hoặc cảm biến nhiệt bị tác động làm cho chuông và
đèn báo cháy kêu.
- Chú ý: hệ thống nâng đỡ sẽ được máy tính quản lý, giả sử xe đang đỗ ở
1 vị trí nào đó của 1 tầng bất kì, như người quản lý muốn đưa nó ra khỏi vị trí
đó thì người quản lý chỉ cần sử dụng máy tính điều khiển hệ thống nâng đỡ và
đưa xe đến cổng. chuẩn bị quá trình đưa xe ra ngoài. Còn muốn đưa xe vào
gửi thì hệ thống sẽ làm điều người lại.
2.4.2 Tính chọn thiết bị
2.4.2.1 Chọn cảm biến quang
Chúng em chọn cảm biến E3FN của hãng OMRON. Số lượng 8 cái.
Cảm biến quang điện hình trụ có sẵn bộ khuếch đại giá thành thấp, chống
nhiễu tốt bằng công nghệ photo-IC.
11


.

Cảm biến E3FN của hãng OMRON

12


Cảm biến E3FN của hãng OMRON
- Công nghệ photo - IC
- Hình trụ cỡ M18 DIN, vỏ nhựa ABS
- Gọn và tiết kiệm chỗ.
-Khoảng cách phát hiện dài với bộ điều chỉnh nhạy cho loại khuếch tán,

bảo vệ chống ngắn mạch và nối ngược cực nguồn.
- Các đặc tính kĩ thuật.
- Kích thước.
- NPN OutPut.
2.4.2.2 Chọn cảm biến báo cháy
- Đầu báo nhiệt gia tăng
Đầu báo nhiệt gia tăng HC- 306A được lắp đặt ở những khu vực có yêu
cầu phát hiện sự gia tăng nhanh của nhiệt độ trong khoảng thời gian ngắn. Sau
khi phát hiện sự gia tăng nhiệt độ đầu báo sẽ phát tín hiệu báo động và gửi tín
hiệu cảnh báo về trung tâm.

HC- 306A
Thông số kĩ thuật:
Đầu báo nhiệt gia tăng HC-306A:
- Điện áp làm việc: 18-28VDC
13


- Dòng giám sát: 0mA
- Dòng cảnh báo: 60mA
- Nhiệt độ làm việc: 5-50oC
- Độ ẩm môi trường 95%
- Kích thước : 103mm x 43mm
- Trọng lượng: 140g
Đầu báo khói
Đầu báo khói SPB-24N- NSX: HOCHIKI bảo hành: 12 tháng.

Đầu báo khói SPB-24N- NSX: HOCHIKI
Đầu báo khói tia thu phát SPB - 24N bao gồm một đầu phát và một đầu
thu.

Đầu thu sẽ liên tục kiểm tra và đo cường độ tín hiệu của tia do bộ phát
ra. Khi có khói phát ra sẽ làm giảm cường độ tín hiệu của tia thu phát vượt
quá giới hạn đã được lập trình thì 1 tín hiệu cảnh báo sẽ được phát ra. Đầu
báo khói tia thu phát được lắp đặt tại những khu vực bảo vệ có diện tích rộng
mà các loại đầu báo khác không thể phát hiện sớm sự xuất hiện của ngọn lửa
như: nhà thờ, nhà hát, bảo tàng, . . . khoảng cách tối đa giữa đầu thu và đầu
phát là 100m. Khoảng cách tối đa giữa 2 cặp đầu báo tia thu phát là 18m.
Thông số kĩ thuật:
Đầu báo khói SPB-24N:
- Điện áp tiêu chuẩn: 24VDC
- Dải điện áp làm việc: 19-3VDC
- Dòng điện giám sát: 250A/ 24VDC
- Dòng điện cảnh báo: 20mA/24VDC.
- Nhiệt độ làm việc 32-122oF.
- Kích thước: 139.7(H)x81.28(W)x101.6(D)mm.
Đầu báo khói trung bình:
14


SMOKE DETECTOR - ĐẦU BÁO KHÓI
Đầu báo khói quang SLV-24L

Đầu báo khói quang SLV-24L
Đặc điểm:

Nguồn sáng: Hồng ngoại.

Tầm điện áp làm việc: 17.7-30.0VDC

Điện áp làm việc: 15.0-33.0VDC


Điện áp tối đa: 42VDC

Dòng giám sát: 45A/24VDC

Dòng dâng 160A max/24VDC

Dòng báo động 150A max/24VDC

Vận tốc gió 0- 300f pm

Nhiệt độ 32oF-120oF (0oC-49oC)

Màu sắc và vật liệu Bone PC/ABS Blend

Độ nhạy 0,5-3,8%/ft
Cảm biến lửa FS-1000E

15


Chương III: KẾT LUẬN

3.1 Các kết quả đạt được.
Thiết kế bãi đỗ xe ô tô là một đề tài mới mẻ và khá thú vị. Hiện tại
và trong tương lai không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn Thế Giới nhu cầu về
việc gửi xe ngày càng lớn mà diện tích đất cho việc gửi xe thì không có
nhiều, vì vậy các bãi đỗ xe ô tô tự động là một phương án giải quyết tối ưu
cho việc thiếu diện tích đỗ xe hiện nay.Hệ thống đỗ xe tự động có thể đỗ được nhiều xe trên một diện tích ít
hơn nhiều so với các bãi đỗ xe thông thường.

- Hệ thống có thể là bán tự động hoặc tự động hoàn toàn, giảm rủi ro va
chạm, trầy xước so với các bãi gửi xe thông thường. Ngoài ra còn giảm được
ô nhiễm môi trường.
- Hệ thống được điều khiển bằng hệ thống máy tính nâng cao độ an
toàn, tin cậy, giảm chi phí vận hành khai thác.

Lợi ích đầu tư hệ thống đỗ xe tự động:
16


- Tăng mật độ đỗ xe
- Giảm chi phí đầu tư (giảm thời gian xây dựng công trình)
- Giải pháp tối ưu cho chủ đầu tư, khả năng tùy chỉnh cao
- Giảm thiệt hại cho xe
- Không cần cầu thanh và dốc lên xuống xe
- Tiết kiệm năng lượng
- Giảm lượng khí thải Carbon
- Tăng độ an toàn và an ninh cho xe
Không cần đầu tư hệ thống điều hòa và thông gió

3.2 Các hạn chế khi thực hiện.
Tổng mức đầu tư lớn.
Xây dựng hệ thống mất nhiều thời gian, cần đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật cao
cần người có chuyên môn cao để vận hành , hoạt động bãi đỗ xe

3.3 Biện pháp khắc phục
Đào tạo người có chuyên môn để vận hành bãi đỗ xe
kêu gọi các nhà đầu tư
tuyên truyền cho mọi người biết lợi ích của việc gửi xe ở bãi đỗ xe

thông minh có lợi ích gì.

17


Mục lục:

18


Contents

19



×