Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm quản lý Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh đầu cấp ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.41 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – khen thưởng huyện
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN.
- Họ và tên: Nguyễn Tấn Tài.

Năm sinh: 1979.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Toán.
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi.
II. NỘI DUNG:
1. Thực trạng:
1.1. Thuận lợi:
Học sinh đầu cấp được gia đình quan tâm nhiều hơn về vật chất.
Các em năng nổ trong hoạt động, nhiệt tình trong lao động, quý mến thầy
cô, hăng hái tham gia các hoạt động học tập do nhà trường phát động.
Học sinh đầu cấp thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương trong lớp học cũng
như của nhà trường.
1.2. Khó khăn:
Về năng lực học tập thì các em tuy hoàn thành chương trình bậc tiều học
nhưng vẫn còn một số em đọc chưa thông, viết còn chậm, tính toán chưa thạo, chư
viết chưa đúng nhìn chung vẫn còn yếu kém ở một số kỹ năng.
Tỷ lệ học sinh có điểm dưới trung bình còn cao, tập trung nhiều ở khối 6 là
học sinh đầu cấp.
Bắt nhịp với môi trường học tập mới còn chậm, sự thích ứng về cách học,
tiếp nhận kiến thức, về quan hệ giao tiếp giưa thầy và trò có nhiều bở ngở đặt biệt


chưa thích ứng với phương pháp dạy học ở mỗi thầy cô, mỗi môn học. Từ đó dẫn đến
chưa tự chủ được về sự thay đổi tâm sinh lý, hụt hẩn về kiến thức, chán nản và học
yếu thậm chí bỏ học.
1.3. Tồn tại và nguyên nhân:
1


Các em phần lớn là đọc viết chậm làm ảnh hưởng đến thời gian triển khai
lượng kiến thức cơ bản theo chương trình lớp 6. Do vấn đề rèn luyện kỹ năng ở cấp
tiểu học còn sơ sài, hiện nay có nhiều địa phương vì đảm bảo chuẩn phổ cặp giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi phải học “nhiều ca” sáng học lớp 5 chiều luyện đọc viết.
Chưa bắt nhịp kịp thời môi trường học tập mới. Do thời lượng tiết học ở cấp
tiểu học 40 phút/tiết, cấp THCS là 45 phút/tiết, lượng kiến thức kỹ năng chuẩn cần đạt
ở cấp THCS nhiều hơn chính vì vậy giáo viên phải giảng bài nhanh hơn, các em se
hụt hẩn về kiến thức ngay sau tiết học đó.
Có sự hụt hẩn về tâm sinh lý do chưa quen với thầy cô trung học cơ sở thay
vì ở tiểu học chỉ có một giáo viên dạy lớp là giáo viên chủ nhiệm còn đối với cấp
trung học cơ sở mỗi môn là một giáo viên, giáo viên chủ nhiệm là một trong số đó.
Nên ở cấp THCS có sự thay đổi về trạng thái, tâm sinh lí một cách đột ngột gây cho
các em sự bối rối, mất định hướng, chưa nhất thời có thể thích ứng được, đây có thể
nói là nguyên nhân hết sức quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao
chất lượng giáo dục đối với học sinh đầu cấp.
Chưa tập trung nhiều vào nội dung trọng tâm bài học. Các em còn mang
nặng tâm lý ở tiểu học nên thường trong tiết học hay tiết sinh hoạt lớp có nhiều nhưng
ý kiến, “mách”, yêu cầu xử lý nhưng vấn đề vặt ở lớp như bạn này chọc em, bạn nọ
nói xấu em, bạn kia lấy viết … nên thường trong các tiết như thế giáo viên mất nhiều
thời gian và không đủ thời gian truy bài và triển khai nội dung kiến thức mới.
Thầy cô giảng dạy học sinh đầu cấp chưa quan tâm nhiều đến việc thay đổi
tâm sinh lí cũng như môi trường học tập của học sinh đầu cấp.
Một bộ phận không nhỏ nhưng gia đình thiếu quan tâm đến việc học của con

em mình do hoàn cảnh kinh tế gia đình có nhiều nhưng khó khăn, trang bị thiếu dụng
cụ học tập làm ảnh hưởng đến việc thực hành hoặc hướng dẫn của giáo viên bộ môn,
không quan tâm đến việc tự học ở nhà, chưa quản thúc được thời gian học tập của học
sinh, thông thường giao phó việc quản lý học tập của học sinh cho nhà trường cấp
trung học cơ sở.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng.
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh đầu cấp
ở trường THCS Thạnh Lợi”.
2.2. Lĩnh vực áp dụng: Quản lí giáo dục đối với học sinh đầu cấp ở trường
THCS Thạnh Lợi.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến.
Qua nhưng thuận lợi, hạn chế trên về thực trạng chất lượng giáo dục học
sinh đầu cấp tôi đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết nhưng vấn đề cụ thể như sau:
2


- Tổ chức phân hóa trình độ theo năng lực học tập: Cần tìm hiểu năng lực
học tập nhằm phân hóa theo trình độ học sinh, xây dựng kế hoạch tập trung bồi dưỡng
kỷ năng đọc viết, tính toán cơ bản. Công việc này giúp học sinh đọc, viết được nhanh
hơn và tính toán được thành thạo hơn, được như vậy thì khả năng tiếp thu se nhạy bén
và khả năng học tập tốt hơn, không bị hụt hẩn kiến thức tạm thời do đọc chậm nên
khó hiểu bài, mất thời gian, viết chậm không tiếp thu được kiến thức mới, viết chậm
nên không có thời gian nghe và suy nghĩ; rèn được kỹ năng đọc, viết và tính toán thạo
se giúp các em học tập tốt hơn đối với các môn học khác. Muốn được như vậy se có
kế hoạch lâu dài, ôn tập trái buổi đối với môn toán chủ yếu tập trung các bài toán cơ
bản của cấp tiểu học, tăng cường tự học ở nhà như đọc sách, đọc các bài văn hay, đọc
sách thư viện, mở thêm nhiều hoạt động trong lớp như chơi trò chơi đọc nhanh, đọc
hiểu nhanh, đọc và tóm tắc được mẫu chuyện nhanh, gọn và đầy đủ.
- Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp: cần tìm hiểu môi trường học tập

và giáo dục của các em ở tiểu học chủ yếu là khối lớp 5, qua đó giúp cho giáo viên
cấp THCS nắm rõ hơn về chương trình, điều kiện học tập, mức độ thực hiện tiến trình
lên lớp, tìm hiểu về sự phát triển tâm sinh lý của học sinh ở cấp tiểu học mà giáo viên
cấp THCS từng bước có giải pháp thay đổi phương pháp, xây dựng mối quan hệ thầy
trò thân ái, hợp tác khai thác kiến thức một cách phù hợp;
- Giáo viên bộ môn cần thỉnh thị, xin ý dự giờ đối với tiết dạy ở tiểu học qua
đó giáo viên nắm rõ về môi trường học tập tiết học ở tiểu học về cách học như thế
nào? cách dạy như thế nào? Sự bố thời gian trong một tiết học ở tiểu học và THCS
khác biệt ra sao? Từ đó giáo viên se có nhưng điều chỉnh hợp lý và điều chỉnh dần về
mức độ thực hiện tiến trình lên lớp ở hai môi trường khác nhau.
- Phân công giảng dạy: Là giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy,
nắm rõ về chương trình môn học ở tiểu học cũng như ở cấp THCS. Nắm vưng về tấm
lý lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp, có cách ứng xử phù hợp, đặc biệt
quan tâm, ân cần, chia se cùng các em, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, bù
khuyết kiến thức hỏng, giúp các em nắm rõ cách học ở từng bộ môn để các em dần
hòa nhập môi trường mới. Xây dựng được môi trường học tập thân thiện, phát huy
được tính chủ động sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên cần nhạy bén, uyển chuyển, thay đổi phương pháp mức độ tăng
chậm từ thấp đến cao nhằm hạn chế bở ngỡ về cách học, hạn chế tạo cảm giác thay
đổi môi trường học tập một cách đột ngột, nhằm giúp các em làm quen với môi
trường và bắt nhịp với cách học và tiến trình giảng dạy cấp THCS.
+ Không áp dụng tuyệt đối việc chống đọc chép 100% đối với học sinh đầu
cấp trong khoản thời gian đầu đến giửa học kỳ I.
- Phân công chủ nhiệm: Chọn lực lượng giáo viên chủ nhiệm các lớp đầu
cấp phải là người có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, thấu hiểu được tâm tư,
nguyện vọng của học sinh, xử lý thấu đáo các tình huống sai phạm, luôn yêu thương
3


và tận tình giúp đỡ từng đối tượng học sinh, khi các em còn mới bước vào môi trường

học tập mới.
+ Nắm rõ điều kiện hỗ trợ học sinh học tập: Cần tìm hiểu về đời sống, kinh
tế gia đình của học sinh nhằm nắm rõ thông tin và thiết lập mối quan hệ nhà trường và
gia đình nhằm giúp đở giáo dục học sinh hiệu quả hơn.
+ Người giáo viên chủ nhiệm các lớp đầu cấp phải nhận biết được sự thay
đổi về tâm sinh lí từ cấp tiểu học sang trung học cơ sở, quan tâm đến từng đối tượng
học sinh của lớp, có giải pháp phù hợp, kịp thời đưa các em sẳn sàng hòa nhập môi
trường học tập mới.
+ Ngoài ra còn thực hiện thường xuyên một số nhiệm vụ sau:
Một là: Khảo sát đối tượng học sinh về tâm sinh lý, năng lực học tập, sở
trường, sự quan tâm của gia đình, hoàn cảnh gia đình … thật sự gần gủi, quan tâm đến
từng đối tượng học sinh, để đưa ra nhưng phương pháp giáo dục cũng như giúp đỡ
phù hợp.
Hai là: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi trong tổ chức, quản lý, kiểm tra
nhằm giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến từng cá nhân cụ thề và qua đó thúc
đẩy nhanh quá trình học tập và sự quan tâm lẫn nhau trong toàn tập thể.
Ba là: Phối hợp và liên lạc thường xuyên với phụ huynh để quản thúc các
em nhằm uốn nắn kịp thời nhưng biểu hiện chưa đúng đắn, chưa phù hợp.
Bốn là: Tổ chức cho các em tham gia đầy đủ các phong trào cũng như mọi
hoạt động Đoàn, Hội, Đội ... nhằm rèn luyện kỷ năng sống cho các em và góp phần
xây dựng môi trường học tập lành mạnh.
Năm là: Kịp thời nêu gương khen thưởng đối với học sinh có tiến bộ dù nhỏ
nhằm khích lệ các em tiếp tục phấn đấu và phát triển.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến.
4.1. Khả năng áp dụng.
Có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường THCS khi chuẩn bị tuyển sinh
học sinh đầu cấp.
4.4. Phạm vi áp dụng.
Áp dụng cho học sinh đầu cấp ở các trường Trung học cơ sở.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại của sáng kiến.

5.1. Kết quả bước đầu.
Kết quả điểm kiểm tra khảo sát môn toán và ngư văn đầu năm học 2014 –
2015 cụ thể như sau:
4


TSHS

Từ 0 – 3,4 đ

Từ 3,5 – 4,9 đ

134

(32HS)23,9%

(28HS)20,9%

Từ 5 – 6,4 đ

Từ 6,5–7,9 đ

Từ 8 – 10 đ

(27HS)20,1% (29HS)21,6% (18HS)13,4%

Kết quả điểm kiểm tra môn toán và ngư văn học kỳ I năm học 2014 – 2015
cụ thể như sau:
TSHS


Từ 0 – 3,4 đ

Từ 3,5 – 4,9 đ

134

(23HS)17,2%

(16HS)11,9%

Từ 5 – 6,4 đ

Từ 6,5–7,9 đ

Từ 8 – 10 đ

(37HS)27,6% (38HS)28,4% (20HS)14,9%

5.2. Lợi ích và hiệu quả mang lại.
- Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, đặt biệt là học sinh đầu cấp.
- Nâng cao hiệu quả học tập, ý thức trách nhiệm và tinh thần tự học sáng tạo
của học sinh.
- Xây dựng mối quan hệ nhà trường – gia đình ngày càng bền vưng.
- Nâng cao được sự tín nhiệm của người giáo viên đối các cấp quản lý, gia
đình và xã hội.
- Xây dựng được môi trường học tập, giảng dạy tích cực – lành mạnh, cũng
như mối quan hệ thầy – trò thân ái.
Rút kinh nghiệm: Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối
với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách
phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khích lệ kịp thời.

Giao cho các em đó một nhiệm vụ cụ thể trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm
để từng bước điều chỉnh hành vi.
Trên đây là nhưng sáng kiến, cải tiến giải pháp mới của bản thân tôi trong
năm học 2014 – 2015.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị

Thạnh Lợi, ngày 24 tháng 3 năm 2015
Người báo cáo

Nguyễn Tấn Tài
5



×