Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong việc nâng cao chất lượng dạy tiếng Anh ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 32 trang )

Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
MỤC LỤC
MỤC LỤC………… ………………………………………………………
LỜI CẢM ƠN ………… ………………………………………………………
PHẦN MỞ ĐẦU ………… ………………………………………………………
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………… ……………………
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ………………………………….……….…
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài …………………………………………… …
Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………
Thời gian nghiên cứu …………………………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ……………………………………
Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát ……………………………
Phương pháp thực nghiệm ……………………………………………
PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………………… ….
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn ……………………………………………………. .
2. Thực trạng vấn đề …………………………………………………………….
3. Một số điểm nổi bật của sử dụng trò chơi ngôn ngữ …………………
4.
Kinh nghiệm thiết kế các Games thông dụng để dạy Tiếng Anh hiệu quả …
HANG – MAN …………………………………
SHARK ATTACKED …………………………………………………
PELMANISM ……………………………………………………………
CROSSWORD …………………………………………………
NOUGHTS AND CROSSES …………………………………………………
LUCKY NUMBERS/ STARS/ FLOWER……………………………………
CAR - RACING…………………………………………
WORD - PRATICING…………………………
MAKING SENTENCE ……………………………………… …………
CHINESE WHISPER …………………………


1
3
4
4
5
6
6
6
6
6
6
6
7
7
7
9
10
10
12
12
13
16
17
18
19
19
21
1
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học

SIMON SAYS…………………………
KIM’S GAME…………………………
INTERVIEW…………………………
BINGO…………………………
THE ANIMAL TRAIN ………………………… 25
5. Kết quả đạt được ……………………………………… …………… …… 26
6. Bài học kinh nghiệm …………………………………………………….……27
PHẦN KẾT LUẬN …………………………….……… …30
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………… 32
21
22
22
24
2
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
LỜI CẢM ƠN
Sáng kiến kinh nghiệm “ Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học” được thực hiện
ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ và
động viên rất nhiều từ Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Nay
những khó khăn đã qua, sáng kiến đã được hoàn thành. Với lòng biết ơn sâu
sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn:
Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Thịnh Liệt đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi tìm hiểu về các văn bản, chỉ đạo của Bộ, Ngành giáo dục,
giúp tôi có những cơ sở chắc chắn và chính xác để thực hiện sáng kiến này.
Chân thành cảm ơn đồng chí giáo viên trong tổ Tiếng Anh đã dành
không ít thời gian để dự giờ, góp ý và chia sẻ với tôi những kinh nghiệm quí
báu trong quá trình thực hiện sáng kiến này.
Xin chân thành cảm ơn!

Thịnh Liệt, ngày 16 tháng 4 năm 2014
Người thực hiện
3
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Ngày nay, Tiếng Anh đã thực sự trở thành một ngôn ngữ quốc tế với
hàng trăm triệu người sử dụng Tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, và cũng có số
lượng người như vậy sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Anh
cũng là ngôn ngữ chính của 44 đất nước và là phương tiện thông tin quan
trọng của nhiều quốc gia trên thế giới.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu mở rộng quan hệ quốc tế ngày
càng mạnh mẽ, và học ngoại ngữ là một yếu tố tất yếu. Không nằm ngoài xu
thế đó, giáo dục Việt Nam đã đưa Tiếng Anh vào các trường phổ thông như
một bộ môn chính được khuyến khích từ bậc Tiểu học cho đến bắt buộc ở bậc
Phổ thông và đại học trong tất cả các khoa, ngành học. Do đó, việc tạo ra một
môi trường học tập sinh động, thú vị đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
giảng dạy và học tập. Môi trường học tập này không chỉ là phương tiện mà còn
là mục đích của quá trình dạy học nói chung. Bởi, không phải người học nào
cũng yêu thích và có khả năng học và tự học tốt Tiếng Anh ngay từ đầu.
Vậy làm thế nào để một giáo viên Tiếng Anh có thể mang lại cho học
trò của mình những bài học thật thú vị, luôn mới mẻ, kích thích được hứng
thú và sự ham học của học sinh …? Mỗi bài học không chỉ khắc sâu kiến
thức mà còn giúp học sinh luôn ấn tượng và nhớ mãi về màu sắc, hình ảnh,
âm thanh sinh động của nó, từ đó học sinh sẽ dễ dàng nhớ bài học khi được
khơi gợi Có nhiều cách để thể hiện hình thức này, tuy nhiên, với kinh
nghiệm giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học trong thời gian qua, theo tôi cách để
lại ấn tượng nhiều nhất chính là việc thiết kế các trò chơi (games) lồng ghép
vào từng đơn vị bài học, điều thiết yếu mà từ lâu đã được các giáo viên ứng

dụng một cách thuần thục trong việc dạy Tiếng Anh ở các nhà trường. Đặc
biệt là đối với trẻ em ở bậc Tiểu học, các em còn nhỏ, ý thức về việc học tập
chưa được cao, được tham gia vào các trò chơi sẽ làm các em hứng thú nhiều
4
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
hơn với việc chỉ giảng dạy lý thuyết sẽ làm học sinh nhanh chóng bị nhàm
chán và không còn hứng thú muốn tìm hiểu về ngôn ngữ mới – tiếng Anh.
Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi ngôn ngữ
là phí phạm thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được
những tiến bộ rất nhiều thông qua việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ. Học
sinh sẽ học ngoại ngữ rất tốt thông qua các trò chơi ngôn ngữ. Các trò chơi
ngôn ngữ giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt
căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến
thức một cách sâu sắc và tự nhiên hơn.
Từ những nhận định trên, tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng trò
chơi ngôn ngữ trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học”
với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm bản thân có được khi soạn
giáo án, đặc biệt là những khó khăn khi thiết kế các trò chơi phù hợp cả về
nội dung và hình thức để dạy Tiếng Anh hiệu quả mà tôi đã tự học và tích
lũy trong những năm qua đến tất cả các bạn đồng nghiệp, những người đang
bắt đầu nghiên cứu hoặc chưa thành thạo như tôi ở các năm trước, nhằm
phần nào có thể giúp quí đồng nghiệp giảm bớt thời gian tự học và nghiên
cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Như đã nói ở trên, nhiệm vụ của đề tài này là nghiên cứu và hoàn thiện
một số kinh nghiệm trong việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ, nhằm chia sẻ với
đồng nghiệp một trong số những phương pháp hiệu quả nhất nhằm thu hút
được sự chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức cũng như nâng cao vốn từ
vựng, tư duy ngôn ngữ của học sinh, từ đó từng bước nâng cao chất lượng

dạy và học Tiếng Anh nói chung ở Tiểu học.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Cá trò chơi ngôn ngữ đơn giản, hiệu quả trong việc nâng cao khả năng
tư duy từ vựng, ngôn ngữ và dễ áp dụng trong từng đơn vị bài học Tiếng
Anh ở Tiểu học Thịnh Liệt.
3.2. Thời gian nghiên cứu
- Năm học 2011-2012
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tham khảo và nghiên cứu 1 số tài liệu về :
• Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học.
• Làm sao thu hút và duy trì được sự hứng thú ở học sinh Tiểu học.
• Vai trò của trò chơi ngôn ngữ trong việc dạy Tiếng Anh.
4.2. Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát
• Phỏng vấn giáo viên dạy Tiếng Anh ở trường về cách thiết kế các trò
chơi cũng như cách lồng ghéo đưa các trò chơi đó vào trong bài học
thế nào để có hiệu quả cao nhất.
• Điều tra, khảo sát học sinh giữa các lớp đưa trò chơi ngôn ngữ vào sử
dụng trong bài dạy và những lớp không đưa trò chơi ngôn ngữ vào bài
dạy để so sánh, kiểm tra vốn từ vựng,khả năng nhớ từ và 4 kĩ năng
chính ( nghe, nói, đọc, viết) của học sinh có sự khác nhau nào không.
4.3. Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp này thực hiện với mục đích kiểm tra khả năng ngôn
ngữ của học sinh có tiến bộ tích cực hay không. Sau khi nghiên cứu lý thuyết
và thực tế cho thấy rằng việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ lồng ghép vào bài
dạy trong cả việc đưa ra kiến thức mới, giới thiệu bài hay ôn tập và kiểm tra

đều có kết quả tốt. Đặc biệt gây được hứng thú cho học sinh trong suốt buổi
học.
6
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Học một ngôn ngữ mới là việc không hề dễ dàng đối với tất cả mọi
người nói chung và với các em học sinh nói riêng, đặc biệt là học sinh Tiểu
học. Việc học tiếng Anh với các em có thể coi là việc đặt nền móng cho việc
học của các em trong tương lai. Nếu có thể tạo cho các em có một nền móng
tốt, một vốn từ phong phú, khả năng ngôn ngữ tốt, nhanh nhẹn cũng như sự
yêu thích hứng thú đối với môn học ngay từ khi còn nhỏ sẽ là sự thúc đẩy
đáng kể đối với ngôn ngữ thứ hai này của các em.
Ngay như trong trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, ngôi trường mà tôi
đã từng theo học, cũng có mở những lớp cấp chứng chỉ giảng dạy Tiếng Anh
Tiểu học cho sinh viên. Các thầy cô giáo giảng dạy trong khoa Ngoại ngữ
được tham gia đào tạo những lớp tập huấn của Bộ kết hợp với chuyên gia
nước ngoài về việc lồng ghép sử dụng một cách tối đa và triệt để trò chơi
ngôn ngữ tư duy cho học sinh Tiểu học để kích thích trí thông minh, sự
nhanh nhẹn của các em đồng thời thu hút sự hứng thú, yêu thích của các em
với môn học, tránh tình trạng tạo áp lực, gây sự nhàm chán ở học sinh.
Do vậy, để có thể thành công nhất, bản thân mỗi giáo viên chúng ta
ngoài việc phải cố gắng hết sức tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, không nên ngần
ngại hay rụt rè trao đổi với đồng nghiệp khác để làm sao có thể sử dụng
những trò chơi ngôn ngữ đơn giản, phong phú và hiệu quả vào trong từng
đơn vị bài học đem lại hiệu quả cao, từ đó phần nào đáp ứng được nhu cầu
hiện nay.
2. Thực trạng vấn đề.
Đại đa số giáo viên đều hiểu rõ tầm quan trọng và ích lợi của việc lồng

ghép các trò chơi khi dạy Tiếng Anh, bộ môn cần nhiều tranh ảnh, âm thanh
và những đoạn video clip minh hoạ đời sống thực của ngôn ngữ được sử
7
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
dụng đặc biệt là đối với học sinh Tiểu học. Nhưng đến nay, cũng còn nhiều
giáo viên ngại sử dụng các trò chơi ngôn ngữ này vì nghĩ rằng sẽ mất rất
nhiều thời gian để chuẩn bị cho một bài giảng, thiết kế nội dung cũng như
hình thức trò chơi sao cho phù hợp với mỗi nội dung bài học riêng. Việc
thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng cách lồng ghép trò chơi,
hoạt động theo nhóm đa dạng trong các giờ học là điều mà các giáo viên
thường hay tránh và không muốn nghĩ đến vì vừa tốn thời gian chuẩn bị lại
lo việc trật tự, nề nếp của học sinh trong lớp. Một số giáo viên khác cũng lo
ngại rằng học sinh chơi nhiều quá thì không ghi chép được gì, vì thế không học
được nhiều. Điều này cũng phần nào hạn chế phần nào việc sử dụng và lồng
ghép các trò chơi ngôn ngữ vào trong các bài giảng.
Mặc khác, muốn để tiết dạy thực sự hiệu quả, sôi nổi thì giáo viên phải vất
vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống đó là giáo viên giảng lý thuyết –
học sinh nghe và ghi chép. Ngoài kiến thức căn bản về môn học, các dạng trò
chơi ngôn ngữ, phương pháp giảng day thì giáo viên còn cần phải có niềm đam
mê thật sự vì công việc này đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để
săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa trang bị cho
mình hoặc chưa biết cách truy cập Internet, đây cũng chính là lỗ hỗng lớn nếu
không kịp thời khắc phục thì rất khó cho giáo viên trong việc tìm kiếm và chia
sẻ tư liệu để soạn giảng giáo án đạt chất lượng truyền đạt thật sự cho học sinh.
Hơn nữa, qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp, hầu hết đều nói rằng
mọi người thường gặp khó khăn nhất trong thiết kế trò chơi có tính tương
tác. Nghĩa là, ngoài việc giáo viên tổ chức cho các em chơi nhưng sự lựa
chọn phải tuỳ thuộc vào các em thì giáo viên chưa làm được. Do đó những
trò mà giáo viên cho các em chơi dưới sự “ấn định” của giáo viên và thực

hành theo thứ tự đôi khi cứ lặp đi lặp lại dần ra chán nản mà thay đổi thì
chưa làm được và không biết hỏi ai. Tránh né hoặc bỏ qua việc thực hiện
lồng ghép trò chơi vào tiết dạy một cách thường xuyên để quay về với
8
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
phương pháp truyền thống cho nhanh là điều dễ hiểu bởi cách lựa chọn của
một số giáo viên.
Tuy nhiên, khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho kết quả rằng các em
rất thích học Tiếng Anh có lồng ghép vào các trò chơi trong các tiết học hơn
là việc ngồi nghe giảng lý thuyết rồi làm bài tập trong sách đơn điệu, đặc biệt
là việc được thi đua học tốt với các bạn trong lớp thông qua các cuộc thi, các
trò chơi. Thực tế quan sát cho thấy, các em thường không ý thức được rằng
là mình đang học. Điều này là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm được việc:
Chơi mà học, học mà chơi, giáo viên đã góp phần xây dựng mái trường thân
thiện cho các em. Song, các em cũng nói rằng thời gian các em được chơi
thường không nhiều và cũng không thường xuyên.
Bên cạnh đó các em còn cho rằng, Tiếng Anh là môn học khó, khô khan
và hầu như chưa có nhiều cơ hội để thực hành ngôn ngữ ngoài đời. Việc học
ngoại ngữ của các em chỉ vì cố lấy điểm cao là chủ yếu chứ không phải vì cố
học để có thể sử dụng làm phương tiện giao tiếp sau này. Nếu giáo viên
không cung cấp những bài học với những trò chơi ngôn ngữ sinh động và bổ
ích để các em có thể bổ sung vốn từ vựng, phát triển tư duy ngôn ngữ nhanh
nhẹn, nhạy bén, liên hệ với thực tế và so sánh với Tiếng Việt thì các em cũng
chẳng biết học ở đâu.
Trước thực trạng đó, thiết nghĩ, mỗi giáo viên Tiếng Anh chúng ta cần
cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhất
là trong công tác soạn giảng với phương pháp mới để góp phần nâng cao
chất lượng dạy Tiếng Anh nói chung.
3. Một số điểm nổi bật của việc sử dụng trò chơi ngôn ngữ.

Thứ nhất, mục đích ở đây là tạo ra các hoạt động gây hứng thú làm cho
cả việc dạy của giáo viên cũng như việc học của học sinh sẽ sôi nổi và hấp
dẫn hơn, trong khi khai thác khả năng tiếp thu, đồng hóa những thông tin
9
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
mới của trẻ em, phát triển cũng như củng cố vốn từ vựng còn ít ỏi, mỏng
manh.
Thứ hai, một số hoạt động còn kết hợp các yếu tố ganh đua, của một
cuộc thi. Điều này sẽ là sự thúc đẩy rất tốt cho trẻ em (young learners) đồng
thời cũng sẽ khiến cho các em sử dụng các cấu trúc ngữ pháp nhiều hơn,
nhiệt tình hơn, tăng khả năng ghi nhớ và sử dụng ngôn ngữ của các em chính
xác hơn.
Thứ ba, các trò chơi sẽ giúp các em phát triển hơn bốn kĩ năng cơ bản:
Nghe, Nói, Đọc và Viết và quan trọng không kém đó là khả năng giao tiếp
của các em.
Thứ tư, kinh nghiệm mà tôi chia sẻ cũng là điều mà chắc rằng những
giáo viên còn bỡ ngỡ và chưa thành thạo việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ
này có thể tham khảo và sử dụng được, phần nào mang lại sự hào hứng cho
học sinh cũng như thu hút tất cả các em học Tiếng Anh đạt kết quả cao hơn,
nhất là các học sinh yếu kém và nhút nhát.
4. Kinh nghiệm thiết kế các Games thông dụng để dạy Tiếng Anh hiệu
quả.
Trong những năm qua, tôi đã thực hiện thành công một số trò chơi
thông dụng khi dạy Tiếng Anh tại trường Tiểu học, cụ thể đối với 2 khối lớp
3 và 4 mà tôi phụ trách giảng dạy. Các bài học của tôi đã mang lại cho các
em sự phấn khởi, niềm đam mê yêu thích môn Tiếng Anh, dù cho các em là
học sinh khá giỏi hay học sinh yếu kém. Sau đây là một số ví dụ games
thông dụng mà tôi đã thực hiện thành công và hiệu quả.
4.1. HANGMAN

- Mục đích: Thường dùng để WARM UP (kiểm tra từ vựng đã học)
Đây là một trong những trò chơi dùng để Warm up mà học sinh rất yêu
thích. Trò chơi cũng giúp cho các em có được sự hưng phấn và tâm lý sẵn sàng
10
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
khi tiếp nhận một bài học mới. Và đặc biệt khi thiết kế trong PPT tôi đã giúp
học sinh có thêm sự tò mò, hồi hộp cùng với những âm thanh vui tai và hình
ảnh lạ mắt. Với những trò chơi warm up như thế này thì dù có tiết 1 buổi chiều
hay tiết 4 buổi sáng học sinh cũng quên ngay cái cảm giác mệt mỏi hay đói
bụng mà chỉ chú tâm vào bài học. Từ đó giúp các em ngày một yêu thích môn
Tiếng Anh hơn.
- Cách thực hiện :
Trò chơi được tiến hành cho cả lớp. Mỗi thành viên sẽ được đoán một
chữ cái duy nhất, và chữ cái đã đoán sẽ biến mất. Nếu đoán đúng sẽ xuất
hiện trên ô chữ, chữ cái không đoán đúng sẽ mất đi và khuôn mặt thất vọng
xuất hiện. Học sinh bị ghi một nét trong cái giá treo cổ. Sau 7 lần không
đoán đúng thì chiếc giá treo cổ hoàn tất và học sinh sẽ bị thua. Ví dụ, tôi đã
thiết kế trò chơi này như sau :
11
Trước khi chơi
Sau k hi chơi
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
4.2. SHARK ATTACKED
- Mục đích : Dùng để Warm up (như trò Hangman)
Nếu trong Hangman khi hs chọn một chữ cái sai thì sẽ xuất hiện một nét
hình nhân. Còn ở đây hs đưa ra một chữ cái sai thì cậu bé sẽ bị rơi xuống một
bậc thềm và tương tự cho tới khi bị cá mập ăn thịt là thua. Ví dụ tôi đã thực
hiện với từ VOCABULARY như sau :

Mặc dù mục đích cũng như cách thức tiến hành trò chơi của Hangman và
Shark Attacked là giống nhau. Tuy nhiên với sự thay đổi về hình thức cũng
như tên gọi của trò chơi, tôi đã mang lại cho học trò những phút giây thư
giãn và hào hứng để bắt đầu một bài học mà không tạo nên một sự lặp lại
hay nhàm chán cho các em. Tương tự, còn có thể kể đến trò chơi có tên gọi:
“Hungry Crocodie” Và có thể nói, mỗi bài học với sự bắt đầu thành công thì
xuyên suốt bài học cũng rất trôi chảy và thành công. Chính vì thế mà việc
sáng tạo ra cái mới là điều luôn luôn cần thiết của mỗi giáo viên.
4.3. PELMANISM
- Mục đích: Dùng để Warm up (Ôn từ đã học, rèn luyện trí nhớ của hs)
Đây là trò chơi kiểm tra từ vựng của học sinh. Với trò chơi này học sinh
sẽ lật 2 ô tùy ý. Nếu phù hợp với nhau, có thể là cặp tranh và từ, chủ ngữ và
tobe, từ và nghĩa … thì coi như 2 ô đó được lật. Nếu không phù hợp thì 2 ô
12
Bắt đầu trò chơi
Đang tiến hành trò chơi
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
đó đóng lại cho lần lựa chọn sau. Ví dụ khi dạy Let’s learn English 2 - Unit 9
tôi đã cho các em tìm các cặp từ và tranh tương ứng như sau :

4.4. CROSSWORD
- Mục đích : Dùng để Warm up (Ôn lại các từ vựng đã học)
Đây cũng là một trong những trò chơi rất thú vị mà các em thường thấy
trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia ở phần thi Vượt chướng ngại
vật do kênh VTV3 tổ chức
Chia cả lớp làm 2 đội chơi. Lần lượt các đội sẽ chọn ô chữ. Học sinh sẽ được
chọn ô chữ bất kỳ mà không cần tuân theo thứ tự. Học sinh sẽ nghe gợi ý
của giáo viên để gọi ra đúng từ gồm bao nhiêu chữ cái được qui định sẵn
Nếu đội chọn ô chữ không trả lời được sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn,

và điểm giành cho đội trả lời đúng. Nếu chữ cái trong cột hàng dọc xuất hiện
chưa hết nhưng học sinh có thể gọi ra được từ khoá thì đội đó sẽ giành được
gấp đôi số điểm hoặc chiến thắng ( giáo viên sẽ quy định trước với học sinh
cách tính điểm trong trò chơi này).Ví dụ khi dạy Let’s learn English 2 – Unit
11 – Places tôi đã làm như sau :
13
Trong khi chơi
Trước khi chơi
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
Trước khi chơi
Học sinh lựa chọn 1 ô số
14
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
Ô chữ được mở - chữ cái từ chìa khóa xuất hiện màu đỏ
Hoặc cũng có thể sử dụng ô chữ để ôn luyện phần từ vựng về các đồ vật với
cách sử dụng tranh ở mỗi đầu hàng, học sinh sẽ phải nhìn tranh, nhớ được
tên của đồ vật để điền vào ô trống cho phù hợp, từ đó tìm ra ô chữ chìa khóa.

15
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
4.5. NOUGHTS AND CROSSES
- Mục đích : Giúp học sinh đặt câu dựa vào các từ đã cho, có thể áp dụng
khi dạy bài reading cho học sinh trả lời câu hỏi dựa theo nội dung của bài.
- Cách thực hiện:
Đây là trò chơi giống như cờ ca-rô mà bất kỳ học sinh nào cũng có thể
chơi được. Vì vậy sử dụng trò chơi này sẽ giúp các em yếu kém có cơ hội
chọn lựa các ô số. Nếu các em cố gắng mà vẫn không trả lời được thì đành

để sự trợ giúp từ đội bạn. Nhưng dù sao cũng là một cơ hội tốt cho các em
chú ý tập trung khi học Tiếng Anh.
Để tiến hành chơi trò chơi này thì giáo viên chia lớp làm 2 đội (A và B).
Đội A là chữ Nought (0) và đội B là chữ Cross (X). Học sinh chọn bất kì
một câu nào trong 9 câu và đặt câu theo gợi ý trong ô đó (có thể thay đổi
hình thức là trả lời câu hỏi). Trả lời đúng thì được đánh dấu cảu đội mình
vào ô đó, trả lời sai sẽ nhường quyền cho đội bạn. Cách chơi và luật chơi
tương tự như cờ caro.
16
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
4.6. LUCKY NUMBERS/ STARS/ FLOWERS
- Mục đích: Dùng trong phần Look and say để thực hành cấu trúc, hay trong
phần Read cho học sinh trả lời câu hỏi theo nội dung bài đọc.
Có thẻ dùng hình ở các cô là các con số, các bông hoa, ngôi sao, con vật tùy
theo tên gọi mà giáo viên đặt cho trò chơi là lucky number, lucky star,
Cách chơi rất đơn giản, giáo viên chia lớp làm 2 nhóm. Các nhóm lần lượt chọn
ô. Nếu vào câu hỏi thì học sinh phải trả lời, đúng sẽ ghi được điểm. Trong trường
hợp học sinh mở được ô may mắn, có thể không cần trả lời bất kỳ câu hỏi nào
cũng giành được điểm, hoặc là vẫn phải trả lời câu hỏi nhưng nếu trả lời đúng sẽ
được gấp đôi số điểm.
17
copyright 2006
www.brainybetty.com
2
Scoreboard
R R
B
B B
R

R
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
4.7. Car – racing
Đây là một trò chơi rất hay, giúp học sinh vừa học vừa chơi mà lại là
một phương pháp ôn luyện từ vựng hiệu quả.
Cách th ự c hi ệ n: ( Giáo viên có thể làm trên bảng hoặc chuẩn bị ở bảng phụ)
Kẻ ba đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường đua
thành những ô chữ nhật bằng nhau. (Học sinh có thể thực hiện trên giấy
nháp) để chơi được lâu tùy theo thời gian cho phép bạn có thể kẻ thêm nhiều
đường đua khác nhau.
Ví d ụ :
Racer I run tear draw eat enter equip egg eraser duck
Racer II Hot need ride wake take rise phone good reply
Ban đầu hai “tay đua” ( ví dụ số 1 ghi “run” còn số 2 ghi “ hot” ) sau
đó bốc thăm đi trước sẽ ghi từ có chữ cái đầu của mình là chữ cái cuối của
từ của đối thủ, như ví dụ trên nếu II đi trước sẽ ghi từ có chữ “N” ở đầu ( ví
dụ “need” vào ô tiếp theo của mình vì ở trên từ “run” có chữ cuối là “N”,
tương tự đến lượt I đi thì ghi từ “tear” chẳng hạn (hot – tear), đến lượt II đi
“draw” (need – draw), đến lượt I đi “ride” (tear – ride) ……. Lần lượt như
vậy trò chơi sẽ tạo thành hai chuỗi dích dắc, đan xen gồm các từ nối đầu -
đuôi (run – need – draw – wake – enter – rise….). cuộc đua sẽ kết thúc khi
một tay đua bị “nổ lốp” tức là ghi sai từ, hay hết xăng (không tìm được từ
tiếp theo nữa). Ban đầu các bạn có thể cho học sinh dùng từ bất kì, sau đó
nâng cao bằng các từ quy định chỉ dùng động từ, tính từ, hay danh từ hoặc từ
trong một bài học nào đó bất kì vừa học….hay có thể như đua F1 (giới hạn
thời gian suy nghĩ). Các tay đua điêu luyện còn biết cách “ép xe” tức là dùng
18
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học

các đuôi khó như: x, y, u… hay chỉ dùng một loại đuôi để ép đối thủ và
giành chiến thắng. Giáo viên có thể làm trọng tài, cho điểm và chia lớp thành
hai đội đua với nhau hoặc hai cá nhân ở hai bên, hoặc một nam một
nữ…….Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này khi bắt đầu hoặc kết thúc bài
dạy hoặc sau khi kết thúc mỗi chủ điểm để củng cố trong các bài ôn tập.
4.8. Word – praticing
Yêu c ầ u :
Cần ít nhất có hai người chơi (nếu cần có một cuốn từ điển). Ở trên
lớp giáo viên có thể chia lớp thành hai nhóm và chính giáo viên hoặc một
học sinh làm trọng tài.
Cách ch ơ i :
Lấy một từ Tiếng Anh bất kì (Việc này giáo viên có thể làm)
Ví d ụ: yesterday.
Dùng các con chữ tạo lên từ đó, cụ thể ở đây là: y, e, s, t, e, r, d, a, y
để tạo ra những từ khác, ai tạo được nhiều từ hơn là thắng cuộc. Trong ví dụ
trên ta có thể tạo được các từ như: yes, trade, start, year, day, tree… Khuyến
khích khả năng tổ hợp.
Với trò chơi này, học sinh có dịp “lục tung” tất cả các từ trong đầu mình,
tránh quên từ lại có thể học thêm từ mới trong số các từ mà người bạn chơi
tạo ra. Giáo viên có thể suy nghĩ và tìm những từ có các chữ cái có thể thành
lập được các từ khác mà nằm trong nội dung học sinh đã học hoặc để kiểm
tra vốn từ của học sinh
4.9. Making sentence
Có nhiều cách để chơi được trò chơi này, sau đây tôi xin đưa ra 2 cách phổ biến
mà tôi thường dùng :
1.Yêu cầu: Tối thiểu là hai người chơi, hai nhóm chơi và một giỏi
tiếng Anh làm trọng tài.
19
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học

Cách chơi: Gần giống với trò chơi thứ hai (Rèn từ), giáo viên có thể lấy một
câu bất kì, mỗi người chơi đến lượt mình dùng các từ trong câu đó để tạo
thành câu có nghĩa khác, người nào không tạo ra được câu nữa là thua.
Ví d ụ :
“The boys say they want some juice” ta có thể tạo ra các câu như: “They say
they want some juice”, “The boys want some juice”…
2.Đây là một trò chơi rất vui và chúng ta có thể áp dụng khi thư giãn
hoặc áp dụng trong các buổi dạ hội, sinh hoạt câu lạc bộ thậm chí có
thể dùng khi bắt đầu hoặc kết thúc một tiết học.
-Yêu cầu: Càng nhiều người chơi thì càng vui.
-Cách chơi: Mỗi bạn tham gia chơi cần một tờ giấy nhỏ. Đầu tiên các bạn
trả lời câu hỏi sau vào giấy của mình.
Câu hỏi: What’s the time?
Trả lời: At … (Trong dấu “…” bạn có thể điền bất kì giờ nào mà
bạn muốn VD: 2 pm, 9 o’clock, ).
Sau đó gấp phần giấy có câu trả lời lại. Người chủ trò thu lại các tờ
giấy mà các bạn đã ghi câu trả lời rồi lại phát cho các bạn khác (phát
lung tung), người nhận được giấy không được mở ra xem nội dung
bên trong và trả lời tiếp câu sau: Who? Trả lời… (dấu “… ”điền tên
một người trong số các bạn chơi) rồi lại gấp vào tiếp. Sau đó lại thu lại
cho người chủ trò. Cứ làm như vậy và trả lời tiếp các câu sau:
What is he/ she doing?
Trả lời: Is …… (Làm gì)
With whom? With…….(điền tên người)
Where? At/ in/ on………(điền địa điểm)
Cuối cùng người chủ trò sẽ thu lại tất cả các tờ giấy và đọc to tùng tờ.
Đây mới là lúc nổ ra những tràng cười “vỡ bụng”.
Ví d ụ: Chúng ta hãy nghe một tờ giấy ghi:
20
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ

trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
At 12 p.m Lan is talking with Snow White in the swimming pool.
Hoặc At 5 p.m Quan is dancing with Hoa in W.C
4.10. Nói thầm – Kịch câm. ( Chinese Whisper)
Cách chơi: Chia làm hai nhóm. Người chủ trò sẽ đưa cho một bạn ở đội I
một câu bất kì, bạn sẽ nói thầm với người tếp theo cứ thế người cuối cùng
phải diễn tả lại nội dung đầy đủ của câu nói đó bằng hành động để đội II
đoán được. Đội nào đoán được nhiều hơn thì đội đó thắng. Thật khó là bởi vì
chúng ta phải nói rất nhỏ để đội bạn không nghe thấy thế nên đến bạn cuối
cùng sẽ có những hành động kì quặc mà có khi bạn đầu tiên chưa chắc đã
đoán được và với trí tưởng tượng phong phú thì các em sẽ được nghe những
câu hoặc những hành động buồn cười và thú vị.
Trò chơi này giúp các em phát triển kĩ năng nghe, giúp các em nhận diện và
nhớ được nghĩa của từ.
4.11. Simon says <Nói theo mệnh lệnh>
Đây là trò chơi mà học sinh phải làm theo mệnh lệnh của giáo viên.
Chỉ cần một vài phút để thực hiện trò chơi này vì rất đơn giản. Trò chơi này
phát triển kĩ năng nghe (Listening skill) của học sinh và tạo sự chú ý, lôi
cuốn học sinh vào bài học mới.
Ví d ụ :
T (teacher) : (nói với cả lớp) “Simon says, stand up”
S (student) : Cả lớp đứng dậy.
T : “Simon says, clap your hands”
S : Cả lớp vỗ tay.
T : Không nói “Simon says” mà chỉ nói “Sit down”
S : Không làm theo mệnh lệnh này vì giáo viên không nói
“Simon says”
21
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học

Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã biết. Khi nói
mệnh lệnh giáo viên nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học
sinh phải chú ý và phản xạ nhanh hơn. Có thể dùng những mệnh lệnh sau:
“Close your books, close your eyes, put your hands up, look behind you, talk
to your friend, pick up your pen,….”
Giáo viên thường sử dụng trò chơi này để củng cố lại mệnh lệnh cho
học sinh, giúp các em ghi nhớ cũng như tạo được phản xạ cho các em. Ngoài
ra còn giúp học sinh nghe hiểu cũng như ghi nhớ các cụm động từ - giới từ :
listen to, put up, look at,
4.12. Kim’s game
Mục đích: Ôn lại tự vựng cho học sinh theo chủ đề bài học, theo nhóm loại
từ. Luyện sự ghi nhớ nhanh cho học sinh. Có thể dùng trong phần Warm –
up để ôn lại bài cũ.
Cách chơi: Giáo viên sẽ chuẩn bị poster hoặc bảng phụ, trong đó ghi những
từ theo cùng 1 chủ đề, thường là trong khoảng 10 – 15 từ (có thể ít hơn tùy
theo trình độ của học sinh trong lớp).
Giáo viên chia lớp làm 2,3 hoặc 4 đội tùy ý. Học sinh sẽ cùng nhìn
poster trong khoảng 1 phút và sẽ phải cố gắng ghi nhớ càng nhiều từ càng
tốt. Sau đó, học sinh sẽ có thời gian khoảng 2 – 3 phút để viết hết những từ
mà thành viên đội mình nhớ ra giấy.
Giáo viên sẽ đưa poster ra và có thể dùng cách để các nhóm đổi bài
cho nhau để kiểm tra đáp án cho đội bạn.
4.13. Interview ( Phỏng vấn)
Mục đích: Học sinh có thể luyện tập các mẫu câu đã học, thường được dùng
trong phần Look and say, Let’s talk để phát triển kĩ năng nói và giao tiếp của
học sinh.
22
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
Trò chơi này có tính ứng dụng rất cao, áp dụng được với nhiều loại

mẫu câu, nhiều bài dạy, chủ điểm khác nhau. Hơn nữa còn phát huy tối đa
việc cho học sinh được luyện tập mẫu câu đã học, cũng như giúp các em tự
tin và chủ động hơn trong việc giao tiếp với bạn mình.
Giáo viên có thể thay các từ chỉ các hoạt động (nơi chốn, món ăn, con
vật) bằng hình ảnh, như vậy sẽ giúp học sinh nhớ được cách đọc và nghĩa
của từ.
Cách chơi: Với trò này các am có thể làm theo cá nhân hoặc nhóm nhỏ.
Ví dụ: “Look what we can do”
Can
you ?
Name
________
Name
________
Name
________
Name
________
Name
________
Draw
Cook
Speak
English
Ride a
bike
Sing
Học sinh sẽ dùng mẫu câu “ Can you ?” để hỏi xem bạn mình có thể
làm được việc gì? Các bằng học sinh được hỏi sẽ trả lời “ Yes, I can” hoặc “
No, I can’t”.

Sau khi kết thúc việc phỏng vấn, giáo viên có thể gọi 1 nhóm nhanh
nhất lên. 1 học sinh trong nhóm sẽ dùng mẫu câu “ Can you ?” để hỏi các
bạn trong nhóm của mình có thể làm gì hay không? Giáo viên sẽ đối chiếu
câu trả lời với phiếu của nhóm để kiểm tra xem học sinh có hiểu đúng nội
dung câu hỏi hay không?
Nâng cao hơn, giáo viên cũng có thể chỉ gọi bạn A trong nhóm lên.
Các học sinh bên dưới lớp sẽ đặt câu hỏi : “ Can you ?” hoặc “ Can Nam/
Lan ?” ( Nam, Lan là tên các bạn khác trong nhóm A) để luyện mẫu câu “
Can he/she ?”
23
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
A sẽ dùng câu trả lời : “ Yes, he/she can” hoặc là “ No, he/she can’t. He/ She
can ”
4.14. Bingo
Trò chơi này hết sức đơn giản và thông dụng, giúp cho học sinh được
ôn lại từ vựng theo chủ điểm, nhớ được cách viết, cách đọc và ý nghĩa của
từ.
Chủ điểm rất phong phú trong các bài học sinh đã học: Food and
drink, Clothes, Animals, School, Subjects, Months,
Có thể dùng trong phần Warm – up hoặc trong tiết ôn tập bài cũ sau
mỗi chủ điểm để củng cố lại vốn từ cho học sinh.
Cách chơi: Trước khi bắt đầu trò chơi, giáo viên sẽ nhắc lại cho học sinh
những từ trong chủ điểm, đảm bảo số từ nhiều hơn 9.
Trong thời gian 1 phút cho học sinh ghi từ vào ô trống bất kỳ, sao cho điền
đủ 9 ô với 9 từ khác nhau, vị trí cá từ không quy định mà do mỗi học sinh tự
chọn.
Ví dụ: Let’s learn 2 – Unit 2 – Happybirthday
May November August
October September January

April July March
Giáo viên sẽ mời 1 học sinh bất kỳ đọc 1 từ lên. Các học sinh khác nếu có từ
đó trong bảng của mình thì gạch chéo ô đó. Cứ tiếp tục như vậy cho tới khi
có học sinh gạch đủ 3 hàng: ngang, dọc, chéo thì sẽ hô to: “ Bingo” và đó là
người chiến thắng.
4.15. The animal train.
24
Kinh nghiệm sử dụng trò chơi ngôn ngữ
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học
Mục đích: Giúp học sinh luyện tập kĩ năng viết, sắp xếp lại câu theo đúng
thứ tự. Hơn thế nữa học sinh còn phải hiểu được ý nghĩa của câu để sau
đó hoàn thành bức tranh bên dưới dựa theo nội dung được miêu tả bằng
các câu trên. Không những thế, học sinh còn có thể được luyện tập một số
mẫu câu như: “ there’s ” , “there are ” như ví dụ dưới đây.
Ví dụ: 1. a/ the/ There’s/ pond/ in/ fish.
 There’s a fish in the pond. (học sinh phải hiểu được ý nghĩa của câu
này là có 1 con cá dưới hồ để vẽ được vào bức tranh)
Ảnh chụp lại worksheet
Cách chơi trò này rất đơn giản, cùng là dạng bài tập sắp xếp lại câu
nhưng học sinh sẽ thấy hứng thú hơn vì các em vừa học vừa được tưởng
tượng, được vẽ tranh, Ngoài ra, giáo viên còn có thể tạo những đoạn
ngắn gồm những câu văn miêu tả về màu sắc đồ vật trong phòng, màu sắc
25

×