Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Kế hoạch hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.31 KB, 52 trang )

KẾ HOẠCH TUẦN I
Chủ đề nhánh: BÉ LÀ AI
Độ tuổi: 5- 6 tuổi – MG Lớn
Thời gian: Từ ngày 08/ 09/ 2014 đến ngày13/ 09/ 2014
Đón trẻ

Thể dục
buổi sáng

Hoạt động
học

Chơi và
hoạt động
ở các góc

Hoạt động
ngoài trời

-Trò chuyện
với trẻ về sở
thích, ngày
sinh của trẻ

- Hướng dẫn
trẻ đi trên dây
- Cho trẻ phát
âm a, ă, â

- Cho trẻ xem Cho trẻ hát
Trò chuyện


tranh các bạn theo nhạc bài
với trẻ về
vẽ về bản
“Tìm bạn thân” các bộ phận
thân
của cơ thể
và cách bảo
vệ
- Hô hấp: Hít vào, thở ra (4 lần 8 nhịp)
- Tay vai: Đưa tay ra trước sang hai bên (4 lần 8 nhịp)
- Bụng: Cúi người về phía trước (4 lần 8 nhịp)
- Chân: Đưa chân ra phía trước, chân trước khuỵu, chân sau thẳng (4 lần 8
nhịp)
KPXH:
- Sự lớn lên
của bé

TD:
- Đi trên dây
LQCC:
- Nhận biết
chữ a, ă, â

LQVH:
Kể chuyện:
“Giấc mơ kỳ
lạ”

TẠO
HÌNH:

- Cắt dán
hình
vuông,
hình tròn,
hình tam
giác

LQVT:
- Đếm đến 6.
Nhận biết chữ
số 6
LQCV:
- Tập viết nét
cong trái, cong
phải

- Góc PV: Gia đình, cửa hàng vật liệu xây dựng
- Góc XD: Xây nhà cho bé
- Góc NT: Tô màu bạn trai, bạn gái
- Góc KH: Chơi với các chữ cái, chữ số, đôminô
- Góc TV: Xem tranh vẽ của các bạn về đặc điểm bản thân
- Góc TN: Chăm sóc cây xanh

- HĐCMĐ:
Tập bài hát:
Chiếc đèn ông
sao

- HĐCMĐ:
Làm quen với

Truyện “Giấc
mơ kỳ lạ”

- HĐCMĐ:
Tập cho trẻ tự
măc và cởi
được áo

- TCVĐ:

- TCVĐ:

- TCVĐ:

- HĐCMĐ:
Cho trẻ thể
hiện cảm xúc
và VĐ phù hợp
với nhịp điệu
bài hát
- TCVĐ:

- HĐCMĐ:
Cho trẻ tập
hát bài
“Đường và
chân”
TCVĐ:



Tìm bạn
- Chơi tự do:
Cho trẻ chơi
với các đồ
chơi vận động
ngoài sân

Vệ sinh ăn
trưa
Ngủ trưa

Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
Cho trẻ chơi
với các đồ
chơi vận
động ngoài
sân

Kéo co
- Chơi tự do:
Cho trẻ chơi
với các đồ chơi
vận động ngoài
sân

Lộn cầu
vồng
- Chơi tự
do: Cho trẻ

chơi với các
đồ chơi vận
động ngoài
sân

- Cho trẻ vệ sinh: + Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
+ Đánh răng sau khi ăn.
- Tập trẻ ngồi ngay ngắn khi ăn, không nói chuyện trong khi ăn, không rơi vãi.
- Mỗi trẻ ngủ 1 sạp riêng, tự lấy gối đúng ký hiệu, giúp cô kê và dọn sạp ngủ
gọn gàng, cất đúng nơi quy định
- Ôn bài: Sự
lớn lên của bé
- Rèn kĩ năng
đi trên dây

- Ôn bài: Đi
trên dây
- Rèn trẻ kể
chuyện “Giấc
mơ kỳ lạ”

- Chơi tự do
với các đồ
chơi lắp ghép
bằng nhựa

- Chơi “Tự
giới thiệu về
sở thích


Hoạt động
chiều

Trả trẻ

Kéo co
- Chơi tự do:
Cho trẻ chơi
với các đồ
chơi vận động
ngoài sân

- Ôn bài: Tập
trẻ kể lại
chuyện “Giấc
mơ kỳ lạ”
- Rèn trẻ tập
cắt các hình
vuông, tròn,
tam giác
- Cho trẻ chơi
tự do với các
đồ chơi lắp
ghép nhựa

- Ôn bài:
Cho trẻ hoàn
chỉnh sản phẩm
cắt dán
- Rèn trẻ đếm

xuôi, ngược,
thêm bớt trong
phạm vi 6
- Chơi tự do
với các đồ chơi
ở các góc

- Vệ sinh trước khi về.
- Sữa lại tóc, trang phục gọn gàng
- Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ trong ngày.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Ôn nhận
biết chữ số
6 và đếm
các nhóm
đối tượng
trong phạm
vi 6
- Cho trẻ
dọn vệ sinh
các góc


Thứ

ngày

tháng


năm 2014

Hoạt động: KHÁM PHÁ XÃ HỘI
Tên đề tài: SỰ LỚN LÊN CỦA BÉ ( cs 27)
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết quá trình lớn lên của cơ thể bé theo trình tự thời gian, biết một số đặc
điểm của bản thân: Họ tên, tuổi, ngày sinh, giới tính, hình dáng và diện mạo bên
ngoài.
- Trẻ biết tự giới thiệu về mình, sắp xếp đúng quá trình lớn lên của bé, trả lời
được các câu hỏi của cô, thực hiện được các yêu cầu của cô.
- Trẻ tự hào về bản thân, tự chăm sóc cho bản thân và biết yêu quý mọi người.
II- Chuẩn bị:
- Trang trí nhiều hình của các bạn trong lớp.
- 2 bộ tranh: Sự lớn lên của bé.
- Máy catseter, băng nhạc: “Mừng sinh nhật”.
III- Tiến trình hoạt động:
1- Hoạt động mở đầu:
- Đố các con hôm nay lớp mình có gì lạ?
- Cô hướng trẻ đến xem hình các bạn.
2- Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Trò chuyện và đàm thoại
- Cho trẻ xem hình các bạn trong lớp và nêu lên ý kiến:
+ Con thích hình bạn nào nhất? Vì sao?
+ Con hãy giới thiệu về đặc điểm của bản thân cho các bạn cùng biết nào!
Cô gợi ý cho trẻ kể một số đặc điểm của bản thân: tên, tuổi, giới tính, sở
thích,hình dáng và diện mạo bên ngoài. Sau đó cho trẻ quan sát tranh quá trình
lớn lên của bé và hỏi:
- Bé được sinh ra từ ai?
- Bé lớn lên như thế nào?

- Những vận động nào gắn liền với sự lớn dần lên của bé?
- Vậy bé lớn lên nhờ tình yêu thương, chăm sóc của ai?
- Hằng ngày các con được bố mẹ chăm sóc như thế nào?
- Để thể hiện tình cảm của bé đối với công ơn của bố, mẹ các con phải làm gì?
* Hoạt động 2: Sắp xếp tranh sự lớn lên của bé.
- Cô chia trẻ thành 2 nhóm chơi thi đua sắp xếp tranh sự lớn dần lên của bé.
- Khi 2 nhóm đã hoàn thành cô cho lần lượt từng nhóm kể theo nội dung tranh
nhóm mình vừa xếp. Nhóm nào xếp đúng kể rõ ràng thì nhó ấy sẽ chiến thắng.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Bé nào thông minh hơn?”
- Cô cho 5 trẻ lên chọn đồ dùng, đồ chơi quanh lớp mình thích tự giới thiệu cho
cả lớp cùng biết. Sau đó đem trả về lại chổ cũ, gọi 5 trẻ khác lên lấy các đồ dùng
hoặc đồ chơi mà 5 trẻ trước đã giới thiệu đem đến tặng cho từng bạn theo đúng
sở thích của bạn. Nếu bạn nào chọn và tặng đúng là bạn ấy thắng. Cho trẻ chơi
nhiều lần.
- Khi trẻ chơi cô chú ý quan sát và nhận xét, khen ngợi trẻ kịp thời để động viên
trẻ tích cực tham gia hoạt động.


3- Hoạt động kết thúc:
- Cô cùng trẻ hát bài “Gặp nhau là quen”.
* Nhận xét cuối ngày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………



KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ
ngày
tháng

năm 2014

Hoạt động: THỂ DỤC
Tên đề tài: ĐI TRÊN DÂY( cs 11)
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết kỹ thuật đi trên dây, biết giữ thăng bằng khi đi trên dây, mắt nhìn
thẳng, đi thẳng.
- Trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng đi trên dây. Biết chơi đúng luật trò chơi vận
động “Chuyền bóng”. Tập đúng các động tác bài tập phát triển chung.
- Trẻ tập trung chú ý, phối hợp với bạn để thực hiện đúng bài tập, biết giữ kỹ
luật trật tự trong luyện tập
II- Chuẩn bị:
- Sân sạch, thoáng mát, bằng phẳng.
- 2 sợi dây dài 4m. Bóng nhỏ, 2 rổ đựng bóng
- Máy casseter, băng nhạc
III- Tiến trình hoạt động:
1-Hoạt động mở đầu:
* Khởi động: Cô cùng trẻ đi các kiểu chân( đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân,
chạy tốc độ chậm chuyển dần nhanh) theo nhạc
2- Hoạt động trọng tâm:
* Trọng động
- Bài tập phát triển chung:
+ ĐT Tay vai: Đưa tay ra trước, sang ngang (4 lần 8 nhịp)

+ ĐT Bụng: Cúi người về phía trước 2 tay chạm mũi bàn chân (2 lần 8 nhịp)
+ ĐT Chân: Đưa chân ra trước, chân trước khụy gối chân sau thẳng (4 lần 8
nhịp)
+ ĐT Bật: Bật về phía trước, bật lùi ra sau (2 lần 8 nhịp)
- Vận động cơ bản: ĐI TRÊN DÂY
- Cô cho trẻ chơi tự do với các vận động bằng chân theo ý thích, trẻ chơi cô
quan sát và hỏi trẻ đang làm gì?
- Sau đó cô hướng trẻ về và gọi 2 trẻ lên làm mẫu
- Trẻ làm mẫu lần 1 chính xác
- Trẻ làm mẫu lần 2 cô kết hợp phân tích kỹ thuật vận động
+TTCB: Đứng thẳng trước dây, mắt nhìn thẳng
+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của cô, đi trên dây thẳng về phía trước, mắt nhìn
thẳng, hai tay giữ thăng bằng. Đi đến hết dây rồi đi về chổ
- Trẻ làm mẫu lần 3 chính xác.
* Trẻ luyện tập.
- Cô cho trẻ lần lượt luyện tập đi trên dây, khi trẻ luyện tập cô chú ý quan sát để
kịp thời sữa sai cho trẻ. Đối với các cháu yếu cô cho trẻ luyện tập nhiều lần. Khi
trẻ đã thành thạo, cô chia trẻ thành 2 đội thi đua thực hiện đi trên dây kết hợp
chọn đồ chơi mình thích đem về. Đội nào thực hiện đúng kỹ thuật và nhanh
đồng thời lấy được nhiều đồ chơi là đội ấy thắng
* Trò chơi “Chuyền bóng”.


- Mỗi trẻ cầm 1 quả bóng nhỏ chuyền theo các hướng trên dưới, phải trái theo
tiếng trống của cô.
- Cô cho trẻ chơi nhiều lần
3- Hoạt động kết thúc:
* Hồi tỉnh:
- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng hít thở đều, sau đó ngồi xuống sàn xoa bóp tay
chân tự do

* Nhận xét cuối ngày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ
ngày
tháng

năm 2014


Hoạt động: LÀM QUEN CHỮ CÁI
Tên đề tài: LÀM QUEN CHỮ A,Ă, Â ( cs 91)
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết hình dáng, cấu tạo chữ a, ă, â. Phân biệt sự giống nhau và khác
nhau giữa các chữ a, ă, â.
- Trẻ phân biệt và phát âm đúng các chữ a, ă, â.
- Phối hợp cùng bạn thực hiện các yêu cầu của cô
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ: Bạn gái, đôi mắt, đôi chân và các từ “Bạn gái”, “Đôi mắt”, “Đôi
chân”
- Các thẻ chữ rời a, ă, â đủ cho cô và trẻ

- Bảng con, đất nặn đủ cho cả lớp
III- Tiến trình hoạt động:
1-Hoạt động mở đầu:
- Cô và trẻ cùng hát bài “Em học chữ”
2- Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Nhận biết, so sánh chữ a, ă, â.
- Cô cho trẻ xem tranh “Bạn gái” và hỏi trẻ: Tranh vẽ gì?
- Đây là từ “Bạn gái”cho trẻ đọc 3 lần
- Trong từ “Bạn gái” có mấy tiếng? Đó là những tiếng gì?
- Trong từ “Bạn gái” có mấy chữ cái? Có chữ cái nào giống nhau?
- Cho trẻ phát âm chữ “a” theo cả lớp, nhóm, cá nhân
- Cho trẻ xem tranh đôi mắt, đôi chân để tìm ra chữ cái gần giống chữ a trong từ
“Đôi mắt”, “Đôi chân”. Cho trẻ tập phát âm chữ ă, â nhiều lần.
* So sánh sự giống nhau và khác nhau của chữ a- ă, a- â, ă- â
- Giống nhau: Đều có nét cong kín và nét thẳng
- Khác nhau: Chữ a không có dấu, chữ ă có miệng cười ở trên đầu, chữ â có
miệng khóc ở trên đầu, khác nhau về cách phát âm
* Hoạt động 2: Luyện tập.
- Cô cho trẻ chọn và phát âm các chữ cái a, ă, â quanh lớp theo yêu cầu của cô
- Cho trẻ luyện tập cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân
* Hoạt động 3: Trò chơi “Chữ gì biến mất?”
- Cô cho trẻ chơi cả lớp, nhóm, cá nhân nhiều lần
+ Trò chơi: “Nặn chữ a, ă, â”
- Cô chia trẻ thành 3 nhóm thi đua nhau nặn thành chữ a, ă, â. Nhóm nào nặn
đúng, nhanh và đẹp nhất thì nhóm đó thắng
3- Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ nghỉ, giúp cô thu dọn đồ dùng và về góc chơi.

* Nhận xét cuối ngày:



……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ
ngày
tháng
năm 2014


Hoạt động: KỂ CHUYỆN
Tên đề tài: “GIẤC MƠ KỲ LẠ” (cs 71)
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, trả lời tròn câu, rõ ràng, mạch lạc.
- Biết ăn uống đầy đủ, luyện tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh
II- Chuẩn bị:
- Mô hình người.
- Một số tranh các vận động của chủ đề bản thân.
- 1 bảng lật.
- Băng nhạc, máy caseter, máy vi tính.
III- Tiến trình hoạt động:
1- Hoạt động mở đầu:

- Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng”
- Khi ngủ các con có hay nằm mơ không?
- Các con thường mơ thấy gì?
- Có một bạn nhỏ có một giấc mơ kì lạ! Các con có muốn biết giấc mơ của bạn
ấy là gì không? Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện ấy nhé! Câu chuyện đó
có tên là “Giấc mơ kỳ lạ”
2- Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Trẻ hiểu và nhớ nội dung của câu chuyện “Giấc mơ kỳ lạ”
- Cô kể lần 1 diễn cảm
- Cô kể lần 2 kết hợp trích dẫn minh họa để làm rõ nội dung chuyện.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện tên là gì?
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Bé Mi là một em bé như thế nào?
- Vì sao bé Mi suốt ngày nằm ngủ? Bé Mi đã mơ giấc mơ về cái gì?
+ Cô kể đoạn 1: “Từ đầu…trò chuyện được với nhau”.
- Các bộ phận đã nói gì với nhau? Vì sao các bộ phận đều cảm thấy mệt mỏi và
không muốn làm việc gì cả?
- Cuối cùng các bộ phận của cơ thể đã làm gì?
+ Cô kể đoạn 2: “Cô thấy anh Tay….chúng ta mới khỏe khoắn được”.
- Khi tỉnh dậy bé Mi đã làm gì? Và kết quả thế nào?
+ Cô kể đoạn còn lại.
- Theo con ăn uống đầy đủ chất, luyện tập thể dục có ích gì?
* Hoạt động 2: Dạy trẻ kể, trẻ tập kể.
- Cho trẻ tập kể cả lớp theo cô, nhóm, cá nhân tập kể chuyện. Khi trẻ tập kể cô
chú ý lắng nghe để kịp thời sữa sai từ và cách diễn đạt của trẻ.

* Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh nhất”
- Yêu cầu: Trẻ gắn đúng những việc làm có lợi và không có lợi cho sức khỏe
theo yêu cầu của cô.



- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, thi đua nhau chạy lên chọn tranh và gắn theo
yêu cầu: Những hành động nên làm có lợi cho sức khỏe và những hành động
không nên làm vì có hại cho sức khỏe. Đội nào gắn được nhiều tranh đúng và
nói được ý nghĩa của các bức tranh ấy là chiến thắng.
3- Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ nghỉ giúp cô thu dọn đồ dùng học tập.
* Nhận xét cuối ngày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ

ngày

tháng

năm 2014


Hoạt động: TẠO HÌNH
Tên đề tài: CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC (cs 7)

I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cắt và dán các hình vuông, tròn, tam giác theo mẫu.
- Trẻ cắt, dán thành thạo các hình vuông, tròn, tam giác đúng.
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. Biết bỏ giấy loại vào thùng
không vứt lung tung ra sàn.
II- Chuẩn bị:
- Mẫu của cô, giấy A4, giấy màu, hồ dán, khăn lau tay.
- Máy caseter, băng nhạc.
- Bàn ghế đúng quy cách kê sẵn phù hợp với diện tích lớp và số lượng trẻ.
- 1 bảng lật.
III- Tiến trình hoạt động:
1- Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ xem tranh mẫu và hỏi trẻ: Trong tranh của cô có những hình gì?
- Cô cắt và dán những hình đó như thế nào?
- Hôm nay cô sẽ cho các con cắt dán hình vuông, hình tròn, hình tam giác như
mẫu nhé!
2- Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn cắt và dán hình chữ nhật, hình tam giác.
- Hướng dẫn: Cô vừa cắt vừa hướng dẫn cho trẻ cách cắt 3 hình vuông màu đỏ,
4 hình tròn màu xanh, 2 hình tam giác màu xanh lá cây .Sau đó bôi hồ vào mặt
trái của hình và dán vào giấy.
- Nhắc trẻ chú ý khoảng cách giữa các hình khi dán sao cho đều nhau.
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện cắt, dán.
- Khi trẻ cắt cô chú ý quan sát để nhắc trẻ cẩn thận sủ dụng kéo xong bỏ ngay
vào rổ đồ dùng.
- Nhắc trẻ bỏ giấy vụn vào thùng rác gọn gàng không vứt lung tung ra sàn nhà
- Cô khuyến khích các trẻ yếu cố gắng hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy
định.- Trẻ thực hiện xong cô cho trẻ lần lượt đem trưng bày vào góc nghệ thuật.
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.

- Cho trẻ quan sát sản phẩm của mình, của bạn và cùng nhận xét:
+ Theo con sản phẩm nào đẹp nhất? Vì sao?
- Để sản phẩm đẹp, bền các con phải làm gì?
3- Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ hát bài “Tìm bạn thân”.

* Nhận xét cuối ngày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ
ngày
tháng

năm 2014


Hoạt động: LÀM QUEN CHỮ VIẾT.
Đề tài: VIẾT CÁC NÉT MÓC.( cs 90)

I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tô, viết các nét móc dưới, móc trên, móc 2 đầu theo mẫu. Biết tô từ tái
sang phải, từ trên xuống dưới, biết cách cầm bút, đặt vở, ngồi đúng tư thế.
- Rèn trẻ tô trùng khít với nét chấm mờ và viết thành thạo theo mẫu. Ngồi đúng
tư thế khi tô viết chữ.
- Biết giữ vở cẩn thận, không làm long bìa, quăn góc.
II- Chuẩn bị:
- Vở “Bé LQCV”, bút chì, mẫu của cô trên bảng.
- Bàn ghế đúng quy cách kê sẵn đủ cho trẻ.
- Máy caseter và băng nhạc.
III- Tiến trình hoạt động:
1-Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ hát bài “Xòe bàn tay, nắm ngón tay”
- Hôm nay cô sẽ cho các con viết các nét móc.
- Cho trẻ đọc tên các loại nét móc (nét móc dưới, nét móc trên, nét móc 2 đầu)
2- Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn mẫu.
+ Nét móc dưới:
- Cô vừa viết mẫu vừa phân tích cách viết cho trẻ nắm. Khi viết nét móc dưới
đặt bút ở dòng kẻ trên, kéo xuống ở dòng kẻ dưới và hất lên bên phải.
+ Nét móc trên:
- Đặt bút ở dòng kẻ thứ 2 viết cong sang bên phải rồi kéo thẳng xuống dòng kẻ
dưới.
+ Nét móc 2 đầu:
- Nét móc 2 đầu là sự kết hợp của 2 nét móc trên và dưới.
- Cho 2 trẻ lên viết mẫu cho cả lớp xem và nhận xét.
* Hoạt động 2: Trẻ luyện tập.
- Cho trẻ thực hiện viết vào vở.
- Cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng và đặt vở chếch lên ở góc phải
cách cạnh bàn.

- Khi viết nhớ cẩn thận không làm long bìa, quăn góc.
- Khuyến khích trẻ hoàn thành bài tập đúng thời gian quy định.
* Hoạt động 3: Nhận xét.
- Cô chọn một số vở viết đúng, sạch sẽ, đẹp tuyên dương trước lớp cho các trẻ
khác học tập.
- Động viên các trẻ yếu cần cố gắng hơn.
3- Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ nghỉ giúp cô thu dọn bàn ghế và đồ dùng học tập gọn gàng.
* Nhận xét cuối ngày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ
ngày
tháng

năm 2014



Hoạt động: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: ĐẾM ĐẾN 6. NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 6.
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết đếm đến số lượng 6, nhận biết được nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết
chữ số 6.
- Rèn kỹ năng đếm xuôi, ngược và xếp đúng vị trí các chữ số từ 1- 6.
- Biết phối hợp cùng bạn thực hiện các bài tập được giao, tích cực tham gia hoạt
động.
II- Chuẩn bị:
- Thẻ chữ số từ 1- 6 đủ cho cô và trẻ nhưng kích thước khác nhau.
- Mỗi trẻ 1 đĩa đồ dùng gồm 2 loại có số lượng 6.
- Đồ dùng của cô: áo, quần, dù, thú nhồi bông bằng bìa cắt rời có số lượng 6.
- Một số đồ dùng đồ chơi xếp xung quanh lớp có số lượng trong phạm vi 6.
III- Tiến trình hoạt động:
1-Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ hát bài “Tập đếm”
2- Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Ôn số lượng 5, đếm đến 6. Nhận biết chữ số 6.
- Các con xếp cho cô 5 đồ dùng mình thích nào!
- Để chỉ số lượng 5 đồ dùng này con dùng chữ số mấy?
- Hãy chọn và gắn.
- Cô tặng thêm cho con 1 đồ dùng nữa, tất cả có bao nhiêu đồ dùng?
- Cho cả lớp cùng đếm.
- Để chỉ số lượng 6 đồ dùng thì chọn chữ số mấy?
- Chữ số 6 như thế nào?
- Gọi 1 trẻ lên xếp dãy số tự nhiên từ 1- 6.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
- Cho trẻ đếm và đặt chữ số tương ứng vào các nhóm đồ dùng xung quanh lớp.
- Cho trẻ về nhóm lấy đồ dùng và đếm, gắn chữ số tương ứng.
- Xếp dãy số tự nhiên từ 1- 6.

- Khi trẻ luyện tập cô đi quanh bao quát và kiểm tra.Để kịp thời sữa sai cho trẻ.
- Đối với các trẻ yếu cô nhắc trẻ cẩn thận, tập trung vào bài tập.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Về đúng nhà”
- Cô chuẩn bị 6 ngôi nhà từ 1- 6. trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cô thì
chạy về nhà sao cho số lượng trẻ tương ứng với chữ số trên mỗi ngôi nhà.Cho
trẻ chơi nhiều lần.
- Trò chơi “Hãy xếp đúng”
- Mỗi trẻ chọn một chữ số cầm trên tay , khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ xếp đúng
vị trí các số tự nhiên từ 1- 6.
- Trẻ nào sai phải nhảy lò cò quanh lớp 1 vòng.
- Cho trẻ chơi theo nhóm.
3- Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ hát bài “Tập đếm”.
* Nhận xét cuối ngày:


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………

KẾ HOẠCH TUẦN II
Chủ đề nhánh: CƠ THỂ CỦA BÉ
Độ tuổi: 5- 6 tuổi – MG Lớn



Thời gian: Từ ngày 16/ 09/ 2014 đến ngày 22/ 09/ 2014
Đón trẻ

Thể dục
buổi sáng

Hoạt động
học

Chơi và
hoạt động
ở các góc

Hoạt động
ngoài trời

-Trò chuyện
với trẻ về các
giác quan

- Hướng dẫn
trẻ bật liên tục
vào các ô
- Cho trẻ phát
âm a, ă, â

-Cho trẻ hát
theo nhạc bài
“Chiếc đèn

ông sao”

- Cho trẻ xem
tranh các bạn
vẽ về bản thân

Trò chuyện
với trẻ về
các bộ phận
của cơ thể
và cách bảo
vệ

- Hô hấp: Thổ bóng (4 lần 8 nhịp)
- Tay vai: Đưa tay ra trước gập tay trước ngực (4 lần 8 nhịp)
- Bụng: Hai tay đưa lên cao, nghiêng người sang 2 bên (2 lần 8 nhịp).
(4 lần 8 nhịp)
-Chân: Khụy gối, hai tay đưa ra trước (4 lần 8 nhịp).
- Bật: Bật chụm chân tách chân (4lần 8 nhịp).
KPXH:
Tai bé nghe
thấy gì?

THỂ DỤC:
Bật liên tục
vào các ô
LQCC:
Trò chơi chữ
a, ă, â


ÂM NHẠC
Chiếc đèn
ông sao

ĐỌC THƠ LQVT:
“Thư trung Tách nhóm có 6
thu”
đối tượng thành
2 phần
LQCV:
Tập viết nét
xiên và nét
ngang

-Góc PV: Phòng khám bệnh, gia đình.
- Góc XD – ghép hình và lắp ráp: Xây nhà cho bé.
- Góc NT: Nặn hình người, vẽ khuôn mặt bạn trai, bạn gái.
- Góc TV: Xem tranh ích lợi của các giác quan, các bộ phận của cơ thể bé.
- Góc TN: Chăm sóc cây xanh.

- HĐCMĐ:
Cho trẻ bật tư
do với vòng
- TCVĐ:
Chuyền bóng
- Chơi tự do:
Cho trẻ chơi
với các đồ
chơi vận động


- HĐCMĐ:
Tập bài hát:
Chiếc đèn ông
sao
- TCVĐ:
Kéo co
- Chơi tự do:
Cho trẻ chơi
với các đồ

- HĐCMĐ:
Làm quen với
bai thơ “Thư
trung thu”
- TCVĐ:
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do:
Cho trẻ chơi
với các đồ

- HĐCMĐ:
Cho trẻ xem
tranh và tách
nhóm có 6 đối
tượng
- TCVĐ:
Kéo co
- Chơi tự do:
Cho trẻ chơi


- HĐCMĐ:
Cho trẻ trò
chuyện về
cơ thể của

- TCVĐ:
Lộn cầu
vồng
- Chơi tự


ngoài sân

Vệ sinh ăn
trưa
Ngủ trưa

Hoạt động
chiều

Trả trẻ

chơi vận động chơi vận
ngoài sân
động ngoài
sân

với các đồ chơi do: Cho trẻ
vận động ngoài chơi với các
sân

đồ chơi

- Cho trẻ vệ sinh: + Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
+ Đánh răng sau khi ăn.
- Tập trẻ ngồi ngay ngắn khi ăn, không nói chuyện trong khi ăn, không rơi vãi.
- Mỗi trẻ ngủ 1 sạp riêng, tự lấy gối đúng ký hiệu, giúp cô kê và dọn sạp ngủ
gọn gàng, cất đúng nơi quy định
- Ôn bài:
Nhận biết ích
lợi của các
giác quan
- Rèn kĩ năng
bật liên tục
vào các vòng
- Chơi tự do
với đồ chơi
lắp ghép nhựa

- Ôn bài:
- Ôn bài:
- Ôn bài:
Bật liên tục
Cho trẻ ra sân Cho trẻ đọc lại
vào các vòng tham gia lễ
thơ “ Thư trung
- Phát âm chữ hội trung thu thu”
cái a, ă, â
- Rèn trẻ tách
- Rèn kỹ năng
6 đối tượng

vỗ tay theo
thành 2 nhóm
nhịp bài
bằng các cách
“Chiếc đèn
- Chơi tự do
ông sao”
với các đồ chơi
- Chơi tự do
lắp ghép bằng
với các đồ
nhựa
chơi lắp ghép
- Vệ sinh trước khi về.
- Sữa lại tóc, trang phục gọn gàng
- Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ trong ngày.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ
ngày
tháng

- Ôn bài:
Tách nhóm
có 6 đối
tượng thành
2 nhóm
bằng các
cách
- Cho trẻ

chưa viết
bài xong,
viết tiếp

năm 2014


Hoạt động: TẠO HÌNH
Đề tài: VẼ KHUÔN MẶT BẠN TRAI ( cs 103)
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dùng các nét cong khác nhau để vẽ được khuôn mặt bạn trai theo mẫu.
- Rèn cách cầm bút, tư thế ngồi đúng.Rèn trẻ bố cục tranh cho cân đối.
- Trẻ biết quý trọng sản phẩm của mình và của bạn. Biết nhận xét sản phẩm
cùng bạn khi xem.
II- Chuẩn bị:
- Mẫu của cô.
- Vở tạo hình. Bút chì, sáp màu đủ cho mỗi trẻ.
- Bảng lật.
- Bàn ghế đúng quy cách kê sẵn đủ cho trẻ và phù hợp với diện tích lớp.
III- Tiến trình hoạt động:
1-Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ hát bài “Xoay xoay”
- Các con nhìn xem hôm nay lớp mình có gì lạ nào!
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu và nhận xét.
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con cách vẽ khuôn mặt bạn trai nhé!
2- Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Cô vẽ mẫu.
- Cô vừa vẽ mẫu vừa phân tích kỹ cách vẽ kết hợp các nét cong để tạo thành
khuôn mặt bạn trai theo các bước sau:
+ Bước 1: Vẽ nét cong kín cân đối giữa tờ giấy tạo thành khuôn mặt.

+ Bước 2: Vẽ nét cong lượn từ trái sang phải phái trên để tạo thành mái tóc.
+ Bước 3: Vẽ 2 nét cong kín ở 2 bên tạo thành đôi mắt, vẽ 1 nét cong nhỏ ở
giữa tạo thành mũi.
+ Bước 4: Vẽ 1 nét cong phía dưới mũi tạo thành miệng cười, vẽ 2 nét cong
trên 2 mắt làm lông mày.
+ Bước 5: Vẽ 2 nét cong 2 bên khuôn mặt làm 2 tai.
- Sau đó dùng màu tô tóc, mắt miệng theo ý thích.
- Muốn vẽ được khuôn mặt bạn trai, trước tiên con vẽ cái gì? Vẽ bằng nét gì?
* Hoạt động trọng tâm: Trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ vẽ vào vở theo các bước đã hướng dẫn, khi trẻ vẽ cô chú ý quan sát
để kịp thời điều chỉnh những sai sót của trẻ và hướng dẫn giúp các trẻ yếu thực
hiện được sản phẩm theo mẫu.
- Cô chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút của trẻ để sữa cho đúng.
- Nhắc trẻ chú ý vẽ cho cân đối giữa các bộ phận để cho bức tranh thêm đẹp.
- Khuyến khích trẻ chọn màu sắc phù hợp để tô và haonf thành sản phẩm.
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.
- Trẻ vẽ xong cô cho trẻ lần lượt đêm đến góc trưng bày, rồi về bàn dọn đồ dùng
cho gọn gàng.
- Cô cùng trẻ đi quan sát và nhận xét sản phẩm đẹp.
- Các con có nhận xét gì về các tranh vẽ của mình và bạn?
- Cô nhận xét chung khen ngợi các tranh đẹp có bố cục hợp lý.


- Khuyến khích các trẻ yếu cần cố gắng hơn ở hoạt động sau.
- Để cho các sản phẩm này được đẹp mãi các con phải làm gì?
3- Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ nghỉ giúp cô thu dọn đồ dùng và bàn ghế gọn gàng.
* Nhận xét cuối ngày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ
ngày
tháng

năm 2014


Hoạt động: LÀM QUEN CHỮ CÁI
Đề tài: TRÒ CHƠI VỚI CHỮ A, Ă, Â ( cs 91)
I-Mục đích yêu cầu:
- Trẻ phân biệt được chữ a, ă, â và nhận biết chữ a, ă, â trong từ.
- Trẻ phát âm chính xác chữ a, ă, â.
- Biết phối hợp cùng bạn trong hoạt động và thi đua học tập tốt.
II- Chuẩn bị:
- Thẻ chữ cái a, ă, â đủ cho cô và trẻ.
- Các từ có chứa chữ a, ă, â xung quanh lớp.
- Bảng con, đất nặn đủ cho mỗi trẻ.
III- Tiến trình hoạt động:
1-Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ hát bài “Em học chữ”
2- Hoạt động trọng tâm:

* Hoạt động 1: Ôn chữ a, ă, â.
- Cô đố ! Cô đố!
- Cô đố các con chữ gì có 1 nét cong kín kết hợp với 1 nét thẳng ở bên phải?
- Cho trẻ phát âm 3 lần .
- Chữ a thêm miệng khóc ở trên đầu là chữ gì? (Cho trẻ phát âm 3 lần).
- Chữ a thêm miệng cười ở trên đầu là chữ gì? (Cho trẻ phát âm 3 lần).
- Hôm nay chúng mình cùng chơi trò chơi với chữ a, ă, â nhé!
* Hoạt động 2: Trò chơi với chữ a, ă, â.
- Trò chơi 1: Ghép nét thành chữ.
- Yêu cầu: Dùng nét rời ghép thành chữ a, ă, â, mỗi lần chỉ được ghép 1 chữ.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội thi đua nhau chạy lên ghép nét rời thành chữ a,
ă, â. Đội nào ghép đúng, nhanh và nhiều là thắng.
- Trò chơi 2: “Nghe âm chon chữ cái và phát âm”.
- Yêu cầu: Cô phát âm, trẻ chọn chữ cái đúng và phát âm.
- Cách chơi: Cô hát “Tính tính tính tình tang tang tang”
Trẻ hát đáp “Cháu tìm xem âm gì nào? (2 lần)”
Cô hát yêu cầu trẻ chọn chữ cái “Cháu tìm xem âm….”
Trẻ chọn chữ cái đúng theo yêu cầu của cô giơ lên và phát âm
- Cho cả lớp, nhóm, cá nhân chơi nhiều lần.
- Trò chơi 3: “Nặn chữ a, ă, â”
- Yêu cầu: Trẻ nặn đúng nét chữ a, ă, â.
- Cách chơi: Cô cho trẻ về 4 nhóm thi đua nặn chữ a, ă, â nhóm nào nặn nhanh
và đúng là thắng.
3- Hoạt động kết thúc:
- Cô cho trẻ hát bài “Em học chữ a, ă, â”
- Trẻ nghỉ giúp cô thu dọn đồ dùng học tập cất đúng nơi quy định.
* Nhận xét cuối ngày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………



……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ
ngày
tháng

năm 2014


Hoạt động: KỂ CHUYỆN
Tên đề tài: “TAY PHẢI, TAY TRÁI” ( cs 64)
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, biết kể lại câu chuyện theo trình tự.
- Rèn kỷ năng ghi nhớ có chủ định, trả lời tròn câu, rỏ ràng, mạch lạc.
- biết giữ đôi tay sạch sẽ và thực hiện một số công việc tự phục vụ bản thân và
giúp đỡ người khác khi cần.
II- Chuẩn bị:
- Tranh: Mẹ đi chợ về; Bé đánh răng bằng 1 tay; mặc áo bằng 1 tay; vẽ bằng 1
tay.
- Tranh trò chơi: Mẹ đi chợ về; vẽ, đánh răng, mặc áo bằng 1 tay; Vẽ, đánh răng,
mặc áo bằng 2 tay.
III- Tiến trình hoạt động:

1-Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ chơi “Vỗ tay chậm, vừa nhanh”.
- Các con vừa vỗ bằng mấy tay?
- Cô có 1 câu chuyện rất hay nói về 2 bàn tay. Hôm nay cô kể cho các con nghe
nhé! Câu chuyện có tên là: “Tay phải, tay trái”.
2- Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Trẻ hiểu nội dung chuyện.
- Cô kể chuyện lần 1 diễn cảm.
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh minh họa.
- Đàm thoại và trích dẫn:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện “Tay phải, tay trái” có những nhân vật nào?
- Chuyện bắt đàu từ tay phải, tay trái là bạn như thế nào?
-Vì sao tay trái lại giận Tay phải?
Cô kể đoạn 1: Từ đầu……..việc gì nữa.
- Khi chỉ có 1 tay phải con người làm việc như thế nào?
- Khi đánh răng thì như thế nào? Khi mặc quần áo?
- Vì sao tay phải và tay trái lại làm hòa với nhau?
Cô kể đoạn 2: Rồi một buổi sáng…….chúng ta hòa nhé!
- Cuối cùng tay phải nhận ra điều gì?
Cô kể đoạn còn lại.
- Theo con đôi tay có ích như thế nào?
- Con phải làm gì để đôi tay được chắc khỏe?
* Hoạt động 2: Dạy trẻ kể chuyện và trẻ tập kể.
- Cô dạy trẻ kể chuyện: Cả lớp tập kể, nhóm bạn trai kể, nhóm bạn gái kể, cá
nhân kể.
- Cô gợi ý cho trẻ kể theo trình tự câu chuyện.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Ai giỏi hơn”
- Yêu cầu: Trẻ kể đúng với nội dung bức tranh và phù hợp với câu chuyện, mỗi
đội chỉ lấy 1 tranh.



- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm, thi đua nhau lấy tranh. Sau đó về nhóm của
mình hội ý về nội dung bức tranh. Đại diện mỗi đội sẽ lên kể về nội dung bức
tranh đó. Đội nào kể đúng nội dung bức tranh theo câu chuyện thì đội đó thắng.
3- Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ nghỉ giúp cô thu dọn đồ dùng học tập gòn gàng.
* Nhận xét cuối ngày:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC


Thứ

ngày

tháng

năm 2014

Hoạt động: LÀM QUEN CHỮ VIẾT.

Tên đề tài: VIẾT NÉT CONG PHẢI, CONG TRÁI ( cs 90)
I- Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết viết các nét cong phải, cong trái theo mẫu.
- Trẻ thực hiện viết đúng mẫu. Cầm bút và đặt vở và ngồi đúng tư thế khi viết.
- Biết hoàn thành bài sạch sẽ, không làm long bìa, quăn góc và không tẩy xóa
nhiều khi viết.
II- Chuẩn bị:
- Vở bé tập viết, bút chì, sáp màu đủ cho mỗi trẻ.
- Mẫu của cô trên bảng.
III- Tiến trình hoạt động:
1-Hoạt động mở đầu:
- Cho trẻ hát bài: “Xòe bàn tay, nắm ngón tay”
- Hôm nay cô sẽ cho các con viết nét cong phải, cong trái nhé!
2- Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn mẫu.
- Cô hướng dẫn cách viết nét cong phải, cong trái. Cô vừa viết vừa phân tích để
trẻ nắm.
- Gọi 2 trẻ lên viết mẫu cho cả lớp xem và nhận xét.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
- Cho trẻ thực hiện vào vở, cô đi từng bàn quan sát và hướng dẫn những trẻ yếu.
- Nhắc trẻ cách đặt vở, cách cầm bút, tư thế ngồi đúng trước khi cho trẻ viết.
- Nhắc nhở trẻ viết cẩn thận, không tẩy xóa nhiều làm bẩn vở. Giữ vở cẩn thận
không làm long bìa, quăn góc.
* Hoạt động 3: Nhận xét.
- Cô chọn một số bài viết hoàn chỉnh, sạch sẽ, đẹp cho cả lớp xem và học tập.
- Tuyên dương trẻ kịp thời. Động viên các trẻ yếu cần cố gắng hơn.
3- Hoạt động kết thúc:
- Cho trẻ hát bài “Ồ sao bé không lắc”
- Cho trẻ nghỉ giúp cô dọn bàn ghế và đồ dùng học tập gọn gàng.
* Nhận xét cuối ngày:

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


×