Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

kỹ thuật trồng nấm rơm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.67 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Việc nghiên cứu và phát triển sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với
con người. Ngoài giá trị dinh dưỡng( rất giàu protein, glucid, lipid, các acidamin,
vitamin, các chất khoáng ...), nấm còn có các hoạt chất sinh học(các chất đa đường,
ãit nucleic ...), vì vậy có thể coi nấm như một loại rau sạch, thịt sạch và là loại
thực phẩm thuốc. Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng nấm ăn ở nước ta
đã phát triển khá mạnh trên nhiều địa phương và ngành nấm đã trở thành một
ngành tương đối quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, vì nghề trồng nấm mang
lại lợi nhuận cao, sản phẩm từ nấm bổ sung nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho
con người, đặc biệt một số chủng loại nấm có khả năng điều trị bệnh. Mặt khác,
nghề trồng nấm thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ các chất nguyên phế liệu của
ngành nông lâm nghiệp góp phần làm sạch môi trường. Hơn nữa trồng nấm góp
phần tăng trị trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cung cấp sản phẩm xuất khẩu
có giá trị làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân.
Trước những thách thức và cơ hội mới, việc trồng nấm theo hướng sản xuất
hàng hoá với công nghệ sản xuất phù hợp, cho năng suất cao, chất lương tốt đang
thu hút bà con nông dân trong chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
tiên tiến phát triển xã hội nông thôn và miền núi mà chính phủ đề ra trong những
năm đến.
Để phục vụ công tác phổ cập các kiến thức căn bản liên quan đến kỹ thuật
trồng nấm cho bà con nông dân, Trại phát triển giống nấm Điện Ngọc( Tên cơ
quan trước đây: Trung tâm giống nấm Quảng Nam) tổ chức biên soạn tài liệu “
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm, nấm sò” nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển giao
kỹ thuật cho tất cả bà con nông dân trong và ngoài tỉnh. Tài liệu này đã được chọn
lọc từ thực tế thông qua các kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm từ Trại đến các hộ
nông dân qua nhiều năm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và khu vực miền Trung.

1



PHẦN I
ĐIỀU KIỆN ĐỂ SẢN XUẤT NUÔI TRỒNG NẤM
1. Chuẩn bị nguyên liệu:
Tất cả các loại phế thải của ngành công nghiệp giàu chất xenlulô và
phụ phẩm đồng ruộng đều là nguyên liệu chính để trồng nấm. Một số nguyên liệu
thông dụng:
1.1. Rơm rạ:
Rơm rạ sau khi thu hoạch được phơi khô, không bị mốc, đánh đống và bảo
quản để dùng dần. Nếu rơm rạ bị mốc, có màu đen, vụn nát do phơi không được
nắng, bị thấm nước mưa nhiều ngày thì không nên sử dụng để trồng nấm vì năng
suất thấp.
1.2. Bông phế thải:
Phụ phẩm của nhà máy dệt sau khi đã lấy gần hết hết bông, phần còn lại là
hạt bông và bông vụn. Nguyên liệu không mốc, phơi thật khô, bảo quản dùng dần.
1.3. Mùn cưa:
Nên dùng mùn cưa gỗ mềm, không có tinh dầu( Bồ đề, mít, cao su. Keo ...),
Mùn cưa mới có thể dùng ngay nếu dùng dần phải phơi khô đóng bao hoặc trộn ủ
bảo quản chống mốc, chống mùn hoá làm mất chất dinh dưỡng.
Ngoài ra còn có các phụ gia như; Cám bắp, cám gạo, phân vô cơ ..., tỷ lệ
phối trộn và và số lượng tuỳ theo từng chủng loại nấm và cơ chất để sản xuất.
2. Giống nấm:
Giống nấm có thể được nhân lên từ các cơ chất: thóc, mùn cưa, vỏ trấu, rơm
rạ ...
Giống là yếu tố quyết định năng suất khi nuôi trồng trong cùng điều kiện sản
xuất như nhau. Do đó giống nấm phải đảm bảo các yêu cầu:
2.1. Không bị nhiễm bệnh:
Quan sát bên ngoài bịch giống có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ
trên xuống dưới, không có màu xanh, màu vàng, không có vùng loang lỗ ...
2.2. Giống có mùi thơm dễ chịu:

Mỗi loại giống nấm có mùi thơm đặc trưng, nếu có mùi chua là giống giống
đã bị nhiểm khuẩn, nấm dại ...
2


2.3. Giống không nhà hoặc không non( dùng giống phải dúng tuổi):
Để nuôi trồng đạt năng suất cao thì phải dùng giống đúng tuổi. Nếu thấy
bịch giống có mô sẹo, màu giống chuyển sang màu vàng, nâu đen là giống quá già.
Giống chưa ăn kín đáy bao bì là giống còn non.
Sử dụng giống tốt nhất khi giống ăn kín đáy từ 3 -4 ngày. Muốn để lâu hơn
phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh, đối với nấm sò bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 5 0C thời
gian kéo dài 30 - 45 ngày, nấm rơm bảo quản ở nhiệt độ từ 15 – 20 0C thời gian
kéo dài 15 -30 ngày.
2.4. Quá trình vận chuyển và bảo quản giống:
Khi vận chuyển giống từ nơi sản xuất về nơi nuôi trồng cần phải hết sức nhẹ
nhàng, tránh va chạm mạnh, bảo quản giống nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh
sáng trực tiếp.
2.5. Lượng giống:
Phải có kế hoạch sản xuất: Lượng giống, thời gian nuôi trồng mà đặt trước
giống nơi cung ứng để có giống đảm bảo chất lượng, tránh trường hợp dùng giống
không đủ tuổi hoặc quá tuổi.
3. Nhà xưởng:
Yêu cầu chung về nhà xưởng trồng nấm cấn đảm bảo các yếu tố như: có hệ
thống cửa để thông thoáng khi cần thiết, sạch sẽ, độ ẩm cao, ánh sáng và nhiệt độ
thích hợp. Trước và sau mỗi đợt nuôi trồng cần vệ sinh thật tốt quanh khu vực nuôi
trồng nấm và trong nhà. Có thể dùng bột lưu huỳnh để xông hoặc phun foocmon tỷ
lệ 0,5% trước khi đưa nguyên liệu vào nhà trồng nấm 01 tuần, mục đích là để khử
trùng tiêu độc các loại nấm dại. Đây là khâu hết sức quan trọng trong quá trình sản
xuất, đặc biệt đối với nhà trồng nấm liên tục, nếu vệ sinh không tốt sẽ làm giảm
năng suất dần qua các đợt nuôi trồng.

4. Phòng cấy giống nấm sò bằng cách hấp khử trùng trên rơm:
Yêu cầu phòng cấy tuyệt đối phải sạch sẽ, thường xuyên khử trùng tiêu độc
các loại nấm dại, vi khuẩn.
5. Các dụng cụ và vật tư khác:
5.1. Khuôn gỗ trồng nấm rơm: Khuôn có cấu tạo hình hộp chữ nhật, kích
thước cụ thể(xem hình)
Các vật dụng: nhiệt kế, ẩm kế, bomme kế, giấy quỳ tím thử đo độ pH ...
3


5.2. Bể ngâm rơm rạ:
Có thể xây bằng gạch, xây không cần kiên cố, có chiều cao khoảng 80cm,
rộng khoảng 60cm, dài khoảng 100cm, đáy có lỗ thoát nước. Nhiều nơi không có
điều kiện, có thể đào hố, dùng bạt ngăn nước hoặc sử dụng lu, thùng phuy ...
5.3. Kệ lót đống ủ:
Dùng tre hoặc gỗ đóng theo chiều lát giường cách mặt đất 15 -20cm. Có
chiều dài khoảng 1,5m, chiều rộng khoảng 1,5m(hình 2)
5.4. Nguồn nước:
Nước tưới phải sạch, nước có độ pH trung tính.
a
b

c

( Hình 1): Khuôn gỗ mô gói trồng nấm rơm
a. Chiều dài: 22cm
b. Chiều rộng: 15cm
c. Chiều cao: 12cm

( Hình 2): Kệ lót đống ủ

a. Chiều dài: 1,5m
b. Chiều rộng: 1,5m

PHẦN II

4


KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM SÒ TRÊN NGUYÊN LIỆU RƠM
1. Hình thái:
Nấm sò có hình dạng phễu lệch, màu trắng, mọc thành cụm, mỗi cánh
nấm gồm 3 phần: mũ, phiến, cuống.
2. Thời vụ :
Nấm sò có thể quanh năm nhưng thích hợp nhất từ tháng 9 năm trước đến
tháng 04 năm sau.
3. Quy trình sản xuất:
Nguyên
liệu
rơm

Làm ướt bằng

Ủ đống

3 ngày

nước vôi

Đảo
lần 1


3 ngày

Đảo
lần 2

3 ngày
Đảo
đều và
băm
nguyên

Đóng
bịch và
cấy
giống

Chăm
sóc vàdoi
Theo
thu hái

Theo dõi t0, A0, ...

Treo và
rạch
bịch

20 – 25 ngày


Ươm
bịch và
nuôi sợi

3.1. Xử lý nguyên liệu:
* Lưư ý: Trọng lượng đống ủ tối thiểu 300kg, với khối lượng đống ủ như
vậy có khả năng sinh nhiệt từ 65 – 70 oC, làm rơm chín và diệt được một số loại
nấm dại.
- Ủ đống: Làm ướt rơm rạ bằng nước vôi có độ pH = 12 – 13( cách pha nước
vôi có pH: 12 – 13, 3,5 – 4.0kg vôi hoà tan 1m 3 nước) và được đánh ủ thành khối

5


có kích thước 1,5m x 1,5m x 1,5m. Sau khi đánh đống ủ xong tiến hành quây đậy
nilông và tiến hành ủ 3ngày.
- Đảo đống ủ lần 1: Sau 3 ngày ủ ta tiến hành đảo đống ủ lần thứ 1, tiếp tục ủ
đống lại thêm 3 ngày nữa và tiến hành đảo đống ủ lần 2. Sau 3 ngày ta tiến hành
kiểm tra độ ẩm đạt từ 60 – 62%, rơm mềm , có màu vàng nâu, có mùi thơm nồng
rơm và vôi thì chúng ta chuyển sang tiến hành cho nguội rơm và băm nguyên liệu.
Nếu độ ẩm nguyên liệu chưa đạt và rơm chưa mềm thì chúng ta tiến hành đảo đống
ủ lần 3, chỉnh độ ẩm nguyên liệu và tiến hành ủ thêm 3 ngày.
+ Cách kiểm tra độ ẩm nguyên liệu: Lấy một nắm nguyên liệu bất kỳ trong
đống ủ, dùng 2 tay vắt mạnh ngược chiều nhau thấy nước nắm nguyên liệu chảy ra
thành từng giọt và đứt khoảng thì độ ẩm nguyên liệu đạt yêu cầu.
3.2. Băm nguyên liệu:
Trước khi băm rơm phải được dũ tơi đều và băm thành từng đoạn có
kích thước từ 7 – 10cm.
3.3. Đóng túi và cấy giống:
* Chuẩn bị vật tư và giống nấm:

- Túi nilông P.E: có kích thước 30 x 40cm
- Bông sạch làm nút ở cổ bịch
-Chun vòng cao su
- Giống nấm:
+ Lượng giống cần dùng: 5kg/1tạ nguyên liệu khô
+ Một bịch giống có trọng 500g cấy từ 8 -10 bịch.
* Cách đóng và cấy giống: Rơm rạ đã được băm cho vào túi nilông 1 lớp
dày 2 -3cm, cấy giống lên bề mặt lớp rơm thứ nhất tạo thành 1 đường viền sát
thành túi. Sau đó tiếp tục cấy giống lớp thứ 2, thứ 3 và lớp thứ 4, lớp này cách lớp
kia từ 5 -7cm. Riêng trên bề mặt lợp thứ 4 giống được cấy rãi đều bề mặt, làm nút
bông trên miệng túi(đường kính nút bông có đường kính từ 6 -8cm).
Yêu cầu các lớp rơm phải nén đều đảm bảo trọng lượng 1,8kg – 2,0kg/túi.

3.4. Ươm bịch và nuôi sợi:

6


Các tuí nguyên liệu đã được cấy giống thì vận chuyển nhẹ ngàn ngay vào
phòng ươm sợi đặt ở trên nền hoặc trên giá, các tuí cách nhau 5 – 7cm tạo sự thông
thoáng suốt trong thời gian nuôi sợi, yêu cầu nhà ươm sợi:
+ Thông thoáng
+ Không cần ánh sáng
+ Nhiệt độ không khí: 20 – 300C
+ Ẩm độ không khí ≥ 75%
Thời gian nuôi sợi từ 20 – 25 ngày, khi hhẹ sợi nấm ăn trắng và kín đáy túi
ta tiến hành chuyển sang nhà nuôi trồng.
3.5. Treo và rạch bịch:
Trước khi treo bịch phải bỏ nút bông, buộc kín miệng lại và treo úp miệng
xuống dưới, mỗi dây treo từ 6 -8 bịch, treo bịch cách bịch khoảng 20 -30cm.

Sau khi treo thì tiến hành rạch bịch ngay, mỗi bịch rạch từ 4 - 6 vết rạch so
le và đều nhau. Chiều dài vết rạch từ 3 -4cm, chiều sâu từ 2 -3mm.
3.6. Chăm sóc và thu hái:
Yêu cầu nhà nuôi trồng phải thông thoáng nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp,
ánh sáng vừa phải(đọc sách được) và ánh sáng toả đều để quả thể nấm phát triển
đều, nhiệt độ từ 24 -280C, ẩm độ ≥ 80% .
- Nhà xưởng nuôi trồng nấm sò phải cách xa các công trình chuồng trại chăn
nuôi, nhà vệ sinh nông thôn.
- Sau khi rạch xong từ 4 -5 ngày, tại các vết rạch xuất hiện những quả thể
nấm đầu tiên khi đó mới được tưới nước sạch nhẹ nhàn trực tiếp vào các bịch theo
kiểu phun sương, nấm lớn dần lên thì lượng nước tưới cũng tăng dần lên sao cho
cho trên mũ nấm luôn luôn ẩm.
* Cách nhận biết nấm sò đến tuổi thu hái:
- Khi quan sát thấy mũ nấm to bằng chén nước trà có dạng loa kèn( đường
kính mũ nấm đạt 2,5 – 3,0cm) thì nấm sò đến tuổi thu hái, nấm sò ở dạng này ăn
rất ngon và có chất lượng tốt nhất. Nếu để nấm quá già sẽ phát tán bào từ(thấy làn
khói trắng) là không tốt, nấm ăn sẽ dai.
- Trước khi thu hái phải tạm ngừng tưới nước ít nhất 3 - 4giờ để đảm bảo
chất lượng nấm sau khi thu hái không bị dập nát khi vận chuyển.
* Cách hái nấm:
7


- Dùng tay thuận hái nấm, dùng tay không thuận giữ cố định bịch, dùng tay
thuận nắm sát cuốn nấm xoay nhẹ rồi bứt cụm nấm ra khỏi bịch, cố gắng xoay nhẹ
để lấy được chân nấm ra ngoài khỏi bịch.
- Sau khi hái nấm cắt bỏ chân, cho vào túi nilông PE úp mũ nấm xuống
dưới, không buột kín túi khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ
- Sau khi thu hái hết đợt 1 dừng tưới 5 – 7ngày sau, nấm sẽ ra đợt 2, đợt 3, 4
và 5 ta mới tiến hành tưới nước đón nấm

- Năng suất nấm sò: 500 – 600kg/1tấn nguyên liệu rơm rạ khô.

CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM SÒ TRÊN MÙN CƯA
8


1. Hình thái:
Nấm sò có hình dạng phễu lệch, màu trắng, mọc thành cụm, mỗi cánh
nấm gồm 3 phần: mũ, phiến, cuống.
2. Thời vụ :
Nấm sò có thể quanh năm nhưng thích hợp nhất từ tháng 9 năm trước đến
tháng 04 năm sau.
3. Quy trình sản xuất:
Nguyên liệu
mùn cưa

Làm ướt bằng

Ủ đống

3 ngày

nước vôi

Đảo
lần 1

3 ngày

phối trộn

nguyên liệu

Đóng
bịch

10h – 12h
hấp
bịch

24h – 48h
cấy
giống

Chăm
sóc vàdoi
Theo
thu hái

Theo dõi t0, A0, ...

Treo và
rạch
bịch

3.1. Xử lý nguyên liệu:
9

20 – 25 ngày

Ươm

bịch và
nuôi sợi


- Ủ đống: Làm ướt mùn cưa bằng nước vôi có độ pH = 12 – 13( cách pha
nước vôi có pH: 12 – 13, hoà tan 1m3 nước với 3,5 – 4.0kg vôi ) và được đánh ủ
thành khối . Sau khi đánh đống ủ xong tiến hành dùng bạt đậy kín và tiến hành ủ
3ngày.
- Sau 3 ngày ủ ta tiến hành đảo đống ủ lần thứ 1 và tiếp tục ủ đống lại thêm 3
ngày nữa. Sau 3 ngày ta tiến hành kiểm tra độ ẩm đạt từ 60 – 65%, thì chúng ta
chuyển sang tiến hành phối trộn nguyên liệu. Nếu độ ẩm nguyên liệu chưa đạt thì
chúng ta tiến hành chỉnh độ ẩm nguyên liệu
+ Cách kiểm tra độ ẩm nguyên liệu: Lấy một nắm nguyên liệu bất kỳ trong
đống ủ nắm chặt trong lòng bàn tay, thấy nước nắm nguyên liệu chỉ làm ướt vân
tay thì độ ẩm nguyên liệu đạt yêu cầu.
- Nước xử lý nguyên liệu phải là nước sạch: không bị nhiểm phèn, ...
3.2. Phối trộn nguyên liệu:
+ 01tạ mùn cưa
+ 03kg cám gạo
+ 03kg cám bắp
+ 01 bột nhẹ
3.3. Đóng bịch, hấp bịch và cấy giống:
* Chuẩn bị vật tư và giống nấm:
- Túi nilông P.P: có kích thước 25 x 35cm
- Bông sạch làm nút ở cổ bịch
-Chun vòng cao su
- Giống nấm:
+ Lượng giống cần dùng: 2,0 – 2,5kg/1tạ nguyên liệu khô
* Cách đóng bịch, hấp bịch và cấy giống: .
- Mùn cưa được phối trộn xong thì tiến hành đóng bịch, mỗi bịch có trọng

lượng từ 1,6 – 1,8kg.
- Đóng bịch xong tiến hành vận chuyển vào lò hấp, thời gian từ 10- 12h,
nhiệt độ hấp 1000C.
- Hấp bịch xong, vận chuyển bịchvào phòng cấy giống, phòng cấy giống
phải sạch sẽ, không có nấm tạp.

10


- Sau khi vận chuyển vào phòng cấy giống, chúng ta để bịch nguội hẳn mới
được tiến hành cấy giống( thời gian khoảng 24h – 48h)
3.4. Ươm bịch và nuôi sợi:
Các tuí nguyên liệu đã được cấy giống thì vận chuyển nhẹ ngàn ngay vào
phòng ươm sợi đặt ở trên nền hoặc trên giá, các tuí cách nhau 5 – 7cm tạo sự thông
thoáng suốt trong thời gian nuôi sợi, yêu cầu nhà ươm sợi:
+ Thông thoáng, sạch sẽ.
+ Không cần ánh sáng
+ Nhiệt độ không khí: 20 – 300C
+ Ẩm độ không khí ≥ 75%
Thời gian nuôi sợi từ 20 – 25 ngày, khi sợi nấm ăn trắng và kín đáy túi ta
tiến hành chuyển sang nhà nuôi trồng.
3.5. Treo và rạch bịch:
Trước khi treo bịch phải bỏ nút bông, buộc kín miệng lại và treo úp miệng
xuống dưới, mỗi dây treo từ 6 -8 bịch, treo bịch cách bịch khoảng 20 -30cm.
Sau khi treo thì tiến hành rạch bịch ngay, mỗi bịch rạch từ 6 - 8 vết rạch so
le và đều nhau. Chiều dài vết rạch từ 3 -4cm, chiều sâu từ 2 -3mm.
3.6. Chăm sóc và thu hái:
Yêu cầu nhà nuôi trồng phải thông thoáng nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp,
ánh sáng vừa phải(đọc sách được) và ánh sáng toả đều để quả thể nấm phát triển
đều, nhiệt độ từ 24 -280C, ẩm độ ≥ 80% .

- Nhà xưởng nuôi trồng nấm sò phải cách xa các công trình chuồng trại chăn
nuôi, nhà vệ sinh nông thôn.
- Sau khi rạch xong từ 5 - 6 ngày, tại các vết rạch xuất hiện những quả thể
nấm đầu tiên khi đó mới được tưới nước sạch nhẹ nhàn trực tiếp vào các bịch theo
kiểu phun sương, nấm lớn dần lên thì lượng nước tưới cũng tăng dần lên sao cho
cho trên mũ nấm luôn luôn ẩm.
- N\Nguồn nước tưới cho nấm phải là nước sạch, nếu nước tưới nấm không
phải là nước sạch thì nấm sẽ bị chết dẫn đến thất thu.
* Cách nhận biết nấm sò đến tuổi thu hái:
- Khi quan sát thấy mũ nấm to bằng chén nước trà có dạng loa kèn( đường
kính mũ nấm đạt 2,5 – 3,0cm) thì nấm sò đến tuổi thu hái, nấm sò ở dạng này ăn
11


rất ngon và có chất lượng tốt nhất. Nếu để nấm quá già sẽ phát tán bào từ(thấy làn
khói trắng) là không tốt, nấm ăn sẽ dai.
- Trước khi thu hái phải tạm ngừng tưới nước ít nhất 3 - 4giờ để đảm bảo
chất lượng nấm sau khi thu hái không bị dập nát khi vận chuyển.
* Cách hái nấm:
- Dùng tay thuận hái nấm, dùng tay không thuận giữ cố định bịch, dùng tay
thuận nắm sát cuốn nấm xoay nhẹ rồi bứt cụm nấm ra khỏi bịch, cố gắng xoay nhẹ
để lấy được chân nấm ra ngoài khỏi bịch.
- Sau khi hái nấm cắt bỏ chân, cho vào túi nilông PE úp mũ nấm xuống
dưới, không buột kín túi khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ
- Sau khi thu hái hết đợt 1 dừng tưới 5 – 7ngày sau, nấm sẽ ra đợt 2, đợt 3, 4
và 5 ta mới tiến hành tưới nước đón nấm
- Năng suất nấm sò: 500 – 600kg/1tấn nguyên liệu mùn cưa khô.

KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM RƠM
1. Hình thái:

Nấm rơm có hình trứng, thường có màuớam tro hoặc màu trứng nhạt, màu
sắc có thể thay đổi theo điều kiện thời tiết, khí hậu nơi nuôi trồng.
2. Thời vụ :
Thời gian nuôi trồng thích hợp nhất từ tháng 04 đến tháng 09

3. Quy trình sản xuất:
Nguyên
liệu
rơm

Làm ướt bằng

Ủ đống

3 ngày

nước vôi

Đảo
lần1

3 ngày
l

Đảo
lần2

3 ngày

12


Đảo
đều
nguyên
liệu


Đóng
mô và
cấy
giống

Chăm
sóc vàdoi
Theo
thu hái

Theo dõi t0, A0, ...

Mở bao
nilông
mô và
lên giàn

5 - 7 ngày

Ươm
và nuôi
sợi


4. Kỹ thuật trồng nấm rơm:
4.1. Nhà trồng nấm và các dụng cụ cần thiết:
- Nhà trồng nấm bao gồm nhà ủ sợi và nhà nuôi trồng
+ Nhà ủ sợi: Có kích thước rộng 2,6m, dài 5,4m, cao 2,6m. Trong nhà có 2
dãy kệ có kích thước rộng 0,4m, dài 2,0m, cao 1,8m và có 3 tầng. Nhà nuôi ủ sợi
có cửa thông thoáng khí, rung bình 1 nhà ủ sợi dùng cho 5 – 7nhà nuôi trồng.
+ Nhà nuôi trồng nấm: Rộng 3,3m, dài 5,4m, cao 2,6m. Có 3 dãy kệ kích
thước rộng 0,22m, dài 2,0m, cao 1,7m, có 4 tầng cách nhau 0,5m, tầng dưới cách
mặt đất 0,2m. Lán trồng nấm có cửa ra vào và có cửa thông gió, điều chỉnh ánh
sáng. Vật liệu làm nhà có thể bằng gạch ngói, tranh tre, nứa lá ... nhưng phí trong
nhà được ngăn bằng tấm nilông trăng để giữ ẩm.
- Khuôn đóng: Làm bằng gỗ
- Kệ: Làm bằng tre, gỗ, sắt
4.2. Xử lý nguyên liệu:
* Lưư ý: Trọng lượng đống ủ tối thiểu 300kg, với khối lượng đống ủ như
vậy có khả năng sinh nhiệt từ 65 – 70 oC, làm rơm chín và diệt được một số loại
nấm dại.
- Ủ đống: Làm ướt rơm rạ bằng nước vôi có độ pH = 12 – 13( cách pha nước
vôi có pH: 12 – 13, 3,5 – 4.0kg vôi hoà tan 1m 3 nước) và được đánh ủ thành khối

13


có kích thước 1,5m x 1,5m x 1,5m. Sau khi đánh đống ủ xong tiến hành quây đậy
nilông và tiến hành ủ 3ngày.
- Ủ đống lần thứ 1: Sau 3 ngày ủ ta tiến hành đảo đống ủ lần thứ 1 và tiếp
tục ủ đống lại thêm 3 ngày nữa. Sau 3 ngày ta tiến hành kiểm tra độ ẩm đạt từ 62 –
65%, rơm mềm , có màu vàng nâu, có mùi thơm nồng rơm và vôi thì chúng ta
chuyển sang tiến hành cho nguội rơm và đóng mô cấy giống. Nếu độ ẩm nguyên
liệu chưa đạt và rơm chưa mềm thì chúng ta tiến hành đảo đống ủ lần 3, chỉnh độ

ẩm nguyên liệu và tiến hành ủ thêm 3 ngày.
+ Cách kiểm tra độ ẩm nguyên liệu: Lấy một nắm nguyên liệu bất kỳ trong
đống ủ, dùng 2 tay vắt mạnh ngược chiều nhau thấy nước nắm nguyên liệu chảy ra
thành từng giọt liên tục thì độ ẩm nguyên liệu đạt yêu cầu.
4.3. Đóng mô và cấy giống:
* Chuẩn bị vật tư và giống nấm:
- Nilông có màu trắng ngà
- Dây buộc mô nấm( nhựa, ....)
- Giống nấm
* Cách đóng mô và cấy giống: Rơm rạ đã dũ tơi, rãi tấm nilông đặt khuôn
mô lên rồi cho rơm trong mô, cấy giống ở ha đầu khuôn mô cách mép khuôn 2 –
3cm, định hình mô rơm lấy khuôn ra và gói lại bằng tấm nilông.
4.4. Nuôi ủ sợi:
Các mô nấm được cấy giống xong vận chuyển ngay vào nhà nuôi sợi, xếp
mỗi tầng khoảng 3 lớp, yêu cầu nhà nuôi sợi:
+ Thông thoáng
+ Không cần ánh sáng hoặc ánh sáng chỉ cần ánh sáng yếu.
+ Nhiệt độ không khí: 32 – 370C
+ Ẩm độ không khí :70 - 75%
Thời gian nuôi sợi từ 5 – 7 ngày tuỳ theo điều kiện thời tiết, sau khi sợi nấm
lan đều ra bề mặt mô nấm thì tiến hành chuyển sang nhà chăm sóc.
4.5. Chăm sóc và thu hái:

14


Yêu cầu nhà chăm sóc phải thông thoáng nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp,
ánh sáng yếu toả đều khắp bề mặt tất cả mô nấm để quả thể nấm phát triển đều,
nhiệt độ từ 28 - 320C, ẩm độ không khí từ 80 – 90%.
* Chăm sóc:

- Sau khi chuyển mô nấm sang nhà chăm sóc rồi tiến hành tháo bao nilông
và xếp các mô lên kệ, mỗi tầng xếp thành 3 lớp mô nấm, tầng trên cùng xếp 2 lớp
mô nấm.
- Hàng ngày mở cửa thông thoáng cho nhà chăm sóc từ 2 – 3lần, mỗi lần từ
25 – 30phút.
- Tưới nước: Khi quan sát thấy bề mặt mô nấm khô thì tiến hành tưới nước,
thông thường mỗi ngày tưới 2 -3 lần tuỳ theo tình hình thời tiết, tưới dạng phun
sương, tưới sao cho đảm bảo bề mặt mô nấm vừa đủ ướt. Tưới nước đúng nhất là
tưới đón quả thể trước 1 -2ngày hoặc tưới sau khi hình thành đinh ghim 1 – 2ngày.
* Thu hái:
Nấm rơm chỉ có giá trị khi ở dạng hình trứng, cần phải thu hái ngay không
kể lớn hay nhỏ không nên để nấm nứt vỏ bao hay xoè ô. Trong trường hợp nấm ra
thành chùm nên hái nám một lượng với tỷ lệ dạng trứng nhiều nhất. Nếu trong
chùm nấm chỉ có một vài quả thể nấm cần hái nên tách lẻ cẩn thận tránh long gốc
cả chùm. Sau khi hái xong làm sạch phần gốc còn xót lại. Trong thời gian thu hái
kéo dài 3 – 4ngày, lượng nấm thu được nhiều nhất vào ngày thứ 2 và thứ 3. Nấm
hái xong cần làm sạch rơm rạ bám vào chân nấm và bảo quản nơi thoáng mát để
tiêu thụ. Sau khi thu hái hết đợt 1, ngưng tưới đến khi thấy xuất hiện nụ nấm ta tiếp
tục tưới nấm và thu đợt 2.
Năng suất nấm rơm đạt từ 12 -15%.

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×