Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

phương pháp nuôi các lóc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.93 KB, 29 trang )

KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC
THƯƠNG PHẨM


I.Đặc điểm sinh học
1.Phân bố và thích nghi
Sống ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm,
sông, thích nghi được cả với môi trường nước
đục, tù, nươc lợ, có thể chịu đựng được ở nhiệt
độ trên 30 0C.
2.Đặc điểm sinh sản
Cá lóc 1 - 2 tuổi bắt đầu đẻ trứng, mùa vụ
sinh sản từ tháng 4 - 8, tập trung vào tháng 4 - 5


II/ Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá lóc
Mùa vụ thường kéo dài từ tháng 2 – 9
Có 2 hình thức nuôi
- Nuôi trong ao đất
- Nuôi trong bể xi măng
( có lót bạt hoặc không lót bạt )

Hình 1: Cá lóc đen


A. Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đát
1. Chọn vị trí, hình dạng ao nuôi:









Nên chọn ao ở những nơi gần sông rạch lớn, có
nguồn nước sạch, ít bị ảnh hưởng của lũ lụt, thuốc
trừ sâu và ô nhiễm hữu cơ, hóa chất khác.
Diện tích ao từ 200 - 2000 m2
Độ sâu 1,5 - 2 m
pH 6,5 – 8
Nhiệt độ 23 – 32 0C
Ao nuôi có hình chữ nhật có chiều ngang 15 - 20 m
là thích hợp nhất cho việc nuôi và thu hoạch. Ao
nuôi nên có cống cấp và thoát nước, đáy ao có lớp
bùn dày không quá 20 cm và nghiêng về cống thoát.


Ao nuôi thâm canh cá lóc đen tại Đồng Tháp


2. Cải tạo ao nuôi
- Tháo cạn nước, dọn cỏ, vét bùn, đắp bờ, sửa
cống cấp thoát nước
- Rãi vôi : 10 – 15kg/100 m2, với ao mới đào
hoặc bị phèn dùng 15 – 20kg/100 m2
- Phơi nắng 1 – 2 ngày
- Cấp nước đạt 1 – 1,2m, nước lấy vào phải
sạch, có lưới chắn để ngăn rác, cá tạp
- Bón phân: phân chuồng hoặc phân xanh từ
30 – 40 kg/100 m2

- 2 – 3 ngày sau khi nước có màu lá chuối non
thì thả cá


3. Quy cách giống và mật độ thả nuôi
- Đồng đều, khỏe mạnh, nhiều nhớt, không bị thương
tích hay bệnh tật
- Mật độ: 30 – 50 con/ m2
- Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát(ngâm bao
cá trong nước ao 15 phút trước khi thả cá)
Bảng 1: Mật độ cá lóc thả nuôi trong ao đất
Kích thước cá giống ( cm ) Mật độ thả nuôi( con/ m2 )
3
100
5
50
7
20
10
10
15
5
25
3
> 25
2


4. Thức ăn và cách cho ăn
*Thức ăn:

- Thức ăn tươi như cá, tép, ếch, nhái…,
- Thức ăn chế biến từ cá tạp, tấm cám, bắp và
vitamin C
- Thức ăn công nghiệp
*Khẩu phần ăn
- Tùy nhu cầu dinh dưỡng và tình hình sức khỏe
mà ta định khẩu phần ăn phù hợp
- Những ngày quá nắng, thời tiết bất lợi, sức
khỏe cá không tốt ta nên giảm khẩu phần ăn


Bảng 2: Khẩu phần ăn, số lần cho cá lóc ăn trong ao nuôi thương phẩm:

Tuổi cá
Tháng thứ nhất
Tháng thứ hai
Tháng thứ ba

Khẩu phần Số lần cho ăn/
(%)
ngày

Trọng lượng
trung bình
(g)

8

3 (8h, 16h, 18h)


100

7

3(8h, 16h, 18h)

200

5

2 (8h và 17h)

400

5

2 (8h và 17h)

500

4

2 (8h và 17h)

600

3

2 (8h và 17h)


700 - 900

Tháng thứ tư
Tháng thứ năm
Tháng thứ sáu


*Cho ăn và quản lý chăm sóc
- Dùng sàn cho cá ăn, lúc cho ăn kết hợp kiểm
tra hoạt động bắt mồi của cá
- Ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình
nuôi và tình trạng sức khỏe cá
- Giữ nước sạch, định kỳ thay nước 2 – 3
tuần/lần
- Có điều kiện thì cho nước lưu thông nhẹ
thường xuyên


5.Thu hoạch
- Để đạt kích thước thương phẩm, thời gian nuôi
thường ít nhất là 6 tháng, thông thường là 7 - 8
tháng.
- Trọng lượng cá khi thu hoạch có thể đạt kích
cở trung bình 1,2 - 1,5 kg/con.
- Trước khi thu hoạch 1-2 ngày không nên cho
cá ăn nhằm hạn chế cá bị chết trong quá trình
vận chuyển.
- Hạ mực nước ao khoảng còn 40 – 50cm, lấy
lưới kéo đánh bắt dần.

- Khi thu hoạch toàn bộ thì phải tát cạn.


Thu hoạch và vận chuyển cá lóc đen


B.Kỹ thuật nuôi cá lóc trong hồ xi măng
1. Xây bể
- Diện tích từ 30 – 60 m2
- Sâu 1,5 – 2m, cần láng trơn phàn nền và
tường cao khoảng 0,5m
- Xây gần nguồn nước sạch để tiện cho việc
thay nước thường xuyên
- Đáy bể nghiêng về 1 phía, cống thoát nước
đặt sát đáy bể và đầu cống có lưới chắn
- Mực nước trong bể từ 0,8 – 1 m
- Có giàn lưới che vào những ngày nắng nóng


Nuôi cá lóc trong bể xi măng
( không lót bạt )
Nuôi cá lóc trong bể xi măng
( có lót bạt )


2. Giống và mật độ
- Đồng đều, khỏe mạng, nhiều nhớt, không bị
thương tích hay bệnh tật
- Cá giống có trọng lượng khoảng 60g/ con
- Mật độ 50con/ m2(nếu sau này phát triển quá

dày thì có thể san thưa)
- Trước khi thả cá nên tắm cho cá bằng nước
muối có nồng độ 5%( 5g muối/l nước)
- Thả cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát


3. Cho ăn và chăm sóc
*Cho ăn
- Khẩu phần ăn bình quân 5% khối lượng cá.
- Thức ăn gồm: cám ngô, cám gạo, bột đậu
tương, khô dầu trộn với 95% cá tạp xay nhỏ
cho giai đoạn mới thả, giai đoạn sau thì cắt
khúc, khi cá lớn thì để nguyên con
- Hoặc chế biến theo công thức: gồm 60% cá tạp
hoặc phế phẩm ở cơ sở chế biến thủy sản như
đầu, đuôi, xương… xay nhuyễn sau đó trộn với
20% bột đậu tương, 10% cám, 5% men và 5%
vitamin và muối khoáng


*Chăm sóc
- Sau mỗi lần cho ăn nên vệ sinh, tháo hết chỗ
nước bẩn do thức ăn thừa và thay nước hoặc
bổ sung nước sạch
- Lúc cá còn nhỏ số lần thay nước sẽ ít hơn so
với cá lớn.
- Định kỳ xử lý vôi cho nguồn nước trong bể nuôi
từ 7 - 10 ngày/lần với 2 - 3kg vôi/100m3
- Có thể dùng các hóa chất diệt ký sinh trùng
như Fresh water ( Cty Vemedim, Cần Thơ ) ….

liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
để xử lý nếu có hiện tượng nhiễm nấm , ký sinh
trùng


5. Thu hoạch
- Khi thu hoạch có thể dùng vợt nhằm hạn chế cá bị sây
sát. Vợt thu hoạch cá phải không có gút, các phương
tiện khác phải nhẳn. Sau khi thu hoạch có thể dùng
thùng chứa để vận chuyển.

Thu hoạch cá lóc trong bể xi măng


Thu hoạch cá lóc trong bể xi măng


III/ Phòng và trị bệnh cho cá nuôi
*Phòng bệnh
- Tẩy dọn ao, bể nuôi theo đúng qui trình kỹ thuật để
diệt các tác nhân gây bệnh là rất quan trọng.
- Quản lý tốt môi trường nuôi, cung cấp nước nuôi cá
bằng nước sạch.
- Xử lý định kì 15 ngày/lần bằng vôi bột với liều lượng
2 – 4 kg/100m2(vôi được hòa tan và lấy nước trong tạt
đều khắp ao )
- Tránh làm cá bị xây xát, không để cá bị nhiễm các loại
bệnh ngoài da
- Thường xuyên trộn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng
cao với men tiêu hóa, vitamin C, premix.



*Trị bệnh
- Khi cá có dấu hiệu bị bệnh cần thay 50% nước
bằng nước sạch, vệ sinh xung quanh ao nuôi.
Xử lý nước bằng Fresh Water với lượng 1 kg
(650 gói A + 350 gói B) cho 1.000-1.500m 3
nước. Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho
cá liên tục trong 7 ngày theo liều 250 g
Desery+50 ml Vime-Fenfish 2000 cho 1 tấn cá.


1- Bệnh lở loét :
* Triệu chứng :
- Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, da
sậm xuất hiện những vết loét màu đỏ , khi bị nặng
các vết loét ăn sâu đến xương, thịt thối và cá chết.
* Phương pháp phòng bệnh :
- Định kỳ dùng vitaminC trộn vào thức ăn (5-10g/kg thức
ăn)
- Thả lá xoan: cột thành từng bó cắm xuống ao
(bó lá dầm thành từng bó, khoảng 30kg /100m2).
* Trị bệnh:
- Dùng vôi bột liều lượng 5-7 kg/100m2, hoà tan vào
nước và tạt đều xuống ao
- Dùng 2 viên Oxytetraxyline + 01 viên Cotrimfor /1kg TA


2- Bệnh trắng da:
* Triệu chứng:

- Đuôi cá xuất hiện vết trắng lan dần về phía đầu
, cá mất nhớt, bong da vây.
* Trị bệnh :
- Hoà tan vôi bột : 5-10 kg/100 m2, tạt đều khắp
ao : 2-3 lần /tuần.
- Bắt cá bệnh lên tắm thuốc Streptomycine (1
lọ/10 lít nước), tắm trong 30 phút .


3- Bệnh nấm thuỷ mi:
* Dấu hiệu bệnh lý :
- Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, trên
đó có sợi nấm nhỏ, mềm, tua tủa như bông
gòn. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo
vào nhau thánh túi trắng như baông có thể nhìn
thấy bằng mắt thường.
* Trị bệnh:
- Dùng Xanh metylen 2-3g/m3, liên tục tạt xuống
ao 2-3 lần/tuần .
- Dùng thuốc tím 2-5 mg/l nước tắm cho cá trong
khỏang 10 phút.


4- Bệnh do sán lá đơn chủ : Ký sinh ở mang và da
* Triệu chứng: Mang bị viêm và sưng to, các tia mang bị
đứt rời, mang tiết ra nhiều nhớt làm cho cá nghẹt thở
và chết , cá thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng
nước chảy.
* Phòng bệnh :
- Cá giống trước khi thả nuôi tắm cho cá bằng nước

muối 2-3% trong thời gian 10-15 phút.
- Thừơng xuyên thay nước ao, tránh thức ăn thừa gây
bẩn.
* Trị bệnh :
- Dùng muối liều lượng 0,5-1kg/100 lít nước (đối với cá
nhỏ), 3-4 kg/100 lít nước đối với cá lớn , tắm trong 1530 phút.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×