Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

BẢO DƯỠNG và sửa CHỮA hệ THỐNG bôi TRƠN TRÊN ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.18 KB, 27 trang )

Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA ĐỘNG LỰC

Lớp 12CĐ-Ô1

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ
THỐNG BÔI TRƠN TRÊN Ô TÔ

GVHD: Đàm Quang Hiệp
Thành Viên: Nguyễn Hoàng Giang
Nguyễn Hoàng Chiến

TPHCM-6/2014

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay động cơ đốt trong phát triển rộng khắp trên mọi lĩnh vực:
Giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, công nghiệp,


quốc phòng .Công tác bảo dưỡng sữa chữa để phục hồi khả năng làm
việc của phương tiện đóng một vai trò rất quan trọng, song trong điều
kiện nước ta còn hạn chế về khả năng chế tạo và sản xuất mới động
cơ nói chung và phụ tùng thay thế nói riêng.
Mặt khác do yêu cầu về công suất, hiệu suất làm việc của động cơ
ngày càng cao, nhưng đồng thời phải đảm bảo độ bền, tuổi thọ của
các chi tiết trong động cơ. Mà trên bề mặt các chi tiết luôn tồn tại
những vết gồ ghề do đó khi trượt lên nhau sẽ sinh nhiệt, tiêu hao công
và mài mòn nhanh hoặc có thể bị kẹt cứng, không chuyển động được.
Vì vậy giữa các chi tiết ma sát phải luôn luôn tồn tại lớp dầu bôi trơn
để nâng cao độ bền và tuổi thọ của động cơ. Nhưng để giảm lượng
mài mòn hư hỏng ta phải cung cấp dầu nhờn liên tục đến các mặt ma
sát của các chi tiết máy, do đó ta phải chọn những phương án bôi trơn,
kiểu bố trí hệ thống bôi trơn khác nhau. Đây cũng là lý do để nhóm
em chọn để tài ” Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn
Trên Xe Ôtô”
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đồ án, em đã nhận được sự
giúp đỡ trực tiếp rất nhiệt tình của thầy hướng dẫn Đàm Quang Hiệp
cùng các thầy cô trong bộ môn, các bạn trong lớp. Em xin thành thật
cảm ơn!

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..........................................................................................................................
.........................................................................................................................
...................................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
.............................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
.......................................................................................................................
..........................................................................................................................
.......................................................................................................................
.........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
...........................................................................................................................

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

MỤC LỤC

Khoa Động Lực


TRANG

Phần 1:Tổng Quan Về Hệ Thống Bôi Trơn

4

Phần 2: Các Hư Hỏng Thường Gặp Trong Hệ

6

Thống Bôi Trơn
Phần 3: Bảo Dưỡng Hệ Thống Bôi Trơn

8

I.Kiểm Tra Xem Xét Bên Ngoài

8

II.Kiểm Tra Chất Lượng Dầu Bôi Trơn

9

III.Bảo Dưỡng Các Lọc Dầu

9

IV.Thay Dầu Bôi Trơn


10

Phần 4: Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

12

I.Thay dầu hệ thống bôi trơn:

12

II.Kiểm tra sửa chữa hệ thống bôi trơn:

12

1 Kiểm tra áp lực dầu

12

2.Kiểm tra sửa chữa bơm dầu và các
chi tiết bên trong

13

3.Bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc dầu

14

4.Sửa chữa két làm mát dầu

14


5. Thông rửa các đường dầu

15

Tài Liệu Tham Khảo

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

16

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÔI
TRƠN

1.Bầu lọc tinh; 2.Đồng hồ đo nhiệt độ dầu; 3.Két làm mát dầu; 4. Van
điều khiển; 5.Khóa; 6.Phao lọc; 7.Bơm dầu; 8.Van điều áp; 9.Van an
toàn; 10.Bầu lọc thô; 11. Đồng hồ áp suất; 12.Đường dầu chính;
13.Cổ trục chính; 14.Cổ trục cam; 15.Trục cò mổ; 16.Thước thăm
dầu; 17.Ống đổ dầu

I.Một số đặc điểm về dầu của hệ thống bôi trơn:
-Việc bôi trơn các chi tiết kim loại trong động cơ được sử dụng các
loại dầu nhớt thông thường với các đặc tính cơ bản và quan trọng là

độ nhớt và tính bôi trơn. Giữa các lớp trượt của chi tiết kim loại
chuyển động trong động cơ thường có một lớp đệm dầu hoặc một lớp
Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

màng dầu tùy theo độ kín khít của các chi tiết kim loại mà chúng có
độ dày khoảng 1m trở lên. Với các loại dầu nhớt thông thường, lớp
màng dầu bám vào bề mặt kim loại nhờ lực liên kết phân tử giữa các
phân tử dầu bôi trơn với nhau và giữa các phân tử dầu bôi trơn với bề
mặt kim loại. Lực liên kết này yếu, không bền vững (khoảng 0,1-0,5
Kca/mol), vì vậy lơp đệm dầu chỉ được giới hạn tải trọng và va đập
thấp, khi giới hạn va đập và tải trọng tăng cao làm cho hệ số ma sát
giữa các bề mặt chi tiết kim loại tăng cao nên tiếp tục sinh nhiệt và
làm tăng độ mài mòn các chi tiết. Khi nhiệt độ liên tục tăng cao do ma
sát , chất lượng dầu giảm nhanh chóng , các mạt kim loại trong quá
trình bị mài mòn lẫn trong dầu gây ảnh hưởng tới quá trình bôi trơn vì
vậy đối với ô tô , thường phải thay dàu mỗi 5000km lăng bánh.

II.Một số đặc điểm về hệ thống bôi trơn:
-Tính chất quan trọng nhất liên quan đến chất lượng dầu bôi trơn là độ
nhớt của nó. Mỗi loại động cơ yêu cầu dầu bôi trơn có một độ nhớt
nhất định, phù hợp với điều kiện làm việc của động cơ. Nếu dầu quá
nhớt (đặc) thường khó lưu động trong hệ thống bôi trơn . Nên trong
giai đoạn khởi động động cơ, dầu khó đến được tất cả các bề mặt làm

việc của các chi tiết đặc biệt là các bề mặt ở xa bơm dầu. Do đó một
số bề mặt ma sát thiếu dầu khi khởi động dẫn đến nhanh mài mòn,
nhanh hỏng

III.Tầm Quan Trọng Của Dầu Nhớt Trong Hệ Thống Bôi
Trơn:
Chức năng của dầu nhớt động cơ là bôi trơn (giảm ma sát và giảm mài
mòn) cho các bộ phận chuyển động trong động cơ, chống ăn mòn,
làm mát, làm kín buồng đốt và làm sạch động cơ.
Ngoài chức năng bảo vệ động cơ, dầu nhớt động cơ hiện đại còn phải
có thời gian sử dụng dài và tương thích với các bộ phận xử lý khí thải
được lắp trên động cơ.
Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

Tùy theo loại động cơ (2 thì hay 4 thì) và nhiên liệu sử dụng (xăng,
dầu diesel, dầu cặn, nhiên liệu sinh học, hay khí đốt) mà dầu nhớt
động cơ sẽ được thiết kế thích hợp để đáp ứng tốt các yêu cầu bôi
trơn.

1.Các thông số cơ bản của dầu nhớt động cơ
1.1 Độ nhớt dầu động cơ
Độ nhớt của dầu động cơ được phân loại dựa trên tiêu chuẩn SAE
J300 của Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Hoa Kỳ.


Độ nhớt dầu động cơ
-Các cấp độ nhớt có ký tự “W” là các cấp độ nhớt đơn cấp được sử
dụng vào mùa đông hoặc ở những vùng có nhiệt độ ngoài trời thấp.
Các cấp độ nhớt W là các độ nhớt lỏng giúp động cơ khởi động dễ
dàng vào mùa động hoặc khi máy còn nguội. Động cơ sử dụng cấp độ
nhớt W càng nhỏ thì động cơ càng dễ khởi động ở nhiệt độ thấp, ví
dụ: động cơ sử dụng nhớt có cấp độ SAE 0W sẽ dễ dàng khởi động
hơn so với việc sử dụng nhớt có cấp độ SAE 10W.

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

-Các cấp độ nhớt không có ký tự “W” là các cấp độ nhớt đơn cấp
thường được sử dụng vào mùa hè hoặc những vùng có nhiệt độ ngoài
trời cao. Cấp độ nhớt SAE càng cao sẽ có độ nhớt ở 100oC càng đặc.
-Các loại dầu nhớt động cơ đa cấp, vd SAE 15W-40, SAE 5W-30 sử
dụng được quanh năm. Dầu nhớt đa cấp có dải nhiệt độ làm việc rộng,
giúp động cơ dễ khởi động ở nhiệt độ thấp và bảo vệ tốt cho động cơ
ở nhiệt độ cao.
-Tùy theo điều kiện thời tiết tại khu vực động cơ làm việc và tùy theo
tính năng của động cơ mà nhà sản xuất động cơ có thể khuyến cáo các
cấp độ nhớt SAE phù hợp.


1.2. Cấp tính năng của dầu nhớt động cơ
Có nhiều tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn riêng của các nhà sản xuất
động cơ để phân loại tính năng làm việc của dầu nhớt động cơ:
· Phân loại API của Viện dầu khí Mỹ (American Petroleum Institute)
là phân loại phổ biến nhất.
· Phân loại ACEA của Các nhà sản xuất Ô-tô Châu Âu (Association
des Constructeurs Européens de l’Automobile)
· Phân loại JASO của Tổ chức Tiêu chuẩn Ô-tô Nhật Bản (Japan
Automobile Standards Organisation)
· Phân loại riêng của các hãng ô-tô: Mercedes, Ford, Volvo,
BMW,vv…
Các tiêu chuẩn phân loại đều dựa trên các thử nghiệm lý hóa tính của
dầu nhớt, các thử nghiệm động cơ trên băng thử và cũng có thể bao
gồm các thử nghiệm thực tế trên đường.

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

Cấp tính năng dầu động cơ

1.2.1. Cấp tính năng API

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn


Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

Cấp API

TÌNH TRẠNG

SỬ DỤNG

SA

Lỗi thời (*)

Không thích hợp cho các động cơ sản xuất sau năm 1930

SB

Lỗi thời (*)

Không thích hợp cho các động cơ sản xuất sau năm 1963

SC

Lỗi thời (*)

Không thích hợp cho các động cơ sản xuất sau năm 1967


SD

Lỗi thời (*)

Không thích hợp cho các động cơ sản xuất sau năm 1971

SE

Lỗi thời (*)

Không thích hợp cho các động cơ sản xuất sau năm 1979

SF

Lỗi thời (*)

Dùng cho động cơ xăng đời 1988 và trước đó

SG

Lỗi thời (*)

Dùng cho động cơ xăng đời 1993 và trước đó

SH

Lỗi thời (*)

Dùng cho động cơ xăng đời 1996 và trước đó


SJ

Hiện hành

Dùng cho động cơ xăng đời 2001 và trước đó

SL

Hiện hành

Dùng cho động cơ xăng đời 2004 và trước đó

SM

Hiện hành

Dùng cho mọi động cơ xăng

(*) API đã loại bỏ các phương pháp thử nghiệm các cấp dầu này, tuy
nhiên một số cấp dầu nói trên vẫn còn được sử dụng ở nhiều thị
trường.
Dầu nhớt động cơ diesel
Cấp
API

TÌNH
TRẠNG

SỬ DỤNG


CA

Lỗi thời (*)

Không thích hợp cho các động cơ sản xuất sau năm 1959

CB

Lỗi thời (*)

Không thích hợp cho các động cơ sản xuất sau năm 1961

CC

Lỗi thời (*)

Không thích hợp cho các động cơ sản xuất sau năm 1990

CD

Lỗi thời (*)

Dùng cho động cơ diesel hút khí tự nhiên và tăng áp

CD-II

Lỗi thời (*)

Dùng cho động cơ diesel 2 thì


CE

Lỗi thời (*)

Dùng cho động cơ diesel hút khí tự nhiên và tăng áp. Có

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

thể dùng thay cho cấp dầu CC và CD
CF

Hiện hành

Dùng cho động cơ diesel công trường, phun dầu gián tiếp
và các động cơ diesel khác dùng nhiên liệu có lưu huỳnh
cao hơn 0,5% kl. Có thể dùng thay cho cấp dầu CD

CF-2

Hiện hành

Dùng cho động cơ diesel 2 thì có chế độ làm việc nặng.

Có thể dùng thay cho cấp dầu CD-II

CF-4

Lỗi thời (*)

Dùng cho động cơ diesel hút khí tự nhiên và tăng áp
Có thể dùng thay cho cấp dầu CD và CE.

CG-4

Lỗi thời (*)

Dùng cho động cơ diesel hút khí tự nhiên và tăng áp, chế
độ làm việc nặng dùng nhiên liệu có lưu huỳnh ít hơn
0,5% kl.
Có thể dùng thay cho cấp dầu CD, CE và CF-4.
Đáp ứng tiêu chuẩn khí thải năm 1994.

CH-4

Hiện hành

Dùng cho động cơ diesel hút khí tự nhiên và tăng áp, chế
độ làm việc nặng dùng nhiên liệu có lưu huỳnh ít hơn
0,5% kl.
Có thể dùng thay cho cấp dầu CD, CE CF-4 và CG-4.
Đáp ứng tiêu chuẩn khí thải năm 1998

CI-4


Hiện hành

Dùng cho động cơ diesel hút khí tự nhiên và tăng áp, chế
độ làm việc nặng dùng nhiên liệu có lưu huỳnh ít hơn
0,5% kl.
Có thể dùng thay cho cấp dầu CD, CE CF-4 CG-4 và CH4.
Đáp ứng tiêu chuẩn khí thải năm 2004.

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

CJ-4

Khoa Động Lực

Áp dụng từ Đáp ứng tiêu chuẩn khí thải năm 2007.
2007

(*) API đã loại bỏ các phương pháp thử nghiệm các cấp dầu này, tuy
nhiên một số cấp dầu nói trên vẫn còn được sử dụng ở nhiều thị
trường

IV. Cách Phân Loại Dầu Nhớt Động cơ:
-Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu
động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ "W" là loại

đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Khi phân loại theo tính năng API,
các ký tự sau chữ "S" hay "C" có thứ tự càng lớn trong bảng chữ cái
càngtốt.
-Thay dầu là một trong những thói quen cần có đối với hầu hết những
người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều
hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi trên sản phẩm
này. Điển hình như chữ “W” trong ký hiệu SEA 10W40 ghi trên các
loại dầu nhớt thường được nghĩ là “Weight”, trong khi thực tế nó
dùng để chỉ từ “Winter”.

Ký hiệu chỉ loại dầu nhờn "10W-30" của Castrol được bán ở Mỹ.
Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn
Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

*Tác dụng và tính chất của dầu nhờn
-Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai
bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống
ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát
nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng
của một sản phẩm dầu nhờn thương mại.
-Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt
giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu
có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành
nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta
thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có

độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao.
-Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh
hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn
nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.

*Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt
-Ở phương pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt
thống nhất dùng cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE
(Society of Automotive Engineers). Các phân loại của SAE tùy thuộc
vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Dầu đa cấp có độ nhớt
thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn cấp chỉ
đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó.
-Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều
khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính.
Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W,
20W. Những số đứng trước chữ "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà
loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác
định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các
số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm
20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 150C .
-Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W,
15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W.
Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt
Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi
động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu
có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình
nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang



Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

-Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60.
Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu
nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví
dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng
hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ
hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên
60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại
40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ
cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có
thể dùng loại 50.
-Do đặc tính của dầu đa cấp nên người ta thường gọi nó là "dầu bốn
mùa". Khi có chữ "W", khách hàng có thể hiểu nó dùng được cho cả
mùa đông và mùa hè.
-Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và
chỉ có ký hiệu như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng
cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp...

*Phân loại dầu theo tính năng
-Khi phân loại theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất lại thống nhất
phân theo tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API (American Petroleum
Institute).
-API phân ra theo cấp S (Service) dùng để dành cho dầu đổ vào động
cơ xăng và C (Commercial) cho các động cơ diesel. Hiện tại, với
động cơ xăng, API phân ra nhiều loại với thứ tự tiến dần từ SA, SB,

SC tới mới nhất là SM. Đối với động cơ diesel, API chia thành CA,
CD, CC tới CG, CH và CI. Càng về sau, chấ2t lượng sản phẩm càng
tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để
thích nghi với những công nghệ động cơ mới.
-Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường
ghi đầy đủ 2 cách phân loại này. Tùy thuộc vào đặc điểm động cơ mà
những hãng xe hơi khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng loại dầu nào.
Bạn có thể tự đánh giá hay lựa chọn cho mình, nhưng tốt hơn cả hãy
hỏi ý kiến của các chuyên gia hay nhờ kỹ thuật viên của hãng tư vấn.

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

PHẦN 2: CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG
HỆ THỐNG BÔI TRƠN
Hệ thống bôi trơn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động
của máy,vì vậy việc bảo dưỡng hệ thống bôi trơn là vấn đề
hết sức quan trọng
Những hư hỏng của hệ thống bôi trơn
1. Dầu không đủ, mức dầu xuống thấp:
Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang



Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

Nguyên nhân là do châm dầu không đủ, bị rò rĩ dầu hoặc
động cơ có hiện
tượng lên nhớt.
2. Dầu quá nhiều, mức dầu lên cao:
Động cơ quay yếu, thải ra khói đặc màu xanh xám. Nguyên
nhân do dầu vào
quá nhiều, màng bơm xăng rách, xăng chảy vào các te dầu.
3. Dầu quá loãng:
Nguyên nhân do sử dụng dầu không đúng, màng bơm xăng
rách, xăng chảy
vào các te.
4. Dầu bị bẩn, biến màu (đen), trong dầu có vụn kim loại:
Nguyên nhân do dùng dầu không sạch, chi tiết máy bị mòn,
bụi và hơi nước
lọt qua hệ thống thông gió.
5. Dầu bị rò:
Nguyên nhân do các bu lông bị lỏng, ống dẫn dầu bị nứt,
jiont bị rách, phốt
dầu bị hỏng.
6. Nhiệt độ dầu quá cao:
Nguyên nhân do khe hở vách xy lanh lớn.
7. Áp suất dầu giảm:
Nguyên nhân do đường ống dẫn chính bị rò, bơm và các ổ
trục bị mòn, độ
nhớt không đúng, van điều áp bị kẹt mở.

8. Áp suất dầu tăng:
 Nguyên nhân do các ống dầu bị nghẹt, dùng dầu có độ
nhớt cao, van điều áp
9.Hỏng bơm dầu:
-Bơm dầu hỏng có thể gây nên giảm áp suất trong hệ thống
bôi trơn và làm giảm lưu lượng bơm dầu
-Các dạng hư hỏng của bơm dầu:
+Các bánh răng của bơm bị mon
+Mặt làm việc bên trong thân bơm bị mòn
+Van điều chỉnh áp suất
dầu bôi trơn bị mòn
+Lỗ, bệ van bị mòn, xước lỗ ren bị hỏng
+Các bạc gối ổ đỡ trục bị mòn
Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

+Lò xo van giảm áp bị yếu hoặc gãy
+Thân bơm bị nứt, vỡ
10.Hỏng lưới lọc và bầu lọc:
-Lưới lọc được đặt trên đường ống hút thường bị thủng
hoặc tắc các lỗ lưới
-Thân bầu lọc bị bứt các răng vặn bị cháy hỏng
11.Hỏng két làm mát dầu:
-Đường ống trong ruột két bị bẩn

-Két làm mát bị thủng

PHẦN 3: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN
I.Kiểm Tra Xem Xét Bên Ngoài:
-Phải thường xuyên kiểm tra mức dầu bằn que thăm dầu, mức dầu
nằm giữa vạch max-min là đủ, nếu thiếu phải bổ sung dầu đúng loại.

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

-Quan sát trên đồng hồ đo áp suất dầu: khi động cơ làm việc máy đã
nóng ở tốc độ max áp suất dầu trên đồng hồ khoảng (0,294-0,392)
MPa hoặc lớn hơn tùy theo loại xe.
-Nếu áp suất thấp có thể do bơm dầu mòn, khe hở giửa các chi tiết cần
bôi trơn lớn , lò xo điều chỉnh áp suất bơm nhớt mất tính đàn hồi…
Nếu áp lực quá lớn có thể do tắc đường ống, kẹt lò xo van điều chỉnh
áp suất..

Giải thích:


Khi ta bật công tắt máy ở vị trí ON mà đèn báo hiệu nhớt
sáng rồi tắt-> lượng dầu trên động cơ vẫn ở mức bình thường


Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng


Khoa Động Lực

Khi ta bật công tắt máy ở vị trí ON mà đèn báo hiệu nhớt
sáng hoài mà không tắt hoặc không sáng -> lượng nhớt trên
động cơ có vấn đề cần phải kiểm tra lại.

-Quan sát sự rò rỉ dầu ở các gioăng đện, các bề mặt lắp ghép

II.Kiểm Tra Chất Lượng Dầu Bôi Trơn:
-Kiểm tra tạp chất có trong dầu qua màu sắc: Nhỏ một giọt dầu lên tờ
giấy trắng, quan sát so sánh với bảng màu dầu mẫu nếu thấy:
+Dầu có màu vàng sánh là dầu còn tốt
+Dầu có màu vàng xẫm là dầu có khoảng(0,1-0,2)% tạp chất, tạm
dùng được
+Dầu có màu nâu hoặc xẫm đen là dầu có khoảng (0,3-0,4)% tạp chất
ta phải thay dầu

III.Bảo dưỡng các bầu lọc :
-Bầu lọc thô:
+Thường có lõi bọc bằng thép có thể lọc những tạp chất cơ học có
đường kính khoảng(0.07-0,08)mm. Sau mỗi ngày xe chạy về, lúc máy
còn nóng, ta phải xoay trục của các tấm lọc từ 3-4 vòng để gạt các tạp

chất trên bề mặt làm việc của các phân tử lọc rơi xuống đáy bầu lọc
+Khi bảo dưỡng các cấp cao hơn, ta phải tháo cặn ở đáy bầu lọc hoặc
tháo cả bầu lọc, rửa các ruột lọc bằng dầu diesel hoặc bằng dầu hỏa,
rồi thổi khô bằng khí nén

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

Hình.Bầu lọc
thô
-Bầu lọc tinh:
+Ruột lọc thường làm bằng giấy các tong, giữ lại các tạp chất cơ học
có đường kính đến 0,01mm và giữ được khoảng(600-800)g cặn bẩn,
thời gian làm việc của ruột lọc phụ thuộc ào mức bẩn của dầu
+Trong 2 chu kì thay dầu bôi trơn , ta phải thay lọc mới

Hình. Bầu lọc tinh
IV.Thay dầu bôi trơn:
-Chu kì thay dầu bôi trơn phụ thuộc vào loại đông cơ và được quy
định bởi số giờ làm việc hoặc định ngạch bảo dưỡng của nhà chế tạo.
Tuy nhiên chu kì thay dầu bôi trơn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố sử
dụng khác nhau như:
+Điều kiện sử dụng(khí hậu, thời tiết,đường xá)
+Mức độ hao mòn của các chi tiết

+Chất lượng dầu bôi trơn, trạng thía kỹ thuật của hệ thống thông gió
các te
Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

+Ý thức trách nhiệm, trình độ kỹ thuật của lái xe , thợ bảo dưỡng,
-Thay dầu nhằm thải cặn bẩn trong các te, đường ống dẫn, các bầu
lọc, két làm mát dầu… Ngoài những công việc trên ta còn phải kiểm
tra sự lưu thông của hệ thống gió, vặn chặt những mối ghép

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

PHẦN 4: SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN
I.Thay dầu hệ thống bôi trơn:
-Trong quá trình động cơ làm việc , dầu bôi trơn bị bẩn do bụi bẩn
theo khí nạp vào động cơ, do muội than, hơi nhiên liệu và hơi nước
theo khí cháy lọt xuống và do mạt kim loại bong tách từ bề mặt ma

sát
-Do đó, cần phải thay dầu theo định kì sử dụng để đảm bảo chất lượng
dầu bôi trơn.Trong quá trình vận hành, thường phải kiểm tra mức dầu
để bổ sung đến mức quy định, khi kiểm tra nếu phát hiện dầu bẩn đen
lẫn nhiều mạt kim loại và biến chất cần phải thay dầu ngay

II.Kiểm tra sửa chữa hệ thống bôi trơn:
1.Kiểm tra áp lực dầu: Khi thấy áp suất dầu trên đồng hồ không
đúng với yêu cầu thì có thể kiểm tra lại như sau:
- Tháo cảm biến đo áp suất đo áp suất dầu và lắp một áp kế thay vào
đó.
- Khởi động động cơ, cho động cơ chạy ở chế độ số vòng quay định
mức và kiểm tra áp suất chỉ thị trên áp kế.

Quan sát:
- Nếu áp suất nằm trong phạm vi yêu cầu của động cơ thì thay cảm
biến áp suất mới rồi kiểm tra lại áp suất chỉ thị trên xe, nếu vẫn không
hiệu quả thì thay đồng hồ trên xe rồi chỉ thị trên xe, nếu vẫn không
hiệu quả thì thay đồng hồ trên xe rồi kiểm tra lại.
- Nếu áp suất không đúng quy định thì kiểm tra các bộ phận khác như
bơm dầu, cơ cấu dẫn động và các nguyên nhân khác(Khi động cơ
được sửa chữa) trước khi tháo rời để kiểm tra.

2.Kiểm tra sửa chữa bơm dầu và các chi tiết bên trong:
Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng


Khoa Động Lực

-Khi động cơ được tháo ra sửa chữa thì ta phải tháo bơm dầu để kiểm
tra, hoặc trong quá trình động cơ làm việc nếu phát hiện thấy các hiện
tượng liên quan đến hư hỏng của bơm dầu thì củng phải tháo bơm dầu
ra kiểm tra
-Nếu bơm dầu được lắp trên khối cacte hoặc thân máy từ phía ngoài
thì nên kiểm tra và điểu chỉnh van hạn chế áp suất trước, nếu thấy
không hiệu quả mới tháo rời bơm ra các chi tiết của bơm
- Thân và nắp bơm: thường được đúc bằng gang nên có thể có hiện
tượng nứt vỡ, thì thay mới. Nếu không thấy ta kiểm tra sự mài mòn
của các chi tiết.
- Nếu trên mặt lỗ của thân bơm mặt nắp bơm, mặt răng của các bánh
răng có hiện tượng rỗ nhỏ thì có thể dùng đá mài dầu mài lại Nếu bị
rỗ lớn hay nứt mẻ thì thay mới
- Kiểm tra mặt nắp bơm (Kiểm tra khe hở nắp bơm với mặt đầu bánh
răng) bằng thước lá và căn đo, chiều sâu vết lõm không được vượt
quá 0,1 mm, nếu vượt quá phải mài lại mặt trên rà bằng bột mài.
- Kiểm tra khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ bơm, không được vượt
quá 0,1 mm. Nếu vượt quá phục hồi bằng pp mạ Crom hoặc thép rồi
gia công lại
- Kiển tra khe hở giữa hai báng răng ăn khớp , khe hở không vượt quá
0,35 mm. Nếu vượt quá cần thay mới
- Khe hở giữa trục bơm và bạc lót vỏ bơm không vượt quá 0,1 mm.
Nếu vượt quá phải thay bạc lót hoặc trục thay mới

3.Bảo dưỡng, sửa chữa bầu lọc dầu:
a.Bảo dưỡng, sửa chữa phao lọc:
-Phao lọc có phao nổi lập lờ trong dầu để không hút cặn bẩn ở đáy các

te và có lưới lọc để lọc sơ bộ các cặn bẩn lớn. Phao lọc có thể bị
thủng, bẹp phao hoặc tắc lưới lọc. Khi sửa chữa lớn động cơ, bảo
Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

dưỡng các te hay sửa chữa các hư hỏng hệ thống bôi trơn cần phải
tháo phao lọc để kiểm tra
-Lưới lọc cần phải tháo ra khỏi phao lọc để kiểm tra phao và làm sạch
lưới.Nếu phao bị thủng thường có dầu bên trong nên khi kiểm tra phải
lắc phao xem có dầu bên trong hay không rồi nhúng phao chìm vào
chậu nước để tìm chổ thủng và hàn lại.Nếu phao bị bẹp và biến dạng
nhiều thì phải thay phao mới

b.Bảo dưỡng, sửa chữa lọc dầu:
Khi nào thay dầu động cơ thì đồng thời bảo dưỡng các bầu lọc. Các
bầu lọc được tháo sạch và rửa sạch bằng dầu hỏa hoặc diesel kiểm tra
than, thông rửa các đường trong thân bầu lọc, tẩy rửa và kiểm tra van
an toàn. Các lõi lọc kim loại được tháo rời, tẩy rửa sạch và lắp lại, còn
các lõi lọc giấy được thay mới. Các đệm lót nếu hỏng phải thay mới
để tránh chảy dầu
-Khi động cơ làm việc thường xuyên trong môi trường nhiều bụi, dầu
sẽ nhanh bẩn đi nên thời gian thay dầu và bảo dưỡng bầu lọc phải rút
ngắn 15-20% so với định mức trong điều kiện bình thường
-Trong một số trường hợp , bầu lọc có khi bị tắt vì nhiều cặn bẩn

trước khi đến kì bảo dưỡng. Khi bầu lọc bị tắt, dầu sẽ không đi qua
khoang lỗ lọc mà đi qua van an toàn lên thẳng đường dầu chính nên
bầu lọc không nóng. Do đó có thể kiểm tra tình hình làm việc của bầu
lọc trong quá trình động cơ làm việc bằng cách sờ tay vào than bàu
lọc , nếu thấy nóng là bầu lọc vẫn làm việc, còn nếu thấy nguội là bầu
lọc bị tắt, phải tháo ra bảo dưỡng ngay.

4.Sửa chữa két làm mát dầu:
- Kiểm tra tình hình làm việc của két làm mát dầu, bằng cách sờ tay
kiểm tra nhiệt độ phía đường dầu vào của két, tháo van điều tiết kiểm
tra viên bi và lò xo có bị kẹt hay hư không. Nếu van không hư thì phải
xúc rửa hệ thống bằng dầu hỏa hoặc dầu Diezel, dùng khí nén thổi
Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


Trường CĐKT Lý Tự Trọng

Khoa Động Lực

Hình. Két làm mát dầu
bằng nước

5. Thông rửa các đường dầu:
-Các đường dầu của hệ thông bôi trơn động cơ thường được khoan
trên than máy, nắp máy, trục khuỷu, thanh truyền và một số chi tiết
khác liên quan. Khi đường dầu này bị tắt, dù tắt đi một phần , sẽ ảnh
hưởng đến việc cấp dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát. Do vậy, khi
động cơ được tháo sửa chữa cần phải thông rửa toàn bộ hệ thống

đường dầu.
-Để thông các đường dầu, trước tiên cần phải tháo mở tất cả các vít
nút, các lỗ khoan đường dầu của than máy và các chi tiết , dùng sợi
vải quấn lên dây thép ngấm dầu hỏa sạch để thông rửa tất cả các
đường dầu trên thân máy, nắp máy, trục khuỷu và các chi tiết khác có
khoan thông dầu . Sau đó dùng khí nén thổi thông đến tận cửa lổ dầu
ra các bề mặt ma sát và kiểm tra kỹ, không được để sót sợi lau hoặc
cặn dầu ở trong đường dầu.
-Sau khi thông sạch toàn bộ đường dầu phải lắp chặt các vít nút lại,
nếu vít nào hỏng phải thay vít mới để tránh rò dầu. Khi lắp các đường
ống dầu của hệ thống bôi trơn, cần kiểm tra các đầu nối để không có
hiện tượng lỏng và rò dầu

Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ Thống Bôi Trơn

Trang


×