ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
NGUYỄN THỊ KIM THY
LỚP: 12CD-MAY
Đề cương:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ
TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tân Bình, tháng 4 năm 2014
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
---------------------------------------
NGUYỄN THỊ KIM THY
Mã số sinh viên: 12D2040027
ĐỀ CƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ
TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Học phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THẦY HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TH.S NGUYỄN VĂN DŨNG
Tân Bình, tháng 4 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành ĐỀ CƯƠNG, tác giả
đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các
cấp lãnh đạo, quý thầy cô, bạn bè.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả quý giảng viên Trường Cao đẳng
Kỹ thuật Lý Tự Trọng đã tạo điều kiện tổ chức, giúp đỡ, hướng dẫn nghiên
cứu khoa học trong quá trình học tập môn Nghiên cứu khoa học của chúng
tôi.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới TH.S NGUYỄN
VĂN DŨNG người hướng dẫn khoa học, đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức,
phương pháp nghiên cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ tác giả hoàn
thành đề cương.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô, bạn bè, người thân đã động viên,
hỗ trợ chúng tôi trong quá trình học tập.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng trong quá trình thực hiện không
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của quý thầy cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014
Tác giả
NGUYỄN THỊ KIM THY
Nhận xét của Thầy, Cô hướng dẫn Khoa học
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu được các yếu tố
nội dung giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lí, đội ngũ giáo viên, viên chức phụ
trách thiết bị, thư viện và cơ sở vật chất trường học mà thư viện lại đóng vai
trò quan trọng không thể thiếu. Thư viện là một bộ phận cơ sở vật chất trọng
yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và hoạt động khoa học cho toàn thể viên
trong nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo
viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học
cho học sinh.
Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn
gần gũi nhất, là tài liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách
giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học và luyện tập. Giáo viên cần có
sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng
chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí,
…,ở Thư viện cũng là nguồn tài liệu thao khảo hết sức quan trọng đối với
giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học
tập góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học
tập được tốt, công tác phục vụ bạn đọc phải được thường xuyên, liên tục, phải
luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng
nhiều.
Nhiều học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng chỉ
vào thư viện với mục đích lên mạng chơi game hoặc nằm ngủ, nghe nhạc; rất
số ít sinh viên vào đọc sách báo, tham khảo tài liệu. Chỉ vì sự lạc hậu của sách
báo nên không ít sinh viên cảm thấy chán nản.
Tuy nhiên khách quan mà nói, bên cạnh những mặt được, thì thư viện ở
trường trong thời gian qua còn có những yếu kém và bất cập. Cụ thể là:
Quy mô phát triển chưa có sự đồng bộ về cơ cấu, ít phát huy tính hữu
dụng của nó.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu lạc hậu so với yêu cầu phát triển
hiện nay. Sách báo, tạp chí thì quá cũ, số lượng, chủng loại thì còn quá nghèo
nàn, sách tham khảo chất lượng cao phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức cho
sinh viên còn ít, nên không thu hút được giáo viên và học sinh sinh viên đến
thư viện.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên thư viện thường không ổn định, luôn luôn
thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn lại
không đồng đều.
Hầu như hoạt động theo phương cách quản lí cũ là chính, vẫn dựa vào
sổ sách cùng những phiếu đăng kí tay, nên việc quản lí thư viện đạt kết quả
không cao. Cơ chế chính sách về thư viện chưa theo kịp với tình hình thực
tiễn, tình hình đổi mới giáo dục.
Kinh phí đầu tư cho thư viện còn hạn hẹp, do đó việc bổ sung sách, tài
liệu, đặc biệt là sách tham khảo, báo, tạp chí không đáp ứng được nhu cầu bạn
đọc.
Đi tìm lời giải cho câu hỏi: Làm gì để nâng cao chất lượng thư viện
trường học để góp phần phát triển văn hoá đọc cho tầng lớp học sinh sinh viên
ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng, nhằm không ngừng hoàn thiện
nhân cách, tri thức, rèn luyện đạo đức và bồi dưỡng cho sinh viên; để góp
phần biến những "lợi thế của ngành giáo dục & đào tạo thành lợi ích xã hội"
trong việc duy trì và nâng cao văn hóa đọc. Vì chưa có người nghiên cứu về
vấn đề này do đó chúng tôi chọn đề tài này để xin được đề xuất những giải
pháp cơ bản để khắc phục khó khăn trên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của thư viện và đây cũng là vấn đề thiết thực cần được quan tâm.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện Trường Cao
đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trường Cao đẳng
Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh.
4. Khái niệm
4.1.Giải pháp
4.2. Hiệu quả
4.3. Hoạt động
4.4. Thư viện
4.5. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng
5. Giả thiết khoa học
Nếu các giải pháp đề suất có tính khoa học, khả thi, hiệu quả và phù hợp với
thực tiễn nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện
trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của thư
viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá thực trạng hoạt động của thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự
Trọng thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện
trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động của thư viện trường Cao đẳng Kỹ
thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây và đưa
ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trong những
năm tiếp theo.
Phạm vi nghiên cứu là thư viện của trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng
thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, đọc tài liệu và tư duy về vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của
thư viện. Từ đó, tôi khái quát, phân tích tổng hợp tài liệu, hệ thống những
kiến thức liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, phỏng vấn, trao đổi lấy ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm thu
thập thông tin về thực trạng hoạt động của thư viện để xây dựng cơ sở thực
tiễn cho đề tài. Ngoài ra các phương pháp này còn giúp chúng tôi làm tốt công
việc phân tích, đánh giá để đề xuất phương thức kết hợp và xây dựng các giải
pháp, thăm dò về tính khả thi, hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Thu thập tư liệu, số liệu, phát phiếu nghiên cứu, thống kê phần trăm, phân
tích, xử lý và đưa ra kết quả nghiên cứu.
8. Kết luận
Một số kết luận.
9. Kiến nghị
Một số kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phạm Viết Vượng, phương pháp luận nghiên cứu khoa học Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học của trường Cao đẳng Kỹ
thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh.
3.Luật khoa học công nghệ - số 21/200/QH 10
4.Luật Sở Hửu trí tuệ - số 51/200/QH 10