Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đề tài PHÂN TÍCH THIẾT kế hệ THỐNG QUẢN lý SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP học hợp tác TRÊN e LEARNING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.79 KB, 38 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN:
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC
HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

NHÓM THỰC HIỆN GỒM:
KTV: NGUYỄN MINH HOÀNG
KTV: LÊ THÀNH TRUNG
LỚP: 11LT - TM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS.NGUYỄN NGỌC TRANG

TP.HCM – Tháng 05/2013
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

1


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trước sự phát triển nhanh như vũ bão của sách điện tử, điện thoại thông minh và máy
tính bảng, văn hóa đọc sách ở thư viện truyền thống đang đương đầu với nhiều thử
thách. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn trẻ trung thành với đọc sách in, bởi nó có những
nét hay riêng không thể thay thế được. Đọc sách đúng là nhu cầu không thể thiếu
trong xã hội hiện đại ngày nay. Đó là con đường để tích lũy tri thức, kỹ năng, kinh
nghiệm cần thiết cho mọi người.
Để phát triển nhu cầu cho bạn đọc đến với thư viện ngày nhiều hơn, thì cần phải có
một kho sách khổng lồ, bên cạnh đó cần phải có một công cụ quản lý sách sao cho
bạn đọc dễ dàng cho việc tiếp cận với các sách thật đơn giản , không khó để tìm ra
một quyển sách mà bạn cần đọc.


Khi bạn đến thư viện đọc sách bạn đã có một không gian yên tĩnh cho việc nghiên
cứu của bạn và không có không gian nào tốt hơn khi bạn sử dụng thư viện cho việc
học tập của mình.
Bài giảng e-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình
chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi. Từ trước đến nay chúng ta
soạn bài giảng bằng PowerPoint thì chúng ta phải trực tiếp sử dụng nó, còn bài giảng
e-Learning thì là một bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào tác động của người học. Bài
giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online)
và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần
đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp. Do đó, để soạn 1 bài giảng e-Learning bạn
phải dự kiến các tình huống xảy ra khi người học tác động vào bài giảng để có
phương án xủ lý thích hợp. (Nôm na giống như lập trình hướng đối tượng).
Trích dẫn trang

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

2


Do những lý do trên và sự tò mò muốn tìm hiểu làm thế nào để cải thiện được việc
học nhóm tốt hơn, nên nhóm em quyết định thực hiện đề tài PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN ELEARNING
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích thiết kế hệ thống thông tin cho việc Quản Lý Sách.
- Xây dựng được các biểu đồ, sơ đồ bằng phần mềm Power designer.
- Cách học nhóm trên e-Learning.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng thư viện.
- Tìm hiểu về phương pháp học nhóm trên http:\\www.elearning.lytc.edu.vn
của trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng .

- Sự dụng phần mềm power designer để vẽ biểu đồ và sơ đồ.
- Phân tích thiết kế hệ thống thông tin cho việc Quản Lý Sách.
- Lập phiếu khảo sát và lấy ý kiến sinh viên trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng
cần gì khi đến thư viện để mượn sách, có từng tìm hiểu về phương pháp học nhóm
trên http:\\www.elearning.lytc.edu.vn chưa.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Phương pháp học nhóm trên e-Learning.
- Khảo sát Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP.HCM xem cách làm việc của thư viện
này.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Sinh viên trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng thuộc ngành công nghệ thông
tin.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát : quan sát thực tế đa phần các bạn sinh viên khi học môn
phân tích thiết kế hệ thống thông tin chưa sử dụng tốt hoặc không biết Power
designer vào việc vẽ sơ đồ.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi: người nghiên cứu sẽ đặt ra câu hỏi về
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

3


phương pháp học nhóm thông qua việc học môn phân tích thiết kế hệ thống thông tin
trên trang e-Learning.
- Phương pháp thực nghiệm: Sinh viên sẽ làm quen và sử dụng thành thạo phần mềm
Power designer vào trong việc phân tích, sinh viên sẽ đến thư viện nhiều hơn khi việc
quản lý trả mượn sách đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.
- Nghiên cứu tài liệu: đọc các tài liệu, các trang web liên quan đến việc phân tích và
sử dụng Power designer và tìm hiểu thông qua cách học nhóm trên mạng là một cách
tốt để bổ sung kiến thức cho sinh viên.

7. Kế hoạch nghiên cứu:
Kế hoạch nghiên cứu: từ ngày 24/01/2013 đến ngày 23/05/2013:
- Tuần 1, 2 (từ ngày 24/01/2013 đến ngày 27/02/2013): chọn đề tài nghiên cứu, đặt
tên đề tài.
- Tuần 3, 4, 5 (từ ngày 28/02/2013 đến ngày 13/ 03/2013): chuẩn bị tài liệu, soạn đề
cương nghiên cứu.
- Tuần 6, 7 (từ ngày 14/03/2013 đến ngày 27/03/2013): khảo sát thực trạng việc tự
học Phân tích thiết kế hệ thống thông tin và việc học nhóm của sinh viên trường
CĐKT Lý Tự Trọng.
- Tuần 8, 9, 10, 11 (từ ngày 28/03/2013 đến ngày 24/04/2013): đi khảo sát thực tế
thư viện khác trong Thành Phố Hồ Chí Minh để xem cách làm việc của thư viện này,
học nhóm trên http:\\www.elearning.lytc.edu.vn rút ra được gì khi học nhóm trên
mạng.
- Tuần 12 (từ ngày 25/04/2013 đến ngày 01/05/2013): lập phiếu khảo sát lấy ý kiến
phản hồi từ sinh viên.
- Tuần 13(từ ngày 02/05/2013 đến ngày 08/05/2013): hoàn thành báo cáo.
- Tuần 14, 15(từ ngày 09/05/2013 đến ngày 23/05/2013): báo cáo đề tài.

Nội dung
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

4


Chương I: E-Learning là gì?
“Công nghệ thông tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những
người công nhân sẽ có khả năng cập nhật các kỹ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi
người ở bất cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất được dạy bởi
các giáo viên giỏi nhất.” (The Road Ahead, Bill Gates)
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu

quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá nhân. Hơn nữa, việc học tập không chỉ bó gọn
trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời. E-learning chính là một giải pháp
hữu hiệu giải quyết vấn đề này.
E-learning là một thuật ngữ thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người hiện nay.
Tuy nhiên, mỗi người hiểu theo một cách khác nhau và dùng trong các ngữ cảnh khác
nhau. Do đó, chúng ta sẽ tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của E-learning. Điều này sẽ đặc
biệt có ích cho những người mới tham gia tìm hiểu lĩnh vực này.
1. Khái niệm e-Learning
E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan
điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning. Hiểu theo
nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên
công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các
công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mang Internet, Intranet,… trong
đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông
qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng
dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo
video…
Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ
(Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình
thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời và trao đổi
thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát
sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp… Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà
những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví
dụ như: các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu
học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra. Học
viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học.
2. Một số hình thức E-Learning
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING


5


Có một số hình thức đào tạo bằng E-Learning, cụ thể như sau:
- Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo
có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.
- Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng,
thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng
thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần
mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối
mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất
với thuật ngữ CD-ROM Based Training.
- Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng
công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học
được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình
duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức
năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn
thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.
- Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết
nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và
với giáo viên...
- Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó
người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví
dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.
3. Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning trên thế giới
- E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E-learning phát
triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. ở châu Âu E-Learning cũng rất có triển vọng, trong
khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn
- Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của

Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và
Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ
có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình
đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của
Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có
khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-Learning, số người
tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004. E-Learning
không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng
và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai
E-learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao. Do
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

6


thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của E-Learning nên hàng loạt các công ty
đã chuyển sang hướng chuyên nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về E-Learning
như: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force...
- Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển công
nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là
ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức
được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi,
làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục.
- Công ty IDC ước đoán rằng thị trường E-Learning của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ USD
trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai ELearning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong
lĩnh vực E-learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE.
Đây là mạng E-Learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia
như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-learning của Mỹ
Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con
người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên

môn ở châu Âu.
- Tại châu á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công
vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo
truyền thống của văn hóa châu á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng
nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu á. Tuy vậy, đó chỉ là những
rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không
thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu á đang
dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà E-Learning mang lại. Một số
quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu á cũng đang có
những nỗ lực phát triển E-Learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc,...
- Nhật Bản là nước có ứng dụng E-Learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu
vực. Môi trường ứng dụng E-Learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản
xuất, các doanh nghiệp... và dùng để đào tạo nhân viên.
4. Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning ở Việt Nam

Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-Learning ở
Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở
Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công
nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-Learning và khả năng áp
dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo
ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

7


khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội

thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin
(ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ
chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-Learning đầu tiên được tổ chức tại
Việt Nam.
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-learning.
Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả
khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách
Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông,... Gần đây nhất,
Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng E-learning nhằm cung
cấp một cách có hệ thống các thông tin E-Learning trên thế giới và ở ViệtNam. Bên
cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm
hỗ trợ đào tạo đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng
gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-Learning ở
Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu á (Asia E-learning Network - AEN,
www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học
- Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông...
Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được
quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E-Learning ở
Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước.
Tham khảo />

Chương II: Khảo sát thực trạng khi học trên e-Learning
Tham khảo từ những ưu điểm và nhược điểm của e-learning được đúc kết thông qua thực
tiễn áp dụng e-learning nhiều năm qua ở Mỹ. Bài viết được trích từ Đề án xây dựng đại học
từ xa chất lượng cao của Giáo sư Vũ Quốc Phóng, Đại học Ohio, Hoa Kỳ.

1. Những ưu điểm của e-Learning
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING


8


- Không bị hạn chế về thời gian và địa điểm
- Đến được với học sinh ở vùng xa, học sinh không truyền thống
- Cho học sinh điều kiện để tiếp xúc với những giáo sư mà họ cần
- Tạo điều kiện giao tiếp dễ hơn đối với một số học sinh
- Hấp dẫn đối với các học sinh có động cơ thúc đẩy học tập
- Tăng mức độ thích nghi của nhà trường
- Tăng số lượng học sinh mà không cần đầu tư vào phòng học và các phương tiện học
- Mở rộng ra các thị trường giáo dục mới
- Tạo cơ hội để thử nghiệm và để chia sẻ nguồn tài nguyên
- Đẩy mạnh khả năng chấp nhận rủi ro
Những ưu điểm trên đều đúng đối với e-learning ở Việt Nam, nhưng trong số những ưu
điểm đó thì ưu điểm thứ 3 là ưu điểm nổi bật của trường ĐH đào tạo từ xa ở Việt Nam
mà chúng ta đang nói đến.
Thật vậy, trường ĐH này là điều kiện tương đối hiện thực để cho các học sinh Việt
Nam có thể tiếp xúc với các giáo sư người Việt ở các nước khác nhau trên thế giới với
một quy mô rộng lớn. Tất cả những dự án khác về sử dụng nguồn trí thức Việt kiều cho
mục tiêu đào tạo đại học ở Việt Nam, theo tôi, đều có mức độ khả thi thấp hơn một
cách đáng kể so với việc tập hợp họ lại trong một trường đại học từ xa.
Như vậy, việc sử dụng nguồn trí thức Việt kiều ở nước ngoài mới được tiến hành một
cách nhanh chóng, có hệ thống và được tổ chức tốt.
Trường ĐH đào tạo từ xa mà chúng ta đang bàn đến là một môi trường rất thuận lợi để
các học sinh Việt Nam bắt đầu làm quen với các giáo sư Việt kiều để tạo cơ sở đi du
học, và cũng là môi trường thuận lợi để các giáo sư Việt kiều có thể tìm học trò cho
mình, hoặc tìm giới thiệu học sinh Việt Nam sang nghiên cứu thạc sỹ, tiến sỹ ở các
trường đại học ở các nước phát triển. Như vậy trường của chúng ta sẽ là trạm tuyển mộ
và môi giới để đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ ở nước ngoài. Điều này sẽ là một yếu tố tích
cực để thu hút học sinh Việt Nam đến với trường.

2. Những nhược điểm của e-Learning
- Giảm cơ hội học hỏi từ bạn bè và giao tiếp
- Đòi hỏi phải hỗ trợ nhiều thì học sinh mới học tốt được
- Hạn chế sử dụng đối với những người lớn tuổi không thành thạo sử dụng máy tính
- Hạn chế vay tiền đối với học sinh (không phải lúc nào học sinh học trường đào tạo từ
xa cũng được ngân hàng hoặc chính phủ cho vay tiền)
- Không kích thích môi trường học tích cực chủ động
- Giảm khả năng truyền đạt lòng say mê từ giáo sư đến học sinh
- Làm tăng khối lượng công việc của giảng viên, có một số giảng viên không quen và
không thích dạy qua mạng
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

9


- Chi phí cao (chi phí ban đầu, chi phí duy trì, chi phí nội dung, chi để khuyến khích
giảng viên, chi cho trang thiết bị,…)
- Làm nảy sinh các vấn đề về sở hữu trí tuệ
- Làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến anh ninh mạng
3. Học nhóm có hiệu quả không? Tại sao?
Học nhóm, đặc biệt là học nhóm từ xa là một cụm từ không còn quá xa lạ đối với nhiều
bạn học sinh thời nay. Chúng mình cũng đã từng quen với việc học nhóm online trên
http:\\www.elearning.lytc.edu.vn, nhưng ít ai biết tận dụng thời gian học nhóm cho thật
hiệu quả.
Nhiều bạn nghĩ rằng: Học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi,
vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác… Điều ấy
thật sai lầm. Vì bạn đang tự hao tốn thời gian của mình một cách vô ích.
Thực chất của việc học nhóm là để mỗi thành viên đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng
đạt được một mục đích chung. Đây chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ
năng làm việc theo nhóm sẽ rất cần cho các bạn học sinh - sinh viên trong cuộc sống

sau này.
4. Làm thế nào để việc học nhóm có hiệu quả và tốt hơn?
* Trước hết, xác định trách nhiệm của bản thân.
- Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian,
tự giác “phát biểu”…
- Trình bày những gì mình đã chuẩn bị và biết đặt ra các câu hỏi.
- Tham gia, nỗ lực làm việc để hiểu quan điểm của các thành viên khác, cũng như ý
kiến của họ.
- Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu người khác phải trình bày ý kiến, phát biểu và
đóng góp.
- Có trách nhiệm với các thành viên khác và họ cũng có trách nhiệm đối với bạn.

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

10


Chú ý đúng giờ các bạn nhé!
* Để việc học nhóm thật hiệu quả.
Nếu như cho rằng học nhóm phải toàn những người có sức học “ngang ngửa” nhau thì
thật là sai lầm. Phải có người nhỉnh hơn một chút, như thế việc giải quyết các bài tập
khó, các vấn đề phức tạp sẽ trở nên thuận lợi hơn. Mỗi người đều có một thế mạnh
riêng và phải biết phát huy thế mạnh ấy của mình. Thông thường một nhóm gồm 3 – 5
người, cũng có thể hơn. Để tiến hành các hoạt động của nhóm, thành viên nên làm
quen, và hiểu rõ cách thức làm việc của cả nhóm.
Người hướng dẫn cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra các gợi ý cho thảo luận mà
không cần phải áp đặt câu trả lời cho cả đội, đặc biệt với những đội gặp khó khăn khi
làm việc cùng nhau. Các thành viên có sự đa dạng trong kỹ năng, kiến thức, kinh
nghiệm nên mỗi thành viên sẽ có khả năng đóng góp riêng cho toàn đội.
- Các thành viên không chỉ chịu trách nhiệm đóng góp trong sở trường của mình mà

còn có thể giúp các thành viên khác tìm hiểu thêm về lĩnh vực đó. Mỗi người nên suy
nghĩ và đưa ra hướng giải quyết riêng sau đó sẽ trao đổi, thảo luận cùng cả nhóm.
- Thành viên nào gặp khó khăn hoặc còn chưa thoải mái khi làm việc trong nhóm nên
được các thành viên khác động viên, giúp đỡ.
- Sự đa dạng trong kiến thức và kinh nghiệm sẽ có tác động tích cực đến việc học, làm
tăng thêm các phương thức giải quyết vấn đề, tăng thêm chi tiết để cân nhắc.
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

11


Học nhóm online nè!
* Bạn đã học nhóm chưa?
Học nhóm giúp bạn có cơ hội thể hiện khả năng thuyết trình của mình, khiến bạn tự tin
hơn rất nhiều. Học nhóm cũng là cách để bạn thắt chặt thêm tình đoàn kết với mọi
người. Nhưng nhớ đừng thể hiện cái “Tôi” thái quá nhé! Luôn thể hiện tinh thần khiêm
tốn, học hỏi, không kết thúc học nhóm sẽ là sự ganh ghét, bài xích lẫn nhau đấy!
Với chiếc máy tính nối mạng, bạn có thể chat voice để thảo luận, học nhóm cùng bạn
bè ở khắp nơi. Vừa tiết kiệm thời gian, lại thực sự hiệu quả!
Hãy chuẩn bị cho mình một thái độ học tập nghiêm túc và một nhóm học hiệu quả bạn
nhé!
Chương III: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin Quản Lý Sách
1. Mô tả chi tiết hệ thống quản lý sách và một số biểu mẫu thu thập
- Thư viện sách là khu dành cho mọi người (từ học sinh,sinh viên,tiến sĩ,giáo sư, người cao
tuổi,… ) có nhu cầu về việc tìm hiểu các thông tin về khoa học kỹ thuật, thẩm mỹ,… từ căn
bản tới chuyên sâu có thể tìm được cho mình các thể lọai sách phù hợp với nhu cầu và đúng
chuyên môn của mình cần tìm hiểu với 2 hình thức chính: đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà để
nghiên cứu trong một khoảng thời gian ngắn theo qui định riêng của từng thư viện cụ thể.
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING


12


- Do thư viện sẻ chia ra các loại thẻ như sau:
+ Thẻ đọc: là đọc tại chỗ không được mượn về nhà và chỉ được mượn những cuốn sách có
trong phòng đọc. Số lượng sách trong phòng đọc sẽ được giới hạn.
Thư Viện Sách

THẺ ĐỌC
Họ tên:................................................................................
Địa chỉ:................................................................................
Ngày phát hành:..................................................................
Mã thẻ:................................................................................
| ||||| |||||| |||| |||| |||||||||| |||||||||||||||
Mã xác nhận

+ Thẻ mượn: được mượn sách về nhà và cũng chỉ được mượn sách có trong phòng mượn. Số
lượng sách trong phòng mượn cũng sẽ được giới hạn.
Thư Viện Sách

THẺ MƯỢN
Họ tên:................................................................................
Địa chỉ:................................................................................
Ngày phát hành:..................................................................
Mã thẻ:................................................................................
| ||||| |||||| |||| |||| |||||||||| |||||||||||||||
Mã xác nhận

+ Thẻ liên kết (đọc + mượn): muốn đọc tại chỗ hay mượn về nhà đều được và được mượn
sách ở hai phòng đọc và mượn đều được. Số lượng sách sẽ không bị giới hạn ở hai phòng.


PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

13


Thư Viện Sách

THẺ LIÊN KẾT
Họ tên:................................................................................
Địa chỉ:................................................................................
Ngày phát hành:..................................................................
Mã thẻ:................................................................................
| ||||| |||||| |||| |||| |||||||||| |||||||||||||||
Mã xác nhận

+ Ngoài những loại thẻ ở trên thư viện còn có thẻ đặc biệt dành cho doanh nhân (được đọc
và mượn sách ở phòng sách doanh nhân), thẻ thanh thiếu niên từ 3 đến 18 tuổi.
Thư Viện Sách

THẺ DOANH NHÂN
Họ tên:................................................................................
Địa chỉ:................................................................................
Ngày phát hành:..................................................................
Mã thẻ:................................................................................
| ||||| |||||| |||| |||| |||||||||| |||||||||||||||
Mã xác nhận
+ Phiếu mượn

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING


14


Thư Viện Sách

Phiếu Mượn Sách
Số phiếu mượn:.......................................................................
Họ tên:.....................................................................................
Tên sách:.................................................................................
Mã sách:..................................................................................
Mã thẻ:....................................................................................
Ngày........tháng........năm........
Ký tên

2. Liệt kê các chức năng
a. Thẻ thư viện
- Đọc giả muốn mượn sách của thư viện thì trước tiên phải đăng kí làm thẻ thư viện.
-Thư viện sẽ quản lý thông tin đọc giả tới làm thẻ bao gồm: họ và tên, ngày sinh, giới tính,
địa chỉ, CMND, số điện thoại.
- Mỗi đọc giả có một định danh duy nhất là số thẻ thư viện. Sau khi đã xác nhận các thông
tin về sinh viên hệ thống tạo thẻ thư viện cho đọc giả đã đăng kí.
- Trên thẻ thư viện có các thông tin: mã thẻ, họ tên, đĩa chỉ, ngày phát hành.
- Các thông tin về sinh viên và thẻ thư viện được lưu lại trong hệ thống.mỗi sinh viên chỉ có
một thẻ thư viện.
b. Phiếu mượn sách
- Khi mượn sách đọc giả đến xuất trình thẻ thư viện. Hoạt động mượn sách được thực hiện
như sau:sau khi nhân viên thư viện kiểm tra thẻ thư viện của sinh viên đến mượn nếu đúng
thì yêu cầu của sinh viên đó được chấp nhận và thực hiện theo đúng quy định của thư viện.
Sách mà sinh viên yêu cầu sẽ được kiểm tra xem đã có ai mượn hay chưa và số lượng còn

bao nhiêu. Nếu sách đó chưa có ai mượn và còn trong thư viện thì thông tin về mượn sách sẽ
được lưu trên phiếu mượn. Khi mượn sách về nhà đọc giả phải đóng trước 1 số tiền thế chân
cố định do thư viện qui định.
- Thông tin về phiếu mượn bao gồm: số phiếu mượn, họ tên, tên sách, mã sách, ngày mượn,
mã thẻ.
- Khi đọc giả trả sách thì nhân viên thư viện kiểm tra tình trạng sách trả và ghi nhận việc trả
sách của đọc giả. Mỗi thẻ thư viện có thể mượn được nhiều sách trong thư viện(mỗi thẻ thư
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

15


viện sẽ có nhiều phiếu mượn)mỗi phiếu mượn chỉ được ghi một mã thẻ thư viện và được
mượn nhiều sách, mỗi đầu sách sẽ được mượn nhiều lần. Mỗi phiếu mượn do một nhân viên
thư viện lập và một nhân viên sẽ lập được nhiều phiếu mượn.
c. Nhân viên
- Quản lý nhân viên trong thư viện như sau: thêm mới nhân viên vào danh sách khi có nhân
viên mới được tuyển, sửa đổi thông tin khi có những biến đổi xảy ra và xóa bỏ nhân viên khi
hết hợp đồng hoặc bị xa thải.
- Các thông tin về nhân viên bao gồm: mã nhân viên, tên nhân viên, số điện thoại, ngày sinh,
địa chỉ.
d. Sách
- Quản lý sách của thư viện: thường xuyên nhập các đầu sách dựa trên việc chọn sách mà
các nhà cung cấp gửi tới. Khi sách quá cũ hoặc không còn giá trị sử dụng thì thanh lý, sửa
đổi thông tin sách khi cần thiết.
- Thông tin về sách bao gồm: mã sách, tên sách, nhà xuất bản, tác giả, năm xuất bản
e. Báo cáo
- Vào cuối tháng thư viện tạo các báo cáo thống kê số lượng sách mượn trong tháng và số
lượng đọc giả đến mượn.


3. Biểu đồ phân rã chức năng BFD
Để vẽ mô hình này thì đầu tiên mở Power Designer: chọn File -> New Model -> Business
Process Model -> chọn mô hình Process Hierarchy Diagram -> ở phần Process Language thì
ta chọn Analys -> OK.

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

16


Hình: Chú thích hình

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

17


Quản Lý Của Thư Viện

Sách

Đọc Giả

Nhân Viên

Mượn Trả Sách

Báo Cáo

Đọc giả


Nhập T TĐG

Tạo thẻ thư viện

Cập nhập đọc giả

Sách

Thêm sách

Sửa sách

Xóa sách

Thanh lý

Nhân viên

Thêm NV

Sửa NV

Xóa NV

Mượn Trả Sách

KT ra Thẻ Thư Viện

Lập Phiếu Mượn


KT ra Tình Trạng Sách Trả

Ghi Nhận Trả Sách

Báo Cáo

SL Sách Mượn T rong Tháng

SL Đọc Giả Đến Mượn

4. Mô hình thực thể kết hợp ERD
Để vẽ mô hình này thì đầu tiên mở Power Designer: chọn File -> New Model -> Conceptual
Data Mode-> chọn mô hình Conceptual Diagram -> đặt tên Model name ->OK.

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

18


PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

19


DocGia
MaDG
TenDG
NgaySinh
GioiTinh

CMND
DiaChi
SoDTDG

1,1

TheTV

Co
1,1

MaThe
NgayLap
NgayHetHang

NhanVien

1,1

Identifier_1
...

LapThe
1,n

1,n

MaNV
TenNV
NgaySinh

DiaChi
SoDTNV
Identifier_1
...

Identifier_1
...

Co1

LapPM

1,1
PhieuMuon

Sach
MaSach
TenSach
TacGia
NXB
NgayXB

1,n

1,n

Identifier_1
...

SoPM

NgayMuon

1,1

Identifier_1
...

CTPM

1,n

SoLuongSach
SoNgayMuon
TinhTrang

5. Chuyển mô hình ERD sang mô hình quan hệ
DocGia
MaDG
MaThe
TenDG
NgaySinh
GioiTinh
CMND
DiaChi
SoDTDG
...

TEXT (20)
CHAR(20) <fk>
TEXT (50)

DATETIME
YESNO
NUMERIC
TEXT (100)
NUMERIC

TheTV
MaThe
MaNV
NgayLap
NgayHetHang
...

NhanVien

CHAR(20)
TEXT(20) <fk>
DATETIME
DATETIME

MaNV
TenNV
NgaySinh
DiaChi
SoDT NV
...

TEXT(20)
TEXT(50)
DATETIME

TEXT(100)
NUMERIC

PhieuMuon

Sach
MaSach
TenSach
TacGia
NXB
NgayXB
...

TEXT(20)

TEXT(100)
TEXT(50)
TEXT(50)
DATETIME

CTPM
SoPM
MaSach
SoLuongSach
SoNgayMuon
TinhTrang
...

CHAR(20)
TEXT(20)

NUMERIC
NUMERIC
TEXT(50)

SoPM
MaThe
MaNV
NgayMuon
...

CHAR(20)
CHAR(20) <fk2>
TEXT(20) <fk1>
DATETIME

DocGia(MaDG, TenDG, NgaySinh, GioiTinh, CMND, DiaChi, SoDTDG, #MaThe)
TheTV(MaThe, NgayLap, NgayHetHan, #MaNV)
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

20


NhanVien(MaNV, TenNV, NgaySinh, DiaChi, SoDTNV)
PhieuMuon(SoPM, NgayMuon, #MaThe, #MaNV)
Sach(MaSach, TenSach, TacGia, NXB, NgayXB)
CTPM(#SoPM,#MaSach,SoLuongSach,NgayMuon,TinhTrang)
6. Mô hình sơ đồ ngữ cảnh
Để vẽ mô hình này thì đầu tiên mở Power Designer: chọn File -> New Model -> Business
Process Model -> chọn mô hình Business Process Diagram -> phần Process Language chọn
Data Flow Diagram -> OK


PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

21


Hình: Chú thích hình
Thông tin về nhân viên

Phiếu mượn

Thêm mới nhân viên

Thẻ thư viện

Nhân viên

Sửa thông tin nhân viên

Phiếu mượn

Xóa thông tin nhân viên
Kiểm tra tình trạng sách

1

Tiền đặt cọc
Đọc giả
T rả sách


Thông tin về đọc giả trả sách

HOẠT ĐỘNG CỦA T HƯ
VIỆN

Sách mượn

Báo cáo sách thanh lý

Báo cáo sách
mượn

Thông tin về đọc giả
Thông tin yêu cầu mượn sách

Quản lý
Báo cáo số lượng
đọc giả

Hình 6.1: Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống quản lý thư viện

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

22


1

Thông tin yêu cầu mượn sách


Thông báo hết sách mượn

Kiểm tra sách yêu cầu

Thông tin về đọc giả

Yêu cầu
mượn sách
được chấp
nhận

T iền đặt cọc

1

Nhân viên

2

Sách

3

Đọc giả

4

Phiếu mượn

2


Đọc giả

Lập phiếu mượn
Nhận sách

Lâp phiếu mượn

3
Thông báo từ chối mượn
Thông báo từ chối mượn

Hình 6.2: Biểu đồ luồng dữ liệu hệ thống mượn sách

1

Phiếu mượn

2

Sách

Thông tin về đọc giả
1
Đọc giả

Trả sách

Nhân viên


Trả sách

Tiền đặt cọc
Thông báo

2

Kiểm tra sách trả

Kiểm tra sách trả

Hình 6.3: Biểu đồ luồng dữ liệu hệ thống trả sách

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

23


7. Hình thành hệ thống thông tin quản lý nhà sách.
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin hoàn thành tất cả các điều kiện cần thiết để tạo
thành môt hệ thống thông tin. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần mềm PowerDesigner hỗ
trợ cho việc đưa ra hệ thống thông tin. Từ mô hình ERD tiến hành chuyển sang Microsoft
Access.

Hình 7.1 : Relationships của database quản lý nhà sách

Hình 7.2: Nhập thử dữ liệu bảng Nhân Viên

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING


24


Hình 7.3: Nhập thử dữ liệu bảng Sách

Hình 7.4: Nhập thử dữ liệu bảng Thẻ Thư Viện

Hình 7.5: Nhập thử dữ liệu bảng Đọc Giả

Hình 7.6: Nhập thử dữ liệu bảng Phiếu Mượn

Hình 7.7:Nhập thử dữ liệu bảng Chi Tiết Phiếu Mượn

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH QUA PHƯƠNG PHÁP HỌC HỢP TÁC TRÊN E-LEARNING

25


×