Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đề tài khóa luận TN PHÂN TÍCH hệ THỐNG THÔNG TIN QUẢN lý NHÀ SÁCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP làm VIỆC NHÓM TRÊN TRANG e LEARNING của TRƯỜNG cđ kỹ THUẬT lý tự TRỌNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.01 KB, 38 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
NHÀ SÁCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM
TRÊN TRANG E-LEARNING CỦA TRƯỜNG CĐ
KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Ktv. LÂM HOÀNG PHƯƠNG
Ktv. PHẠM VĂN BINH
LỚP: 11LT-TM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN NGỌC TRANG

TP.HCM – Tháng 5/2013
1


MỤC LỤC
Phần 1: Đề Cương Nghiên Cứu..................................................................................................1
Phần 2: Nội Dung........................................................................................................................5
Chương 1: Tổng Kết Khảo Sát Về Việc Phân Tích Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Nhà
Sách Bằng Phương Pháp Học Nhóm Qua Trang E-Learning..............................................5
Chương 2: Sự Cần Thiết Khi Làm Việc Nhóm Trên E-Learning........................................8
1. Tổng quan về E-Learning...........................................................................................8
2. Thực trạng E-Learning ở nước ngoài và ở Việt Nam................................................9
3. Tầm quan trọng của phương pháp học trực tuyến E-Learning................................10
4. Quá trình làm việc nhóm trên ELearning………………………………………....11
Chương 3: Phân Tích Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Nhà Sách Bằng Phương Pháp Làm


Việc Nhóm Trên Trang E-Learning....................................................................................19
1. Đại cương về hệ thống thông tin..............................................................................19
2. Quy trình hoạt động của nhà sách............................................................................19
3. Hình thành hệ thống thông tin quản lý nhà sách......................................................20
Phần 3: Kết Luận Và Kiến Nghị...............................................................................................22
Phụ Lục......................................................................................................................................23
1. Danh mục tài liệu tham khảo.........................................................................................23
2. Bảng phân công công việc.............................................................................................24
3. 5 Tiêu chí khảo sát..........................................................................................................25
4. Biểu đồ khảo sát.............................................................................................................26
5. Quá trình làm việc nhóm................................................................................................31
6. Phiếu khảo sát.................................................................................................................34

2


PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài.
Một sinh viên công nghệ thông tin khi ra trường và có đầy đủ kiến thức chuyên
nghành nhưng không có các kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác, kỹ năng
tự chuẩn bị và hoạt động, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý thời gian, kỹ năng
nhận định vai trò của mình trong nhóm. Nếu được giao một dự án, một công việc cần tinh
thần đội nhóm thì năng suất làm việc giảm sút trầm trọng. Có đến 60-70% các quảng cáo
tuyển dụng yêu cầu ứng viên có khả năng làm việc theo nhóm (Trính dẫn theo
An Ninh Thủ Đô). Bản thân tôi là một kỹ thuật viên công nghệ thông tin, để trao dổi và
rèn luyện các kỹ năng đó thì ngay từ khi còn trong quá trình học tập phải thường xuyên
tiếp cận với làm việc nhóm qua các hình thức như: học nhóm, làm báo cáo, đồ án… Phân
tích và thiết kế hệ thống là môn học đòi hỏi quá trình làm việc nhóm để có thể hoàn thành
tốt các yêu cầu của môn học ngoài ra còn giúp tôi rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong
quá tình phân tích hệ thống.

Từ năm 1984 với sự ra đời của hệ điều hành Windows cho tới nay cùng với sự phát triển
của công nghệ thông tin thì việc tin học hóa quá trình dạy và học hiện đang được phổ
biến rộng rãi với khả năng giúp học viên tiếp cận liên tục các khóa học liên tục một cách
hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Cùng với xu hướng của thế giới, E-Learning là công cụ
hữu ích giúp cho việc dạy và học trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Trường đại học Mở Hà
Nội là trường đi đầu trong việc tổ chức đào tạo từ xa. Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và
triển khai e-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (Đại Học Quốc Gia Hà Nội) và
Khoa Công Nghệ Thông Tin (Đại Học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng
3/2005 là hội thảo khoa học về E-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Trích
dẫn theo TS.Bùi Việt Phú, 9/2012, Ứng Dụng E-Learning Trong Dạy Học, Tạp chí Khoa
Học Giáo Dục, Số 84). Nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Phân tích hệ thống thông tin quản
lý nhà sách bằng phương pháp làm việc nhóm trên trang e-learning” vì làm việc nhóm
trên e-learning có được đầy đủ các kỹ năng như làm việc nhóm thông thường nhưng nó
giải quyết được các vấn đề về không gian và thời gian cho sinh viên.

3


2. Mục tiêu nghiên cứu.
Sử dụng các thông tin thu được thông qua làm việc nhóm trên trang E-Learning để
thiết kế hệ thống thông tin cho việc quản lý nhà sách, cụ thể bằng việc dùng các thông tin
thu được từ làm việc nhóm để thiết kế các biểu đồ, sơ đồ của hệ thống.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
-

Khảo sát thực trạng việc làm việc nhóm.

-

Tìm hiểu kỹ năng làm việc nhóm trên e-Learning.


-

Phân tích các thông tin quản lý nhà sách từ làm việc nhóm trên E-Learning.

4. Đối tượng nghiên cứu.
Quá trình làm việc nhóm với việc phân tích hệ thống thông tin quản lý nhà sách
bằng trang e-Learning.
5. Phương pháp nghiên cứu.
-

Tham khảo thông tin quản lý nhà sách bằng bảng hỏi.

-

Quan sát việc quản lý nhà sách, tham quan nghiệp vụ quản lý sách ở các nhà sách.

-

Tham khảo sách vở, tài liệu có liên quan.

6. Nội dung nghiên cứu.
Chương I. Đề cương nghiên cứu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Đối tượng nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Chương II. Khảo sát thực trạng việc phân tích hệ thống thông tin quản lý nhà sách bằng
phương pháp làm việc nhóm trên trang E-Learning của trường.

1. Thống kê phiếu khảo sát.
2. Thực trạng phiếu khảo sát.

4


Chương III. Sự cần thiết khi làm việc nhóm trên E-Learning
1. Tổng quan về E-Learning.
2. Thực trạng E-Learning ở nước ngoài và ở Việc Nam.
3. Tầm quan trọng của phương pháp học trực tuyến E-Learning.
4. Quá trình làm việc nhóm trên e-learning.
Chương IV. Phân tích hệ thống thông tin quản lý nhà sách bằng phương pháp làm việc
nhóm trên trang E-Learning.
1. Đại cương về hệ thống thông tin.
2. Quy trình hoạt động của nhà sách.
3. Hình thành hệ thống thông tin quản lý nhà sách.

5


7. Kế hoạch nghiên cứu.
Tuần
1,2
3,4,5

6,7
8
9
10,11,12


13
14,15

Ngày
24/01/2013
31/01/2013
28/02/2013
07/032013
14/03/2013
21/03/2013
28/03/2013
04/04/2013
11/04/2013
18/04/2013
25/04/2013
02/05/2013
09/05/2013
16/05/2013
23/05/2013

Công Việc
Chọn và đặt tên đề tài
Tham khảo tài liệu và xây dựng đề cương nghiên cứu.

Đặt ra 5 mục tiêu và đưa 15 câu hỏi khảo sát việc học nhóm.
Phân tích từ phiếu khảo sát và đưa ra thông số.
Đưa câu hỏi mở và làm việc nhóm trên E-Learning.
Phân tích thông tin thu được và áp dụng thiết kế hệ thống
thông tin quản lý nhà sách.
Làm báo cáo đề tài.

Nộp và thuyết trình đề tài.

6


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Tổng Kết Khảo Sát Về Việc
Phân Tích Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Nhà Sách
Bằng Phương Pháp Học Nhóm Qua Trang E-Learning

Qua thực tế khảo sát 30 phiếu phát ra thu về 30 phiếu. Theo năm tiêu chí đề ra nhóm nghiên
cứu có nhận xét kết quả đối với từng tiêu chí như sau:
Tiêu chí 1: Khảo sát tình trạng làm việc nhóm.
-

Theo phân tích kết quả những phiếu khảo sát thu được thì 100% sinh viên đã từng
làm việc nhóm. Cho thấy làm việc nhóm rất phổ biến với sinh viên hiện nay.

Hình 1: Tình trạng của làm việc nhóm

Tiêu chí 2: Khảo sát việc tiếp cận với làm việc nhóm qua trang E-Learning.
-

Với tiêu chí này có 90% sinh viên biết đến làm việc nhóm qua e-Learning và các
công cụ trên E-Laerning, 10% còn lại thì gặp các vấn đề như: không đăng ký được
hay mạng yếu không truy cập được. Với số liệu trên cho thấy đa số sinh viên có
thể tiếp cận với trang E-Learning để làm việc nhóm.

7



Hình 2: Số liệu việc tiếp cận e-learning đối với sinh viên

Tiêu chí 3: Khảo sát lợi ích việc học môn phân tích và thiết kế hệ thống qua trang

E-Learning.
-

Với tiêu chí này 100% sinh viên đồng tình với lợi ích của việc học môn phân tích
và thiết kế hệ thống thông qua E-Learning và điều nhận thấy học môn học này trên
E-Learning khác với các học thông thường.

Hình 3: Khảo sát số sinh viên với lợi ích của học nhóm trên e-learning.

8


Tiêu chí 4: Khảo sát các khó khăn gặp phải khi học môn phân tích và thiết kế hệ

thống qua trang E-Learning.
-

Khi tiếp cận với E-Learning thì 100% các bạn điều gặp các khó khăn khi phân tích
và thiết kế hệ thống thông tin trên E-Learning với các khó khăn như: thiếu tài liệu
hướng dẫn hay online làm việc không đồng bộ.

Hình 4: Khảo sát sinh viên có gặp khó khăn khi làm việc nhóm trên e-laerning.
Tiêu chí 5: Lợi ích và sự cần thiết của hệ thống thông tin quản lý nhà sách.
-


Với tiêu chí này 75% sinh viên đồng ý với các lợi ích mà hệ thống thông tin nhà
sách đem lại. 25% còn lại cho rằng sách rất ít và dễ quản lý. Với số liệu trên thì hệ
thống thông tin cho nhà sách là cần thiết.

Hình 5: Khảo sát sự đồng tình của sinh viên về lợi ích hệ thống thông tin nhà sách
đem lại.

9


Chương 2: Sự Cần Thiết Khi Làm Việc Nhóm
Trên E-Learning
1. Tổng quan về E-Learning.
1.1.

Khái niệm.
E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay,
theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về ELearning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc
học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công
nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các
công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mang Internet, Intranet,…
trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video,
audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp
với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat),
diễn đàn (forum), hội thảo video…(Trích dẫn Tổng Quan Về E-Learning,
10/11/2008, />
1.2.

Ưu và nhược điểm của E-Learning.


1.2.1. Ưu điểm.
 Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
 Bài giảng dạy hấp dẫn.
 Người học linh hoạt.
 Học có sự hợp tác, phối hợp.
 Các kĩ năng làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của người học sẽ
được hoàn thiện không ngừng.
1.2.2. Nhược điểm.
o Sự giao tiếp cần thiết giữa người dạy và người học bị phá vỡ.
o Không rèn luyện được kĩ năng giao tiếp xã hội.
o Không thể cho người học thao tác thực hành thí nghiệm, thực nghiệm.
2. Thực trạng E-Learning ở nước ngoài và ở Việc Nam.
10


2.1.

Trên thế giới.
E-Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực. E-Learning phát
triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu E-Learning cũng rất có triển vọng,
trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn.
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của
Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển
và Đào tạo Mỹ, năm 2000 Mĩ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra
các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực
tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế, cuối năm 2004
có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-Learning, số
người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 – 2004.


2.2.

Ở Việt Nam.
Từ năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-Learning
không nhiều. Từ 2003-2004, việc nghiên cứu E-Learning được quan tâm hơn. Hội
thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công nghệ Thông
tin (Đại Học Quốc Gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại Học Bách
Khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về
E-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam...
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai
E-Learning, một số trường bước đầu đã triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và
cho các kết quả khả quan : Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, Viện CNTT –
ĐHQG Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Học viện
Bưu chính Viễn thông,... Cục Công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT đã triển khai
cổng E-Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-Learning
trên thế giới và ở Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu Á (Asia E-Learning Network AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ Bưu chính Viễn Thông...
Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này
đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E11


Learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, còn nhiều việc phải làm mới
tiến kịp các nước…(Trích dẫn Tổng Quan Về E-Learning, 10/11/2008,
/>
3. Tầm quan trọng của phương pháp học trực tuyến e-Learning.
-

E-Learning giúp bạn không còn phải đi những quãng đường dài để theo học một
khóa học dạng truyền thống; bạn có thể học tập bất cứ khi nào bạn muốn, ban
ngày hay ban đêm, tại bất cứ đâu- tại nhà, tại công sở, tại thư viện nội bộ.


-

E-Learning khiến cho việc học tập dạng thụ động như trước đây được giảm bớt.
Học viên không cần phải tập trung trong các lớp học với kiểu học “đọc và ghi”
thông thường, giúp cho việc học tập trở nên rất chủ động.

-

E-Learning giúp việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục hơn.

-

Học tập là một hoạt động xã hội, và E-Learning có thể giúp chúng ta thu được
những kết quả chắc chắn và lâu dài, không chỉ thông qua nội dung mà đồng thời
bằng cả cộng đồng mạng trực tuyến. Tại đây, học viên được khuyến khích giao
tiếp, cộng tác và chia xẻ kiến thức. Theo cách này, E-Learning có thể hỗ trợ “học
tập thông qua nhận xét và thảo luận”.

-

E-Learning cho phép học viên tự quản lí được tiến trình học tập của mình theo
cách phù hợp nhất.

-

E-Learning đổng thời giúp cho việc học tập vẫn có thể tiến hành được đồng thời
trong khi làm việc, khi mà các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy học tập không
chỉ có thể diễn ra lớp học.
(Trích dẫn theo Tầm Quan Trọng Của E-Learning Là Gì?, 24-10-2006,

/>
12


4. Quá trình làm việc nhóm trên E-Learning.
4.1.

Đưa câu hỏi khảo sát về hệ thống.
Dùng công cụ Diễn đàn để có thể đưa câu hỏi lên e-learning với dạng text.

Hình 1: Công cụ diễn đàn

Chọn một trong số các diễn đàn đang thảo luận để đưa câu hỏi phù hợp.

Hình 2: Các diễn đàn đang hoạt động

13


Chọn mục “thêm vấn đề thảo luận” để đưa câu hỏi cần khảo sát lên diễn đàn.

Hình 3: Giao diện đăng bài lên diễn đàn
Một số ý kiến thu thập được sau khi đăng câu hỏi.

Hình 4: Ý kiến thu thập được
4.2.

Mô tả hệ thống nhà sách để lấy ý kiến.
14



Tương tự các bước thực hiện ở mục trên ta đưa việc mô tả hệ thống lên diễn đàn
để thu thập ý kiến.

Hình 5: Quá trình hoạt động của nhà sách trên diễn đàn
4.3.

Đưa các mô hình của hê thống thông tin để phân tích hoàn thiện.

4.3.1. Mô hình ERD.
Với mô hình dạng hình ảnh, diễn đàn trong E-Learning có một công cụ hỗ trợ
upload file có thể giúp thảo luận ý kiến với mọi người.

Hình 6: Công cụ upload file lên diễn đàn
Mô hình ERD đã được upload thành công trên trang E-Learning.

Hình 7: Mô hình ERD sau khi upload
4.3.2. Mô hình quan hệ.

15


Tiếp tục dùng công cụ diễn đàn để chuyển từ mô hình ERD sang mô hình quan hệ
với dạng text.

Hình 8 : Mô hình quan hệ
4.3.3. Mô hình DFD
Khi mô hình ERD được góp ý, bổ sung và hoàn thiện thì tiến hành biểu diễn mô tả mô
hình nghiệp vụ quá trính xử lý. Tiếp tục sử dụng công cụ file upload để đưa mô hình
DFD lên E-Learning để tiếp tục tham khảo ý kiến.


Hình 9: Quá trình upload mô hình DFD lên trang E-Learing
Quá trình upload mô hình DFD trên trang E-Learning hoàn thành.

Hình 10: Mô hình DFD sau khi upload

16


4.4.

Đặt lịch hẹn làm việc nhóm.
4.4.1. Lịch làm việc cá nhân
Chọn New Event để tạo lịch làm việc mới.

Hình 11: Tạo lịch làm việc mới
Chọn ngày và thời gian làm việc.

Hình 12: Giao diện đặt lịch

17


Thống kê các ngày làm việc gần nhất

Hình 13: Các ngày làm việc gần nhất
Lịch các ngày làm việc trong tuần

Hình 14: Các ngày làm việc trong tuần


18


4.4.2. Lịch hẹn nhóm
Hẹn thời gian làm việc và làm việc giữa các thành viên trong nhóm bằng
công cụ chat.

Hình 15: Hẹn thời gian làm việc bằng công cụ chat

19


4.5.

Thảo luận và phân tích thông tin thu được giữa các thành viên trong nhóm.

Hình 16: Nội dung thảo luận

20


Chương 3: Phân Tích Hệ Thống Thông Tin Quản Lý
Nhà Sách Bằng Phương Pháp Làm Việc Nhóm
Trên Trang E-Learning
1. Đại cương về hệ thống thông tin.
Phát triển một hệ thống thông tin là một quá trình tạo ra một hệ thống thông tin
cho một tổ chức. Quá trình đó bắt đầu từ khi nêu vấn đề cho đến khi đưa hệ thống vào
vận hành trong tổ chức. Về mặt kỹ thuật, hệ thống thông tin được xác định như một tập
hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và biễn diễn thông
tin và thông tin trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát trong một tổ chức.

(Trính dẫn theo Nguyễn Văn Vỵ (2004), Giáo trình Phân Tích Và Thiết Kế Hệ Thống
Thông Tin, Trang 5)

2. Quy trình hoạt động của nhà sách.
Qua khảo sát thực tế tại tiệm sách, nhóm nghiên cứu mô tả quá trình hoạt động của nhà
sách như sau:
Nhân viên được sự chỉ đạo của người quản lý liên hệ với nhà xuất bản sách để lập
hợp đồng mua sách. Sau khi mua sách, nhân viên nhận sách và căn cứ theo chứng từ mua
sách để tiến hành nhập sách vào kho. Khi khách đến mua sách với yêu cầu một tên tác
giả, tên sách, nhà xuất bản nào đó, thì nhân viên tìm đúng theo yêu cầu của khác để phục
vụ cho nhu cầu mua sách của khách hàng. Khi khách hàng mua sách nhân viên lập hóa
đơn bán hàng và nhập vào phiếu chi tiết hóa đơn sau đó giao sách cho khác hàng.
Cuối tháng, người bán hàng phải lập báo cáo tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại sách.
Hàng tháng phải lập báo cáo doanh thu nhằm mục đích đánh giá tình hình tiêu thụ đối với
từng loại sách, lập báo cáo doanh thu tổng hợp cho biết tổng số tiền bán từng tháng của
cửa hàng.

21


3. Hình thành hệ thống thông tin quản lý nhà sách.
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin hoàn thành tất cả các điều kiện cần thiết để tạo
thành môt hệ thống thông tin. Nhóm nghiên cứu xin chọn phần mềm PowerDesigner hỗ
trợ cho việc đưa ra hệ thống thông tin. Từ mô hình ERD tiến hành chuyển sang Microsoft
Access.

Hình 14: Relationships của database quản lý nhà sách.

Hình 15: Thử nhập dữ liệu cho bảng Sách


Hình 16: Thử nhập dữ liệu cho bảng NXB

22


Hình 17: Thử nhập dữ liệu cho bảng Tác Giả

Hình 18: Thử nhập dữ liệu cho bảng Thể Loại

23


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận toàn bộ quá trình phân tích hệ thống thông tin quản lý nhà sách trên ELearning.
Bài nghiên cứu trên đây chỉ dừng lại ở bước phân tích hệ thống thông tin của một
hệ thống thông tin quản lý nhà sách. Hê thống này là một chương trình có ứng dụng
ngoài thực tế vì vậy nếu có điều kiện nhóm nghiên cứu sẽ phát triển hệ thồng trên thành
chương trình quản lý hoàn thiện. Nhìn chung một hệ thống thông tin quản lý nhà sách
được phân tích bằng phương pháp làm việc nhóm trên E-Learning đã đáp ứng được các
thông tin cần thiết của việc quản lý một nhà sách. Làm việc nhóm trên E-Learning còn
giải quyết được vần đề thời gian và không gian trong khi nghiên cứu hệ thống thông tin.
2. Các kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu phân tích hệ thống thông tin quản lý nhà sách, nhóm
nghiên cứu đã tham gia thảo luận và lấy ý kiến bằng phương pháp làm việc nhóm trên
E-Learning và có một số kiến nghị như sau:
-

Khuyến khích online đồng bộ bằng những biện pháp khen thưởng hay ghi nhận có
mặt để thưởng cho các thành viên tham gia làm việc nhóm đúng thời gian và
thường xuyên.


-

Đưa thêm những môn học khác lên trang E-Learning để sinh viên ngày càng tiếp
cận được với xu thế học mới này.

-

Đơn giản quá trình đăng ký.

-

Công cụ chat trên E-Learning còn chưa đáp ứng được với yêu cầu thảo luận
online.

-

Cần giới thiệu các công cụ dành cho sinh viên trên E-Learning cho sinh viên bằng
các bài hướng dẫn.

24


PHỤ LỤC

1. Danh mục tài liệu tham khảo.
• Nguyễn Văn Vỵ (2004), Giáo trình Phân Tích Và Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin
• Phan Huy Khánh (2001), Giáo trình Phân Tích Và Thiết Kế Hệ Thống
• Tổng Quan Về E-Learning, 10/11/2008,
/>• Nguyễn Thị Thanh Huyền(2009), Phân Tích Và Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin Quản


• Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Cho Sinh Viên,
/>option=com_content&view=article&id=325:k-nng-lam-vic-nhom-cho-sinh-vien--mtk-nng-mm-quan-trng&catid=47:k-nng&Itemid=81
• Sinh Viên Và Cách Học Nhóm Hiệu Quả, 23/10/2011,
/>•

Thùy Vân, Học Nhóm Trên Mạng, 23/5/2008,
/>
• TS. Bùi Việt Phú, 9/2012, Ứng dụng E-Learning Trong Dạy Học, Tạp chí Khoa Học
Giáo Dục, Số 84.
• Tầm Quan Trọng Của E-Learning Là Gì?, 24-10-2006,
/>
25


×