Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA VÀ BAO BÌ DƯƠNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 65 trang )

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.

Các vấn đề cơ bản về vốn trong doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp
Trong kinh doanh vốn là công cụ cần thiết hàng đầu để doanh nghiệp thực hiện ý
định kinh doanh của mình, rất nhiều ngƣời đã không thể tham gia kinh doanh hoặc tiếp
tục kinh doanh vì không đủ vốn hoặc sử dụng vốn không hiệu quả. Có thể nói rằng
vốn là một trong những yếu tố tiền đề để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Để
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trƣớc tiên doanh nghiệp cần phải có một số
vốn nhất định để thực hiện đầu tƣ ban đầu cho việc xây dựng nhà xƣởng, mua nguyên
vật liệu, trả công, mua sắm thiết bị…ngƣời ta gọi chung các loại vốn này là vốn sản
xuất kinh doanh.
Vốn đƣợc biểu hiện là giá trị của toàn bộ tài sản do doanh nghiệp quản lý và sử
dụng tại một thời điểm nhất định. Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất
định. Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp, nhƣng chƣa hẳn có tiền là có
vốn. Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì tiền phải đƣa vào sản
xuất kinh doanh với mục đích sinh lời.
Nhƣ vậy: Vốn là lƣợng giá trị ứng trƣớc của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp
kiểm soát để phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu đƣợc lợi ích kinh
tế trong tƣơng lai. Vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh tồn tại dƣới hai hình thức:
Vốn đầu tƣ cho TSNH và vốn đầu tƣ cho TSDH.
1.1.2. Đặc điểm về vốn trong doanh nghiệp
Vốn không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của DN mà nó còn quyết
định sự tồn tại và phát triển của DN. Tuy nhiên có trong tay một lƣợng vốn lớn chƣa
hẳn doanh nghiệp đã đạt đƣợc những mục tiêu kinh doanh của mình. Vấn đề đặt ra là
doanh nghiệp đã quản lý và sử dụng nguồn vốn đó có hợp lý và hiệu quả không. Để
làm đƣợc điều đó thì trƣớc hết nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải nhận thức đầy
đủ về những đặc trƣng của vốn kinh doanh:


Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lƣợng tài sản nhất định. Có nghĩa là vốn
phải đƣợc biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp
nhƣ nhà xƣởng, máy móc, đất đai, bản quyền phát minh sáng chế,…
Thứ hai: Vốn phải vận động và sinh lời. Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để
biến thành vốn thì tiền phải đƣa vào SXKD với mục đích sinh lời.
Thứ ba: Vốn phải đƣợc tích tụ và tập trung một lƣợng nhất định thì mới có khả
năng phát huy tác dụng khi đầu tƣ vào các lĩnh vực kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực kinh
1


doanh. Do đó, để đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp không chỉ khai
thác các tiềm năng về vốn mà còn phải tìm cách thu hút nguồn vốn nhƣ kêu gọi góp
vốn, hùn vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh.
Thứ tƣ: Vốn có giá trị về mặt thời gian, điều này cũng có nghĩa là phải xét tới
yếu tố thời gian của vốn. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, do ảnh hƣởng của giá cả,
lạm phát nên sức mua của dồng tiền ở các thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Chính
vì vậy khi quyết định bỏ vốn đầu tƣ và xác định hiệu quả do hoạt động đầu tƣ mang
lại, các doanh nghiệp phải xem xét đến giá trị thời gian của vốn.
Thứ năm: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn sẽ không đƣợc đƣa
ra để đầu tƣ khi mà ngƣời chủ của nó nghĩ về một sự đầu tƣ không có lợi nhuận. Vì
vậy, khi vốn đƣợc gắn với một chủ sở hữu nhất định thì nó mới đƣợc chi tiêu hợp lý và
có hiệu quả.
Thứ sáu: Vốn đƣợc quan niệm nhƣ một thứ hàng hoá và có thể đƣợc coi là thứ
hàng hoá đặc biệt vì nó có khả năng đƣợc mua bán quyền sở hữu trên thị trƣờng vốn,
trên thị trƣờng tài chính.
1.1.3. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp
Qua việc xem xét, tìm hiểu các khái niệm đặc điểm của vốn, ta có thể thấy vốn
là tiền đề không thể thiếu cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ nhất, vốn là điều kiện đầu tiên đảm bảo cho sự ra đời của doanh nghiệp.
Trƣớc đây, Nhà nƣớc quy định vốn pháp định đối với hầu hết các doanh nghiệp thì nay

điều luật về vốn pháp định đã đƣợc hủy bỏ mà chỉ yêu cầu đối với một số ngành nghề
kinh doanh nhất định. Điều đó không có nghĩa doanh nghiệp mới thành lập không cần
đến vốn. Trang trải các chi phí thành lập doanh nghiệp, mua sắm trang thiết bị phục vụ
sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, chuẩn bị các cơ sở vật chất thiết
yếu. Tất cả những việc đó đều cần đến một lƣợng vốn không nhỏ để doanh nghiệp ra
đời và có thể hoạt động.
Thứ hai, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
mỗi doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị,
dây chuyền công nghệ để phục vụ quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động
sản xuất kinh doanh diễn ra thƣờng xuyên liên tục.
Thứ ba, vốn là yếu tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Điều này càng
thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt, các doanh
nghiệp phải không ngừng cải thiện máy móc thiết bị, đầu tƣ hiện đại hóa công nghiệp,
thực hiện các hoạt động marketing, quảng cáo, xây dựng thƣơng hiệu... Tất cả những
yếu tố này muốn đạt đƣợc đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lƣợng vốn đủ lớn.
2

Thang Long University Library


Thứ tƣ, vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của
doanh nghiệp. Có vốn doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng sản xuất, quảng bá sản phẩm dịch
vụ của mình, thâm nhập vào thị trƣờng mới, từ đó mở rộng thị trƣờng tiêu thụ,nâng
cao uy tín của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.
Nhận thức đƣợc vai trò của vốn nhƣ vậy, doanh nghiệp cần phải có những biện
pháp hữu hiệu huy động đủ vốn cho doanh nghiệp và có kế hoạch sử dụng vốn một
cách hợp lý, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Trong những nền kinh tế khác nhau, tầm quan trọng của vốn cũng
đƣợc thể hiện ở các mức độ khác nhau.

Nhƣ vậy vốn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, phát triển, giúp
các doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng. Việc sử dụng vốn kém hiệu quả
sẽ là yếu tố loại doanh nghiệp ra khỏi thị trƣờng, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi
mà việc sản xuất kinh doanh không tách rời hoạt động cạnh tranh gay gắt.
1.1.4. Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp có thể đƣợc phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Với
mỗi tiêu thức, vốn sẽ đƣợc nhìn nhận và xem xét dƣới mỗi góc độ khác nhau, từ đó thấy
đƣợc các hình thái vận động của vốn, đặc tính của vốn để sử dụng vốn có hiệu quả.
1.1.4.1. Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn
Vốn đƣợc chia làm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ
theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở
hữu có nội dung khác nhau, nhƣ vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, vốn góp bổ
sung trong quá trình hoạt động (nhƣ phát hành cổ phiếu), chênh lệch tỷ giá, đánh giá
lại tài sản.
Nợ phải trả: Nợ phải trả là phần vốn doanh nghiệp đƣợc sử dụng nhƣng thuộc
sở hữu của chủ thể khác. Doanh nghiệp có quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian
nhất định, sau đó doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc và lãi cho chủ sở hữu phần vốn
đó. Nợ phải trả là nguồn vốn rất quan trọng với doanh nghiệp, đây là nguồn vốn đáp
ứng cho nguồn vốn thiếu hụt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
1.1.4.2. Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Vốn có thể thành hai loại: Nguồn vốn thƣờng xuyên và Nguồn vốn tạm thời.Việc
phân loại nguồn vốn thƣờng xuyên và nguồn vốn tạm thời giúp nhà quản lý doanh
nghiệp xem xét huy động các nguồn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng
đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động SXKD nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3


1.1.4.3. Căn cứ theo phạm vi huy động vốn

Gồm 2 bộ phận: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài DN.
Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động trong nội bộ doanh nghiệp
nhƣ vốn góp của chủ sở hữu, của ban giám đốc… Đây là nguồn vốn quan trọng đảm
bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên ngoài là nguồn vốn đƣợc huy động bên ngoài phạm vi DN: vốn
vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, chiếm dụng của ngƣời bán… nhằm đáp ứng
các yêu cầu của hoạt động SXKD.
1.1.4.4. Căn cứ theo đặc điểm luân chuyển của vốn
Theo đặc điểm luân chuyển vốn chia làm 2 loại: Vốn cố định và vốn lƣu động.
Vốn cố định của DN là một bộ phận của vốn SXKD, là khoản đầu tƣ ứng trƣớc
hình thành nên TSCĐ của DN. Vì vậy quy mô VCĐ nhiều hay ít sẽ quyết định đến
quy mô của TSCĐ. VCĐ ảnh hƣởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật vật chất và
công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của DN. Vốn cố định biểu hiện dƣới hai hình
thái:
− Hình thái hiện vật là toàn bộ TSCĐ dùng trong kinh doanh của các DN gồm:
nhà cửa, máy móc, thiết bị, công cụ…
− Hình thái tiền tệ là toàn bộ TSCĐ chƣa khấu hao và vốn khấu hao khi chƣa
đƣợc sử dụng để sản xuất TSCĐ, là toàn bộ vốn cố định đã hoàn thành vòng luân
chuyển và trở về hình thái ban đầu.
Vốn lƣu động: Vốn lƣu động là biểu hiện bằng tiển toàn bộ TSLĐ nhằm đảm bảo
cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc diễn ra thƣờng xuyên liên tục. TSLĐ có đặc
điểm gồm nhiều loại tồn tại ở nhiều khâu của quá trình SXKD và biến động rất nhanh,
do đó việc quản lý và sử dụng tài sản lƣu động ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả SXKD
của DN. Sự vận động của TSLĐ đƣợc diễn ra theo qui trình nhất định : T – H - Sx
….H’ - T’. Vốn lƣu động gắn chặt với từng bƣớc thực hiện của hoạt động SXKD, nhƣ
vậy để sử dụng VLĐ có hiệu quả thì phải căn cứ vào thực tế hoạt động SXKD, tiêu
thụ sản phẩm của DN để xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn,
hay thiếu vốn.
Tuy có nhiều cách phân loại khác nhau về nguồn vốn nhƣng trong phạm vi của
khóa luận thì vốn đƣợc phân tích theo quan hệ sở hữu vốn và hình thức luân chuyển.

1.2.

Các vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn
Trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết vĩ
mô của nhà nƣớc, hoạt động kinh doanh của mỗi DN phải linh hoạt, thích ứng với cơ
4

Thang Long University Library


chế đó mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khó
khăn khắc nghiệt. Và nhƣ vậy, vấn đề hiệu quả phải là mối quan tâm hàng đầu của
toàn xã hội và là yêu cầu sống còn của mỗi DN.
Hiệu quả đƣợc hiểu theo nghĩa chung nhất là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố cần thiết, tham gia mọi hoạt động theo mục đích nhất định của con
ngƣời. Về cơ bản hiệu quả đƣợc phản ánh trên hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội. Trong đó hiệu quả kinh tế đƣợc quan tâm hơn và có ý nghĩa quyết định.
− Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao động xã
hội gồm lao động sống và lao động vật hóa (các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực), để
đạt đƣợc kết quả kinh doanh kinh tế cao với các chi phí lao động xã hội (nguồn lực)
ít nhất.
− Hiệu quả xã hội phản ánh mức độ của các kết quả đạt đƣợc đễn xã hội và môi
trƣờng, thực chất là sự tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của con ngƣời,
trong đó có hoạt động kinh tế.
Hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội. Khi đạt đƣợc hiệu quả kinh tế, là
cơ sở phát triển sản xuất và giải quyết các vấn đề xã hội. Mặt khác khi đạt đƣợc hiệu
quả kinh tế cao hơn, thì xã hội có cơ sở để phát triển bền vững hơn. Do đó DN nào
cũng tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận.

Đứng từ góc độ kinh tế xem xét thì hiệu quả kinh doanh của DN đƣợc thể hiện ở
lợi nhuận, hay nói cách khác chỉ tiêu lợi nhuận nói lên hiệu quả sử dụng vốn ở một góc
độ nào đó.
Vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của DN để đạt kết quả cao nhất trong quá
trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Thể hiện qua công thức:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh =

Chi phí đầu vào

1.2.2. Các phương pháp phân tích về hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các yếu tố
đầu vào, hai đại lƣợng này trên thực tế đều rất khó xác định đƣợc một cách chính xác,
nó phụ thuộc vào hệ thống tính toán và phƣơng pháp tính toán trong doanh nghiệp. Qua
những phƣơng pháp phân tích kinh doanh thƣờng thấy trong doanh nghiệp, có thể áp
dụng chúng để có thể phân tích rõ đƣợc thực trạng của việc quản lý sử dụng nguồn vốn
của doanh nghiệp. Một số phƣơng pháp dùng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn nhƣ:

5


Phƣơng pháp so sánh:
So sánh là phƣơng pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến
động của chỉ tiêu phân tích.
Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn làm
gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc xác định tùy thuộc vào mục đích phân tích. Khi tiến
hành so sánh cần có hai đại lƣợng phải đảm bảo tính chất so sánh đƣợc.
Điều kiện so sánh: So sánh theo thời gian đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế,
thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng.So

sánh theo không gian tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định, các chỉ tiêu
cần phải đƣợc quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tƣơng tựnhau.
Cần các định rõ mục tiêu so sánh trong khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Mục tiêu so sánh trong phân tích là nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và tƣơng
đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích (năng suất tăng, giá thành giảm).
− Mức độ biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ.
Kỳ thực tế và kỳ kế hoạch, hoặc kỳ thực tế và kỳ kinh doanh trƣớc,…
− Mức độ biến động tƣơng đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này với
trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhƣng đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có
liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Nội dung so sánh, bao gồm:
− So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số định mức
để thấy đƣợc khả năng phấn đấu cũng nhƣ mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm
hoặc số chênh lệch.
− So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số thực hiện cùng kỳ năm trƣớc
hoặc các năm trƣớc để thấy đƣợc sự biến động về tài chính doanh nghiệp qua các
chỉ tiêu. Qua đó đánh giá sự tăng trƣởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh để
có biện pháp khắc phục kịp thời.
− So sánh giữa số thực hiện của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành,
của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình
đƣợc hay chƣa đƣợc, cần phát huy hay khắc phục ra sao.
Quá trình phân tích theo phƣơng pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức:
− So sánh theo chiều dọc là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tƣơng
quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành.
− So sánh theo chiều ngang là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hƣớng
tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau.
6

Thang Long University Library



− So sánh xác định xu hƣớng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó
đƣợc thể hiện: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài
chính đƣợc xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và
chúng có thể đƣợc xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hƣớng phát tiển
của các hiện tƣợng , kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Phƣơng pháp tỷ lệ:
Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính.
Về nguyên tắc phƣơng pháp này yêu cầu phải xác định đƣợc một ngƣỡng, các mức để
nhận xét, đánh giá tình hình của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ doanh
nghiệp với tỷ lệ tham chiếu.
Các bƣớc thực hiện phƣơng pháp so sánh:
Bước 1: Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phân tích TCDN đã có sẵn hoặc tự xây dựng
chỉ tiêu phân tích phù hợp với mục đích phân tích của mình, chọn lọc các số liệu trong
BCTC để tính toán.
Bước 2: Trên cơ sở các kết quả đã thu đƣợc từ việc tính toán các tỷ số, nêu ra
mối quan hệ giữa tử số và mẫu số.
Bước 3: Nhận định mức độ cao thấp của các con số này, tìm hiểu tác động của
các kết quả đó đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua đó tìm
hiểu các nguyên nhân tăng giảm của các con số.
Bước 4: Rút ra kết luận, đánh giá về tình hình TCDN, từ đó đƣa ra các giải pháp
phát huy ƣu điểm, khắc phục hạn chế, tạo tiền đề phát triển cho doanh nghiệp trong
tƣơng lai.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các
nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ
về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại
bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trong mỗi
trƣờng hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, ngƣời phân tích lựa chọn những
nhóm chỉ tiêu khác nhau.
Phƣơng pháp phân tích Dupont:

Phƣơng pháp phân tích Dupont là phƣơng pháp phân tích ROE dựa vào mối quan
hệ với ROA để thiết lập phƣơng trình phân tích. Lần đầu tiên đƣợc công ty Dupont áp
dụng nên thƣờng đƣợc gọi là phƣơng trình Dupont:
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Hay cụ thể:
7


Tỷ suất sinh lời
VCSH

Lợi nhuận sau thuế
=

Tổng tài sản

Doanh thu
x

Doanh thu

Tổng tài sản

X

Vốn chủ ở hữu

Hoặc:
ROE = Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính.
Phƣơng pháp Dupont cho thấy tác động tƣơng hỗ giữa các tỷ số tài chính cụ thể

là tỷ số hoạt động và doanh lợi để xác định khả năng sinh lời trên vốn đầu tƣ. Đây là
mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Hệ số quay vòng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, DN có 3 sự lựa chọn cơ bản là
tăng 1 trong 3 yếu tố trên. Một là, DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng
cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Hai
là, DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các loại tài sản
sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói cách dễ hiểu hơn là DN
cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ba là, DN có thể nâng cao hiệu
quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính. Hay nói dễ hiểu hơn là vay nợ
thêm vốn đầu tƣ. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản cua DN cao hơn mức lãi suất
cho vay thì việc vay để đầu tƣ của DN là hiệu quả.
Khi áp dụng phƣơng pháp Dupont , có thể tiến hành so sánh chỉ số ROE của DN
qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trƣởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua
các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào, từ đó đƣa ra nhận định và dự đoán xu hƣớng
ROE của các năm còn lại.
1.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Trong nền kinh tế thị rƣờng, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp kinh
doanh là thu đƣợc lợi nhuận cao. Để tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, doanh nghiệp trƣớc tiên phải đánh giá đƣợc tình hình sử dụng vốn của mình
thông qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chung
Hiệu suất sử dụng tổng nguồn vốn:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng vốn =

Tổng số vốn

Hiệu suất sử dụng tổng nguồn vốn là chỉ tiêu phản ánh 100 đồng vốn tạo ra đƣợc
bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó cho thấy

việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đã có hiệu quả, vốn bỏ ra đã thu đƣợc lợi nhuận.
8

Thang Long University Library


Còn ngƣợc lại, có nghĩa là công tác sử dụng và quản lý vốn chƣa hiệu quả cần xem xét
lại.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
Lợi nhuận sau thuế
ROA=

Tổng tài sản

Đây là chỉ tiêu cho biết trong 1 kỳ doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tƣ thì
thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả
sử dụng tài sản càng tốt. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tƣ theo chiều rộng nhƣ
xây dựng nhà xƣởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ,...
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS):
ROS =

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 đồng lợi doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng chi phí
càng tốt. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trƣờng, tăng doanh thu. Chỉ tiêu
này thấp nhà quản trị cần tăng cƣờng kiểm soát chi phí các bộ phận. Tuy nhiên, tỷ số
này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề. Vậy nên khi theo dõi
khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp, nên so sánh cùng với tỷ suất sinh lợi của

doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
Vòng quay VCSH:
Vòng quay của VCSH =

Doanh thu thuần
VCSH

Chỉ số này giúp đánh giá mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu
bình quân của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này cho ra kết quả càng cao càng tốt, cho thấy
doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu và ngƣợc lại.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Lợi nhuận sau thuế
ROE =

VCSH

Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng VCSH đầu tƣ thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu
hƣớng tích cực. Chỉ tiêu này thƣờng giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn
mới trên thị trƣờng tài chính để tài trợ cho sự tăng trƣởng của doanh nghiệp. Ngƣợc
lại, nếu chỉ số này nhỏ và VCSH dƣới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp,
9


doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, sức sinh lời của
VCSH cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hƣởng của đòn bẩy
tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm càng lớn. Do vậy khi phân tích chỉ tiêu này cần kết
hợp với cơ cấu của vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp cụ thể.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Là chỉ số đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Đƣợc tính qua công thức:
Vòng quay vốn cố định =

Doanh thu thuần
Vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, cứ bình quân sử dụng 100 đồng vốn
cố định doanh nghiệp sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất này
càng cao thì càng thể hiện hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp là cao. Tuy
nhiên, vốn cố định thƣờng có thời gian sử dụng cao, doanh nghiệp cần phải hạn chế
đƣợc sự hao phí của vốn cố định. Cần lƣu ý khi tính tỷ số này, mẫu số sử dụng VCĐ
bình quân nên phƣơng pháp tính khấu hao sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến mức độ chính xác
của tỷ số này.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định=

Doanh thu thuần
Vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sử dụng 100 đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo
ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì càng thể hiện hiệu
suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp là cao.
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định =

Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định


Chỉ tiêu này phán ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, nó cho biết 1 đồng
VCĐ đầu tƣ trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng
lớn thì hiệu quả sử dụng VCĐ càng lớn. Chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có
hiệu quả. Từ đó doanh nghiệp có thể đầu tƣ thêm trang thiết bị, nhà xƣởng.
Tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định
Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ =

Lợi nhuận sau thuế
TSCĐ

10

Thang Long University Library


Chỉ tiêu này phán ánh khả năng sinh lời của tài sản cố định, nó cho biết 1 đồng
TSCĐ đầu tƣ trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này
càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng lớn.
Suất hao phí vốn cố định
Suất hao phí vốn cố định =

Vốn cố định
Doanh thu thuần

Suất hao phí VCĐ là đại lƣợng nghịch đảo của vòng quay VCĐ. Chỉ tiêu này
cho biết một đồng doanh thu doanh nghiệp thu về trong kỳ cần sử dụng bao nhiêu
đồng VCĐ. Hệ số càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng thấp và ngƣợc lại.
Cần điều chỉnh chính sách quản lý, sử dụng VCĐ và nâng cao doanh thu.
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động
Xác định nhu cầu vốn lƣu động ròng:

Nhu cầu vốn lƣu động ròng chính là lƣợng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài
trợ cho một số khoản mục không phải là tiền của vốn lƣu động, đó là tồn kho và các
khoản phải thu.
Vốn lưu động ròng V ĐR = Tài sản ng n hạn – ợ ng n hạn
VLĐR dƣơng, phản ánh doanh nghiệp đang sử dụng toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn
và một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSNH. Điều này làm giảm rủi ro thanh
toán nhƣng đồng thời cũng làm giảm khả năng sinh lời vì chi phí tài chính mà doanh
nghiệp phải bỏ ra cao.
VLĐR âm, hàm ý rằng doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ nguồn vốn dài hạn và
một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH. Tuy giảm đƣợc chi phí tài chính
do chi phí huy động vốn thấp song doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro thanh toán
cao.
VLĐR bằng 0 đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng chiến lƣợc quản
lý vốn dung hòa, dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho TSNH, dùng nguồn vốn dài hạn
tài trợ cho TSDH. Điều này vừa đảm bảo khả năng sinh lời, lại vừa ngăn ngừa rủi ro
thanh toán cho doanh nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ng n hạn =

Tài sản ng n hạn
Nợ ngắn hạn

Phân tích tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết mức độ các khoản nợ của
các chủ nợ ngắn hạn đƣợc trang trải bằng các tài sản có thể chuyển sang bằng tiền
11


trong một giai đoạn tƣơng đƣơng với thời hạn của các khoản nợ đó. Chỉ tiêu này cao
(k>1) chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào. Tuy nhiên, nếu chỉ số

này cao quá, kéo dài có thể dẫn đến vốn bằng tiền nhàn rỗi, ứ đọng và dẫn đến hiệu
quả vốn thấp. Chỉ tiêu này thấp quá kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả
năng thanh toán các khoản nợ dài hạn và quá hạn. Trong trƣờng hợp chỉ tiêu này thấp
quá kéo dài liên tiếp sẽ ảnh hƣởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp và có thể dẫn tới
doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản. Qua khảo sát thực tế các doanh nghiệp kinh
doanh, để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ đến hạn và quá hạn chỉ tiêu này thƣờng nằm
trong khoảng (k=1).
Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ng n hạn – Hàng tồn kho
Nợ ng n hạn

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn ho đƣợc gọi là các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền.
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi
thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cao quá, kéo dài cũng không
tốt, có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài càng
không tốt có thể dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.
Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ng n hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán tức thời của tiền và các khoản tƣơng
đƣơng tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cao quá, kéo dài chứng tỏ khả
năng thanh toán tức thời tốt, tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao có thể dẫn đến hiệu quả sử
dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không có khả
năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy
cơ phá sản có thể xảy ra.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành VLĐ
Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích vốn đầu tƣ cho hàng tồn kho quay đƣợc
bao nhiêu vòng. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là
nhanh và ngƣợc lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Hệ số
cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho có hiệu quả, tránh đƣợc ứ đọng vốn
và ngƣợc lại. Tuy nhiên, hệ số này còn phải đƣợc so sánh với hệ số trung bình ngành.
12

Thang Long University Library


Hệ số này quá cao cũng không tốt, vì nhƣ vậy có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho
không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị
mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên vật
liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị
ngƣng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ
sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng.
Thời gian luân chuyển hàng tồn kho:
Thời gian luân chuyển hàng tồn kho =

365
Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết 1 vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu

này càng thấp, chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần tăng
doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực
khác nhau sẽ có đặc điểm về chu kỳ sản xuất, kỹ thuật sản xuất, đặc điểm của sản
phẩm, nhu cầu của thị trƣờng… khác nhau do đó cũng có hiệu quả sử dụng vốn khác
nhau. Chẳng hạn nếu chu kỳ ngắn doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm mở rộng
sản xuất kinh doanh và ngƣợc lại nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một
gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay.
Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần
PTKH

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu
của doanh nghiệp thành tiền mặt. Vòng quay càng lớn thì việc thu hồi các khoản phải
thu từ khách hàng càng có hiệu quả. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của
doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt cao.
Điều này giúp doanh nghiệp tăng lƣợng tiền mặt, tạo sự chủ động trong sản xuất kinh
doanh. Ngƣợc lại, nếu hệ số này càng thấp thì doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng vốn
càng nhiều, khiến doanh nghiêp không có đƣợc sự chủ động trong việc tài trợ nguồn
VLĐ hay đồng nghĩa với việc làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
Thời gian thu nợ trung bình:
Thời gian thu nợ trung bình =

365
Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của
doanh nghiệp. Chỉ số này ngƣợc lại với chỉ số vòng quay khoản phải thu, thời gian
quay vòng khoản phải thu càng nhỏ thì tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh

nghiệp càng nhanh. Trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau, nhà
13


phân tích khi tiến hành đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, cần so sánh hệ số
ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà
doanh nghiệp đó quy định.
Vòng quay các khoản phải trả:
Vòng quay các khoản phải trả =

GVHB + Chi phí bán hàng, quản lý chung
PT B + lương, thưởng, thuế phải trả

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của
doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Do vậy, nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả
quá nhỏ, sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, việc chiếm dụng khoản
vốn từ nhà cung cấp không những có thể giúp doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí về vốn
mà còn thể hiện đƣợc uy tín đối với nhà cung cấp và chất lƣợng sản phẩm đối với
khách hàng. Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trƣớc cho
thấy doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trƣớc, làm giảm chi
phí vốn đồng thời làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, chỉ số
này nếu nhỏ hơn năm trƣớc chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán
chậm hơn năm trƣớc. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Thời gian trả nợ trung bình
Thời gian trả nợ trung bình =

365
Vòng quay các khoản phải trả

Thời gian trả nợ trung bình cho biết bình quân doanh nghiệp có bao nhiêu ngày

để trả nợ. Thời gian trả nợ càng dài chứng tỏ khả năng chiếm dụng vốn của doanh
nghiệp với nhà cung cấp tốt. Nhƣng doanh nghiệp cũng cần chú ý, thời gian trả nợ kéo
dài có thể gây ảnh hƣởng không tốt cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác.
Thời gian trả nợ ngắn chứng tỏ doanh nghiệp chƣa chiếm dụng đƣợc vốn của nhà cung
cấp. Doanh nghiệp cần cân đối khoảng thời gian này, sao cho vừa tận dụng đƣợc
khoản vốn chiếm dụng đƣợc trong thời gian ngắn vừa không làm tăng rủi ro thanh
khoản.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =

Vốn lưu động
Doanh thu thuần

Hệ số đảm nhiệm VLĐ cho biết để đạt đƣợc 100 đồng doanh thu, doanh nghiệp
phải sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp, hiệu quả kinh tế từ việc sử
dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.
14

Thang Long University Library


Tỷ suất sinh lời vốn lưu động:
Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động =

Vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lƣu động, 100 đồng vốn lƣu

động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tính đƣợc chỉ tiêu này, doanh
nghiệp sẽ biết đƣợc khả năng sinh lời của VLĐ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu
quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng tốt. Ngƣợc lại chỉ tiêu này càng thấp có
nghĩa là lợi nhuận trên một đồng vốn là nhỏ.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển VLĐ
Vòng quay vốn lưu động:
Doanh thu thuần

Vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động

Vòng quay VLĐ đo lƣờng hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu
này cho biết 100 đồng VLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Nếu hệ số này cao phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao vì hàng hóa tiêu
thụ nhanh, vật tƣ tồn kho thấp, ít các khoản phải thu… giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Ngƣợc lại, hệ số thấp, phản ánh hàng tồn kho lớn, lƣợng tiền tồn quỹ nhiều, doanh
nghiệp không thu đƣợc các khoản phải thu. Từ đó, doanh nghiệp phải xem xét lại tình
hình tài chính của mình để có các biện pháp chấn chỉnh.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển vốn lƣu động =

365
Vòng quay vốn lƣu động

Chỉ tiêu này cho biết số ngày thực hiện một vòng quay vốn lƣu động. Kỳ luân
chuyển càng ngắn chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh, hàng hóa, sản phẩm ít bị
tồn kho, doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Điều này đồng nghĩa với việc hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng cao.
1.2.4. Chiến lược quản lý vốn trong doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau, cơ cấu nguồn vốn khác nhau,
do đó mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng một chính sách quản lý vốn riêng sao cho phù hợp
với doanh nghiệp của mình.
Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng nhƣ cách
thức sử dụng nguồn vốn tài trợ. Có 3 chính sách quản lý vốn trong doanh nghiệp:
Chính sách quản lý vốn mạo hiểm, chính sách quản lý vốn thận trọng và chính sách
quản lý vốn dung hòa.
15


1.2.4.1. Chiến lược quản lý vốn mạo hiểm
Chiến lƣợc quản lý vốn mạo hiểm là dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài
trợ cho tài sản dài hạn. Nghĩa là, dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho toàn bộ TSLĐ
và một phần TSCĐ, còn nguồn vốn dài hạn tài trợ cho phần TSCĐ còn lại.
Ƣu điểm của chiến lƣợc quản lý vốn mạo hiểm là quản lý nguồn vốn linh hoạt,
không phải quản lý nguồn vốn dài hạn nên giảm thiểu đƣợc chi phí vốn ( lãi vay), làm
giảm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Tuy nhiên lại có mức rủi ro cao vì để đáp
ứng các nhu cầu về vốn, doanh nghiệp hầu nhƣ phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm
nguồn vốn bên ngoài, vì vậy dễ thụ động trong kinh doanh. Mặt khác, khi doanh
nghiệp khó khăn về việc tìm nguồn vốn có thể dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn bất
hợp pháp trong thanh toán, ảnh hƣởng đến uy tín và giảm khả năng huy động vốn lần
tiếp theo.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý vốn mạo hiểm

Tài sản
lƣu động

Nguồn vốn
ngắn hạn


Tài sản
cố định

Nguồn vốn
dài hạn

1.2.4.2. Chiến lược quản lý vốn dung hòa
Chiến lƣợc vốn dung hòa là toàn bộ tài sản ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng nguồn
vốn ngắn hạn, toàn bộ tài sản dài hạn đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn dài hạn.
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quản lý vốn dung hòa
Tài sản lƣu
động

Nguồn vốn
ngắn hạn

Tài sản cố
định

Nguồn vốn
dài hạn
16

Thang Long University Library


Việc áp dụng mô hình này đảm bảo tạo ra sự ăn khớp giữa nhu cầu vốn và nguồn
tài trợ nhu cầu vốn về mặt thời gian. Do vậy, giúp doanh nghiệp hạn chế đƣợc rủi ro
trong thanh toán. Đây là chiến lƣợc có độ an toàn cao, mặt khác mô hình này có thể

giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí trong việc sử dụng vốn.
Hạn chế của mô hình này là chƣa tạo ra đƣợc sự linh hoạt trong việc tổ chức sử
dụng vốn, thƣờng vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn đƣợc đảm bảo hơn, song kém linh
hoạt hơn. Trong thực tế, khi doanh thu biến động, khi gặp khó khăn về tiêu thụ, doanh
nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhƣng vẫn phải duy trì một lƣợng
vốn thƣờng xuyên khá lớn.
1.2.4.3. Chiến lược quản lý vốn thận trọng
Chiến lƣợc quản lý vốn thận trọng là dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ
tài sản ngắn hạn. Cụ thể là: Dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho toàn bộ TSCĐ, và một
phần TSLĐ, còn nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho phần TSLĐ còn lại.
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ quản lý vốn thận trọng
Tài sản lƣu
động

Nguồn vốn
ngắn hạn

Nguồn vốn
dài hạn

Tài sản cố
định

Chiến lƣợc vốn thận trọng có ƣu điểm là khả năng thanh toán của doanh nghiệp
rất cao, vì doanh nghiệp có thể chủ động đƣợc toàn bộ nhu cầu vốn dài hạn cho sản
xuất kinh doanh ( bao gồm : nhu cầu về các tài sản cố định, đầu tƣ dài hạn và TSLĐ
thƣờng xuyên), chỉ một phần nhu cầu về TSLĐ tạm thời mới cần vay ngắn hạn. Cũng
nhƣ chiến lƣợc sử dụng vốn dung hòa, chiến lƣợc này đòi hỏi kinh doanh phải có vốn
chủ sở hữu lớn hoặc phải có các khoản vay dài hạn nhiều với lãi suất cao hơn lãi suất
ngắn hạn mới đảm bảo đƣợc nhu cầu về vốn thƣờng xuyên, do đó có thể làm tăng chi

phí sử dụng vốn.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.2.5.1.

hân tố khách quan

Môi trường pháp lý: Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng và hành lang pháp lý thuận lợi
cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và định hƣớng cho các hoạt động
17


thông qua các chính sách vĩ mô. Với bất cứ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách
hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ cần một sự thay đổi
trong chính sách kinh tế của nhà nƣớc nhƣ chính sách giá cả, phƣơng pháp đánh giá tài
sản, phƣơng pháp khấu hao TSCĐ… cũng có thể gây ảnh hƣởng nhất định đến hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường khoa học công nghệ: là các yếu tố nhƣ trình độ tiến bộ của khoa học
kỹ thuật. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ làm cho TSCĐ bị lỗi thời
và lạc hậu nhanh chóng. Nếu doanh nghiệp không nhạy bén trong kinh doanh, thƣờng
xuyên đổi mới máy móc, trang thiết bị để làm ra những sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu
cầu thị trƣờng thì sẽ mất đi khả năng cạnh tranh, hoạt động kinh doanh ngày càng sa
sút. Bởi vậy, để có thể trụ vững trên thị trƣờng cần phải nhạy bén trong kinh doanh,
không ngừng tìm tòi để có những biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của mình.
Môi trường kinh tế vĩ mô: là tác động của các yếu tố nhƣ tăng trƣởng kinh tế, thu
nhập quốc dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái…đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi nền kinh tế có hiện tƣợng lạm phát, dẫn tới sức mua của
đồng tiền giảm sút, kéo theo việc tăng giá của vật tƣ hàng hóa…Vì vậy, giá trị vốn của
doanh nghiệp có thể bị mất dần do tốc độ trƣợt giá của đồng tiền nếu nhƣ không có
biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế.

Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp: Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực
nào thì mỗi doanh nghiệp đều phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh của mình, nhất là khi
nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển. Doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều
hơn đến tính cạnh tranh bởi khi cạnh tranh gia tăng, việc đƣa ra các biện pháp nhằm
đẩy nhanh lƣợng hàng tiêu thụ sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nới lỏng các chính sách
tín dụng thƣơng mại dẫn đến việc quản lý vốn trở nên khó khăn hơn. Sự biến động và
cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng cả trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản đều có tác
động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh: Trong quá trình sản xuất
kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các nhân tố
khách quan nhƣ thiên tai, hỏa hoản, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh...
Những nhân tố này phần nào ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và
ảnh hƣởng khi chúng xảy ra thƣờng là rất lớn, nhiều khi chúng có thể phá hoại cả một
nền kinh tế chứ không riêng gì một doanh nghiệp. Những yếu tố này tác động vô cùng
lớn tới sự hình thành, phát triển và tốc độ phát triển của mỗi doanh nghiệp qua đó tác
động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bởi điều kiện tự nhiên có thuận lợi

18

Thang Long University Library


thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng đƣợc nâng cao.
1.2.5.2.

hân tố chủ quan

Tính chất, đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Sự ảnh hƣởng từ
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

là rất lớn. Nó thể hiện trong việc bố trí cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tùy thuộc vào
từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu vốn của chúng cũng khác nhau. Cụ thể, sản
phẩm kinh doanh của doanh nghiệp là hàng hóa tiêu dùng có vòng đời ngắn, thời gian
tiêu thụ nhanh thì sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hơn, từ đó làm tăng
vòng quay của vốn. Ngƣợc lại, với những sản phẩm có vòng đời dài, đƣợc sản xuất
theo dây chuyền, có giá trị lớn sẽ là những tác nhân hạn chế làm cho vòng quay của
vốn chậm hơn. Tất cả những điều này đều ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp và do đó ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất: ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sử
dụng vốn của DN. Nếu xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác, bố trí cơ cấu vốn không
hợp lý, quản lý vốn không chặt chẽ… sẽ ảnh hƣởng không tốt đến quá trình hoạt động
của DN, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. Do vậy, trong công tác tổ
chức quản lý, tổ chức sản xuất DN phải chú trọng đến việc tổ chức và sử dụng vốn
kinh doanh nhƣ: xác định nhu cầu, bố trí cơ cấu vốn, sử dụng vốn hợp lý đúng mục
đích, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ, tránh lãng phí.
Trình độ tay nghề người lao động: Nếu công nhân trong DN có trình độ tay nghề
cao thì sẽ đáp ứng với yêu cầu kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của máy móc, thiết bị. Từ đó,
máy móc thiết bị đƣợc sử dụng tốt hơn, DN sẽ nhanh chóng thu hồi đƣợc vốn và hiệu
quả sử dụng vốn sẽ nâng lên. Ngƣợc lại, nếu công nhân có trình độ thấp thì họ sẽ
không có đủ khả năng để khai thác và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Trang thiết bị kỹ thuật: Việc trang bị các kỹ thuật sản xuất có tác động liên tục
tới hiệu quả sử dụng vốn cố định. Cụ thể, nếu kỹ thuật sản xuất đơn giản, doanh
nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận sử dụng trang thiết bị máy móc đó nhƣng lại luôn phải cảnh
giác và đối phó với các đối thủ cạnh tranh khi mà yêu cầu của khách hàng về chất
lƣợng sản phẩm ngày càng cao. Vì thế, doanh nghiệp tuy có thể dễ dàng tăng doanh
thu, lợi nhuận trên vốn cố định những lại khó giữ đƣợc những chỉ tiêu này lâu dài. Còn
đối với doanh nghiệp có kỹ thuật sản xuất phức tạp, trang thiết bị công nghệ cao, sẽ có
lợi thế hơn trong việc cạnh tranh, tuy nhiên lại đòi hỏi tay nghề sản xuất và chất lƣợng
nguyên vật liệu đầu vào. Điều này dẫn đến việc làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố
định nói riêng cũng nhƣ tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói

chung.
19


Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Việc hoạt động trong các ngành nghề
khác nhau với năng lực kinh doanh và khả năng tài chính khác nhau dẫn đến các doanh
nghiệp cần vạch ra cho mình kế hoạch sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm phù hợp
với doanh nghiệp. Cụ thể, nếu phƣơng thức tổ chức hoạt động phù hợp thì sẽ thúc đẩy
sản xuất kinh doanh, tiết kiệm đƣợc chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngƣợc lại, nếu
không đề ra cho mình đƣợc một kế hoạch cụ thể nào, doanh nghiệp sẽ gây lãng phí
vốn và làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính mình. Chính vì vậy, việc lập
kế hoạch ngay từ đầu mỗi kì sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạn chế
những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh.

20

Thang Long University Library


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã tổng hợp các vấn đề liên quan đến vốn, hiệu quả sử dụng vốn và
phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời đƣa ra các chỉ tiêu tài chính để đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nội dung lý thuyết xây dựng ở chƣơng 1 là
cơ sở để phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Nhựa và Bao
bì Dƣơng Anh sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 2.

21


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY

TNHH NHỰA VÀ BAO BÌ DƢƠNG ANH
2.1.

Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhựa và Bao bì Dƣơng Anh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhựa và Bao bì
Dương Anh
− Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH NHỰA VÀ BAO BÌ
DƢƠNG ANH.
− Tên công ty viết tắt: DUONGANH.,LTD
− Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Đạo Khê, xã Trung Hƣng, huyện Yên Mỹ, tỉnh
Hƣng Yên
− Vốn điều lệ:
− Giấy phép kinh doanh: 0502000747

Ngày cấp: 20/09/2007

− Điện thoại: 0321 246882 – 09022

Fax: 0321 964078



Giám đốc : Nguyễn Quốc Tuấn

− Mã số thuế: 0900275007
Công ty TNHH Nhựa và Bao bì Dƣơng Anh đƣợc thành lập ngày 09 tháng 10
năm 2003, là một công ty chuyên cung cấp các bao bì xi măng, bao bì nông sản và các
sản phẩm băng nhựa ,…. Với máy móc hiện đại, cùng đội ngũ kĩ sƣ tay nghề cao nhiều
năm kinh nghiệm, công ty mang đến cho các khách hàng những sản phẩm và dịch vụ

tốt nhất. Cùng với cơ chế chính sách thông thoáng, đơn giản thuận tiện, công ty đã tạo
đƣợc niềm tin của rất nhiều đối tác trên toàn quốc. Chính vì thế, với hơn 10 năm hoạt
động công ty đã có đƣợc những thành công nhất định. Và cho đến thời điểm hiện tại
công ty vẫn luôn đổi mới công nghệ thiết bị để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế
thị trƣờng và đáp ứng đƣợc nhu cầu mới của khách hàng đồng thời tạo công ăn việc
làm cho hàng chục ngƣời lao động.
Là một trong các doanh nghiệp hàng trong ngành thủ công nghiệp, công ty
TNHH Nhựa và Bao bì Dƣơng Anh coi trọng sự phát triền bền vững. Nằm trong chiến
lƣợc kinh doanh cốt lõi của công ty là tiêu chí mang đến cân bằng lâu dài giữa phát
triển kinh tế cho tất cả các đối tác liên quan, sự quan tâm đến thành quả môi trƣờng, và
những đóng góp để tạo nên môi trƣờng sống lành mạnh cho cộng đồng xung quanh.

22

Thang Long University Library


2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhựa và Bao bì Dương Anh
Bộ máy hoạt động của Công ty gồm 3 phòng ban và đội sản xuất, mỗi phòng ban
đều có nhiệm vụ chức năng riêng, song đều tham mƣu giúp việc cho Ban Giám đốc
trong quản lý và điều hành Công ty.
Trong mỗi đội thi công lại tổ chức thành các tổ (nhóm) thi công nhỏ để tạo điều
kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế cũng nhƣ kỹ thuật đối với từng đội thi công, từng
tổ công trình. Đồng thời tạo điều kiện để Công ty ký hợp đồng làm khoán với từng đội
thi công.
Bộ máy tổ chức của Công ty đƣợc thiết kế theo mô hình chức năng:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Công ty
Giám đốc

Phó giám đốc


Phòng Hành
chính tổng hợp

Phòng Kinh
doanh

Phòng Kỹ thuật

Phòng Kế toán

Phân xƣởng sản
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến – chức năng, với cơ cấu này
các phòng ban có nhiệm vụ tham mƣu cho Giám đốc, vừa phát huy đƣợc năng lực
chuyên môn vừa bảo đảm quyền chỉ huy, điều hành của Giám đốc, Phó Giám đốc.
Đứng đầu công ty là là Giám đốc, bên dƣới là Phó Giám đốc và các phòng ban, các
phân xƣởng sản xuất.
Giám đốc: Là ngƣời lãnh đạo công ty, có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt tốt
tình hình chung của công ty và tổ chức hoạt động kinh doanh của đơn vị, toàn quyền
điều hành chung của đơn vị. Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung cùng tập thể
ngƣời lao động sử dụng hợp lý, đúng mục đích phần tiền và tài sản của công ty mình

23


Phó giám đốc: Là ngƣời có trình độ chuyên môn, giúp việc cho Giám đốc và
đƣợc Giám đốc uỷ quyền trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, chuyên
môn nghiệp vụ khác, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về phần việc đƣợc giao. Trực

tiếp chỉ đạo việc tổ chức kinh doanh, tìm phƣơng án kinh doanh nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của công ty.
Phòng hành chính: Có trách nhiệm tham mƣu cho Giám đốc trong công tác phụ
trách bộ máy tình hình nhân sự, bố trí sắp xếp lao động phù hợp với năng lực của họ.
Giúp việc cho Giám đốc về công tác quản lý hành chính và nguồn nhân lực của công ty.
Nhiệm vụ:
− Xây dựng quy hoạch cán bộ để phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo,
bồi dƣỡng nghiệp vụ, trình độ cấp bậc kỹ thuật,...nhằm phục vụ cho việc đề bạt, bổ
nhiệm cán bộ lãnh đạo, việc bố trí, điều động, phân công cán bộ, nhân viên, công
nhân viên đáp ứng yêu cầu của từng đơn vị công tác trong công ty.
− Xây dựng chƣơng trình, nội dung tổ chức các sự kiện cho công ty nhƣ : sơ
kết, tổng kết công tác, lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty, họp mặt nhân các ngày lễ
lớn trong năm, hội nghị khách hàng,...
− Quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục và chế độ
chính sách liên quan đến vấn đề nhân sự - lao động – tiền lƣơng ( tuyển dụng, hợp
đồng lao động, nghỉ việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động, thi đua khen thƣởng, kỷ
luật, nghỉ hƣu, ....).
Phòng kinh doanh tiếp thị: Tham mƣu, tƣ vấn cho ban lãnh đạo công ty về định
hƣớng chiến lƣợc phát triển dự án và các kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của
công ty, nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm các phƣơng án, cơ hội kinh doanh theo hƣớng
mới, đề xuất, tƣ vấn và lập kế hoạch kinh doanh, marketing trình ban lãnh đạo công ty.
Phòng kỹ thuật : Nghiên cứu kỹ thuật khoa học sản xuất, kiểm tra chất lƣợng
nguyên vật liệu, thành phần theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Nâng cấp hoặc thay thê
các trang thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, giám sát các hoạt động đầu tƣ máy móc.
Phòng kế toán: Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi, quản lý, nghiên cứu tài
chính của công ty. Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách và
tính đƣợc chi phí, doanh thu trong kỳ. Chịu trách nhiệm trƣớc công ty và các cơ quan
chức năng về công tác, chế độ kế toán đƣợc áp dụng.
Phân xƣởng sản xuất: Thực hiện việc thi công sản phẩm. Sản xuất ra những sản
phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Phòng sản xuất bao gồm những công nhân

lành nghề, có kỹ thuật tạo ra đƣợc những sản phẩm đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách
hàng.
24

Thang Long University Library


Nhận xét chung:
Các bộ phận trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thƣờng xuyên trao
đổi thông tin để nắm bắt đƣợc tình hình toàn công ty cũng nhƣ các phòng ban khác để
phát trển một cách toàn diện, giúp công ty phát triển theo một thể thống nhất. Ta có thể
thấy cơ cấu công ty đƣợc tổ chức gọn nhẹ, phù hợp, mỗi phòng ban là một mắt xích
không thể thiếu của công ty với từng nhiệm vụ cụ thể, không chồng chéo lên nhau,
đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn hiệu quả.
2.1.3. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần Nhựa và Bao bì Dƣơng Anh là một trong những công ty có bề
dày kinh nghiệm về các sản phẩm sản xuất và cung ứng bao bì xi măng, bao bì nông
sản và các sản phẩm băng nhựa. Sản phẩm của công ty đã đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng
toàn quốc và đã đạt đƣợc sự tín nhiệm rất cao của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm
cũng nhƣ dịch vụ. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính nhƣ:
− Chuyên sản xuất và in ấn bao bì nhựa cho các ngành công nghiệp nhƣ: Phân
bón, thức ăn, gia súc, nông sản, thủy hải sản, thực phẩm... phục vụ thị trƣờng nội
địa. Nhận in flexo, offset và in ống đồng tới 8 màu trên bao bì;
− Chuyên gia công hút định hình các sản phẩm bao bì nhựa nhƣ : khay PET/PP,
cốc nhựa, khay cơm, đệm vi sinh PVC,...dùng cho các ngành thực phẩm, bánh kẹo,
điện tử, xử lý môi trƣờng,..;
− Dịch vụ vận tải, vận chuyển hàng 2 miền Bắc – Nam;
− Các sản phẩm chuyên nghành sửa chữa, chủ yếu phục vụ cho các cửa hàng
sửa chữa, bảo dƣỡng ô tô;
− Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tƣ tại khu công nghiệp;

Trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh thì hoạt động sản xuất đóng vai trò
quan trọng. Lợi nhuận đến chủ yếu từ việc sản xuất hàng hóa, cung cấp hàng hóa
nguyên vật liệu tốt nhất đến tay khách hàng, ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, công ty TNHH
Nhựa và Bao bì Dƣơng Anh đã có quy trình sản xuất kinh doanh nhƣ sau:
2.2.

Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhựa và Bao
bì Dƣơng Anh giai đoạn 2012-2014

2.2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty TNHH Nhựa và bao
bì Dương Anh trong giai đoạn 2012-2014
Báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng cho biết sự dịch chuyển
của tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh và cho phép dự tính khả năng hoạt động
của Công ty trong tƣơng lai.
25


×