Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 99 trang )

CHƢƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BÀN VỀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt
Trong nền kinh tế thị trường để thực hiện các giao dịch, quan hệ thanh toán lẫn
nhau phải sử dụng hình thức tiền tệ, vì vậy thanh toán tiền tệ là yêu cầu khách quan và
cần thiết đối với xã hội. Thanh toán tiền tệ được thực hiện dưới hai hình thức: thanh
toán dùng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt là
việc chi trả tiền mặt trực tiếp giữa nhân dân với nhau, giữa các xí nghiệp, cơ quan Nhà
nước với nhân dân,…sau khi xuất chuyển hàng hóa, dịch vụ cho người mua thì người
bán nhận được tiền ngay và quá trình thanh toán cũng chấm dứt ở đó. Tuy nhiên ngày
nay khi nền kinh tế thị trường ngày một phát triển thì việc thanh toán bằng tiền mặt
không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế, nó bộc lộ
những hạn chế nhất định như: khó giao dịch với số lượng lớn, độ an toàn không
cao,…Ví dụ: nếu các doanh nghiệp làm ăn lớn thì mỗi lần giao dịch số tiền chi trả
hàng hóa sẽ rất lớn có thể lên đến vài trăm tỷ, thậm chí vài tỷ đồng, với số tiền lớn như
vậy nếu thanh toán trực tiếp trong quá trình vận chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy
hiểm như: bị kẻ gian theo dõi ăn cắp, rủi ro bị thừa, thiếu tiền,…Từ thực tế khách quan
trên đòi hỏi phải ra đời một phương thức thanh toán mới tiên tiến, hiện đại hơn mà vẫn
phải đảm bảo độ an toàn, và hiệu quả trong hoạt động thanh toán. Bên cạnh đó với sự
phát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng, các công cụ thanh toán đã được ngân hàng
nghiên cứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình một hình thức thanh toán phù hợp
thay cho thanh toán bằng tiền mặt. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phát sinh
từ đó.
“Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ
không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được thực hiện bằng cách chuyển một số tiền từ
tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản người thụ hưởng, hoặc bằng cách bù
trừ công nợ, mà không sử dụng đến tiền mặt thông qua vai trò trung gian của các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán”.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,


NXB Lao Động, trang 123)
Thanh toán không dùng tiền mặt thường được các NHTM áp dụng cho các khoản
chi trả có giá trị giữa doanh nghiệp và cá nhân. Vì vậy tăng tỷ trọng thanh toán không
dùng tiền mặt không chỉ có ý nghĩa về việc giảm bớt được lượng tiền trong lưu thông,
mà còn giúp cho công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp được tốt hơn vì doanh
1


nghiệp không cần phải mất không gian để cất trữ tiền, tốn chi phí thuê người bảo vệ
kho tiền, điều này làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời tiền gửi trong tài
khoản ngân hàng có độ an toàn cao, tránh được rủi ro bị kẻ gian đột nhập ăn
cắp…Trên cơ sở tiền gửi, các khoản thanh toán được thực hiện qua ngân hàng đã giúp
cho doanh nghiệp, các cơ quan quản lý như: bộ chủ quản, cơ quan thuế có điều kiện
kiểm tra, giám sát được doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh một cách chính xác, bởi
lẽ khi doanh nghiệp thanh toán tiền hàng, ngân hàng sẽ trực tiếp trích chuyển tiền
trong tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp chuyển cho người thụ hưởng, ngân hàng là
bên thứ ba tham gia quá trình thanh toán, đồng thời cũng là người giám sát hoạt động
thanh toán, nếu doanh nghiệp chi trả sai mục đích sẽ không được ngân hàng chấp nhận
thanh toán…
Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đã thỏa mãn được nhu cầu giao dịch
thương mại của nền kinh tế, giảm bớt được lượng tiền mặt, giảm bớt được chi phí lưu
thông xã hội, tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa, chu chuyển vốn từ đó nâng cao tính
hiệu quả của nền kinh tế sản xuất. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc thực thi chính
sách tiền tệ, vì khi nền kinh tế có quá nhiều tiền lưu thông sẽ gây ra tình trạng người
dân có quá nhiều tiền trong tay. Ngoài ra thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp cho
NHTM áp dụng được công cụ mới, công cụ tài khoản khách hàng để theo dõi, ghi chép
tất cả các dịch vụ của ngân hàng về tiền tệ, tín dụng, và thanh toán toàn bộ bằng tiền
ghi sổ thay cho tiền mặt.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 123)

1.1.2. Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt
Thứ nhất: Trong TTKDTM, việc thanh toán không sử dụng tiền mặt, mà sử
dụng tiền ghi sổ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của TTKDTM, việc thanh toán được
thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của người trả tiền vào tài khoản của
người thụ hưởng tại ngân hàng. Vì vậy để tiến hành thanh toán qua trung gian ngân
hàng, các chủ thể tham gia thanh toán bắt buộc phải mở tài khoản tại ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn ta xét một ví dụ điển hình trong mua hàng: Sau khi người bán
giao hàng hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, do số tiền thanh toán tương
đối lớn hoặc do mua bán online qua mạng nên thay vì thanh toán trực tiếp bằng tiền
mặt, người mua muốn thanh toán cho người bán bằng phương thức TTKDTM để đảm
bảo an toàn và nhanh chóng dưới các hình thức như thẻ, UNC,… thì lúc này ngân hàng
sẽ là trung gian thanh toán trích chuyển tiền từ tài khoản của người mua chuyển vào tài
khoản của người bán theo lệnh của người mua. Ngân hàng báo có cho tài khoản của
người bán và báo nợ cho tài khoản của người mua. Như vậy trong việc thanh toán này
2

Thang Long University Library


người bán và người mua không cần gặp mặt để trao và nhận tiền mà vẫn hoàn thanh
việc thanh toán.
Thứ hai: Mỗi khoản thanh toán phải có ít nhất ba bên tham gia: đó là người trả
tiền, người nhận tiền, và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Trong thanh toán bằng tiền mặt thông thường, việc thanh toán chỉ diễn ra giữa
người mua và người bán, còn trong TTKDTM thì việc thanh toán cần thêm trung gian
thanh toán thường là các NHTM. Ngân hàng đứng ra trích chuyển tiền từ tài khoản của
người mua chuyển sang tài khoản của người bán theo lệnh của người mua. Nếu người
bán và người mua cùng mở tài khoản tại một ngân hàng, thì lúc này quá trình thanh
toán sẽ có 3 bên tham gia đó là người mua, người bán, và ngân hàng. Còn nếu người
mua và người bán mở tài khoản tại 2 ngân hàng khác hệ thống thì lúc này quá trình

thanh toán sẽ có 4 bên tham gia đó là người mua, người bán, ngân hàng phục vụ người
mua và ngân hàng phục vụ người bán. Chính vì vậy ta nói quá trình thanh toán cần ít
nhất 3 bên tham gia thanh toán.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 124)
1.1.3. Nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh mối quan hệ kinh tế pháp lý trong
thanh toán tiền, hàng hóa, dịch vụ, nên trong quá trình thanh toán, các bên tham gia
cần tuân thủ những quy tắc sau:
Thứ nhất: các chủ thể tham gia thanh toán (kể cả pháp nhân hay thể nhân) đều
phải mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (gồm: tài khoản
trả tiền, tài khoản của bên nhận tiền, tài khoản trung gian thanh toán), và được quyền
lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản mỗi tài khoản phải có
ba bên tham gia gồm người trả tiền, người nhận tiền và trung gian thanh toán. Khi
thanh toán phải thực hiện thanh toán thông qua tài khoản mở theo đúng chế độ quy
định và phải trả phí thanh toán theo quy định của ngân hàng. Ví dụ nếu một người
muốn sử dụng dịch vụ chuyển tiền trong nước của ngân hàng Vietcapital Bank thì
người đó phải mở tài khoản tại ngân hàng Vietcapital Bank và phải chịu phí tuân theo
quy định của ngân hàng. Nếu chuyển tiền giữa 2 ngân hàng trong cùng hệ thống thì
mức phí là 0,03%/số tiền chuyển, còn nếu khác hệ thống và trước 15 giờ phí vẫn được
tính là 0,03%/số tiền chuyển và sau 15 giờ là 0,05% trên số tiền chuyển. Trường hợp
đồng tiền thanh toán là ngoại tệ thì phải tuân theo quy định quản lý ngoại hối của Nhà
nước. Từ ngày 5/10/2015 giao dịch ngoại tệ với ngân hàng phải xuất trình giấy tờ và
chứng từ chứng minh mục đích, số lượng, loại ngoại tệ thời hạn thanh toán theo quy
định hiện hành về quản lý ngoại hối. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định
3


chặt chẽ số ngày trong giao dịch ngoại tệ. Đây là một nội dung quan trọng trong thông
tư số 15/2015 của thống đốc NHNN mới ban hành, hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên

thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động trên thị trường ngoại
hối.
Thứ hai: Số tiền thanh toán phải dựa trên số lượng hàng hóa, dịch vụ đã giao
giữa người mua và người bán. Nếu người mua chậm trễ thanh toán hoặc vi phạm thì
phải chịu phạt theo chế độ thanh toán hiện hành.
Thứ ba: Người bán phải có trách nhiệm giao hàng hay cung cấp dịch vụ kịp thời
và đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán. Nếu người nhận tiền là người
bán thì cơ sở được nhận tiền là hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng. Nếu người nhận là
tổ chức tài chính thì cơ sở để được nhận tiền sẽ là quyết định phân phối vốn của cấp
trên. Nếu người nhận tiền với tư cách chủ nợ thì cơ sở nhận tiền sẽ là hợp đồng kinh
tế, kế ước vay nợ
Thứ tư: Là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh toán:
- Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có trách nhiệm hướng dẫn
khách hàng mở tài khoản, cung cấp đầy đủ chứng từ sử dụng trong quá trình
thanh toán cho khách hàng. Đồng thời giúp người trả tiền và người nhận tiền
thực hiện giám sát các điều kiện đã thỏa thuận
- Chỉ trích tiền từ tài khoản người chi trả vào tài khoản người thụ hưởng khi có
lệnh của người trả tiền (thể hiện trên các chứng từ thanh toán). Trường hợp
không có lệnh của người trả tiền (không có chữ ký của chủ tài khoản trên
chứng từ) chỉ áp dụng cho một số hình thức thanh toán như ủy nhiệm chi, ủy
nhiệm thu, hay lệnh của tòa án kinh tế.
- Tổ chức hạch toán, và chuyển chứng từ thanh toán một cách nhanh chóng,
chính xác. Nếu hạch toán thiếu chính xác gây thiệt hại cho khách hàng, tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách
hàng.
Thứ năm: Các chứng từ thanh toán phải được lập theo mẫu quy định
Trong thanh toán không dùng tiền mặt, chứng từ thanh toán là những phương
tiện chuyển tải những điều kiện thanh toán và làm căn cứ để thực hiện chi trả.
Công cụ thanh toán bao gồm các lệnh thu, lệnh chi do chính người nhận hoặc

người trả tiền lập ra. Người trả tiền lập các chứng từ ủy nhiệm chi, séc,… người nhận
tiền lập các chứng từ ủy nhiệm thu, bảng kê nộp séc, bảng kê hóa đơn chứng từ bán
hàng nếu trong thanh toán thư tín dụng.
4

Thang Long University Library


Bất kì lệnh thu hay lệnh chi nào cũng phải chứa đựng những yếu tố cơ bản là tên,
địa chỉ người trả tiền, người nhận tiền, số tiền trả, lý do trả chữ ký và con dấu của
những người có trách nhiệm như kế toán trưởng, chủ tài khoản,… Và phải lập theo
mẫu thống nhất do ngân hàng cung cấp.
Những nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo quá trình thanh toán được an toàn, và
giúp ngân hàng kiểm soát được các hoạt động của chủ thể thanh toán trong nền kinh tế.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 125)
1.1.4. Các thành phần tham gia thanh toán không dùng tiền mặt.
Người trả tiền: có thể là người mua, người sử dụng dịch vụ, người nộp thuế, hay
người có ý định chuyển nhượng một khoản tiền cho một người khác. Người trả tiền có
trách nhiệm trả tiền đúng thời hạn, và tôn trọng những thủ tục cần thiết như: làm, nộp
chứng từ theo mẫu quy định và thời gian quy định. Người trả tiền có quyền từ chối
thanh toán nếu các bên tham gia còn lại vi phạm những cam kết hợp đồng thoả thuận
giữa hai bên
Người nhận tiền (người thụ hưởng): là người bán hàng, người cung cấp dịch vụ
hay do luật định, hoặc thiện chí của người khác,…
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu
tư, kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán, công ty tài chính,…
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 126)

1.1.5. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.5.1. Đối với khách hàng
Các khách hàng tham gia thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm các cá nhân,
doanh nghiệp và tổ chức trong xã hội. Khi khách hàng tham gia giao dịch thanh toán
không sử dụng tiền mặt khách hàng được đảm bảm an toàn về vốn bởi ngân hàng sẽ
giúp khách hàng quản lý khối lượng tiền gửi trong ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong
thanh toán, tránh được sơ hở có thể bị lợi dụng, bị cướp giật hay mất cắp,…
Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp quá trình giao dịch thanh toán nhanh
chóng, giúp khách hàng rút ngắn thời gian quay vòng vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất
hiệu quả, bởi lẽ thay vì khách hàng phải chuyển tiền tận tay người thụ hưởng thì khi
khách hàng sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng chỉ mất vài phút để
ngân hàng chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng sang cho người thụ hưởng, quá
trình thanh toán này dựa trên các lệnh trên máy tính nên diễn ra vô cùng nhanh chóng,
đem lại sự tiện lợi cho khách hàng. Ngoài ra khách hàng còn được hưởng những ưu đãi
5


và tiện ích đi kèm khi tham gia loại hình thanh toán này như: được hưởng chiết khấu
khi thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng nội địa,…Và tại cơ sở chấp nhận thẻ,
thì khách hàng được hưởng lãi từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình, nghĩa là khi
mình gửi tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng, và trong thời gian
khách hàng chưa sử dụng đến khoản tiền đó thì khách hàng vẫn nhận được lãi từ khoản
tiền đó.
Ví dụ như: hầu hết các NHTM hiện nay đều áp dụng mức lãi suất 1%/năm cho
khách hàng khi gửi tiền vào tài khoản thanh toán. Đây là mức lãi suất không kì hạn mà
khách hàng được hưởng trên số dư tài khoản thanh toán của mình tại ngân hàng. Các
NHTM đặt mức lãi suất này thấp là vì mục đích khách hàng trong trường hợp này
không phải là hưởng lãi tiết kiệm mà là để thanh toán, và hầu hết khách hàng thường
không mấy quan tâm đến mức lãi suất này, với lãi suất 1%/năm trên số dư tài khoản
thanh toán của khách hàng thì số tiền lãi khá nhỏ nhưng cũng phần nào làm tăng thu

nhập cho khách hàng.
1.1.5.2. Đối với ngân hàng thương mại
Khi có nhu cầu dịch vụ, khách hàng bắt buộc phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân
hàng, và ký thác vốn vào đó. Điều này giúp cho ngân hàng kiểm soát được một phần
lượng tiền của nền kinh tế và rút bớt được một khối lượng tiền mặt trong lưu thông,
tiết kiệm được nhiều chi phí cho xã hội (chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản,…)
Thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, NHTM sẽ kiểm soát được tình hình biến
động số dư tài khoản của khách hàng, đánh giá được khả năng tài chính và uy tín của
khách hàng, từ đó làm căn cứ cho vay và thu hồi nợ nếu khách hàng có nhu cầu vay
vốn của ngân hàng. Thêm vào đó thanh toán không dùng tiền mặt mang lại nguồn thu
ổn định cho ngân hàng thông qua việc thu lãi và phí. Đồng thời khi khách hàng gửi
tiền trong tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng thì đây cũng chính là nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, nếu ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn
này để phát triển sản xuất một cách có hiệu quả thì sẽ mang lại lợi ích lớn cho ngân
hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
1.1.5.3. Đối với ngân hàng trung ương
Đối với ngân hàng trung ương, việc gia tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền
mặt sẽ làm giảm bớt lượng tiền lưu thông, giảm bớt chi phí in ấn, phát hành, chi phí
bảo quản cất trữ,…giúp ngân hàng quản lý tốt chính sách tiền tệ, điều tiết được lượng
tiền cung ứng trong lưu thông để phù hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng
trong từng thời kì, đồng thời đảm bảo ổn định sức mua của đồng tiền.

6

Thang Long University Library


1.1.5.4. Đối với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế đang ngày càng phát triển, thanh toán không dùng tiền mặt
đã trở thành một mắt xích không thể thiếu trong dây truyền sản xuất và lưu thông hàng

hóa. TTKDTM hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thanh toán của nền kinh
tế, giúp đẩy nhanh quá trình thanh toán, tiết kiệm thời gian, chi phí, thúc đẩy sản xuất,
đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, TTKDTM đã trở thành một hoạt động không
thể tách rời đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia.
1.1.6. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.6.1. Thanh toán bằng séc
Khái niệm
Theo ULC 1931: “Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện do chủ tài khoản (khách hàng
của ngân hàng) lập trên mẫu in sẵn của ngân hàng quy định ký phát ra lệnh cho ngân
hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình
để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc, hoặc người cầm séc”
Các chủ thể tham gia thanh toán séc
Người ký phát: là người chủ tài khoản thanh toán tại ngân hàng, là người ký tên
trên tờ séc, để ra lệnh cho người thực hiện thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên
séc. Nghĩa vụ của người ký phát là đảm bảo số dư trên tài khoản của mình để đủ thanh
toán toàn bộ số tiền trên séc, thông thường số tiền ghi trên tờ séc không được vươt quá
số dư tài khoản, ngoại trừ trường hợp người chủ tài khoản được ngân hàng cho vay
theo thể rút vượt (hay ngân hàng cho phép thực hiện nghiệp vụ thấu chi đối với chủ tài
khoản). Người ký phát phải chịu mọi trách nhiệm do lỗi của mình gây ra hoặc để séc
bị lợi dụng, và chấp hành đúng quy định về luật cung ứng séc của pháp luật ngân hàng
Nhà nước.
Người thụ lệnh: là người nhận lệnh của người ký phát với nghĩa vụ trả số tiền ghi
trên séc. Trong thanh toán séc thì người thụ lệnh là ngân hàng thực hiện bằng cách
trích chuyển tài khoản của người ký phát séc trả cho người thụ hưởng.
Người thụ hưởng: là người được hưởng số tiền ghi trên séc. Người thụ hưởng có
thể là người cầm séc, người có tên trên tờ séc, hoặc được chuyển nhượng.
Nội dung và quy định cơ bản của tờ séc
Séc là một lệnh trả tiền vô điều kiện, nên khi nhận được séc ngân hàng phải chấp
hành thanh toán vô điều kiện nếu tài khoản thanh toán của người ký phát có đủ tiền, và
mẫu chữ ký trên tờ séc khớp với mẫu chữ ký mà người ký phát đã đăng ký tại ngân

hàng. Chính vì vậy mà nội dung của séc cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau:

7


Tiêu đề séc: trên tờ séc phải có tiêu đề Séc (CHEQUE) nếu không có ngân hàng
sẽ từ chối thực hiện lệnh của người ký phát.
Số tiền trên séc: số tiền trích phải ghi đầy đủ cả bằng chữ và số và phải trùng
khớp nhau.
Thời gian ký phát: trên tờ séc bắt buộc phải có địa điểm, ngày tháng ký phát séc
vì nó liên quan đến thời hạn xuất trình séc, thời hạn hiệu lực của séc, và liên quan đến
số dư tài khoản của người ký phát séc tại thời điểm ký phát. Việc ghi sai ngày phát
hành sẽ gây ra nhiều rủi roc cho người thụ hưởng, bởi:
Nếu người ký phát cố tình ghi ngày ký phát trên tờ séc trước ngày ký phát thực tế
thì sẽ rút ngắn thời gian hiệu lực của séc, hoặc do người phát hành tại thời điểm ký
phát đã không còn khả năng phát hành séc theo luật định như: bị phá sản, bị truy nã,…
Nếu người ký phát ghi thời gian trên séc lùi lại sau so với ngày ký phát thực tế thì
nguyên nhân có thể do tại thời điểm ký phát tài khoản của người ký phát không có đủ
số tiền thanh toán cho tờ séc nên việc ghi lùi thời gian là để kì vọng tài khoản của
mình sẽ có đủ tiền tại ngày ký phát trên tờ séc. Ngoài ra còn có thể do ý đồ của người
ký phát, họ cố tình ghi lùi ngày là để cho tờ séc không còn hiệu lực vì lúc đó người ký
phát đã không còn khả năng phát hành séc theo luật định
Chữ ký: Chữ ký tay của người phát hành phải khớp với mẫu chữ ký đăng ký tại
ngân hàng, không được sử dụng dấu khắc sẵn chữ ký, hoặc lăn vân tay vì như vậy séc
sẽ không có hiệu lực.
Các yếu tố trên tờ séc không được tẩy xóa, phải cùng một màu mực, cùng một
nét chữ, không ghi bằng bút chì, bút mực đỏ.
Chuyển nhượng séc: Séc có thể chuyển nhượng trong thời hạn hiệu lực của séc
bằng cách ký hậu, ký hậu séc có 2 ý nghĩa: một là chứng nhận quyền chuyển nhượng
séc cho người khác, hai là nó xác nhận trách nhiệm của người chuyển nhượng séc đối

với những người thụ hưởng sau đó về việc trả tiền ghi trên tờ séc, đối với séc vô danh
thì khi chuyển nhượng không cần ký hậu. Tuy nhiên người chuyển nhượng có quyền
thoái thác trách nhiệm của mình bằng cách thêm điều kiện chuyển nhượng miễn truy
đòi
Về thời hạn xuất trình của séc: là thời gian người thụ hưởng phải nộp séc cho
ngân hàng để nhận tiền, trong thời gian này người ký phát phải duy trì số tiền trong tài
khoản thanh toán của mình đủ để chi trả số tiền trên séc. Theo ULC thời hạn xuất trình
séc là thời gian kể từ ngày ký phát séc đến ngày mà người thụ hưởng xuất trình tờ séc
cho ngân hàng, cụ thể thời hạn xuất trình được tuân theo quy định là 8/20/70. 8 ngày
đối với séc lưu hành trong một quốc gia, 20 ngày nếu trong cùng châu lục, và 70 ngày
nếu khác châu lục. Riêng đối với séc du lịch là vô thời hạn.
8

Thang Long University Library


Thời hạn hiệu lực của séc: là thời gian mà ngân hàng thụ lệnh của người ký phát
trả tiền cho người thụ hưởng, thường là 12 thang kể từ ngày hết hạn xuất trình. Sau khi
hết hạn hiệu lực, ngân hàng thụ lệnh không còn nghĩa vụ phải thanh toán cho người
thụ hưởng nữa. Tuy nhiên người ký phát vẫn phải có trách nhiệm thanh toán cho người
thụ hưởng, vì séc vẫn còn giá trị trên hợp đồng dân sự
Đình chỉ thanh toán séc: sau khi phát hành ra tờ séc, người ký phát nếu không
muốn thanh toán cho người thụ hưởng nữa, thì phải lầm một văn bản yêu càu ngân
hàng thụ lệnh không thanh toán cho tờ séc mà mình đã ký phát ra nữa.
Ngân hàng thụ lệnh phạt người ký phát séc do phát hành séc quá số dư:
Lần 1: ngân hàng sẽ gửi thông báo cảnh cáo
Lần 2: ngân hàng sẽ đình chỉ tạm thời quyền phát hành séc của người ký phát
trong vòng 3 tháng, thu hồi toàn bộ số séc trắng đã cung ứng.
Lần 3: ngân hàng sẽ đình chỉ vĩnh viễn quyền phát hành séc, thu hồi toàn bộ séc
trắng đã cung ứng, và gửi toàn bộ thông tin của người ký phát cho ngân hàng nhà

nước.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 159)
Phân loại séc
Tùy theo các tiêu chí mà séc được phân thành nhiều loại khác nhau:
Theo tính chất lưu thông
Séc theo lệnh: là loại séc ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng lợi trên ờ séc đó.
Ví dụ: trả theo lệnh của ông B, thì nghĩa là chỉ có ông B mới có quyền được thanh
toán, hoặc ký hậu chuyển nhượng cho người khác.
Séc đích danh: là séc ghi rõ đầy đủ tên, thông tin của người hưởng lợi, và chỉ
người hưởng lợi mới lĩnh được tiền. Séc này không thể chuyển nhượng bằng cách ký
hậu
Séc vô danh: là séc không ghi tên người hưởng lợi, trên séc sẽ có câu: “trả cho
người cầm séc”. Với loại séc này thì bất cứ ai cầm séc cũng có thể lĩnh được tiền, vì
vậy mà séc vô danh nếu muốn chuyển nhượng thì không cần ký hậu.
Căn cứ vào mục đích sử dụng séc:
Séc xác nhận: đây là séc do ngân hàng thụ lệnh phát ra trước khi người ký phát
hành, nhằm xác nhận khả năng thanh toán của tờ séc do người ký phát lập ra. Séc này
thường áp dụng trong trường hợp người thụ hưởng không tin tưởng vào khả năng
thanh toán của người ký phát.

9


Séc gạch chéo: là loại séc mà trên mặt trước của tờ séc có hai vạch chéo song
song, séc này không thể rút tiền mặt, thường dùng để chuyển khoản. Có 2 loại séc gạch
chéo là gạch chéo thông thường và gạch chéo đặc biệt. Séc gạch chéo thông thường là
giữa hai gạch chéo không ghi tên ngân hàng thanh toán, như vậy ngân hàng nào cũng
có thể thanh toán, và người ký phát phải có nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác
nhau. Còn đối với séc gạch chéo đặc biệt thì có ghi tên ngân hàng thanh toán, như vây

người ký phát sẽ chỉ cần nộp tiền vào một ngân hàng cụ thể, thậm chí dưới tên ngân
hàng thụ lệnh này còn có chữ không thể chuyển nhượng
Séc tiền mặt: Séc dùng để rút tiền mặt không có hai đường gạch chéo song song
bên trái, hoặc không có chữ “chuyển khoản” ở mặt trước tờ séc. Người hưởng lợi chỉ
được lĩnh tiền mặt mặt tại ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản, séc này ghi đích
danh người hưởng lợi và không được chuyển nhượng.
Séc du lịch: đây là loại séc đặc biệt do ngân hàng phát hành, ra lệnh cho bất kì chi
nhánh, ngân hàng đại lý nào cũng phải thanh toán cho người cầm séc này. Tờ séc du
lịch này có in mệnh giá, và có chữ ký thứ nhất của người hưởng lợi, khi người hưởng
lợi đến ngân hàng lĩnh tiền thì phải ký tại chỗ chữ ký thứ hai của mình để ngân hàng
kiểm tra, đối chiếu rồi mới thanh toán. Thời hạn hiệu lực của séc du lịch là vô thời hạn.
Séc chuyển khoản: séc này chỉ chuyển khoản số tiền được ghi trên séc từ tài
khoản người ký phát cho cho người hưởng lợi, đồng thời cũng không thể chuyển
nhượng. Séc chuyển khoản thường được sử dụng trong quan hệ mua bán hàng hóa, để
tiện cho việc thanh toán tiền hàng cho người bán thì người mua sử dụng séc chuyển
khoản. Khi thanh toán bằng séc người mua tiết kiệm bớt được chi phí đi lại, thời gian,
và giảm thiểu rủi ro xảy ra như mất cắp, rơi tiền,…
Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán séc chuyển khoản qua 2 ngân hàng
(1)

Người kí phát
(người mua)

Người thụ hưởng
(người bán)

(2)
(5)
Ngân hàng phục vụ
người mua


(6)
(4)

Ngân hàng phục vụ
người bán

(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 179)

10

Thang Long University Library


Chú thích:
(1) Người bán giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua trên cơ sở hợp đồng đã
ký kết.
(2) Người mua ký phát hành séc và giao trực tiếp cho người bán.
(3) Người bán lập bảng kê nộp séc cùng với các giấy tờ séc gửi vào ngân hàng
phụ vụ người bán đề nghị thanh toán.
(4) Ngân hàng phục vụ người bán chuyển bảng kê nộp séc kèm giấy tờ séc cho
ngân hàng phục vụ người mua.
(5) Ngân hàng phục vụ người mua thực hiện kiểm soát, hạch toán, ghi Cợ và
gửi giấy báo Nợ cho người phát hành séc
(6) Ngân hàng phục vụ người mua truyền lệnh chuyển Có cho ngân hàng phục
vụ người bán
(7) Căn cứ vào lệnh chuyển có nhận được, ngân hàng phục vụ người bán ghi
Có cho người thụ hưởng.
Nhận xét:

Ưu điểm của thanh toán séc: thanh toán bằng séc rất thuận tiện và nhanh chóng,
trong quá trình giao dịch buôn bán người mua chỉ việc ký séc và giao cho người bán
mà không cần đến ngân hàng làm thủ tục.
Nhược điểm của thanh toán séc:
Phương thức này người thụ hưởng nhận được séc ngay sau khi giao hàng, dịch
vụ, nhưng tờ séc mới chỉ được coi là giấy hứa trả nợ, thực tế người bán có nhận được
đày đủ số tiền hay không còn phụ thuộc vào số dư trên tài khoản của người mua. Nên
tâm lý của người bán thường lo ngại tài khoản của người mua không còn tiên hoặc
người mua làm séc giả, nên người bán thường không hay lựa chọn phương thức thanh
toán này.
Hiện nay nếu người mua và người bán mở tài khoản cùng một ngân hàng thì khi
người bán đến nộp séc, ngân hàng sẽ ghi có cho tài khoản người bán và ghi nợ cho tài
khoản người mua. Tuy nhiên nếu người bán và người mua mở tài khoản ở hai ngân
hàng khác nhau thì việc thanh toán phải thực hiện qua thanh toán bù trừ của ngân hàng
trung ương, mỗi ngày có hai phiên giao dịch vào lúc 10 giờ sang và 3 giờ chiều. Việc
kiểm tra séc của ngân hàng trung ương chủ yếu vẫn theo cách thủ công trực tiếp do
nhân viên kiểm tra. Nên nếu số lượng séc cần thanh toán bù trừ quá nhiều sẽ găp nhiều
khó khăn như bị chậm trễ về thời gian,…

11


1.1.6.2. Thanh toán ủy nhiệm thu (hay nhờ thu)
Khái niệm: Ủy nhiệm thu là giấy ủy quyền do người thụ hưởng lập ra nhờ tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán đứng ra thu hộ tiền hàng hóa dịch vụ, dựa trên cơ sở
hàng hóa đã giao, hoặc dịch vụ cung ứng đã hoàn thành.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 186)
Đặc điểm của UNT:
UNT được áp dụng trong trường hợp thanh toán tiền, hàng hóa, dịch vụ giữa các

chủ thể mở tài khoản thanh toán cùng một ngân hàng, hoặc các chi nhánh ngân hàng
cùng hệ thống, khác hệ thống.
Khách hàng mua bán phải thống nhất, thỏa thuận dùng hình thức thanh toán UNT
với những điều kiện thanh toán cụ thể được ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải
thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ mình biết, ngân hàng sẽ căn cứ vào cơ
sở đó để thực hiện UNT.
Điều kiện thủ tục thanh toán, thời hạn thanh toán thực hiện UNT được ngân
hàng thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của ngân
hàng nhà nước
Sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, người thụ hưởng hay chính là người
bán, người cung ứng dịch vụ sẽ lập ra 4 liên ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn giao hàng
nộp vào ngân hàng phục vụ mình mình hoặc nộp trực tiếp vào ngân hàng phục vụ
người trả tiền (hay chính là người mua) để yêu cầu thu hộ tiền. Bên thụ hưởng phải ký
tên, đóng dấu, ghi rõ các yếu tố quy định lên các liên UNT
Trong thời gian không quá một ngày kể từ khi nhận được UNT ngân hàng bên
mua phải trích chuyển trả tiền từ tài khoản thanh toán của bên mua để trả ngay cho bên
bán.
Để thu ngay tiền bán hàng theo UNT, bên nhận tiền phải ghi rõ trên giấy UNT
yêu cầu ngân hàng bên trả tiền chuyển tiền bằng điện hay fax, và bên nhận chịu mọi
chi phí.

12

Thang Long University Library


Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu
Sơ đồ 1.2. Thanh toán ủy nhiệm thu qua hai ngân hàng
Người mua


(1)

(người trả tiền)

Người bán
(người lập UNT)

(5)

(2)
(6)

Ngân hàng phục

(3)

Ngân hàng phục

vụ người mua

(4)

vụ người bán

(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 190)
Chú thích:
(1) Người bán giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua dựa trên hợp
đồng kinh tế đã ký.
(2) Người bán lập Ủy nhiệm thu gửi đến ngân hàng phục vụ người bán nhờ thu

hộ tiền hàng.
(3) Ngân hàng phục vụ người bán gửi ủy nhiệm thu đến ngân hàng phục vụ người
mua
(4) Ngân hàng phục vụ người mua chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ người bán
(5) Ngân hàng phục vụ người mua ghi nợ và gửi giấy báo nợ cho người mua
(6) Ngân hàng phục vụ người bán ghi có và gửi giấy báo có cho người bán.
Nhận xét:
Ưu điểm: Hình thức thanh toán UNT đơn giản, thuận tiện đối với các doanh
nghiệp tổ chức cung ứng dịch vụ như điện, nước, điện thoại,… các đối tác có niềm tin
lẫn nhau.
Nhược điểm: Hình thức thanh toán này vẫn có những hạn chế như vẫn có trường
hợp thanh toán chậm, hoặc không có tiền thanh toán do tài khoản thanh toán của bên
trả tiền không có đủ số dư, trong trường hợp này bên trả tiền sẽ bị phạt theo quy định.
1.1.6.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (hay lệnh chi)
Khái niệm: Lệnh chi hay UNC là lệnh chi tiền do chủ tài khoản lập theo mẫu của
ngân hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích chuyển một số tiền nhất định từ tài khoản
tiền gửi thanh toán của mình trả cho người tụ hưởng có tên trên lệnh chi (hay UNC).
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 183)

13


Điều kiện áp dụng UNC:
UNC dùng để thanh toán các khoản tiền hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế, cấp phát
vốn cho đơn vị cấp dưới hoặc chuyển tiền tại một chi nhánh, giữa các chi nhánh, cùng
hệ thống, hay khác hệ thống trong phạm vi cả nước.
Trong thanh toán UNC bên mua chủ động thanh toán bằng cách lập 4 liên UNC
nộp vào ngân hàng phục vụ mình để ngân hàng trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi
thanh toán của mình chuyển cho bên thụ hưởng (người cung ứng dịch vụ, hàng hóa).

Trên UNC bên trả tiền phải ghi đầy đủ các yếu tố khớp đúng với nội dung giữa các
liên UNC
Khi nhận được UNC trong thời gian một ngày làm việc ngân hàng phục vụ người
trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của khách hàng
không đủ số dư, hoặc lệnh chi không hợp lệ.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 183)
Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi
Sơ đồ Error! No text of specified style in document..1 Sơ đồ luân chuyển ủy nhiệm
chi qua hai ngân hàng

Người mua

(1)

Người lập UNC

(4)

(2)

Ngân hàng phục
vụ người mua

Người bán

(5)
(3)

Ngân hàng phục

vụ người bán

(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 185)
Chú thích:
(1) Người bán giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua dựa trên hợp
đồng kinh tế đã ký.
(2) Người mua lập Ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục vụ người mua nhờ chi
trả hộ tiền hàng
(3) Ngân hàng phục vụ người mua chuyển trả tiền cho ngân hàng phục vụ người
bán
(4) Ngân hàng phục vụ người mua ghi nợ và gửi giấy báo nợ cho người mua
14

Thang Long University Library


(5) Ngân hàng phục vụ người bán ghi có và gửi giấy báo có cho người bán
Nhận xét:
Ưu điểm: UNC, hay lệnh chi là một phương thức thanh toán đơn giản, tiện lợi,
nhanh chóng phù hợp với việc áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại. UNC hiện nay
đang là hình thức thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các hình thức thanh
toán qua ngân hàng.
Nhược điểm: Cũng giống như UNT, UNC vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Hạn chế của UNC đó là không đảm bảo quyền lợi cho bên thụ hưởng (người bán,
người cung ứng dịch vụ), bên nhận tiền có thể gặp rủi ro như: bên trả tiền không đủ
khả năng thanh toán, chậm trả hay cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Chính
vì vậy hình thức UNC thường chỉ áp dụng khi bên bán và bên mua tin tưởng lẫn nhau.
1.1.6.4. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
Khái niệm:

Thẻ thanh toán là hình thức tiền điện tử, xuất hiện lần đầu với tư cách là phương
tiện thanh toán tại Mỹ vào những năm 1914, nhưng cho đến tận những năm 1950 thẻ
mới được sử dụng rộng rãi, và khoảng những năm 1960 thì thẻ đã sử dụng tại các nước
Châu Âu, và ngày nay thì thẻ đã trở thành hình thức thanh toán thông dụng trên toàn
thế giới.
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát
hành, phục vụ cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút
tiền tại các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tài
khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng đã ký giữa ngân hàng và chủ thẻ (như thẻ Phone
card, Master card, ATM card, Vissa card,…).
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 165)
Hình thức của thẻ:
Mặt trước của thẻ:
Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ: mỗi loại thẻ phát hành mang tính đặc
trưng riêng của tổ chức phát hành thẻ. Đây được xem như thương hiệu, yếu tố an ninh
chống lại sự giả mạo. Ví dụ: VISA CARD có ô hình chữ nhật ở góc trái phía trên bao
gồm 3 màu xanh, trắng, vàng, và dòng chữ VISA chạy ngang giữa màu trắng, dưới ô
này là hình chú chim bồ câu chìm.
Số thẻ: số thẻ giành riêng cho mỗi chủ thẻ, được dập nổi trên mặt thẻ, và được in
lại trên hóa đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ,

15


Họ tên của chủ thẻ: được in nổi là tên cá nhân nếu thẻ là cá nhân, còn nếu là thẻ
công ty thì họ tên chủ thẻ sẽ là tên của người được ủy quyền sử dụng thẻ Ngoài ra có
một số thẻ in cả ảnh của chủ thẻ
Thời gian hiệu lực của thẻ: là thời gian mà thẻ được phép lưu hành và sử dụng
(tùy vào từng loại thẻ) và được thống nhất là ngày dương lịch, tháng dương lịch, và

năm dương lịch
Kí tự an ninh: là các số mật mã của đợt phát hành, mỗi loại thẻ có ký tự an ninh
kèm theo, in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ: thẻ VISA có chữ V, CV, PV hoặc RV,
thẻ MASTER CARD có chữ M và chữ C lồng nhau.
Các thông tin khác: số seri, địa chỉ giải đáp thắc mắc khi cần thiết,…
Mặt sau của thẻ:
Dải băng từ: có khả năng lưu trữ các thông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ
thẻ, ngân hàng phát hành.
Ô chữ ký giành cho chủ thẻ: ô này có chữ ký của chủ thẻ để cơ sở chấp nhận thẻ
so sánh, đối chiếu khi thực hiện thanh toán.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 166)
Đặc tính của thẻ
Tính linh hoạt: thẻ có rất nhiều loại đa dạng phong phú, thích hợp với mọi đối
tượng khách hàng
Tính tiện lợi: thẻ ra đời thay thế cho tiền mặt trong lưu thông, mang lại nhiều tiện
ích cho khách hàng, đặc biệt thích hợp với những người có công việc đi xa, du
lịch,…khi mang theo thẻ có thể giúp khách hàng rút tiền mặt, thanh toán ở khắp mọi
nơi mà không cần mang theo nhiều tiền mặt.
Tính an toàn: Tệ nạn xã hội luôn là mối quan tâm lo lắng của nhiều người, khi sử
dụng thẻ khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về nạn cướp giật tiền, làm rơi, làm mất
tiền,… Ngay cả khi khách hàng làm mất thẻ, thì ngân hàng vẫn đảm bảo an toàn cho
số tiền trong tài khoản của khách hàng bằng mã PIN, số tài khoản, chữ ký, ảnh,… Điều
này thể hiện tính an toàn ưu việt của thẻ so với những phương tiện thanh toán khác.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 169)

16

Thang Long University Library



Các thành phần tham gia thanh toán thẻ
Chủ thẻ: là người có tên in nổi trên thẻ, và sử dụng thẻ theo những khoản hợp
đồng đã ký với ngân hàng phát hành, được ngân hàng phát hành thẻ cho phép sử dụng
thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền,…thay tiền mặt theo hạn mức được
cấp trên thẻ.
Ngân hàng phát hành thẻ: là NHTM được ngân hàng nhà nước cho phép thực
hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, và là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế.
Ngân hàng thanh toán thẻ: là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở chấp
nhận thẻ và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một
ngân hàng có thể vừa đóng vai trò là ngân hàng phát hành thẻ vừa là ngân hàng thanh
toán thẻ
Cơ sở chấp nhận thẻ: là tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ và
đồng ý chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán. Các cơ sở này thường có các
trang thiết bị máy móc, thiết bị chuyên dụng để thực hiện thanh toán tiền hàng hóa,
dịch vụ qua thẻ.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 170)
Phân loại thẻ thanh toán
Dựa theo đặc tính kĩ thuật của thẻ:
Thẻ khắc chữ nổi: là thẻ khắc những thông tin cần thiết bằng chữ nổi. Ngày nay
không sử dụng thẻ này vì kĩ thuật thô sơ, dễ bị làm giả.
Thẻ băng từ: thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hóa trên băng từ, thẻ này hiện
nay đang được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên vẫn có hạn chế đó là những thông tin
được mã hóa bằng băng từ hẹp mang tính cố định, và có thể đọc được trên máy tính,
nên vẫn có thể bị lợi dụng lấy mất tiền trong tài khoản.
Thẻ điện tử có bộ vi xử lý chip (thẻ thông minh): hiện đang là thẻ mới nhất hiện
nay, dựa trên kĩ thuật xử lý tin học nhờ gắn chip điện tử có cấu trúc như một máy tính
hoàn hảo vào thẻ thay thế cho băng từ sau thẻ. Ngoài ra cũng có những thẻ thông minh

có cả chíp điển tử và băng từ. Thẻ có khả năng lưu trữ thông tin về chủ thẻ, tích điểm
thưởng, và số lượng những lần giao dịch tại đơn vị chấp nhạn thẻ. Nhờ có tính năng
này mà đã giúp cho ngân hàng tiết kiệm được chi phí đối chiếu, kiểm tra thông tin về
thẻ và chủ thẻ.
Dựa theo chủ thể phát hành thẻ:
Thẻ do ngân hàng phát hành: là loại thẻ giúp khách hàng sử dụng linh hoạt tài
khoản của mình tại ngân hàng. Đây đang là loại thẻ được sử dụng nhiều nhất.
17


Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là các loại thẻ du lịch, thẻ vui chơi giải
trí. Các tập đoàn kinh doanh lớn, các cửa hiệu lớn phát hành như: thẻ Dinner’s Club,
Amex,…
- Theo đặc tính nội dung kinh tế của thẻ
Thẻ tín dụng: là loại thẻ mà người chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng
không phải trả lãi (nếu chủ thẻ hoàn trả số tiền đúng hạn), nếu đến hạn thanh toán cho
ngân hàng mà chủ thẻ vẫn chưa trả được số tiền đã sử dụng thì chủ thẻ phải chịu lãi trả
chậm, và khoản phí. Thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ có thể chi tiêu trước, trả tiền sau.
Khi chủ thẻ trả được hết toàn bộ số tiền đã sử dụng trong thẻ tín dụng thì hạn mức tín
dụng lại được khôi phục như ban đầu, đây được gọi là tính chất tuần hoàn của thẻ tín
dụng. Các tổ chức phát hành cấp hạn mức tín dụng cho mỗi khách hàng dựa trên các
thông tin như thu nhập, năng lực tài chính của khách hàng, địa vị xã hội của khách
hàng,…vì vậy mỗi khách hàng có một hạn mức tín dụng khác nhau
Thẻ rút tiền mặt: là loại thẻ dùng để rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán của chủ
thẻ, để sử dụng được loại thẻ này yêu cầu chủ thẻ phải có tiền ký quỹ trêm tài khoản,
hoặc được ngân hàng cấp tín dụng thấu chi.
Thẻ ghi nợ: là loại thẻ có quan hệ trực tiếp với tài khoản thanh toán của chủ thẻ.
Để sử dụng loại thẻ này, chủ thẻ phải có tài khoản thanh toán hoạt động thường xuyên,
khi sử dụng thẻ này để mua bán hàng hóa, dịch vụ thì giá trị dịch vụ, hàng hóa sẽ được
trừ trực tiếp vào tài khoản của chủ thẻ. Như vậy người sử dụng thẻ này không phải lưu

ký tiền vào tài khoản, căn cứ để thanh toán là số dư trên tài khoản của chủ thẻ tại ngân
hàng, và hạn mức tối đa của thẻ do ngân hàng quy định.
Thẻ lưu giá trị: thẻ này cần phải nộp một số tiền nhất định để mua thẻ, sau đó
mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ sẽ bị trừ dần. Ví dụ: thẻ điện thoại, thẻ thanh toán
phí cầu đường,…
Theo phạm vi sử dụng:
Thẻ nội địa: thẻ được giới hạn phạm vi sử dụng trong một quốc gia.
Thẻ quốc tế: là thẻ được sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, và được
chấp nhận trên phạm vi toàn cầu như VISA CARD, MASTER CARD,…
Theo hạn mức của thẻ
Thẻ vàng: là loại thẻ có hạn mức tín dụng cao, thẻ này thường được phát hành
cho những khách hàng có thu nhập, uy tín cao, tiềm lực tài chính mạnh và có nhu cầu
chi tiêu lớn.

18

Thang Long University Library


Thẻ thường: là thẻ có hạn mức tín dụng thấp hơn thẻ vàng. Hạn mức tín dụng
được phân thành hạn mức tiền mặt riêng, hạn mức thanh toán tiền hàng hóa riêng, loại
thẻ này phổ biến và được sử dụng trên toàn thế giới.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 172)
Quy trình thanh toán thẻ
Sơ đồ 1.4. Quy trình thanh toán thẻ
(10)

Ngân hàng


Chủ thẻ

phát hành thẻ
(9)
(7)

(1)

(2)

(8)

Tổ chức
(6)
(3)

Ngân hàng
thanh toán thẻ

Cơ sở
chấp nhận thẻ

(5)

(4)

(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, 195)
Chú thích:
(1) Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại cơ

sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý.
(2) Cơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý khi nhận được thẻ từ khách hàng
sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, thiêt lập hóa đơn thanh toán và trao hàng hóa
cho khách.
(3) Cơ sở chấp nhận thẻ giao dịch với ngân hàng, gửi hóa đơn thẻ cho ngân hàng
thanh toán.
(4) Ngân hàng thanh toán thẻ thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ (ghi có vào tài
khoản của cơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý thanh toán.
(5) Ngân hàng thanh toán thẻ thanh toán với tổ chức thẻ quốc tế và các thành
viên khác. Cuối mỗi ngày ngân hàng tổng hợp các giao dịch phát sinh từ thẻ
do ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho tổ chức thẻ quốc tế.
(6) Tổ chức thẻ quốc tế ghi có cho ngân hàng thanh toán. Dữ liệu mà tổ chức thẻ
quốc tế truyền về bao gồm các khoản ngân hàng thanh toán được trả, những
khoản chi phi phải trả cho tổ chức thẻ quốc tế, những giao dịch bị rà soát.
19


(7) Tổ chức thẻ quốc tế báo nợ cho ngân hàng phát hành
(8) Ngân hàng phát hành thanh toán nợ cho tổ chức thẻ quốc tế.
(9) Ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ
(10)Chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động, trang 195)
Nhận xét:
Ưu điểm thanh toán thẻ: khi sử dụng thẻ khách hàng sẽ tránh được nhiều rủi ro
như: mất cắp, rơi tiền,… Thẻ được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, dễ dàng cất giữ và mang
đi xa,…
Nhược điểm thanh toán thẻ:
- Có hạn mức rút thẻ, mỗi lần rút không được rút quá …
- Mỗi lần rút đều bị mất phí, có một số trường hợp mất phí mà vẫn không rút

được tiền.
- Máy ATM hết tiền, hoặc trục trặc, có thể nuốt luôn thẻ.
1.1.7. Những rủi ro phát sinh trong thanh toán không dùng tiền mặt
Rủi ro là những biến cố không mong đợi xảy ra dẫn đến tổn thất cho ngân hàng,
tổn thất về tài sản, tổn thất về uy tín, rủi ro có thể khiến lợi nhuận thực tế giảm so với
lợi nhuận kì vọng của ngân hàng,…Ngân hàng là một trung gian thanh toán nên chịu
nhiều rủi ro trong thanh toán như:
1.1.7.1. Rủi ro về mặt pháp lý:
Rủi ro pháp lý là những rủi ro xuất phát từ sự thiếu chặt chễ trong hệ thống văn
bản pháp luật có liên quan về hoạt động thanh toán. Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng dựa
vào hệ thống pháp luật để xem xét mức độ thiệt hại nghiêm trọng để xử lý theo quy
định. Vì vậy nếu hệ thống pháp luật chặt chẽ sẽ phần nào giúp ngân hàng ngăn ngừa
rủi ro xảy ra, tuy nhiên ở Việt Nam hành lang pháp lý được đánh giá là chưa đầy đủ,
đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thương mại điện và thanh
toán điện tử. Ví dụ như đối với giao dịch điện tử thì chưa có đủ cơ sở để các ngân hàng
phát triển, khai thác các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp
điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận
đồng bộ các giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có
liên quan như: Tổng cục hải quan, tổng cục thuế,…
Ngày 19/11/2005 luật giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua, đây là bước
tiến mang tính đột phá của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát
triển kinh tế xã hội. Nó tạo một nền tảng hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ
20

Thang Long University Library


ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt
động thương mại điện tử. Tuy nhiên để luật này đi vào cuộc sống là một quá trình
phấn đấu không phải chỉ riêng ngành ngân hàng mà là của toàn xã hội. Hệ thống văn

bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn cần tiếp tục chỉnh sửa đề phù hợp
với thông lệ quốc tế, và nhu cầu sử dụng của người dùng.
1.1.7.2. Rủi ro hoạt động:
Rủi ro hoạt động là những rủi ro xảy ra trong quá trình thanh toán. Do TTKDTM
không sử dụng tiền mặt mà sử dụng tiền ghi sổ, tất cả hoạt động trong quá tình thanh
toán đều được xử lý trên hệ thống máy tính, nên không thể tránh được những sai xót
có thể xảy ra. Rủi ro có thể do lỗi kĩ thuật, máy móc, hoặc đến từ con người như: sai
xót nhầm lẫn khi đọc các con số quá lớn,…rủi ro này hoàn toàn có thể xảy ra vì hàng
ngày nhân viên giao dịch phải ngồi trước máy tính liền tục trong nhiều giờ đồng hồ,
dẫn đến tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, nhìn mờ,…dẫn đến nhập sai số tiền, gây tổn thất
cho khách hàng cũng như ngân hàng. Quá trình TTKDTM đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ
trong từng bước, chính vì vậy mà nhân viên ngân hàng cần có trách nhiệm hướng dẫn
khách hàng các thủ tục, cũng như thực hiện các thao tác nghiệp vụ một cách cẩn thận
để tranh sai xót xảy ra.
1.1.7.3. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là tình trạng một người tham gia thanh toán nhưng vì lý do nào
đó mà không thể trả được nợ, rủi ro này gây ra thiệt hại cho người thụ hưởng, hoặc cho
chính ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán. Ví dụ: đối với khách hàng, rủi ro tín
dụng xảy ra có thể khiến khách hàng không đòi được nợ. Rủi ro tín dụng thuộc về
ngân hàng khi khách hàng chi tiêu vượt quá hạn mức tín dụng nhưng không thể chi trả
hoặc trả chậm cả gốc và lãi so với thời hạn trong hợp đồng, gây ra thiệt hại cho ngân
hàng.
1.1.7.4. Rủi ro thanh khoản:
Là rủi ro xuất phát từ việc mất khả năng thanh toán của chủ thể tham gia thanh
toán, rủi ro này có thể xảy ra do hệ thống thanh toán gặp trục trặc, khiến người nhận
không nhận được tiền trong tài khoản, hoặc do lỗi của nhân viên đã gửi nhầm tài
khoản, hay có thể do khả năng thanh toán tạm thời của người có nghĩa vụ thanh toán
gặp vấn đề.
1.1.7.5. Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện nghĩa vụ

của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. Trong trường hợp
người mua và người bán không hề biết nhau, thậm chí chưa hề gặp nhau, vì vậy không
nắm rõ được thông tin như uy tín, đạo đức năng lực tài chính của nhau, dẫn đến đưa ra
21


các quyết định sai lầm gây nên rủi ro trong thanh toán. Nếu một trong các bên có phẩm
chất đạo đức kém, làm giả giấy tờ, chứng từ thanh toán, thì sẽ gây thiệt hại cho các bên
liên quan.
1.1.7.6. Rủi ro kĩ thuật
Do đặc thù TTKDTM phải sử dụng tiền ghi sổ, nên khách hàng thường xuyên
phải tiếp xúc với các công nghệ hiện đại như máy ATM rút tiền, chính vì vậy nếu như
máy móc gặp trục trặc, sự cố thì sẽ gây ra những bất lợi cho khách hàng. Ví dụ: khách
hàng đang cần tiền gấp, nhưng máy ATM lại bị hết tiền, hoặc nuốt thẻ, hoặc trục trặc
kĩ thuật,… khiến khách hàng mất thời gian chờ đợi, ảnh hưởng đến công việc sản xuất
kinh doanh.
Ngân hàng luôn đứng trước nhiều loại rủi ro khác nhau, khi TTKDTM ngày càng
phát triển thì số giao dịch thanh toán, số khách hàng ngày càng tăng. Để đảm bảo cho
việc thanh toán được diễn ra an toàn, chính xác, nhanh chóng đòi hỏi các nhân viên,
cũng như khách hàng có ý thức chấp hành đúng các quy định đề ra, cẩn thận, tỷ mỉ
trong từng khâu thanh toán nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thủy, (2014), “Giáo trình nghiệp vụ thanh toán”,
NXB Lao Động)
1.2. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Phát triển TTKDTM là việc NHTM vận dụng tổng hợp các nguồn lực, các công
cụ, phương pháp nhằm gia tăng quy mô TTKDTM. Phát triển TTKDTM được hiểu là
sự tăng lên về doanh số thanh toán, về số lượng khách hàng, số lượng các món giao
dịch bằng các hình thức TTKDTM.
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đã góp phần thay đổi bộ mặt của nền kinh
tế thể hiện qua tốc độ thanh toán nhanh, an toàn và không phụ thuộc vào khoảng cách
địa lý, công nghệ thanh toán hiện đại, con người trở nên văn minh hơn,… Nhờ có
TTKDTM mà xã hội đã giảm được những tệ nạn như cướp giật tiền, mọi người không
còn lo lắng bị mất trộm, rơi rớt trên đường khi đem một khoản tiền lớn trong người đi
xa nữa. TTKDTM giúp cho trình độ văn hóa hiểu biết của con người được nâng cao,
con người được tiếp cận với công nghệ hiện đại như internet banking, mobile
banking,... giúp làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm các chi phí liên quan
như: chi phí thời gian, chi phí đi lại,…, đồng thời tạo ra một quy trình thanh toán
nhanh chóng tiện lợi, đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và hoạt động
thanh toán của ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy mà TTKDTM đang rất cần được
phát triển ở các NHTM hiện nay.
22

Thang Long University Library


1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính
Mức độ hài lòng của khách hàng về thanh toán không dùng tiền mặt
Khách hàng chính là những người chủ yếu mang lại nguồn thu cho ngân hàng.
Khó có thể đánh giá được chính xác được mức độ hài lòng của khách hàng vì mỗi
người có một mức độ thỏa mãn khác nhau. Tuy nhiên các ngân hàng luôn cố gắng hết
sức để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, bởi một khi nhu cầu của
khách hàng được đáp ứng với độ thỏa mãn về nhu cầu càng cao thì khách hàng sẽ ngày
càng tín nhiệm ngân hàng, tin tưởng và tiếp tục sử dụng các dịch vụ thanh toán của
ngân hàng nhiều hơn, điều này giúp cho TTKDTM ngày càng được phát triển.
Mức độ an toàn và chính xác trong cung cấp thanh toán không dùng tiền
mặt
Tính an toàn và chính xác: là hai yêu cầu quan trọng của TTKDTM. Như ta đã

biết đặc thù của ngân hàng là hoạt động trong môi trường có rủi ro cao, nên nếu ngân
hàng cung cấp hoạt động TTKDTM với độ an toàn, chính xác cao thì sẽ tạo được lòng
tin của khách hàng, từ đó thu hút được thêm khách hàng mới và giữ chân được khách
hàng cũ đến giao dịch tại ngân hàng, từ đó tạo điều kiện cho TTKDTM phát triển và
ngược lại.
Tính nhanh chóng và kịp thời: thời gian thực hiện giao dịch thanh toán là khoảng
thời gian từ khi khách hàng ra lệnh thanh toán đến khi người nhận tiền được báo có
trong tài khoản, đồng thời phía người trả tiền báo nợ. Khách hàng luôn quan tâm và
mong muốn quá trình thanh toán diễn ra nhanh, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn.
Chính vì vậy ngân hàng nào có quy trình xử lý TTKDTM càng nhanh chóng, kịp thời
mà an toàn thì sẽ thu hút được khách hàng tham gia thanh toán nhiều hơn, góp phần
phát triển TTKDTM và ngược lại.
Tiện ích các dịch vụ đi kèm
Các hình thức TTKDTM của các NHTM hiện nay thường có các tiện ích dịch vụ
kèm theo. Đây là một hình thức quảng bá, nhằm thu hút khách hàng. Hiện nay các
ngân hàng đang đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, hình thức khuyễn mại, dịch vụ đi kèm
mà khách hàng được hưởng khi sử dụng hình thức TTKDTM tại ngân hàng. Ví dụ
như: khi khách hàng có thẻ tín dụng của ngân hàng Vietcombank, khách hàng sẽ nhận
được những thông tin về du lịch từ các văn phòng dịch vụ du lịch của American
Express trên khắp thế giới bao gồm: Thông tin về du lịch, tiện ích thanh toán (séc du
lịch, đổi tiền, ứng tiền mặt khẩn cấp,…) dịch vụ trợ giúp khẩn cấp toàn cầu, thay thế
thẻ khẩn cấp,… khi cần thiết. Hay nhân dịp mừng sinh nhật 22 của VP bank, từ 24/818/10/2015 VP bank triển khai chương trình ưu đãi “thanh toán cực nhanh-nhận quà
23


cực đã”, thông qua chương trình này khách hàng có cơ hội nhận ngay hàng ngàn phần
thưởng tiền mặt khi tham gia thanh toán trực tuyến cùng VPbank,… Chính vì vậy mà
ngân hàng nào có các tiện ích, dịch vụ đi kèm đa dạng, thực tế thì sẽ thu hút được
nhiều khách hàng tham gia thanh toán qua ngân hàng đó hơn, từ đó tạo điều kiện để
phát triển TTKDTM.

1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng
Mức độ tăng trƣởng doanh số từ thanh toán không dùng tiền mặt
Doanh số là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá sự phát triển TTKDTM,
Doanh số TTKDTM là số tiền được khách hàng thực hiện thanh toán thông qua ngân
hàng theo dưới các hình thức TTKDTM. Khi đó mức tăng trưởng doanh số TTKDTM
được xác định theo công thức:
Mức độ tăng
trưởng doanh số

Doanh sốTTKDTM năm (n) – Doanh số TTKDTM năm (n-1)
=

Doanh số TTKDTM năm (n-1)

Chỉ tiêu này cho biết số tiền khách hàng thực hiện thanh toán theo các hình thức
TTKDTM năm nay tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước. Qua đó giúp
ngân hàng nắm được tình hình doanh số TTKDTM của các hình thức thanh toán từ đó
có những biện pháp và chính sách kịp thời giúp ngân hàng quản lý điều tiết kinh doanh
được tốt hơn. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ nhu cầu thanh toán của người dân cao, lượng
tiền thanh toán lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng và phát triển
TTKDTM mô các giao dịch TTKDTM tăng tức quy mô TTKDTM của ngân hàng
đang phát triển.
Mức độ tăng trƣởng thu nhập từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Thu nhập là chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh cuả
ngân hàng khi phát triển TTKDTM.
Thu nhập từ hoạt động TTKDTM là số tiền ngân hàng thu các dịch vụ TTKDTM
như: phí phát hành séc, phí thanh toán qua thẻ, qua UNC, UNT,… Mức gia tăng thu
nhập từ TTKDTM được xác định theo công thức:
Mức độ tăng trưởng
thu nhập


Thu nhập năm (n) – Thu nhập năm (n-1)
=

Thu nhập năm (n-1)

Chỉ tiêu mức độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động TTKDTM cho biết tổng số
tiền ngân hàng thu từ hoạt động TTKDTM năm nay tăng hay giảm bao nhiêu phần
trăm so với năm trước, qua đó đánh giá được tình hình biến động của từng hình thức
TTKDTM của ngân hàng.
Mức độ gia tăng số món thanh toán không dùng tiền mặt
24

Thang Long University Library


Mức độ
gia tăng
số món

Số món TTKDTM loại i năm (n) – Số món thanh toán loại i năm (n-1)
=

Số món thanh toán loại i năm (n-1)

Chỉ tiêu mức độ gia tăng số món TTKDTM cho biết số lượng thanh toán giao
dịch của mỗi loại hình thức TTKDTM năm nay tăng bao nhiêu phần trăm so với năm
trước. Qua đó có thể đánh giá được tình hình phát triển của từng hình thức TTKDTM
của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu mức độ gia tăng số món TTKDTM cao chứng tỏ hoạt
động TTKDTM loại (i) của ngân hàng đã và đang được quan tâm, hoạt động thu hút

khách hàng được đẩy mạnh. Khi đó ngân hàng cần có những biện pháp nhằm củng cố
tạo dựng niềm tin vững chắc hơn, nâng cao hình ảnh của ngân hàng đối với khách
hàng
Mức gia tăng số lƣợng khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền
mặt qua ngân hàng
Chỉ tiêu mức độ gia tăng số lượng khách hàng TTKDTM qua ngân hàng cho biết
số lượng khách hàng năm nay tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trước,
chỉ tiêu được xác định qua công thức:
Mức độ gia
tăng số lượng =
khách hàng

Số lượng khách hàng năm (n) – Số lượng khách hàng năm (n-1)
Số lượng khách hàng năm (n-1)

Chỉ tiêu này cho cao cho biết số lượng khách hàng thanh toán tại ngân hàng ngày
càng cao, các khách hàng tin tưởng vào tính an toàn chính xác và nhanh chóng của các
hình thức thanh toán tại ngân hàng, đồng thời thể hiện ngoài các khách hàng cũ ngân
hàng còn có nhiều khách hàng mới, chứng tỏ uy tín của ngân hàng được nâng cao, tầm
ảnh hưởng cũng như hình ảnh của ngân hàng được nhiều người biết đến. Ngược lại
nếu chỉ tiêu này thấp và giảm so với năm trước chứng tỏ có một số lượng khách hàng
năm nay không hài lòng với các dịch vụ tương ứng với các hình thức thanh toán, từ đó
ngân hàng cần xem xét điều tra nguyên nhân để kịp thời cải thiện tránh để tình trạng
kéo dài lâu gây tổn thất cho ngân hàng.

25


×