Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Thảo luận môn lí luận nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 20 trang )

Thảo luận môn Lí luận nhà nước và pháp luật

Nhóm 4014 – B1


Thành viên
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

Hà Hạnh Thu
Lê Khánh Linh
Nguyễn Văn Dương (trưởng nhóm)
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Nguyễn Hải Lê
Vũ Hải Anh
Chẩu Thị Đẹp
Nguyễn Thị Minh Tú


Bùi Thị Hà Trang
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Vũ Hải Anh
Đỗ Hồng Trang
Bùi Văn Thái
Nguyễn Minh Ngọc


Đề tài thảo luận

 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
TRONG LỊCH SỬ


A. MỞ ĐẦU

NHÀ NƯỚC
CHỦ NÔ

NHÀ NƯỚC

NHÀ NƯỚC
CÁC KIỂU NN

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

NHÀ NƯỚC
TƯ SẢN

PHONG KIẾN



B. NỘI DUNG



I. Những vấn đề lí luận chung:
1. Định nghĩa cơ quan nhà nước:
“Cơ quan nhà nước là một người hoặc một nhóm người được tổ chức và hoạt động theo quy định
pháp luật, nhân danh nhà nước và thực hiện quyền lực nhà nước”

Chính phủ là cơ quan nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN


2. Bộ máy nhà nước
a, Định nghĩa:
“Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc
chung thống nhất với trình tự, thủ tục luật định, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của
nhà nước”

b, Đặc điểm:
- Bộ máy nhà nước là hệ thống đồng bộ được hợp thành bởi cơ quan nhà
nước và chỉ cơ quan nhà nước mà thôi
- Tùy từng nhà nước cụ thể mà có những nguyên tắc của tổ chức bộ máy
nhà nước riêng
- Bộ máy nhà nước bị chi phối bởi nhiều yếu tố: bản chất nhà nước, điều
kiện kinh tế - xã hội, truyền thống dân tộc, chức năng nhà nước (chi
phối nhiều nhất),…



1. Con đường hình thành:
a, Bộ máy nhà nước chủ nô:
Vua được truyền từ cha xuống con tức là dựa vào huyết thống, còn các cơ quan còn lại
được thành lập theo ý chí, hoặc theo mong muốn của nhà vua.

Nghi thức lên ngôi vua của nhà nước
La Mã cổ đại


b, Bộ máy nhà nước phong kiến:
Vua được truyền từ đời cha đến con, theo nguyên tắc thế tộc. Ngoài
ra xuất hiện một số con đường để tuyển dụng quan lại như: tiến cử,
khoa cử, bổ nhiệm,… Đây cũng chính là điểm tiến bộ của bộ máy nhà
nước phong kiến so với bộ máy nhà nước chủ nô.

Khoa cử

Tiến sĩ thời phong kiến


c, Bộ máy nhà nước tư sản:
Con đường, cách thức để lập ra bộ máy nhà nước tư sản là bầu cử, bổ
nhiệm, kế tập,… nhưng bầu cử là con đường chủ đạo để hình thành
các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước tư sản. Cách thức hình
thành ra các cơ quan được qui định cụ thể trong pháp luật. Việc lập ra
các cơ quan nhà nước quy củ, minh bạch hơn rất nhiều so với các bộ
máy nhà nước trước đó và lần đầu tiên nhân dân có quyền tham gia
bầu cử để hình thành cơ quan nhà nước.

Tổng thống của nhà nước tư sản



c, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa:
Con đường thừa kế hoàn toàn bị loại bỏ. Con đường hình thành chủ yếu
là bầu cử. Ở nhà nước này, khả năng tham gia của người dân vào nhà nước
được đảm bảo tối đa nên bộ máy nhà nước XHCN thực sự là nhà nước của
dân, do dân, vì dân.

Người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của
chính mình


2. Số lượng các cơ quan:

Sự tăng lên của các cơ quan nhà nước sẽ giúp bộ máy nhà nước hoạt động đạt hiệu quả hơn, quản lí chặt chẽ được nhiều
mặt của đời sống xã hội và tính chuyên môn hóa ngày càng tăng.


1.

Bộ máy NN

số lượng các cơ quan ít, mang tính xã hội cũ nặng về cơ quan về quân đội, tòa án, nhà tù.

Chủ nô

số lượng cơ quan bắt đầu nhiều hơn nhà nước chủ nô, chủ yếu tổ chức cấp trung ương,. Về sau,
2. Bộ máy NN
Phong kiến


bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động một cách chặt chẽ, quy
củ, hoàn chỉnh từ trung ương tới địa phương

số lượng các cơ quan nhiều hơn, có kết cấu phức tạp và mức độ chuyên môn hóa cao. Bộ máy
3. Bộ máy NN
Tư sản

4. Bộ máy NN
XHCN

nhà nước tư sản ngày càng quản lí nhiều các lĩnh vực đời sống xã hội nên số lượng cơ quan
tăng lên. Càng về sau thì số lượng cơ quan càng tăng.

được hình thành từ các cơ quan, tổ chức nhà nước đông đảo về số lượng, đa dạng về tổ chức cơ
cấu, trải khắp từ trung ương đến địa phương và cơ sở, mang tính hoàn thiện cao hơn


3. Tính chuyên môn hóa
a. Bộ máy NN chủ nô

Nhìn chung bộ máy hầu như không có tính chuyên môn hóa, còn ôm đồm, không phân rõ chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn


b. Bộ máy NN phong kiến

Tính chuyên môn hóa đã cao hơn so với
bộ máy nhà nước chủ nô. Tính chuyên
môn hóa được biểu hiện ở chỗ các cơ
quan nhà nước đã bước đầu có tính phân

nhiệm, mặc dù vẫn còn chưa cao, chưa
rõ ràng, một số nhà nước có sự phân
công rõ ràng hơn nhưng chưa chuyên
sâu. Vua là người đứng đầu bên cạnh đó
cũng bổ nhiệm, cắt cử hệ thống quan lại
để giúp vệc cho mình, các quan nắm giữ
một trách nhiệm khác nhau để giúp vua
cai trị.

Bộ máy NN thời Lý


c. Bộ máy NN tư sản
Có thể nói tính chuyên môn hóa rất cao, có sự tách biệt về chuyên môn, thẩm
quyền giữa các cơ quan nhà nước không bị chồng chéo lên nhau. Các cơ
quan nhà nước ở trung ương được phân chia thành ba nhóm đó là: cơ quan
lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Mỗi cơ quan có nhiệm vụ,
chức năng rõ ràng. Tính phân nhiệm của các cơ quan tại kiểu nhà nước tư sản
rất cao.
VD:


d. Bộ máy NN XHCN

Bộ máy NN XHCN ở Việt Nam
Tính chuyên môn hóa trong bộ máy nhà nước phát triển rất cao, có sự phân công công việc rõ ràng
hơn, không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Trong bộ máy nhà nước cố sự phân nhiệm rõ ràng ở
trung ương và địa phương



4. Mối quan hệ giữa các cơ quan
Quyền lực nhà nước tập trung vào tay vua , các cơ quan được tổ chức đơn giản, chưa có
Bộ máy NN chủ nô &
phong kiến

nguyên tắc tổ chức và hoạt động rõ ràng, giữa các cơ quan trung ương hầu như chưa có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau.

Giữa các cơ quan nhà nước đã có nguyên tắc tổ chức và hoạt động rõ ràng, thể hiện sự tiến
bộ hơn hẳn so với hai bộ máy nhà nước trước . Trong đó, điển hình là nguyên tắc phân chia
Bộ máy NN
Tư sản

quyền lực nhà nước: “tam quyền phân lập” , đây là nguyên tắc xương sống trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản, theo đó, quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền
hành pháp thuộc về chính phủ, quyền tư pháp thuộc về tòa án.

Giữa các cơ quan đã hình thành một hệ thống các nguyên tắc tiến bộ khoa học, tiêu biểu là
Bộ máy NN
XHCN

nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất , có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, theo đó các cơ quan vừa có sự
phân công, phân nhiệm vừa có sự phối hợp với nhau tránh được sự tranh giành quyền lực giữa
các cơ quan


III, Mở rộng vấn đề
Hòa chung trong lịch sử phát triển của bộ máy nhà nước,
bộ máy nhà nước Việt Nam là một bộ máy nhà nước tiến

bộ với số lượng cơ quan đông đảo, phức tạp. Các cơ quan
trong bộ máy nhà nước được hình thành chủ yếu bằng con
đường bầu cử , trong bộ máy nhà nước đã có nguyên tắc
tổ chức và hoạt động rõ ràng , theo đó quyền lập pháp
thuộc về Quốc Hội , quyền hành pháp thuộc về Chính phủ,
quyền tư pháp thuộc về Tòa án. Giữa các cơ quan này có
sự kiểm soát quyền lực lẫn nhau nhằm hạn chế sự lộng
quyền. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước Việt Nam còn nhiều
thiếu sót , lỗ hổng… và sẽ được khắc phục trong thời gian
tới.


IV. Kết luận
Nhìn chung, bộ máy nhà nước kể từ khi ra đời đến nay luôn được
hoàn thiện và phát triển để thực hiện các chứ năng ngày càng phức
tạp của nhà nước. Qua bốn tiêu chí đã phân tích trên, có thể thấy bộ
máy nhà nước phát triển theo hướng tăng số lượng cơ quan, tính
chuyên môn hóa ngày càng cao, các cơ quan nhà nước thường được
hình thành bằng con đường bầu cử và giữa các cơ quan ngày càng có
mối quan hệ ràng buộc với nhau. Tuy nhiên, hiện nay cácnhà nước
đều mong muốn và hướng đến một bộ máy nhà nước đơn giản, gọn
nhẹ, ít tốn kém, nhưng hoạt động có hiệu quả cao để thực thi những
chức năng, nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.




×