Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TÂN HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 80 trang )

CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP
THƢƠNG MẠI
1.1. Khái quát chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong
doanh nghiệp thƣơng mại
1.1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của
thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc
giữa các thương nhân với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hóa,cung
ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thực hiện các
chính sách kinh tế xã hội.
Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thƣơng mại
 Hoạt động kinh tế cơ bản đối với các công ty kinh doanh thương mại là việc
lưu chuyển hàng hóa. Hoạt động lưu chuyển hàng hóa được thực hiện theo quy
tr nh sau: mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa. Lưu chuyển hàng hóa có thể
thực hiện theo một trong hai hình thức: bán buôn và bán lẻ.
 Hàng hóa trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình
thái vật chất hay không có hình thái vật chất mà công ty mua về với mục đích
để bán.
Bán hàng là việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa gắn liền với lợi ích hoặc
rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh
toán. Bán hàng là khâu cuối cùng trong quy trình hoạt động nhưng lại đóng một vai trò
quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
thương mại.
Kết quả bán hàng là kết quả sau khi doanh nghiệp bán hàng hóa cho khách hàng
từ đó xác định tình hình kinh doanh lãi hoặc lỗ.
Kết quả bán hàng

=

Lãi gộp



-

Chi phí quản lý kinh doanh

1.1.2. Các chi tiêu liên quan đến kế toán bán hàng và xác định kết quả
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu
được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường
của doanh nghiệp. Theo chuẩn mực 14: “Doanh thu và thu nhập khác”, được ban hành
và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ- TC, doanh thu bán hàng được ghi nhận
khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:

1

Thang Long University Library


 Doanh thu được xác định tương đối chính xác;
 Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng;
 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
 Doanh nghiệp khì không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
 Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng.
Các khoản giảm trừ doanh thu
 Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn do hàng
kém chất lượng, giao hàng không đúng thời gian địa điểm.
 Hàng bán bị trả lại: là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua trả
lại và từ chối thanh toán do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng, hàng kém

chất lượng…
 Chiết khấu thương mại: là số tiền mà người bán thưởng cho người mua do
mua số lượng lớn hàng hóa trong một đợt hoặc trong một khoảng thời gian
nhất định.
 Các khoản giảm trừ doanh thu khác:
 Thuế tiêu thụ đặc biệt: Doanh nghiệp phải nộp loại thuế này khi doanh
nghiệp sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
 Thuế xuất khẩu: Doanh nghiệp phải nộp thuế xuất khẩu khi doanh nghiệp
có xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm, hàng hóa.
 Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp th cũng được coi là một khoản
giảm trừ doanh thu.

Các khoản giảm
trừ doanh thu

Doanh thu
thuần

=

=

CKTM, giảm giá
hàng bán, hàng
bán bị trả lại

+

Doanh thu bán hàng,
cung cấp dịch vụ


Thuế xuất
khẩu, thuế
TTĐB

-

Thuế GTGT
+

(phƣơng
pháp trực
tiếp)

Các khoản giảm
trừ doanh thu

Gía vốn hàng bán là phản ánh trị giá vốn của hàng hóa đã được bán trong kỳ.
Việc xác định giá vốn hàng bán đúng sẽ giúp cho kế toán tính được kết quả bán hàng
chính xác, từ đó doanh nghiệp kiểm soát tình hình nhập mua hàng hóa. Ngoài ra tính
2


được giá vốn hàng bán chính xác còn giúp Ban Giám đốc có thể đưa ra các chính sách
cho doanh nghiệp khi có sự biến động về giá.
Lãi gộp

=

Doanh thu thuần


-

Gía vốn hàng bán

Chi phí quản lý kinh doanh: bao gồm chi phí bán hàng như chi phí quảng cáo,
giới thiệu sản phẩm.. và chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí về lương của bộ
phận quản lý doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao tài sản dùng
cho bộ phận quản lý doanh nghiệp …
1.1.3. Vai trò và nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
1.1.3.1. Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Trước tình hình kinh tế cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp để tồn tại cần có sự
điều hành quản lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Muốn đạt được điều đó th
kế toán được coi là công cụ quản lý hữu ích và không thể thiếu được. Đặc biệt để quản
lý nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi kế toán bán hàng phải phát huy tốt vai trò của
mình, cần biết tổ chức công tác khoa học, hợp lý và thường xuyên hoàn thiện để phù
hợp với thị trường biến động nhanh chóng.
Đối với công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại thì kế toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng đóng vai trò quan trọng bởi nó cung cấp đầy đủ các thông
tin về tình hình bán hàng và hiệu quả kinh doanh mà Công ty đã đạt được Qua đó,
doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược bán hàng mới nhằm thúc đẩy quá trình tiêu
thụ hàng hóa.
Thông qua số liệu trên báo cáo tài chính th Nhà nước sẽ kiểm tra được việc chấp
hành nghĩa vụ nộp thuế của Công ty đối với Nhà Nước. Ngoài ra dựa vào số liệu mà
kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cung cấp, các đối tác có thể quyết định
có nên đầu tư vốn hoặc cho doanh nghiệp vay hay không?.
1.1.3.2. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh
 Phản ánh với Giám đốc chi tiết khối lượng hàng hoá mua vào, bán ra, tồn kho
cả về số lượng, chất lượng và giá trị Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hoá

đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí
khác nhằm xác định kết quả bán hàng.
 Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu
bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước.
 Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc,
kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn
bất hợp lý.
3

Thang Long University Library


 Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời để
đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như t nh h nh thực hiện nghĩa vụ với
Nhà nước.
1.1.4. Phương thức bán hàng và thanh toán
1.1.4.1. Phương thức bán hàng
a. Phƣơng thức bán buôn
Đặc điểm của nghiệp vụ bán buôn là hàng hóa chưa đến tay người tiêu dùng mà
chỉ thông qua các đại lý, siêu thị để bán với số lượng lớn trong một lần bán. Gía bán
buôn phụ thuộc vào số lượng hàng bán và phương thức bán hàng Trong phương thức
bán buôn bao gồm hai phương thức sau:
Phƣơng thức bán buôn qua kho: án buôn qua kho là phương thức bán buôn
hàng hóa mà trong đó hàng bán được xuất ra từ kho của doanh nghiệp. Bán buôn hàng
hóa qua kho chủ yếu thực hiện dưới hai hình thức:
Bán buôn qua kho theo hình thức trực tiếp: Theo hình thức này bên mua cử
đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương
mại xuất kho hàng hóa trực tiếp cho bên đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên
mua nhận được đủ hàng và thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ thì hàng hóa mới
được coi là tiêu thụ.

Bán buôn qua kho theo hình thức gửi bán: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết
hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hóa dùng phương
tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài chuyển hàng đến kho bên mua hoặc địa điểm
nào đó mà bên mua quy định trong hợp đồng Đến thời điểm này hàng hóa gửi bán vẫn
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại, chỉ đến kho bên mua kiểm nhận và
thanh toán thì số hàng giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về
số hàng đã giao do thỏa thuận trong hợp đồng đã ký giữa hai bên. Nếu doanh nghiệp
thương mại chịu chi phí vận chuyển sẽ được ghi vào chi phí bán hàng còn nếu bên
mua chịu thì sẽ phải thu tiền của bên mua.
Phƣơng thức bán buôn vận chuyển thẳng: Doanh nghiệp thuơng mại sau khi
mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà bán thẳng cho bên mua Phương
thức này có thể thực hiện theo hình thức:
Bán buôn vận chuyển thẳng có thạm gia thanh toán: Với phương thức này doanh
nghiệp thương mại khi mua hàng và nhận hàng không đưa về nhập kho mà giao trực
tiếp cho bên mua tại kho của người bán, hoặc vận chuyển thẳng đến kho của người
mua. Sau khi giao, nhận hàng đại diện bên mua ký nhận đủ hàng. Bên mua thanh toán
hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng th khi đó hàng hóa được chấp nhận là tiêu thụ.
4


Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Theo hình
thức này doanh nghiệp thương mại chỉ là trung gian giữa nhà cung cấp và khách hàng.
Trong trường hợp này tại đơn vị không phát sinh nghiệp vụ mua hàng hóa. Tùy theo
điều kiện đã ký kết hợp đồng mà doanh nghiệp được hưởng khoản tiền hoa hồng do
bên cung cấp hoặc bên mua trả.
b. Phƣơng thức bán lẻ:
Bán lẻ hàng hóa là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các
tổ chức, đơn vị mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức
này có đặc điểm là hàng hóa đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng.
Bán lẻ thường bán với số lượng nhỏ với mức giá thường ổn định Các phương thức

bán lẻ bao gồm:
Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng vừa thực hiện chức năng bán
hàng và chức năng thu ngân Cuối ca bán hàng, nhân viên bán hàng tiến hành kiểm
quầy, kiểm tiền, lập báo cáo bán hàng và nộp lại cho thủ quỹ ghi sổ.
Bán lẻ thu tiền tập trung: Nhân viên bán hàng và nhân viên thu ngân thực hiện
chức năng độc lập nhau. Cuối ca bán hàng, nhân viên bán hàng kiểm kê hàng hoá tại
quầy và lập báo cáo doanh thu nộp trong ca. Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ thu tiền,
kiểm tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Kế toán bán hàng nhận chứng từ tại quầy làm căn
cứ để nghiệp vụ bán hàng trong ngày và kỳ kế toán.
Bán lẻ tự phục vụ: Theo hình thức này khách hàng tự chọn lấy hàng hóa, mang
đến bàn tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập
hóa đơn bán hàng và thu tiền khách hàng. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng
dẫn khách hàng và bảo quản hàng hóa ở quâỳ do mình phụ trách. Hình thức này áp
dụng tại các siêu thị.
Hình thức bán hàng tự động: là hình thức bán lẻ hàng hóa mà trong đó các
doanh nghiệp thương mại sử dụng ở các máy bán hàng tự động chuyên dụng cho một
hoặc một vài loại hàng hóa đặt ở các nơi công cộng. Khách hàng sau khi bỏ tiền xu
vào máy thì máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua.
c. Bán hàng theo phƣơng thức gửi đại lý
án hàng theo phương thức gửi đại lý là phương thức bán hàng mà trong đó
doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý sẽ trực tiếp bán hàng. Bên nhận đại lý sẽ trực
tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hoa hồng đại lý bán. Số hàng gửi đại lý
vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Số hàng này được coi là tiêu
thụ khi doanh nghiệp nhận được thông báo chấp nhận thanh toán, ký gửi thanh toán
tiền hoặc thông báo về số hàng đã bán được.
5

Thang Long University Library



d. Các phƣơng thức khác
Ngoài các phương thức bán hàng trên th hàng hóa còn được tiêu thụ dưới hình
thức trả lương, thưởng cho cán bộ nhân viên nội bộ doanh nghiệp bằng hàng hóa….
1.1.4.2. Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán bằng tiền mặt: Đây là phương thức được thực hiện khi
khách hàng đến doanh nghiệp mua hàng và thanh toán ngay hoặc thanh toán các khoản
nợ mà khách hàng còn nợ từ kỳ trước Phương thức này có ưu điểm là nhanh gọn, đơn
giản phù hợp với những khách hàng mua với số lượng không nhiều nên được các
doanh nghiệp áp dụng cho khách hàng lẻ, khách hàng mới…Nhược điểm của phương
thức thanh toán bằng tiền mặt là nếu giá trị hàng hóa mua về lớn th đôi lúc khách
hàng không mang đủ tiền.
Phương thức thanh toán qua ngân hàng có nhiều hình thức thanh toán: thanh
toán bằng séc, thư tín dụng…Trong phương thức thanh toán bằng ngân hàng thì ngân
hàng đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng, có nhiệm vụ chuyển
tiền từ tài khoản của người mua cho người bán và ngược lại Phương thức này áp dụng
trong trường hợp khách hàng mua hàng có giá trị lớn, đồng thời doanh nghiệp và
khách hàng đều phải có tài khoản ngân hàng.
1.1.5. Phương pháp tính giá vốn hàng bán
Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm kinh doanh mà kế toán sẽ xác định được
công thức xác định giá vốn hàng bán phù hợp với các điều kiện thực tế của mỗi
doanh nghiệp.
Khi xuất kho hàng hóa bán, để xác định giá vốn hàng bán kế toán phải tách riêng
2 thành phần là trị giá mua của hàng hóa và chi phí thu mua.
Gía vốn hàng bán

=

Trị giá mua của hàng hóa

+


Chi phí thu mua

Trong đó:


Chi phí thu mua cho hàng bán ra đƣợc phân bổ theo công thức sau:

Chi phí
thu mua
phân bổ
cho hàng
bán ra
trong kỳ

Chi phí thu
mua của hàng
tồn đầu kỳ

+

Chi phí thu
mua phát sinh
trong kỳ

=

*
Trị giá mua
hàng hóa tồn

đầu kỳ

+

Trị giá mua
hàng hóa nhập
trong kỳ

Trị giá mua
hàng xuất bán
trong kỳ

 Trị giá mua của hàng hóa xuất bán: sử dụng 1 trong các phương pháp tính
gía xuất kho: phương pháp giá thực tế đích danh, FIFO (phương pháp giá nhập
6


trước xuất trước), LIFO (phương pháp giá nhập sau xuất trước) và phương
pháp giá bình quân gia quyền.
1.1.5.1. Phương pháp tính theo giá đích danh
Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng hóa xuất kho được tính theo từng lô
hàng, từng lần nhập, tức là xuất vào lô hàng nào thì tính theo trị giá của lô hàng đó
Ưu điểm: Công tác tính giá lô hàng được thực hiện kịp thời và có thể theo dõi
được thời hạn bảo quản của từng lô hàng hóa.
Nhược điểm: Công việc phức tạp đòi hỏi thủ kho và kế toán phải quản lý chi tiết
từng lô hàng.
Điều kiện áp dụng: Phương thức này thường được áp dụng cho những doanh
nghiệp mà việc quản lý hàng tồn kho cần phải tách biệt, đặc biệt là những doanh
nghiệp kinh doanh ít mặt hàng hoặc các mặt hàng có giá trị lớn và có tính cá biệt như
trang sức, đá quý, ô tô…

1.1.5.2. Phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO)
Phương pháp này tính giá hàng tồn kho xuất trên cơ sở giả định rằng lượng hàng
tồn kho nào có trước sẽ được xuất sử dụng trước Gía đơn vị của lượng hàng tồn kho
nhập đầu tiên sẽ được dùng để tính giá hàng tồn kho xuất, nếu lượng hàng tồn kho của
lần nhập đó không đủ thì tính theo giá của lần nhập tiếp theo. Gía trị hàng tồn kho cuối
kỳ sẽ là giá của những lần nhập kho cuối cùng.
Ưu điểm: Có thể tính giá hàng hóa kịp thời, dễ quản lý.
Nhược điểm: Khối lượng công việc hạch toán nhiều, đồng thời chi phí phát sinh
hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh do giá xuất kho không được cập
nhật kịp thời theo giá thị trường.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, số lần
nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
1.1.5.3. Phương pháp nhập sau, xuất trước( LIFO)
Phương pháp này tính giá hàng tồn kho xuất trên cở sở giả định rằng lượng hàng
tồn kho nào có gần thời điểm xuất nhất sẽ được xuấ sử dụng trước Gía đơn vị của
lượng hàng tồn kho nhập gần thời điểm xuất nhất sẽ được dùng để tính giá hàng tồn
xuất kho, nếu lượng hàng tồn kho của lần nhập đó không đủ để xuất thì tính theo giá
của lần nhập trước đó. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá của những lần nhập đầu
tiên trong kỳ.
Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp nhập
trước xuất trước, nó đảm bảo tính phù hợp của doanh thu và chi phí. Các chi phí sản
xuất kinh doanh phản ánh kịp thời giá thị trường của hàng hóa. Việc tính chính xác
7

Thang Long University Library


doanh thu và chi phí sẽ giúp cho kế toán có những số liệu chính xác về tình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhược điểm: Trị gía vốn của tồn kho cuối kỳ hàng tồn kho có thể không sát với

giá thị trường hàng hóa.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này đặc biệt phù hợp trong điều kiện lạm phát.
1.1.5.4. Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho được tính bình quân
giữa giá trị thực tế hàng hóa tồn kho đầu kỳ với trị giá thực tế hàng hóa nhập kho trong
kỳ. Gía thực tế của hàng hóa được tính theo giá đơn vị bình quân sau:
Trị giá vốn thực tế
hàng hóa xuất kho

=

Số lƣợng hàng
hóa xuất kho

Gía đơn vị
bình quân

*

Trong đó giá đơn vị bình quân có thể tính theo 2 cách:
 Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
Gía đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ

=

Gía trị tồn đầu kỳ

+


Gía trị nhập

Số lƣợng tồn đầu kỳ

+

Số lƣợng nhập

Ưu điểm: Giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết hàng hóa, không phụ thuộc vào
số lần nhập, xuất của từng danh điểm hàng hóa nhưng độ chính xác không cao.
Nhược điểm: Dồn công việc tính giá hàng hóa xuất kho vào cuối kỳ hạch toán và
phải tính giá theo từng danh điểm hàng hóa.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp với doanh nghiệp ít danh điểm hàng hóa nhưng số
lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều.
 Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:
Sau mỗi lần nhập hàng hóa, kế toán phải xác định lại giá trị thực tế của hàng tồn
kho và giá đơn vị bình quân. Công thức xác định giá đơn vị bình quân sau mỗi lần
nhập như sau:

Gía đơn vị bình quân
sau mỗi lần nhập

=

Trị giá thực tế hàng hóa
tồn trƣớc khi nhập

+

Trị giá thực tế hàng

hóa sau mỗi lần nhập

Số lƣợng hàng hóa tồn
trƣớc khi nhập

+

Số lƣợng thực tế hàng
hóa sau mỗi lần nhập

Ưu điểm: Tính giá của hàng hóa xuất kho kịp thời.
Nhược điểm: Khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá
theo từng danh điểm của hàng hóa.
8


Điều kiện áp dụng: Chỉ sử dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm hàng hóa
và số lần nhập, xuất của mỗi loại không nhiều.
1.2. Kế toán bán hàng
1.2.1. Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là chứng minh bằng giấy tờ, vật mang tin thể hiện các nghiệp
vụ kinh tế đã phát sinh và thực sự hoàn thành để làm căn cứ ghi sổ. Các chứng từ sử
dụng trong kế toán bán hàng bao gồm:
 Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT;
 Phiếu xuất kho;
 Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Có, Giấy báo Nợ ngân hàng;
 Biên bản kê khai hàng bị trả lại, chiết khấu thanh toán và giảm giá hàng bán;
 …
1.2.2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 156-Hàng hóa: Tài khoản thuộc nhóm HTK phản ánh tình trạng tăng

(giảm) của hàng hóa có trong kho.
Kết cấu tài khoản 156
TK 156-Hàng hóa
 Trị giá mua của hàng hóa nhập kho
 Trị giá hàng thuê gia công, chế biến
nhập kho
 Kết chuyển trị giá hàng hóa tồn kho
cuối kỳ(KKĐK)

 Trị giá thực tế của hàng hóa
xuất kho trong kỳ
 Trị giá hàng hóa trả lại cho
người bán, CKTM, giảm giá
hàng mua được hưởng
 Kết chuyển trị giá hàng hóa tồn
đầu kỳ (KKĐK)

Số dư: Trị giá thực tế tồn cuối kỳ

Tài khoản 157-Hàng gửi đi bán: Phản ánh trị giá hàng hóa đã gửi hoặc chuyển
đến cho khách hàng hàng hóa, thành phẩm gửi bán đại lý, ký gửi, hàng hóa, sản phẩm
chuyển cho đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán, trị giá dịch vụ đã hoàn thành
bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.

9

Thang Long University Library


Kết cấu tài khoản 157

TK 157-Hàng gửi đi bán
 Trị giá hàng hóa gửi bán đại lý cho
khách hàng hoặc gửi bán đại lý

 Trị giá hàng hóa gửi bán được
khách hàng chấp nhận

 Kết chuyển trị giá hàng hóa gửi
bán chưa xác định là tiêu thụ cuối
kỳ (KKĐK)

 Trị giá hàng hóa gửi bán được
khách hàng trả lại
 Kết chuyển trị giá hàng hóa gửi
bán chưa xác định là tiêu thụ
đầu kỳ (KKĐK)

Dư Nợ: Trị giá thành phẩm gửi bán chưa
được chấp nhận

Tài khoàn 632-Gía vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ
trong kỳ.
Kết cấu tài khoản 632
TK 632-Gía vốn hàng bán
 Trị giá vốn hàng hóa

 Trị giá vốn của hàng hóa bị trả laị
trong kỳ

 Trích lập dự phòng giảm giá hàng

tồn kho

 Kết chuyển giá vốn của hàng hóa
tiêu thụ trong kỳ vào TK 911

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp vượt
trên mức b nh thường
 Các khoản hao hụt mất mát của
hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi
thường

Tài khoản 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dùng để phản ánh
doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. TK này có 4 tài khoản cấp 2:
 TK 5111-Doanh thu bán hàng hóa
 TK 5112-Doanh thu bán các thành phẩm
10


 TK 5113-Doanh thu cung cấp dịch vụ
 TK 5118-Doanh thu khác
Kết cấu tài khoản 511
TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
 Kết chuyển các khoản giảm trừ
doanh thu bao gồm: Thuế
TTĐ hoặc thuế xuất khẩu và
thuế GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp phải nộp, số
CKTM, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại


 Tổng số doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ thực tế
phát sinh trong kỳ

 Kết chuyển số doanh thu thuần
về tiêu thụ sang TK 911

Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu
phản ánh vào TK 511 được tính theo giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm cả phụ thu
và chi phí phụ thêm ngoài bán (nếu có) mà doanh nghiệp được hưởng.
Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương thức trực tiếp hoặc các đơn vị phản
ánh vào TK 511 là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu,
phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Tài khoản 521-Các khoản giảm trừ doanh thu: là tài khoản dùng để phản ánh
các khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng,
do doanh nghiệp cho khách hàng hưởng CKTM, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị
trả lại.
TK 521 có 3 TK cấp 2:
 TK 5211: Chiết khấu thương mại (là số tiền mà người bán thưởng cho
người mua do mua số lượng lớn hàng hóa trong 1 đợt hoặc trong 1 khoảng
thời gian nhất định).
 TK 5212: Hàng bán bị trả lại (là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị
người mua trả lại và từ chối thanh toán).
 TK 5213: Giảm giá hàng bán (là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa
đơn do hàng kém chất lương, giáo hàng không đúng qui cách)
Kết cấu tài khoản 521
11

Thang Long University Library



TK 521-Các khoản giảm trừ doanh thu
 Số CKTM đã chấp nhận thanh
toán cho khách hàng

 Kết chuyển số CKTM, doanh thu
của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại,
toàn bộ số giảm giá hàng bán sang
TK 511

 Tập hợp doanh thu hàng bán bị
trả lại
 Tập hợp các khoản giảm giá hàng
bán chấp nhận cho người mua
trong kỳ

1.2.3. Phương pháp kế toán
1.2.3.1. Kế toán bán hàng tại đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên (KKTX)theo phương pháp khấu trừ
Hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) là việc theo
dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật
tư, hàng hóa trên sổ sách kế toán. Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào số liệu kiểm kê
thực tế hàng hóa tồn kho, so sánh đối chiếu với các số liệu tồn trên sổ sách để xác
định số lượng hàng hóa thừa, thiếu và truy t m nguyên nhân để có giải pháp xử lý
kịp thời Phương pháp này thích hợp với các đơn vị thương mại kinh doanh mặt
hàng có giá trị lớn.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có hình thức hạch toán khác nhau phụ thuộc vào cách thức
bán hàng và phương thức thanh toán. Dưới đây là tr nh tự hạch toán của một số
phương thức bán hàng phổ biến tại các doanh nghiệp kinh doanh thương mại

 Bán buôn qua kho

12


Sơ đồ 1.1. Hạch toán phương thức bán buôn trực tiếp qua kho
TK 156

TK 632

TK 511

GVHB

TK 111,112,131
TK 3331

TK 521

CKTM, giảm giá

Thuế GTGT
đầu ra

hàng bán, hàng
bị trả lại

DT bán

TK 3331


hàng chưa thuế

Thuế
GTGT đầu ra

Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

Sơ đồ 1.2. Hạch toán phương thức bán buôn qua kho theo hình thức gửi bán
TK 156

TK 157

TK 632

TK 511

TK 131

TK 521

TK 3331
Xuất kho
gửi bán

Hàng gửi
bán được
tiêu thụ

Thuế GTGT


CKTM, giảm

đầu ra

giá, hàng bị
trả lại

Doanh thu
chưa thuế

TK 3331
Thuế
GTGT đầu ra

Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

13

Thang Long University Library


Sơ đồ 1.3. Trình tự hạch toán phương thức bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia
thanh toán

TK 111, 112, 131

TK 632

TK 511


Trị giá vốn hàng bán

DT bán hàng
chưa thuế

TK 133
Thuế GTGT
đầu vào
TK 157
Gửi hàng

TK 111, 112, 131

TK 521

TK 3331
Thuế
GTGT
đầu ra

CKTM, giảm
giá hàng bán,
hàng bị trả lại
TK 33311

GVHB

Thuế
GTGT

đầu ra
Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

Sơ đồ 1.4. Trình tự hạch toán phương thức bán buôn vận chuyển thẳng không
tham gia thanh toán
TK 111, 112, 131

TK 511

TK 111, 112, 131

TK 642
Chi phí môi giới

Hoa hồng môi giới
được hưởng

TK 133

TK 3331

Thuế GTGT đầu vào

Thuế GTGT
đầu ra

14


Sơ đồ 1.5. Trình tự hạch toán phương thức bán hàng trả góp

TK 156, 157

TK 632

TK 511

GVHB

TK 131 TK 111, 112

DT theo giá
trả ngay

thu tiền
từng kỳ

TK 3331
Thuế GTGT
đầu ra
TK 515

TK 3387

Phân bổ
lãi trả chậm
hàng kỳ

DT lãi trả chậm
chưa thực hiện


Sơ đồ 1.6. Trình tự hạch toán bán hàng theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi

TK 156

Tại đơn vị giao đại lý
TK 157

Trị giá
hàng gửi bán

TK 632

TK 511

GVHB

TK 111, 112, 131

Ghi nhận
doanh thu

TK 642
Hoa hồng
đại lý

TK 3331
TK 133
GTGT Thuế
đầu ra GTGT
đầu vào

-

Tại đơn vị nhận đại lý
TK 003
Nhận hàng gửi Số hàng nhận
bán đại lý

gửi bán bán được

15

Thang Long University Library

TK 642


TK 511

TK 33311

TK 331

Thuế GTGT
đầu ra

TK 111, 112,131

Số tiền phải
trả cho bên
giao đại lý


Doanh thu hoa hồng

TK 111, 112
Thanh toán cho bên giao đại lý

Sơ đồ 1.7. Trình tự hạch toán bán hàng theo phương thức bán lẻ
TK 156

TK 632

TK 511

GVHB

TK 111, 112

Doanh thu bán hàng

TK 3331
Thuế GTGT
đầu ra

TK 3381
Tiền bán hàng thừa chờ xử lý

TK 1381
Tiền bán hàng thiếu
chờ xử lý


1.2.3.2. Kế toán bán hàng tại đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kì (KKĐK)
Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán HTK căn cứ vào kết quả kiểm kê
thực tế để phản ánh giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó
tính ra trị giá vật tư, hàng hóa đã xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá hàng
hóa xuất kho

=

Trị giá hàng
hóa tồn đầu kỳ

Tổng giá trị
hàng hóa mua
vào trong kỳ

+

16

-

Trị giá hàng hóa
tồn kho cuối kỳ


Mọi biến động hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản HTK mà
giá trị hàng hóa mua và nhập kho được phản ánh trên TK 611. Các tài khoản HTK chỉ
sử dụng đầu kỳ hạch toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ hạch toán (để kết

chuyển số dư cuối kỳ).
TK 611-Mua hàng (chỉ sử dụng đối với doanh nghiệp hạch toán HTK theo
phương pháp KKĐK) là tài khoản dùng để phản ánh trị giá hàng hoá mua vào, nhập
kho hoặc bán ra trong kỳ.
Kết cấu TK 611
TK 611-Mua hàng
 Kết chuyển trị giá thực tế hàng

 Kết chuyển trị giá thực tế hàng

hóa tồn đầu kỳ

hóa tồn cuối kỳ

 Trị giá hàng hóa thực tế mua vào
trong kỳ, hàng bán bị trả lại…

 Trị giá thực tế hàng hóa xuất
trong kỳ
 Trị giá hàng hóa trả lại cho
người bán hoặc được giảm giá

Ưu điểm của phương pháp KKĐK là giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán.
Nhược điểm: Độ chính xác về hàng hóa xuất dùng cho các mục đich khác nhau
phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý tại kho, quâỳ, bến, bãi.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh
nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa với các quy cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp
và được xuất thường xuyên.

17


Thang Long University Library


Sơ đồ 1.8. Hạch toán tổng hợp kế toán bán hàng theo phương pháp KKĐK
K/c HTK cuối kỳ
TK 151,156,157 TK 611
K/c HTK
đầu kỳ
GVHB

TK 111, 112, 131
Mua trong kỳ

TK 632

TK 511 TK 111,112,131
DT bán hàng
chưa thuế

TK 521

TK 133
Thuế
GTGT
đầu
vào

K/c các khoản
giảm trừ DT


TK 3331
Thuế
GTGT
đầu ra

1.3. Kế toán xác định kết quả bán hàng
1.3.1. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC, chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng dùng để phán ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình
bán sản phẩm, hàng hóa cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu
sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng
hóa, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển ...
Chi phí quản lý doanh nghiệp dùng để phán ánh các chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp như chi phí lương cho bộ phận quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ dùng
cho bộ phận quản lý doanh nghiệp…
1.3.1.1. Chứng từ kế toán
 Bảng phân bổ và thanh toán tiền lương;
 Phiếu xuất kho;
 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;
 Bảng kê nộp thuế, biên lai thu thuế;
18


 Các hoá đơn dịch vụ, phiếu chi, giấy báo Nợ,…
1.3.1.2. Tài khoản sử dụng
Kết cấu TK 642
TK 642-Chi phí quản lý kinh doanh
 Tập hợp chi phí bán hàng và chi

phí quản lý doanh nghiệp thực tế
phát sinh trong kỳ

 Các khoản ghi giảm chi phí
QLKD
 Kết chuyển chi phí QLKD sang
TK 911

TK 642 là tài khoản dùng để phản ánh chi phí quản lý kinh doanh bao gồm 2 tài
khoản cấp 2:
 TK 6421 – Chi phí bán hàng
 TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong đó:
 Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí :
 Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả chi nhân viên bán hàng,
nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm hàng hóa ... ( gồm tiền
lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương ...)
 Chi phí vật liệu bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu bao bì xuất dùng cho
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm,
hàng hóa, chi phí vật liệu nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận
chuyển sản phẩm, hàng hóa trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa
chữa, bảo quản TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng.
 Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ
cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, phương tiện làm việc ...
 Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo
quản, bảo hành như nhà kho, bến bãi…
 Chi phí bảo hành: Phản ánh các khoản chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa
trong thời gian quy định về bảo hành.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho hoạt động bán hàng như tiền thuê kho bãi, điện nước, trả hoa

hồng đại lý...
19

Thang Long University Library


 Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các khoản chi phí bằng tiền khác phát
sinh trong khâu bán hàng như giao dịch, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hội
nghị khách hàng...
 Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí sau :
 Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho CBCNV quản
lý doanh nghiệp như tiền lương, các khoản phụ cấp, HXH, HYT, KPCĐ
của Ban giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng ban của đơn vị.
 Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác
quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm ..., vật liệu sử dụng cho việc sửa
chữa TSCĐ,
 Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng
dùng cho công tác quản lý.
 Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho
doanh nghiệp như: nhà cửa làm việc của các phòng ban, phương tiện vận tải
truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng tại văn phòng
 Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như : thuế môn
bài, tiền thuế đất, lệ phí chuyển tiền và các khoản phí, lệ phí khác.
 Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự
phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho công tác quản lý DN như tiền điện nước, tiền sửa chữa thường
xuyên TSCĐ, tiền thuế TSCĐ dùng trong quản lý doanh nghiệp.
 Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí khác thuộc bộ phận quản lý chung
của doanh nghiệp như chi phí hội nghị, tiếp khách, chào hàng, quảng cáo…


20


Sơ đồ 1.9. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
TK 111, 112, 331

TK 642

Chi phí mua ngoài, chi phí

TK 111, 112, 138

Các khoản ghi giảm

bằng tiền khác

chi phí QLKD

TK 133
Thuế GTGT
đầu vào
TK 152,153,611
Chi phí vật liệu, dụng cụ xuất dùng phục vụ
cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp

TK 142, 242, 335
Phân bổ, trích trước chi phi QLKD

TK 214


TK 911

Trích khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng
và quản lý doanh nghiệp

K/c chi phí QLKD
phát sinh trong kỳ

TK 338, 334
Tiền lương,phụ cấp,tiền ăn ca và các khoản
trích theo lương của bộ phận bán hàng,
quán lý doanh nghiệp

TK 351
Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
dự phòng phải trả

TK 1592
Trích lập quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi

21

Thang Long University Library


1.3.2. Kế toán xác định kết quả bán hàng
Xác định kết quả bán hàng là xác định tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh

thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Kết quả bán hàng
được xác định bằng công thức sau:
Kết quả
bán hàng

=

Doanh thu thuần từ
hoạt động bán hàng

oanh thu thuần từ
hoạt động bán hàng

=

Giá vốn

-

-

hàng bán

oanh thu bán hàng

-

Chi phí quản lý
kinh doanh


Các khoản giảm trừ
doanh thu

Để kế toán kết quả hoạt động bán hàng, kế toán sử dụng TK 911 (Xác định kết
quả kinh doanh).
Kết cấu TK 911
TK 911-Xác định kết quả kinh doanh
 Kết chuyển trị giá vốn của hàng
hóa đã tiêu thụ

 Doanh thu thuần từ hoạt động tiêu
thụ hàng hóa

 Chi phí quản lý kinh doanh

 Doanh thu hoạt động tài chính

 Chi phí tài chính

 Thu nhập khác

 Chi phí khác

 Ghi giảm chi phí thuế TNDN

 Chi phí thuế TNDN

 Kết chuyển lỗ sang TK 421

 Kết chuyển lãi sang TK 421


22


Sơ đồ 1.10. Trình tự hạch toán xác định kết quả bán hàng
TK 632

TK 911
K/c GVHB

TK 511

TK 521

K/c doanh thu thuần

TK 642

K/c các khoản giảm trừ DT

K/c chi phí
quản lý kinh doanh

1.4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng
Tổ chức hệ thống sổ kế toán là việc kết hợp các loại sổ kế toán khác nhau về
chức năng ghi chép, về kết cấu, nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất
định trên cơ sở của chứng từ gốc. Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất, quy
mô doanh nghiệp, tr nh độ nghiệp vụ của kế toán thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình
thức kế toán phù hợp nhất. Trong quy định hiện hành thì doanh nghiệp được áp

dụng một trong bốn hình thức kế toán sau:
 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
 Hình thức kế toán Nhật ký chung
 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
 Hình thức kế toán trên máy vi tính
Trong phạm vi khóa luận, em xin trình bày nội dung về hình thức sổ Nhật ký
chung để làm cơ sở nội dung của chương sau :
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký
chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó
lấy số liệu trên các Sổ Nhật ký chung để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

23

Thang Long University Library


Sơ đồ 1.11. Trình tự ghi sổ kế toán bán hàng và xác định KQBH theo hình thức kế
toán Nhật ký chung

Chứng từ kế toán
(Hóa đơn GTGT, PXK, PT, PC)

Sổ Nhật ký
đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI
TK 156, 157, 511, 632, 642,…


Sổ, thẻ kế toán chi tiết
TK 156, 157, 511,
632, 642,…

gBảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú :

Nhập số liệu hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối kỳ

Ưu điểm : Dễ ghi, dễ đối chiếu, có thể phân công lao động kế toán.
Nhược điểm : Ghi trùng lặp nhiều.
Điều kiện áp dụng: Hình thức sổ này thường được áp dụng cho các loại doanh
nghiệp đơn giản, quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, tr nh độ quản lý thấp và tr nh độ kế
toán thấp và số lượng kế toán thấp nên áp dụng kế toán máy thì phù hợp với mọi loại
hình kinh doanh và mọi quy mô hoạt động.

24


CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH TÂN HỒNG

2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Tân Hồng
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tân Hồng
Tên công ty

: Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Hồng.

Địa chỉ giao dịch
: Số 37, ngõ 61 phố Thái Thịnh, phường Thịnh Quang,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Giấy CNĐKKD
: Công ty hoạt động theo giấy phép CNĐKKD Công ty số
046219 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 05/10/1992,
đăng kí thay đổi lần thứ mười ba vào ngày 19/08/2008.
Tên viết tắt

:TÂN HỒNG CO., LTD

Mã số thuế

: 0100520965

Lĩnh vực kinh doanh : buôn bán công cụ hỗ trợ cho ngành công an: áo chống
đạn, còng số 8, súng hơi cay , buôn bán vật tư và các thiết bị an toàn giao thông,…
Email

:

Vốn điều lệ
: 2 100 000 000 đồng (hai tỷ một trăm triệu đồng) tính
từ ngày 31/12/1993, năm 2013 vốn điều lệ là: 9.850.000 000 đồng (chín tỷ tám trăm

năm mươi ngh n đồng).
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Hồng được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh vào ngày 05 tháng 10 năm 1992, là
Công ty Trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Tân Hồng được thành lập vào năm 1992 chuyên kinh doanh công cụ hỗ trợ cho ngành
công an và cơ quan có liên quan: còng số 8, áo chống đạn, dùi cui, súng hơi cay,…
Trải qua hơn 20 năm thành lập, Công ty hiện đã có được vị trí uy tín trên thị
trường Công ty đã xây dựng được các mối quan hệ hợp tác với các công ty cùng
ngành tại: Anh, Mỹ, Hàn Quốc… Để đáp ứng với sự phát triển không ngừng này và để
đón trước sự hội nhập của thế giới Công ty đã cố gắng phát triển các lĩnh vực kinh
doanh. Nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Công ty đã cải tiến và
nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên như tổ chức đào tạo về chuyên môn, nâng
cao tr nh độ ngoại ngữ,… Ngoài ra Công ty mở rộng thêm 3 chi nhánh của công ty tại
các thành phố lớn: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ninh. Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Tân Hồng đang từng bước khẳng định được uy tín cũng như vị thế của
mình trên thị trường kinh tế trong và ngoài nước.

25

Thang Long University Library


×