Câu 1: Các quốc gia EU hiện đang phàn nàn về sự áp đảo của hàng dệt may Trung Quốc trên thị trường EU. Họ muốn áp dụng lại qui định ‘quota cho dệt may’ vào các mặt hàng dệt may của Trung Quốc sau một khoảng thời gian ngắn áp dụng ưu đãi ‘không quota’ của
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.8 KB, 19 trang )
Câu 1: Các quốc gia EU hiện đang phàn nàn về sự áp đảo của hàng dệt may Trung Quốc
trên thị trường EU. Họ muốn áp dụng lại qui định ‘quota cho dệt may’ vào các mặt hàng
dệt may của Trung Quốc sau một khoảng thời gian ngắn áp dụng ưu đãi ‘không quota’
của WTO cho các sản phẩm trên. Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế đã gia tăng đáng
kể cho rất nhiều các mặt hàng của Việt Nam, trong đó có cả mặt hàng dệt may. Hàng dệt
may của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với hàng rào quota của EU. Bạn có ý tưởng và
giải pháp gì đề xuất lên Tổng giám đốc tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) để theo kịp
với những thách thức trên thị trường EU?
1. Thị trường EU
EU - một thực thể kinh tế lớn gồm 27 nước thành viên, dân số khoảng 500 triệu người và
GDP chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu sức mua theo đầu người khoảng 32.700
USD/năm- được xem là một thị trường rộng lớn và đầy hấp dẫn mà nhiều nước, nhiều
doanh nghiệp đã và đang tìm cách khai phá và thâm nhập.EU là đối tác thương mại lớn
thứ hai và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hai
chiều năm 2014 lên tới 36,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang EU đạt 28 tỷ USD, nhập
khẩu gần 9 tỷ USD.
Bảng: Thống kê kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam – EU
Đơn vị: tỷ USD
Năm
2012
2013
3/2014
Điện thoại và các loại linh kiện
5,48
8,07
1,85
Giầy dép các loại
2,63
2,94
0,71
Hàng dệt may
2,41
2,69
0,61
Máy vi tính và linh kiện
1,52
2,2
0,4
Cà phê
1,25
1,06
0,48
Tên mặt hàng
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ
gỗ, hải sản... Hiện đã có 23/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với hơn 2.000 dự án còn
hiệu lực, tổng vốn đầu tư trên 37 tỷ USD. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường EU đạt 24,3 tỷ USD; chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đưa EU trở
thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta. 5 sản phẩm dẫn đầu kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam vào EU là giày dép, may mặc, cà phê, thủy sản và sản phẩm nội thất.
Thị trường may mặc EU có tiềm năng và triển vọng rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt
Nam. Vì vậy mà yêu cầu của EU vô cùng khắt khe đối với các sản phẩm nhập khẩu đặc
biệt là sản phẩm dệt may.
Việt Nam gia nhập vào TPP, và sắp ký kết FTA EU-Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội và
thách thức cho Việt Nam. FTA EU – Việt Nam giúp giảm mức thuế hiện tại mà EU áp
đối với mặt hàng may mặc Việt Nam từ 9,6% xuống 0%. Cụ thể, 5 mặt hàng may mặc
xuất khẩu nhiều nhất sẽ được hưởng lợi là com-lê nữ, nam; áo khoác nam, nữ và hàng dệt
kim. Đồng thời, giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào EU tăng trưởng trung bình
6%/năm. Khi Việt Nam gia nhập TPP sẽ có những lợi thế thâm nhập vào thị trường của
tất cả các nước thành viên khác. Nói một cách khác, lợi thế khi Việt Nam tham gia vào
TPP là cắt giảm thuế quan. Nếu Việt Nam sử dụng nguyên liệu xuất xứ từ Trung Quốc để
sản xuất hàng hoá cho các nước thành viên TPP thì sẽ phải chịu thuế cao hơn là nếu Việt
Nam sử dụng nguyên liệu thô từ các nước thành viên TPP khác.
Theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, Liên hiệp châu Âu (EU) mở
cửa cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, nhưng nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam lại
là mặt hàng nhạy cảm mà EU muốn bảo hộ. Dệt may, giày dép và thủy sản nhìn chung là
những mặt hàng được kỳ vọng hưởng lợi nhiều trong các hiệp định thương mại tự do mà
Việt Nam tham gia đàm phán trong những năm gần đây, trong đó có FTA VN-EU. Tuy
nhiên, dệt may và giày dép lại là những mặt hàng nhạy cảm đối với EU. Ngoài ra, theo
bản ghi nhớ giữa hai bên, EU sẽ xóa bỏ thuế cho những mặt hàng này, nhưng cũng sẽ có
những biện pháp để đảm bảo hàng hóa Trung Quốc không tận dụng được hiệp định để
tràn vào thị trường EU. Theo đó, EU đưa ra quy tắc xuất xứ khá nghiêm ngặt đối với
hàng may mặc là phải được may từ vải sản xuất tại Việt Nam và vải sản xuất tại Hàn
Quốc - một đối tác FTA khác của EU.
Hiện nay các quốc gia EU đang phàn nàn về sự áp đảo của hàng dệt may Trung Quốc trên
thị trường EU. Họ muốn áp dụng lại qui định ‘quota cho dệt may’ vào các mặt hàng dệt
may của Trung Quốc sau một khoảng thời gian ngắn áp dụng ưu đãi ‘không quota’ của
WTO cho các sản phẩm trên. Đó là một thách thức lớn đối với ngành dệt may Việt Nam.
2. Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam
2.1 Tổng quan chung về ngành dệt may
TỔNG QUAN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Chỉ tiêu
Đơn vị
lượng công ty
Số Công6.000
ty
Quy mô doanh nghiệp
Cơ cấu công ty theo hình thức sở hữu
Người
Cơ cấu công ty theo hoạt động
Giá trị
SME 200-500+ chiếm tỷ trọng lớn
Tư nhân (84%), FDI (15%), nhà nước
May (70%), se sợi (6%), dệt/đan
(17%),
nhuộm (4%), công nghiệp phụ trợ (3%)
Vùng phân bố công ty
Miền Bắc (30%), miền Trung và cao
nguyên (8%), miền Nam (62%).
Số lượng lao động
Người
Thu nhập bình quân công nhân
VND
Số ngày làm việc/tuần
Ngày
Số giờ làm việc/tuần
Giờ
Số ca/ngày
Ca
Giá trị xuất khẩu dệt may 2013 (không
USD
tính
xơ
Giásợi)
trị nhập khẩu dệt may 2013
USD
Thị trường xuất khẩu chính
Thị trường nhập khẩu chính
2,5 triệu
4,5 triệu
6
48
2
17,9 tỷ
13,5 tỷ
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu
Phương thức sản xuất
Thời gian thực hiện đơn hàng (lead Ngày
time)
Áo jacket, áo thun, quần, áo sơ mi
CMT (85%); khác (15%)
90 – 100
Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
trong những năm qua. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180
quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng
kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng dệt may
trong giai đoạn 2008-2013 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những
quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới.
Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động;
chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Theo số liệu
của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150 - 200
nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc
khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông
Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành
với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%).
Ngành dệt may đạt giá trị xuất khẩu hơn 106 tỷ USD trong giai đoạn 2011-2015, trong đó
kim ngạch năm 2015 ước đạt 27,5 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), sau 5 năm chịu tác động nghiêm trọng của
khủng hoảng kinh tế thế giới và nhiều biến động, bất ổn, nền kinh tế của nhiều nước đã
bước đầu phục hồi và có những bước phát triển nhất định. Cùng với Kinh tế cả nước,
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng vững
chắc và ổn định trong giai đoạn từ 2011 đến 2015. Năm 2013, tổng KNXK đã vượt qua
ngưỡng 20 tỷ USD, tăng trưởng gần gấp đôi so với năm 2010 (11.2 tỷ USD). Năm 2014
xuất khẩu toàn ngành đạt 24,7 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ 2013. Trong 9 tháng đầu
năm 2015 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 17.08 tỷ USD, tăng 10.6% so với cùng kỳ
năm 2014. Xuất khẩu vải đạt 746 triệu USD, tăng 28.7% so với cùng kỳ năm 2014; xuất
khẩu xơ sợi các loại đạt 1.907 tỷ USD tăng 1.3% so với cùng kỳ năm 2014; Xuất khẩu
vải không dệt đạt 340 triệu USD; nguyên phụ liệu đạt 683 triệu USD. Tổng xuất khẩu 9
tháng 2015 đạt 20 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Dự kiến 2015 tổng kim
ngạch XK đạt 27,5 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2014, tăng 73,7% so với năm 2011
(15,83 tỷ USD); tỷ lệ nội địa hóa đạt 51%. Tốc độ tăng bình quân 5 năm: 14,74%/năm;
đưa dệt may trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai và đóng góp đáng kể
vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, duy trì được vị trí top 5 nước xuất khẩu dệt
may hàng đầu thế giới.
Nguồn:
Trong việc phát triển thị trường nội địa, các doanh nghiệp DMVN tham gia tích cực vào
chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; nhiều doanh nghiệp không
những tăng thêm được doanh thu, lợi nhuận, mà còn thiết lập, mở rộng được mạng lưới
tiêu thụ rộng khắp trong cả nước; Từng bước xây dựng được thương hiệu và đã được
công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia như Việt Tiến, Phong Phú, Nhà Bè, May 10, An
Phước.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), xuất khẩu dệt may tháng 8 ước đạt 2,4 tỷ
USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2014,, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng lên
15 tỷ USD, tăng 10,9%. Mỹ, EU, Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của dệt
may Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu các mặt hàng như bông, vải, xơ sợi phục vụ cho dệt may
cũng đều tăng. Cụ thể: nhập khẩu bông trong 8 tháng đầu 2015 ước đạt 707.000 tấn, trị
giá 1,134 triệu USD, tăng 45% về lượng, tăng 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Nhập khẩu xơ, sợi nguyên liệu 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 513.000 tấn, trị giá 1,013
triệu USD, tăng 5,5% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ 2014.
Cùng chung xu hướng trên, nhập khẩu vải của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt
6,788 triệu USD (tăng 11% so với cùng kỳ 2014). Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may
của Việt Nam 8 tháng 2015 ước đạt 2,132 triệu USD, tăng 5,86% so với cùng kỳ 2014.
Nhìn vào bảng số liệu thống kê của VITAS có thể thấy, Trung Quốc vẫn là thị trường
nhập khẩu vải, sợi lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, các hiệp định thương mại tự do
(FTA) Việt Nam đã ký kết và chuẩn bị có hiệu lực như FTA Việt Nam-Hàn Quốc, FTA
Việt Nam-EU hay TPP đang đến giai đoạn "nước rút" đều có quy định rất chặt chẽ về về
nguồn gốc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.
2.2 Về nguồn cung
Việt Nam nhập khẩu mặt hàng vải từ 19 thị trường trên thế giới, trong đó Trung
Quốc là nguồn cung chính chiếm gần 50% tổng kim ngạch, đạt 2,1 tỷ USD.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, 11 tháng 2015, Việt Nam đã nhập
khẩu 9,2 tỷ USD mặt hàng vải, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng
11/2015, nhập khẩu mặt hàng này 890,3 triệu USD, giảm 2% so với tháng liền kề trước
đó.
Việt Nam nhập khẩu vải chủ yếu từ các thị trường Châu Á, kim ngạch nhập khẩu từ thị
trường này chiếm tới 95% tổng kim ngạch, đạt 8,8 tỷ USD, trong đó chủ yếu từ thị
trường Trung Quốc, chiếm 53,8%, đạt 4,7 tỷ USD, tăng 12,24%. Thị trường đứng thứ hai
về kim ngạch là Hàn Quốc, đạt 1,6 tỷ USD, tăng 1,36%, kế đến là Đài Loan, tăng
11,04%, đạt 1,4 tỷ USD…
Nhìn chung, 11 tháng 2015, nhập khẩu vải tăng ở các thị trường, số thị trường có tốc độ
tăng trưởng dương chiếm 63,1%, trong đó nhập từ thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh
nhất, tăng 22,55%, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 35,6 triệu USD. Ngoài ra, một số thị trường
có tốc độ tăng trưởng khá như: Singapore tăng 11,43%, Hoa Kỳ tăng 10,37%.
Ngược lại, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chiếm 36,8%, trong đó nhập khẩu từ
Philippine và Thụy Sỹ giảm mạnh, giảm lần lượt 47,75% và 33,90%, tương ứng với
993,7 nghìn USD và 898,5 nghìn USD. Một số thị trường có tốc độ giảm nhẹ như:
Hongkong giảm 1,23%, Bỉ giảm 6,5%.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu vải 11 tháng 2015
ĐVT: USD
Thị trường NK 11T/2015 NK 11T/2014
Tổng cộng
Trung Quốc
Hàn Quốc
Đài Loan
Nhật Bản
Hongkong
Thái Lan
9.277.107.469
4.773.416.584
1.679.185.869
1.420.643.915
507.891.262
232.792.319
194.085.574
8.606.065.623
4.252.866.859
1.656.672.381
1.279.375.328
503.629.361
235.682.502
193.808.847
So sánh
+/- KN
(%)
7,80
12,24
1,36
11,04
0,85
-1,23
0,14
Nguồn: Nhanhieuviet
Dệt may hiện là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất
khẩu hàng chục tỉ USD nhưng nguồn nguyên phụ liệu, bông, vải, sợi cho sản xuất đều
nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc.
Nguồn cung cấp bông, xơ và sợi trong nước
Chương trình phát triển cây bông Việt Nam 2015-2020
Chỉ tiêu
Diện tích cây trồng
Diện tích có tưới
Năng suất bình quân
Năng suất bông có
tưới bình quân
Sản lượng bông xơ
Số lượng
Đơn vị
Ha
Ha
Tấn/ha
Tấn/ha
2015
30.000
9.000
1,5
2
2020
76.000
40.000
2
2,5
Tấn
1.000 kiện
20.000
91,86
60.000
275,57
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại
Hiện cả nước có khoảng 10 nghìn hecta trồng bông với sản lượng hằng năm chỉ đáp ứng
khoảng 2% nhu cầu sản xuất. Nguyên nhân chính dẫn đến sự kém phát triển của ngành
bông, xơ ở Việt Nam là do nước ta không có lợi thế cạnh tranh tự nhiên và không chú
trọng đầu tư trong việc trồng bông và sản xuất xơ. Trồng bông là ngành rất thâm dụng đất
đai, việc trồng bông chịu tác động nhiều bởi thời tiết, khí hậu dẫn tới diện tích trồng bông
ở Việt Nam chưa cao và còn manh mún. Bên cạnh đó, trình độ thâm canh của nông dân
chưa tốt, không có hệ thống thủy lợi hỗ trợ, điều kiện trồng trọt chủ yếu phụ thuộc vào
thiên nhiên, sản xuất thu hoạch bằng tay nên chất lượng bông của nước ta thấp.Vì vậy
Ngành sợi phát triển thuận lợi trong những năm qua xuất phát từ hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất, ngành sợi phát huy được lợi thế cạnh tranh về chi phí đầu vào thấp hơn so với
các nước mà cụ thể là chi phí nhân công và tiền thuê đất. Thứ hai do nhu cầu sợi của thị
trường thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đa số lượng sợi trong
nước lại được xuất khẩu trong khi các doanh nghiệp dệt trong nước lại nhập khẩu từ nước
ngoài do cung và cầu chưa phù hợp với nhau về số lượng và chất lượng sợi.
2.2 Ngành công nghiệp phụ trợ
Sự phát triển chênh lệch giữa ngành Công nghiệp cho ngành dệt may và ngành dệt may
Việt Nam trong những năm qua là một thực trạng rất đáng lo ngại. Hiện cả nước có 5.028
doanh nghiệp dệt may nhưng trong số này chỉ có 604 doanh nghiệp phụ trợ cho ngành.
Như đã trình bày ở trên, dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của Việt Nam với
kim ngạch xuất khẩu cao, đóng góp vào việc tăng trưởng GDP,mang lại công ăn việc làm
cho một số lượng lớn người lao động Việt Nam. Tuy nhiên ngành dệt may Việt Nam chủ
yếu là sản xuất và gia công sản phẩm dệt may, còn phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ
liệu của nước ngoài dẫn đến giá trị gia tăng cũng như hiệu quả sản xuất thấp. Công
nghiệp phụ trợ ở Việt Nam đang trong tình trạng kém phát triển, tỷ lệ nội đia thấp. Vấn đề
là với tiêu chuẩn cao trong các hiệp định tự do thế hệ mới, các doanh nghiệp phải đảm
bảo tỷ lệ nguyên phụ liệu có xuất xứ nội khối cao.Đó là lý do mà ngành dệt may đang
nhập khẩu nguồn nguyên liệu có kim ngạch lớn như vậy, phụ thuộc vào Trung Quốc như
thế.
3. Một số giải pháp:
Tìm thị trường thay thế
Đơn cử như đối với dệt may, EU đòi hỏi khâu dệt vải và may phải được thực hiện ở Việt
Nam hoặc ở 1 nước đã ký FTA với EU. Hiện, Việt Nam có thể tận dụng là Hàn Quốc,
nước này đã ký FTA với EU.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng kêu gọi DN trong ngành chủ động tìm các thị trường
tiềm năng khác để nhập khẩu nguyên phụ liệu. Theo đó, DN có thể nhập xơ từ Thái Lan,
Hàn Quốc, Indonesia; nhập sợi từ Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia hoặc nhập vải từ Hàn
Quốc, Malaysia…
Chủ động nguồn nguyên liệu
có thể giải bài toán nguyên liệu ngành dệt may bằng cách đẩy mạnh đầu tư cho nguyên
liệu hóa dầu mà Việt Nam đang có nhiều lợi thế phát triển. Xơ sợi tổng hợp chiếm
khoảng 50%-60% nguyên liệu dệt may. Hiện ngoài dự án sản xuất xơ sợi tổng hợp của
liên doanh Petrolimex - Vinatex Đình Vũ, cả nước có khoảng 6-7 dự án sản xuất xơ sợi
polyester, đáp ứng được khoảng 50%-60% nhu cầu xơ sợi tổng hợp cho ngành may mặc
và sẽ vươn lên mức 100% nếu có chính sách phát triển tốt. Hơn nữa, việc chủ động
nguồn nguyên phụ liệu, tăng tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu đầu vào là tất yếu để các DN có
điều kiện khai thác cơ hội đến từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhất
là ở khâu sợi, dệt, nhuộm. Trước các DN đang xuất khẩu hàng may mặc sang các thị
trường truyền thống như Mỹ phải chịu thuế suất từ 17%-34%; hiện nay Việt Nam gia
nhập vào TPP, mức thuế suất về 0% là cơ hội rất lớn.
DN cần xúc tiến phát triển thị trường ngách bên cạnh những thị trường truyền thống
(thường lệ thuộc nguồn cung từ Trung Quốc và khách hàng chỉ định nhập khẩu nguyên
liệu Trung Quốc). Một số thị trường ngách tiềm năng như các nước đang tham gia đàm
phán với Việt Nam Hiệp định liên minh thuế quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), dự kiến
ký kết cuối năm nay. Các thị trường này không quá cầu kỳ về mẫu mã, khả năng không
chỉ định nguồn cung nguyên phụ liệu và rất tiềm năng.
Để có thể chủ động trong nguồn nguyên liệu thì Việt Nam cần:
- Đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất nguyên liệu hỗ trợ.
- Có cơ chế khuyến khích cho các doanh nghiệp tham gia phát triển ngành phụ trợ.
- phát triển cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp, phụ liệu,…để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh và giảm dần nhập khẩu nguyên liệu, tiết kiệm ngân quỹ..
- thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp phụ trợ công nghiệp hỗ trợ
tại Việt Nam ( như là Nhật Bản, Hàn Quốc…).
Ngoài ra ngành dệt may Việt cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để tăng khả
năng cạnh tranh sản phẩm dệt may. Đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng, đẩy mạnh
marketing sản phẩm.
Câu 2: Đánh giá sức cạnh tranh của Nam định và gợi ý định hướng phát triển
1.
Giới thiệu về thành phố Nam Định
1.1 Vị trí địa lý kinh tế
Thành phố Nam Định là một đô thị có từ thế kỷ thứ XIII. Ngày 17 tháng 10 năm 1921,
toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định thành lập thành phố Nam Định. Trong quá trình
phát triển, thành phố từng là đô thị lớn thứ 3 miền Bắc sau thủ đô Hà Nội và thành phố
Hải Phòng. Là thành phố giàu truyền thống cách mạng, văn hiến, quê hương của vương
triều Trần có gần hai thế kỷ lừng danh oanh liệt. Ngày 01 tháng 7 năm 1954, thành phố
Nam Định là thành phố đầu tiên trong cả nước được hoàn toàn giải phóng, mở đầu trang
sử mới. Từ năm 1954 đến năm 1990, thành phố tập trung khắc phục hậu quả hai cuộc
chiến tranh bằng không quân của đế quốc Mỹ, và khôi phục phát triển kinh tế xã hội. Năm
1976, thành phố được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.Từ năm
1991 đến năm 2000, thành phố Nam ĐỊnh đã tạo cho mình một hướng đi tương đối toàn
diện và có mặt phát triển bền vững. Trải qua nhiều lần sát nhập chia tách tỉnh, thành phố
Nam Định luôn được xác định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – khoa học kỹ
thuật của tỉnh, đóng vai trò trung tâm khu vực, có tầm ảnh hưởng quan trọng tới sự phát
triển của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.
Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, thuộc trung tâm khu vực phía
Nam đồng bằng sông Hồng, trên tọa độ 24024’ đến 20027’ vĩ độ Bắc và từ 106007’ đến
106012’ kinh độ Đông và được trải dài hai bên bờ sông Đào.
có tiềm năng phát triển đa dạng; Là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của tỉnh Nam
Định, có vị trí quan trọng và thuận lợi của vùng tam giác kinh tế nơi tiếp giáp với nhiều
đầu mối giao thông trong và ngoài tỉnh; cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Tây Bắc,cách
cảng Hải Phòng 80 km về phía Đông Bắc và được bao quanh một số tỉnh lị khác như: Thái
Bình (19 km); Ninh Bình (28 km), Phủ Lý (30 km); thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng
của địa bàn kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Thành phố Nam Định (2008) gồm có 20 phường: Bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Du,
Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Cửa Bắc, Vị Xuyên, Vị Hoàng, Hạ Long, Trần Tế Xương,
Trần Đăng Ninh, Cửa Bắc, Năng Tĩnh, Văn Miếu, Phan Đình Phùng, Trường Thi, Trần
Quang Khải, Thống Nhất, Lộc Hạ, Lộc Vượng (phía Bắc Sông Đào), Cửa Nam (phía Nam
Sông Đào), và 5 xã ngoại thành Lộc Hòa, Lộc An, Mỹ Xá (phía Bắc Sông Đào), Nam
Phong, Nam Vân (phía Nam Sông Đào).
Thành phố Nam Định lại là một đô thị cổ với lịch sử gần 400 năm. Đây là nơi thu hút
nhiều nghệ nhân và thợ thủ công ở các địa phương khác về lập nghiệp. Vì thế, ngay từ thời
xa xưa, các phố nghề ở Nam Định đã phát triển mạnh chẳng thua kém gì Thăng Long:
Hàng Cấp (phố dệt vải tơ), Hàng Tiện, Hàng Khay (phố nghề mộc), Hàng Mành, Hàng
Nón, Vải màn, Hàng Thiếc, Hàng Đàn, Hàng Giầy… Hiện nay, các cơ sở sản xuất ở các
phố này không còn nhưng đây lại là những phố buôn bán sầm uất, là cầu nối giữa sản xuất
ở các làng nghề với người tiêu dùng trong cả nước.
Thành phố có nhà máy Dệt Nam Định. Trong chiến tranh Việt Nam, nơi đây là một
trong các mục tiêu tấn công của không quân Hoa Kỳ. Nam Định đã bắn rơi nhiều máy bay
và bắt sống nhiều phi công Hoa Kỳ, nên đã được gọi là "Thành phố dệt anh hùng"
Hiện nay Nam Định được biết đến như là một khu trọng tâm phát triển chiến lược của
ngành Dệt - May Việt Nam. Với trên 20 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động trên địa
bàn, bạn có thể bắt gặp những doanh nghiệp có tiềm lực lớn và có thương hiệu đó là:
Công ty TNHH Dệt Nam Định, Công ty CP may Sông Hồng, Công ty CP may Nam Định
[1], Công ty TNHH Youngone (Hàn Quốc), ... Có hẳn một trường chuyên đào tạo lao động
kỹ thuật cao cho ngành Dệt May là Trường Cao Đẳng Nghề Công nghiệp Dệt May Nam
Định với trang thiết bị hiện đại hàng đầu so với các trường đào tạo nghề Dệt May tại VN.
1.2 Địa hình
Thành phố Nam Định tương đối bằng phẳng, trên địa bàn thành phố không có ngọn núi
nào. Thành phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Nam Định. Trong đó
sông Nam Định (sông Đào) nối từ sông Hồng chảy qua giữa lòng thành phố đến sông
Đáy làm cho thành phố là một trong những nút giao thông quan trọng về đường thuỷ cũng
như có vị trí quan trọng trong việc phát triển thành phố trong tương lai. Như vậy thực
ra Nam Định cũng là một thành phố ở ngã ba sông.
1.3 Diện tích và dân số
Hiện nay, thành phố Nam Định có 361.000 dân (gồm 261.000 dân thường trú, 90.000 dân
quy đổi), 20 phường nội thành, 5 xã ngoại thành, diện tích tự nhiên 46,32 km 2 trong đó
diện tích khu vực nội thành 18,62 km2.
So với các thành phố Hải Phòng, Hạ Long, Thái Bình, Ninh Bình, Móng Cái, Uông Bí của
vùng duyên hải Bắc Bộ thì thành phố Nam Định hiện có diện tích tự nhiên nhỏ nhất do
vùng nông thôn ngoại thành rất hẹp. Với dân số đông tập trung trên diện tích hẹp nên có
mật độ cao nhất trong các thành phố cả nước, hiện đã hơn 7000 người/km2). Về quy mô
dân số nội thành so với các thành phố ở miền Bắc chỉ đứng sau Hà Nội và Hải Phòng (đã
hơn 30 vạn dân đạt 17.221 người/ 1 km2 vào năm 2011)
1.4 Giao thông
Giao thông qua thành phố Nam Định dày đặc và thuận tiện: quốc lộ 10 từ Hải Phòng, Thái
Bình đi Ninh Bình chạy qua và Quốc lộ 21B nối Nam Định với Quốc lộ 1A và đường Hồ
Chí Minh, quốc lộ 38B từ Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam xuống Nam Định, Ninh Bình.
Quốc lộ 37 nối Hưng Yên với Nam Định, Thái Bình. Quốc lộ 21A đi Sơn Tây và các
huyện Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trường và bãi biển Quất Lâm, Đường cao tốc mới nối
Phủ Lý với Nam Định. Tỉnh lộ 55 (TL490) đi Nghĩa Hưng và bãi biển Thịnh Long. Từ
ngoài có 10 tuyến đường xuyên tâm đi đến thành phố. Thành phố Nam Định còn có
tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Ga Nam Định là một trong những ga lớn trên
tuyến đường sắt Bắc Nam, thuận tiện cho hành khách đi đến các thành phố lớn trong cả
nước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Nam Định nằm
bên hữu ngạn sông Hồng, thuận tiện cho giao thông đường thủy và thuộc tỉnh có 72 km bờ
biển.
1.5 Mục tiêu phát triển của thành phố
- Xây dựng Thành phố Nam Định đáp ứng đầy đủ tiêu chí đô thị loại I; tiếp tục đầu tư,
nâng cấp, phát triển thành phố, mở rộng tầm ảnh hưởng tới các huyện trong tỉnh và tỉnh
bạn, từng bước trở thành trung tâm khu vực Nam đồng bằng sông Hồng.
- Phát triển đô thị hiện đại, bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa-lịch sử có khả
năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu linh hoạt các nhu cầu phát triển trong nền kinh tế thị
trường và bối cảnh hội nhập quốc tế.
2. Phân tích khả năng cạnh tranh của thành phố Nam Định
Sử dụng mô hình kim cương để đánh giá năng lực cạnh tranh của thành phố
2.1 Các điều kiện về nhân tố đầu vào
2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của Nam Định không nhiều, có trữ lượng thấp,
chủng loại nghèo. Đáng kể và có giá trị hơn cả đối với sự phát triển của các làng nghề là
các khoáng sản phi kim loại như cát, đất sét. Cát xây dựng tập trung ở các bãi bồi ven
sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ) do quá trình bồi lắng tự nhiên và
dọc chiều dài 25 km bờ biển. Riêng ở khu vực thị trấn Quất Lâm (Giao Thuỷ) các bãi cát
dày 2,5–3m, rộng 20-30 m có thể khai thác được 500.000m3/năm. Các nguyên liệu sét bao
gồm: Đất sét để sản xuất gạch ngói nung có tổng trữ lượng 25-30 triệu tấn, khả năng cho
phép khai thác 300.000 m3/năm. Hiện tại tỉnh có năm mỏ đất sét quy mô nhỏ nằm rải rác
ở các bãi ven sông và đang được khai thác như Đồng Côi (Nam Giang - Nam Trực), trữ
lượng 2 triệu tấn; Sa Cao (Xuân Châu - Xuân Trường) trữ lượng 5 – 10 triệu tấn; Hiển
Khánh (Vụ Bản); Nghĩa Thịnh (Nghĩa Hưng); thị trấn Cồn (Hải Hậu) và một mỏ chưa
khai thác ở thị trấn Ngô Đồng (Giao Thủy). Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗ của các làng
nghề sản xuất vật liệu xây dựng.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nam Định là 165.145 ha và hàng
năm được tăng thêm do bồi lắng ven biển. Về thổ nhưỡng, đất Nam Định chia thành
2 vùng rõ rệt: Vùng đất cổ ở phía Bắc gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành
phố Nam Định; vùng đất trẻ ở phía Nam gồm các huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân
Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy.
Tài nguyên biển:Bờ biển Nam Định dài 72 km, thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa
Hưng. Có 3 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ),
cửa Đáy (sông Đáy). Ngoài khơi các cửa sông của Nam Định hình thành nhiều bãi cá,bãi
tôm lớn của vịnh Bắc Bộ (bãi cá ngoài khơi từ cửa Ba Lạt đến Hải Phòng; bãi cá từ cửa
Ba Lạt đến ngang Lạch Trường- Thanh Hoá; bãi tôm từ cửa Ba Lạt đến ngoài khơi đảo
Cát Bà- Hải Phòng).Nguồn lợi thuỷ sản vùng biển Nam Định có thời gian sản xuất quanh
năm nhưng không thuận lợi như các vùng biển khác của cả nước, thường bị gián đoạn bởi
các cơn bão, gió mùa Đông Bắc mạnh, mỗi năm thường khai thác được từ 180-240
ngày trên biển.Ven biển Nam Định có những khu rừng ngập mặn thu hút nhiều loài chim
trên thế giới đến trú đông, ước tính đến 30.000 con.
Nước biển Nam Định có độ mặn cao, ven biển có nhiều cánh đồng muối lớn, tiêu biểu là
đồng muối Văn Lý, với sản lượng muối hàng năm vào loại cao của cả nước.Sóng biển
Nam Định không dữ dội, có nhiều bãi tắm lý tưởng, cát trắng mịn như bãi tắm Thịnh
Long, Giao Lâm...Góp phần phát triển ngành du lịch của thành phố Nam Định.
2.1.2 Tài nguyên con người
Tỉnh Nam Định là một trong ba đỉnh của tam giác châu, cũng là tam giác phát triển của
đồng bằng sông Hồng, một vùng đông dân và trù phú nhất ở miền Bắc Việt Nam. Là một
tỉnh đông dân, dân số trẻ nên lực lượng lao động ở Nam Định rất dồi dào và được bổ sung
liên tục. Với tốc độ tăng lao động trung bình khoảng hơn 1%/năm (giai đoạn 2005-2011),
Nam Định đã có khoảng 1.176.457 người trong độ tuổi lao động (năm 2011), chiếm
64,4% dân số. Trong số này có 1.046.816 người lao động đang làm việc trong các ngành
kinh tế của toàn tỉnh (chiếm 90% số người trong độ tuổi lao động của tỉnh), trong đó có
98,42% (khoảng 1.030.323 người) đang làm việc trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã
hội khác nhau của địa phương. Nguồn lao động chủ yếu làm việc ở thành phố Nam Định.
Nam Định là một tỉnh có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học của cả nước. Sở Giáo
Dục cũng như Đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia nhiều năm xếp thứ nhất toàn quốc. Tại
thành phố Nam Định có nhiều cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng của các bộ, ngành cấp trung
ương và tỉnh Nam Định như: Đại học Điều dưỡng Nam Định - Bộ Y tế, Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Nam Định - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Đại học Kinh tế Kỹ thuật
Công nghiệp - Bộ Công Thương, Đại học Lương Thế Vinh (Đại học ngoài công lập đầu
tiên tại Nam Định).Về giáo dục phổ thông có các trường: Trường THPT chuyên Lê Hồng
Phong (chuyên tỉnh Nam Định), Trường THPT Nguyễn Khuyến, Trường THPT Trần
Hưng Đạo (trường chất lượng cao của thành phố), Trường THCS Trần Đăng Ninh (trường
năng khiếu thành phố cũ). Thành phố có nguồn lao động qua đào tạo lớn nhất trong khu
vực Nam đồng bằng sông Hồng.
Lực lượng từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo ở các địa phương năm 2013
2.1.3
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật
Thành phố có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, đồng bộ và đầy đủ so với các thành phố
trong khu vực Nam đồng bằng sông Hồng.
Hệ thống trạm biến áp và đường dây, đảm bảo an toàn, công suất đáp ứng nhu cầu sản
xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.
Hệ thống nước Được dự án của Cộng hoà Pháp tài trợ, thành phố đã nâng cấp và nâng
công suất của nhà máy cấp nước lên 75.000m 3/ngày đêm, bảo đảm cung cấp nước sạch đạt
tiêu chuẩn cho 351.000 người dân thành phố và các huyện lân cận.
Hệ thống thoát nước đã được thành phố tiếp tục phát huy công năng sử dụng của hệ thống
hạ tầng đã có gồm trạm bơm Kênh Gia và 3,8km tuyến kênh phía đông nam được dự án
Thụy Sỹ hỗ trợ xây dựng; trạm bơm Quán Chuột cùng 5,7km tuyến kênh phía tây bắc
thuộc dự án WB. Đồng thời xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo 25km cống nội thành, kênh
mương, 7 hồ điều hòa với tổng diện tích hơn 30ha đã và đang được kè; đảm bảo tốt công
tác thoát nước, giải quyết tình trạng ngập úng trong nội thành khi có mưa lớn. Thực hiện
dự án WB, từ năm 2007 đến nay, thành phố đã hoàn thành nhiều hạng mục của dự án nâng
cấp cơ sở hạ tầng các khu dân cư thu nhập thấp tại 20 phường với tổng mức đầu tư 49
triệu USD, góp phần làm thay đổi bộ mặt hạ tầng các khu dân cư.
Hạ tầng giao thông, đã hoàn thành nâng cấp tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 21 đạt tiêu chuẩn
cấp 3 đồng bằng tăng khả năng kết nối giao thông từ thành phố đi các tỉnh và các huyện
như đường Lê Đức Thọ và cầu Nam Định thuộc tỉnh lộ 490C, tuyến đường bộ mới Nam
Định - Phủ Lý quy mô cấp I đồng bằng. Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ vỉa hè, cống,
áp phan 20 tuyến đường nội thành với tổng chiều dài 40km; xây dựng 80 tuyến đường bảo
đảm đồng bộ về hạ tầng với mặt cắt rộng, cảnh quan đẹp tại 2 Khu đô thị Hòa Vượng,
Thống Nhất và 7 khu tái định cư; đang xây dựng hạ tầng giao thông 2 khu tái định cư
Phúc Tân, Bãi Viên diện tích 32ha, Cửa Nam diện tích 6ha. Hiện nay hệ thống đường đối
nội thành phố có 320 tuyến đường phố; kiến trúc đô thị trong nội thành được bố trí dạng ô
bàn cờ, có khả năng giao kết cao, đạt tiêu chí về mật độ hạ tầng giao thông của đô thị loại
I. Hạ tầng thương mại - dịch vụ - du lịch được phát triển với hệ thống siêu thị tổng hợp,
siêu thị chuyên ngành, các chợ đầu mối chợ Rồng, Mỹ Tho, Phạm Ngũ Lão được cải tạo,
nâng cấp đáp ứng nhu cầu giao thương không chỉ trong tỉnh mà cả các tỉnh bạn.
Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng được các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng,
nâng cấp, cải tạo và mở rộng, góp phần hình thành chuỗi nhà hàng, khách sạn khá quy mô
xung quanh hồ Vỵ Xuyên, dọc Quốc lộ 10, đường Đông A… đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của nhân dân thành phố và du khách.
Các dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển phong phú.
Hạ tầng công nghiệp đã được tập trung đầu tư phát triển cả KCN, CCN với hạ tầng đồng
bộ, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư phát triển công nghiệp với vị thế là trung tâm kinh tế
của tỉnh.
Hạ tầng văn hóa, thể thao ngày càng được tăng cường, đáp ứng nhu cầu đời sống văn
hóa, tinh thần, vui chơi giải trí của người dân đô thị.
Hạ tầng khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển.Thành phố đã
chú trọng đầu tư vào các dây chuyền sản xuất hiện đại. Đặc biệt trong ngành dệt đã nhập
khẩu các thiết bị công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản
phẩm, tăng giá trị cạnh tranh cho sản phẩm trong thị trường trong nước cũng như khi xuất
khẩu ra nước ngoài. Nhờ có sự đầu tư, giúp đỡ của các tập đoàn trên thế giới nền ngành
công nghiệp dệt may Nam Định có được nhiều cơ hội tiếp cận máy móc kỹ thuật cao.
Thành phố Nam Định đã được Hiệp hội Đô thị Việt Nam bình chọn là 1 trong những đô
thị lớn, dẫn đầu cả nước về các tiêu chí: sáng - xanh - sạch - đẹp, cấp thoát nước, xử lý rác
thải, hệ thống hạ tầng cấp điện. Xét theo 6 chức năng trung tâm vùng, đến nay thành phố
đã cơ bản trở thành trung tâm vùng đối với 3 lĩnh vực: trung tâm một số ngành công
nghiệp, trung tâm đào tạo và trung tâm thể thao...
Các điều kiện và nhân tố đầu vào: các hạ tầng cơ bản của TP Nam Định như hạ tầng
cứng, hạ tầng mềm, nguồn nhân lực vượt trội trong khu vực Nam đồng bằng sông Hồng,
tuy nhiên có vị trí thấp so với các thành phố của khu vực miền bắc (Hà Nội, Tp Hải
Phòng). Do vậy cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư vào giáo dục.
2.2 Bối cảnh chiến lược
Tham gia vào các tổ chức quốc tế Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn FDI từ nước
ngoài vào trong nước.Thành phố Nam Định cũng nhận được nhiều nguồn FDI. Gần đây
Việt Nam tham gia vào TPP sắp tới là ký kết FTA EU-Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội cho
các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là ngành dệt may khi thuế suất giảm xuống 0%. Đó
là cơ hội tốt để phát triển ngành dệt may Việt Nam nói chung cũng như ngành dệt may
Thành phố Nam Định nói riêng.
Bảng chỉ số được chọn của tỉnh Nam Định, trong đó thành phố Nam Định làm nòng cốt
góp phần tạo nên các chỉ số này. Đặc biệt là chỉ số năng lực cạnh tranh PCI.
Các chỉ số của Nam Định qua các năm
CHỈ SỐ
Gia nhập thị
trường
Tiếp cận đất đai
Tính minh bạch
Chi phí thời gian
Chi phí không
chính thức
Tính năng động
Hỗ trợ doanh
nghiệp
Đào tạo lao động
Thiết chế pháp lý
Cạnh tranh bình
đẳng
PCI
NĂM
2007
NĂM
2008
NĂM
2009
NĂM
2010
NĂM
2011
NĂM
2012
NĂM
2013
NĂM
2014
NĂM
2015
7.49
8.26
7.54
5.66
8.33
8.4
6.76
8.42
8.53
6.24
6.13
7.57
6.8
5.31
5.72
5.96
5.18
6.77
6.31
5.28
6.88
6.03
5.9
6.21
8.02
4.49
5.87
7.19
5.48
6.87
6.25
5.89
6.57
6.32
6.06
6.47
6.91
6.3
4.88
6.75
6.07
6.23
5.58
5.23
4.95
4.28
4.11
2.57
4.14
2.53
1.39
3.56
4.38
4.82
4.12
7.48
5.4
5.99
4.1
3.95
5.34
5.45
5.86
4.38
2.96
4.02
4.23
4.69
4.04
5.3
2.92
4.63
5.65
5.07
4.63
5.36
6.08
5.88
5.68
6.23
6
N/A
N/A
N/A
N/A
N/A
N/A
6.29
6.4
4.62
51.76
49.52
52.6
55.63
55.48
52.23
56.31
58.52
59.62
Qua bảng trên ta thấy chỉ số PCI của Nam Định ngày càng tăng lên, và đang được xếp ở
nhóm khá( PCI: 55-60),tuy nhiên còn thấp trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Ta thấy chỉ
số gia nhập thị trường cao và tăng lên qua các năm, Nam Định nói chung Tp Nam Định
chưa tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp mới thành lập tham gia thị trường. Ngoài ra
việc tiếp cận đất của các doanh nghiệp hai năm gần đây thấp hơn so với các năm trước.
2.3 Các điều kiện về cầu
2.3.1 Toàn cầu hóa
Việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế
giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho các doanh nghiệp trong nước.Việt
Nam tham gia TPP, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương
mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA,
AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v). từ đó các doanh nghiệp trong địa bàn thành phố
cũng có nhiều cơ hội phát triển hơn đặc biệt là ngành dệt may.Ngoài ra tạo điều kiện phát
triển ngành du lịch thành phố Nam Định.Với những lợi thế về cơ sở hạ tầng, điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên,…ngành du lịch đã trở thành một ngành có đóng góp quan
trọng trong kinh tế của thành phố.
Những năm gần đây, hoạt động du lịch của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Số lượng
khách du lịch và nguồn thu từ du lịch của tỉnh năm sau tăng cao hơn năm trước, tác động
tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, để du lịch của tỉnh
phát triển tương xứng tiềm năng, thế mạnh, tỉnh và các ngành chức năng cần xác định
đúng định hướng phát triển và triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ. Theo số liệu của
Sở VH, TT và DL, từ năm 2010 đến nay lượng khách đến các điểm tham quan du lịch của
tỉnh đạt mức tăng bình quân 6%/năm, thu nhập du lịch tăng bình quân 19%/năm.
2.3.2 Yêu cầu và sự khắt khe của người tiêu dùng thành phố ngày càng tăng lên
Khi thu nhập ngày càng cao, người dân có xu hướng đặt ra các yêu cầu và khắt khe cao
hơn về tính năng sản phẩm. Rõ ràng đây là đòi hỏi chính đáng bởi khi thu nhập và mức
sống ngày càng cao thì người ta sẽ đòi hỏi phải được đáp ứng ở tiêu chuẩn cao hơn. Ví dụ
như ngày trước người dân chỉ quan tâm đến chất lượng quần áo bây giờ nhu cầu càng
nâng cao cộng với ảnh hưởng từ những người nổi tiếng, ngành điện ảnh Hàn Quốc người
dân quan tâm đến kiểu dạng, mốt quần áo.Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đổi mới, sáng
tạo và nâng cấp sản phẩm của mình.
2.4 Các ngành hỗ trợ và liên quan
-
-
3.
-
Ngành dệt may:
Các ngành cung cấp phụ liệu dệt may chưa phát triển, chưa đồng bộ, đáp ứng chưa tốt
nhu cầu của ngành dệt may. Đối với các nhà máy dệt may trên địa bàn thành phố, nguồn
bông chủ yếu được mua từ các vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk và một lượng nhỏ ở các tỉnh
Tây Bắc. Nguồn cung bông khá lớn nên các doanh nghiệp hầu như không gặp phải khó
khăn khi tìm kiếm nguyên liệu này.
Ngành du lịch:
Ngành dịch vụ du lịch.
Các doanh nghiệp góp phần vào việc thúc đẩy du lịch được chỉ định là nhà cung cấp dịch
vụ hay tiện nghi liên quan đến du lịch. Bảy nhóm dịch vụ được thông qua bao gồm kinh
doanh đến chụp hình, xe khách, bán rượu được làm từ đặc sản địa phương, nhà hàng
chuyên dành cho khách du lịch, khu vui chơi giải trí, nhà hàng nói chung và dịch vụ cung
cấp tour du lịch. Trên địa bàn thành phố Nam Định đã có đầy đủ các dịch vụ này. Tuy số
lượng, độ phổ biến còn hạn chế nhưng đã đáp ứng được nhu cầu khách du lịch đến với
thành phố Nam Định.
Ngành khách sạn.
Ở thành phố Nam Định, ngành kinh doanh khách sạn phổ biến khoảng 15 năm trở lại đây.
Chất lượng dịch vụ phòng ốc ngày càng phát triển , ngày được nâng cấp để đáp ứng nhu
cầu của khánh hàng.
Gợi ý định hướng phát triển cho thành phố Nam Định
Trước hết, thành phố Nam Định cần tập trung vào phát triển 2 ngành công nghiệp được
coi là thế mạnh của thành phố: công nghiệp dệt may và du lịch. Một số gợi ý định hướng
phát triển 2 ngành này như sau:
Đối với ngành dệt may:
+ Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc, thiết bị, nhà xưởng ngày càng hiện đại.
-
-
-
+ Tăng cường đầu tư may xuất khẩu để tận dụng cơ hội của thị trường. Các doanh nghiệp
may cần đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng, tích cực thay đổi đổi phương thức
sản xuất.
+ Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may như
các hoạt động thiết kế mẫu mốt, cung ứng nguyên liệu phụ, xúc tiến thương mại.
+ phát triển cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp, phụ liệu,…để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh và giảm dần nhập khẩu nguyên liệu, tiết kiệm ngân quỹ.
Đối với ngành du lịch:
+ Đôn đốc chủ đầu tư các dự án xây dựng khách sạn, nhà nghỉ tại Thành phố Nam Định
và các khu du lịch ven biển hoàn thiện công trình để đưa vào phục vụ nhu cầu lưu trú của
khách du lịch, đồng thời thu hồi diện tích đất của các chủ đầu tư đã nhận lâu nhưng không
xây dựng để tạo quỹ đất cho các dự án xây dựng khu vui chơi giải trí, mua sắm phục vụ
khách du lịch.
+ Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng, xây dựng các cơ sở dịch vụ như lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách, sản xuất và bán
hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch.
Bên cạnh việc tập trung vào 2 ngành là thế mạnh, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế thành phố,
cần phải chú trọng củng cố, phát triển các vấn đề khác để thành phố phát triển toàn diện,
bền vững. Cụ thể một số giải pháp như sau:
Phát triển đô thị đa tâm kết nối bởi các trục động lực phát triển.
Cần phát huy và gây dựng bản sắc cho thành phố trong tương lai.
Tiếp tục phát huy thế mạnh về lịch sử, văn hóa, mở rộng quy mô thành phố theo kế hoach
đã phê duyệt, trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác.
Tăng cường thu hút đầu tư để xây dựng và phát triển các khu chức năng theo quy hoạch
đã được cấp.
Tiếp tục phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân chung sức xây dựng thành phố trở
thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Trọng tâm là xây dựng nếp sống văn
hóa, văn minh đô thị để thành phố Nam Định xứng đáng là đô thị loại I – trung tâm vùng
Nam đồng bằng sông Hồng.
Quy hoạch hệ thống trung tâm đô thị tương xứng với quy mô và tầm cỡ của thành phố
trung tâm vùng Nam đồng bằng Sông Hồng;
- Quy hoạch hệ thống giao thông có sự phân cấp rõ ràng trên cơ sở dự báo nhu cầu và
đánh giá tính khả thi của việc điều chỉnh hệ thống giao thông hiện trạng.