Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

DIA LI 6 BAI 19 KHI AP VA GIO TREN TRAI DAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.73 KB, 7 trang )

Ngày dạy: 24/02/2016 tại lớp: 6A
Họ và tên: Phạm Hữu Qúy
MSSV: DDL121095
TIẾT 23 - BÀI 19. KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
a. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm khí áp.
- Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất.
- Nắm được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất.
b. Về kĩ năng
- Biết sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu khí
quyển.
c. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề (suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài
tập) , năng lực giao tiếp (tích cực phát biểu trong giờ học; tôn trọng, lắng nghe, đóng góp ý
kiến xây dựng bài), năng lực hợp tác (hoạt động theo cặp).
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ (khai thác kiến thức từ
hình ảnh, hình vẽ).
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV.
- Máy tính cá nhân.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu hỏi: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? Thế nào là nhiệt độ không khí? Nêu công
thức tính nhiệt độ trung bình ngày.


- Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu (6 điểm)
+ Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một
thời gian ngắn. Thời tiết luôn thay đổi.
+ Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm.
Khí hậu có tính quy luật.
- Nêu được khái niệm nhiệt độ không khí (2 điểm): là độ nóng, lạnh của không khí.
- Nêu công thức tính nhiệt độ trung bình ngày (2 điểm): nhiệt độ trung bình ngày bằng
tổng nhiệt độ các lần đo chia cho số lần đo.


c. Dạy nội dung bài mới (41 phút)
Vào bài mới (1 phút)
- GV mở bài: Khí áp và gió là một trong những đặc trưng cơ bản của thời tiết và khí hậu
trong môi trường sống của chúng ta. Tại sao có khí áp và gió? Trên Trái Đất khí áp và gió
được phân bố như thế nào? Đó là các nội dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm
nay: Bài 19. Khí áp và gió trên Trái Đất
- GV giới thiệu cho HS nội dung bài học gồm 2 phần:
+ 1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất
+ 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khí áp và sự phân bố các đai khí 1. KHÍ ÁP. CÁC ĐAI KHÍ
áp trên Trái Đất (15 phút)
ÁP TRÊN TRÁI ĐẤT
a. Khí áp


Bước 1. Cá nhân
- GV đặt CH cho HS: Không - HS dựa vào mục 1.a SGK
khí có trọng lượng không?Vì tr58 để trả lời: không khí có
sao?
trọng lượng vì khí quyển rất
dày.
- GV đặt CH cho HS: Nhắc - HS dựa vào kiến thức đã học
lạị chiều dày của lớp vỏ khí? ở bài 16 để trả lời: chiều dày
của lớp vỏ khí trên 60.000km.
- GV đặt CH cho HS: Trọng
lượng đó tác động như thế
nào lên bề mặt Trái Đất? Sức
ép đó gọi là gì?

- HS dựa vào mục 1.a SGK
tr58 để trả lời: trọng lượng đó
tạo ra sức ép lên bề mặt Trái
Đất, sức ép đó gọi là khí áp.

- GV đặt CH cho HS: Vậy khí - HS dựa vào SGK tr60 để trả
áp là gì?
lời.
- Khái niệm: khí áp là sức ép
của không khí lên bề mặt Trái
- GV đặt CH cho HS: Để đo - HS dựa vào mục 1.a SGK Đất.
khí áp người ta dùng dụng cụ tr58 để trả lời: Dụng cụ đo khí
gì? Có mấy loại khí áp kế? áp là khí áp kế. Có 2 loại khí
Kể tên?
áp kế là khí áp kế bằng kim
loại và khí áp kế thủy ngân.

- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

- GV đặt CH cho HS: Đơn vị - HS dựa vào mục 1.a SGK
dùng để đo khí áp là gì? Khí tr58 để trả lời: Đơn vị đo khí
áp là mm thủy ngân, khí áp
áp trung bình là bao nhiêu?
trung bình là 760 mm.
- GV cho HS xem hình ảnh
về khí áp kế kim loại và khí
áp kế thủy ngân và bổ sung
kiến thức cho HS: Người ta
còn dùng đơn vị miliba để đo
khí áp, và khí áp trung bình là
1013 miliba tương ứng với
760 mm thủy ngân.


- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

- GV bổ sung thêm kiến thức
về nguyên nhân thay đổi khí
áp:

- Dụng cụ đo khí áp: là khí áp
kế
- Đơn vị đo khí áp: là mm
thủy ngân.


+ Khí áp thay đổi theo độ
cao: càng lên cao không khí
càng loãng, sức nén càng nhỏ
nên khí áp giảm.
+ Khí áp thay đổi theo nhiệt
độ: nhiệt độ tăng không khí
nở ra, tỉ trọng giảm đi nên khí
áp giảm và ngược lại.
Bước 2. Cả lớp
- GV cho HS xem hình 50 –
Các đai khí áp trên Trái Đất
và đặt CH cho HS: Trên Trái
Đất, khí áp được phân bố
thành những đai khí áp nào?
Dựa vào đâu để người ta
phân chia khí áp thành khí áp
thấp và khí áp cao?

b. Các đai khí áp trên bề
- HS dựa vào hình 50, kiến mặt Trái Đất
thức đã học, suy nghĩ để trả
lời. 1 HS trả lời, các HS khác
góp ý, bổ sung. Yêu cầu nêu
được: Trên Trái Đất, khí áp
được phân bố thành những đai
áp khí áp cao và thấp từ xích
đạo đến cực. Người ta dựa
vào trị số khí áp đo được tại
một nơi, nếu nơi đó có trị số
khí áp lớn hơn khí áp trung

bình là khí áp cao và ngược
- GV đặt CH cho HS: Vì sao lại.
các đai khí áp thấp và cao lại
- HS dựa vào SGK mục 1.b
không liên tục?
tr58 để trả lời: Do sự xen kẽ
nhau giữa lục địa và đại
- GV cho HS xem hình các dương.
khu áp cao, áp thấp trong
tháng 7 để chứng minh.
- GV đặt CH cho HS: Quan
sát hình 50 và cho biết: Các
đai khí áp thấp (T) nằm ở
những vĩ độ nào? Các đai khí
áp cao nằm ở những vĩ độ
nào?

- HS dựa vào hình 50 để trả
lời. 1 HS trả lời, các HS khác
góp ý, bổ sung. Yêu cầu nêu
được: Các đai khí áp thấp nằm
ở khoảng vĩ độ 00 và 600 Bắc
và Nam. Các đai khí áp cao
nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc
- GV bổ sung kiến thức: Các và Nam và 900 Bắc và Nam.
đai khí áp thấp nằm ở khoảng
vĩ độ 00 gọi là đai áp thấp


xích đạo; nằm ở khoảng vĩ độ

600 Bắc và Nam là đai áp thấp
ôn đới. Các đai khí áp cao
nằm ở khoảng vĩ độ 30 0 Bắc
và Nam là đai áp cao chí
tuyến; nằm ở khoảng vĩ độ
900 Bắc và Nam là đai áp cao
cực.
- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào hình 50 em hãy cho biết
các đai khí áp thấp và khí áp
cao phân bố như thế nào trên
Trái Đất?

- HS dựa vào hình 50 và kiến
thức đã học để trả lời. 1 HS
trả lời, các HS khác góp ý, bổ
sung. Yêu cầu nêu được: các
đai khí áp thấp và khí áp cao
phân bố xen kẽ và đối xứng
- GV chuẩn kiến thức cho qua đai áp thấp xích đạo.
HS.
- Khí áp được phân bố trên
Trái Đất thành các đai khí áp
thấp và khí áp cao từ xích đạo
về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở
khoảng vĩ độ 00 và 600 Bắc và
Nam.
- GV chuyển ý: Sóng bắt đầu
từ gió, vậy gió bắt đầu từ đâu

và trên Trái Đất có những
loại gió nào thổi thường
xuyên? Lớp chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu sau đây.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về gió (khái niệm, nguyên nhân sinh
ra gió; phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi
thường xuyên trên Trái Đất) và hoàn lưu khí quyển (20
phút).
Bước 1. Cá nhân
- GV cho HS xem hình ảnh - HS đọc khái niệm gió theo
về sự chuyển động của gió và SGK tr60. Về nguyên nhân,
đặt CH cho HS: Gió là gì? HS suy nghĩ để trả lời và yêu
Nguyên nhân nào đã sinh ra cầu nêu được: Do sự chênh
gió?
lệch khí áp cao và thấp giữa
hai vùng tạo ra.
- GV chuẩn kiến thức cho HS.

- GV đặt CH cho HS: Sự - HS trả lời: tốc độ gió càng
chênh lệch giữa 2 khu áp cao mạnh.
và thấp càng lớn thì tốc độ

+ Các đai khí áp cao nằm ở
khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam
và 900 Bắc và Nam.

2. GIÓ VÀ CÁC HOÀN
LƯU KHÍ QUYỂN
a. Gió


Gió là sự chuyển động của
khối khí từ các khu khí áp cao
về khu khí áp thấp.


gió như thế nào?
- GV cho HS xem hình vẽ về
các đai khí áp và các loại gió
chính trên Trái Đất và đặt CH
cho HS: Em hãy cho biết trên
Trái Đất có các loại gió nào
hoạt động thường xuyên?
Bước 2. Hoạt động theo cặp
- GV chia lớp thành 3 tổ và
yêu cầu HS hoạt động theo
cặp trong 3 phút với CH: Dựa
vào hình vẽ về các đai khí áp
và các loại gió chính trên
Trái Đất:
+ Tổ 1: Em hãy cho biết
phạm vi hoạt động và hướng
thổi của gió Tín phong.
+ Tổ 2: Em hãy cho biết
phạm vi hoạt động và hướng
thổi của gió Tây ôn đới.
+ Tổ 3: Em hãy cho biết
phạm vi hoạt động và hướng
thổi của gió Đông cực.
GV hướng dẫn HS cách làm:
+ Về phạm vi hoạt động: mỗi

loại gió thổi từ vĩ độ nào đến
vĩ độ nào? Vì sao?
+ Về hướng gió: mỗi loại gió
thổi theo hướng nào ở nửa
cầu Bắc và hướng nào ở nửa
cầu Nam?
- Sau thời gian thảo luận, GV
mời lần lượt các nhóm lên
trình bày. GV lần lượt nhận
xét và chuẩn kiến thức.

b. Các loại gió
- HS dựa vào hình vẽ để trả
lời: có 3 loại gió hoạt động
thường xuyên là gió Tín
phong, gió Tây ôn đới và gió
Đông cực.
- HS hoạt động theo cặp theo
sự hướng dẫn của GV, HS
quan sát hình vẽ về các đai
khí áp và các loại gió chính
trên Trái Đất để nhận biết
phạm vi hoạt động và hướng
thổi của mỗi loại gió. Sau khi
hết thời gian hoạt động, HS
lần lượt phát biểu trả lời, các
HS khác trong cùng tổ góp ý,
bổ sung.

- Gió Tín phong:

+ Phạm vi hoạt động: Thổi từ
khoảng các vĩ độ 300 Bắc và
Nam (các đai áp cao chí
tuyến) về xích đạo (đai áp
thấp xích đạo).
+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc,
gió có hướng Đông Bắc; ở
nửa cầu Nam, gió có hướng
Đông Nam.
- Gió Tây ôn đới:
+ Phạm vi hoạt động: Thổi từ
khoảng các vĩ độ 300 Bắc và
Nam (các đai áp cao chí
tuyến) lên khoảng các vĩ độ
600 Bắc và Nam (các đai áp
thấp ôn đới).
+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc,
gió có hướng Tây Nam; ở nửa
cầu Nam, gió có hướng Tây
Bắc.
- Gió Đông cực:


+ Phạm vi hoạt động: Thổi từ
khoảng các vĩ độ 900 Bắc và
Nam (các đai áp cao cực) về
khoảng các vĩ độ 600 Bắc và
Nam (các đai áp thấp ôn đới).
+ Hướng gió: ở nửa cầu Bắc,
gió có hướng Đông Bắc; ở

nửa cầu Nam, gió có hướng
Đông Nam.
Bước 3. Cả lớp
- GV đặt CH cho HS: Vì sao
các loại gió trên Trái Đất
không thổi thẳng theo hướng
kinh tuyến mà hơi lệch về
phía tay phải ở nửa cầu Bắc
và tay trái ở nửa cầu Nam
nếu nhìn xuôi theo chiều gió
thổi?

- HS dựa vào kiến thức đã học
để trả lời. 1 HS trả lời, các HS
khác góp ý, bổ xung. Yêu cầu
nêu được: do sự vận động tự
quay quanh trục của Trái Đất
nên các vật thể trên bề mặt
Trái Đất đều bị lệch hướng.
c. Hoàn lưu khí quyển

- GV cho HS xem hình 51 –
- HS dựa vào mục 2 SGK tr59
Các loại gió chính trên Trái để trả lời.
Đất và các hoàn lưu khí
quyển và đặt CH cho HS:
Quan sát hình 51 cho biết
- Là các hệ thống gió thổi
hoàn lưu khí quyển là gì ?
vòng tròn trên Trái Đất.

- GV chuẩn kiến thức cho HS.
- GV bổ sung thêm kiến thức:
Tín phong và gió Tây ôn đới
tạo thành hai hoàn lưu khí
quyển quan trọng nhất trên bề
mặt Trái Đất và giải thích cho
HS hiểu về sự chuyển động
thổi vòng tròn của các loại
gió:
+ Gió Tin phong hội tụ lại
xích đạo kết hợp với động
năng của vùng áp thấp đẩy
không khí lên cao, đến độ cao
2- 4km tỏa ra 2 phía đi về các
vĩ độ cao có hướng ngược lại
và chuyển động đi xuống ở vĩ
độ 300 Bắc và Nam thành một
vòng tuần hoàn.
+ Gió Tây ôn đới và gió Đông
cực ở hai bán cầu cũng hội tụ


lại vĩ độ 600 Bắc và Nam kết
hợp với động năng của vùng
áp thấp ôn đới đẩy không khí
đi lên, đến độ cao 2 – 3km tỏa
ra 2 phía rồi đi xuống vĩ độ
300 và 900 Bắc và Nam thành
các vòng tuần hoàn.
- GV đặt CH cho HS: Theo - HS dựa vào hiểu biết của

em, gió có những tác dụng và bản thân để trả lời. 1 HS trả
lời, các HS khác góp ý bổ
tác hại gì trong cuộc sống?
sung. Yêu cầu nêu được:
+ Tác dụng của gió: tạo ra
nguồn năng lượng gió, giúp
tàu thuyền để di chuyển xuôi
theo chiều gió.
+ Tác hại: gió gây mưa to,
sóng lớn, bão, lốc xoáy, cát
bay, …
- GV cho HS xem các hình
ảnh về tác dụng và tác hại của
gió.
d. Củng cố bài học (4 phút)
- GV xóa nội dung bài học đã được ghi lên bảng.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về khí áp, gió và hoàn lưu khí quyển.
- GV cho HS xem lại hình vẽ về các đai khí áp và gió trên Trái Đất và yêu cầu HS nhắc
lại vị trí của các đai áp cao, đai áp thấp; phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió Tín
phong, Tây ôn đới và Đông cực.
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)
- Về nhà học bài. Trả lời câu hỏi và bài tập 1, 2, 4 SGK tr60, câu hỏi và bài tập 3 SGK
tr60 không yêu cầu HS trả lời.
- Tìm hiểu trước nội dung: Bài 20. Hơi nước trong không khí. Mưa
5. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..

Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Thuận Hải

Long Xuyên, ngày 17 tháng 02 năm 2016
Sinh viên thực tập

Phạm Hữu Quý



×