Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

DIA LI 6 BAI 21 THUC HANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.04 KB, 8 trang )

Ngày dạy: 09/03/2016 tại lớp: 6B
Họ và tên: Phạm Hữu Qúy
MSSV: DDL121095
TIẾT 25 - BÀI 21. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH
BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA
1. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
a. Về kiến thức
- Học sinh biết cách đọc và khai thác thông tin, rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa
của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ.
b. Về kĩ năng
- Nhận biết được dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
- Phân tích và đọc biểu đồ.
c. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng biểu đồ.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV, phiếu học tập.
- Giáo án điện tử.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu hỏi: Vì sao không khí có độ ẩm? Trình bày quá trình tạo thành mây, mưa.Vì sao
vùng xích đạo có mưa nhiều nhất?
c. Dạy nội dung bài mới (41 phút)
Vào bài mới (1 phút)
- GV mở bài: Ở các tiết trước các em đã tìm hiểu về nhiệt độ và lượng mưa, để tiện cho


việc quan sát sự thay đổi của hai yếu tố trên ở một địa phương, người ta dùng biểu đồ để thể
hiện chúng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, cách
phân tích và nhận dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở một địa phương.


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở I. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ
Hà Nội (25 phút).
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG
MƯA Ở HÀ NỘI
Bước 1. Cả lớp
1. Bài tập 1
- GV cho HS quan sát hình 55 - HS dựa vào hình 55, suy
– Biểu đồ nhiệt độ và lượng nghĩ để trả lời. 1 HS trả lời,
mưa ở Hà Nội và đặt CH cho các HS khác góp ý, bổ sung.
HS: Em hiểu thế nào là biểu Yêu cầu nêu được: Biểu đồ
đồ nhiệt độ và lượng mưa?
nhiệt độ và lượng mưa là hình
vẽ mô tả diễn biến của các
yếu tố khí hậu: nhiệt độ,
lượng mưa trung bình các
tháng trong năm của một địa
phương.
- GV nhận xét và nhấn mạnh:
biểu đồ nhiệt độ và lượng

mưa còn được gọi là biểu đồ
khí hậu.
- GV hướng dẫn HS cách đọc - HS quan sát, lắng nghe.
biểu đồ: Để thể hiện diễn biến
của nhiệt độ và lượng mưa
qua các tháng trong năm,
người ta dùng hệ tọa độ
vuông góc với trục ngang
biểu hiện thời gian và trục
dọc biểu hiện nhiệt độ ở bên
phải và lượng mưa ở bên trái.
Trên trục ngang có chia đều
12 phần, mỗi phần ứng với 1
tháng, từ tháng 1 đến tháng
12. Trên trục dọc có chia đều
các khoảng cách làm đơn vị
đo tính các đại lượng nhiệt độ
ứng với 00C, 100C, 200C,
300C và lượng mưa ứng với
0mm,
100mm,
200mm,
300mm.
- GV chuyển ý: Tiếp theo lớp
chúng ta sẽ phân tích biểu đồ
nhiệt độ và lượng mưa ở Hà
Nội qua 3 bài tập. Trước tiên
là bài tập 1.
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài - 1 HS đọc đề.
tập 1.


- Về nhiệt độ:
+ Nhiệt độ cao nhất khoảng
290C (tháng 6, 7).
+ Nhiệt độ thấp nhất khoảng
170C (tháng 1).
+ Nhiệt độ chênh lệch giữa
tháng cao nhất và tháng thấp
nhất khoảng 120C.
- Về lượng mưa:
+ Lượng mưa cao nhất
khoảng 300mm (tháng 8).

+ Lượng mưa thấp nhất
- GV đặt CH cho HS: Đề bài - HS suy nghĩ trả lời: đề bài khoảng 20mm (tháng 12, 1).
tập 1 đã cho cái gì và yêu cầu tập 1 cho biểu đồ hình 55 - + Lượng mưa chênh lệch giữa
chúng ta làm cái gì?
Biểu đồ nhiệt độ và lượng tháng cao nhất và tháng thấp
mưa ở Hà Nội và yêu cầu


chúng ta quan sát biểu đồ hình nhất khoảng 280mm.
55 và trả lời các câu hỏi.
3. Bài tập 3
HS
quan
sát
biểu
đồ
hình

55,
- GV lần lượt đặt các CH theo
yêu cầu của đề bài và lần lượt lần lượt lên xác định trên biểu
mời các HS lên xác định trên đồ để trả lời các CH. Các HS
còn lại nhận xét. Yêu cầu nêu
biểu đồ trả lời:
và xác định được:
Quan sát biểu đồ hình 55 và
trả lời các CH sau:
+ Những yếu tố nào được thể + Yếu tố nhiệt độ và lượng
hiện trên biểu đồ? Trong thời mưa được thể hiện trên biểu
đồ hình 55, trong 12 tháng.
gian bao lâu?
+ Yếu tố nào được biểu hiện + Nhiệt độ được biểu hiện
theo đường, yếu tố nào được theo đường. Lượng mưa được
biểu hiện theo hình cột.
biểu hiện bằng hình cột?
+ Trục dọc bên phải dùng để + Trục dọc bên phải dùng để - Nhận xét: Nhiệt độ và lượng
đo tính đại lượng nào? Trục đo tính nhiệt độ, trục dọc bên mưa có sự chênh lệch giữa các
dọc bên trái dùng để đo tính trái dùng để đo tính lượng tháng trong năm, tháng có
mưa.
đại lượng nào?
nhiệt độ cao, tháng có nhiệt
+
Đơn
vị
để
tính
nhiệt
độ


+ Đơn vị để tính nhiệt độ là 0
độ thấp; tháng có lượng mưa
C,
đơn
vị
để
tính
lượng
mưa
gì? Đơn vị để tính lượng mưa
nhiều, tháng có lượng mưa ít;

mm.
là gì?
sự chênh lệch nhiệt độ và
lượng mưa giữa tháng cao
- GV nhận xét và chuẩn kiến
nhất và tháng thấp nhất tương
thức cho HS.
đối lớn.

Bước 2. Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài - 1 HS đọc đề.
tập 1.
- GV đặt CH cho HS: Đề bài - Đề bài tập 2 cho biểu đồ
tập 2 đã cho cái gì và yêu cầu hình 55, các bảng số liệu và
chúng ta làm cái gì?
yêu cầu chúng ta xác định các
đại lượng của nhiệt độ, lượng

mưa rồi ghi kết quả vào bảng.
- GV yêu cầu HS hoạt động
theo cặp trong mỗi tổ với thời - 2 HS cùng bàn hoạt động
gian 3 phút và giao nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV,
cho các tổ qua các phiếu học HS dựa vào hình 55 đối chiếu


tập đã chuẩn bị sẵn: Dựa vào
các trục của hệ tọa độ vuông
góc để xác định các đại lượng
rồi ghi kết quả vào bảng sau:

các đại lượng vào các trục
trên biểu đồ, đo và ghi kết quả
vào phiếu học tập. Sau đó, HS
xung phong lên đọc kết quả.
+ Tổ 1, 2: hoàn thành phiếu Các HS cùng tổ quan sát,
học tập số 1: xác định các đại nhận xét.
lượng của nhiệt độ (0C).
Cao nhất
Trị
số

Tháng

Thấp nhất
Trị
số

Nhiệt

độ

Tháng

+ Tổ 3, 4: hoàn thành phiếu
học tập số 2: xác định các đại
lượng của lượng mưa (mm).
Cao nhất
Trị
số

Tháng

Thấp nhất
Trị
số

Lượng
mưa

Tháng

- Sau thời gian thảo luận, GV
gọi HS lên đọc kết quả. GV
nhận xét, cộng điểm cho HS
trả lời đúng.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

Bước 3. Cả lớp

- GV đặt CH cho HS: Từ các
bảng số liệu trên hãy nêu


nhận xét về nhiệt độ và lượng
mưa của Hà Nội?

- HS dựa vào bảng số liệu đã
điền các kết quả để trả lời. 1
HS trả lời, các HS khác góp ý,
bổ sung. Yêu cầu nêu được:
- GV nhận xét và chuẩn kiến Nhiệt độ và lượng mưa có sự
thức.
chênh lệch giữa các tháng
trong năm, tháng có nhiệt độ
cao, tháng có nhiệt độ thấp;
tháng có lượng mưa nhiều,
tháng có lượng mưa ít; sự
chênh lệch nhiệt độ và lượng
mưa giữa tháng cao nhất và
tháng thấp nhất tương đối lớn.
- GV đặt CH cho HS: Qua 3
bài tập để phân tích biểu đồ
nhiệt độ và lượng mưa ở Hà
Nội, em hãy nêu các bước để
phân tích biểu đồ nhiệt độ,
lượng mưa (có cộng điểm).

- HS dựa vào các bài tập đã
làm để nêu lên các bước. 1 HS

trả lời, các HS khác góp ý, bổ
sung. Yêu cầu HS nêu được 3
bước:
+ Bước 1: Đọc tên biểu đồ,
nhận dạng các yếu tố nhiệt độ,
lượng mưa.
- GV chuyển ý: Lớp chúng ta
vừa phân tích về biểu đồ
nhiệt độ và lượng mưa ở Hà
Nội, vậy dựa vào đâu để biết
được biểu đồ nhiệt độ và
lượng mưa ở Hà Nội cũng
như ở các địa điểm khác nằm
ở nửa cầu Bắc hay nửa cầu
Nam? Để biết được điều này,
lớp chúng ta cùng tìm hiểu
ngay sau đây.

+ Bước 2: Dựa vào biểu đồ để
đo, tính nhiệt độ, lượng mưa
các tháng. Đặc biệt chú ý
tháng cao nhất và tháng thấp
nhất để tìm sự chênh lệch.
+ Bước 3: Đối chiếu, so sánh,
phân tích tổng hợp các số liệu
đã thu thập được để rút ra
nhận xét, kết luận về đặc điểm
khí hậu của địa phương đó.



Hoạt động 2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở địa
điểm A và B. Nhận biết biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở nửa
cầu Bắc và nửa cầu Nam (10 phút).
Bước 1. Cá nhân
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài - 1 HS đọc đề.
tập 4, 5.
- GV đặt CH cho HS: Đề bài - Đề bài tập 4, 5 cho biểu đồ
tập 4, 5 đã cho cái gì và yêu hình 56, 57, bảng thống kê và
cầu chúng ta làm cái gì?
yêu cầu chúng ta xác định các
đại lượng của nhiệt độ, lượng
mưa rồi ghi kết quả vào bảng.
Từ đó cho biết biểu đồ hình
56, 57 nằm ở nửa cầu Bắc hay
nửa cầu Nam. Vì sao?
- GV yêu cầu HS hoạt động - 2 HS cùng bàn hoạt động
theo cặp trong mỗi tổ với thời theo sự hướng dẫn của GV,
gian 3 phút và giao nhiệm vụ HS dựa vào hình 55 đối chiếu
cho các tổ qua các phiếu học các đại lượng vào các trục
tập đã chuẩn bị sẵn: Quan sát trên biểu đồ, đo và ghi kết quả
biểu đồ hình 56, 57 và trả lời vào phiếu học tập. Sau đó, HS
xung phong lên đọc kết quả.
các câu hỏi trong bảng sau:
Các HS cùng tổ quan sát,
+ Tổ 1, 2: hoàn thành phiếu nhận xét.
học tập số 3:
Nhiệt độ và lượng mưa

Biểu
đồ A


Tháng có nhiệt độ cao nhất là
tháng nào?
Tháng có nhiệt độ thấp nhất
là tháng nào?
Những tháng có mưa nhiều
(mùa mưa) bắt đầu từ tháng
mấy đến tháng mấy?
Địa điểm trên nằm ở nửa cầu
Bắc hay nửa cầu Nam. Vì
sao?

+ Tổ 3, 4: hoàn thành phiếu
học tập số 4:

II. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ
NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA
Ở ĐỊA ĐIỂM A VÀ B
1. Bài tập 4


Nhiệt độ và lượng mưa

Biểu
đồ B

Tháng có nhiệt độ cao nhất là
tháng nào?
Tháng có nhiệt độ thấp nhất
là tháng nào?

Những tháng có mưa nhiều
(mùa mưa) bắt đầu từ tháng
mấy đến tháng mấy?
Địa điểm trên nằm ở nửa cầu
Bắc hay nửa cầu Nam. Vì
sao?

- Sau thời gian thảo luận, GV
gọi HS lên đọc kết quả. GV
nhận xét, cộng điểm cho HS
trả lời đúng.
- GV chuẩn kiến thức cho HS.

- Biểu đồ hình 56:
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất:
tháng 4.
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất:
tháng 1.
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
– 10.
- Biểu đồ hình 57:
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất:
tháng 12.
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất:
tháng 7.
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng
10 – 3.
2. Bài tập 5
- Biểu đồ hình 56 là biểu đồ
nhiệt độ và lượng mưa của địa

điểm ở nửa cầu Bắc vì từ ngày
21/3 – 23/9 là mùa nóng ở bán
cầu Bắc, mưa nhiều từ tháng 5
– 10.
- Biểu đồ hình 57 là biểu đồ
nhiệt độ và lượng mưa của địa
điểm ở nửa cầu Nam vì từ
ngày 23/9 – 21/3 là mùa nóng
ở bán cầu Nam, mưa nhiều từ
tháng 10 – 3.

d. Củng cố bài học (4 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước để phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (+1 điểm).
- GV cho HS xem 6 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở 6 địa điểm và yêu cầu HS cho biết
những biểu đồ nào nằm ở nửa cầu Bắc? Vì sao? (+1 điểm) và những biểu đồ nào nằm ở nửa
cầu Nam? Vì sao? (+1 điểm).
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)


- Về nhà xem lại bài thực hành.
- Tìm hiểu trước nội dung: Bài 22. Các đới khí hậu trên Trái Đất
4. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Thuận Hải


Long Xuyên, ngày 29 tháng 02 năm 2016
Sinh viên thực tập

Phạm Hữu Quý



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×