Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

DIA LI 11 BAI 10 tiet 1 TRUNG QUOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.06 KB, 14 trang )

Ngày dạy: 10/03/2016 tại lớp: 11C
Họ và tên SV: Phạm Hữu Qúy
MSSV: DDL121095
TIẾT 25 - BÀI 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
a. Về kiến thức
- Biết được các đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận
lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
b. Về kĩ năng
Sử dụng bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân
tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc.
c. Về thái độ
Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ chính sách dân số ở Trung Quốc. Liên
hệ Việt Nam: tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt chính sách dân số của Việt
Nam. Xây dựng mối quan hệ Việt – Trung.
d. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng
hình ảnh, năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV, giáo án.
- Giáo án điện tử, phiếu học tập.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy


a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ (GV không kiểm tra bài cũ do tiết trước học bài thực hành).
c. Dạy nội dung bài mới (41 phút)
Vào bài mới (1 phút)
- GV mở bài: Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, nước láng giềng ở phía Bắc Việt Nam;
với vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu
có, dân cư đông đúc đã góp phần tạo nên nền kinh tế phát triển thứ 2 thế giới. Chúng ta sẽ tìm
hiểu về đất nước rộng lớn và giàu có này qua bài học hôm nay.


- GV giới thiệu cho HS nội dung bài học gồm 3 phần:
+ I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
+ II. Điều kiện tự nhiên
+ III. Dân cư và xã hội
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1. Tìm hiểu về vị trí địa lí và quy mô lãnh thổ (5 I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH
phút).
THỔ
1. Đặc điểm

Bước 1. Cá nhân
- GV cho HS xem bản đồ các
nước châu Á và xác định
phạm vi lãnh thổ của Trung
Quốc cho HS biết.

- GV đặt CH cho HS: Trung - HS dựa vào kiến thức đã học
Quốc nằm ở châu lục nào? để trả lời: Trung Quốc nằm ở
châu Á, khu vực Đông Á.
Khu vực nào?
- GV đặt CH cho HS: Em hãy - HS lên xác định trên bản đồ
xác định vị trí địa lí của để trả lời. Yêu cầu nêu và xác
Trung Quốc trên bản đồ. (GV định được:
gợi ý: Trải dài từ vĩ (kinh) độ + Trung Quốc nằm ở Đông Á.
nào đến vĩ (kinh) độ nào? Về
200-530B (33 vĩ
các phía giáp các nước và + Trải dài từ
độ), từ 730-1350Đ (62 kinh
biển nào?)
độ).
+ Giáp 14 quốc gia. Phía Bắc
giáp
Nga,
Mông
Cổ,
Cadắcxtan.
+ Phía Nam giáp: VN, Lào,
Mianma, Ấn Độ, Butan,
Nêpan.
+ Phía Đông giáp: Triều Tiên,
biển Hoàng Hải, Hoa Đông,
biển Đông.
+ Phía Tây giáp:

- GV nhận xét và chuẩn kiến
thức.

- GV đặt CH cho HS: Em hãy
cho biết diện tích lãnh thổ
của Trung Quốc là bao
nhiêu? Đứng hàng thứ mấy
trên thế giới và sau những
quốc gia nào?

Cưrơgưxtan,Tatgikixtan,
Apganixtan, và 1 phần Ấn Độ.

HS dựa vào mục I SGK tr86
để trả trả lời. Diện tích lãnh
thổ của Trung Quốc là 9572,8
nghìn km2 lớn thứ 4 trên thế
giới sau Nga và Canađa và
Hoa Kì.


- GV đặt CH cho HS: Em hãy - HS dựa vào nội dung mục I
cho biết Trung Quốc gồm để trả lời: gồm 22 tỉnh, 5 khu
bao nhiêu tỉnh, khu tự trị, tự trị, 4 TP. Thủ đô Bắc Kinh
TP? Nêu tên thủ đô của
Trung Quốc?
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.
- GV bổ sung kiến thức:
+ Khu tự trị: là các đơn vị
hành chính tương đương tỉnh
và là nơi các sắc tộc thiểu số
ở Trung Quốc có số lượng

lớn trong đó có một sắc tộc
thiểu số nào đó có số lượng
vượt trội, các khu tự trị có
quyền lập pháp cao hơn so
với các tỉnh.
+ Đặc khu hành chính: là một
vùng đất có thể vẫn còn đang
nằm trong vòng tranh chấp
hoặc nằm gọn trong một quốc
gia nào đó nhưng có sự phát
triển vượt bậc về kinh tế.
- GV nhấn mạnh: đảo Đài
Loan là 1 vùng lãnh thổ đã
tách khỏi Trung Quốc.
Bước 2. Cả lớp
- GV đặt CH cho HS: Theo
em, vị trí địa lí, quy mô lãnh
thổ ảnh hưởng như thế nào
tới tự nhiên, kinh tế - xã hội
Trung Quốc?

- HS suy nghĩ để trả lời. 1 HS
trả lời, các HS còn lại góp ý
bổ sung. Yêu cầu nêu được:
+ Thuận lợi: tài nguyên thiên
nhiên đa dạng, phong phú,
thuận lợi cho phân bố sản
xuất, phát triển giao thông.
Giao lưu, hợp tác phát triển
kinh tế với các nước bằng

đường bộ, giáp biển, đường
bờ biển dài 9000km nên thuận
lợi cho giao lưu buôn bán với
các nước bằng đường biển,
phát triển ngành thủy sản,
kinh tế biển.
+ Khó khăn: lãnh thổ rộng lớn
nên khó quản lí xã hội, giáp
biển nên chịu ảnh hưởng của
bão, lũ lụt.


- GV nhận xét và chuẩn kiến
thức cho HS.

- GV chuyển ý: Cùng với vị
trí địa lí và lãnh thổ thì điều
kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên cũng là nguồn lực
đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội của Trung
Quốc. Vậy điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên của
Trung Quốc có những đặc
điểm gì ? Và chúng có những
thuận lợi, khó khăn gì trong
việc phát triển kinh tế? Để
hiểu rõ hơn về vấn đề này,
mời các em cùng tìm hiểu

tiếp nội dung thứ hai: Điều
kiện tự nhiên Trung Quốc.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm, thuận lợi và khó khăn
về điều kiện tự nhiên Trung Quốc đối với phát triển kinh
tế (20 phút).
Bước 1. Cá nhân
- GV cho HS xem bản đồ tự
nhiên Trung Quốc.
- GV gợi mở: Lãnh thổ rộng
lớn nên thiên nhiên Trung
Quốc có sự phân hóa đa dạng,
nhất là về địa hình và khí hậu.
- GV đặt CH cho HS: Em hãy - HS đọc SGK mục II tr86 để
cho biết thiên nhiên Trung trả lời.
Quốc phân hóa thành những
miền nào?
- GV đặt CH cho HS: em hãy
cho biết kinh tuyến nào được
chọn làm ranh giới giữa hai
miền Đông, Tây Trung
Quốc?
- GV: xác định trên bản đồ:
kinh tuyến 1050Đ trở về phía
đông lãnh thổ là miền Đông,
kinh tuyến 1050Đ trở về phía
tây lãnh thổ là miền Tây.

- HS trả lời: kinh tuyến 1050Đ



- GV chuẩn kiến thức cho
HS.
Bước 2. Hoạt động theo cặp
- GV cho HS hoạt động theo
cặp trong 3 phút theo 4 tồ,
GV phát phiếu học tập cho
mỗi tổ: Dựa vào nội dung
mục II miền Đông và Tây
Trung Quốc SGK tr87 và
hình 10.1: Địa hình và
khoáng sản Trung Quốc, em
hãy so sánh sự khác biệt về
đặc điểm tự nhiên giữa miền
Đông và miền Tây Trung
Quốc (Phụ lục)
- GV lập bảng so sánh sự
khác biệt về đặc điểm tự
nhiên giữa 2 miền Đông và
Tây Trung Quốc lên bảng.
GV lần lượt đặt các CH cho
HS trả lời. Sau khi HS trả lời
xong nội dung nào thì GV
chuẩn xác và chuẩn kiến thức
cho HS ghi bài (phụ lục).
- Tổ 1 hoàn thành phiếu học
tập số 1: Em hãy so sánh sự
khác biệt về địa hình giữa hai
miền Đông, Tây và lên xác
định trên bản đồ tên các dạng
địa hình của 2 miền.


- HS hoạt động theo cặp với
sự hướng dẫn của GV, sau
thời gian thảo luận, HS lên
xác định trên bản đồ để trả lời,
các HS khác góp ý, bổ sung.

- Yêu cầu HS nêu và xác định
được:
+ Miền Đông: thấp, chủ yếu là
đồng bằng phù sa châu thổ
màu mỡ : Đông Bắc, Hoa
Bắc, Hoa Trung, ..
+ Miền Tây: cao, các dãy núi
lớn, cao nguyên và bồn địa:
Thiên Sơn, Côn Luân, Nam
Sơn, Tây Tạng; bồn địa:
Tarim, Duy Ngô Nhĩ.

- GV xác định và chuẩn xác.
Sau đó, GV chuẩn kiến thức
cho HS.
- Tổ 2 hoàn thành phiếu học
tập số 2 : Trình bày sự khác
biệt về khí hậu giữa 2 miền
Đông, Tây.

- HS dựa vào SGK đề trả lời:
miền Đông có khí hậu cận
nhiệt gió mùa và ôn đới gió

mùa, lượng mưa tương đối
lớn; miền Tây có khí hậu ôn
đới lục địa khô hạn và khí hậu
núi cao.


- GV chuẩn xác. Sau đó, GV
- Yêu cầu HS nêu và xác định
chuẩn kiến thức cho HS.
được:
- Tổ 3 hoàn thành phiếu học
tập số 3: Em hãy so sánh sự + Miền Đông: hạ lưu các sông
khác biệt về sông ngòi giữa lớn: Trường Giang, Hoàng
hai miền Đông, Tây và lên Hà, Hắc Long Giang, dồi dào
xác định trên bản đồ tên các nước.
sông lớn của 2 miền.
+ Miền Tây: nguồn nước sông
tập trung ở một vài vùng núi
và cao nguyên, ít sông.

- GV xác định và chuẩn xác.
Sau đó, GV chuẩn kiến thức - Yêu cầu HS nêu được: Miền
cho HS.
Đông giàu khoáng sản: dầu
- Tổ 4 hoàn thành phiếu học mỏ, khí tự nhiên, than, sắt,
tập số 4: Em hãy cho biết sự mangam, đồng, thiết, … Miền
khác biệt về tài nguyên Tây khoáng sản chủ yếu là
khoáng sản giữa 2 miền sắt, than, dầu mỏ,…
Đông, Tây.
- GV chuẩn xác. Sau đó GV

chuẩn kiến thức cho HS.
- HS suy nghĩ, góp ý, bổ sung
Bước 3. Cả lớp
để trả lời:
- GV đặt CH cho HS: Em hãy
phân tích những thuận lợi và + Miền Đông: Thuận lợi:
khó khăn của miền Đông và đồng bằng có đất phù sa màu
miền Tây đối với sự phát mỡ, nguồn nước dồi dào và
khí hậu gió mùa thuận lợi cho
triển kinh tế Trung Quốc?
nông nghiệp phát triển.
Khoáng sản phong phú tạo
điều kiện phát triển công
nghiệp khai thác và luyện
kim. Khó khăn: động đất, bão,
lũ, lụt.
+ Miền Tây: Thuận lợi: đồng
cỏ chăn nuôi gia súc, khoáng
sản phát triển công nghiệp,
sông ngòi phát triển thủy điện.
Khó khăn: miền núi khó đi lại,
khí hậu khắc nghiệt, bão cát.

- GV chuẩn xác. Sau đó, GV
chuẩn kiến thức cho HS
- GV chuyển ý: Cùng với
điều kiện tự nhiên thì dân cư,
xã hội cũng là nguồn lực



đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc phát triển
kinh tế của Trung Quốc. Vậy
dân cư, xã hội của Trung
Quốc có những đặc điểm gì ?
Và chúng đem lại những
thuận lợi, khó khăn gì trong
việc phát triển kinh tế? Để
hiểu rõ hơn về vấn đề này,
mời các em cùng tìm hiểu
tiếp nội dung thứ ba: Dân cư
và xã hội Trung Quốc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm, thuận lợi, khó khăn
của dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
(15 phút).
Bước 1. Cá nhân
1. Dân cư
- GV cung cấp thông tin dân
a. Đặc điểm dân số:
số Trung Quốc năm 2005 là
1303,7 triệu người.
- GV cho HS xem biểu đồ 10 - HS dựa vào bảng số liệu để
nước có dân số đông nhất thế trả lời: Dân số Trung Quốc
giới năm 2012 và đặt CH cho 2012 là 1343,2 triệu người
HS: Dựa vào biểu đồ, em hãy (làm tròn 1,34 tỉ người), đứng
cho biết dân số Trung Quốc đầu thế giới.
năm 2012 là bao nhiêu và
đứng thứ mấy trên thế giới?
-GV mở rộng: Trung Quốc có

số dân đông nhất thế giới,
chiếm 1/5 số dân thế giới.
- GV đặt CH cho HS: Trung - HS dựa vào SGK tr88 trả
Quốc có bao nhiêu dân tộc và lời: Trung Quốc có 50 dân tộc
dân tộc nào chiếm tỉ trọng khác nhau, người Hán chiếm
lớn nhất?
trên 90% số dân cả nước.
- GV mở rộng: Ngoài ra còn
một số dân tộc khác người
Choang, Ui-gua, Tạng, Hồi,
Mông Cổ…Những người này
sống vùng vùng núi và vùng
biên giới, hình thành các khu
tự trị riêng. GV cho HS xem
hình ảnh các dân tộc của
Trung Quốc.
- GV chuẩn kiến thức cho HS.
- Đông dân nhất thế giới (1,3
tỉ người năm 2005).
- Dân tộc đa dạng với trên 50
- GV liên hệ Việt Nam: Việt
dân tộc, đông nhất là người
Nam có 54 dân tộc anh em,
Hán.
trong đó cũng có một số dân
tộc của Trung Quốc. Đó là
người Hoa sống rất nhiều các


đô thị, nhất là TPHCM, họ

tập trung quanh các chợ sống
bằng nghề buôn bán, sản xuất
thủ công mỹ nghệ.
Bước 2. Cả lớp
- GV cho HS xem biểu đồ
dân số Trung Quốc từ 1949 –
2005 và đặt CH cho HS:
Quan sát hình 10.3 SGK tr88,
hãy nhận xét sự thay đổi tổng
số dân, dân số nông thôn và
dân số thành thị của Trung
Quốc. Giải thích nguyên
nhân. (GV hướng dẫn khai
thác biểu đồ: Đường màu đen
thể hiện tổng số dân, miền
màu hồng thể hiện dân số
thành thị, miền màu xanh thể
hiện dân số nông thôn).

- GV nhận xét, giải thích lại
biểu đồ và sau đó GV mở
rộng: nhờ áp dụng chính sách
mỗi gia đình chỉ có một con.
Tỉ suất gia tăng tự nhiên ngày
càng giảm (Năm 2005 0,6%).
- Gây ra hậu quả:
+ Mất cân bằng cơ cấu giới
tính: Truyền thống của người
Trung Quốc còn ảnh hưởng
của phong kiến rất nhiều: Nối

dõi tông đường, trọng nam
khinh nữ…
+ Nguồn lao động thiếu nữ.
+ Vấn đề về xã hội: Hôn
nhân.
- GV liên hệ chính sách dân
số của Việt Nam: “dù gái hay
trai, chỉ hai là đủ” để giảm tỉ
suất gia tăng tự nhiên.
- GV chuẩn kiến thức cho HS

- HS dựa vào biểu đồ, nhận
xét sự thay đổi, 1 HS trả lời,
các HS khác góp ý, bổ sung.
Yêu cầu nêu được:
- Thay đổi tổng số dân:
+Dân số tăng nhanh 19491975 (đồ thị dốc), do xảy ra
hiện tượng bùng nổ dân số.
+Trong những năm gần đây
dân cư tăng chậm lại do tỉ suất
gia tăng tự nhiên giảm nhờ
chính sách mỗi gia đình chỉ có
một con.
- Thay đổi giữa nông thôn và
thành thị:
+ Tỉ lệ số dân nông thôn tăng
chậm (quy mô lớn hơn thành
thị)
-Tỉ lệ số dân đô thị tăng nhanh
do quá trình đô thị hóa (37%

năm 2005)

- Dân số tăng nhanh do quy
mô lớn.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm
(0,6% năm 2005) do chính


sách mỗi gia đình chỉ có 1 con
=> mất cân bằng giới tính.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng
nhanh (37% năm 2005).
Bước 3: Cả lớp
- GV cho HS xem bản đồ
phân bố dân cư Trung Quốc
và đặt CH cho HS: Bản đồ
hình 10.4 thể hiện những nội
dung gì? Dựa vào bản đồ và
kiến thức trong bài, nhận xét
và giải thích sự phân bố dân
cư Trung Quốc.

- GV nhận xét và chuẩn kiến
thức cho HS.

b. Phân bố dân cư
- HS quan sát hình 10.4 và
kiến thức đã học để nhận xét
và giải thích. 1 HS trả lời, các
HS khác góp ý, bổ sung: Yêu

cầu nêu được:
+ Bản đồ hình 10.4 thể hiện
các nội dung: Gam màu ô
vuông thể hiện mật độ dân số
đơn vị: Người/km2, Gam màu
càng đậm mật độ dân số càng
cao. Các chấm tròn thể hiện
quy mô các đô thị lớn.
HS nhận xét:
+ Dân cư Trung Quốc phân bố
không đều: Tập trung đông
đúc ở miền Đông và thưa thớt
ở miền Tây.
+ Dân cư tập trung đông ở các
thành phố lớn: Đô thị trên 8
triệu dân (siêu đô thị): Bắc
Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân.
Trên 5 – 8: Trùng Khánh,
Thẩm Dương.. Từ 3-5: Hồng
Kông, Quảng Châu, Thành
Đô…
HS giải thích nguyên nhân:
+ Dân cư tập trung đông ở
miền Đông do: có nhiều đồng
bằng lớn, khí hậu điều hòa,
sông ngòi chằn chịt thuận lợi
cho nông nghiệp phát triển,
thuận lợi cho dân cư sinh
sống. Kinh tế phát triển nhờ
giáp biển: Phát triển tổng hợp

kinh tế biển…
+ Dân cư tập trung thưa thớt ở
miền Tây do: địa hình chủ yếu
là đồi núi, khí hậu khắc
nghiệt, kinh tế kém phát triển.

- Dân cư phân bố không đều:
Tập trung miền Đông và thưa
thớt ở miền Tây.
- Dân cư tập trung đông ở các
thành phố lớn.
- GV đặt CH cho HS: Với quy - HS suy nghĩ, trả lời, các HS c. Ảnh hưởng của dân cư


mô dân số lớn, thành phần
dân tộc thì đa dạng, phân bố
dân cư không đều sẽ có
những thuận lợi và khó khăn
gì trong việc phát triển kinh
tế - xã hội của Trung Quốc?

- GV chuẩn xác và liên hệ
thực tế: Dân số đông sẽ gây ra
tình trạng thất nghiệp, thiếu
việc làm, tệ nạn xã hội, ô
nhiễm môi trường rất nhanh.
Khói bụi từ các nhà máy, rác
thải sinh hoạt, hoạt động công
nghiệp thiếu sự bền vững.
Dân cư tập trung ở Miền

Đông nên tài nguyên bị khai
thác quá mức trong khi đó
miền Tây dân cư thưa thớt.
- GV chuẩn kiến thức cho HS.

khác góp ý, bổ sung. Yêu cầu đến phát triển kinh tế - xã
nêu được:
hội
+ Thuận lợi: nguồn lao động
dồi dào, thị trường tiêu thụ
rộng lớn, đa dạng bản sắc văn
hóa.
+ Khó khăn: gây sức ép đến
phát triển kinh tế, xã hội và ô
nhiễm môi trường, khai thác
tài nguyên chưa hợp lí.

- Thuận lợi: Nguồn lao động
dồi dào, lao động có chất
lượng. Đa dạng bản sắc văn
hóa dân tộc.
- Khó khăn: Nhu cầu về việc
làm, xuất hiện nhiều tệ nạn xã
hội, cạn kiệt tài nguyên , ô
nhiễm môi trường…

- GV chuyển ý: Trung Quốc
làn nước đông dân, nhiều
thành phần dân tộc đã góp
phần tạo nên những nét đặc

thù về xã hội, tiếp theo chúng
ta sẽ tìm hiểu đặc điểm xã hội
ở Trung Quốc.
Bước 4: Cá nhân
2. Xã hội
- GV mời một em học sinh
đọc đoạn đầu nội dung sách
giáo khoa cuối trang 89 đầu
trang 90.
- GV đặt CH cho HS: Với quy - HS suy nghĩ trả lời: Đất
mô dân số Trung Quốc lớn nước rơi vào tình trạng mù
như vậy nếu Nhà Nước không chữ.
đầu tư mạnh cho giáo dục thì
hệ quả gì sẽ xảy ra?
- GV dẫn chứng và giải thích:
+ Một đất nước mù chữ thì
kinh tế khó phát triển, đối với
đất nước đông dân như Trung
Quốc với dân số đông mà mù
chữ kinh tế đứng top cuối thế


giới.
+ Vì thế, khi năm 1945, đất
nước ta bắt đầu xây dựng
kinh tế thì Bác Hồ ra thực
hiện chiến lược diệt giặc đói
và giặc dốt trước tiên.
+ Việt Nam cũng đang thực
hiện vấn đề mở rộng nền giáo

dục rất nhiều: Mở thêm
trường đại học, cao đẳng…
Không thu học phí với những
ai đang học sư phạm.
- GV chuẩn kiến thức cho HS
- GV đặt CH cho HS: Người
Trung Quốc có những đức
tính gì?
- GV mở rộng: trong lịch sử,
Trung Quốc đã sáng tạo ra
những phát minh nổi tiếng và
nhiều công trình kiến trúc vĩ
đại.
- GV đặt CH cho HS: Em hãy
kể tên các phát minh và công
trình kiến trúc nổi tiếng của
Trung Quốc? các phát minh
và công trình kiến trúc nổi
tiếng có ảnh hưởng gì đến
phát triển kinh tế - xã hội
Trung Quốc?
- GV chuẩn kiến thức cho HS.

- GV dặn dò: Về nhà các em
hoàn thành nhiệm vụ sau:
Làm trên giấy kiểm tra, trình
bày sạch đẹp (Tham khảo trên
mạng hoặc nguồn thông tin
khác nhau).
La

bàn
Thời
gian
ra
đời
Ai
phát
minh
Cách
sử

Giấy

In

Thuốc
súng

- Trung Quốc rất đầu tư cho
phát triển giáo dục, tỉ lệ biết
chữ năm 2005 là 90%.
- HS trả lời: Cần cù, sáng tạo,
lao động có chất lượng….

- HS dựa vào SGK và hiểu
biết của bản thân để trả lời:
+ Tứ đại phát minh: la bàn,
giấy, kĩ thuật in, thuốc súng.
+ Công trình kiến trúc: vạn lí
trường thành, cố cung, thiên

đàn, …
+ Ảnh hưởng: thuận lợi phát
triển kinh tế - xã hội và phát
triển du lịch.
- Nền văn minh lâu đời, nhiều
công trình kiến trúc nổi tiếng,
nhiều phát minh quý giá.
=> Thuận lợi phát triển kinh
tế - xã hội và du lịch.


dụng

d. Củng cố bài học (3 phút)
GV đặt CH củng cố bài học cho HS:
Câu 1. Trung Quốc nằm ở khu vực nào?
A. Nam Á
B. Đông Á
C. Đông Nam Á
D. Tây Nam Á
Đáp án: B
Câu 2. Kinh tuyến nào được chọn làm ranh giới giữa 2 miền Đông-Tây Trung Quốc?
A. 1050Đ
B. 1050T
C. 1500Đ
D. 1500T
Đáp án: C
Câu 3. Con sông có chiều dài lớn nhất ở Trung Quốc là con sông nào?
A. Hoàng Hà
B. Hắc Long Giang

C. Trường Giang
D. Tây Giang
Đáp án: C
Câu 4. Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số rất triệt để. Đó là chính sách gì?
A. Mỗi gia đình có 1 con
B. Mỗi gia đình có 2 con
C. Mỗi gia đình có từ 1-2 con
D. Mỗi gia đình có thể sinh nhiều con
Đáp án: A
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)


- Về nhà học bài. Trả lời câu hỏi và bài tập 1, 2, 3, 4 SGK tr90.
- Tìm hiểu trước nội dung: Bài 10. Trung Quốc: Tiết 2. Kinh tế
4. Phụ lục
Phiếu học tập số 1
Thời gian: 3 phút
Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục II miền Đông và Tây Trung Quốc SGK tr87 và hình 10.1,
em hãy so sánh sự khác biệt về địa hình giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
Đặc điểm tự nhiên

Miền Đông

Miền Tây

Địa hình
Phiếu học tập số 2
Thời gian: 3 phút
Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục II miền Đông và Tây Trung Quốc SGK tr87 và hình 10.1,
em hãy so sánh sự khác biệt về khí hậu giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.

Đặc điểm tự nhiên

Miền Đông

Miền Tây

Khí hậu
Phiếu học tập số 3
Thời gian: 3 phút
Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục II miền Đông và Tây Trung Quốc SGK tr87 và hình 10.1,
em hãy so sánh sự khác biệt về sông ngòi giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
Đặc điểm tự nhiên

Miền Đông

Miền Tây

Sông ngòi
Phiếu học tập số 4
Thời gian: 3 phút
Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục II miền Đông và Tây Trung Quốc SGK tr87 và hình 10.1,
em hãy so sánh sự khác biệt về khoáng sản giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
Đặc điểm tự nhiên

Miền Đông

Miền Tây

Khoáng sản
Bảng so sánh sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa 2 miền Đông và Tây Trung Quốc

Đặc điểm tự nhiên
Miền Đông
Miền Tây
Địa hình
Vùng núi thấp và các đồng bằng Gồm các dãy núi cao, các sơn
châu thổ màu mỡ (Hoa Bắc, Hoa nguyên đồ sộ xen bồn địa.
Trung, …)
Khí hậu
Ôn đới gió mùa ở phía Bắc và cận Ôn đới lục địa khắc nghiệt, mưa
nhiệt gió mùa ở phía Nam, mưa ít.
nhiều.
Sông ngòi
Hạ lưu các sông lớn: Hoàng Hà, Thượng lưu sông Hoàng Hà,
Trường Giang, Hắc Long Giang, Trường Giang.


Khoáng sản

dồi dào nước.
Giàu có: Khí đốt, dầu mỏ, than, Dầu mỏ, sắt, than, …
mangan…

Thuận lợi phát triển Phát triển nhiều ngành kinh tế: Đồng cỏ chăn nuôi gia súc, phát
kinh tế
nông nghiệp, công nghiệp, GTVT, triển thủy điện.
cung cấp nước cho sản xuất và sinh
hoạt.
Khó khăn
Động đất, bão, lũ lụt.
Miền núi khó đi lại, khí hậu

khắc nghiệt, bão cát.
5. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Thuận Hải

Long Xuyên, ngày 03 tháng 03 năm 2016
Sinh viên thực tập

Phạm Hữu Quý



×