Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

DIA LI 10 BAI 15 THUY QUYEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.56 KB, 8 trang )

Ngày dạy: 22/10/2015 tại lớp: 10B
Họ và tên SV: Phạm Hữu Quý
MSSV: DDL121095
TIẾT 18 - BÀI 15. THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ
ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần:
a. Về kiến thức
Hiểu rõ:
- Các vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
- Những nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy.
- Những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông
- Một số kiểu sông.
b. Về kĩ năng
Phân biệt được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con
sông.
c. Về thái độ
Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước.
d. Về năng lực
- Năng lực sử dụng bản đồ: HS biết cách sử dụng bản đồ: xác định vị trí cuả các sông lớn
trên Trái Đất và phân tích ảnh hưởng của địa hình đến chế độ nước sông ở miến Trung Việt
Nam.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: HS phân tích được mối quan hệ giữa các nhân
tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông.
- Năng lực hợp tác: HS hoạt động nhóm để tổng hợp kết quả.
- Năng lực giao tiếp: HS cần tích cực phát biểu , tôn trọng, lắng nghe và đóng góp ý kiến
cho câu trả lời của các bạn cùng lớp; HS đứng lớp thuyết trình nội dung HS đã hoạt động
nhóm.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV, giáo án.


- Bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ tự nhiên Việt Nam.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ (GV không kiểm tra bài cũ do tiết trước kiểm tra 1 tiết)
1


c. Dạy nội dung bài mới (41 phút)
Vào bài mới (1 phút)
- GV mở bài: Quá trình tuần hoàn nước trên bề mặt Trái Đất diễn ra như thế nào? Chế độ
nước của một con sông chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên khác ra sao? Đó là những nội
dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay. Ngoài ra, trong bài học này chúng ta
còn tìm hiểu về một số sông lớn trên Trái Đất.
- GV giới thiệu cho HS nội dung bài học gồm 3 phần:
+ I. Thủy Quyển
+ II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
+ III. Một số sông lớn trên Trái Đất
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1. Tìm hiểu về thủy quyển (10 phút)

I. THỦY QUYỂN


Bước 1. Cá nhân

1. Khái niệm

- GV đặt CH cho HS: Thủy - HS dựa vào mục I.1 SGK
quyển là gì?
tr56 để trả trả lời.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

Bước 2. Cả lớp
- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào hình 15, em hãy trình bày
vòng tuần hoàn nhỏ và vòng
tuần hoàn lớn của nước trên
Trái Đất?

- HS quan sát kĩ hình 15 để
nêu và phân tích được quá
trình vận động với 2 vòng
tuần hoàn (nhỏ và lớn) của
nước trong tự nhiên. 1 HS trả
lời, các HS còn lại góp ý bổ
- Sau khi HS trả lời, GV phân sung.
tích cụ thể và sau đó GV
chuẩn kiến thức cho HS.

- GV: Như vậy, nước lại trở
về nơi xuất phát ban đầu của
2



chúng. Và quá trình bốc hơi
lại bắt đầu, vòng tuần hoàn
của nước cứ thế tiếp diễn như
một cổ máy vĩ đại của thiên
nhiên không hề mệt mỏi…
- GV chuyển ý: Trong phần
nước trên lục địa, nước ngọt
chỉ chiếm 3% và trong đó
nước sông chỉ chiếm một
phần rất nhỏ. Nhưng sông lại
có ý nghĩa cực kì quan trọng
đối với tự nhiên và con
người. Vậy các nhân tố tự
nhiên nào đã ảnh hưởng đến
chế độ nước sông? Chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu ngay sau
đây.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số nhân tố ảnh hưởng đến
chế độ nước sông (20 phút)
Bước 1. Cá nhân
- GV đặt CH cho HS: Em hãy - HS đọc đề mục 1, 2 SGK
cho biết các nhân tố nào đã tr57 để trả lời.
ảnh hưởng đến chế độ nước
sông?
- GV: Chúng ta cùng tìm hiểu
nhân tố chế độ mưa, băng
tuyết và nước ngầm.
Bước 2. Cả lớp

- GV đặt CH cho HS: Tại sao
nói chế độ mưa, băng tuyết
và nước ngầm lại ảnh hưởng
đến chế độ nước sông? Nêu
ví dụ.

- HS đọc nội dung phần II.1,
suy nghĩ tìm ra nguyên nhân
và lấy ví dụ cụ thể một sông
nào đó để minh chứng. 1 HS
trả lời, các HS khác góp ý bổ
sung. Yêu cầu nêu được:
+ Nguyên nhân: Do nguồn
tiếp nước chủ yếu của miền
khí hậu nóng và ôn đới là
nước mưa nên mùa lũ tương
ứng với mùa mưa và mùa cạn
tương ứng với mùa mưa và
mùa cạn tương ứng với mùa
khô.
+ Ví dụ sông Hồng mùa lũ từ
tháng 6 – 10 gần trùng với
mùa mưa từ tháng 5 – 10.
+ Các sông ở Bắc Á như Ôbi,
3


Lêna, … khi mùa xuân đến
nhiệt độ tăng làm tuyết tan
cấp nước cho sông làm mực

nước dâng cao.
+ Vùng đá vôi ở Việt Nam
thấm nước nên nước ngầm có
vai trò rất quan trọng.
- GV phân tích lại mối quan
hệ giữa chế độ nước sông với
chế độ mưa, băng tuyết, nước
ngầm cho HS hiểu sau đó
chuẩn kiến thức cho HS.

- GV chuyển ý: cùng với chế
độ nước sông với chế độ
mưa, băng tuyết, nước ngầm
thì địa thế, thực vật và hồ
đầm cũng là những nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến
chế độ nước sông. Chúng có
ảnh hưởng như thế nào? Để
biết được điều đó, mời các
em cùng tìm hiểu ngay sau
đây.
- HS dựa vào mục 2.a SGK
tr57 để trả lời.
Bước 3. Cả lớp và Cá nhân
- GV đặt CH cho HS: Địa thế
ảnh hưởng đến chế độ nước - HS quan sát bản đồ, vận
dụng kiến thức đã học vào
sông như thế nào?
giải quyết vân đề, 1 HS trả lời,
- GV treo bản đồ tự nhiên các HS còn lại góp ý, bổ sung.

Việt Nam lên bảng và đặt CH Yêu cầu nêu được:
cho HS: Dựa vào kiến thức
đã học và bản đồ Tự nhiên + Sông ngòi ngắn, dốc, do địa
Việt Nam, em hãy cho biết vì hình núi lan ra sát biển.
sau mực nước lũ ở các sông + Mưa khá tập trung, mưa với
ngòi miền Trung nước ta lượng nước mưa lớn trong
thường lên rất nhanh?
thời gian ngắn (do địa hình).

4


- GV kết hợp bản đồ chuẩn
xác lại câu trả lời sau đó
chuẩn kiến thức cho HS.
- HS đọc nội dung mục 2.b và
dựa vào sự hiểu biết của mình
Bước 4. Cả lớp
để giải thích:
- GV đặt CH cho HS: Tại sao
nói thực vật có vai trò điều + Một phần khá lớn nước mưa
hòa dòng chảy của sông, được giữ lại trên các tán cây.
giảm lũ lụt?
+ Một phần nhờ rễ cây mà
thấm nhanh xuống đất.
+ Một phần được thảm mục
giữ lại.

- GV tích hợp giáo dục bền
vững về bảo vệ tài nguyên và

phòng chóng thiê ntai cho
HS: Chính vì thế mà chúng ta
cần tích cực trồng rừng phòng
hộ và bảo vệ rừng đầu nguồn - HS suy nghĩ để trả lời, 1 HS
giảm bớt thiên tai, lũ lụt, trả lời, các HS còn lại góp ý
không được chặt phá rừng… bổ sung. Yêu cầu nêu được:
- GV đặt CH cho HS: Ở lưu Trên các lưu vực sông rừng
vực sông, rừng phòng hộ phòng hộ thường được trồng ở
thường được trồng ở đâu? Vì những vùng núi cao, thượng
sao trồng ở đó?
nguồn của sông để điều tiết
nước.

- GV chuẩn kiến thức cho
HS.
- HS đọc nội dung phần 2.c và
dựa vào kiến thức đã học để
Bước 5. Cá nhân
trả lời.
- GV đặt CH cho HS:Tại sao
hồ, đầm lại có tác dụng điều .
hòa nước sông?
- GV nêu ví dụ: Thủy chế
sông Mê Công điều hòa hơn
sông Hồng một phần quan
trọng
nhờ
biển
Hồ
(Campuchia) đã điều tiết

dòng chảy của sông.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

5


- GV chuyển ý: Trên Trái
Đất có rất nhiều sông lớn
nhưng trong số đó điển hình
nhất là các sông Nin, A-madôn và I-ê-nit-xây. Chúng
phân bố ở đâu và có đặc
điểm gì? Mời lớp chúng ta
cùng tìm hiểu về các sông
trên.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về đặc điểm và sự phân bố của một
số sông lớn trên Trái Đất (10 phút)
Bước 1. Cá nhân
- GV treo bản đồ tự nhiê nthế
giới lên bảng và đặt CH cho
HS: Em hãy lên xác định trên
bản đồ vị trí của các con
sông Nin, A-ma-dôn và I-ênit-xây? Chúng nằm ở châu
lục nào?

- HS Lên xác định vị trí và sự
phân bố của các sông trên bản
đồ:
+ Sông Nin ở châu Phi
+ Sông A-ma-dôn ở châu Mĩ

+ Sông I-ê-nit-xây ở chau Á

Bước 2. Hoạt động nhóm
- GV chia lớp thành 9 nhóm - HS hoạt động nhóm theo sự
mỗi nhóm gồm 4 HS 2 bàn hướng dẫn của GV một cách
trên và dưới quay mặt vào tích cực.
nhau, sau đó GV phát phiếu
học tập cho HS yêu cầu HS
dựa vào nội dung mục III
SGK tr58 thảo luận trong 3
phút để hoàn thành phiếu học
tập (phụ lục a, b, c).
+ Nhóm 1, 2, 3: làm phiếu
học tập số 1
+ Nhóm 4, 5, 6: làm phiếu
học tập số 2
+ Nhóm 7, 8, 9: làm phiếu
học tập số 3
- Sau khi HS thảo luận GV
mời lần lượt các nhóm cử đại
diện lên trình bài, các nhóm
cùng làm phiếu học tập thì
góp ý, bổ sung.

- HS mỗi nhóm xung phong
trả lời từng nội dung mà GV
yêu cầu, các HS trong mỗi
nhóm có cùng phiếu học tập
nhận xét bổ sung câu trả lời
của nhóm trình bày.


- GV chuẩn kiến thức cho
HS.
d. Củng cố bài học (3 phút)
6


GV đặt CH củng cố bài học cho HS:
- Dựa vào hình 15, em hãy trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của
nước trên Trái Đất.
- Em hãy trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)
- Về nhà học bài.
- Tìm hiểu trước nội dung: Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biền
4. Phụ lục
a. Phiếu học tập số 1
Thời gian: 3 phút
Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục III SGK tr58 và kiến thức đã học, em hãy nêu các đặc
điểm và sự phân bố của sông Nin.
Tên
Chiều Hướng Nơi bắt Cửa sông Chảy qua các khu vực Nguồn
cung
Sông
dài
chảy
nguồn
đổ ra
khí hậu nào? ở đâu?
cấp nước chính


b. Phiếu học tập số 2
Thời gian: 3 phút
Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục III SGK tr58 và kiến thức đã học, em hãy nêu các đặc
điểm và sự phân bố của sông A-ma-dôn.
Tên
Chiều Hướng Nơi bắt Cửa sông Chảy qua các khu vực Nguồn
cung
Sông
dài
chảy
nguồn
đổ ra
khí hậu nào? ở đâu?
cấp nước chính

c. Phiếu học tập số 3
Thời gian: 3 phút
Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục III SGK tr58 và kiến thức đã học, em hãy nêu các đặc
điểm và sự phân bố của sông I-ê-nit-xây.
Tên
Chiều Hướng Nơi bắt Cửa sông Chảy qua các khu vực Nguồn
cung
Sông
dài
chảy
nguồn
đổ ra
khí hậu nào? ở đâu?
cấp nước chính


d. Thông tin phản hồi
Tên
Chiều Hướng
Sông
dài
chảy
Nin
6695
Nam –
km
bắc
A-madôn
I-ê-nitxây

6437
km
4102
km

Nơi bắt
nguồn
Hồ
Victoria

Cửa sông
đổ ra
Địa
Trung
Hải
Tây - Dãy An- Đại Tây

đông
đét
Dương
Nam – Dãy
Bắc Băng
bắc
Xai-an
Dương

Chảy qua các khu vực
khí hậu nào? ở đâu?
Xích đạo, cận xích đạo
và cận nhiệt châu Phi

Nguồn
cung
cấp nước chính
Mưa và nước
ngầm

Xích đạo châu Mĩ

Mưa và nước
ngầm
Băng – tuyết tan
và mưa

Ôn đới lạnh châu Á

7



5. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………….
Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Long Xuyên, ngày 22 tháng 10 năm 2015
Sinh viên dự giờ

Phạm Hữu Quý

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×