NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA
NHÓM 7:
1. NGUYỄN LÊ ANH
2. TRẦN ĐỨC HÀ
3. ĐINH HỮU NGHĨA
4. ONG QUỐC THOẠI
C
Ấ
U
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua
2. Nghĩa vụ nhận hàng của người mua
3. Giải pháp của người bán khi người mua vi
T
R
Ú
C
phạm hợp đồng
4. Bồi thường thiệt hại
5. CASE STUDIES
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua
1.1 Nơi thanh toán (Địa điểm thanh toán)
CISG quy định nếu không có thỏa thuận trong hợp
đồng thì người mua trả tiền cho người bán tại một
trong các địa điểm sau đây:
• Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán;
• Tại nơi giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc
trả tiền phải được làm cùng một lúc với việc với
việc giao hàng hoặc giao chứng từ .
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua
1.1 Nơi thanh toán (Địa điểm thanh toán)
Trong trường hợp hợp đồng không quy định địa điểm thanh
toán thì người mua phải thanh toán tiền hàng tại nơi có trụ
sở thương mại của người bán, hoặc nơi giao hàng hoặc tại
nơi giao chứng từ nếu việc trả tiền, giao hàng và chứng từ
phải được tiến hành đồng thời. Trong trường hợp này,
Công ước Viên cũng quy định nếu người bán thay đổi trụ sở
thương mại của mình sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa
được ký kết thì người bán phải chịu chi phí phát sinh liên
quan đến việc thanh toán
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua
1.2. Thời gian thanh toán
- Trong trường hợp không có sự thỏa thuận khác giữa các
bên thì việc thanh toán phải được thực hiện đồng thời
với việc giao hàng hay giao chứng từ liên quan đến hàng
hóa
- Trong trường hợp hợp đồng không quy định thời hạn
thanh toán, thì người mua có nghĩa vụ thanh toán khi
người bán đã đặt hàng hay chứng từ liên quan đến hàng
hóa dưới sự định đoạt của người mua theo quy định của
hợp đồng
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua
1.2. Thời gian thanh toán
• Luật Thương mại Việt Nam 2005 có quy định tương tự
Khoản 3 Điều 58 CISG , theo đó, người mua không có
nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm
tra hàng hóa, trừ trường hợp phương thức giao hàng
hay thanh toán do các bên thỏa thuận không cho phép
người mua kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
• - Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật
Thương mại Việt Nam người mua có nghĩa vụ phải thanh
toán trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng và
sự mất mát, hư hỏng này xảy ra sau thời điểm chuyển
quyền sở hữu trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi
của người bán.
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua
1.3. Xác định giá
Khi trong hợp đồng các bên không thỏa thuận giá cả hay
cách thức xác định giá của hàng hóa thì người mua phải
thanh toán như thế nào. Theo Công ước Viên 1980 thì
trong trường hợp trong hợp đồng không quy định một cách
trực tiếp hay gián tiếp cách xác định giá thì được phép suy
đoán là các bên đã có ngụ ý dựa vào giá cả đã được ấn
định cho loại hàng hóa như vậy khi hàng hóa này được
đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành buôn
bán hữu quan.
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua
1.3. Xác định giá
Điều 52 Luật Thương mại 2005 - :
• Loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về
phương thức giao hàng,
• Thời điểm mua bán hàng hóa,
• Thị trường địa lý,
• Phương thức thanh toán; và
• Các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua
1.3. Xác định giá
Trong CISG cũng quy định rằng nếu giá cả ấn định theo
trọng lượng của hàng hóa thì trong trường hợp có nghi
ngờ, giá sẽ được xác định theo trọng lượng tịnh
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua
1.4. Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán
Nếu người mua chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản
tiền thiếu khác thì người mua có quyền đòi tiền lãi trên số
tiền chậm trả đó. Tuy nhiên Công ước Viên không quy định
về cách tính lãi suất chậm thanh toán
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua
1.4. Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán
Nếu người mua chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí
hợp lý khác thì người bán có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên
số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình
trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời
gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác
1. Nghĩa vụ thanh toán của người mua
1.5. Tạm ngừng thanh toán
Điều 51 Luật thương mại 2005 quy định rằng, nếu trong
hợp đồng không có thỏa thuận khác thì người mua có
quyền tạm ngừng việc thanh toán trong những trường hợp:
1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối;
2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối
tượng bị tranh chấp và tranh chấp đó chưa được giải
quyết xong;
3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng
không phù hợp với hợp đồng và người bán chưa khắc
phục xong sự phù hợp đó
2. Nghĩa vụ nhận hàng
2.1. Khái niệm
• Nhận hàng được hiểu là việc người mua tiếp nhận trên
thực tế hàng hóa người bán.
• Người mua có nghĩa vụ phải nhận hàng đúng thời hạn
được quy định trong hợp đồng, tức là phải thực hiện mọi
hành vi để người bán có thể thực hiện giao hàng theo
quy định của hợp đồng
• Vì vậy, người mua sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng nếu
không tiếp nhận hàng hóa theo quy định trong hợp đồng
2. Nghĩa vụ nhận hàng
2.1. Khái niệm
• Cần lưu ý, việc nhận hàng trên thực tế không đồng
nghĩa với việc người mua đã chấp nhận về hàng hóa
được giao.
• Theo quy định của CISG cũng như Luật Thương mại Việt
Nam 2005, sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán
vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của
hàng hóa không thể phát hiện được trong quá trình kiểm
tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết
hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không
thông báo cho bên mua.
2. Nghĩa vụ nhận hàng
2.1. Khái niệm
• Về phía người mua nếu sau khi đã nhận hàng và có ý
định sử dụng quyền từ chối không nhận hàng chiếu theo
hợp đồng hay theo CISG, thì họ phải tiến hành các biện
pháp hợp lý để bảo quản hàng hóa. Người mua có
quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi người bán hoàn trả
cho họ các chi phí hợp lý cho việc đấy.
• Người mua trong trường hợp hàng hóa có nguy cơ hư
hỏng thì có quyền bán đi hàng hóa đó.
2. Nghĩa vụ nhận hàng
2.2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhận
hàng
Tại thời điểm nhận hàng, sau khi kiểm tra và phát hiện sự
không phù hợp của hàng hóa, người mua phải thông báo
sự không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ khi
người mua phát hiện ra sự không phù hợp đó.
Đối với các loại hàng hóa cần bảo hành thì thời gian bảo
hành dài hơn thời hạn 02 năm thì cần chú ý cẩn thận khi
giao kết hợp đồng, vì có thể có lỗi phát sinh trong quá trình
sử dụng và vận hành,
2. Nghĩa vụ nhận hàng
2.2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhận
hàng
• Nếu bên mua không thực hiện vào thời gian đã thỏa
thuận hay trong thời gian hợp lý, thì quyền lợi này sẽ
được bên bán thay cho bên mua thực hiện xác minh dựa
theo nhu cầu của người mua.
• Luật thương mại 2005 có quy định khác so với CISG,
theo đó trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua
không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao
hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng
theo hợp đồng.
2. Nghĩa vụ nhận hàng
2.2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhận
hàng
• Sau khi kiểm tra hàng hóa, nếu hàng hóa không phù
hợp với hợp đồng, người mua có quyền từ chối cả lô
hàng, từ chối một phần và nhận một phần, hoặc chấp
nhận cả lô hàng.
• Người mua chỉ được tuyên bố hủy toàn bộ hợp đồng nếu
việc không thực hiện hợp đồng hoặc một phần giao
hàng không phù hợp với hợp đồng cấu thành một sẹ vi
phạm chủ yếu của hợp đồng
2. Nghĩa vụ nhận hàng
2.2. Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhận
hàng
• Người mua nếu sau khi đã nhận hàng và có ý định sử
dụng quyền từ chối không nhận hàng chiếu theo hợp
đồng hay theo CISG, thì họ phải tiến hành các biện pháp
hợp lý để bảo quản hàng hóa. Người mua có quyền giữ
lại hàng hóa cho tới khi người bán hoàn trả cho họ các
chi phí hợp lý cho việc đấy. Cũng như người bán thì
người mua trong trường hợp hàng hóa có nguy cơ hư
hỏng thì có quyền bán đi hàng hóa đó
3. Giải pháp của người bán khi người
mua vi phạm hợp đồng
3.1. Các quyền của người bán
Các biện pháp bảo hộ pháp lý của người bán trong trường
hợp người mua vi phạm hợp đồng theo CISG bao gồm:
• Quyền yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực
hiện nghĩa vụ khác của người mua;
• Người bán có thể tự mình xác định hàng hóa chiếu theo
nhu cầu của người mua mà họ có thể biết mà không làm
hại đến các quyền lợi khác;
• Quyền đòi bồi thường thiệt hại;
• Quyền có thể tuyên bố hủy hợp đồng.
3. Giải pháp của người bán khi người
mua vi phạm hợp đồng
3.1. Các quyền của người bán
CISG còn cho phép người bán không mất quyền đòi bồi
thường thiệt hại khi họ sử dụng các biện pháp bảo hộ pháp
lý khác
3. Giải pháp của người bán khi người
mua vi phạm hợp đồng
3.1. Các quyền của người bán
Luật thương mại Việt Nam 2005:
– Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
– Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
– Hủy bỏ hợp đồng;
– Buộc bồi thường thiệt hại;
– Phạt vi phạm; và
– Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận.
3. Giải pháp của người bán khi người
mua vi phạm hợp đồng
3.2. Quyền yêu cầu người mua thanh toán
tiền hàng và nhận hàng hóa
• Cả Luật thương mại 2005 và CISG đều thống nhất rằng
buộc thực hiện hợp đồng là một chế tài cơ bản đối với
bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, tuy nhiên quy định của
mỗi bên lại có phần khác biệt nhất định.
• Theo CISG, người bán có thể yêu cầu người mua trả
tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của
người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ
pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó .
• Theo LTM 2015, buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình
thức chế tài, theo đó việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi
phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện
pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm
phải chịu chi phí phát sinh
3. Giải pháp của người bán khi người
mua vi phạm hợp đồngg
3.3. Tuyên bố hủy hợp đồng
• Thứ nhất, người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó
của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một
sự vi phạm chủ yếu của hợp đồng
• Thứ hai, người mua không thực hiện nghĩa vụ theo quy
định của hợp đồng trong trường hợp người bán đã cho
thêm một thời hạn để thực hiện nghĩa vụ nhưng họ đã
không thực hiện nghĩa vụ này,
3. Giải pháp của người bán khi người
mua vi phạm hợp đồng
3.3. Tuyên bố hủy hợp đồng
Các điều kiện tuyên hủy hợp đồng:
• Thứ nhất, người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó
của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một
sự vi phạm chủ yếu của hợp đồng
• Thứ hai, người mua không thực hiện nghĩa vụ theo quy
định của hợp đồng trong trường hợp người bán đã cho
thêm một thời hạn để thực hiện nghĩa vụ nhưng họ đã
không thực hiện nghĩa vụ này,