LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay,
các quan hệ thương mại quốc tế giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước
ngoài được thiết lập ngày càng nhiều và tỷ lệ thuận với nó là số lượng hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế tăng lên nhanh chóng. Và nhà nước ta cũng đã thay đổi
pháp luật để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Các doanh nghiệp cũng đã chú
trọng hơn trong việc nẵm vững pháp luật, để tránh được những rủi ro không đáng
có.Tuy nhiên,các chủ thể này có hay chăng thì cũng chỉ biết về pháp luật trong
nước mà thôi. Chính vì thế mà tồn tại một thực tế là còn khá nhiều thương nhân
trong nước tỏ ra lúng túng khi tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, điều này xuất phát từ việc chưa nắm và hiểu rõ các vấn đề liên
quan đến luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Mà hầu hết các
quốc gia hiện nay khi tham gia kí kết gia nhập Công ước Viên, hoặc các hợp đồng
mua bán quốc tế này sẽ đều chọn Công ước Viên là luật áp dụng, mà Việt Nam
chưa gia nhập Công ước Viên nên cần phải hiểu rõ hơn về những quy định của
Luật thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa
quốc tế để từ đó có thể áp dụng đúng luật, tránh tổn hại không đáng có xảy ra.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Quyền và nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng
mua bán hàng hóa theo Luật thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980
về mua bán hàng hóa quốc tế”.
1
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
I. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa theo công ước Viên 1980 về mua
bán hàng hóa quốc tế
Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)
được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế
(UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Vì vậy đối tượng điều chỉnh của Công ước
này là các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, Công ước này lại không
quy định thế nào là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Nhưng ta có thể hiểu
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động của các bên có trụ sở thương mại
tại các quốc gia khác nhau tiến hành mua bán hàng hóa theo đó bên bán giao hàng
và chứng từ liên quan đến hàng hóa còn người mua thì nhận hàng.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hình thức thể hiện hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, cũng như “hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế”,
Công ước Viên 1980 cũng không quy định trực tiếp về hợp đồng mua bán mà chỉ
quy định gián tiếp khi quy định tại điều 1 Công Ước Viên: “Công ước này áp dụng
cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau.” Như vậy có thể hiểu hợp đồng hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế là sự thoả thuận ý chí giữa các thương nhân có trụ sở thương mại đặt tại
các quốc gia khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở
hữu hàng hoá cho một bên kia và nhận thanh toán; còn bên mua thì có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Theo quy định tại điều 1 của công ước này, có thể thấy rằng chủ thể tham gia
hợp đồng mua bán hàng hóa là các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác
2
nhau và các quốc gia này là quốc gia thành viên của công ước hoặc theo các quy
tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của các nước thành viên công ước
này. Như vậy không phải chủ thể nào cũng là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế theo công ước Viên. Công ước này chỉ điều chỉnh các hoạt đồng mua
bán hàng hóa mà các chủ thể tham gia là các chủ thể có trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau. Theo khoản 3 điều 1 Công ước Viên quy định “Quốc tịch của
các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại
của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước
này.” Như vậy theo Công ước Viên, tính quốc tế không phụ thuộc vào quốc tịch
của các bên, cũng như quy chế dân sự hay thương mại của họ mà Công ước này chỉ
quan tâm tới trụ sở thương mại của họ có tại các quốc gia khác nhau hay không mà
thôi. Trong trường hợp các chủ thể không có trụ sở thương mại thì tính quốc tế ở
đây dựa vào nơi cư trú của chủ thể đó. dù người mua và người bán có quốc tịch
khác nhau, nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một
quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế.
Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa. Hàng hóa ở đây có thể hiểu là tài sản mà
các bên đưa ra buôn bán trao đổi với nhau nhằm mục đích thương mại và được
chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác. Nhưng không phải tất cả
các loại hàng hóa trên đều là đối tượng của hợp đông mà thuộc phạm vi điều chỉnh
của Công ước Viên. Điều 3 quy định Công ước này không áp dụng vào việc mua
bán:
“a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người
bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng,
không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như
thế.
3
b. Bán đấu giá.
c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền
tệ.
e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
f. Ðiện năng.”
II. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại Việt Nam
2005
Luật thương mại Việt Nam 2005 được Quốc hội thông qua trong kì họp thứ 7
ngày 14 tháng 6 năm 2006. Đó là luật điều chỉnh các hoạt động thương mại được
thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, Luật thương mại cũng đã có quy định
cụ thể về hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Thế nào là hoạt động mua bán hàng hóa ?. Luật thương mại Việt Nam có quy
định về hoạt động thương mại và mua bán hàng hóa. Đó là khoản 1 điều 3 quy định
“hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác” và khoản 8 điều 3 luật thương mại quy định: “Mua bán
hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển
quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên bán có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Trong đó theo các phương thức nào đó mà các bên đã thỏa thuận thì bên bán tiến
hành giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh
toán, còn bên mua sẽ thanh toán cho bên mua, nhận hàng và quyền sở hữu hàng
4
hóa. Hoạt động này là nhằm mục đích sinh lợi. Đây cũng là điểm khác biệt với các
giao dịch dân sự. Các chủ thể tham gia giao dịch dân sự để nhằm mục đích sử dụng
của mình.
Luật thương mại không quy định thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa
nhưng dựa quy định về hoạt động mua bán hàng hóa và theo quy định tại điều 388
BLDSVN 2005 quy định: “Hợp đồng dân là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” thì ta có thể hiểu hợp đồng
mua bán hàng hóa là hợp đồng do các chủ thể kí kết để tiến hành hoạt động thương
mại của mình. Nội dung chính của hợp đồng là quy định về nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, đồng thời họ có quyền nhận thanh
toán từ bên mua. Còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền, và có quyền nhận hàng
và quyền sở hữu hàng hóa từ bên mua. Điều 24 Luật thương mại quy định hình
thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Điều 2 Luật thương mại quy định chủ thể tham gia là các thương nhân hoạt
động thương mại, tổ chức cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại.Trong đó
điều 6 quy định thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí
kinh doanh. Ngoài ra, điều 16 quy định về thương nhân nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam cung là chủ thể tham gia hợp đồng; “thương nhân nước ngoài là thương
nhân được thành lập, đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài
hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận”. Công ước Viên chỉ điều chỉnh các
hợp đồng mà các chủ thể tham gia có trụ sở tại các quốc gia khác nhau, yếu tố
quốc tịch không được xét đến.Còn Luật thương mại quy định yếu tố quốc tịch của
các chủ thể là yếu tố xác định hợp đồng hàng hóa đó có tính chất quốc tế hay
không.
5
Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa. Theo khoản 2 điều 3 LTM quy định hàng
hóa bao gồm tất cả các loại động hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, kể cả động
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếản hình thành trong tương lai; và những vật
gắn liền với đất đai.LTM quy định mang tính chất liệt kê thế nào được coi là hàng
hóa. Công ước Viên chỉ quy định các trường hợp các đối tượng hàng hóa không
thuộc đối tượng mà công ước Viên điều chỉnh. Đó là các trường hợp được quy
định tại điều 2 của Công ước Viên.
6
CHƯƠNG II: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN TRONG HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VÀ THEO
LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2005
I. Quyền và nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
theo công ước Viên 1980
1. Sự hình thành và phát triển của công ước Viên 1980
Cùng với sự phát triển kinh tế, các quan hệ giao lưu buôn bán diễn ra ngày càng
nhiều. Các tập đoàn kinh tế không chỉ hoạt động trong thị trường trong nước mà
tiến hành đầu tư, xâm nhập thị trường của các nước khác. Vì thế mà khối lượng các
hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng tăng. Nhưng.trước khi Công ước Viên ra
dời thì chưa có luật quốc tế thống nhất nào điều chỉnh các hợp đồng này. Mà chỉ có
các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng chọn luật được áp dụng, hay các bên thỏa
thuận với nhau áp dụng tập quán, thông lệ quốc tế để điều chỉnh hợp đồng đó mà
thôi. Chính vì thế, trước năm 1930, nhu cầu cần được ban hành một luật quốc tế
thống nhất để điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Sau một quá trình
nỗ lực, tháng tư năm 1980, một hội nghị quốc tế họp ở Viên đã ban hành Công ước
của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế.
Sự ra đời của Công ước Viên đánh dấu sự nỗ lực trên 50 năm cố gắng thống
nhất luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Quá trình
hình thành Công ước Viên trải qua ba giai đoạn: giai đoạn những năm 1930; giai
đoạn 1950-1963; giai đoạn 1964-1980.
Vào những năm 1930, Hội đồng quốc tế về thống nhất luật tư đã bổ nhiệm một
hội đồng các chuyên gia để thống nhất luật buon bán hàng hóa quốc tế. Nhưng năm
trước Ernst Rabel, cuộc họp tai Berlin đã đệ trình bản báo cáo tới UNIDROIT. Sau
khi xem xét bản báo cáo này, thành viên lãnh đạo của UNIDROIT được bổ nhiệm
7
cùng với các đại diện từ Pháp, Đức, Anh và hệ thống các nước Scandinavi. Các
chuyên gia của hội đồng đã hoàn thành bản dự thảo luật thống nhất mua bán hàng
hóa quốc tế đầu tiên vào năm 1935. Sau đó, bản dự thảo đã được đưa tới Chính
Phủ của các nước và lấy ý kiến của họ. Và dựa vào những ý kiến này, Hội đồng
chuẩn bị bản dự thảo thứ 2 dự kiến vào năm 1939, ngay khi chiến tranh thế giới
thứ hai xảy ra.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1950 đến năm 1963. Vào năm 1950, hội đồng
của UNIDROIT đã thuyết phục các chính phủ của Hà Lan tham gia cuộc họp để
xem xét nội dung của dự thảo. Cuộc họp diễn ra trong 10 ngày vào tháng 11 năm
1951 ngay sau khi cuộc họp Hague về luật tư pháp quốc tế. Ngoại trừ Nhật Bản, 20
quốc gia đại diện Tây Âu tham dự cuộc họp. Năm 1956, hội đồng chuẩn bị bản dự
thảo mới về thống nhất luật mua bán mà chính phủ Hà lan đưa tới các chính phủ và
tổ chức quốc tế khác có lợi ích liên quan để lấy ý kiến. Những lời bình này cơ sở
để hội đồng hoàn thành bản dự thảo năm 1963 để đệ trình lên hội nghị quốc tế.
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn từ năm 1968 dến năm 1980. Năm 1966, General
Assembly của Liên Hợp Quốc đã thành lập hội đồng về luật thương mại quốc tế để
thúc đẩy quá trình thống nhất luật thương mại quốc tế. Vào kì họp thứ nhất năm
1968, hội đồng quyết định trưng cầu ý kiến của các nước với sự tôn trọng Công
ước Hague về buôn bán. Sau khi xem xét tại kì họp thứ 2 , hội đồng đã bổ nhiệm
Working Group với 14 thành viên, sau đó tăng lên 15 thành viên, để xác định có
nên sửa đổi luật thống nhất 1964 để tăng thêm sự chấp nhận tham gia của các nước
khác, hay sẽ soạn thảo ra một dự thảo hoàn toàn mới. Cuối cùng Working Group
đã quyết định soạn thảo 1 dự thảo mới. Từ năm 1970- 1978, nhóm đã làm làm việc
7 lần để xem xét nội dung của Công ước mua bán hàng hóa sẽ được soạn thảo; và
thêm vào đó là 2 lần để chuẩn bị nội dung điều chỉnh sự hình thành hợp đồng mua
bán hàng hóa. Working Group đã đệ trình một bản dự thảo mua bán tới hội đồng
8
năm 1977, và nội dung của bản dự thảo về sự hình thành đó vào năm 1978. Sau khi
danh sách các dự thảo này, hội đồng đã quyết định hợp nhất nội dung các dự thảo
này và yêu cầu tới General Assembly triệu tập cuộc họp quốc tế để xem xét nội
dung của UNCITRAL năm 1978. General Assembly đã ban hành ra lệnh triệu tập
cuộc họp quốc tế vào tháng 3-4/1980 tại trụ sở của UNCITRAL ở Viên với sự
tham gia của của 62 đại biểu của các quốc gia, đại diện cho các khu vực của cộng
đồng thế giới. Tại đây, hội nghị đã quyết định thông qua và ban hành Công ước
Viên 1980 để điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Hiện nay đã có rất nhiều quốc gia tham gia là thành viên cảu Công ước này. Hầu
hết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi Công ước
này. Bởi vì hầu hết các hợp đồng này được kí kết giữa các thành viên của Công
ước, hay theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là Công ước, hoặc
cũng do sự thỏa thuận của các bên chọn Công ước Viên là luật áp dụng.
2. Quyền và nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo
công ước Viên 1980
a. Giao hàng và chuyển giao chứng từ có liên quan:
Điều 30 CƯV quy định “Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên
quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng quy định
của hợp đồng và của Công ước này”. Vì tính chất của hợp đồng là thỏa thuận ý
chí của các bên nên việc giao hàng và chuyển chứng từ được ưu tiên thực hiện
dựa trên cơ sở hợp đồng. Thông thường, khi các bên ký kết với nhau thường sẽ
thỏa thuận về địa diểm giao hàng, cách thức giao hàng, diều kiện giao hàng…
hay sẽ thỏa thuận các tập quán mà các bên đã có hay sử dụng incoterm và những
thỏa thuận này sẽ được quy định tai các điều khoản của hợp đồng. Và đây cũng là
cơ sở để các bên thực hiện hợp đồng và cũng là căn cứ cho các bên bảo vệ quyền
và lợi ích của mình khi bị xâm hại.
9
Trong trường hợp hợp đồng không quy định người bán bắt buộc phải giao hàng
tại một nơi nhất định nào đó, thì nghĩa vụ giao hàng của người này là:
“Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hoá thì người bán
phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người
mua;quy định này áp dụng trong trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận
chuyển. Và người bán chỉ có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu
tiên.
nếu trong những trường hợp không dự liệu bởi điểm nói trên, mà đối tượng
của hợp đồng mua bán là hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được trích
ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và
vào lúc ký kết hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng đã có hay đã phải được chế
tạo hoặc sản xuất ra tại một nơi nào đó thì người bán phải có nghĩa vụ đặt hàng
dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đó. Đây là một địa điểm mà người
mua sẽ đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người bán trong trường hợp hợp
đồng không dự liệu các điểm nói trên và hàng hóa trong hợp đồng là hàng đồng
loại hay hàng đặc định được trích ra từ một khối lượng dự trữ.
trong các trường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt
của người mua tại nơi nào mà người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm ký
kết hợp đồng”. Như vậy, trong các trường hợp khác, trụ sở thương mại của
người bán vào thời điểm kí kết hợp đồng là địa điểm để người bán đặt hàng hóa
dưới quyền định đoạt của người mua.
-Về thời hạn giao hàng thì theo điều 33 Công ước này, bên bán phải giao hàng
đúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng đã quy định, hay có thể xác định được bằng
cách tham chiếu vào hợp đồng. Nếu hợp đồng có ấn định thời khoảng thời gian
giao hàng hay có thể xác định khoảng thời gian đó bằng cách tham chiếu vào hợp
10
đồng nếu như không thể căn cứ vào các tình tiết để biết ngày giao hàng mà người
mua ấn định là ngày nào thì người bán có thể giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào
trong khoảng thời gian đó. Còn trong trường hợp khác thì người bán giao hàng và
chứng từ trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi ký kết hợp đồng.
Về việc chuyển giao chứng từ thì theo điều 34 quy định: “Nếu người bán phải
có nghĩa vụ phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá thì họ phải thi hành
nghĩa vụ này đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong
hợp đồng. Trong trường hợp người bán giao chứng từ trước kỳ hạn, thì họ có thể,
trước khi hết thời hạn quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất kỳ điểm nào không
phù hợp với chứng từ với điều kiện là việc làm này không gây cho người mua một
trở ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên, người mua vẫn có quyền đòi người bán
bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này”.
b. Đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa đối với hợp đồng và quyền của người
thứ ba.
Ngoài nghĩa vụ giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng hóa phù hợp với
các điều khoản của hợp đồng và phù hợp với các quy định của Công ước này thì
người bán còn có nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng háo đối với hợp đồng
và quyền của người thứ ba đối với hàng hóa đó. Điều 35.1 quy định “. Người bán
giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và
đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu”. Tuy nhiên Công ước Viên
không quy định thế nào là hàng hóa phù hợp với hợp đồng mà chỉ đưa ra các
trường hợp hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng. Khoản 2 điều 35
Công ước này quy định: “2. Ngoại trừ những trường hợp đã được các bên thỏa
thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu:
11
a. Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng
loại vẫn thường đáp ứng.
b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực
tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào
các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của
người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.
c. Hàng không có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã
cung cấp cho người mua.
d. Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng
cùng loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ
gìn và bảo vệ hàng hoá đó”. Khi tham gia ký kết các hợp đồng, các bên có thể đưa
ra các điều khoản quy định các trường hợp hàng hóa bị coi là không phù hợp với
hợp đồng. Và đương nhiên các bên chỉ cần dựa vào đó mà xem xét hàng hóa đó có
phù hợp với hợp đồng hay không. Còn trong trường hợp các bên không thỏa thuận
thì tính phù hợp của hàng hóa đối với hợp đồng sẽ được xem xét dựa trên các quy
định này của Công ước. Khi giao hàng thì người mua có nghĩa vụ phải kiểm tra
hàng hóa hoặc bảo đảm có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà
thực tế có thể làm được tùy từng trường hợp cụ thể.
Vậy nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đông thì trách nhiêm của
các bên ra sao?
Khi người bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì theo điều 36 quy
định, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm chiếu theo hợp đồng và Công ước này
vào lúc chuyển giao quyền rủi ro cho người mua, ngay cả khi sự không phù hợp
của hàng hóa chỉ được phát hiện sau đó. Sau thời điểm chuyển giao hàng hóa nói
trên, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về sự không phù hợp của hàng hóa nếu
12