Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Công ty YAMAHA việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.66 KB, 12 trang )

CÔNG TY YAMAHA MOTOR VIỆT NAM
VỚI CÔNG NGHỆ PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY YAMAHA MOTOR
VIỆT NAM
1.1Giới thiệu tổng quan về công ty
Yamaha là một công ty của Nhật Bản chuyên nhiều lĩnh vực khác nhau từ
những dụng cụ âm nhạc, thiết bị điện, động cơ và đặc biệt là xe gắn máy.
Trong những năm 60 của thế kỷ 20, Yamaha Motor bắt đầu khuếch trương
hoạt động của mình trên toàn cầu. Năm 1966, thành lập công ty liên doanh đầu
tiên tại Thái Lan có tên là Siam Yamaha Co., Ltd.,. Năm 1968, thành lập
Yamaha Motor Europe N.V. tại Hà Lan. Tiếp đó là Mê-hi-cô, Bra-xin..
Ngày nay, Yamaha đã có mặt tại hầu hết các nước trên thế giới trong đó
nhiều nhất là những nước tại Châu Á, Châu Âu.
Hiện diện tại Việt Nam từ 1996, Yamaha Việt Nam luôn đi đầu trong việc
nghiên cứu và chế tạo ra các mẫu xe có thiết kế thể thao, đẹp mắt, động cơ,
mạnh và ổn định.
Ngày 24 tháng 1 năm 1998 Yamaha Motor Việt Nam được thành lập.

Bảng 1.1: Quá trình hình thành và phát triển công ty
Yamaha Motor Việt Nam.


Công ty có 2 nhà máy; nhà máy 1 được xây dựng tại xã Trung Giã, huyện
Sóc Sơn, Hà Nội; nhà máy 2 xây dựng tại xã Quang Tiên, huyện Sóc Sơn, Hà
Nội và có nhiều chi nhánh tại Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Cần Thơ,
Long Xuyên, Hải Phòng. Diện tích nhà máy 100.000 m2.
Công ty có vốn pháp định 37.000.000 USD trong đó công ty TNHH Yamaha
Motor Nhật Bản 46%, tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và nhà máy cơ khí
Cờ Đỏ 30%, công ty công nghiệp Hong Leong Malaysia 24%.
Sản phẩm của công ty là xe máy và phụ tùng, số lượng CBCNV trên 2000
người.


1.2Giới thiệu về ngành công ty đang hoạt động.
Công ty Yamaha motor Việt Nam với đặc thù là mô hình kinh tế liên doanh
Nhật Bản và Malaysia, sản phẩm hàng hóa của công ty tại thị trường Việt Nam
là các dòng xe máy mang thương hiệu Yamaha, với hệ thống quản lý chất lượng
được quy chuẩn theo đề án toàn cầu hóa về chất lượng của hãng Yamaha.
Ngành công ty hoạt động: Sản xuất xe máy thương hiệu Yamaha trên thị
trường Việt Nam. Yamaha hướng tới mục tiêu con người là yếu tố nền tảng, vì
vậy Yamaha ra sức mở rộng thị trường tiêu thụ những sản phẩm tốt nhất.
Đối thủ cạnh tranh với Yamaha Motor Việt Nam: Honda Việt Nam, SYM,
Việt Nam Suzuki. Trog mỗi năm Honda tiêu thụ được 921 937 xe các loại,
Yamaha là 633 622 chiếc và SYM là 74 000 chiếc.
Sản phẩm xe máy Yamaha ngay từ khi được tiêu thụ trên thị trường,
lập tức nó trở thành cầu nối giữa Công ty Yamaha Motor Việt Nam và khách
hàng. Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã xác lập được một vị trí vững
mạnh trong thị trường xe máy trong nước, chiếm đến gần 30%, đứng thứ 2 chỉ
sau HONDA.
1.3 Giới thiệu chung về đặc điểm phát triển và ứng dụng công nghệ phun xăng
điện tử của công ty.
Công ty Yamaha Motor Việt Nam là công ty mang đặc thù công nghệ của
Nhật Bản, tiếp thu rất nhiều công nghệ như Bộ chế hòa khí, phun xăng điện tử
-FI và Blue Core. Hiện nay, do nhu cầu của xã hội, nhu cầu của người tiêu dùng
và chính công ty thì công nghệ có tính ảnh hưởng mạnh mẽ lên công ty là hệ
thống phun xăng điện tử và cũng là công nghệ mang tính cạnh tranh rất cao với
các đối thủ của công ty. Sau đây là hình mô tả công nghệ này và tác dụng, chức
năng của công nghệ.


1. ECU – Bộ điều khiển động cơ
2. Cảm biến góc quay trục khuỷu
3. Cảm biến áp suất khí nạp

4. Cảm biến độ mở bướm ga
5. Cảm biến nhiệt độ khí nạp
6. Luồng khí nạp vào động cơ

7. ISC - Điều khiển tốc độ không tải
8. Vòi phun
9. Bu gi
10. Cảm biến nhiệt độ động cơ
11. Cảm biến ô xy
12. Ống xúc tác

Bảng 1.2: Hệ thống phun xăng điện tử
Chức năng chính của hệ thống cung cấp nhiên liệu là cung cấp cho động cơ
hỗn hợp không khí – xăng với tỷ lệ phù hợp với điều kiện hoạt động của động
cơ và nhiệt độ môi trường.
Hệ thống phun xăng điện tử có thể cung cấp tỷ lệ hòa trộn chính xác hơn,
tăng cường khả năng đáp ứng của động cơ, cải thiện mức tiêu thụ nhiên liệu và
giảm nồng độ khí thải độc hại.
Một hệ thống phun xăng điện tử cơ bản của Yamaha có trên dưới 10 bộ
phận, chia ra làm ba nhóm chính là: nhóm điều khiển, nhóm chấp hành và nhóm
cảm biến. Chúng được lập trình để phối hợp nhuần nhuyễn với nhau nhằm tạo
ra hiệu suất hợp lý nhất cho động cơ vào trong từng thời điểm khác nhau. Khi
nhiệt độ của môi trường và áp suất thay đổi, các cảm biến có thể tự nhận biết để
gửi thông tin về ECU nhằm điều chỉnh lượng hỗn hợp mang lại hiệu quả phun
nhiên liệu chính xác. Trong trường hợp giảm tốc, động cơ không cần cung cấp
nhiên liệu, hệ thống điện tử sẽ tự động ngắt việc cung cấp nhiên liệu nhằm giảm
việc tiêu hao không cần thiết.


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

2.1 Đánh giá định tính năng lực công nghệ.
 Các yếu tố nội sinh:
- Năng lực vận hành
Theo thời gian, bụi trong không khí và cặn xăng sẽ làm vòi phun bị bẩn, dẫn
đến hoạt động thiếu hiệu quả làm mức tiêu thụ nhiên liệu sai lệch và hiệu suất
động cơ giảm xuống. Điều kiện cần và đủ để hoạt động hoàn hảo là phải bảo
dưỡng và kiểm tra vòi phun định kì.
Để kiểm tra toàn bộ hệ thống phun xăng điện tử, Yamaha sử dụng hệ thống
kiểm tra phun xăng điện tử bằng máy tính Fi Shop. Phần mềm trong máy tính
Fi Shop sẽ đánh giá hoạt động của hai hệ thống điện tử là ECU và cảm biến để
phát hiện lỗi. Sau khi thu thập dữ liệu, máy sẽ phân tích các thông tin của hai bộ
phận trên trong suốt quá trình hoạt động.
Để thuận tiện cho việc sửa chữa khắc phục sự cố thì mạng lưới đại lý sửa
chữa và bảo hành của Yamaha được phân bố rộng khắp toàn quốc, dịch vụ toàn
diện và chuyên nghiệp. Với hơn 700 Đại Lý 3S, 2S và trung tâm bảo hành YFS,
Yamaha mang đến cho khách hàng tất cả các dịch vụ sửa chữa thông thường,
dịch vụ bảo hành chính hãng, dịch vụ bảo trì – bảo dưỡng định kỳ và cung cấp
phụ tùng chính hiệu Yamaha
Ngoài ra, Yamaha Việt Nam còn triển khai dịch vụ xe máy sửa chữa lưu
động hay còn gọi là Mobile Service với hai chức năng chính là cứu hộ dọc
đường và dịch vụ sửa chữa - bảo dưỡng tại nhà theo yêu cầu với hơn hàng trăm
xe máy chuyên dụng (được trang bị thùng phụ kiện sửa chữa lưu động) đã được
cung cấp cho các đại lý 3S trên khắp cả nước.
- Năng lực tiếp thu công nghệ từ bên ngoài:
Thị trường xe máy vốn rất sôi động và quyết liệt, rất nhiều hãng cạnh tranh
với nhau. Vì vậy, Yamaha đã không ngừng học hỏi tiếp thu công nghệ từ bên
ngoài để cải tiến sản phẩm được tiên tiến hơn. Công ty Yamaha Việt Nam là
một công ty liên doanh giữa 3 nước là Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam, công
nghệ phun xăng điện tử là công nghệ được tiếp thu từ Nhật Bản. Được giám sát
bởi một đội ngũ chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật cao, đào tạo bài bản từ nước

ngoài (Nhật Bản).


Yêu cầu về khả năng vận hành và khí thải ngày càng cao, đòi hỏi hệ thống
cung cấp nhiên liệu có khả năng cung cấp tỷ lệ hòa trộn giữa xăng và không
khí chính xác hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, hệ thống phun xăng điện tử ra đời
và hiện nay đã trở nên rất phổ biến trên các dòng xe máy thông dụng.
Năng lực hỗ trợ tiếp thu công nghệ
Để nhằm cung cấp cho các bạn ở các tỉnh một địa chỉ học nghề chuyên
nghiệp, Công ty Yamaha đã và đang thực hiện mô hình liên kết đào tạo tại
các tỉnh trên cả nước.
Toàn bộ trang thiết bị đào tạo hiện đại và đồng bộ được tài trợ bởi
Yamaha, đặc biệt có đầy đủ các loại xe đời mới nhất cho học viên thực hành.
Chương trình đào tạo tiên tiến giúp học viên nhanh chóng nắm được kiến
thức cơ bản và cập nhật các công nghệ mới. Các khóa học đều có sự hỗ trợ
và giám sát của các chuyên gia kỹ thuật Yamaha.
Kết thúc phần học tại trường, học viên được sắp xếp thực tập tại các
trung tâm dịch vụ Yamaha, đồng thời Yamaha còn cấp chứng chỉ và giới
thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.
Khi là đã nhân viên của Yamaha thì mọi người sẽ được tham gia các khóa
đào tạo do công ty tổ chức hoặc hỗ trợ kinh phí, hoặc hỗ trợ với các công ty
trong và ngoài nước. Đối với các cấp quản lý, tổ chức các khóa đào tạo giúp
nâng cao kỹ năng quản lý và lập kế hoạch chiến lược kinh doanh.
Công ty Yamaha có vốn đầu tư là 80 268 000 USD và vốn đầu tư thực
hiện 72 400 000 USD. Có nguồn vốn hỗ trợ từ nguồn vốn nước ngoài (FDI).
Chênh lệch giá giữa loại xe có sử dụng công nghệ phun xăng điện tử và
loại xe không sử dụng công nghệ này khoảng gần 2 000 000đ.
- Năng lực đổi mới
-


Với công nghệ cũ là bộ chế hòa khí


Ban đầu, hệ thống tiên tiến này chỉ được áp dụng chủ yếu cho các mẫu xe
phân khối lớn cao cấp tại thị trường châu Âu và Mỹ. Song với nhu cầu và
mong muốn ngày càng tăng cao đối với những chiếc xe có khả năng tiết
kiệm nhiên liệu, Yamaha đã liên tục tìm tòi nhằm cải tiến, giảm kích thước
để có thể triển khai công nghệ phun xăng điện tử trên nhiều mẫu xe phổ
thông hơn.
Yamaha Motors Việt Nam không ngừng cải tiến động cơ, một mặt cải
tiến, tăng công suất giúp xe vận hành êm ái, mặt khác cũng trang bị các công
nghệ mới giúp tiết kiệm xăng hơn. Yamaha tiên phong trong việc phổ cập
“Fi - công nghệ phun xăng điện tử” vào tất cả các dòng xe của mình, và là
hãng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ Fi vào các dòng xe số phổ
thông như Sirius và Jupiter. Kết quả là, mức độ tiêu hao nhiên liệu của các
dòng xe có Fi của Yamaha giảm từ 30% - 50% so với các đời xe trước, giảm
khí thải gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nhiên liệu tối ưu.


 So sánh với các công ty trong ngành: hệ thống phun xăng điện tử của
Yamaha với SYM.
Chỉ tiêu
Dung tích xy-lanh
Công suất tối đa
Tiêu thụ nhiên liệu
Hệ thống làm mát
Hệ thống khởi động

Yamaha Nozza Fi
Sym Elizabeth EFI

115cc
111cc
7,3 mã lực
8,5 mã lực
52km/lít
43,4km/lít
Gió cưỡng bức
Điện
Điện

Yamaha Nozza có thế mạnh về tiết kiệm nhiên liệu.
2.2 Đánh giá về thành phần con người (H):
Yamaha luôn chú trọng đến yếu tố con người là hàng đầu, vì vậy tất cả
các chính sách của Yamaha đều ưu đãi cho nhân viên của mình với nhiều
chính sách phúc lợi: Chế độ lương cạnh tranh kèm theo nhiều trợ cấp khác,
chính sách thăng tiến rõ ràng, thưởng dựa trên lợi nhuận trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, bố trí phương tiện đi lại, ăn uống,... cho nhân
viên.
Công ty Yamaha Motor Việt nam có các chính sách đào tạo thợ kỹ thuật
cho nhân viên các cửa hàng. Hằng năm, công ty đều tổ chức các lớp đào tạo
lần lượt cho thợ bảo dưỡng của tất cả các đại lý, cửa hàng để có thể tiếp cận
với mọi công nghệ sửa chữa, bảo dưỡng tân tiến nhất do chính các chuyên
gia nước ngoài vào hướng dẫn đào tạo.
Tất cả các nhân viên trong công ty đều có trình độ từ đại học trở lên và
được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt, một số nhân viên ở bộ phận
sản xuất, giám sát chất lượng được cử sang Nhật Bản đào tạo chuyên môn
hoặc được hướng dẫn bởi các chuyên gia của Nhật Bản. Công nhân đều
được đào tạo tại các trường trung học dạy nghề hoặc do công ty trực tiếp đào
tạo nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và chất lượng của công ty.
2.3 Đánh giá về vấn đề thông tin và quản lý (I và O).

- Vấn đề thông tin:


Như đã nêu thì do nhu cầu của xã hội, người tiêu dùng là bảo vệ môi
trường trong sạch, giảm khí thải và tiết kiệm chi tiêu, giảm mức tiêu thụ
nhiên liệu và chi phí buộc công ty phải thích ứng và tìm ra một công nghệ
mang lại lợi ích đó và cũng có tính tranh với các công ty trong ngành.
Tất nhiên không chỉ ở Việt Nam mà với các nước phát triển khác vấn đề
đó luôn được xem trọng, với áp lực như vậy thì chính công ty Yamaha Nhật
Bản đã nghiên cứu ra động cơ có hệ thống phun xăng điện tử và được áp
dụng rất rộng rãi, tại Việt Nam Yamaha Motor Việt Nam là công ty đầu tiên
áp dụng công nghệ này và nó được tiếp thu chuyển giao từ chính công ty
Yamaha Nhật Bản.
- Vấn đề tổ chức:
Để tiếp thu công nghệ có hiệu quả và thông tin được chính xác thì các
vấn đề trong tổ chức cũng rất quan trọng. Công ty Yamaha có cơ cấu tổ chức
chặt chẽ, trong mỗi phần việc được giao người chịu trách nhiệm hoàn toàn
có quyền quyết định công việc của mình, do vậy kích thích tính sáng tạo
cũng như nhiệt tình của nhân viên, các phòng ban luôn làm việc kết hợp với
nhau để đưa ra một kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh cho công ty.
Công ty luôn cập nhật thông tin về sản phẩm và công nghệ từ các sổ sách,
internet và các công ty liên doanh. Công ty thực hiện chính sách “ hệ thống
mở” có hai đặc điểm: có thể trao đổi thông tin với những hệ thống khác (bất
kỳ do ai sản xuất) và có thể được thêm vào những chức năng mới. Điều này
càng trở nên cấp thiết khi việc “xử lý từ xa” đã phổ biến trong các công ty,
các cơ quan lớn; ở những nơi này “xử lý tin” và “truyền tin” liên hệ mật thiết
với nhau và có khả năng đem lại những nguồn lợi ích rất lớn.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty có trách
nhiệm quản trị công ty, hoạch định chiến lược đồng thời kiểm soát tình hình
sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đứng đầu là chủ

tịch hội đồng: quản trị kiêm Tổng Giám đốc, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn
công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty và phải
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về những việc mình làm. Đưa ra
các quyết định chiến lược về mở rộng sản xuất, đầu tư mới hay cải tạo nâng
cấp dây chuyền công nghệ. Nhân viên, công nhân là số đông bộ phận tiếp


thu, vận hành máy móc, thiết bị đẻ thực hiện các chiến lược sản xuất về số
lượng, chất lượng.
2.4 Đánh giá về cơ sở hạ tầng, mặt bằng chung của công ty.
Công ty Yamaha Việt Nam đã xác lập được một vị trí vững mạnh trong
thị trường xe máy trong nước, chiếm đến gần 30%, đứng thứ 2 chỉ sau
Honda.
Phân đoạn thị trường của Yamaha Motor Việt Nam là tấn công vào nhóm
hàng tuổi trẻ, Honda là công chức có lứa tuổi trung niên và Vespa là người
có thu nhập cao. Vì thế, mặt bằng chung của Yamaha đối với nhóm trẻ là
khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhanh và rộng.
Công ty đã đầu tư nhiều thiết bị máy móc tiên tiến phục vụ quá trình sản
xuất. Yamaha Motor Việt Nam có cơ sở hạ tầng rộng với 2 nhà máy và 6 chi
nhánh lớn: Nhà máy 1: xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Nhà máy 2:
KCN Nội Bài, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội:
Số 127 Lò Đúc,Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chi nhánh HCM: 38 Trương Quốc
Dung, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh. Chi nhánh Nha Trang: 67 Lê Thanh
Phương, Tp. Nha Trang. Chi nhánh Cần Thơ: 52-56 đường 30-4, Tp. Cần
Thơ. Chi nhánh Long Xuyên: 100 Trần Hưng Đạo, Tp. Long Xuyên, An
Giang. Chi nhánh Hải Phòng: Lô 28A khu đô thị Ngã 5 Sân bay, đường Lê
Hồng Phong, Tp. Hải Phòng.


CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

3.1 Đánh giá chung về công ty.
Yamaha Motor Việt Nam tăng cường hệ thống quản lý chất lượng trên quy
mô cả tập đoàn, đạt được những thành quả bởi năng suất làm việc có hiệu quả và
xây dựng các chính sách một cách ổn định (chính sách đào tạo, cử nhân viên đào
tạo tại nước ngoài, đưa chuyên gia nước ngoài vào giám sát, chính sách hệ thống
mở). Yamaha đã thành công rực rỡ trong việc phổ biến hình ảnh của thương hiệu
Yamaha và đã chiến thắng trong việc tăng trưởng thị phần khá cao, đứng thứ 2 sau
Công ty Honda Việt Nam. Công ty thực hiện tốt trong việc quảng cáo, tiếp thị cho
đến khâu bão hành, bão dưỡng, sữa chữa. Đào tạo tốt chuyên môn nghiệp vụ cho
nhân viên các đại lý, cửa hàng. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nhân viên có trình độ
chuyên môn cao, cơ sở hạ tâng ngày càng nâng cao, mở rộng quy mô sản xuất, đầu
tư trang thiết bị điện tử tiên tiến.
3.2 Rút ra hạn chế công nghệ.
Bên cạnh ưu điểm về tiết kiệm nhiên liệu thì hệ thống này cũng bộc lộ một
số điểm yếu sau:
- Giá cao: Do cấu tạo phức tạp hơn nên chi phí của hệ thống phun xăng
điện tử cao hơn bộ chế hòa khí, từ đó đẩy giá thành xe cao hơn. Chẳng
hạn, mẫu Yamaha Luvias GTX FI vừa ra mắt có giá 27,9 triệu đồng, cao
hơn 1 triệu đồng so với bản chế hòa khí. Đây được xem là mức chênh
lệch thấp nhất giữa hai phiên bản.
- Yêu cầu khắt khe về nhiên liệu: Do hệ thống nhiên liệu có cấu tạo phức
tạp, có độ nhạy cảm cao nên yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nhiên
liệu và không khí. Trong quá trình phun xăng, nếu chất lượng nhiên liệu
không tốt, bộ lọc làm việc không hiệu quả sẽ rất dễ dẫn tới việc kim phun
bị tắc, đóng cặn. Khi kim bị tắc, lượng xăng cung cấp không đủ theo nhu
cầu thực tế nên xe yếu và thường xuyên chết máy.
- Chi phí sửa chữa, thay thế cao: Cũng do cấu tạo phức tạp nên việc sửa
chữa và bảo dưỡng khó khăn, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và phải có
thiết bị chuyên dùng để kiểm tra. Ngoài ra, việc thay thế phụ tùng linh
kiện của hệ thống này cũng cao hơn bình thường, thậm chí phải thay cả

cụm.


- Dễ bị hỏng hệ thống bơm nhiên liệu: Trong quá trình sử dụng, nhiều
người có thói quen nhấn nút khởi động ngay sau khi bật khóa điện, hoặc
nhấn nút khởi động liên tục, điều này khiến hệ thống bơm nhiên liệu sẽ
không có thời gian nạp đủ nhiên liệu vào vòi bơm, làm giảm tuổi thọ của
hệ thống bơm nhiên liệu.
3.3 Đề xuất giải pháp
- Khâu khởi động xe: Sau khi bật khóa điện, hãy chú ý chờ đèn tín hiệu
FI tắt rồi mới bấm nút khởi động. Nếu làm đúng cách này hệ thống bơm
nhiên liệu sẽ có thời gian nạp đủ nhiên liệu vào vòi bơm, đồng thời hệ thống
phun xăng cũng có khoảng thời gian để hoàn tất khâu khởi động nhằm phun
nhiên liệu được chính xác và bền hơn.
- Về vấn đề nhiên liệu: Nên chọn loại xăng A95 và thường xuyên kiểm
tra lọc nhiên liệu để bảo đảm hệ thống luôn hoạt động tốt.
- Người dùng cần chú ý bảo dưỡng lọc gió và lọc xăng ở mức 2000km/1
lần bảo dưỡng. Sau 8000km thì nên thay bộ lọc xăng mới. Bảo dưỡng tốt lọc
gió và lọc xăng sẽ giúp tăng độ bền cho hệ thống.


CHƯƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- />- />- />- />- />- />BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC VÀ CHẤM ĐIỂM
Tên
Công việc nhóm
Thuyết trình
slide
Nguyễn Công
Tìm kiếm tài liệu
Làm bài slide Chương 1 (1.1,

Cam
chương 1, làm word.
1.2, 1.3).
Trương Thị
Tìm kiếm tài liệu các Làm bài slide Chương 1 (1.3),
Sương
năng lực, làm bài
chương 2 (2.1).
word.
Lê Thị Hoài
Tìm kiếm tài liệu các Làm bài slide Chương 2 (2.1,
Thương
năng lực, làm bài
2.2).
word.
Huỳnh Dương Tìm kiếm tài liệu hạn
Chương 2(2.3,
Cẩm Phương
chế, giải pháp.
2.4), chương 3
(3.1).
Tongdin
Tìm kiếm tài liệu hạn
Chương 3 (3.2,
chế, giải pháp.
3.3)

Điểm




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×