Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.96 KB, 139 trang )

Phan Thanh Long (CB)
Đặng Quốc Bảo
Phạm Khắc Chương
Từ Đức Văn

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM

Hà Nội 2010


A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA HỌC PHẦN
- Học phần này nhằm cung cấp cho người học một số vấn đề cơ bản về tình
hình giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam. Cụ thể là những vấn đề sau:
+ Sơ lược về lịch sử hình thành, phát triển của giáo dục đại học trên thế
giới và ở Việt Nam.
+ Xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới
+ Thực trạng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay và phương hướng đổi
mới giáo dục đại học Việt Nam trong những năm tới.
+ Quản lí nhà nước về giáo dục đại học.
- Trên cơ sở những hiểu biết nói trên nhằm giúp người học có một quan
điểm thích hợp trong quá trình tham gia đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường mình công tác nói riêng và nền
giáo dục đại học nước nhà nói chung.
B. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU
- Đây là tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường
đại học, cao đẳng chưa qua đào tạo sư phạm.
- Tài liệu này cũng rất bổ ích cho những người tham gia vào quá trình đào
tạo ở các trường đại học, cao đẳng, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến
sự nghiệp giáo dục đại học.



CHƯƠNG 1

LƯỢC SỬ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Mục đích yêu cầu:
Học chương này học viên cần phải nắm vững một số vấn đề sau:
- Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục đại học trên thế
giới (cả phương Đông và phương Tây).
- Có những thông tin cần thiết về một số trường đại học nổi tiếng trên
thế giới.
- Lịch sử hình thành và phát triển giáo dục đại học Việt Nam và những
đóng góp của nó cho sự phát triển nước nhà.
1. Lược sử hình thành và phát triển giáo dục đại học thế giới
Giáo dục là một hiện tượng của xã hội đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Sự
đặc biệt của giáo dục được thể hiện ở sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử
xã hội qua các thế hệ, tạo ra sự phát triển của cá nhân và xã hội.
Từ khi con người biết lao động và có ngôn ngữ thì hiện tượng giáo dục cũng
manh nha xuất hiện. Hiện tượng giáo dục của buổi sơ khai trong xã hội nguyên
thuỷ mang tính chất tự phát, diễn ra rất đơn giản theo cơ chế bắt chước trực tiếp,
nhằm truyền đạt những kinh nghiệm săn bắt, hái lượm, cao hơn nữa là những tập
tục, nghi lễ trong cuộc sống chung của bộ tộc, bộ lạc. Giáo dục trong thời kỳ này là
phúc lợi xã hội và bình đẳng với mọi người trong cộng đồng, bộ tộc. Mọi người lớn
đều là thầy giáo, mọi trẻ em đều là trò…
Phương thức sản xuất ngày càng phát triển, của cải trong ngày càng nhiều và
có dư thừa, làm xuất hiện một số người muốn sở hữu riêng những của cải dư thừa
đó. Xã hội loài người chuyển sang một thời kì lịch sử mới, xã hội chiếm hữu nô lệ,
xã hội có giai cấp. Hiện tượng giáo dục trở thành một công cụ vô cùng quan trọng,
một thứ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị, chủ yếu phục vụ cho lợi ích của
giai cấp thống trị. Trước hết là đào tạo con em họ trở thành những người có năng



lực duy trì nền thống trị, tiếp đến là giáo dục tuyên truyền tính chất quy thuận, phục
tùng đối với tất cả những tầng lớp, giai cấp bị trị.
Sau một thời gian phát triển, trong xã hội xuất hiện một bậc học mang tính hàn
lâm, đặc trưng cho văn minh của một thời đại, chỉ dành riêng cho con em giai cấp
thống trị đó là giáo dục đại học. Sau đây chúng ta sẽ xem xét sơ lược lịch sử hình
thành nền giáo dục đại học ở phương Đông cũng như phương Tây.
1.1. Ở phương Đông:
- Một số quốc gia cổ đại phương Đông như Ai Cập, Át xi ri và Babilon (vùng
Lưỡng Hà) từ thiên niên kỉ thứ 3 Tr.CN đã có một nền giáo dục phát triển. Trường
học được lập ra ở các miếu thờ thần. Đạo sĩ, tăng lữ là tầng lớp nắm được nhiều
kiến thức khoa học như: số học, hình học, thiên văn, địa lí,… làm nhiệm vụ giảng
dạy bằng văn tự tiết hình. Ở Babilon đã có một trường đại học, sinh viên được nhà
nước cấp dưỡng sau 7 năm học. Họ được bản thân quốc vương đến khảo sát để đào
tạo thành những người quản lí xã hội.
- Ở Ai Cập cổ đại người ta cũng tổ chức các lớp học trong các miếu thờ thần
để giảng dạy cho con em vua chúa, tăng lữ và những người muốn trở thành tăng lữ
những kiến thức về số học, hình học để chia lại ruộng đất sau mùa nước lên của
sông Nin (do bờ ruộng bị phù sa bồi đắp); về y học để ướp xác; về thuật chiêm tinh
để dự đoán thời tiết, mùa màng, sản xuất …
Thứ chữ Ai Cập cổ gọi là “văn tự thần thánh” thuộc chữ tượng hình, trước tiên
là chỉ ngay sự vật, rồi sau chỉ âm thanh. Ngày nay các thứ chữ đó còn được lưu giữ
trên nhiều cổ vật. (Từ đầu thế kỷ 19 một học giả người Pháp là Sămpôliông đã tìm
ra cách đọc thứ chữ đó).
- Ở Trung Hoa cổ đại. Theo lịch sử thì từ đời nhà Hạ (2050 – 1580 TrCN) đã
có trường gọi là “Thành Quân” và thứ chữ viết tượng hình đã đạt trình độ khá hoàn
chỉnh. Một số chữ được khắc lên mai rùa, xương thú vật dùng để bói toán (gọi là
văn tự giáp cốt). Nhà trường cũng là nơi giáo dục, đào tạo con em chủ nô. Những
người làm công tác giáo dục là những quốc lão có đức, có vị.



Đến đời Tây - Chu (1066 - 771 Tr.CN) nền giáo dục đã được phát triển ở mức
độ cao, nền quốc học đã có hai cấp: tiểu học và đại học. Nội dung giáo dục cơ bản
trong hai cấp đó là: Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số. Đối với tiểu học thì thư, số là
trọng điểm. Còn xạ và ngự thì kết hợp với lễ, nhạc. Con em được vào tiểu học hay
đại học không được bình đẳng như nhau. Thí dụ, con vua vào tiểu học từ 8 tuổi và
vào đại học từ 15 tuổi. Nhưng con của lớp triều quan thì vào tiểu học phải 13 tuổi,
vào đại học phải 20 tuổi. Tất nhiên nô lệ và con cái thường dân thì không có điều
kiện vào học các trường đó.
Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Tần (221 Tr.CN), nhà Hán
cho đến nhà Minh, Thanh (1911) giáo dục từng bước phát triển về số lượng nhằm
giáo dục đào tạo con em giai cấp phong kiến, địa chủ để duy trì vương quyền và
tuyển chọn nhân tài của các triều đại. Ngay từ đời Đông Hán (925 - 220 Tr.CN) khi
đóng đô ở Lạc Dương đã mở một nhà Thái học rất lớn có 247 “phòng”, 1850
“thất”, lúc đông nhất có tới ba vạn thái học sinh. Ngoài hệ thống nhà trường đại học
thường được xây dựng ở kinh đô và tỉnh lớn thì từ đời nhà Đường (581- 604) đã có
tổ chức thư viện được coi như là một loại trường đại học. Thư viện được đặt ở
những nơi danh lam thắng cảnh, chứa rất nhiều sách do một Động chủ hay Sơn
trưởng phụ trách. Phương pháp giảng dạy là việc kết hợp việc giảng bài cho tập thể
với sự nghiên cứu của cá nhân là chính.
Trong lịch sử phát triển giáo dục phương Đông hệ thống các trường Quốc Tử
Giám là các trường đại học đầu tiên, chủ yếu để đào tạo con em vua chúa và quan
lại trong triều đình.
1.2. Phương Tây
Hy Lạp cổ đại là một vùng đất có nền văn minh phát triển rực rỡ rất sớm của
thế giới. Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều quốc gia nhỏ theo chế độ chiếm hữu nô lệ,
trong đó có hai quốc gia lớn mạnh nhất là Spactơ và Aten.



Nhà nước chiếm hữu nô lệ Spactơ đã tận dụng giáo dục như một lợi khí nhằm
giáo dục, đào tạo con em họ trở thành những chủ nô tàn bạo, có sức khoẻ, võ nghệ
cao cường để thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nô lệ, duy trì quyền thống
trị. Do đó nhà nước Spactơ rất quan tâm tổ chức hệ thống giáo dục từ thấp lên cao.
Trẻ em con em giai cấp chủ nô nếu không bị dị tật, ốm yếu sẽ được nuôi dạy ở
trong gia đình cho đến 6 tuổi. Sau 6 tuổi các em được nuôi dưỡng, học tập, rèn
luyện rất khắt khe trong trường học của quốc gia để trở thành người công dân
Spactơ “tuyệt đối phục tùng” nhà nước. Sau 18 tuổi có một số đông thanh niên
được vào học trường cao cấp quân sự, có các chuyên ngành như bộ binh, kỵ binh…
để trở thành những chiến binh dũng cảm, tàn bạo, trung thành với nhà nước chiếm
hữu nô lệ Spactơ.
Từ thế kỷ thứ VI tr.CN, nhà nước chiếm hữu nô lệ Aten ở về phía Đông Nam
Hy Lạp có nhiều hải cảng thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán nên nền kinh tế và
văn hoá rất phát triển, đòi hỏi giai cấp quý tộc phải tổ chức một nền giáo dục cao
cho con em họ. Từ 1 đến 6 tuổi các em được giáo dục trong gia đình với nhiều thứ
đồ chơi để phát triển thể lực. Sau 6 tuổi, hàng ngày các em được một người nô lệ
thông minh gọi là “Paidagogos” đưa đến trường và góp phần giáo dục các em.
Vào khoảng 12 tuổi các em được vào trường thể thao rèn luyện “ngũ khoa” là
chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, vật, đồng thời tiếp tục học văn pháp, số học, hình
học, âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp trường thể thao (Palacotra) con nhà giàu có thể
tiếp tục học ở thể dụng quán (gummasion) cho đến 18 thì họ được vào trường Cao
đẳng quân sự (ephebeia) đồng thời tiếp tục học văn học, toán học, triết học, âm
nhạc và tham gia các buổi sinh hoạt chính trị. Đây là hệ thống nhà trường đại học
đầu tiên của Hy Lạp cổ đại nhằm đào tạo con em giai cấp thống trị thành những
người có trình độ cao, phát triển các mặt chân, thiện, mỹ.
Nghiên cứu lịch sử phát triển giáo dục thế giới, các nhà khoa học đều có một
nhận định chung là việc giáo dục, đào tạo con em giai cấp thống trị có trình độ học
vấn cao đã được các quốc gia phát triển dưới chế độ chiếm hữu nô lệ ở cả phương



Đông và phương Tây. Tuy nhiên hình thức tổ chức, nội dung giáo dục, yêu cầu về
trình độ học vấn có khác nhau, nhưng đều có một mục đích chung là đào tạo nhân
tài để tham gia vào các hoạt động quản lý, phát triển của đất nước trong các thể chế
chính trị khác nhau.
Đến thời Trung cổ nhà trường “đại học” (gốc la tinh là universitas) theo đúng
ý nghĩa của nó về tổ chức, nội dung, chương trình, chất lượng đào tạo, giáo sư
giảng dạy, v.v…được xây dựng sớm ở một số quốc gia Tây Âu. Các trường đại học
đầu tiên được phát triển dưới sự bảo trợ của giáo hội công giáo, còn gọi là trường
học nhà thờ, được thúc đẩy bởi các tu viện. Đó là các đại học Bologna - La Mã
(thành lập năm 1088), Trường Đại học Pari, Ooclêăng - Pháp (1150), Trường Đại
học Oxford, Kembridge - Anh (1167), Trường Đại học Xalamanca - Tây Ban
Nha(1218), v.v… Đến cuối thế kỷ XIV ở Châu Âu đã có tất cả 40 trường đại học
danh tiếng.
Trong số các trường đại học ở Tây Âu lúc bấy giờ thì trường Đại học Pari là
nổi tiếng nhất. Sinh viên ở đây lâp thành 4 hội đồng hương là Noócmăngđi, Anh,
Gôlơ, Picacdi. Các giáo sư cũng gia nhập các tổ chức mà sau này phát triển thành
các khoa. Đến cuối thế kỷ XII các tổ chức sinh viên và giáo dục liên hiệp lại để bầu
ra hiệu trưởng (ban giám hiệu) có sinh viên tham gia để điều hành việc giảng dạy
và học tập. Trong mỗi trường đại học có nhiều khoa khác nhau như: Pháp lý, y khoa,
thần học, nghệ thuật. Các trường đại học thời Trung cổ có uy tín rất lớn, nhiều khi
người ta giao cho việc hoà giải sự tranh chấp giữa chính quyền và giáo hội.
Kết thúc thời kì trung cổ, nền giáo dục đại học hiện đại ra đời (vào thế kỷ
XVIII) với đặc trưng là vai trò của giáo hội ngày càng giảm và tập trung vào
nghiên cứu khoa học (có phòng thí nghiệm, có tạp chí công bố công trình nghiên
cứu khoa học…) và ngày càng tiếp cận với công chúng. Đó là mô hình của các
trường đại học của Pháp và Đức.


Từ sự phát triển của các phương thức sản xuất từ thời kỳ cổ đại đến Trung đại,
cận đại và hiện đại, ngày nay hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đã có hệ

thống nhà trường cao đẳng, đại học đa ngành và chuyên ngành để đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia mình và hỗ trợ cho quốc gia khác, góp phần to lớn
vào mục đích giao lưu và hội nhập quốc tế. Do điều kiện lịch sử phát triển của mỗi
quốc gia, các khu vực mà sự xây dựng, trưởng thành của hệ thống trường cao đẳng
và đại học cũng khác biệt nhau.
Hiện nay ở trên thế giới, đối với những quốc gia nhỏ cũng có hàng trăm
trường Cao đẳng và Đại học. Đối với những quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ,
Nga, Nhật có đến hàng ngàn trường Cao đẳng và Đại học ở khắp cả nước, đến từng
địa phương, vùng lãnh thổ để đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài và nhu cầu “học tập suốt đời” theo xu thế hội nhập quốc tế.
Một số hình ảnh minh họa

Đại học Coimbra, trường đại học lâu đời nhất Bồ Đào Nha

Đại học Sydney, đại học lâu đời nhất của Australia


Đại học Birmingham Vương quốc Anh
2. Giới thiệu một số trường đại học hàng đầu thế giới hiện nay
2.1. Bảng xếp hạng những trường đại học hàng đầu thế giới
Nói đến những trường đại học hàng đầu thế giới, người ta thường nghĩ ngay
tới những cái tên như Đại học Harvard, Yale, MIT (Hoa Kì) hay Oxford,
Cambridge (Anh)... Đó là những cái tên đã trở thành thương hiệu, là sự đảm bảo về
uy tín và chất lượng. Tuy nhiên, gán cho những trường này cụm từ “hàng đầu thế
giới” không phải chỉ là cảm tính hay thói quen mà dựa trên những tiêu chí hết sức
rõ ràng, cụ thể.
Hàng năm, nhiều tổ chức tiến hành bình chọn và xếp loại các trường đại học
trên thế giới. Mỗi một tổ chức có thể đưa ra những tiêu chí không hoàn toàn giống
nhau, dẫn tới thứ hạng của một số trường trong cùng một năm, ở những bảng xếp
hạng khác nhau, có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên sự chênh lệch là không quá lớn.

Lấy ví dụ một bảng xếp hạng uy tín do Thời báo Times Higher Education
Suppliment phối hợp với Tổ chức Giáo dục và Hướng nghiệp quốc tế (QS) thực
hiện. Xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới là sự kiện thường niên của tổ
chức này. Trong Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới năm 2007, 10
vị trí đứng đầu thuộc về các trườnsg đại học của Mỹ và Anh, trong đó đứng đầu là
Đại học Harvard, kế đến là Yale, Oxford và Cambridge.
Đây là sự đánh giá được cho là khách quan dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có:
kết quả trưng cầu ý kiến nhận xét từ các giáo sư, sinh viên của các trường; các công


ty mà sinh viên tốt nghiệp của trường được nhận vào làm việc; số lượng giáo viên,
sinh viên quốc tế cũng như các nghiên cứu mà trường đang thực hiện.
Theo ông Nunzio Quacquarelli, Giám đốc của QS, thì kết quả xếp hạng chính
là sự thể hiện rõ nhất, chân thực nhất về chất lượng giáo dục của các trường.
Theo bảng xếp hạng này, so với năm 2006, năm 2007 Anh là nước có nhiều
tiến bộ nhất với 4 trường trong số 10 trường đứng đầu. Mặc dù vẫn còn thua kém
Mỹ (Mỹ có 6 trường), nhưng Giáo sư Rick Trainor, Chủ tịch các trường đại học
Anh vẫn rất lạc quan: "Kết quả xếp hạng đã thể hiện nền giáo dục Anh đang chiếm
chỗ đứng hàng đầu nhờ có công tác nghiên cứu và giảng dạy chất lượng cao. Trong
khi các đối thủ không ngừng tăng cường quảng bá thương hiệu thì Anh vẫn vững
vàng như là bến đỗ tốt nhất cho sinh viên, giáo viên toàn thế giới".
Top 10 trường đại học hàng đầu trên thế giới năm 2007
1. Harvard University (Mỹ)
2. University of Cambridge (Anh)
3. University of Oxford (Anh)
4. Yale University (Mỹ)
5. Imperial College London (Anh)
6. Princeton University (Mỹ)
7. California Institute of Technology (Mỹ)
7. University of Chicago (Mỹ)

9. University Institute of Technology (Mỹ)
10. Massachusetts College London (Anh)
University College London là trường thăng hạng nhiều nhất, năm 2007 đã lọt
vào Top 10 với vị trí số 9, mặc dù năm 2006 chỉ đứng thứ 25.
Đại học Standford, đứng thứ 6 năm 2006, nhưng năm 2007 đã tụt xuống thứ
19. Viện Công nghệ Massachusetts cũng rơi từ vị trí thứ 4 của năm trước xuống vị
trí thứ 10 trong năm 2007. Thụt hạng nhiều nhất trong bảng xếp hạng này là Đại
học tổng hợp California Berkeley, năm 2006 xếp thứ 8, còn năm 2007 xếp thứ 22.


Nền giáo dục châu Á cũng cải thiện được vị trí của mình với 13 trường lọt vào
Top 100 (hơn năm 2006 một trường), trong đó có Osaka University và Chinese
University of Hong Kong ở Top 50. Còn châu Âu (trừ Anh) lại có vẻ tụt hạng, năm
2007 chỉ có 35 trường lọt vào Top 100, so với 41 trường trong năm 2006.

Tạp chí Times Higher Education Supplement (THES) cũng cho thấy, năm
2007 trong tốp “200 trường đại học hàng đầu thế giới” thì Nhật Bản có 11 trường,
Trung Quốc: 6 trường; Hồng Kông: 4 trường, Hàn Quốc: 2 trường, Singapore: 2
trường, Đài Loan: 1 trường, Việt Nam: chưa có.
Kết quả xếp hạng mỗi năm khác nhau là khác nhau. Ví dụ, năm 2010 thứ tự 10
trường hàng đầu có sự thay đổi như sau:
1. Massachusetts Institute of Technology (MIT) - Mĩ
2. Stanford University
- Mĩ
3. Harvart University
- Mĩ
4. Universidad Nacional Autónoma de Mécico
- Mexico
5. University of California, Berkeley
- Mĩ

6. Peking University
- Trung Quốc
7. University of Pennsylvania
- Mĩ
8. Cornell University
- Mĩ
9. Shanghai Jiao Tong University
- Trung Quốc
10. Yale University
- Mĩ


Bảng xếp hạng năm 2010 cho thấy Trung Quốc có nhiều tiến bộ vượt bậc, đã
có 2 trường lọt vào tốp 10 trường hàng đầu thế giới. Trong khi đó Anh lại có vẻ
như đang bị yếu thế dần so với các năm trước.
Báo cáo về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam mới công bố của Bộ Giáo
dục Đào tạo cho biết: Giáo dục đại học Việt Nam chưa có vị trí trong bảng xếp
hạng các trường đại học hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng "100
trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á" của Webometrics năm 2007 cho
thấy: Thái Lan có 41 trường, Myanmar có 18 trường, Indonesia có 14 trường,
Philippines có 13 trường, Singapore và Việt Nam: 7 trường.
Còn nếu xét trên phạm vi toàn thế giới thì Webometrics chỉ công nhận 7
trường đại học của Việt Nam với các vị trí xếp hạng như sau: Đại học Khoa học Tự
nhiên TPHCM: Xếp thứ 28 trong ASEAN và thứ 1.920 thế giới; Đại học Công
nghệ TPHCM với vị trí tương ứng là: 36 và 2.190; Đại học Cần Thơ: 47 và 2.532;
Đại học Quốc gia Hà Nội: 54 và 2.850; Đại học Bách khoa Hà Nội: 62 và 3.156;
Đại học Công nghệ: 90 và 4.217; Đại học Quốc gia TPHCM: 96 và 4.462.
Tạp chí Newsweek cũng công bố xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế
giới của mình hàng năm, dựa trên sự cởi mở, đa dạng và những thành tựu xuất sắc
trong nghiên cứu.

Nét mới của bảng xếp hạng này là chú trọng nhiều hơn vào tính chất toàn cầu
của các trường. Bởi vì các trường đại học trên thế giới ngày càng có ý thức trong
việc hòa nhập vào môi trường toàn cầu hóa.
Các trường thu hút sinh viên đại diện
cho những nền văn hóa khác nhau từ khắp
nơi trên thế giới; gửi sinh viên của mình tới
các trường đại học ở nước ngòai để trang bị
cho sinh viên một nghề đa năng. Đồng thời,
Harvard University
của một thế giới phụ thuộc lẫn nhau.

mở các khóa học để đáp ứng những đòi hỏi


Các trường còn xây dựng các chương trình nghiên cứu hợp tác nhằm hướng
tới lợi ích chung.
Đại học Harvard của Mỹ lần thứ 10 liên tiếp dẫn đầu trong bảng xếp hạng này.
Trong top 10 vẫn là những cái tên quen thuộc như Đại học Yale, Học viện Công
nghệ Massachusetts, Đại học Cambridge…
Newsweek đánh giá các trường dựa trên một số tiêu chí xếp hạng phổ biến của
Đại học Giao thông và Cục Khảo sát Giáo dục London. 50% kết quả được dựa trên
ba tiêu chí: Số lượng các nhà nghiên cứu cao cấp trong nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau, số lượng bài viết xuất bản trên tạp chí Khoa học và Tự nhiên và số bài
viết được xếp hạng theo chỉ số Khoa học xã hội và Nhân văn. 40% dựa theo các
tiêu chí: Phần trăm các khoa quốc tế và sinh viên quốc tế, sự đánh giá của các thành
viên trong khoa và tỉ lệ khoa trên sinh viên. 10% còn lại là số lượng đầu sách trong
thư viện.
Giáo dục đại học ở bất cứ quốc gia nào cũng có sứ mệnh quan trọng là đào tạo
nhân lực trình độ cao và sáng tạo tri thức mới cho xã hội. Tuy nhiên, hiện nay
nhiều trường đại học ở Việt Nam vẫn còn thiên về chức năng đào tạo với quy mô

ngày càng tăng về số sinh viên mà chưa đầu tư tương xứng cho nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Chính vì thế các chỉ số đánh giá khả năng
sáng tạo tri thức mới của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn thấp.
Năm 2006, hai trung tâm hàng đầu cả nước là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại
học Bách khoa Hà Nội chỉ có 34 công trình khoa học được công bố và có tên trong
danh sách của Các Tạp chí khoa học Quốc tế Institute for Scientific Information
(ISI). Đại học quốc gia Seoul - Hàn Quốc có 4.556 ấn phẩm khoa học; Đại học Bắc
Kinh: 3000; Trung Quốc có đến 40.000 ứng dụng sáng chế tại Trung Quốc, ngược
lại Việt Nam chỉ có 2 sáng chế. Tính đến tháng 12/2006, Thái Lan có tới 1.406 bài
báo quốc tế trong danh sách của ISI, trong khi Việt Nam chỉ có 375 bài.
Chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến 2020 đặt mục tiêu: Việt Nam có 1
đại học trong danh sách 200 trường đứng đầu và một số đại học trong danh sách


500 trường đại học hàng đầu thế giới. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải phấn đấu
trong hơn 10 năm để vượt hơn 1.000 bậc so với hiện tại.
2.2. Giới thiệu một số trường đại học hàng đầu thế giới
• Trường Harvard (Mỹ) và các trường trực thuộc: Trường Kinh
doanh Harvard, trường Luật Harvard, trường Y Harvard và trường
John F. Kennedy of Government
Trường Đại học Tổng hợp Harvard được thành lập năm 1636 và là một trong
những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới bên cạnh các trường: đại học
Cambridge, Oxford của Anh, Sorbonne của Pháp.
Trên 14.000 người đang làm việc ở Harvard, trong đó có hơn 9.000 cán bộ
giảng dạy ở trường y và 2.000 cán bộ giảng dạy khác. Thư viện ở ĐH Harvard có
trên 15 triệu đầu sách.
Ban đầu, trường chỉ có 9 sinh viên và duy nhất một thầy giáo. Trong niên khoá
2004-2005, số sinh viên của trường là 19.731 người tại 10 đơn vị học thuật chính,
trong đó có hơn 12.000 nghiên cứu sinh. Ngoài ra, còn có 13.000 SV đăng ký các
khoá học tại trường Harvard mở rộng.

Ngoài thu nhập do giảng dạy và các hoạt động kinh doanh khác, trường còn
nhận được nhiều khoản đóng góp từ các học sinh cũ nay đã thành đạt.
Bảy tổng thống Mỹ: John Adams, John Quincy Adams, Theodore and
Franklin Delano Roosevelt, Rutherford B. Hayes, John Fitzgerald Kennedy và
George W. Bush đều là cử nhân của Harvard. Các cán bộ giảng dạy của trường ĐH
danh tiếng này cũng đã tạo ra 40 nhà khoa học giành giải Nobel. Chi phí của mỗi
sinh viên trong năm 2004-2005 là 40.000 đôla.
Mục tiêu của Harvard là cố gắng tạo ra sự hiểu biết và mở mang trí óc của SV
đến với hiểu biết đó, đồng thời giúp SV tận dụng tốt nhất các cơ hội giáo dục của
họ. Chính vì thế mà Harvard khuyến khích sinh viên tôn trọng các ý tưởng và sự thể
hiện tự do của họ, hãnh diện với sự khám phá và khả năng suy nghĩ, theo đuổi tinh
thần hợp tác và nhận trách nhiệm đối với hậu quả của những hành động cá nhân.


Sự ủng hộ mà đại học Harvard dành cho sinh viên là nền tảng để họ xây dựng
tính độc lập và thói quen học tập suốt đời.
Nằm trong trường Đại học Tổng hợp Harvard có rất nhiều trường trực thuộc,
trong đó phải kể tới 4 trường rất nổi tiếng sau:
1. Trường kinh doanh Harvard (Harvard Business School)
- Năm thành lập: 1908
- Địa điểm: Boston, Massachusetts
- Phương châm đào tạo: “đào tạo nên những nhà lãnh đạo làm nên sự khác
biệt trên thế giới” (to educate leaders who make a difference in the world).
- 65.000 sinh viên đã tốt nghiệp của trường có rất nhiều người là lãnh đạo
của những tập đoàn danh tiếng, trong đó có cả những nhà lãnh đạo của các quốc gia
như trường hợp của Tổng thống Mỹ Geogre W. Bush.
- Luôn luôn đứng đầu danh sách các trường kinh doanh uy tín nhất của Mỹ
(theo www.forbes.com).
- Các trung tâm nghiên cứu toàn cầu:
California Research Center, Palo Alto

Asia-Pacific Research Center, Hong Kong
Latin America Research Center, Buenos Aires
Japan Research Office, Tokyo
Europe Research Center, Paris
2. Trường Luật Harvard (Harvard Law School)
- Năm thành lập: 1817.
- Hiện tại có 10 thượng nghị sĩ; 10 hạ nghị sĩ và 4 thống đốc bang của
Mỹ từng học tại trường Luật Harvard. Ứng cử viên tự do Ralph Nader trong cuộc
chạy đua vào Nhà trắng (dành được khỏang 1% số phiếu phổ thông) cũng từng học
tại trường Luật Harvard.
3. Trường Y Harvard (Harvard Medical School)
- Năm thành lập: 1782


- Phương châm đào tạo: “tạo ra và nuôi dưỡng một cộng đồng những người
sẵn sàng phục vụ và cống hiến để làm dịu đi nỗi đau của của các bệnh
nhân” (create and nurture a community of the best people committed to leadership
in alleviating human suffering caused by disease).
- Từ năm 1934 đến năm 1990 có 10 nhà nghiên cứu thuộc trường Y Harvard
đoạt các giải Nobel về Y học. Đặc biệt, có 4 nhà nghiên cứu thuộc trường Y
Harvard và một số người đồng sáng lập Tổ chức bác sĩ quốc tế ngăn ngừa chiến
tranh hạt nhân (International Physicians for the Prevention of Nuclear War) đã
được trao giải Nobel hòa bình năm 1985.
4. John F. Kennedy of Government
- Năm thành lập: 1936
- Phương châm đào tạo: “chuẩn bị cho một thế hệ những nhà lãnh đạo của
những xã hội dân chủ; đóng góp giải pháp cho những vấn đề của cộng đồng”
(preparing leaders for service to democratic societies; contributing to the solutions
of public problems).
- Cùng với Trường Hành chính quốc gia Pháp (Ecole Nationale

D’Administration), trường John F. Kennedy of Government là môi trường lý
tưởng để đào tạo ra những chính khách, những nhà lãnh đạo của các quốc gia trên
thế giới. Ngoài công việc đào tạo, trường còn có rất nhiều những hoạt động nghiên
cứu tại 14 viện và trung tâm nghiên cứu trên khắp thế giới. Nhiều những công trình
nghiên cứu của trường đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến các giải pháp cho những
vấn đề chính trị của các quốc gia trên thế giới. Nhiều học viên đã tốt nghiệp của
trường hiện đang giữ các ghế thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ và thống đốc một số bang
của nước Mỹ.
• Đại học Stanford (Mỹ)
Đại học Stanford bao gồm 1 trường đại học và 7 trường cao học, với tổng số
sinh viên lên tới gần 10.000. Cùng nằm trong một trường lớn nhưng với nhiều
trường nhỏ chuyên biệt trên một khuôn viên rộng, có thể coi đây là một “mô hình


đô thị đại học” đã khá phổ biến với các trường đại học lớn ở Âu, Mỹ và một số
nước phát triển ở châu Á.
Đại học tổng hợp Stanford (California,
Mỹ) là một trong những trường hàng đầu của
Mỹ. Nằm ở 2 quận San Mateo và Santa Clara,
cách thành phố San Francisco khoảng 1 tiếng
đi xe, trường đại học có khuôn viên rộng lớn
nhất nước Mỹ này sở hữu các rừng cây tùng
Đại học Stanford.

bách trải dài và bờ biển Thái Bình Dương
tuyệt đẹp.

Trường đại học Stanford có diện tích tổng cộng hơn 3300 hecta của bang
California, trong đó 2800 hecta là tài sản của trường và không trực thuộc cơ chế
quản lý hành chính của thành phố.

Đây là một quần thể bao gồm 1 trường đại học và 7 trường cao học cùng hàng
trăm viện nghiên cứu lớn nhỏ. Khuôn viên trường trải rộng trên khoảng 90km
đường, có một nhà máy cấp điện với tải lượng 49 MW, 2 hệ thống cấp nước riêng,
3 đập và hồ nước, 170km đường ống dẫn nước, 1 hệ thống sưởi trung tâm, một hệ
thống truyền tải điện với năng suất lớn, và một bưu điện.
Ngoài ra, Stanford còn cung cấp hoặc thuê riêng một hệ thống phòng chữa
cháy, công an và nhiều dịch vụ khác. Stanford là một trong những đơn vị trường
đại học sử dụng điện tiết kiệm nhất bang. Nhà máy điện của trường cung cấp toàn
bộ điện cho trường và còn thừa đến 25 MW cho dân thường sử dụng.
94% sinh viên đại học, 54% sinh viên cao học và 30% giảng viên của trường
sống trong khuôn viên này. Diện tích nhà ở của giảng viên và cán bộ công nhân
viên của trường bao gồm cả nhà thuê và nhà mua.
Trong khuôn viên có vườn hoa, rất nhiều thư viện, nhà thờ, và bệnh viện
(thuộc trường Y)… Khuôn viên Stanford có rất nhiều cây xanh và thảm cỏ với hệ
thống tưới tiêu tự động.


Khu nghiên cứu Stanford nằm trong khuôn viên trường được thành lập năm
1951 để đáp ứng nhu cầu phát triển đất công nghiệp ở gần trường học và phát triển
ngành điện tử gắn với trường đào tạo kỹ sư của đại học Stanford.
Ngày nay, khu nghiên cứu bao gồm hơn 150 công ty với khoảng 23.000
chuyên viên làm việc trên các lĩnh vực điện tử, phần mềm, công nghệ sinh học, và
các ngành công nghệ cao khác.
Ngoài ra, còn có công ty nghiên cứu phát triển và các công ty cung cấp dịch
vụ hỗ trợ khác hoạt động trên một tổng diện tích sử dụng gần 1 triệu mét vuông.
Khu mua bán của trường Stanford nằm ở vùng phía bắc của vùng đô thị, có 5
siêu thị lớn và 140 cửa hàng bán lẻ, thu hút chừng 8 triệu khách hàng năm và có
doanh thu trên 500 triệu USD năm 2003. Toàn bộ khu mua sắm này do công ty
Simon Property Group, Inc cho thuê và quản lý. Đây cũng là khu trung tâm mua
sắm có doanh thu trung bình trên diện tích mặt bằng cao nhất trong cả nước.

Nằm trên địa bàn của nhiều tỉnh khác nhau, trường đại học Stanford luôn coi
trọng mối quan hệ với cộng đồng và có đóng góp trong mọi vấn đề lớn như phát triển
kinh tế và giao thông cho vùng. Trong khu đô thị này cũng có 5 trường học khác.
Hiện tại, trong khu đô thị có hệ thống xe buýt Marguerite và các dịch vụ cung
cấp phương tiện đi lại khác như cho thuê xe hơi, xe đạp… Khoảng 34% giảng viên
và cán bộ của trường đi lại hàng ngày bằng phương tiện công cộng. Có 10 tuyến xe
buýt của hệ thống Marguerite mở rộng cho người dân ngoài trường.
• Viện công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ)
Viện công nghệ Massachusetts (MIT) là Đại học danh tiếng luôn đứng trong
danh sách 10 trường Đại học hàng đầu thế giới và xếp hạng nhất trong các trường
Đại học ngành công nghệ thông tin của Mỹ. Sang năm 2010, Viện MIT đã vươn
lên đứng đầu trong bảng xếp hạng các trường đại học thế giới.
Năm 1861, Cộng đồng bang Massachussets tán thành ý kiến thành lập "Học
viện kĩ thuật Massachussets” bao gồm các ngành khoa học xã hội và tự nhiên, được
đệ trình bởi nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng William Barton Rogers. Đây là bước


quan trọng đầu tiên mà Rogers hi vọng sẽ thành lập một học viện độc lập thúc đẩy
sự tăng trưởng cho nền công nghiệp của Mỹ. Được sự đồng ý của chính phủ,
Rogers đã lập nên quỹ hỗ trợ phát triển chương trình giảng dạy, đánh giá, các cơ sở
vật chất. Nỗ lực của ông bị đình trệ bởi cuộc nội chiến Mỹ, và cho đến năm 1865
những lớp học đầu tiên mới được mở tại khu Mercantile trung tâm Boston.
Toà nhà đầu tiên của MIT được hoàn thành ở Boston's Back Bay năm 1866.
Các năm kế tiếp, MIT đã gây dựng được danh tiếng của mình trong lĩnh vực khoa
học và công nghệ, tuy vẫn còn trong thời kì khó khăn về tài chính. Đã có quan điểm
cho rằng MIT nên liên kết với Đại học Harvard, một đại học có nguồn tài chính dồi
dào nhưng yếu hơn về khoa học công nghệ để cùng phát triển. Vào những năm
1900, một đề nghị hợp tác với Harvard được đưa ra nhưng sau đó bị hoãn lại do sự
phản đối của các cựu sinh viên MIT. Năm 1916, MIT chuyển sang khu vực
Cambridge hiện tại.

Trong suốt lịch sử của mình, MIT luôn tập trung vào các phát minh trong
lĩnh vực khoa học công nghệ. Số liệu năm 1997 cho thấy tổng thu nhập do các công
ty lập nên bởi MIT đứng hàng 24 trong nền kinh tế thế giới. Năm 2001, MIT triển
khai dự án Open Course Ware đưa các học liệu mở lên mạng Internet. Cùng năm
đó Chủ tịch trường là Charles Vest lần đầu tiên đã công nhận rằng, học viện của
ông đang có hạn chế lớn đối với các sinh viên và nhà khoa học nữ, và ông cam kết
sẽ có các chính sách thích hợp để cải thiện. Tháng 8 năm 2001, Susan Hockfield,
nhà thần kinh học, là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chủ tịch của MIT. Bà chính thức
đảm nhiệm chức vụ vào ngày 6 tháng 12 năm 2004 và là chủ tịch thứ 16 của MIT.
Tạp chí Atlantic năm 2004 xếp hạng MIT như là một trong những đại học
khó vào nhất tại Mỹ. Theo đánh giá của US News và World Report's thì MIT là 1
trong 5 trường luôn được xếp hạng cao nhất, cùng với Havard, Stanford, Yale và
Princeton. Năm 2005, quỹ đóng góp của MIT cho nền kinh tế là 6.7 tỷ Đôla, xếp
hạng thứ 6 tại Mỹ.
MIT được tổ chức thành 5 trường gồm 26 ngành học, bao gồm:
- Trường kiến trúc và Dự án: Kiến trúc; Nghệ thuật và Khoa học truyền
thông; Nghiên cứu về thành thị và dự án.


- Trường kĩ thuật: Không gian và vũ trụ; Chuyên ngành kĩ thuật sinh học;
Kĩ thuật hóa học; Môi trường và dân dụng; Điện học và khoa học máy tính, Kĩ
thuật hệ thống; Kĩ thuật và khoa học vật liệu; Kĩ thuật cơ khí; Kĩ thuật nguyên tử.
- Trường nhân văn, nghệ thuật và khoa học xã hội: Nhân chủng học;
Nghiên cứu truyền thông có tính cạnh tranh; Kinh tế; Ngôn ngữ và văn học; Lịch
sử; Nhân văn; Ngôn ngữ và triết học; Văn học; Âm nhạc và Nghệ thuật sân khấu;
Khoa học chính trị; Khoa học, Kĩ thuật và Xã hội; Nghiên cứu về con người; Báo
chí.
- Trường quản lý Alfred P. Sloan.
- Trường khoa học: Sinh học; Khoa học về thần kinh và nhận thức; Hóa
học; Trái đất, khí quyển, Khoa học về hành tinh; Toán; Vật lý.

Khác với hầu hết các trường đại học trên thế giới, tại MIT, số lượng sinh viên
sau đại học nhiều hơn bậc đại học (chiếm khoảng 60% tổng số sinh viên). Nhiều
chương trình cao học được xếp trong số 10 trường Đại học hàng đầu toàn nước Mỹ.
Các sinh viên sau đại học của MIT có thể làm tiến sĩ, Thạc sĩ khoa học, Thạc sĩ kỹ
thuật, Thạc sĩ kiến trúc, Thạc sĩ quản trị kinh doanh…
• Đại học Cambridge - cái nôi của những nhà khoa học xuất chúng

ĐH Cambridge (Anh), nơi đào tạo những nhà khoa học xuất chúng
Hình thành từ thế kỷ thứ XIII, năm 1209, Cambridge đã trở nên nổi tiếng
trước hết bởi chính diện mạo của mình với những công trình kiến trúc đẹp trong


một khung cảnh thơ mộng. Nhưng lý do quan trọng hơn và đáng tự hào hơn là bởi
chất lượng giáo dục và những thành tựu khoa học của trường.
Từ trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học này của thế giới, hàng trăm
năm qua đã cho ra đời rất nhiều những phát minh quan trọng, mà nhiều trong số đó
mang tính lịch sử của toàn nhân loại.
Sự nổi danh của Cambridge trong lĩnh vực khoa học được bắt đầu từ nhà bác
học Isaac Newton ở thế kỷ XVII với cuốn “Những nguyên lý toán học cơ bản".
Phải 300 năm sau khi cuốn sách phát hành thì các phát minh khoa học dựa trên cơ
sở các nguyên lý đó mới thực sự được khám phá. Tiếp theo Newton, rất nhiều
những nhà khoa học khác đã góp phần làm nên sự vĩ đại của Cambridge như:
Darwins - cuối thế kỷ XIX - với thuyết tiến hóa, J.J. Thomson khám phá ra điện tử
năm 1897, Cockcroft và Walson phân chia được nguyên tử năm 1923, 1949
Maurice Wikle phát triển những thành tựu đầu tiên của kỹ thuật số, 1953 Crick và
Watson giải mã được cấu trúc ADN. Và hiện nay, truyền thống đó vẫn tiếp diễn với
giáo sư vũ trụ học Stephen Hawking, giáo sư tin học Roger Needham hay bác sỹ
Roy Calne - một chuyên gia trong lĩnh vực cấy ghép gan.
Không dừng lại ở lĩnh vực học thuật, Cambridge đã rất nhanh chóng bắt kịp
với đà phát triển của thế giới trong lĩnh vực công nghệ để làm nên “Hiện tượng

Cambridge” khi biến thành phố này trở thành một trung tâm công nghệ quan trọng
của Châu Âu, một “thung lũng Silicon” của nước Anh.
Còn chất lượng giáo dục của Cambridge thì được đánh giá bởi những lớp sinh
viên sau khi tốt nghiệp trở thành những người thành đạt. Ngôi trường này đã đào
tạo ra rất nhiều nhà thơ, doanh nhân, nghị sĩ, Phó thủ tướng hay những chức vụ
tương tự cho nước Anh và cho cả thế giới.
Có thể kể ra một vài yếu tố làm nên chất lượng của trường Cambridge đó là:
giảng viên giỏi, sinh viên ưu tú; phương pháp học đi đôi với hành; và nguồn đóng
góp to lớn từ các nhà tài trợ.
Sinh viên giỏi và giảng viên giỏi


Phó Hiệu trưởng trường Cambridge hiện nay - bà Alison Rechard đã trả lời
câu hỏi này như sau: “đó là tham vọng to lớn thu hút và giáo dục những sinh viên
có triển vọng nhất, tốt nhất ở mọi ngành; song song với tham vọng tuyển chọn
những giảng viên giỏi nhất để dạy những sinh viên ưu tú trên là làm công tác
nghiên cứu mọi lĩnh vực của tri thức”.
Việc tuyển chọn những sinh viên giỏi là một truyền thống của Cambridge. Từ
thế kỷ XVII khi toán học là ngành mũi nhọn của Cambridge, những cuộc thi có tên
gọi “Tripos” để tuyển chọn sinh viên giỏi đã được tổ chức. Và sau đó hình thức này
được áp dụng cho các ngành khác như: ngành luật dân sự năm 1816, chuyên ngành
thần học năm 1843 và cho đến trước năm 1900 các cuộc thi để tuyển chọn sinh
viên giỏi này đã được áp dụng cho hầu hết các chuyên ngành.
Để thu hút những sinh viên giỏi, Cambridge còn rất chú trọng đến chính
sách hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là những sinh viên nghèo. Chính sách này đã là
truyền thống ở Cambridge từ thời trung cổ, nhà bác học Issaac Newton đã là một
sinh viên trong diện hỗ trợ này. Như lời phát biểu của bà Phó Hiệu trưởng trường:
“Khi Isaac Newton vào trường với tư cách là một sinh viên đại học, ông được
hưởng hoàn toàn sự tài trợ của trường Trinity, lúc đó không ai biết rằng ông là một
thiên tài”.

Học đi đôi với hành
Chất lượng giáo dục của Cambridge còn được khẳng định bởi nguyên tắc học
tập phải luôn đi đôi với nghiên cứu“. "Ở Cambridge chất lượng giảng dạy tuyệt
vời và các nghiên cứu tuyệt vời luôn gắn liền với nhau”. Nguyên tắc này cộng với
đầu vào sinh viên tốt, điều kiện học tập đầy đủ với thư viện, phòng thí nghiệm hiện
đại bậc nhất thế giới, nên chất lượng giáo dục ở Cambridge luôn được khẳng định.
Từ năm 1993 trường còn áp dụng một phương thức đánh giá chất lượng giảng
dạy (TQA) bao gồm rất nhiều tiêu chuẩn với các thang điểm khác nhau.
Những sinh viên đại học năm cuối của Cambridge vừa được học rất chuyên
sâu, vừa được hỗ trợ bởi sự chăm sóc đặc biệt của hệ thống giám sát của trường.


Các nhà quản lý Cambridge tin rằng đó là cách dạy hiệu quả nhất đối với những
sinh viên triển vọng và có chí tiến thủ nhất.
Một nhân tố khác làm nên sự nổi tiếng của Cambridge là cách ngôi trường này
đưa tri thức của mình vào cuộc sống khi áp dụng rất hiệu quả công thức: Công
nghệ hiện đại + các nhà đầu tư + các nghiên cứu hàn lâm.
Với truyền thống về nghiên cứu học thuật, Cambridge đã thu hút được những
nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới hội tụ về đây, cho họ một môi trường làm
việc hoàn hảo, điều kiện làm việc hết sức linh hoạt, cho phép - thậm chí khuyến
khích họ làm việc cho các ngành công nghiệp. Điều này đã kết hợp được những
nghiên cứu thuần tuý với ứng dụng, sự tinh túy của học thuật với thế giới thực và
những kinh nghiệm thực tế.
Vì thế, Cambridge là một trường đại học có thu nhập cao khác thường từ lĩnh
vực công nghiệp, điều hành một số lượng dự án nghiên cứu quan trọng liên kết với
các nhà công nghiệp.
Sự đóng góp to lớn của các nhà tài trợ
Nhìn vào toàn bộ lịch sử phát triển của Cambridge, có thể thấy trường đã tận
dụng rất có hiệu quả sự ủng hộ và tài trợ của các cá nhân để thúc đẩy sự phát triển
và giữ vững ngôi vị của mình.

Cambridge ra đời do sự bảo trợ đầu tiên của vua Henry III. Và sau đó, trong
suốt quá trình phát triển 800 năm của mình, mỗi bước tiến của Cambridge đều thấy
bóng dáng của các nhà tài trợ. Như sự tài trợ của vua Henry VIII cho các giáo sư
ngành thần học, tiếng Hi Lạp, Do Thái, Y học và Luật học đã tạo nên bước ngoặt
trong phương pháp giảng dạy của trường. Hay Ngài Richard Fitzwilliam giúp
trường xây dựng viện bảo tàng để phục vụ cho việc học tập của các sinh viên nghệ
thuật, kiến trúc và khảo cổ. Nguồn tài chính từ quỹ Rockefeller đã biến thư viện
của trường thành một toà nhà nguy nga bên bờ Tây của dòng sông Cam, và sau đó
thư viện này còn nhiều lần được mở rộng thêm cũng vẫn nhờ những nhà tài trợ.
Một trung tâm của trường đại học được xây dựng để phục vụ đời sống văn hoá, xã


hội của sinh viên cao học và nhân viên của trường từ sự cung cấp tài chính của quỹ
Wolfson. Và chính quỹ này cũng giúp thiết lập Văn phòng liên lạc công nghiệp của
trường để phục vụ cho dự án “Hiện tượng Cambridge“ hay cũng có thể gọi là
“Điều thần kỳ Cambridge”. Và còn rất nhiều, rất nhiều các nhà tài trợ khác đã đóng
góp cho sự phát triển của Cambridge.
Nhân tố thứ ba này tuy không phải là nhân tố quyết định nhưng nó cũng đóng
một vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở để hai nhân tố trên có thể phát huy toàn bộ
tính hiệu quả của nó.
Hiện tại thế giới đang ở trong kỷ nguyên của công nghệ với tốc độ thay đổi
chóng mặt của thông tin, đồng thời đứng trước những thách thức vô cùng to lớn
như nguy cơ thiếu hụt năng lượng, biến đổi môi trường... Điều này đặt vai trò của
công tác nghiên cứu lên một tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Với truyền thống là
một trung tâm nghiên cứu nổi tiếng thế giới, Cambridge đang trong thời kỳ mở
rộng lớn nhất trong lịch sử phát triển của mình để đáp ứng những đòi hỏi của thực
tế, với việc nâng cấp một trung tâm khoa học công nghệ mới ở phía tây trung tâm
thành phố Cambridge. Đồng thời, trường coi việc đầu tư vào các lĩnh vực nghiên
cứu mới đặc biệt là đầu tư cho con người, nỗ lực và đổi mới sự hợp tác là yếu tố
sống còn cho sự phát triển của mình.

Năm 2009, Đại học Cambridge kỷ niệm tuổi 800 của mình. Phương châm của
trường là sẽ tiếp tục kế thừa những truyền thống của tám thế kỷ qua, đồng thời tiếp
tục cố gắng để khẳng định mình trong hàng ngũ những trường đại học vĩ đại nhất
thế giới.
• Oxford - Đại học cổ nhất Anh Quốc, nơi đào tạo "người đứng đầu",
ĐH đầu tư nhiều tiền cho sinh viên nhất
Oxford là đại học cổ nhất trong thế giới các nước nói tiếng Anh. Tuy không có
ngày thành lập chính thức, nhưng việc giảng dạy ở đây đã được bắt đầu từ năm
1096 và phát triển rất nhanh kể từ năm 1167 khi vua Henry Đệ Nhị của Pháp cấm sinh


viên Anh học tập ở Paris. Hiện tại, đại học Oxford có khoảng 17 ngàn sinh viên, 25%
trong số đó là sinh viên quốc tế đến từ hơn 130 nước khác nhau trên thế giới.

University of Oxford, UK
Là một trong những đại học danh giá nhất thế giới và đứng đầu ở Anh (theo
xếp hạng năm 2005 của hai tờ báo nổi tiếng 'The Times' và 'The Guardian'),
Oxford đào tạo rất nhiều người tài giỏi thuộc tất cả các lĩnh vực tự nhiên và xã
hội. Hầu như không thể kể hết những người nổi tiếng đã xuất thân từ đây: 46 nhà
khoa học đoạt giải Nobel (riêng Linus Pauling đoạt 2 giải), 25 thủ tướng Anh, 6 vị
vua, nhiều nhà văn, nhà thơ, toán học, kinh tế... Thủ tướng Anh Tony Blair, Cựu
Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Vua Abdullah của Jordan, Thủ tướng Ấn Độ
Manmohan Singh, Thái tử Nhật Bản Naruhito, nhà vật lý học Stephen Hawking
hay cả danh hài Rowan Atkinson (diễn viên đóng vai Mr. Bean)... đều là cựu sinh
viên Oxford.
Vì là đại học có từ thời trung cổ, hệ thống giáo dục của Oxford cũng rất khác
biệt so với các đại học khác. Hệ thống dạy kèm (tutorial system) của Oxford được
xem là cách giáo dục tốn kém nhất, và cũng tất nhiên là hiệu quả nhất. Mỗi sinh
viên đại học ở đây đều có riêng các giáo viên kèm cặp trong các môn học, cho và
chấm điểm bài tập về nhà. Riêng các sinh viên sau đại học còn có giáo viên hướng

dẫn nghiên cứu. Những năm gần đây tại Anh, Oxford luôn đứng đầu trong các đại
học đầu tư nhiều tiền nhất cho sinh viên của mình.


×