Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo các mô hình và kiến trúc HTTT quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.02 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


BÀI TẬP TUẦN 1
CÁC MÔ HÌNH VÀ KIẾN TRÚC HTTT QUẢN LÝ

Hà Nội – 2012


Câu 1. Cho biết doanh nghiệp anh chị đang làm việc và công việc hiên tại của
anh/chị.
- Doanh nghiệp đang làm việc : Công ty cổ phần truyền thông VMG.
- Công việc hiện tại : Lập trình viên
Đặc điểm :
VMG là công ty hoạt động trong lĩnh vực của ngành công nghệ nội dung số
ở Việt Nam như kinh doanh dịch vụ SMS cho điện thoại di động, game online,
truyền hình trực tuyến, nhạc số…
Câu 2. Hãy cho biết Mô hình Hệ thống thông tin đang được áp dụng tại doanh
nghiệp của anh chị và nêu các thành phần cơ bản của nó.
Mô hình hệ thống thông tin đang được áp dụng:
Là mô hình có sự kết hợp của các hệ thống thông tin:
- Hệ thống thông tin xử lý giao dịch (TPS).
- Hệ thống thông tin tự động hóa văn phòng (OAS).
- Hệ thống thông tin quan hệ khách hàng (CRM).
- Hệ thống thông tin phục vụ quản lý (MIS).
- Hệ thống thông tin trợ giúp ra quyết định (DSS).
- Hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo(ESS).
a. Hệ thống thông tin xử lý giao dịch (TPS)
- Thanh toán lương
- Quản lý doanh thu của doanh nghiệp.


- Quản lý các giao dịch mua bán
b. Hệ thống thông tin tự động hóa văn phòng (OAS)
- Quản lý tài liệu
- Lập kế hoạch cho mỗi cá nhân, các nhóm, các bộ phận
- Quản lý thông tin cá nhân, các nhóm, các bộ phận
2


- Quản lý các dự án của doanh nghiệp
c. Hệ thống thông tin quan hệ khách hàng (CRM)
- Giúp công ty tiếp cận với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả để
chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.
d. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý (MIS)
- Lấy dữ liệu tổng hợp từ TPS và OAS để cho phép công ty quản lý, kiểm soát
và điều chỉnh công việc, mức lương, chế độ của từng nhân viên, từng nhóm,
từng bộ phận.
- Cung cấp các báo cáo của từng cá nhân, từng nhóm, từng bộ phận trên các
dữ liệu đã được thống kê.
e. Hệ thống thông tin hỗ trợ giúp ra quyết định(DSS)
- Lấy dữ liệu tổng hợp từ MIS, OAS, TPS, CRM để cho phép công ty đưa ra
các quyết định về các chính sách cho các nhân viên, các nhóm, các bộ phận
của công ty.
- Đưa ra các quyết định chăm sóc khách hàng, các chương trình hoạt động,
chương trình khuyến mãi tùy theo từng thời điểm.
f. Hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo(ESS)
- Lấy dữ liệu tổng hợp từ các hệ thống thông tin trên giúp lãnh đạo đưa ra
được các quyết định, đường lối hoạt động của công ty theo từng thời điểm
nhất đinh.
Câu 3. Giải thích các từ khóa ESS, DSS, MIS, OAS, CRM, ERP, KWS, TPAS,
SCM, CoBit

- ESS: Hệ thống hỗ trợ lãnh đạo (Executive Support Systems) là một hệ
thống tương tác cao cho phép truy cập thông tin từ các kết quả kiểm soát và tình
trạng chung của doanh nghiệp
- DSS: hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support Systems) là một hệ

3


thống thông tin tương tác cung cấp thông tin, các mô hình, và các công cụ xử lý dữ
liệu hỗ trợ cho quá trình ra các quyết định có tính nửa cấu trúc và không có cấu trúc
- MIS: Hệ thống thông tin phục vụ quản lý (Management Information Systems)
là một hệ thống thông tin cung cấp thông tin cho việc quản lý tổ chức
- OAS: Hệ thống thông tin tự động hóa văn phòng (Office Systems) là một
hệ thống dựa trên máy tính nhằm thu thập, xử lý, lưu trữ, và gửi thông báo, tin
nhắn, tài liệu, và các dạng truyền tin khác giữa các cá nhân, các nhóm làm việc, và
các tổ chức khác nhau.
- CRM: Customer Relationship Management - Quản Lý Quan Hệ Khách
Hàng là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết toàn diện các quan hệ với khách
hàng qua nhiều kênh và bộ phận chức năng khác nhau
- ERP: Enteprise Resource Planning - kế hoạch hoá nguồn lực doanh nghiệp
là hệ thống tích hợp và phối hợp hầu hết các quy trình tác nghiệp chủ yếu cuả
doanh nghiệp
- KWS: Hệ thống thông tin chuyên môn (Knowledge Work Systems) là các hệ
thống được thiết kế để hỗ trợ việc chia sẻ kiến thức hơn là chia sẻ thông tin
- TPS: Hệ thống thông tin xử lý giao dịch (Transaction Processing Systems)
là hệ thống thu thập và lưu trữ dữ liệu giao dịch; có thể kiểm soát các quyết định
được tạo ra như một phần trong giao dịch
- SCM: Supply Chain Management – Quản lý chuỗi cung ứng là hệ thống
tích hợp giúp quản lý và liên kết các bộ phận sản xuất, khách hàng và nhà cung cấp
- CoBit: (Control Objectives for Information and Related Technology): Đây là

mô hình quản lý IT theo chuẩn Mỹ và trở thành một chuẩn quốc tế về quản lý CNTT
gồm những thực hành (khung) tốt nhất về quản lý CNTT do ISACA và ITGI xây dựng
năm 1996. CoBiT cung cấp cho các nhà quản lý, những người kiểm tra và những người
sử dụng IT một loạt các phép đo, dụng cụ đo, các quy trình và các hướng dẫn thực hành

4


tốt nhất để giúp họ tăng tối đa lợi nhuận thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin và
giúp họ quản lý và kiểm soát IT trong công ty.
Câu 4:Phân biệt hai khái niệm B2B và B2C. Nêu vai trò của thanh toán điện tử
trong thương mại điện tử.
Căn cứ vào tính chất của thị trường khách hàng, người ta thường đề cập đến 2
loại hình Thương mại điện tử: B2B (Business - To - Business): Thuơng mại điện tử
B2B chỉ bao gồm các giao dịch thương mại trên Internet mà trong đó, đối tượng
khách hàng của loại hình này là các doanh nghiệp mua hàng.
B2C (Business - To - Customer): Thương mại điện tử B2C là chỉ bao gồm các
giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó,
đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Loại hình này áp
dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của
họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân.
Vậy điểm khác biệt giữa Thương mại điện tử B2BvàB2C là gì?
Điều thứ nhất là sự khác nhau về khách hàng
Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Xét về tổng thể, các
giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn. Ngoài ra, có 2 sự khác
biệt lớn nữa:
Khác biệt về đàm phán, giao dịch:
Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như
đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ

thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao
gồm tất cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn
trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực
tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại điện tửB2B đầu

5


tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản
trong khâu mô tả đặc tính và định giá.
Khác biệt về vấn đề tích hợp:
Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của
họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các doanh
nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với
nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích
hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng.
Vai trò của thanh toán điện tử trong thương mại điện tử:
Thanh toán điện tử là nền tảng cho việc phát triển thương mại điện tử
Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang phát triển với một tốc độ chóng mặt và
ngày càng khẳng định được vị trí không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, tại bất
kỳ đâu, vào bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể đặt mua những món hàng mà
chúng ta muốn, thông qua các thiết bị điện tử thông minh. Khách hàng chủ chốt của
nó là những người nhạy cảm về giá, luôn muốn mua đồ qua mạng vì giá hời hơn,
được nhiều khuyến mãi hơn.
Tại Việt Nam với khoảng 20 triệu người sử dụng internet và đang tiếp tục tăng
nhanh đây là một thị trường lớn cho phát triển TMĐ và ngày càng có nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nước thấy được các cơ hội đầu tư tại Việt Nam và đã bước
đầu ứng dụng TMĐT phục vụ công việc tiếp thị và quảng bá doanh nghiệp. Tuy
nhiên việc giao kết, ký hợp đồng và thanh toán trực tuyến trong TMĐT tại Việt
Nam còn khó thực hiện do thiếu môi trường pháp lý thích hợp và các hạ tầng tin

học và viễn thông cần thiết. Đặc biệt cùng với sự phát triển của loại hình giao dịch
thương mại điện tử, các hành vi gian lận trong TMĐT cũng đang ngày một gia
tăng, nạn ăn cắp thông tin, gian lận tài chính, niêm yết sai giá, sai chất lượng và
quảng cáo quấy rối người dùng là thực trạng đáng buồn của TMĐT tại Việt Nam
hiện nay. Để TMĐT thực sự phát huy đúng vai trò của nó không chỉ dừng lại ở việc
6


chỉ là kênh marketing, thì theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia đi tiên phong, ngoài
việc hoàn thiện hành lang pháp lý, đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin,
viễn thông cần phải tạo dựng được lòng tin cho khách hàng, bởi khi giao dịch trực
tuyến, họ sợ bị lừa mất tiền và lo lắng không biết chất lượng món hàng có tốt
không nếu chưa được thấy tận mắt sờ tận tay. Muốn vậy cần phải có các tổ chức
đứng ra làm trung gian đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật và chịu trách nhiệm về
pháp lý cho việc thanh toán trực tuyến.
Nắm bắt được tình hình đó, nhiều công ty đã cho ra mắt các dịch vụ thanh toán
trực tuyến với mong muốn trở thành cầu nối đáng tin cậy cho cả người mua và
người bán trên internet. Các cổng thanh toán trực tuyến khi đó sẽ đóng vai trò trung
gian, thực hiện việc thanh toán giữa người mua và bán hàng và sẽ là tổ chức chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các gian lận thương mại trong mọi giao dịch diễn ra
thuộc trách nhiệm của mình. Với hình thức này, việc mua bán hàng hóa qua mạng
sẽ trở nên dễ dàng dàng và an toàn hơn cho cả hai phía.
Khi thanh toán trực tuyến qua các cổng trung gian khách hàng không cần sử
dụng nhiều thẻ ATM của các ngân hàng khác nhau để thanh toán cho bất kỳ hóa
đơn mua sắm nào bởi việc kết nối với các hệ thống ngân hàng và tín dụng trong và
ngoài nước là công việc của các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến sẽ không mất hoặc mất một
khoản phí rất nhỏ. Điều này hoàn toàn không hề ảnh hưởng đến đến giá thành sản
phẩm trong giao dịch. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp coi việc ứng dụng hình thức
quảng bá sản phẩm, bán hàng qua mạng, thanh toán trực tuyến là một giải pháp tiếp

cận thị trường mới, đem lại doanh thu cao và tiết giảm chi phí.
Với sự đảm bảo đó, dịch vụ thanh toán trực tuyến được chờ đợi sẽ dần thay đổi
thói quen mua sắm bằng tiền mặt của người tiêu dùng Việt Nam. Đây là sự thay đôi
cần thiết trong bối cảnh thương mại điện tử đang ngày càng được các doanh nghiệp
chú trọng phát triển.
7


Hiện nay tại Việt Nam có thể kể đến một số cổng thanh toán nổi bật
như: NgânLượng.vn, VNmart.vn, Payoo.vn, OnePay, Baokim.vn việc tích hợp các
cổng thanh toán này nên các website bán hàng cũng hết sức dễ dàng, tùy theo trình
độ hiểu biết của người lập trình website mà các cổng thanh toán này cung cấp hai
mức độ tích hợp cơ bản là mức đơn giản và phức tạp và đều có hướng dẫn khá chi
tiết. Việc sử dụng cổng thanh toán trực tuyến sẽ giúp người tiêu dùng chủ động lựa
chọn cách thanh toán uy tín và hợp lý nhất, chẳng hạn như hình thức thanh toán
tạm giữ là hình thức thanh toán sau khi người mua xác nhận thanh toán, thì số tiền
thanh toán sẽ bị "TREO" (chưa thực sự chuyển sang tài khoản của người Bán,
người bán không thể rút ra và người mua cũng không dùng số tiền này để thực hiện
một giao dịch khác). Người mua và người Bán có một khoảng thời gian để thực
hiện các giao kèo (như chuyển, nhận, kiểm tra chất lượng hàng....). Trong thời gian
tạm giữ, chỉ khi nào người mua đồng ý chuyển tiền cho người bán thì tiền mới thực
sự chuyển đi, đây là hình thức thanh toán khá hay giải quyết được bài toán niềm tin
cho người tiêu dùng.
Thanh toán điện tử tại Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu, tuy nhiên với sự hội
nhập và kế thừa chắc chắn rằng chỉ trong một thời gian ngắn sẽ phát triển mạnh mẽ
và sẽ là công cụ quan trọng giải quyết được mẫu chốt trong phát triển TMĐ tử đó là
niềm tin của người mua và người bán, có thể nói thanh toán điện tử chính là nền
tảng cho phát triển TMĐT tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Câu 5: Tìm hiểu một số website thương mại điện tử (B2C) Việt Nam
1. Thương mại điện tử là gì?

Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách
tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại
bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động
thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các

8


hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi
phí và mở rộng không gian kinh doanh.
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinhdoanh hiệu quả từ khi
Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa
cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng
Intranet của doanh nghiệp).
2. Lợi ích của TMĐT
Lợi ích lớn nhất màTMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận
lợi cho các bên giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với
giao dịch truyền thống, ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay
người nhận nhanh hơn gửi thư. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một
doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với
chi phí giống như gửi cho một khách hàng. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành
giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước
kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho
phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán.
Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng
hóa, dịch vụ thật nhanh chóng.
Những lợi ích nhưtrên chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận
thức được giá trị của TMĐT. Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh

tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
3. Các loại hình ứng dụng TMĐT
Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử
ra các loại hình phổ biến như sau:
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B (business to business);
9


- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng – B2C (business to consumer);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước – B2G (business to
government);
- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau – C2C (consumer to consumer);
- Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân – G2C (government to consumer).
4. Một số website thương mại điện tử (B2C) Việt nam
1.

Trang web mua sắm của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. Với thông tin
mới nhất luôn được cập nhập từ những nhà sản xuất cùng nhiều bài viết của các
chuyên gia tư vấn sẽ giúp cho người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm hiệu quả,
Theo đó khi truy cập siêu thị online ww.vatgia.com, khách hàng dễ dàng tìm kiếm
thôgn tin với hàng nghìn gian hàng, hàng trăm nghìn sản phẩm về điện tử, công
nghiệp, ô tô – xe máy, xây dựng – nhà đất… các dịch vụ và giải trí. Mọi thông tin
được trình bày một cách khoa học, kết hợp với nhiều công cụ tìm kiếm cực mạnh,
dễ dàng cho người tiêu dùng có thể tìm được sản phẩm như mong muốn, rẻ, chính

10


xác và trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó, trang web mua sắm này còn cung
cấp cho người tiêu dùng công cụ bình chọn đánh giá chất lượng dịch vụ của người

bán, không gian để nhiều người đóng góp ý kiến, trao đổi thông tin về sản phẩm để
tìm được những sản phẩm dịch vụ có giá cả và chất lượng tốt nhất.
2.
Ra đời từ tháng 10/2010, đây là sản phẩm của DiaDiem.com và Rebate
Networks – thuộc quỹ đầu tư của Đức. NhómMua là một những các website về
Groupon khá thành công tại thị trường việt nam. NhómMua mang lại những sản
phẩm và dịch vụ tuyệt vời, giảm giá từ 40% đến 90% cho các thành viên của
NhómMua và cho cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.
Tương tự như NhómMua, Muachung.vn sản phẩm của Công ty VC Corp ra
đời từ tháng 11/2010 với các deal (giao dịch) về lĩnh vực ăn uống, giải trí (chiếm
70%), các sản phẩm tiêu dùng như: điện thoại, USB, lò sưởi… (10%) và dịch vụ
chăm sóc sức khỏe.
4.
www.chodientu.vn – sàn giao dịch TMĐT theo mô hình C2C, B2C được
nhắc đến như eBay của Việt Name. Xây dựng trên nền tảng công nghệ E4Portal,
chợ điện tử được VINASA và Bộ Bưu chính – Viễn thông (MPT) đánh giá và xét
gắn 1 trong 3 biểu tượng 5 sao khẳng định đẳng cấp quốc tế của một giải pháp
CNTT thuần Việt. Chợ điển tử đã gặt hái được rất nhiều thành công về mặt tài
chính và giải pháp công nghê như Giải pháp TMĐT tiêu biểu Nhất 2006, cúp “Sao
Khuê”, Sao Vàng Đất Việt”, nằm trong top website thương mại điện tử tiêu biểu do
www.trustvn.gov.vn bình chọn…
5.
www.muaban.net là website quảng cáo – rao vặt trực tuyến uy tín và hiệu
quả hàng đầu tại Việt Nam, chính thức hoạt động vào tháng 4/2006 với định hướng
11


trở thành một kênh quảng cáo rao vặt rộng lớn cho tất cả những nhu cầu Mua Bán
trong và ngoài nước. Tính đến tháng 01/2009, muaban.net đã có hơn 1.500.000 lượt

truy cập mỗi tháng.
6.
www.123mua.vn của công ty Vinagame đa dạng các chủng loại hàng hóa,
dịch vụ: Kim khí điện máy, Thời trang, Hoa – quà tặng, Sách – Báo chí – Đĩa, Thẻ
cào điện thoại và thẻ game các loại… Điểm mạnh của 123mua! là có thể thanh toán
trực tuyến 100% trên mạng. 123mua! đảm bảo hàng hóa đã đến tay người tiêu dùng
nhanh nhất. Đặc biệt, tiện ích 123mua!ePlaza – cho phép khách hàng thuê gian
hàng trực tuyến. Thành tích ấn tượng năm 2007 có khoảng 2.200 – 2.500 đơn
hàng/tháng, doanh thu 200%, cúp đồng IT Week 2007, thành viên Bạc của ECVN,
giải Sao Khuê – Giải pháp thương mại điện tử xuất sắc nhất.
Câu 6. Đánh giá ứng dụng của các Website thương mại điện tử hiện nay
(muachung.vn, vatgia.com, enbac.com, 123mua.vn, chodientu.vn .v.v)
Công nghệ, ứng dụng: Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển
tiền điện tử (EFT), quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình
giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn
kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu.
- Việc nhận đặt hàng và đặt hàng: Chủ yêu thông qua 4 phương tiện điện tử
như điện thoại, fax, email, thông qua Website. Trong đó việc nhận và đặt
hàng trực tuyến phát triển khá nhanh nhưng phương tiện điện thoại vẫn được
sử dụng phổ biến nhất.
- Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử: có thể chia thành 3 nhóm sau
+ Các sàn giao dịch điện tử được tổ chức theo mô hình trung tâm thương mại
hoặc chợ điện tử, nơi các thành viên được mở “gian hàng ảo” và có quyền
quản lý, cập nhật thông tin, hình ảnh trên các gian hàng đó(ví dụ chodientu,

12


enbac, vatgia, 123mua, v.v…)
+ Các website cung cấp dịch vụ kinh doanh theo nhóm, nơi nhiều doanh nghiệp

có thể thông qua website tiến hành hoạt động truyền thông, tiếp thị và trực
tiếp bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng (muachung, muare, v.v…)
+

Các website rao vặt, diễn đàn, nơi thành viên có thể đăng ký tài khoản và
đưa thông tin về nhu cầu mua bán ở dạng đơn giản như tin rao vặt hay chủ đề
thảo luận (ví dụ rongbay.com, nhavadat.vn, v.v…)

- Thanh toán điện tử: Chủ yếu vẫn thông qua hình thức người bán cung cấp số
tài khoản và người dùng sau khi đặt hàng thì chuyển tiền trực tiếp vào số tài
khoản của người bán. Một vài Website (như Vatgia, mua chung, Enbac,
Muare, Chodientu .v.v) đã có hình thức thanh toán qua cổng thanh toán điện
tử (điển hình như Bảo Kim, SohaPay, Ngân Lượng), hay qua dịch vụ ví điện
tử như Website muachung.vn, hay dịch vụ InternetBanking, thẻ cào điện
thoại…
Tính pháp lý:
- Thừa nhận các thông điệp dữ liệu: đưa ra các quy định pháp lý đối với các
nội dung giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử;
- Quy định kỹ thuật về chữ ký điện tử nhằm bảo đảm tính xác thực, toàn vẹn,
bảo mật của thông tin được trao đổi trong thương mại điện tử;
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử;
- Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử;
- Tội phạm và vi phạm trong thương mại điện tử.
Rủi ro của khách hàng:
- Bảo vệ thông tin cá nhân: hầu hết các doanh nghiệp tham gia thương mại
điện tử chưa quan tâm đúng mức đến việc áp dụng các biện pháp bảo vệ
thông tin cá nhân.
- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện còn nhiều kẽ hở.
13



- Hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển.
- An ninh mạng chưa đảm bảo.
- Rủi ro trong giao dịch trực tuyến.
- Việc mập mờ về giá cả, chất lượng sản phẩm.
Cụ thể: khách hàng nhận được sản phẩm không giống như mô tả trên website,
chất lượng sản phẩm kém, không rõ nguồn gốc…, gặp những gian lận về tài chính,
chiếm đoạt tiền qua thẻ tín dụng. Có những vụ làm giả trang web thanh toán, sử
dụng thông tin lấy cắp làm giả thẻ tín dụng và tút tiền, ăn cắp và rao bán công khai
thông tin cá nhân và công ty,…
Vai trò của cơ quan quản lý:
- Xây dựng chính sách, chiến lược phát triển phù hợp thực trạng và năng lực
ứng dụng của các đối tượng.
- Đặc biệt, cần xây dựng những chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng
cao nhận thức và ứng dụng TMĐT.
- Cần xây dựng hệ thống văn bản pháp luật với hiệu lực đủ mạnh và tầm bao
quát lớn, đặt nền tảng cho việc xây dựng cơ chế cũng như tổ chức triển khai
các hoạt động thực thi pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển TMĐT.

14



×