Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trờng Đại học Ngoại Thơng
-----------o0o-----------
Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học Ngoại Thơng năm 2008
Tên công trình: Mô hình Temasek Holdings của
Singapore trong thực tiễn xây dựng Tổng
công ty SCIC Việt Nam
Nhóm ngành: XH1a
Hà Nội, tháng 08 năm 2008
2
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Công trình nghiên cứu “ Mô hình Temasek Holdings trong thực tiễn xây dựng Tổng
công ty SCIC Việt Nam” của chúng tôi gồm các nội dung chính sau đây:
1. Lời nói đầu
Nêu lên tính cấp thiết của đề tài trong nền kinh tế Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu là
Tập đoàn Temasek Holdings trong khoảng thời gian từ 1974 đến 2007 và Tổng công ty SCIC từ
khi thành lập năm 2005 đến nay. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu cũng được đề
cập trong phần này.
2. Nội dung bao gồm 3 chương chính sau:
Chương I: Tập đoàn Temasek Holdings (Công ty vốn đầu tư Nhà nước) của Singapore
Chương này bao gồm: tìm hiểu về Tập đoàn Temasek Holdings; đánh giá hoạt động của Tập
đoàn Temasek Holdings và từ Temasek Holdings tới kinh nghiệm xây dựng một mô hình công
ty đầu tư vốn Nhà nước hiệu quả.
Chương I: Tập đoàn SCIC (Tồng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước) của Việt
Nam
Chương này bao gồm: tìm hiểu về Tập đoàn SCIC; đánh giá hoạt động của Tổng công ty SCIC
Chương III: Một số bài học kinh nghiệm từ Temasek Holdings nhằm thúc đẩy hoạt
động của SCIC trong thời gian tới.
Chương này bao gồm: mối liên hệ giữa Tập đoàn Temasek Holdings và Tổng công ty SCIC; bài
học kinh nghiệm từ Temasek Holdings nhằm khắc phục nhược điểm của SCIC.
3. Kết luận
Tổng kết lại các vấn đề đã đề cập và giải quyết trong phần nội dung. Nêu ý nghĩa đóng
góp của Công trình đối với thực tiễn. Mở rộng vấn đề đối với hướng đi của các Danh nghiệp
Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới.
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.NICs: Các nƣớc công nghiệp phát triển mới
2.DNNN: Doanh nghiệp Nhà nƣớc
3.GDP: Tổng thu nhập quốc nội
4.GIC: Công ty Đầu tƣ Chính phủ của Singapore
5.SASAC: Uỷ ban giám sát và quản lý tài sản Nhà nƣớc của Trung Quốc
6.Công ty TNHH: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
7.WB: Ngân hàng Thế giới
8.ADB: Ngân hàng phát triển Á Châu
9.UBNN: Uỷ ban Nhân dân
10.NN: Nhà nƣớc
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lƣợng các Công ty thành viên của Temasek Holdings tính đến năm 2007
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia về Temasek Holdings
Bảng 2: Doanh thu hoạt động của Tập đoàn từ năm 2004 đến 2007
Nguồn: Group Financial Summary - Temasek Review 2007
Bảng 3: Sơ đồ bộ máy quản lý của SCIC
Nguồn: />18
Bảng 4: Số lƣợng doanh nghiệp thành viên của SCIC tính đến ngày 31/12/2007
Nguồn: Website: www. scic.vn
Bảng 5: Bảng cơ cấu đầu tƣ theo thành phần kinh tế và tỉ trọng của từng khu vực vào
GDP
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2004 - Báo cáo chất lượng tăng trưởng kinh tế - Nguyễn Thị Tuệ
Anh, Lê Xuân Bá
5
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: TẬP ĐOÀN TEMASEK HOLDINGS CỦA SINGAPORE .................... 3
I. Tìm hiểu về Tập đoàn Temasek Holdings .............................................................. 3
1.1. Đặc điểm tập đoàn Temasek Holdings ................................................................ 3
1.2. Các hoạt động của Tập đoàn từ khi thành lập cho đến nay (1974-2007) ......... 6
II. Đánh giá hoạt động của Temasek Holdings .......................................................... 9
2.1. Những mặt hiệu quả .............................................................................................. 9
2.2. Những mặt chƣa hiệu quả và cách giải quyết của Temasek Holdings ........... 10
III. Từ Temasek Holdings tới kinh nghiệm xây dựng một mô hình công ty đầu tƣ
vốn Nhà nƣớc hiệu quả .............................................................................................. 12
3.1. Độc lập hoá khỏi Nhà nƣớc trong quá trình ra quyết định và cơ chế tự chịu
trách nhiệm ................................................................................................................. 12
3.2. Hoạt động theo kiểu tƣ nhân .............................................................................. 14
3.3. Ban lãnh đạo có năng lực và không bị ràng buộc quyền lợi với Chính phủ .. 14
3.4. Nhận thức đúng đắn từ phía Chính phủ ........................................................... 16
CHƢƠNG II: TỔNG CÔNG TY SCIC CỦA VIỆT NAM ............................................ 17
I. Tìm hiểu về Tập đoàn SCIC .................................................................................. 17
1.1 Tổng quan về SCIC .............................................................................................. 17
1.2. Đặc điểm của SCIC ............................................................................................. 20
1.3. Các hoạt động của SCIC từ khi thành lập đến nay (2005-2007) .................... 23
II. Đánh giá hoạt động của SCIC .............................................................................. 26
2.1.Những đóng góp thiết thực cho nền kinh tế ....................................................... 27
2.2 Những vấn đề tồn tại chƣa đƣợc giải quyết ....................................................... 31
CHƢƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TEMASEK HOLDINGS
NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA SCIC TRONG THỜI GIAN TỚI ........... 35
I. Mối liên hệ giữa Temasek Holdings và SCIC ...................................................... 35
6
1.1. Do sự tƣơng đồng giữa SCIC với Temasek Holdings về mục tiêu, cách xây
dựng và quản lý .......................................................................................................... 36
1.2. Do hiệu quả của mô hình Temasek Holdings đã đƣợc chứng minh tại
Singapore và ở một số quốc gia nhƣ Trung Quốc, Indonexia... ............................. 36
1.3. Do yêu cầu cấp thiết về một SCIC hiệu quả đối với nền kinh tế ................... 37
1.4. Một đặc điểm chung giữa Singapore và Việt Nam: Doanh nghiệp Nhà nƣớc
đóng vai trò đáng kể trong nền kinh tế .................................................................... 37
II. Từ Temasek Holdings tới những khuyến nghị đối với SCIC Việt Nam .......... 38
2.1. Phân định rõ chức năng Quản lý hành chính - kinh tế với chức năng Chủ sở
hữu vốn của Nhà nƣớc ............................................................................................... 38
2.2 Xây dựng cơ chế đầu tƣ hiệu quả, công khai minh bạch đối với các dự án đầu
tƣ .................................................................................................................................. 40
2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng, tạo cơ
sở pháp lý phù hợp để công ty hoạt động ................................................................. 41
2.4. Tổ chức đƣợc bộ máy quản lý hiệu quả ............................................................ 45
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 49
1
1
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đi theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, doanh nghiệp vốn Nhà nước vẫn có ảnh hưởng khá lớn tới nền kinh tế. Trong
khi đó, hiện nay phần lớn những doanh nghiệp này hoạt động còn kém hiệu quả, gây nên
những cản trở không nhỏ đối với nền kinh tế tiềm năng và đang phát triển với nhiều
tham vọng như Việt Nam. Hơn nữa nền kinh tế của chúng ta đã đi vào quỹ đạo chung
của toàn thế giới sau khi gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc mất đi sự bảo hộ đối với
các doanh nghiệp trong nước và nguy cơ bị đào thải khỏi thị trường nếu không có hoặc
khả năng cạnh tranh yếu. Vậy nên cải cách lại hệ thống doanh nghiệp vốn Nhà nước để
có sức cạnh tranh thật sự trong một môi trường kinh tế mở là một việc làm vô cùng cần
thiết nhưng cũng là yêu cầu cấp thiết đối với chính phủ và các cơ quan hữu quan của
Việt Nam.
Năm 2005 chính phủ phê duyệt việc thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh
vốn Nhà nước (gọi tắt là SCIC). Tới đầu năm 2006 công ty này chính thức có những
hoạt động đầu tiên. Với tư cách là tổ chức chuyên kinh doanh vốn của Chính phủ, sự ra
đời của SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp
nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. SCIC cũng là đại
diện duy nhất chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện quyền đầu tư tài
chính, kinh doanh vốn theo những nguyên tắc, quy luật thị trường.
Thực chất công ty SCIC được thành lập dựa trên mô hình công ty Temasek
Holdings rất nổi tiếng và khá hiệu quả của Singapore. Điều đó đã được chứng minh qua
sự tồn tại khá thuyết phục của tập đoàn Temasek Holdings và những đóng góp to lớn của
nó đối với nền kinh tế Singapore từ năm 1974 tới nay. SCIC đang chập chững những
bước đi đầu tiên với khát vọng sẽ là một Temasek Holdings của Việt Nam. Liệu chúng ta
có thể biến điều đó thành hiện thực khi hoạt động của SCIC trong 2 năm vừa qua vẫn
chưa có nhiều hứa hẹn, thậm chí còn gây ra những ngoại ứng tiêu cực? Thực tế này một
vấn đề đặt ra là chúng ta nên học hỏi những gì và như thế nào để SCIC Việt Nam có thể
2
2
thực sự trở thành một Temasek Holdings của Việt Nam đáp lại niềm mong mỏi và kỳ
vọng của một nền kinh tế đang trên đà cất cánh.
Bài viết của chúng tôi sẽ tập trung vào tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hoạt
động của Temasek Holdings và SCIC cũng như mối liên hệ giữa hai công ty này. Từ đó
đưa ra những đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại cho SCIC. Với nghiên
cứu này chúng tôi mong mỏi đóng góp tiếng nói của những người trẻ tuổi vào các vấn đề
xã hội đang xảy ra và tác động trực tiếp đến cuộc sống của cả đất nước.
Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích vào đối tượng tập
đoàn Temasek Holdings của Singapore từ 1974 đến 2007 và tập đoàn SCIC của Việt
Nam từ khi có đề án thành lập vào năm 2005 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích,tổng hợp và so
sánh để đưa ra những nhận định về 2 tập đoàn này.Đồng thời các phương pháp phân tích
kinh tế,mô hình hóa phục vụ mục đích đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp.
3
3
CHƢƠNG I
TẬP ĐOÀN TEMASEK HOLDINGS CỦA
SINGAPORE
I. Tìm hiểu về Tập đoàn Temasek Holdings
Sau khi đất nước độc lập khỏi Malaysia, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nhận thức
rất rõ rằng với một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên và diện tích nhỏ bé như
Singapore thì đáp số cho bài toán kinh tế quốc gia sẽ là mấu chốt cho hoà bình và cuộc
sống tốt đẹp của người dân. Để thực hiện điều đó, ông và các cộng sự đầy nhiệt huyết đã
vạch ra hướng phát triển kinh tế phù hợp với quốc gia mình: đầu tư ra nước ngoài nhằm
mở rộng thị trường và giải quyết vấn đề tài nguyên. Tuy nhiên sau khi đầu tư ra nước
ngoài bắt đầu nở rộ thì yêu cầu về sự kiểm soát các công ty đầu tư đó lại xuất hiện - một
công ty có thể giúp Chính phủ kiểm soát tốt hơn các nguồn lực đầu tư ra nước ngoài
đồng thời phải đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế. Singapore thành lập Tập đoàn
Temasek Holdings, giao Tập đoàn này trách nhiệm làm chủ sở hữu và quản lý khoảng 30
vụ đầu tư khởi nghiệp. Việc thành lập Temasek nhằm phục vụ yêu cầu tách biệt vai trò
điều hòa và đề ra chính sách của Chính phủ khỏi vai trò kinh doanh. Trải qua 34 năm
hoạt động, nó đã khiến tất cả các quốc gia có mô hình kinh tế này hoặc có ý định thành
lập mô hình kinh tế tương tự phải nghiên cứu học tập.
1.1. Đặc điểm tập đoàn Temasek Holdings
1.1.1. Là Tập đoàn kinh doanh vốn đầu tư Nhà nước
Không giống như một số nước NICs (các nước công nghiệp phát triển mới) ở
Châu Á, tuy Singapore là một nền kinh tế vô cùng năng động nhưng tư nhân không phải
thành phần chủ chốt mà người ra quyết định lại là thành phần kinh tế Nhà nước.
4
4
Temasek cũng là một trong những thành phần chủ chốt đó. Sau khi thành lập, Temasek
đã thực sự lớn mạnh hơn rất nhiều so với ý định ban đầu, không những kiểm soát thị
phần của mình trong phạm vi đất nước mà đã vươn bước chân khổng lồ ra khỏi biên giới
Singapore, tới Châu Á và trên khắp thế giới. Cổ phần và danh mục đầu tư năng động của
Tập đoàn này chủ yếu trong những lĩnh vực sau: tài chính ngân hàng, bất động sản, xây
dựng cơ sở hạ tầng, vận tải giao nhận, truyền thông - thông tin, giáo dục, hàng hoá tiêu
dùng, năng lượng, kỹ thuật… Đây đều là những ngành chủ chốt, có tính chất quyết định
đến nền kinh tế quốc gia. Vậy nên họ không những có nhiệm vụ vi mô là thực hiện tốt
công việc của mình mà còn có nhiệm vụ vĩ mô đối với tổng thể nền kinh tế. Cho đến
nay, sau bao thăng trầm thay đổi về cơ cấu tổ chức, trong khi Chính phủ nhiều nước trên
thế giới đang loay hoay tìm cách tư hữu hóa các doanh nghiệp của mình, Temasek
Holdings vẫn là một tổ chức danh tiếng có uy tín thuộc bộ phận đầu tư của Chính phủ
Singapore và thuộc sở hữu của Bộ Tài chính.
1.1.2. Kinh doanh theo kiểu tư nhân
Nếu loại trừ yếu tố Nhà nước trong số vốn đầu tư ra, thì Temasek không khác gì
những công ty tư nhân khác. Tuy toàn bộ vốn của Tập đoàn đều do Bộ Tài chính
Singapore cấp và quản lý nhưng hoạt động của Công ty lại đi theo đường hướng như một
công ty tư nhân. Bằng chứng là ban giám đốc của Temasek đã thuyết phục các nhà đầu
tư nước ngoài rằng họ dù là công ty 100% vốn Nhà nước nhưng không làm theo cách
Nhà nước và cũng không bị Nhà nước chi phối trong quá trình ra quyết định. Đồng thời
trên trang web chính thức của mình, Temasek khẳng định: “Chúng tôi hoạt động hoàn
toàn chỉ như một công ty vốn thương mại. Các quyết định của Temasek đơn thuần dựa
trên các mối quan tâm thương mại. Cả Thủ tướng và Chính phủ Singapore đều không
liên quan đến các quyết định đầu tư, rút vốn hoặc các hoạt động kinh doanh khác của
chúng tôi”. Cam kết và hành động của Temasek đã thuyết phục được giới doanh nghiệp
nước ngoài. Ví dụ cụ thể là từ năm 2002 đến nay, Công ty đã mua được 1,5 tỷ đôla Mỹ
cổ phần của các ngân hàng Indonesia, Hàn Quốc và Ấn Độ, 5% cổ phần trong Telekom
Malaysia, 62% cổ phần trong Global Crossing - một tập đoàn viễn thông Hoa Kỳ, và một
lượng lớn cổ phần trong Quintiles - một công ty dược Hoa Kỳ (Nguồn: Sài gòn Đầu Tư
5
5
Tài Chính số ra ngày 04/01/2008). Vậy nên hiện nay, cái tên Temasek đã được nhìn
nhận như một hình mẫu của công ty đầu tư Nhà nước nhưng hoạt động theo kiểu tư
nhân. Vào giữa năm 2007, Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập một công ty đầu tư mà
họ gọi là “tương tự Temasek”. Ngay cả ở những nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản
và các nước phương Tây, nơi mà thành phần tư nhân được coi là xương sống của nền
kinh tế, Temasek cũng được mọi người công nhận về tính năng động và hiệu quả như
một công ty tư nhân.
1.1.3. Luôn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Trong quá trình hoạt động, Temasek luôn đề cao tôn chỉ “ tối đa hoá lợi nhuận”
cho công ty và các cổ đông. Tối đa hoá lợi nhuận ở đây có nghĩa là kinh doanh hiệu quả
trên từng lĩnh vực mà Temasek tham gia hoạt động trên thị trường và đạt lợi nhuận cao
nhất có thể. Thông qua việc nâng cao giá trị các khoản đầu tư trong danh mục, thước đo
hiệu quả hoạt động của Temasek cũng chính là mức lợi tức do danh mục đầu tư mang
lại. Theo số liệu công bố, Temasek mang lại cho cổ đông (tính theo giá trị thị trường của
danh mục đầu tư) mức lợi tức đầu tư bình quân khá ấn tượng 18%/năm trong vòng hơn
30 năm qua.
Đến nay, Temasek đã có hơn 170.000 nhân viên với 32 công ty con, trong đó 9
công ty ở nước ngoài. Trong nước, Temasek nắm giữ khoảng 1/5 tổng giá trị thị trường
chứng khoán nội địa. Trong số 10 công ty niêm yết lớn nhất của Singapore thì Temasek
kiểm soát tới 7 công ty. Tập đoàn này đang là cổ đông lớn nhất của Singapore Airlines –
một trong những hãng hàng không hàng đầu thế giới. Ngoài ra, trong danh sách địa chỉ
đầu tư của Temasek còn có rất nhiều tập đoàn công nghiệp và dịch vụ lớn khác như Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Sing Tel, Tập đoàn Kinh tế CMS, Tập đoàn Keppel hay
Ngân hàng DBS, Tập đoàn Điện lực Singapore Power… Các công ty có Temasek là cổ
đông đóng góp hơn 15% GDP của cả nước. Cụ thể, từ số vốn ban đầu 354 triệu đôla
Singapore nhận từ Bộ Tài chính, sau hơn 30 năm, hiện tổng giá trị danh mục đầu tư ròng
của Temasek đạt 164 tỷ đôla Singapore. Đây là một mức tăng trưởng mơ ước nhưng
không dễ thực hiện đối với hầu hết các quỹ đầu tư trên thế giới.
6
6
1.2. Các hoạt động của Tập đoàn từ khi thành lập cho đến nay (1974-2007)
Đầu thập niên 1960, Chính phủ Singapore đã mua một số cổ phiếu của các ngành
đóng tàu và chế tạo trong nước. Các cổ phần này do Bộ Tài chính nắm giữ và đó chính là
tiền thân của Temasek Holdings. Với khởi đầu khiêm tốn, đến nay phạm vi đầu tư chính
của Temasek gần như bao trùm toàn bộ các lĩnh vực và các ngành kinh tế mũi nhọn của
Singapore.
1.2.1. Tình hình hoạt động từ năm 1974 đến 2007
Để hiểu hơn về Tập đoàn này, chúng tôi sẽ tóm tắt các hoạt động chính của
Temasek Holdings từ năm 1974 cho đến năm 2007 và các số liệu liên quan đến tình hình
kinh doanh của Công ty.
Từ năm 1974 đến 1985
Đây là giai đoạn thành lập và tạo dựng cơ sở cho hoạt động của Công ty với trị
giá danh mục đầu tư ban đầu là 354 triệu đôla Singapore.
Từ 1986 đến 1994
Temasek bắt đầu mở rộng các danh mục đầu tư của mình. Giá trị danh mục đầu tư
của Công ty trong thời gian này đạt từ 5 đến 20 triệu đôla Singapore.
Từ năm 1994 đến 2003
Đối mặt với nhiều khó khăn từ sự ảnh hưởng của dịch bệnh SAR và sự kiện 11/9
nên tuy giá trị danh mục đầu tư của Công ty đạt được ở mức cao nhưng không ổn định.
Cuối năm 1994 công ty Sing Tel ra đời kéo giá trị đầu tư của Công ty lên tới 64 đôla
Singapore. Từ năm 1995 đến 1999 con số này giao động trong khoảng từ 62 đến 100
triệu đôla Singapore. Năm 2000 là năm giá trị danh mục đầu tư đạt kỉ lục (120 triệu đôla
Singapore). Từ 2001 đến 2003 giá trị danh mục đầu tư của Công ty giảm xuống do ảnh
hưởng của sự kiện 11/9 tại Mỹ và bệnh dịch SAR (từ 90 xuống 60 triệu đôla Singapore).
Năm 2004
Lần đầu tiên sau 30 năm thành lập, vào ngày 12 tháng 10, Tập đoàn đã công khai
tài chính để đáp ứng yêu cầu của luật pháp trong việc phát hành cổ phiếu của mình với
lợi nhuận là 7.4 tỷ đôla Singapore trên tổng doanh thu 56.5 tỷ đôla Singapore (theo số
liệu năm tài chính tính đến tháng 3 năm 2004). Báo cáo năm 2004 cho thấy Temasek
7
7
đang sở hữu nguồn tài sản trị giá 90 tỷ đôla Singapore. Nguồn lợi nhuận mà mỗi cổ đông
nhận được hàng năm là 18 % liên tục từ năm 1974. Tập đoàn này đã nắm giữ 1/3 vốn cổ
phần của Singapore.
Đây cũng là năm đánh dấu bước chuyển biến trong việc công khai các thông tin ra
công chúng. Nhờ vậy, Temasek bắt đầu có tên trong danh sách đánh giá tín dụng của
Standard & Poor’s và Moody’s. Điều này giúp Temasek có những lợi thế không nhỏ
trong việc phát hành trái phiếu ra quốc tế.
Năm 2005
Đây là năm diễn ra các thương vụ thâu tóm cổ phần của các công ty nước ngoài
nhiều nhất và các phi vụ đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Temasek, trong đó có thể kể
đến các công ty: MPlant, NDLC-Ific Bank, Russian TeleSystems, Amtel Holland
Holdings, Taiwan's Chang Hwa Commercial Bank, Chinatrust Financial Holding Co,
China Construction Bank.
Năm 2006
Temasek tiếp tục với những dự án thâu tóm cổ phần của các công ty nước ngoài và
không ngừng mở rộng sức mạnh của mình ra khắp Châu Á. Điển hình là vụ mua lại 49
% cổ phần của Shin Corporation từ gia đình cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin
Shinawatra.
Năm 2007
Đây là năm mà lần đầu tiên giá trị danh mục đầu tư ròng của Temasek vượt ngưỡng
100 tỷ đôla Mỹ, được các tổ chức Standard & Poor’s và Moody’s xếp hạng AAA/Aaa,
tức hạng tối ưu và gần tối ưu.
Nguồn: Portfolio Highlights - Temasek Review 2007
1.2.2. Số lượng các Công ty thành viên và Công bố tài chính của Temasek
Holdings
a) Số lượng các doanh nghiệp thành viên tính đến năm 2007
Bảng 1: Số lƣợng các Công ty thành viên của Temasek Holdings tính đến năm 2007
Nghành Số lượng
Tài chính & Ngân hàng 11
8
8
Viễn thông & Truyền thông 7
Giao thông & Hậu cần 3
Bất động sản 5
Đa nghành 3
Hạ tầng & Kỹ thuật 3
Dược 2
Tiện ích năng lượng 8
Các nghành khác 7
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia về Temasek Holdings
b) Bản công bố doanh thu của Tập đoàn Temasek Holdings trong các năm từ 2004 đến
2007
Bảng 2: Doanh thu hoạt động của Tập đoàn từ năm 2004 đến 2007
Tính theo tỷ đôla Singapore
Năm tài chính (tính đến 31 tháng 3 hàng năm)
2004 2005 2006 2007
Doanh thu 56,468 67,520 79,822 74,563
Chi phí bán hàng (37,659) (43,780) (53,309) (49,282)
Lợi nhuận gộp 18,809 23,740 26,513 25,281
Thu nhập từ hoạt động kinh
doanh khác
1,482 3,334 7,678 8,370
Chi phí bán hàng và phân phối
hppo
(3,559) (3,939) (4,086) (4,278)
Chi phí quản lý (5,722) (7,003) (8,040) (8,104)
Tài chính - (2,120) (2,415) (2,611)
Các hoạt động khác (3,633) (4,648) (4,758) (5,053)
Lợi nhuận trước khi tính các hạng
mục đặc biệt
7,377 9,364 14,892 13,605
Các hạng mục đặc biệt 2,165 404 1,66 -
Lợi nhuận sau khi tính thu nhập
đặc biệt
9,542 9,768 16,558 13,605
Các hạng mục phát sinh 1,077 - - -
9
9
- Thu nhập tài chính 619 - - -
- Chi phí tài chính (1,724) - - -
Cổ phần của các công ty liên
doanh và đối tác
1,472 1,410 1,163 (830)
Cổ phần từ các dự án liên doanh 787 1,037 1,263 1,566
Lợi nhuận trước thuế thu nhập 11,773 12,215 18,984 14,341
Chi phí cho thuế thu nhập (2,050) (1,837) (2,518) (1,381)
Lợi nhuận từ các hoạt động tiếp
tục tiến hành
9,723 10,378 16,466 12,960
Lợi nhuận từ các hoạt động đã kết
thúc
- 31 67 16
Tổng lợi nhuận - 10,409 16,533 12,976
Đóng góp: - - - -
- Cổ đông của công ty
7,365 7,521 12,827 9,112
- Tiền lãi 2,358 2,888 3,706 3,864
Tổng lợi nhuận cho năm tài
chính
9,723 10,409 16,533 12,976
Nguồn: Group Financial Summary - Temasek Review 2007
II. Đánh giá hoạt động của Temasek Holdings
2.1. Những mặt hiệu quả
2.1.1.Thành công về tính hiệu quả
Ước mong xây dựng một công ty đầu tư vốn Nhà nước thành công là khát khao của
bất kỳ quốc gia nào nơi mà Chính phủ muốn áp dụng bàn tay can thiệp của mình vào thị
trường một cách trực tiếp, nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính
hiệu quả của riêng công ty đó mà vẫn không ảnh hưởng tới sự công bằng chung, đồng
thời không gây những tác động xấu tới nền kinh tế bằng các chính sách một phía của
mình, vốn chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Ngoài Singapore, có rất nhiều các quốc gia
Châu Á khác như Inđônêxia, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia… hay thậm chí cả ở
10
10
cường quốc số một thế giới là Mỹ cũng mong muốn xây dựng một loại hình kinh tế
thành công tương tự như Temasek Holdings. Nhưng cho đến nay, cũng chỉ có một
Temasek Holdings là thành công duy nhất. Từ lâu Tập đoàn này được giới quan sát đem
ra làm khuôn mẫu cho hoạt động của các công ty đầu tư vốn Nhà nước trên toàn thế giới.
Với riêng Việt Nam, Temasek cũng là gợi ý và động lực cho sự ra đời của SCIC.
2.1.2. Đóng góp vào sự phát triển của Singapore
Kể từ khi thành lập tới nay, Temasek Holdings đã chứng minh được vai trò và sự
đóng góp to lớn của mình vào nền kinh tế quốc gia Singapore. Nếu ở Hàn Quốc vào thời
kì đầu những năm 1950, các Cheabol dẫn dắt kinh tế đất nước đi lên (tất nhiên có sự bảo
hộ một phần của Nhà nước trong thời gian đầu), ở Nhật có các Tập đoàn tài phiệt
Keiretsu làm đầu tầu cho nền kinh tế thì ở Singapore, Temasek Holdings đã đóng góp
phần công sức to lớn đối với sự phát triển của quốc gia.
Trong tổng thu nhập quốc nội, Temasek chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tính đến năm
2007, Tập đoàn đã nắm được tích sản lên tới 110 tỷ đôla Mỹ, đóng góp 15% GDP cho
nền kinh tế Singapore. Cánh tay dài của Temasek không chỉ dừng lại ở các nước đang
phát triển Châu Á nữa mà bắt đầu vươn ra thị trường các nước phát triển như Nhật Bản,
Canada, Mỹ…và không ngừng lớn mạnh.
2.2. Những mặt chƣa hiệu quả và cách giải quyết của Temasek Holdings
2.2.1. Chưa tách hết được yếu tố Nhà nước ra khỏi Tập đoàn
Yếu tố Nhà nước ở Temasek được thể hiện rõ nhất qua sự ưu đãi đầu tư từ Chính
phủ. Nhiều khoản đầu tư tốt nhất trong danh mục đầu tư của Temasek là những công ty
có vị thế độc quyền hoặc hoạt động trong môi trường bảo hộ. Hơn nữa việc đánh thuế
của Nhà nước đối với Tập đoàn, nhất là đối với các lĩnh vực công nghệ mới thường là rất
thấp. Đây cũng được coi là một hình thức bảo hộ khác của Nhà nước. Để khắc phục điều
này, bà Ho Ching - Tổng Giám đốc điều hành quyết tâm thuyết phục các nhà đầu tư
nước ngoài rằng họ dù là công ty 100% vốn Nhà nước nhưng không làm theo cách Nhà
nước và cũng không bị Nhà nước chi phối. Temasek nêu rõ nguyên tắc hoạt động hoàn
11
11
toàn chỉ như một công ty vốn thương mại với quyết định đơn thuần dựa trên các mối
quan tâm thương mại, không bị tác động bởi Thủ tướng và Chính phủ. Thế nhưng, để
kiểm soát hoàn toàn việc tách bạch yếu tố Nhà nước nói trên là rất khó, bởi hình thức
can thiệp có thể rất linh hoạt tinh vi, núp dưới các khoản ưu đãi đầu tư hay các công ty
thành viên có vị thế độc quyền. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những cố gắng nỗ lực
của Temasek để được nhìn nhận là một cá thể độc lập trong hoạt động kinh doanh của
mình.
2.2.2. Quản lý vốn chưa minh bạch
Một công ty Nhà nước luôn vấp phải sự nghi ngờ từ phía dư luận và các đối tác
rằng liệu có mục đích chính trị nào nằm sâu bên trong các dự án kinh doanh hay không?
Thực tế Temasek đã thâu tóm rất nhiều cổ phần từ các công ty danh tiếng của nước
ngoài, vậy nên sự lo lắng về tính thiếu minh bạch lại càng tăng. Điều này có thể ảnh
hưởng đến sự thuận lợi trong quá trình kinh doanh và tham vọng vươn ra khắp Châu Á
của Tập đoàn này. Trước tình hình đó, vào năm 2004, Temasek Holdings đã lần đầu tiên
công bố báo cáo thường niên của mình ra công chúng nhằm chứng tỏ sự minh bạch trong
quá trình quản lý vốn. Bản công bố tài chính đó không những đã dập tắt đi tâm lý lo lắng
của các nhà đầu tư mà còn giúp Temasek có thể phát hành trái phiếu trên thị trường
quốc tế để có thể thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng.
Trên đây là hai trở ngại mà bất kỳ một công ty đầu tư vốn Nhà nước nào cũng sẽ
vấp phải dù làm tốt hay không tốt. Tuy nhiên đó là vấn đề mang tính bản chất chung cho
tất cả các công ty Nhà nước, dù là Temasek Holdings, GIC(Công ty Đầu tư Chính phủ)
của Singapore, SASAC (Uỷ ban giám sát và quản lý tài sản Nhà nước) của Trung Quốc,
hay SCIC của Việt Nam đều phải đối mặt. Vấn đề ở chỗ là tìm ra hướng giải quyết và
cách xua tan những nghi ngờ đó bằng hiệu quả kinh doanh và thực hiện nghiêm túc các
cam kết đã đề ra. Temasek đã làm tốt điều đó bằng nỗ lực và khả năng của mình. Đó là ý
chí của một doanh nghiệp có tham vọng chính đáng mà bất kỳ ai cũng phải công nhận.
Vì vậy, cần phải cân nhắc trước khi chỉ trích Temasek, bởi ngoài vấn đề mang tính
khách quan khó tránh, nó còn được xây dựng như một mô hình tiên phong trong vai trò
12
12
công ty đầu tư vốn Nhà nước hoạt động theo kiểu tư nhân nên có những trở ngại nhất
định. Hai nhược điểm này của Temasek chính là kinh nghiệm quí báu để những công ty
có ý định tiếp bước phân tích suy xét để rút ra bài học.
III. Từ Temasek Holdings tới kinh nghiệm xây dựng một mô hình
công ty đầu tƣ vốn Nhà nƣớc hiệu quả
Thực tế đôi khi rất khó khăn để xác định rõ công ty đầu tư Nhà nước là thành phần
kinh tế Nhà nước hay tư nhân. Tình trạng có vẻ như lưỡng thể này sẽ gây không ít khó
khăn cho loại hình công ty trên. Bởi nếu thành công có thể sẽ bị dị nghị rằng vì là con đẻ
của Chính phủ nên được hưởng những ưu đãi đặc biệt, còn nếu thất bại sẽ bị chê trách
rằng đã phụ thuộc quá nhiều vào Nhà nước. Vậy nên để thành công các công ty đầu tư
vốn Nhà nước cần phải nỗ lực vô cùng. Từ những quan sát ở trên, chúng tôi rút ra nhận
định: Chính bởi những định chế hoạt động vô cùng hiệu quả cộng với sự lãnh đạo sáng
suốt và nỗ lực không ngừng đã khiến Temasek có được kết quả như ngày hôm nay. Dưới
đây là những kinh nghiệm từ Temasek Holdings và một số công ty tương tự mà chúng
tôi nghiên cứu và tổng hợp lại, coi như một dạng mô hình tham khảo cho các công ty đầu
tư vốn Nhà nước.
3.1. Độc lập hoá khỏi Nhà nước trong quá trình ra quyết định và cơ chế tự chịu
trách nhiệm
Chúng ta biết rằng ngoài chức năng chính trị, Nhà nước cũng như bao thành phần
kinh tế khác, có quyền tham gia vào hoạt động kinh doanh bằng cách bỏ vốn đầu tư. Có
nghĩa là đối với các công ty có vốn đầu tư Nhà nước, Nhà nước có vai trò như các cổ
đông trong công ty, được hưởng phần lợi nhuận cũng như bù vào phần thiếu hụt tuỳ tình
trạng lợi nhuận âm hay dương. Tuy nhiên, để cho các công ty này làm ăn có hiệu quả thì
cần phải có một ban quản lý và điều hành độc lập với bộ phận cổ đông này. Đó mới
chính là bản chất thật của cái tên công ty đầu tư vốn Nhà nước. Nếu các công ty đi theo
hướng đó, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn cho họ trong việc đưa ra những
13
13
quyết sách đúng đắn bởi công ty đã độc lập với Nhà nước trong quá trình ra quyết định
và nằm trong cơ chế tự chịu trách nhiệm với tất cả hành vi của mình.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Chính phủ trong việc tạo ra khung pháp lý
ưu tiên cho các công ty này bởi họ còn gánh vác thêm những trách nhiệm vĩ mô đối với
cả nền kinh tế. Tuy nhiên cũng giống như một đứa trẻ, để chúng lớn khôn và trở thành
người có ích thì cha mẹ phải có cách khuyến khích, ưu ái, nhưng lại phải để cho chúng
biết cách độc lập và tự chịu trách nhiệm với những hành vi của mình. Công ty đầu tư vốn
Nhà nước chính là con đẻ của Nhà nước. Tuy nhiên nếu vì điều đó mà trong quá trình ra
quyết định cái bóng quá lớn của Nhà nước cứ thường trực trong họ thì quyết định được
đưa ra sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các chính sách phi kinh tế ít nhiều liên quan đến vấn
đề chính trị hoặc các mục đích của Nhà nước. Nếu việc đó xảy ra, công ty đầu tư vốn
Nhà nước sẽ chẳng còn ý nghĩa nào khác ngoài chức năng công cụ của Chính phủ.
Như đã nói ở trên, để con cái trưởng thành cha mẹ phải cho chúng cơ hội để thử
nghiệm mình và tự chịu trách nhiệm với những gì chúng làm. Đồng ý rằng các chính
sách bảo hộ hay các chính sách ưu đãi là quyền mà công ty đầu tư Nhà nước được
hưởng, nhưng điều đó chỉ nên áp dụng trong thời gian đầu thành lập. Như các Cheabol ở
Hàn Quốc, hay các Keiretsu của Nhật Bản, trong thời gian đầu họ cũng đã được hưởng
những chính sách ưu đãi vô cùng đặc biệt nhưng sau đó Nhà nước rút dần bảo hộ và cuối
cùng là rút hết, áp dụng cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Tuy rằng công ty đầu tư vốn Nhà
nước khác các Chaebol hay Keiretsu nhưng đây lại là một phương pháp khá hay nên áp
dụng. Các công ty đầu tư vốn Nhà nước nên có tư tưởng độc lập và nhất thiết phải tự tạo
ý thức “tự làm tự chịu” đối với tất cả các thương vụ của mình. Nhà nước cũng không nên
can thiệp quá sâu vào sự thành bại của công ty. Điều đó sẽ có tác dụng “bắt buộc” các
công ty này nỗ lực vận động không ngừng để tránh rơi vào thất bại đồng thời thúc đẩy sự
phát triển của chúng. Chỉ những công ty tự cường, lớn lên bằng chính sức mạnh và nội
lực của mình, mới đứng vững trước sóng gió thương trường và tăng trưởng bền vững.
Xét cho cùng công ty đầu tư vốn Nhà nước cũng chính là công ty đầu tư do Nhà
nước bỏ vốn ra để đầu tư. Và cho dù nó có theo đuổi những mục đích riêng tư nào đó
14
14
của Nhà nước thì trước hết nó phải là một công ty tạo ra lợi nhuận và có những tác động
tích cực tới toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
3.2. Hoạt động theo kiểu tư nhân
Sẽ là thuận lợi nếu một công ty có mối quan hệ tốt với Chính phủ, tuy nhiên nếu
công ty đầu tư vốn Nhà nước cũng mang theo những ý tưởng chính trị vào thì sẽ rất khó
thành công. Điều này là bởi vì những lí do khách quan liên quan đến các chính sách xã
hội, đối ngoại...Và dù sao Chính phủ cũng chỉ tốt nhất khi họ vạch ra những chính sách
vĩ mô còn việc thực thi các chính sách vi mô thì tư nhân vẫn là người làm tốt hơn cả.
Vậy nên các công ty đầu tư vốn Nhà nước khi đứng trên thương trường nên định hướng
các hoạt động kinh doanh theo kiểu tư nhân để có hiệu quả tốt nhất. Temasek Holdings
đã coi mình như một thành phần kinh tế tư nhân để cạnh tranh không mệt mỏi trên
thương trường và gặt hái những thành công rực rỡ.
Bất kỳ một công ty tư nhân nào trong quá trình kinh doanh của mình cũng hướng
đến lợi nhuận. Làm ăn theo kiểu tư nhân có nghĩa là tất cả những quyết định của công ty
phải hướng đến tính hiệu quả kinh tế. Đối với công ty đầu tư vốn Nhà nước cũng vậy.
Trên thương trường họ phải năng động như một công ty tư nhân nếu không muốn bị các
đối thủ cạnh tranh lấn át và đè bẹp. Vậy nên dù là công ty Nhà nước, khi quyết định kinh
doanh cần phải xác định rõ mình là ai, phải làm gì để cạnh tranh với các đối thủ và phải
hoạt động hiệu quả để tồn tại chứ không nên nằm chờ những ưu ái từ Chính phủ bởi điều
đó sẽ tiêu diệt chính bản thân họ. Temasek Holdings cũng đã thành công khi họ có
những hướng đi đúng đắn và tự lập khỏi Nhà nước.
3.3. Ban lãnh đạo có năng lực và không bị ràng buộc quyền lợi với Chính phủ
Sự sống còn của các công ty đầu tư vốn Nhà nước không những quan trọng đối với
riêng công ty đó mà còn ảnh hưởng đến Chính phủ cũng như nền kinh tế. Thế nên việc
điều hành một tập đoàn với những trọng trách và áp lực lớn, yêu cầu đối với những nhà
quản lý cấp cao lại càng khắt khe hơn. Lãnh đạo phải là những người thật sự có năng lực
quản lý, năng lực chuyên môn vững vàng và ý thức trách nhiệm đối với toàn bộ vận
15
15
mệnh của công ty. Và chìa khóa thành công của Temasek chính là do có sự lãnh đạo tốt
với sự tiếp sức của một ban cố vấn quốc tế tên tuổi, trong đó có một Phó Chủ tịch của
Tập đoàn Dịch vụ tài chính Merrill Lynch và một chủ tịch sáng lập của một tập đoàn tài
chính Mỹ Merrill Lynch. Lý do này có lẽ phần nào giải thích khả năng ra quyết định độc
lập của bộ máy điều hành Temasek. Họ là những người không bị Nhà nước tác động tới
quyết định của mình, không có những tính cách mang hơi hướng chính trị và quyền lợi
của họ không bị ràng buộc với Chính phủ. Bộ máy của Temasek được lựa chọn kĩ càng
để đảm bảo không phải chịu bất cứ một áp lực nào trong quá trình ra quyết định, sao cho
quyết định ấy chỉ hướng đến mục tiêu lớn nhất là lợi nhuận mà thôi.
16
16
3.4. Nhận thức đúng đắn từ phía Chính phủ
Chính phủ nên suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi ra quyết định thành lập một Tập đoàn
vốn đầu tư Nhà nước về cả tính hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Sau khi cân nhắc rõ
ràng việc này, Chính phủ cần phải thấy rõ trách nhiệm và quyền hạn khi có ý định can
thiệp vào hoạt động của công ty. Họ nên có những nhận thức đúng về bản chất của một
công ty Nhà nước là gì để có sự trợ giúp phù hợp nhưng không bóp méo quy luật thị
trường hoặc gây ra những ngoại ứng tiêu cực đối với nền kinh tế. Trong đó Nhà nước
cần phân định rõ quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp. Để thực hiện ý tưởng
trên tốt nhất là Chính phủ nên có những điều luật hay chính sách phù hợp để quản lý loại
hình kinh tế này. Bên cạnh đó Chính phủ cũng cần giới hạn rõ quyền hạn của mình đối
với các doanh nghiệp thuộc mô hình trên.
17
17
CHƢƠNG II
TỔNG CÔNG TY SCIC CỦA VIỆT NAM
I. Tìm hiểu về Tập đoàn SCIC
Tên gọi Tổng công ty SCIC xuất phát từ tiếng Anh - State Company of
Investment and Commerce - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước. Nếu xét
về tên gọi dễ dàng nhận thấy có sự giống nhau giữa Temasek Holdings và SCIC. Từ đó
một câu hỏi đặt ra liệu SCIC có phải là bản sao của Temasek Holdings hay không?
Trước tình hình đa số các DNNN đều nhỏ, hiệu quả đầu tư thấp dẫn đến sự đầu tư
dàn trải, thiếu tập trung gây lãng phí nguồn vốn Nhà nước và cơ chế quản lý chưa thực
sự đồng bộ với thị trường, vào đầu năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt việc
thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Sự ra đời của
SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp nói riêng
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn Nhà nước. SCIC là đại diện duy nhất chủ sở
hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện quyền đầu tư tài chính, kinh doanh
vốn theo những nguyên tắc và quy luật thị trường. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh
vốn Nhà nước được xem là giải pháp để tách cặp song sinh dính nhau lâu nay là quản lý
Nhà nước ra khỏi quản lý kinh doanh nhằm mục đích kinh doanh đồng vốn Nhà nước có
hiệu quả.
1.1 Tổng quan về SCIC
1.1.1. Cơ sở pháp lí cho việc thành lập
SCIC được xây dựng dựa trên những nguồn luật sau đây:
1. Luật DNNN 2003 (điều 11, 21, 47, 60, 31, 63, 65, 68)
2. Luật Đầu tư 2005 (điều 68)
3. Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
4. Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
18
18
phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn
Nhà nước
1.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý
Với tư cách là một "siêu" Tổng công ty, quản lí hàng trăm doanh nghiệp
thành viên, SCIC có bộ máy tổ chức khá chặt chẽ, phân ra nhiều ban chuyên môn, chịu
trách nhiệm riêng rẽ trong phạm vi của mình.
Bảng 3: Sơ đồ bộ máy quản lý
Nguồn: />temid=18
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN CHIẾN LƯỢC
CÁC UỶ BAN
CHUYÊN TRÁCH
BAN TÀI CHÍNH
BAN TỔ CHỨC
CÁN BỘ
BAN KIỂM SOÁT
CHI NHÁNH KHU
VỰC PHÍA NAM
BAN KIỂM TOÁN
NỘI BỘ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN ĐẦU TƯ
BAN PHÁP CHẾ
BAN KẾ TOÁN
BAN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
VĂN PHÒNG
ĐIỀU HÀNH
CÁC CÔNG TY
THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
CÁC CÔNG TY
LIÊN KẾT
19
19
1.1.3. Qui định trong cơ cấu hoạt động
Gánh vác trọng trách nặng nề là tái cơ cấu, từ đó vực dậy những DNNN làm ăn
kém hiệu quả, đồng thời cũng mang theo niềm hi vọng trở thành nhà đầu tư tin cậy của
Chính phủ, SCIC có một bộ khung pháp lý tương đối qui mô cho hoạt động kinh doanh
của mình. Sau đây chúng tôi xin điểm ra một vài nét chính yếu làm cơ sở phân tích về
sau.
Vai trò và vị thế
1. Đổi mới quan hệ giữa Nhà nước và DNNN trên nguyên tắc phân định tách quyền
quản lí Nhà nước khỏi quyền quản lí kinh doanh. Tách quyền chủ sở hữu vốn Nhà
nước tại doanh nghiệp với quyền sử dụng vốn Nhà nước.
2. Chuyển việc quản lí doanh nghiệp có vốn của Nhà nước từ phương thức hành
chính sang phương thức kinh doanh vốn.
3. Đổi mới cơ chế đầu tư kinh doanh vốn của Nhà nước vào các nghiệp vụ phù hợp
với cơ chế thị trường, chuyển từ cơ chế bao cấp về vốn (cấp vốn không hoàn lại)
sang hình thức đầu tư tài chính vào doanh nghiệp.
4. Tạo công cụ để đẩy nhanh quá trình cải cách sắp xếp và chuyển đổi DNNN, thúc
đẩy thị trường vốn và thị trường chứng khoán phát triển.
5. Làm đầu mối để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các hỗ trợ của Nhà
nước để chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu
1. Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư
2. Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trong nước và
nước ngoài dưới hình thức
3. Thực hiện việc đầu tư và quản lí vốn đầu tư của Tổng công ty vào các lĩnh vực,
ngành kinh tế quốc dân theo nhiệm vụ Nhà nước giao
4. Tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để bổ sung vốn kinh doanh
thông qua việc vay vốn, phát hành trái phiếu công ty, trái phiếu công trình, lập quỹ
tín thác đầu tư theo qui định của pháp luật đối với công ty Nhà nước.
Vốn hoạt động