Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Các yếu tố liên quan với hành vi dùng chung bơm kim tiêm ở nam nghiện chích ma túy tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.87 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Y học

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI HÀNH VI DÙNG CHUNG BƠM KIM TIÊM
Ở NAM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TỈNH ĐỒNG NAI
Nguyễn Vũ Thượng*, Nguyễn Duy Phúc*, Khưu Văn Nghĩa*,
Hồ Hoàng Cảnh**, Trần Nguyên Đức***, Trần Phúc Hậu*, Trần Ngọc Hữu*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm (BKT) và các yếu tố liên quan ở nam nghiện chích ma
túy (NCMT) tại Đồng Nai.
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 400 nam NCMT tại Đồng Nai
trong năm 2010. Người NCMT được phỏng vấn về một số yếu tố xã hội và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV.
Kết quả:Tỷ lệ dùng chung BKT là 14,3%. Phân tích hồi qui đa biến cho thấy NCMT có tuổi từ 25-29, theo
1 tôn giáo nào đó và có kiến thức cần thiết về HIV thì có khuynh hướng ít dùng chung BKT hơn. Tuy nhiên,
NCMT từng đến xét nghiệm HIV, tự nhận thức mình thuộc nhóm có nguy cơ, nhận không đầy đủ BKT hoặc
nhận đủ nhưng có bỏ tiền để mua thêm thì có xu hướng dùng chung BKT nhiều hơn.
Kết luận: Cần duy trì, tăng cường các chương trình giáo dục và can thiệp giảm tác hại (BKT sạch) ở người
NCMT, đặc biệt chú trọng đến các yếu tố liên quan với dùng chung BKT được tìm thấy trong nghiên cứu này.
Từ khóa: NCMT, dùng chung BKT, HIV

ABSTRACT
CORRELATES OF NEEDLE SHARING AMONG MALE INJECTING DRUG USERS IN DONG NAI
Nguyen Vu Thuong, Nguyen Duy Phuc, Khuu Van Nghia, Ho Hoang Canh, Tran Nguyen Duc,
Tran Phuc Hau, Tran Ngoc Huu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 341 - 345
Objectives: To determine the prevalence of needle sharing and its correlates among male injecting drug
users (IDUs) in Dong Nai.
Methods: A cross-sectional study recruited 400 male IDUs living in Dong Nai in 2010. Face-to-face


interviews were conducted for collecting socio-demographical characteristics and HIV risk behavior data.
Results: The prevalence of needle sharing was 14,3%. Age 25-29 (versus 16-24), being religious, having
necessary HIV knowledge were less likely to share needles. However, being ever tested with HIV, perceiving high
risk, receiving insufficient amount of syringes or payment for syringes were more likely to share needles.
Conclusions: It is necessary to strengthen health education and harm reduction programs (clean syringes)
in IDUs, especially considering the correlates of needle sharing found in this study.
Keywords: IDU, needle sharing, HIV

ĐẶT VẤN ĐỀ
∗ Viện Pasteur Tp. HCM
**: TTPC
HIV/AIDS Đồng Nai ***: BQLDA PC
HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai
Tác giả liên lạc: Ths.BS. Nguyễn Vũ Thượng
ĐT: 0903121112 Email:


Tiêm chích ma túy vẫn tiếp tục góp phần
quan trọng vào đại dịch HIV trên toàn cầu, trong
đó Việt Nam với tỉ lệ hiện nhiễm HIV ở người
NCMT rất cao, chiếm tỉ lệ cao nhất tại Hải Phòng
(66%) và Quảng Ninh (59%)(2). Thực hành tiêm
chích có liên quan đến lây truyền HIV gồm dùng
chung BKT và thiết bị tiêm chích như bông băng,
nước rửa BKT. Trên thế giới, các yếu tố liên quan
đến tiêm chính không an toàn gồm các đặc tính
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
cá nhân, tiền sử dùng ma túy, tuổi và loại thuốc.(1,
3, 5, 8)
Một nghiên cứu trên 630 NCMT ở Tp.
HCM cho thấy những người chích ngoài đường
hoặc được người bán ma túy chích có xu hướng
hay dùng chung BKT(6). Trong nghiên cứu 514
nam và 6 nữ NCMT ở Hải Phòng, 61% đối tượng
có chích ma túy trong đó 68% dùng chung BKT.
Các yếu tố có liên quan đến nhiễm HIV là dùng
chung BKT (OR:4,12), chích MT trên 31
lần/tháng (OR: 2,37)(10). Nghiên cứu 398 NCMT
nữ dùng heroin ở Đài Loan cho thấy 75,1% dùng
chung BKT, 54,8% chung BKT trong tháng trước
khi được phỏng vấn, 27,1% chung BKT trong lần
dùng heroin gần đây nhất. Đối tượng dùng heroin
lần đầu khi còn trẻ có khuynh hướng xài chung
BKT nhiều hơn người dùng heroin muộn(4).
Giám sát trọng điểm khu vực phía Nam cho
thấy Đồng Nai là một trong những tỉnh có tỷ lệ
hiện nhiễm HIV cao trong nhóm NCMT cao nhất
khu vực(11). Các can thiệp trên nhóm NCMT đã
được cơ quan chức năng tỉnh triển khai rộng
khắp nhưng hiện chưa có khảo sát nào về các yếu
tố liên quan với hành vi dùng chung BKT ở quần
thể này. Do đó, việc tìm hiểu các yêu tố liên quan
với hành vi dung chung BKT ở quần thể NCMT
tại Đồng Nai là hết sức cần thiết, nhằm cung cấp
các thông tin quan trọng trong việc xây dựng các
biện pháp can thiệp hiệu quả hơn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang, được thực hiện trên
400 nam NCMT tại Đồng Nai trong thời gian 712/2010. Việc vẽ bản đồ các tụ điểm NCMT
được thực hiện nhằm ước tính số người NCMT ở
các tụ điểm thuộc Biên Hòa, Long Khánh, Long
Thành và Trảng Bom. Cỡ mẫu điều tra tại mỗi
huyện thị được phân bố theo tỷ lệ kích cỡ quần
thể NCMT tại từng huyện thị và cỡ mẫu phân bổ
cho từng huyện/thị sẽ được phân bổ cho tất cả
các tụ điểm theo tỷ lệ kích cỡ quần thể NCMT tại
từng tụ điểm.
Người NCMT được phỏng vấn về các yếu tố
dân số xã hội và hành vi liên quan HIV, đặc biệt
hành vi tiêm chích ma túy. Số liệu được nhập
bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích bằng Stata
10. Phân tích hồi qui đơn biến và đa biến được
dùng để xác định các yếu tố liên quan với việc
dùng chung BKT.

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số đặc tính xã hội và hành vi nguy cơ ở
nam NCMT
Bảng 1, mô tả đặc tính xã hội và hành vi ở
nam NCMT. Hơn 2/3 nam NCMT tại Đồng Nai
dưới 30. Khoảng ¼ có trình độ học vấn thấp và
gần 75% đang sống độc thân hoặc ly thân/ly dị.
Gần 41% có thu nhập dưới 2 triệu đồng/1 tháng.

Gần 97% nam NCMT tại Đồng Nai có nghe
nói về HIV nhưng chỉ hơn 55% là có kiến thức
cần thiết và phản đối quan niệm sai lầm về HIV.
Sử dụng ma túy ở NCMT cũng khá phức tạp.
Loại ma túy phổ biến nhất vẫn là hê-rô-in (89%)
và thuốc phiện (11%). Thời gian sử dụng ma túy
trung bình là hơn 5 năm. Tần suất tiêm chích
trung bình 1 lần/ngày; 14,3% dùng chung BKT
trong 6 tháng qua. Loại BKT 3ml được thích nhất
(76%). Tỷ lệ biết và gặp gỡ ≥ 5 bạn chích lần
lượt là 70% và 53,3%.
Khoảng 1/3 nam NCMT có QHTD với
PNMD và tỷ lệ dùng BCS trong lần gần đây nhất
là 76,3% với PNMD, 43,3% với bạn tình bất chợt
và 32,3% với vợ/người yêu.
Chỉ 60% NCMT nhận đủ BKT và không phải
bỏ thêm tiền để mua trong 1 tháng qua và 36%
có nhận nhưng có lúc phải bỏ tiền mua BKT.
Nguồn cung cấp BKT & BCS miễn phí chủ yếu
là đồng đẳng viên (hơn 65%). Tỷ lệ người
NCMT có nhận được các thông tin, tài liệu về
tiêm chích & tình dục an toàn chỉ là 35% trong 6
tháng qua. Hơn 1/2 nam NCMT tại Đồng Nai
không biết được các điểm tư vấn xét nghiệm HIV
miễn phí trên địa bàn của tỉnh. Chỉ 13,8% đã
từng làm xét nghiệm tại các điểm đó.
Một số các đặc tính ở nam NCMT tỉnh Đồng
Nai, 2010
Đặc tính


n

16-24 tuổi
25-29 tuổi
30-59 tuổi
Trung bình
Biến thiên
Trình độ học vấn
Mù chữ/cấp 1
Cấp 2
Từ cấp 3 trở lên
Tôn giáo
Có đạo/thờ ông bà
Không theo đạo nào
Tình trạng gia Đang có vợ/sống chung

399

Tuổi

400

400
400

Tỷ lệ
(%)
45,4
22,8
31,8

26,9
16 – 59
25,0
47,8
27,3
75,7
24,3
25,0

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Đặc tính
đình

Hiện đang sống
cùng
Thu nhập trung
bình hàng tháng
(triệu đồng)
Uống rượu bia
trong tháng qua

Có kiến thức cần
thiết về HIV
(CSDP-21)
Số bạn chích biết
được


n

không hôn nhân
Độc thân/Góa/Ly dị/Ly
thân
Người thân/vợ/bạn gái
Một mình/bạn bè/lang
thang
≥ 2 triệu
< 2 triệu
Trung bình

400

376

Tỷ lệ
(%)

75,0
90,0
10,0
59,0
41,0
2,2

397
Không uống
Uống ít hơn 1 lần/ngày

Uống hằng ngày


400

26,2
62,7
11,1
56,5

<5 người
≥ 5 người
Trung bình
< 5 năm
≥ 5 năm
Trung bình
< 2 lần
≥ 2 lần
Trung bình
Hê rô in
Thuốc phiện
Khác (giảm đau, an thần)
1ml
3ml
5ml

Không bao giờ
Luôn sử dụng
Sử dụng không thường
xuyên

Không QHTD/không QH
với MD

400

Đã từng xét
nghiệm HIV tại
các cơ sở tự
nguyện tại Đồng
Nai
Được tuyên
truyền về TCAT/6
tháng qua
Được nhận tờ rơi
về TCAT/6 tháng
qua
Tình trạng nhận Nhận đủ và không bỏ tiền
BKT/tháng qua
mua
Đủ nhưng cũng có lúc bỏ
tiền mua
Nhận không đầy đủ
Đã từng vào trung

400

13,8

400


49,0

400

34,8

355

59,2

Thời gian tiêm
chích
Tần suất tiêm
chích/ngày
Loại ma túy tiêm
chích/tháng qua
Loại BKT thích
dùng nhất/tháng
qua
Dùng chung
BKT/6 tháng qua
Sử dụng BCS khi
QHTD với PNMD
trong 12 tháng
qua

386

400


400

400

400
400

30,5
69,5
11,4
57,8
42,2
4,7
78,3
21,8
1,0
89,0
11,0
5,4
23,5
76,0
0,5
14,3
85,8
28,0
6,0
66,0

36,3


400

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Y học
Đặc tính

tâm cai nghiện
Tự nhận thức
nguy cơ nhiễm
HIV của bản than

Không có nguy cơ
Có nguy cơ thấp
Có nguy cơ cao
Không biết

n
400

Tỷ lệ
(%)
32,8
29,0
30,0
8,3

Ghi chú: 1 người NCMT được cho là có kiến
thức cần thiết về HIV khi trả lời đúng 5 câu sau:
QHTD chung thủy với một bạn tình làm
giảm nguy cơ lây nhiễm HIV;

Luôn sử dụng BCS đúng cách khi QHTD có
thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV;
Nhìn một người có bề ngoài khỏe mạnh thì
không thể biết người đó có bị nhiễm HIV hay
không;
Muỗi hay côn trùng cắn không làm lây truyền
HIV;
Ăn chung với người nhiễm thì không bị lây
nhiễm HIV
Các yếu tố liên quan với hành vi dùng chung
BKT ở nam NCMT
Phân tích hồi qui đa biến cho thấy NCMT có
tuổi từ 25-29 (so với 16-24: OR=0,2; KTC 95%:
0,1-0,6), theo 1 tôn giáo nào đó (OR=0,3;
KTC95%: 0,1-0,8), có kiến thức cần thiết về HIV
(OR=0,3; KTC95%: 0,1-0,7) có xu hướng dùng
chung BKT ít hơn. Nam NCMT từng đến xét
nghiệm HIV (OR=3,5; KTC95%: 1,0-12,6), tự
nhận thức mình thuộc nhóm có nguy cơ thấp
(OR=20,1; KTC95%: 4,0-100,5) hoặc nguy cơ
cao (OR=26,8; KTC95%: 4,7-151,4), nhận
không đầy đủ BKT (OR=60; KTC95%: 10,5344,1) hoặc nhận đủ nhưng có bỏ tiền để mua
thêm (OR=4,1; KTC95%: 1,6-10,7) có xu hướng
dùng chung BKT nhiều hơn.
Các yếu tố liên quan đến việc dùng chung BKT ở
nam NCMT tại tỉnh Đồng Nai
Biến độc lập

Tuổi


Đơn biến
Đa biến
ORthô
ORHC
p
(95% CI) (95% CI)
16 - 24 tuổi
1
1
25 - 29 0,6(0,3- 0,2(0,1- 0,00
tuổi
1,3)
0,6)
7
≥ 30 0,7(0,4- 0,4(0,1- 0,1
tuổi
1,3)
1,2)

4,5
12,3

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Biến độc lập
Trình độ học THPT/ĐH/CĐ
vấn

Trung học cơ
sở
Mù chữ/tiểu
học
Tình trạng Có vợ/sống chung
gia đình
không hôn nhân
Độc thân/góa/ly
thân/ly dị
Tôn giáo
Không theo tôn
giáo nào
Theo 1 tôn giáo
nào đó
Hiện đang Người thân/vợ/bạn
sống
gái
Một mình/bạn
bè/lang thang
Thu nhập
≥ 2 triệu
<2
triệu
Uống rượu
bia/tháng
Không uống
qua
Uống ít hơn 1
lần/ngày
Uống hằng ngày

Thời gian
< 5 năm
tiêm chích
≥5
ma tuý
năm
Số lần
chích/ngày
< 2 lần
≥ 2 lần
Sử dụng
Luôn sử dụng
BCS khi
Sử dụng không
QHTD với
thường xuyên
PNMD/12
Không
tháng qua QHTD/không QH
với MD
Số bạn chích
biết được
<5 người
≥ 5 người
Kiến thức
Không
cần thiết về
HIV

Từng xét

Chưa từng
nghiệm HIV
Đã
tại Đồng Nai
từng
Tự nhận Không có nguy cơ
thức nguy cơ
Có nguy cơ
nhiễm HIV
thấp
của bản thân
Có nguy cơ
cao
Không
biết

Đơn biến
Đa biến
1
1
1,2(0,6- 2,5(0,8- 0,1
2,3)
7,9)
0,06
0,9(0,4- 3,5(0,91,9)
13,1)
1
1,3(0,72,6)
1
0,8(0,41,5)


1
0,3(0,1- 0,02
0,8)

1
1,1(0,71,7)

-

-

1
0,8(0,41,4)
1
1,1(0,62,2)
1,0(0,42,8)
1
0,8(0,41,4)
1
1,5(0,82,8)
1
2,6(1,07,0)
0,7(0,41,3)

1
0,9(0,42,2)

0,8


-

-

1
1,8(0,93,5)
1
0,6(0,31,1)
1
1,0(0,52,3)
1
12,9(3,844,0)
9,1(2,631,2)
9,5(2,240,3)

1
2,6(0,97,3)
1
0,3(0,10,7)
1
3,5(1,012,6)
1
20,1(4,0100,5)
26,8(4,7151,4)
7,3(0,957,1)

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Y học

Biến độc lập

Đơn biến
Đa biến
Tình trạng Nhận đủ và không
1
1
nhận
bỏ tiền mua
2,9(1,4- 4,1(1,6- 0,00
BKT/tháng Đủ nhưng cũng có
6,1)
10,7)
4
qua
bỏ tiền mua
15,2(4,9- 60,0(10,5- <0,0
Nhận không đầy đủ 46,9)
344,1) 01
Được tuyên
1
truyền về
0,4(0,2Không
TCAT/6
0,7)
tháng qua

Được nhận
1
tờ rơi về
0,4(0,2Không
TCAT/6

0,8)
tháng qua

Sử dụng
1
heroin
Không
3,8(0,9Có
16,3)
Vào trung
1
tâm cai
Không
1,9(0,9nghiện

4,0)
Loại BKT
1
thích dùng
1ml
0,5(0,33ml/5ml
0,9)

Chú thích: HC=Hiệu chỉnh, -:Không nằm trong
mô hình cuối cùng; KTC=Khoảng tin cậy
1
0,5(0,21,4)
1
2,2(0,85,6)
-


0,2

0,1

-

0,08

0,00
8
0,05

<0,0
01
<0,0
01
0,06

BÀN LUẬN
Dùng chung BKT là hành vi nguy cơ cao
trong việc lan truyền HIV trong nhóm NCMT.
Tại Đồng Nai, tỷ lệ dùng chung BKT trong 6
tháng qua hơn 14% và trong lần tiêm chích gần
gần đây nhất là 3,3%, thấp hơn nhiều so với các
tỉnh Tp. HCM, Cần Thơ, An Giang.(2)

Trong nghiên cứu này, tuổi trẻ dường như
dùng chung BKT nhiều hơn. Việc theo một tôn
giáo nào đó cũng liên quan với việc ít dùng

chung BKT ở nam NCMT là một yếu tố gợi ý
việc phối hợp với tôn giáo trong giáo dục sức
khỏe, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ở người
NCMT.
Chỉ hơn một nửa nam NCMT trong nghiên
cứu này có đủ kiến thức cần thiết về HIV mặc dù
kiến thức này tỏ ra là yếu tố bảo vệ giúp cho nam
NCMT ít dùng chung BKT hơn. Điều này cho
thấy cần tăng cường hơn nữa trong việc giáo dục
tuyên truyền kiến thức phòng chống HIV cho
người NCMT. Việc từng xét nghiệm HIV và
nhận thức có nguy cơ nhiễm HIV đều có xu
hướng dùng chung BKT nhiều hơn, điều này có
thể do người NCMT khi dùng chung BKT đã
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
nhận thức mình có nguy cơ nhiễm HIV hơn và đi
xét nghiệm HIV nhiều hơn.
Đặc biệt trong nghiên cứu này, nam NCMT
nhận BKT không đầy đủ và hoặc có nhận nhưng
bỏ thêm tiền túi để mua thì có nguy cơ rất cao
dùng chung BKT. Kết quả này cũng khá tương
đồng với một số nghiên cứu khác.(7, 12) Mặc dù,
chương trình phân phát BKT tại Đồng Nai đã bao
phủ khá toàn diện với gần 90% nhận được BKT
miễn phí trong 1 tháng qua. Tuy nhiên, hơn 40%
chưa nhận đủ hay phải bỏ thêm tiền túi để mua

BKT, cũng là điều cần lưu ý vì có nguy cơ dùng
chung BKT nhiều hơn.
Thiết kế cắt ngang được sử dụng trong
nghiên cứu này gặp phải một số hạn chế do khó
giải thích các mối liên quan mang tính nhân quả.
Việc chọn mẫu dựa trên bản đồ điểm nóng còn
tùy thuộc nhiều vào “độ bao phủ” của bản đồ
điểm nóng. Một số NCMT có thể không nằm
trong tụ điểm hay một số tụ điểm chưa cập nhật
được.

3.

KẾT LUẬN
Tỷ lệ nam NCMT dùng chung BKT tại Đồng
Nai vẫn ở mức trên 10%. Việc không nhận đủ
BKT là yếu tố liên quan mạnh nhất với hành vi
dùng chung BKT. Cần cân nhắc đến các yếu tố
liên quan với hành vi dùng chung BKT được tìm
thấy trong nghiên cứu này khi triển khai can
thiệp giáo dục truyền thông thay đổi hành vi ở
người NCMT.

10.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


Battjes RJ, Leukefeld CG, Pickens RW (1992). Age at first
injection and HIV risk among intravenuos drug users. Am
J Drug Alcohol Abuse, 18:263-273
Bộ Y tế (2006). Kết quả chương trình giám sát kết hợp
hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam
2005-2006

4.

5.

6.

7.

8.

9.

11.

12.

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Y học

Koester S, Booth RE, Zhang Y (1996). The prevalence of
additional injection-related HIV risk behaviors among
injection drug users. J Acquir Immune Defic Syndr Hum
Retrovirol, 12:202-207

Lee TS-H (2005). Prevalence and Related Factors of
Needle-Sharing Behavior among Female Prisoners. J Med
Science, 25:027-032
Marmor M, Des Jarlais DC, Cohen H, et al (1987). Risk
factors for infection with human immunodeficiency virus
among intravenous drug abusers in New York City. AIDS,
1:39-44
Nguyen Tran Hien, Le Truong Giang, Phan Nguyen Binh
& Wolffers I.(2000). The social context of HIV risk behavior
by drug injectors in Ho Chi Minh City, Vietnam. AIDS
Care, 12:483-495
Poudel KC, Poudel-Tandukar K, Yasuoka J, Joshi AB, Jimba
M (2010). Correlates of sharing injection equipment among
male injecting drug users in Kathmandu, Nepal. Int J Drug
Policy, 21(6):507-10
Strathdee SA, Galai N, Safaiean M, et al (2001). Sex
differences in risk factors for HIV seroconversion among
injection drug users: a 10-year perspective. Arch Intern
Med, 161:1281-1288
Todd CS, Abed AM, Scott PT, Botros BA, Safi N, Earhart
KC, Strathdee SA (2008). Correlates of receptive and
distributive needle sharing among injection drug users in
Kabul, Afghanistan. Am J Drug Alcohol Abuse, 34(1):91-100
Tuan Anh Nguyen, Long Hoang Thuy, Vinh Quoc Pham,
Roger Detels (2001). Risk factors for HIV-1 seropositivity
in drug users under 30 years old in Haiphong, Vietnam.
Addiction, 96:405-413
Viện Pasteur Tp. HCM & Ban điều hành Phòng chống
HIV/AIDS khu vực phía Nam (2010). Hội nghị giao ban
tổng kết các hoạt động năm 2009 và định hướng kế hoạch

hoạt động năm 2010 của Ban điều hành Phòng chống
HIV/AIDS khu vực phía nam.

Wood E, Tyndall MW, Spittal PM, Li K,
Hogg RS, Montaner JS, O'Shaughnessy MV,
Schechter MT (2002). Factors associated
with persistent high-risk syringe sharing
in the presence of an established needle
exchange programme. AIDS, 16(6):941-3.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Nghiên cứu Y học

6Chuyên Đề Y Tế Công Cộng6
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



×