MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................3
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu....................................................3,4
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu..........................................................4
2.1. Thuận lợi- khó khăn................................................................. 5
2.2. Thành công- hạn chế..................................................................6
2.3. Mặt mạnh- mặt yếu....................................................................7
2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động.............................................7
2.2. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực......................................7
3. Giải pháp đối với vấn đề nghiên cứu......................................................8
3.1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.........................................................8
3.2. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp...............9 đến 29
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp……...................................29
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp........................................30
3.5. Kết quả khảo nghiêm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu..........30
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm.......................................................31
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận................................................................................................32
2. Kiến nghị........................................................................................32, 33
1
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM
NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số
ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con
người. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách
thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển
khai theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”. Và giáo dục âm nhạc cũng
vậy.
Giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo
dục toàn diện cho trẻ. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo
đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên
nhiên, yêu Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm
nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ
phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình
trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc,
chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát
triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.
Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết, âm nhạc
được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa
dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự
trao đổi máu. Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần
thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề. Trong quá
trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một
loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, khả
2
năng tập trung chú ý…Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung
quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ âm
nhạc là thế giới thần kì đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp thu âm nhạc từ khi còn nằm
trong nôi. Thế giới âm nhạc đem lại cho trẻ vẻ đẹp trong tâm hồn; những bài hát
giản dị, có tính chất nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi sẽ hình thành ở trẻ thị hiếu
âm nhạc trong sáng, lành mạnh, là cơ sở của tình cảm thẩm mĩ, đạo đức tốt đẹp.
Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp lá, qua các giờ hoạt động âm nhạc hàng ngày
tôi nhận thấy các cháu tỏ ra ít hứng thú tham gia vào giờ học. Mức độ cháu
thuộc bài hát quá ít, cháu hát thường bị sai lời, bị ngọng hoặc chưa rõ lời. Đa
phần các cháu hát chưa đúng nhạc ở những nốt lên cao hoặc nốt xuống thấp, kĩ
năng hát kết hợp vỗ tay, vận động theo nhạc còn hạn chế. Đối với trò chơi âm
nhạc, cháu chơi chưa tốt, chưa nắm rõ cách chơi và luật chơi, do vậy các cháu
chơi còn sai luật. Ngoài ra, khi tổ chức các buổi văn nghệ cuối tuần, cuối chủ đề
thì các cháu tỏ ra nhút nhát, không muốn tham gia. Khả năng biểu diễn văn nghệ
còn rất hạn chế.
Là một giáo viên, nắm được đặc điểm của trẻ lớp mình phụ trách, với
mong muốn trẻ thuộc được nhiều bài hát hơn, vận động theo nhạc thành thạo
hơn, trẻ tham gia chơi các trò chơi âm nhạc hiệu quả và đúng cách chơi, luật
chơi, đồng thời nâng cao khả năng biểu diển văn nghệ trong giờ học, ngày hội,
ngày lễ, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc
cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non, nhằm tìm ra một vài kinh nghiệm tốt
nhất và thực hiện một số vấn đề mới để trẻ phát triển tốt khả năng nghe nhạc,
3
khả năng ca hát, vận động theo nhạc và tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tư duy
nhiều hơn, được tìm hiểu và được trải nghiệm trong những bài học đầu tiên.
Qua đề tài nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức sâu hơn bộ môn giáo dục
âm nhạc và biết tầm quan trọng của việc đưa âm nhạc vào đời sống của trẻ.
* Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động âm nhạc có trong trường mầm non bao
gồm tổ chức trong hoạt động học: dạy hát, nghe nhạc- nghe hát, vận động theo
nhạc, trò chơi âm nhạc; biểu diễn văn nghệ sau chủ đề và trong ngày hội ngày lễ
3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Ea Tung- xã Ea Na- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực hành- luyện tập
- Phương pháp dùng lời
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
Nói về tầm quan trọng của âm nhạc mầm non, không ai có thể phủ nhận
đây là loại hình nghệ thuật tác động sớm nhất đến tâm lý và tình cảm của trẻ.
Những ca khúc hay không chỉ mang lại những cảm xúc trong sáng, lành mạnh
nơi tâm hồn trẻ thơ mà còn giáo dục các em biết yêu gia đình, thầy cô, bè bạn,
yêu quê hương, đất nước...
Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và
cảm xúc cho trẻ. Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu
tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ
4
hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở
xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thì trẻ đã
cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này.Tuy nhiên lòng yêu thích
âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê,
có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do
hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo
dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát
triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc
đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ.
Đặc biệt để nâng cao chất lượng trong giờ học âm nhạc, sự yêu thích âm nhạc
đối với trẻ, giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích
hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường
Mầm non một cách lôgich, có hiệu quả.
2. Thực trạng
2.1 Thuận lợi- khó khăn
* Thuận lợi
- Trường Mầm non Ea Tung luôn được sự quan tâm từ phía lãnh đạo Phòng và
các cấp, cùng với sự nỗ lực vươn lên của Ban giám hiệu và tập thể cán bộ giáo
viên trường đã dần có chỗ đứng tin cậy trong lòng phụ huynh nơi đây. Hiện tại
trường đã có 8 phòng học khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị phục vụ cho việc
học âm nhạc cũng tương đối đầy đủ như: đầu máy, tivi, máy tính…Sân bãi rộng
rãi thích hợp cho việc tổ chức, biễu diễn.
- Ngoài ra, đội ngũ giáo viên đa phần là giáo viên trẻ giàu nhiệt huyết và rất
năng động, trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng giảng dạy cũng
được nâng cao theo từng năm học. Đặc biệt với đội ngũ giáo viên trẻ, khả năng
tham gia văn nghệ, kĩ năng về giảng dạy âm nhạc cho trẻ cũng mang nhiều thuận
lợi hơn, do đó hiệu quả trong giáo dục âm nhạc được nâng cao rõ rệt.
5
* Khó khăn
- Thứ nhất: Sự phát triển của trẻ về lĩnh vực âm nhạc cũng còn nhiều hạn chế:
+ Số lượng bài hát trẻ nghe và thuộc không được nhiều.
+ Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát
+ Trẻ chưa hát đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời.
+ Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lý khi hát (hát nhỏ hoặc la hét
căng cứng).
+ Khi hát trẻ chưa hoà quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập
thể.
- Thứ hai: Số lượng cháu đông làm giảm hiệu quả luyện tập. Hệ thống máy móc
phục vụ cho công tác văn nghệ còn ít, chất lượng không tốt. Trang phục, đạo cụ
để sử dụng cũng còn rất nghèo nàn, kém phong phú.
- Thứ ba: giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động âm nhạc:
+ Chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc.
+ Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ học hát theo
kiểu ''Học thuộc lòng''
+ Giáo viên chưa thực sự đầu tư về nghệ thuật, kỹ năng ca hát.
+ Chưa lựa chọn các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới
thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung.
- Thứ tư: nhận thức của phụ huynh về giáo dục mầm non còn quá hạn chế. Phụ
huynh ít quan tâm đến việc học của con cái nhất là cấp học mầm non. Đời sống
phụ huynh lại còn bấp bênh nên dù muốn ủng hộ về vật chất, giúp đỡ về tinh
thần cho nhà trường trong một số phong trào thì cũng không có đủ điều kiện và
thời gian tham gia.
* Khảo sát đầu năm
- Đặc điểm tình hình của lớp
6
Tổng số học sinh: 37 trẻ; Nam: 20, Nữ: 17; Dân tộc: 03
Giáo viên: 2GV; Trình độ: trên chuẩn
- Kết quả khảo sát đầu năm
Nội dung
Số lượng ( trẻ)
Tỉ lệ (%)
Hát thuộc lời, đúng nhạc
9/30
30%
Thể hiện cảm xúc khi
11/30
36%
11/30
36%
05/30
16%
nghe nhạc, nghe hát
Hứng thú tham gia vận
động theo nhạc
Khả năng biểu diễn văn
nghệ
2.2. Thành công- hạn chế
* Thành công
- Bước đầu khơi gợi cho trẻ tình yêu âm nhạc
- Trẻ có sự mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia hoạt động âm nhạc, biết hát, múa
một số bài đơn giản trong chủ đề
* Hạn chế
- Chưa thật sự khai thác hết khả năng của trẻ, trẻ còn hoạt động thụ động; chưa
có kĩ năng trong việc thể hiện
2.3. Mặt mạnh- mặt yếu
7
* Mặt mạnh
- Giáo viên biết cách tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc đúng phương pháp,
biết múa, hát; có tình thần tự giác, biết tìm tòi, học hỏi trên internet
- Trẻ 5- 6 tuổi nên khả năng tập trung chú ý tương đối cao, có nề nếp trong học
tập
* Mặt yếu
- Kĩ năng tổ chức hoạt động của giáo viên chưa linh hoạt, cứng nhắc theo một
khuôn mẫu gò bó; thiếu sự lôi cuốn hấp dẫn trẻ; trang phục, dụng cụ âm nhạc
chưa được chú trọng
- Số trẻ đông nên việc luyện tập, sửa sai cho trẻ còn hạn chế, kiến thức về âm
nhạc ở trẻ ít, chủ yếu trẻ chỉ được học trên lớp, việc tiếp cận âm nhạc của trẻ
trong gia đình hầu như rất ít.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Giáo viên mầm non chỉ được học một số kiến thức khá đơn giản vầ âm nhạc,
nên chưa có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực âm nhạc. Mặc khác thời gian
đứng lớp cả ngày nên việc bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng âm nhạc còn gặp nhiều
khó khăn, việc đầu tư làm đồ dùng chưa mang lại hiệu quả, đa số trẻ là con em
của gia đình làm nông, bố mẹ ít quan tâm đến trẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu
âm nhạc cho trẻ, ít tạo điều kiện cho trẻ được nghe nhạc, nghe hát; một số gia
đình chưa có điều kiện mua đĩa nhạc thiếu nhi cho trẻ nghe
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng đã đặt ra
Qua khảo sát thực trạng tổ chức giờ hoạt động âm nhạc tại lớp lá 2- trường
MN Ea Tung tôi nhận thấy, tuy các cháu ở cùng độ tuổi nhưng trình độ không
đồng đều. Có cháu thuộc rất nhanh các bài hát, biết hát đúng nhạc và tự tin khi
thể hiện ngược lại rất nhiều cháu thụ động, chưa mạnh dạn, nhiều cháu phát âm
còn ngọng, hát chưa rõ lời, đúng nhạc, khẳ năng hát và kết hợp vận động còn
hạn chế, hầu như trẻ không theo kịp nhạc, Một số trẻ dân tộc chưa học qua các
lớp bé, nhỡ, khả năng nhận biết cũng như hiểu và nói ngôn ngữ Tiếng Việt còn
8
hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu âm nhạc. Một số trẻ lại rất hiếu
động nên thường không chú ý trong giờ học gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài
trên lớp. Mặc khác phụ huynh chưa có sự quan tâm vào việc học của trẻ, xem
nhẹ tầm quan trọng của giáo dục mầm non nên đa số phụ huynh thường giao hết
trách nhiệm về cho giáo viên mà không có sự phối hợp nào từ phía phụ huynh
học sinh với nhà trường
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Các giải pháp nêu ra trong đề tài đều nhằm mục đích giúp giáo viên có sự
linh hoạt, đầu tư đổi mới trong cách lựa chọn bài hát, xây dựng, sử dụng trò chơi
âm nhạc... lựa chọn cách thức thể hiện các nội dung nghe, vận động một cách
sáng tạo tránh sự nhàm chán khi tổ chức trong giờ hoạt động âm nhạc và tổ chức
biểu diễn văn nghệ giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hứng thú tích cực với môn học
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
3.2.1. Dạy hát
Nghiên cứu thực trạng tôi nhận thấy lí do trẻ chưa hứng thú trong các giờ
hoạt động âm nhạc là do trẻ chưa thuộc được nhiều bài hát. Vì vậy trẻ tỏ ra mệt
mỏi khi phải tham gia vào giờ học âm nhạc. Trẻ thiếu tự tin khi đứng hát trước
đám đông.
Đầu năm học tôi tiến hành xây dựng hệ thống các bài hát để dạy trẻ và
cho trẻ nghe theo chủ đề để dễ dàng trong việc dạy trẻ mà không bị chồng chéo,
trùng lặp, trong đó có các bài mà tôi sưu tầm như sau
Chủ đề
Bài hát
Trường mầm non- Rước đèn tháng 8
Tết trung thu
Múa sư tử thật là vui
Cháu đi mẫu giáo
Đi học
9
Hoa bé ngoan
Trường chúng cháu là trường mầm non
Em đi mẫu giáo
Hoa vườn trường
Cháu vẫn nhớ trường mầm non
Trường em
Vui tới trường
Lời chào buổi sáng
Lớp chúng ta kết đoàn
Bản thân
Nhảy lò cò
Bé cưng
Thiên đàng búp bê
Con nít con nôi
Ngày vui của bé
Chúc mừng sinh nhật
Anh Tí Sún
Cả tuần đều ngoan
Năm ngón tay ngoan
Em bé khỏe em bé ngoan
Tay thơm tay ngoan
Hoa bé ngoan
Gia đình
Cả nhà thương nhau
Bàn tay mẹ
Ba ngọn nến lung linh
Bà Còng đi chợ trời mưa
Cái Bống
Hôm nay mẹ trực đêm
Gánh gánh gồng gồng
Cô và mẹ
Bố là tất cả
Chiếc khăn tay
10
Biết vâng lời mẹ
Cho con
Ngành nghề
Bông hồng tặng cô
Làm chú bộ đội
Màu áo chú bộ đội
Cháu yêu cô chú công nhân
Cô thợ dệt
Cô giáo em
Cô giáo miền xuôi
Bác đưa thư vui tính
Tía má em
Cháu yêu cô thợ dệt
Anh phi công ơi
Em đi giữa biển vàng
Thực vật
Chặt cây dừa
Cây đa
Lý cây bông
Lý cây xanh
Lý đất giồng
Quả
Xòe hoa
Màu hoa
Cây trúc xinh
Bầu và bí
Vườn cây của ba
Hoa trong vườn
Bèo dạt mây trôi
Hoa thơm bướm lượn
Mùa hoa phượng nở
Động vật
Ếch muốn bằng bò
Họ nhà kì nhông
11
Phi ngựa
Chú gà chú vịt
Gọi bướm
Con ếch ộp
Con cào cào
Câu ếch
Chú mèo con
Con chim vành khuyên
Chú khỉ con
Con chuồn chuồn
Chú voi con ở Bản Đôn
Mấy chú ngan con
Tôm, cua, cá thi tài
Chim sáo
Giao thông
Đường em đi
Đoàn tàu nhỏ xíu
Đường và chân
Em đi chơi thuyền
Đèn giao thông
Đèn xanh đèn đỏ
Em đi qua ngã đi đường phố
Nhớ lời cô dặn
Âm thanh đường phố
Tàu chú lại ra khơi
Anh phi công ơi
Đoàn tàu nhỏ
Đi đâu mà vội mà vàng
Hiện tượng tự nhiên
Đập chang chang
Gánh gánh gồng gồng
Trồng cây
Bé và trăng
Ông mặt trời óng ánh
12
Mưa phùn
Gọi nắng
Ngôi sao nhỏ
Đếm sao
Thằng cuội
Quê hương- Bác Hồ
Ông tiên Bác Hồ
Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Nhớ giọng hát Bác Hồ
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Em nhớ Tây Nguyên
Múa với bạn Tây Nguyên
Ánh trăng hòa bình
Mời bạn vui múa ca
Tôi chú ý lựa chọn các bài hát phù hợp để dạy trẻ. Để chuẩn bị dạy hát
cho trẻ tôi tìm hiểu và phân tích bài hát trên cơ sở đó luyện hát diễn cảm, thể
hiện sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài hát. Đối với đầu năm học, tôi chọn
bài hát ngắn, nội dung, tiết tấu đơn giản để dạy cho trẻ. Tôi cho trẻ làm quen bài
hát ở mọi thời điểm trong ngày. Để trẻ khắc sau bài hát hơn tôi cho trẻ luyện tập,
củng cố bằng nhiều hình thức như: hát theo đàn, hát theo giai điệu, hát theo
băng- đĩa kết hợp vận động. Đặc biệt, cần chú ý sửa sai cho trẻ.
- Những lỗi cháu hay mắc phải:
+ Sai về tiết tấu, giai điệu
+ Sai về âm điệu luyến láy
+ Sai về lời ca
+ Sai về âm thanh, phong cách thể hiện.
VD1: Bài ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này có
tiết tấu nhanh hơn so với các bài hát.
13
Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để
trẻ hát theo cho đúng.
VD2: Bài ''Cô và mẹ''. Câu hát ''Cô là mẹ và các cháu là con'' thì trẻ hát
thành ''Cô và mẹ và các cháu là con''. Tôi đọc lại câu đó cho trẻ nghe 2 - 3 lần
sau đó hát lại kết hợp với đàn để cho trẻ hát theo cho đúng.
VD3: Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội
dung bài hát. Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải tình
cảm, trìu mến vì đó là tình cảm mà trẻ dành cho cô giáo của mình.
- Lựa chọn bài hát tùy thuộc vào chủ đề, thời gian dạy và mức độ tiếp thu
của trẻ
VD4: Đối với chủ đề “Bản thân”, do việc thực hiện chủ đề này vào
khoảng tháng 10 nên cần chọn bài hát có độ dài vừa phải và tiết tấu cũng khá
đơn giản, pù hợp với trẻ ở thời điểm này như bài “Cả tuần đều ngoan”
VD5: Khi dạy bài hát “Bàn tay mẹ” ở chủ đề gia đình, tôi chọn hoạt động
trọng tâm là dạy hát “Bàn tay mẹ”. Hoạt động nghe nhạc - nghe hát: Ba ngọn
nến lung linh. Trò chơi âm nhạc: Ghép tranh “Gia đình bên mâm cơm”. Đầu
tiên, tôi sẽ cho cả lớp chơi trò chơi Ghép tranh từ những mảnh ghép chuẩn bị sẵn
bằng các que kem để tạo hình bức tranh về cảnh “gia đình bên mâm cơm”. Trẻ
chơi trên nền nhạc giai điệu các bài hát trong chủ đề. Tiếp theo, là hoạt động dạy
hát. Tôi cho trẻ trực tiếp nghe trọn vẹn bài hát kết hợp với nhạc đàn để trẻ có ấn
tượng về bài hát. Cùng trẻ tìm hiểu về tên và nội dung của bài hát. Chú ý nói
tính chất “nhẹ nhàng, tình cảm” của bài hát cho trẻ biết để hướng trẻ thể hiện
tình cảm của mình khi hát. Đối với bài này cô nên dạy trẻ hát thuộc từng câu.
Sau khi cháu tương đối thuộc cô có thể cho trẻ luyện tập bằng hình thức hát
karaoke.
- Cách dẫn dắt vào bài hát cũng rất quan trọng. Nếu cô chọn lựa cách giới
thiệu bài hát bình thường cháu sẽ không thấy hấp dẫn, lôi cuốn ngay từ đầu buổi
hoạt động, nhưng nếu cô chú ý thay đổi cách dẫn dắt sẽ làm cho buổi học trở
nên sinh động hơn.Với bài hát
14
VD6: “Cái mũi” (Chủ đề Bản thân), cô hóa trang thành chú hề với điểm
nhấn vào hình tượng chiếc mũi của mình trẻ sẽ rất hứng thú chú ý vào hoạt động
tiếp theo của cô.
3.2.2. Nghe nhạc- nghe hát
Nghe các bài hát, bản nhạc (sau đây gọi là nghe nhạc) vốn dĩ từ trước đến
nay đã được coi là một hoạt động độc lập, là một phần không thể thiếu của một
tiết hoạt động giáo dục âm nhạc. Tuy nhiên, để tổ chức một tiết mà nghe nhạc là
hoạt động chủ đạo thì lại là khá mới mẻ và khiến không ít giáo viên còn lúng
túng khi triển khai nội dung này.
Để tổ chức hoạt động này hiệu quả, giáo viên cần thực hiện như sau:
- Lựa chọn bài hát, bản nhạc: Việc chọn bài hát mới hay đã quen thuộc
với trẻ cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu là bài hát mới, chưa hề được nghe thì
trẻ sẽ có sự hứng thú, tò mò và muốn khám phá. Kết quả trên trẻ có thể thấy rõ
khi triển khai thực hiện hoạt động. Tuy nhiên, giáo viên lại phải chuẩn bị nhiều
hơn, công phu hơn mới có thể giúp trẻ cảm nhận được bài hát và gợi cho trẻ hiểu
được nội dung của bài, cũng như phải có khả năng "vỡ bài" bằng cách xướng âm
hay đánh giai điệu trên đàn. Với các bài quen thuộc thì trẻ sẽ có thể "hòa nhập"
với bài ngay bằng cách hát theo, làm điệu bộ theo. Tuy nhiên, nó cũng rất dễ gây
cho trẻ sự nhàm chán, mất tập trung.
+ Nên chọn bài phù hợp với chủ đề, lứa tuổi và thực tế địa phương; độ dài
của bài vừa phải.
+ Không chọn các bài quá dài, bài có tiết tấu, giai điệu khó; bài hát có nội
dung nói về chuyện yêu đương của người lớn, bạo lực ...
+ Lựa chọn các bài nghe trong một năm học khác nhau về nội dung, hình
thức và thể loại.
- Lựa chọn hoạt động kết hợp: Các hoạt động kết hợp nhằm hỗ trợ, bổ
sung thêm cho việc tiếp cận, tìm hiểu bài hát, bản nhạc mà trẻ được nghe và
giúp cho tiết hoạt động phong phú hơn. Có thể dạy cho trẻ hát chính bài các
15
cháu vừa được nghe; tổ chức trò chơi hướng vào nội dung của bài hoặc sử dụng
làm nhạc nền cho trò chơi; vận động theo bài hát, bản nhạc đó. Phần mở rộng có
thể cho trẻ nghe thêm một bài hát, bản nhạc cùng thể loại, cùng vùng miền hoặc
khác thể loại, khác vùng miền cho trẻ có những khái niệm so sánh ban đầu.
Giáo viên cần xác định rõ mọi hoạt động kết hợp luôn hỗ trợ cho nội dung chính
là nghe nhạc. Điều này rất cần thiết bởi sẽ tránh được sự ôm đồm hàng loạt các
hoạt động tản mạn và sẽ tạo được điểm nhấn trong tiết hoạt động.
- Xây dựng hoạt động chi tiết: Với mỗi bài hát, bản nhạc cụ thể, giáo viên
chọn các hình thức cho trẻ tiếp cận như cô hát, mở băng đĩa tiếng/hình, vừa hát
vừa múa, vận động. Ở lứa tuổi mầm non, việc bắt trẻ ngổi ngay ngắn từ đầu đến
cuối để nghe là không hợp lý bởi sức tập trung chú ý có chủ đích của trẻ có giới
hạn về thời gian. Do đó, toàn bộ tiết hoạt động chỉ nên lựa chọn thời điểm thích
hợp để cho trẻ nghe trọn vẹn tác phẩm khoảng 2 đến 3 lần. Còn lại, sau mỗi lần
nghe hoặc thậm chí sau từng đoạn (nếu như bài hát có nhiều lời hoặc bản nhạc
có độ dài đáng kể), giáo viên nên dừng lại trò chuyện với trẻ về bài, để trẻ tham
gia vào những hoạt động cụ thể nào đó. Các hoạt động này đều phải có sự tính
toán, chuẩn bị từ trước và có những giả thiết xử lý tình huống ngoài chuẩn bị mà
có thể bất ngờ xảy ra trên lớp. Ví dụ như trong những lúc nghe giáo viên hát,
xem băng hình, nghe đàn, chơi trò chơi trên lớp, trên máy tính thì trẻ có thể rất
hứng thú với việc xem giáo viên vừa hát vừa biểu diễn và chạy lên cùng múa hát
với giáo viên. Lúc đó giáo viên sẽ phải dành thời gian cho hoạt động đó nhiều
hơn so với giáo án đề ra và có thể giảm thời gian hay cắt bớt đi hoạt động khác;
đồng thời mở rộng hình thức đó như thị phạm cho trẻ làm theo các động tác, rồi
cùng hát theo v.v...
- Tổ chức cho trẻ nghe nhạc: Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cho trẻ
nghe nhạc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ cảm nhận được bài tốt hơn. Lớp học
được trang trí một vài thứ khác với mọi ngày, có một vài đồ dùng, vật dụng,
tranh ảnh phác họa nội dung bài; giáo viên mặc trang phục phù hợp nếu có thể.
16
Trong quá trình cho trẻ nghe nhạc, tất cả các hoạt động đều phải được triển khai
một cách liên hoàn, nhịp nhàng và linh hoạt. Giữa mỗi hoạt động nhỏ cần có sự
liên kết hợp lý tránh nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt. Ví dụ sau khi cô hát cho trẻ
nghe 1-2 lần, giáo viên cho trẻ đọc lời ca của bài hát, rồi hỏi về nội dung bài,
cho trẻ tự đặt tên bài, cho nghe lại, tiếp đến trò chơi, rồi nghe lại bài theo hình
thức khác.
- Tất cả các hình thức thể hiện đều phải để âm lượng vừa phải, không quá
to, không quá nhỏ. Khi giáo viên biểu diễn cần có khoảng cách không gian nhất
định giữa giáo viên và trẻ để trẻ đủ tầm quan sát các động tác, cử chỉ, nét mặt
của giáo viên.
- Khi trẻ nghe nhạc từ băng, đĩa cũng như từ cô biểu diễn, giáo viên luôn
quan sát, chú ý thái độ của trẻ, hướng trẻ vào bài, cùng trẻ vận động, múa hát
theo nếu trẻ muốn cùng tham gia. Nếu nhiều trẻ miễn cưỡng nghe hoặc bỏ ra
khỏi vị trí, giáo viên có thể chuyển đổi sang hình thức khác chứ không nhất thiết
phải cho nghe đủ số lần, như đã chuẩn bị.
VD: Nghe hát: Cò lả (Dân ca Bắc Bộ). Kết hợp: Vận động theo nhạc “Em
nhớ Tây Nguyên”, trò chơi ghép tranh “Cánh đồng quê hương”.
Yêu cầu: Cho trẻ làm quen với làn điệu dân ca Bắc Bộ, nhớ tên bài hát Cò
lả - dân ca Bắc Bộ, biết chú ý nghe nhạc, nghe hát.
Chuẩn bị:
- Bức tranh cánh đồng lúa với những cánh cò chao lượn.
- Đàn organ
- Đĩa nhạc hòa tấu, đơn ca, tốp ca bài Cò lả.
- Đĩa nhạc “Em nhớ Tây Nguyên”, các dây kim tuyến trang trí, trang phục
dân tộc Tây Nguyên
- Khoảng 10-20 con cò nhỏ nhắn gấp bằng giấy hoặc vật liệu khác.
Gợi ý tổ chức hoạt động
17
* Hoạt động 1: Vận động theo nhạc “Em nhớ Tây Nguyên”
Cô dẫn dắt xuất hiện với trang phục dân tộc Tây Nguyên, cho trẻ nói lên
bài hát đã được học nói về vùng đất Tây Nguyên. Cô cho trẻ ôn lại bài hát sau
đó dạy trẻ vận động múa minh họa theo hình thức đơn, múa đôi.
* Hoạt động 2: Trò chơi ghép tranh
Trò chơi có tên gọi Cánh đồng quê hương. Hai bức tranh giống hệt nhau
được chia thành các mảnh. Số lượng mảnh nhiều hay ít, khó hay dễ tùy thuộc
vào lứa tuổi và khả năng của trẻ. Các mảnh có nam châm để đính được lên bảng.
Các mảnh của từng bức tranh được đựng vào hai giỏ hoặc khay, rổ. Chia lớp
thành hai nhóm. Hướng dẫn và làm hiệu lệnh cho trẻ lên ghép tranh trên bảng.
Có thể dùng nhạc của các bài đã học để làm nền cho thêm phần sôi động. Hết
nhạc thì tất cả dừng lại. Giáo viên nhận xét, trao thưởng các chú cò nhỏ cho trẻ.
Sau đó hỏi gợi mở cho trẻ nhận xét về bức tranh và hướng vào bài nghe.
* Hoạt động 3: Nghe nhạc “Cò lả”
Trước tiên cho trẻ nghe đĩa hát đơn ca bài Cò lả một lần. Sau đó hỏi 1-2
trẻ nhận xét. Sau đó giáo viên giới thiệu đôi nét về bài hát: "là dân ca đồng bằng
Bắc Bộ; là điệu hát dân ca được nhiều người biết đến; có giai điệu nhẹ nhàng,
êm ái; nội dung bài nói về một số hình ảnh của nông thôn Việt Nam như con cò,
cửa Phủ, cánh đồng". Tiếp theo giáo viên chơi giai điệu bài hát trên đàn organ.
Giáo viên khích lệ, trao thưởng những chú cò giấy cho trẻ. Lưu ý trò chơi này
chỉ giúp cho hoạt động thêm phong phú và trẻ biết giai điệu của bài chứ không
nhằm mục đích dạy trẻ chơi đàn. Trò chơi này có thể kéo dài hay ngắn thời gian
tùy thuộc vào khả năng của trẻ. Tiếp theo giáo viên vừa múa vừa hát cho trẻ
nghe. Giáo viên luôn quan sát, chú ý thái độ của trẻ. Bất cứ trẻ nào muốn tham
gia, giáo viên cũng đều khích lệ và hướng cho trẻ cùng múa hát với mình. Sau
đó mở nhạc hòa tấu. Trước đó gọi một vài trẻ xung phong lên vận động theo
nhạc của bài Cò lả. Giáo viên khích lệ, trao thưởng. Cuối cùng cho trẻ xem
video bài Cò lả.
18
3.2.3. Vận động theo nhạc
a. Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và có sáng tạo.
Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy
việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết.
Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hướng thú để trẻ say
mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ
thật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu
diễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất.
* Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn
(Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất)
- Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo hát cũng có
nhiều cách dạy. Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài
hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp.
+ Dạy vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phách mạnh,
(đầu ô nhịp) phách yếu nghỉ.
Ví dụ: Trong bài Thật là hay có câu:
Nghe véo von trong vòm cây hoạ mi với sơn ca.
Vỗ
nghỉ
vỗ
nghỉ
vỗ nghỉ
vỗ nghỉ
+ Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng
một nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng(Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở đầu ô
nhịp)
Ví dụ: Trong bài Hoa trường em có câu:
Em ngắm chiếc lá, em ngắm cánh hoa.
Vỗ
vỗ
vỗ nghỉ vỗ
vỗ
vỗ nghỉ
Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực vận động theo nhạc tôi có thể
linh hoạt, làm đa dạng các cách học thuộc.
- Dạy cả lớp vận động theo nhạc.
19
- Nối tiếp theo tổ. ( Cô nói: Cô giả làm con chim, khi chim bay về phía tổ
nào thì tổ đó vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp)
+ Theo nhóm bạn trai, nhóm bạn gái. (Cô nói: Khi cô bắt nhip cao tay thì
các bạn trai vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, khi thấy cô bắt nhịp thấp tay thì các
bạn gái thực hiện.
+ Nhóm hát, nhóm vận động. (Cô nói: Các bạn trai làm các nhạc công gõ
đệm theo nhịp cho các bạn gái cầm micro làm ca sĩ).
+ Theo tốp nhỏ.
+ Cá nhân.
Khi cô cho trẻ tập sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệm cho bài hát, cô
cần nói rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào thì phù hợp.
Ví dụ: Dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống: Tay trái cầm trống, tay phải
cầm dùi, khi gõ thì gõ vào giữa mặt trống, sau đó đưa ra gõ vào thành trống.
Hoặc dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô thì tay phải cầm xắc xô (úp xắc xô vào
trong lòng bàn tay) khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái sau đó đưa hai tay
rộng ra nghỉ bằng một phách.
* Trong tổ chức có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình,
múa động tác cháu trai khác động tác cháu gái…Muốn thể hiện toàn vẹn trong
sự kết hợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể được. Vì vậy để
đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác, tôi cần sử dụng biện pháp trình bày cùng với
lời giải thích động tác của các cháu trai trước, động tác của các cháu gái sau. Có
thể giải thích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ
hiểu. Ví dụ khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: Chú bộ đội có động tác hai tay
vung tự nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các con vung tự nhiên,
chân dậm mạnh như như chú bộ đội đang hành quân đấy các con ạ.”
Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý,
song cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua
nét mặt kết hợp với âm nhạc.
20
Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa, tôi có thể cho trẻ
múa dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau:
+ Cô cho cả lớp múa. (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng
tròn múa cùng trẻ).
+ Trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng
vòng tròn. (hai vòng tròn đồng tâm)
+ Trẻ múa từng đôi. (Hai trẻ quay mặt vào nhau hoặc tự chọn bạn để múa)
+ Trẻ múa theo nhóm nhỏ.
+ Cá nhân múa.
Do trẻ học thông qua bắt chước nên tôi phải làm mẫu nhiều lần. Trẻ bắt
chước có thể không như giáo viên nhưng những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻ
khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa. Như vậy
bằng nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo được
những yếu tố ban đầu cho mọi cảm nhận nghệ thuật.
b. Tăng cường luyện tập vận động theo nhạc cho trẻ.
Cũng giống như học hát, trẻ phải bắt chước và luyện tập nhiều lần các
động tác mới một cách chính xác và chi tiết. Tôi cần sử dụng một số biện pháp
sau:
- Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi
phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác. Khi luyện
tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát ( Bản nhạc).
Những động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca (tiết nhịp) trọn
vẹn câu hát.
- Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc. Chỉ dẫn chi tiết, chính
xác, đặc điểm động tác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt động
độc lập.
- Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng)
21
Ví dụ: Trẻ múa sai câu “Lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô” Trong bài Một
con vịt của tác giả Kim Duyên. Có rất nhiều cách sửa sai như là cô cho trẻ múa
riêng động tác Hoặc có thể cô nói “Khi cô đưa tay về phía các con thì các con
múa, khi cô chỉ vào cô thì cô múa” Trong khi cô múa thì trẻ tri giác toàn bộ
động tác và trẻ tự điều chỉnh động tác của mình cho đúng.
- Tổ chức linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các động tác để gây hứng thú
và trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổ
hát, tổ vận động. Cô khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năng theo dõi, và
giúp trẻ làm chính xác lại.
- Căn cứ vào hình thức vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo
tiết tấu, vận động minh hoạ, múa…Cô luôn chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho cô
làm mẫu, tất cả nhìn thấy cô và cô quan sát được trẻ.
- Đa dạng hoá các vận động:
Để khi trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của trẻ tôi nghiên cứu và thấy
cần phải đa dạng hoá các vận động. Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ.
Ví dụ: Dạy trẻ vận động gõ đệm theo tiết tấu chậm
Tôi có thể tạo thành trò chơi cho trẻ. Mời 3 trẻ lên chơi cùng cô: Trẻ gõ
đệm, cô vỗ tay:
|
ì
|
ì
Trẻ1
|
ì
Trẻ2
|
ì
Trẻ 3
Cô vỗ tay.
Hoặc cho các cháu hai tay chống hông, dậm chân 3 phách đầu, phách 4
dậm gót chân.
|
ì
|
ì
|
ì
|
ì
dậm
dậm
dậm
dậm
chân
chân
chân
gót
22
Có thể thay đổi làm động tác đánh cồng của dân tộc Tây nguyên.
|
ì
|
ì
gõ
|
|
ì
gõ
ì
gõ
vuốt tay
Khi nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc bằng
các hoạt động hình thể một cách ngẫu hứng nhưng mọi trẻ không nhất thiết phải
vận động giống nhau. Đây là xúc cảm tự nhiên thể hiện bằng hành động theo
tính chất giai điệu, nhịp điệu âm nhạc. Ở đây, giáo
viên là người gợi ý giúp trẻ cảm thụ các tính chất âm nhạc khác nhau. Trẻ nghe
nhạc, vận động theo không cần hát.
- Củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc
lập, sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, tôi có thể yêu
cầu trẻ nhớ lại trình tự các động tác, biết phối hợp với các bạn sẵn sàng thực
hiện bài tập.
Sự hình thành các kỹ năng vận động theo nhạc cần phải tăng cường luyện
tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo.
3.2.4. Trò chơi âm nhạc
Để giúp trẻ trở nên thoái mái hơn với các giờ học âm nhạc thì việc tạo ra
những trò chơi âm nhạc mới lạ, sáng tạo sẽ góp phần củng cố tình yêu âm nhạc
cho trẻ
Một số loại trò chơi âm nhạc cần tăng cường cho trẻ chơi:
+ Trò chơi cho trẻ làm quen cao độ
VD: Nghe giai điệu đoán tên bài hát,
+ Trò chơi cho trẻ làm quen trường độ (nhịp độ, tiết tấu)
VD: Tiết tấu vui nhộn, Nốt nhạc vui
23
+ Trò chơi cho trẻ làm quen với màu sắc âm thanh (phân biệt các loại
nhạc cụ, tiếng hát)
VD: Nghe tiếng hát tìm đồ vật, Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ, Ai đoán
giỏi
+ Trò chơi tìm hiểu kiến thức âm nhạc (tên bài hát, tên tác giả, nội dung
bài hát
VD: Đi tìm xuất xứ bài hát, Xem hình đoán tên bài hát, Ô cửa bí mật
Sau đây là một số trò chơi âm nhạc tôi đã sưu tầm và cải biên lại để phù
hợp hơn với điều kiện trường, lớp:
Trò chơi: Ghi nhớ dấu chân
- Mục đích: trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các tiết
tấu khác nhau và phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Chuẩn bị: phấn màu, 5-6 vòng tròn, trống lăc
- Cách chơi: cô có từ 5-6 vòng tròn, số trẻ mỗi lần chơi tương ứng với số
vòng, cô dùng phấn màu vẽ hình bàn chân của trẻ vào đó và đánh dấu theo thứ
tự. Sau đó cho trẻ đi theo tiếng gõ nhịp nhàng xung quanh vòng tròn. Khi tiết tấu
thay đổi trẻ phải chạy nhanh vào vòng tròn có dấu chân của mình. Nếu trẻ nào
chạy vào vòng tròn không đúng với dấu chân của mình sẽ phải hát tặng cho cả
lớp một bài.
Trò chơi: Đoán tên bài hát qua cử động cơ thể
- Mục đích: Trẻ phản xạ nhanh, rèn luyện khả năng quan sát và phán đoán
bài hát qua cử động của cơ thể.
- Chuẩn bị: nhạc hiệu đúng/ sai, nhạc không lời một số bài hát trẻ đã thuộc
- Cách chơi: Cô chỉ định một trẻ (chọn trẻ có khả năng vận động, múa hát
tốt), cô truyền thông tin vê bài hát cho trẻ và gợi ý trẻ thể hiện bằng động tác về
nội dung bài hát ( không được nói). Trẻ còn lại của hai đội phải chú ý đoán xem
24
đó là bài hát gì. Đội nào trả lời đúng sẽ có tín hiệu thông báo và nhạc vang lên
trẻ phải hát lại bài hát đó. Nếu sai, nhường quyền trả lời cho đội bạn.
Trò chơi: Sờ vật và hát
- Mục đích: nhận biết con vật, đồ vật qua việc bạn hát một câu trong bài
hát.
- Chuẩn bị: thùng kín có thể thò tay vào có để mô hình đồ vật, con vật
- Cách chơi: cô cho 2 trẻ tạo thành một cặp chợi. Mỗi lần chơi là 5 cặp.
Đầu tiên các cặp phải bốc thăm để giành quyền đội nào chơi trước. Bạn thứ nhất
trong đội phải sờ tay vào vật, con vật trong thùng chọn hát một câu trong bài hát
nói về đồ vật đó nhưng không được chứa từ chỉ tên đồ vật, con vật đó. Bạn còn
lại phải đoán tên đồ vật, con vật. Nếu bạn đoán đúng thì bỏ ra. Nếu đoán sai thì
nói « bỏ qua », hoặc hát một câu hát khác. Ví dụ : Nếu sờ phải con vịt thì trẻ hát
« xòe ra hai cái cánh ».
Trò chơi: Đàn chai
- Mục đích: trẻ khám phá và biết nhận xét âm thanh phát ra từ những cái
chai. Chai có lượng nước giống nhau thì phát ra âm thanh giống nhau và ngươc
lại
- Chuẩn bị: một số chai( ly, cốc) có lượng nước khác nhau, thanh gõ
- Cách chơi: Trẻ cho cùng một lượng nước vào các chai, dùng que gõ để
khám phá âm thanh phát ra từ các chai. Sau đó, cho thêm một ít nước vào một
chai bất kì và dùng thanh gõ để gõ lại. Trẻ so sánh âm thanh từ các chai. Khuyến
khích trẻ dùng ly thủy tinh, cốc … để thử nghiệm
Trò chơi: Tôi nghe tôi hát
- Mục đích: trẻ nhận ra chính giọng hát của mình qua ống nghe
- Chuẩn bị: các ống nhựa cong sao cho một đầu vừa miệng trẻ, một đầu
vừa tai trẻ, máy, đĩa nhạc.
25