Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các thời diểm sinh hoạt ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.48 KB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lời mở đầu:
Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối
với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc
sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối
với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui
tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi
dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của
mình.
Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn
nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm
hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho
việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường.
Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non vận dụng
một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm
tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn guitar,
organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các
hoạt động khác cuả trẻ ( giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài
tập theo nhóm, giờ tạo hình ). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung,
phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung
đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra,
giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp
các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để
tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.
Tôi là một giáo viên mầm non, phụ trách lớp 5-6 tuổi, rất tâm huyết với
nghề dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn
mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những
khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để
tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của
1
mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc,


có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh.
Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và
cảm xúc cho trẻ.
Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn
tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp.
Đưa hoạt động Âm nhạc đến với trẻ Mầm non có tác dụng và ý nghĩa rất
lớn trong việc hình thành những phẩm chất tốt đẹp, mở ra tầm nhìn mới cho trẻ
về hiện thực khách quan. Từ đó tạo điều kiện có tính chất tiền đề để giáo dục
toàn diện nhân cách trẻ góp phần vào việc phát triển giáo dục của toàn Đảng,
toàn dân hiện nay. Đó cũng là lý do tôi chọn và đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua các thời diểm sinh hoạt ngày.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn tôi thấy thực trạng của
vấn đề này như sau:
1. Những thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao của phòng GD cũng như sự quan tâm giúp đỡ của
các cấp, các nghành, nhà trường về cơ sở vật chất và bồi dưỡng về chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên. Đặc biệt được sự tín nhiệm của phụ huynh, có sự tin yêu
của trẻ. Là một giáo viên trẻ tôi luôn tâm huyết với nghề, yêu trẻ và hăng say
trong mọi công việc.
- Nhà trường có phòng âm nhạc và đàn piano và một số dụng cụ âm nhạc
khác.
- 100% số trẻ bán trú tại trường, các cháu cùng chung độ tuổi nên nhận
thức tương đối đồng đều và hầu hết tất cả trẻ rất thích hoạt động âm nhạc.
- Bản thân tôi được nhà trường tạo nhiều điều kiện để học tập nâng cao
trình độ về mọi mặt, được tham khảo tài liệu có liên quan đến đề tài từ sổ sách
chuyên môn, cũng như được trao đổi thảo luận các ý kiến của đồng nghiệp và
hiệu phó chuyên môn để hiểu sâu vấn đề.
2

- Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm, nhiệt tình, ủng hộ mua cho mỗi
lớp 1viđiô và 1đầu đĩa. Có ý thức trách nhiệm và phối hợp với nhà trường trong
công tác nuôi, dạy trẻ.
2. Những khó khăn:
- Cơ sở vật chất: Phòng âm nhạc còn thiếu nhiều đồ dùng, dụng cụ để
phục vụ âm nhạc. Ví dụ: Trang phục, mũ múa, dụng cụ gõ đệm chưa phong
phú, đàn guitar
- Lãnh đạo địa phương tạo điều kiện về kinh tế còn hạn chế, vài năm trở lại
đây chưa có sự đầu tư thêm về cơ sở vật chất cho trường.
- Qua thực tế giảng dạy hoạt động Âm nhạc những năm qua với những
phương pháp cũ rập khuôn cứng nhắc, gò ép đôi khi còn xem giờ âm nhạc chỉ
cần thuộc lời bài hát là đủ nên dẫn đến nhàm chán, không hứng thú, kết quả
chưa cao. Đứng trước những khó khăn trên, để biết được trẻ tiếp cận và nắm
được môn âm nhạc đến đâu tôi dùng phương pháp khảo sát trực tiếp trên trẻ,
phân loại học sinh. Nhằm tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với nhận thức,
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Bảng khảo sát lần 1 - Tổng số trẻ 30 cháu
Thời gian khảo sát: Tháng 9/2010
Nội dung khảo sát
Đạt Chưa đạt
Số trẻ % Số trẻ %
- Ca hát
Trẻ hát đúng, rõ lời, thuộc bài hát 20 67 10 33
Trẻ hát hay, thể hiện được tình
cảm qua giai điệu bài hát
7 23 23 77
-Vận động
theo nhạc
Trẻ biết sử dụng dụng cụ âm
nhạc và gõ đệm đúng nhịp, phách

4 13 26 87
Biết múa minh hoạ phù hợp với
nội dung bài hát theo hướng dẫn
của cô
8 27 22 73
3
- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc 5 17 25 83
- Trẻ hứng thú nghe hát hiểu nội dung và
hưởng ứng cùng cô
10 33 20 67
- Trẻ hứng thú, tích cực, sáng tạo khi tham gia
các hoạt động
7 23 23 77
Với lòng yêu nghề mến trẻ tận tuỵ với công việc mà chất lượng trên trẻ
chưa cao. Qua khảo sát số trẻ đạt còn rất thấp, như: Vận động theo nhạc; sự
hứng thú, tích cực, sáng tạo khi tham gia hoạt động âm nhạc; trò chơi âm
nhạc.Trẻ chưa tự tin khi đứng trước đông người để hát, chưa thể hiện được tình
cảm của mình qua giai điệu bài hát. Tôi thiết nghĩ nếu hoạt động âm nhạc chỉ ở
trên tiết học thì không đủ để trẻ cảm thụ tác phẩm âm nhạc một cách toàn diện.
Cũng chính bởi trẻ chưa được tham gia hát giao lưu cùng bạn bè nhiều và ở hoạt
động học trẻ tiếp thu những kiến thức cơ bản về âm nhạc, không được rèn rủa
nhiều.Nên tôi rất băn khoăn và trăn trở suy nghĩ làm thế nào để nâng cao hiệu
quả cho trẻ học môn âm nhạc đạt kết quả cao. Tôi đã mạnh dạn đưa âm nhạc
thông qua các thời điểm sinh hoạt ngày. Sau đây là một số giải pháp mà tôi đã
thực hiện trong thời gian qua.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện:
Căn cứ thực trạng của trẻ trên tôi đã lựa chọn các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các thời điểm sinh hoạt
ngày như sau:

1. Biện pháp 1: Giúp trẻ cảm thụ âm nhạc thông qua giờ đón trẻ :
Thời điểm đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường,
vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu
yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất
lớn. Biết rằng biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở hầu hết
4
các trường, huyện nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những ca khúc nào
cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ, đưa ra một số bài hát rất lôi cuốn trẻ.
Ví dụ : Ca khúc “Em đi Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên bởi vì bài hát có
nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca : “ Nắng vừa lên em đi Mẫu
giáo
mừng vui đón em vào trường ”
Rồi những bài “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, bài
“Trường chúng cháu là trường Mầm non”của Phạm Tuyên. Hoà với khung
cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát “Con chim hót
trên cành cây”. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc
thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc.
Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua
bài “Lời chào buổi sáng”của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố
mẹ
Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác
động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải
học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí
vui vẻ khi đến trường: “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan
Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn
chăm từng bữa ăn giấc ngủ : “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học”
của Nguyễn Ngọc Thiện.
2. Biện pháp 2: Dạy trẻ học tốt âm nhạc thông qua hoạt động học.
Hình thức này được tổ chức khi: Nội dung dạy các bài hát, nghe hát - nghe
nhạc, vận động theo nhạc là khó, mới đối với trẻ. Trẻ chưa cảm nhận được và

chưa biết thể hiện.
Ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi. Chính vì thế,
nên giáo dục các cháu cần tiến hành theo phương châm "Học mà chơi - chơi mà
học" theo chương trình giáo dục Mầm non mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc
cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ
yếu trong một hoạt động:
5
- Hoạt động: hát
Nội dung kết hợp: + Vận động theo nhạc (hoặc trò chơi âm nhạc)
+ Nghe nhạc – Nghe hát
- Hoạt động: Vận động theo nhạc
Nội dung kết hợp: + Nghe nhạc – Nghe hát
+ Trò chơi âm nhạc
- Hoạt động: Nghe nhạc – Nghe hát
Nội dung kết hợp: + Trò chơi âm nhạc
+ Vận động theo nhạc
- Hoạt động: Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề
Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát,
hát rõ lời, đúng nhạc.
Còn trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là
trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên
hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm.
Giờ âm nhạc là một tiết tổng hợp thì trọng tâm là biểu diễn văn nghệ theo
chủ đề. Cuối mỗi chủ đề, tôi luôn khuyến khích trẻ thể hiện lại những bài hát,
điệu múa, trò chơi, bài thơ, câu đố có liên quan đến chủ đề đã học, tôi cùng tham
với trẻ dưới hình thức biểu diễn văn nghệ. Giúp trẻ ôn lại những bài đã học, tự
tin mạnh dạn trước đông người. Dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống
động của đời sống xung quanh trẻ, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Để giúp trẻ
tham gia hoạt động này một cách hứng thú, tích cực tôi luôn tạo những yếu tố
bất ngờ như đóng vai các nhân vật, sử dụng một số trang phục, đạo cụ biểu diễn

đơn giản hoặc nhân dịp sinh nhật, ngày hội, ngày lễ để trẻ biểu diễn.
Đối với hoạt động âm nhạc trọng tâm là vận động theo nhạc thì cô hướng
dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn.
Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập
6
phối hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng. Tất cả những vận động
của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp
nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế
đẹp, duyên dáng.
Tạo cho trẻ hứng thú vào giờ học và giúp trẻ làm quen với hoạt động âm
nhạc được tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong phương
pháp dạy học: Bước vào giờ học cô có thể trò chuyện về chủ đề, xem một số
hình ảnh trên video mà cô đã chuẩn bị, tranh ảnh có chủ đề theo nội dung bài
dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò
bó trẻ. Mọi giờ học hoạt động làm quen âm nhạc đều có phần nghe hát và trò
chơi âm nhạc. Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận
thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so
sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những
đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải
mái, vận động chạy nhảy trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và rất hứng thú trong giờ
học.
Để có một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo phải hát
đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng
hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc bài hát, cô
giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để trẻ hát cùng cô cả bài. Cô phải chuẩn bị
nhạc cụ cho trẻ: Lớp tôi sử dụng phách tre, phách bằng vỏ gáo dừa, trống lắc
Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo, chưa có dụng cụ đồ chơi ngoài trời
chứ tôi rất thích cho trẻ hoạt động ngoài trời. Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ mà
còn dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc nhịp điệu. Trẻ vừa hát
vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc, trông trẻ thật hồn

nhiên dễ thương. Hầu hết các bài hát có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là
hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể, tư thế để biểu hiện lên tư tưởng, tình cảm
của một tác phẩm. Múa và âm nhạc quan hệ mật thiết và không tách rời nhau.
Một bài hát cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình
thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể
7
cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng
miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát nghe tôi chọn bài hát có nội dung
phù hợp toát lên nội dung chính của bài dạy hát.
Ví dụ: Dạy hát bài "Cô giáo miền xuôi" thì tôi chọn bài hát nghe: "Cô giáo
về bản " nhằm hướng trẻ vào nội dung bài học một cách dễ dàng và dễ giáo dục
cho trẻ. Trẻ được nghe những bản nhạc phù hợp, trẻ sẽ cảm nhận giai điệu, ý
nghĩa đời sống văn hoá vùng miền qua bài hát. Khi múa có thể mặc trang phục
theo yêu cầu của bài hát.
Để tăng phần hấp dẫn của giờ học cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc nhằm phát
triển năng khiếu, ôn luyện kiến thức kỹ năng cho trẻ về âm nhạc. Sự phản ứng
âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô hướng dẫn
cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi. Tôi cho số
đông trẻ được tham gia chơi, tôi nhận thấy một giờ hoạt động âm nhạc cần đảm
bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo lời ca, trẻ được nghe hát và được chơi
trò chơi âm nhạc. Trong một hoạt động học được tổ chức thực hiện như trẻ được
chơi với cô, được gần gũi trò chuyện với cô, không gò bó trẻ. Về đội hình không
cứng nhắc như trước đây, có thể cho trẻ thay đổi nhiều đội hình khác nhau: Hình
tròn, chữ u, tự do để trẻ được thoải mái hoạt động nhanh nhẹn. Trong giờ hoạt
động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, có nội dung phù
hợp và phù hợp với lứa tuổi có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm.
Trong hoạt động âm nhạc tôi luôn tuyên dương kịp thời những cháu hát
đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt
hơn. Tuyệt đối không chê trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ
thực hiện chưa đúng. Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục. Do đó nội dung

các bài dạy không chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là một
phương tiện giáo dục. Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong quá trình
học tập trẻ có hoạt động không? Có hứng thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì
sao trẻ không hoà đồng chùng bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với
bạn bè, dân dần tôi thấy trẻ rất thích học giáo dục âm nhạc.
8
3. Biện pháp 3: Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động chơi ở các góc:
Ở hoạt động chung tôi chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản cho trẻ về
âm nhạc, trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi
này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi
nơi và hoạt động ở góc. Tôi thấy giờ hoạt động góc trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh
dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm
của người lớn.
Ví dụ: Sau giờ hoạt động chung: Giáo dục âm nhạc.
Đề tài: “Làm chú bộ đội”. Phần hoạt động góc - ở góc phân vai cho trẻ
chơi trò chơi: Tập làm chú bộ đội. Trẻ chơi ở góc phân vai cùng nhau tập làm
chú bộ đội với bài hát “Làm chú bộ đội”, “Vai chú mang súng” hướng trẻ hát
những bài có nội dung phục vụ cho bài học và theo chủ đề, nhằm củng cố những
kiến thức đã học. Tôi thấy rằng trẻ rất thích chơi ở góc, thể hiện được công việc
ở mỗi góc. Giúp trẻ tìm hiểu về những công việc của người lớn, cứ như trẻ đang
chơi mà có học.
4. Biện pháp 4: Lồng ghép tích các hoạt động khác vào hoạt động với âm
nhạc.
* Làm quen chữ cái :
Đối với hoạt động LQCC yêu cầu trẻ nhận mặt chữ bằng nhiều biện pháp
khác nhau thì song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong giờ học
cũng góp phần giúp trẻ nhận biết thêm.
Ví dụ : ôn nhóm chữ cái o, ô,ơ ; a, ă, â qua bài hát “Tiếng chú gà trống gọi”
Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy nhưng khi
trẻ thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự giống và khác nhau

giữa các chữ cái đó.
* Làm quen văn học :
Đối với hoạt động LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện
thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp
9
của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt
Nam nối tiếp nhau.
Ví dụ: Thông qua việc dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau
khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” do Trần
Viết Bính phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong
bài thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất chú ý.
Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn
toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thứ cho trẻ trong
tiết học đó.
Ví dụ:
Trẻ đọc bài thơ “Bó hoa tặng cô” của Ngô Quân Miện
Sau khi đọc thơ kết hợp hát bài: “Mừng ngày 8/3”(Tân Huyền) giúp trẻ cảm thụ
và hiểu thêm nội dung bài thơ. Đồng thời thể hiện tình cảm của trẻ thông qua tiết
học đó.
Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn
Bác” của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp
nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý.
Ngoài ra còn chọn những bài hát có đề tài như bài thơ: “Chim chích
bông” của Nguyễn Viết Bính, “Mẹ và cô” của Trần Quốc Tuấn
Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn
đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó
chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay.
*Khám phá khoa học:
- Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm
quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò

chơi thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có
cảm xúc với các đối tượng.
Ví dụ: Tìm hiểu "Vật nuôi trong gia đình" tích hợp hát bài "Gà trống, mèo
con và cuốn con, ai cũng yêu chú mèo, con gà trống ". Qua đó còn hình thành
10
cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ biết ích lợi các con vật nuôi đối
với cuộc sống con người. Cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi .v.v
Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến
thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp
trẻ thoải mái ham thích học hơn.
* Tạo hình:
Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy
cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây
ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội
dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần
hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo
viên kết hợp đàm thoại.
Ví dụ: Vẽ hoa , nghe hát bài “Màu hoa”.
+ Trong bài hát các con vừa nghe những bông hoa đó có màu gì?
+ Ngoài những bông hoa đủ màu sắc đó thì bài hát còn có gì nữa ( nhiều
lá, nhiều cây )
Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá
trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo.
Một số hình thức hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non như: Hát,
nghe nhạc, vận động sáng tạo, trò chơi có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự
hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã
hội lành mạnh, làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ, hình thành phát triển tình
cảm thẩm mĩ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá, tìm
hiểu thế giới xung quanh. Do vậy, giáo viên mầm non cần trau dồi kiến thức, kĩ
năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp xung quanh hơn nữa, để vận dụng tổ chức tốt

các hình thức cho trẻ tập hát, nghe nhạc, vận động, chơi trò chơi đóng vai, đóng
kịch phù hợp, hiệu quả hơn với trẻ.
* Hoạt động chiều:
Có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý thích hoặc cho trẻ biểu
diễn văn nghệ theo chủ đề. Tôi luôn động viên, khuyến khích cả lớp cùng tham
11
gia. Đây kà cơ hội học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn.
Ngoài ra, tôi có thể hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi, làn điệu dân ca của
quê hương mình, chơi trò chơi dân gian mà trẻ thích.
5. Biện pháp 5: Dạy trẻ qua một số trò chơi phục vụ âm nhạc:
Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một
biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ
các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại
đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những
phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung
giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua
tai nghe âm nhạc.
Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm
làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.
a. Trò chơi: “Tai ai thính”
Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc
cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ.
- Chuẩn bị : một số nhạc cụ âm nhạc như sau
Đàn organ bằng đồ chơi điện tử, kèn nhựa, kèn bằng vỏ ốc, phách gõ bằng tre,
bằng vỏ nghêu, dàn gõ bằng tre, trống gõ bằng lon, bằng quả bầu khô
- Cách chơi : Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu
cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như:
+ Cô đàn organ và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn organ.
+ Cô thổi kèn bằng nhựa và cho trẻ biết đó là tiếng kèn bằng nhựa.

+ Cô gõ phách bằng tre và cho trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre
Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các loại nhạc
cụ cho trẻ vừa nghe, vừa xem và cô hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì? Khi trẻ đã quen, cô
cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ, sau đó cô đánh đàn, gõ, thổi các loại nhạc
cụ và hỏi xem trẻ nhận biết được âm thanh của loại nhạc cụ nào. Sau đó cho trẻ
12
chia làm 2 đội và thi đua, nếu đội nào đoán sai phải hát một bài theo yêu cầu của
đội đoán đúng. Nếu đoán đúng sẽ được khám phá, trải nghiệm với nhạc cụ đó.
b. Trò chơi: “Giai điệu thân quen”
Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai
điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh
nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát.
- Chuẩn bị: Băng nhạc có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được
học, casset
- Cách chơi: Cô mở băng casset cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung
chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu đúng
mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội
bạn.
Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu “ Cô giáo khen em chăm học, mừng vui đón em
vào trường ” thì trẻ phải nêu được đó là bài hát “Em đi mẫu giáo”
c. Trò chơi “nghe thấu hát tài” :
Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng
- Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã
thuộc.
- Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai
từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách
nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2
nói thầm vào tai cho bạn thứ 3 Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của
đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn
thì thắng cuộc.

Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “Cô và mẹ là hai cô
giáo”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn thứ 2 của đội mình Và
cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng lời của câu hát trên và
nhanh trước đội kia là thắng cuộc.
d. Trò chơi “Ghi nhớ dấu chân”
13
Trũ chi phỏt trin tai nghe, tr phn ng nhanh vi cỏc loi tit tu khỏc
nhau v ghi nh cú ch nh.
- Chun b: Phn mu, 5-6 vũng trũn, trng lc.
- Cỏch chi: Cụ cú t 5-6 vũng trũn, s tr mi ln tham gia chi tng ng
vi s vũng, cụ dựng phn mu v hỡnh bn chõn ca tr vo ú v ỏnh s
theo th t. Sau ú cho tr i theo ting gừ nhp nhng xung quanh vũng
trũn, khi tit tu gừ thay i, tr phi chy vo vũng cú du chõn ca mỡnh.
Nu tr no chy vo vũng m m du chõn ca mỡnh khụng va vi du
chõn ó v trong vũng l b pht nhy lũ cũ quanh lp mt vũng.
e. Trũ chi ễ ca bớ mt
Trũ chi giỳp tr c ụn luyn cỏc bi hỏt, to cho tr mnh dn lờn biu
din v mong mun c khỏm phỏ nhng bớ mt bờn trong nhng ụ ca.
C - Chun b: Cỏc loi dựng, chi phự hp theo tng ch im phớa
sau nhng ụ ca, thựng cỏc-tụng sn mu lm ụ ca v mt s ng tin
vng tng cho tr.
- Cỏch chi : Chia tr lm 2 i, 2 i trng lờn on tự tỡ tỡm ra i no
chi trc. Cú t 4-6 ụ ca c ỏnh du theo th t t 1 n 6, i no
chi trc s chn bt k mt ụ ca, nu ụ ca c m ra, bờn trong ụ ca
cú dựng chi gỡ thỡ i ú phi hỏt mt bi núi v hỡnh nh ú.
A: M ụ ca s 3 cú con g trng thỡ hỏt mt bi hỏt núi v con g trng nh:
Con g trng hay Ting chỳ g trng gi
Nu m ụ ca no m hỏt c bi hỏt cú ni dung ỳng vi hỡnh nh trong ụ
ca ú thỡ i ú c tng mt ng tin vng. Tip tc i kia chn ụ ca.
Nu i no chn ụ ca m khụng hỏt c bi hỏt cú ni dung nh hỡnh nh

trong ụ ca thỡ quyn hỏt thuc v i bn.
6. Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh
Thờng xuyên tôi trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cha
mẹ có trẻ cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết vì
âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc từ yêu thích.
14
Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh su tầm băng đĩa nhạc hay, những
bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chơng trình để dạy trẻ hoặc ghi âm
giọng hát của trẻ vài đĩa và xây dựng th viện âm nhạc của lớp.
II/ Kt qu đạt đợc:
Từ những ngày đầu trẻ không ham thích khi đến với hoạt động Âm Nhạc sau
khi thực hiện các phơng pháp mới, đến nay mỗi khi đến giờ hoạt động Âm Nhạc
trẻ reo lên vui mừng. Trẻ hứng thú chơi giờ học sôi nổi, củng cố kiến thức và
hiểu sâu nội dung bài học. Trẻ thể hiện tích cực, chủ động, mạnh dạn, tự
tin Bản thân tôi vô cùng phấn khởi và tôi đã tiến hành khảo sát trẻ xem kết quả
cho trẻ hoạt động Âm Nhạc ra sao
Bng kho sỏt ln 2 - Tng s tr 30 chỏu
Thi gian kho sỏt: Thỏng 5/2011
Ni dung kho sỏt
t Cha t
S tr % S tr %
- Ca hỏt
Tr hỏt ỳng, rừ li, thuc bi hỏt 29 97 1 3
Tr hỏt hay, th hin c tỡnh
cm qua giai iu bi hỏt
26 87 4 13
-Vn ng
theo nhc
Tr bit s dng dng c õm
nhc v gừ m ỳng nhp, phỏch

26 87 4 13
Bit mỳa minh ho phự hp vi
ni dung bi hỏt theo hng dn
ca cụ
28 93 2 7
- Tr bit chi trũ chi õm nhc 30 100 0 0
- Tr hng thỳ nghe hỏt hiu ni dung v
hng ng cựng cụ
30 100 0 0
- Tr hng thỳ, tớch cc, sỏng to khi tham gia
hot ng õm nhc
28 93 2 7
15
Đánh giá cuối năm, tôi nhận thấy kết quả trên trẻ đã nâng cao hơn rất nhiều
so với khảo sát đầu năm học cụ thể:
- Ca hát: + Trẻ hát đúng, rõ lời, thuộc bài hát đạt 97% tăng so với đầu năm học
30%
+ Trẻ hát hay, thể hiện được tình cảm qua giai điệu bài hát đạt 87%
tăng so với đầu năm học 64%
- Vận động theo nhạc: + Trẻ biết sử dụng dụng cụ âm nhạc và gõ đệm đúng
nhịp, phách đạt 87% tăng so với đầu năm học 74%
+ Biết múa minh hoạ phù hợp với nội dung bài háttheo
hướng dẫn của cô đạt 93% tăng so với đầu năm học 66%
- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc đạt 100% tăng so với đầu năm học 83%
- Trẻ hứng thú nghe hát, hiểu nội dung và hưởng ứng cùng cô đạt 100% tăng
so với đầu năm học 67%
- Trẻ hứng thú, tích cực, sáng tạo khi tham gia hoạt động âm nhạc đạt 93%
tăng so với đầu năm học 70%
Kết quả cuối năm rất khả quan, tạo cho lớp tôi trở thành một lớp đạt yêu cầu
giáo dục toàn diện của trường Mầm non. 100% trẻ thực sự thích thú khi học

GDÂN, tích cực tham gia chơi, chơi thành thạo các các trò chơi tạo không khí
vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc. Từ đó hoạt động GDÂN đạt chất lượng rất
cao. Tôi mong rằng 100% số trẻ đến trường được cô giáo, người mẹ hiền thứ hai
của trẻ “trang bị cho trẻ những kiến thức tốt nhất để trẻ đến với hoạt động Âm
nhạc”.
Hoạt động âm nhạc sẽ trở thành chính nó thông qua thông qua trẻ của chúng
ta.
C. KẾT LUẬN:
Sau một năm nghiên cứu, áp dụng: “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các thời điểm sinh hoạt
ngày” cho trẻ ở lớp tôi phụ trách, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm
sau: . Âm thanh sống động có sức thu hút trẻ hơn lúc nào hết. Không những
trong giờ học âm nhạc mà còn có thể nhân rộng ở các môn học khác.
16
- Giáo viên thường xuyên tổ chức các buổi văn nghệ cho trẻ giao lưu
vào các ngày sinh nhật của các bạn trong lớp, ngày tết trung thu, ngày
20/11 Nhằm tạo cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi tiếp xúc với âm nhạc.
- Để có những trò chơi âm nhạc phong phú, đa dạng giáo viên cần tìm
tòi và tự sáng tạo ra các dụng cụ để phục vụ trò chơi âm nhạc.
- Phối kết hợp với phụ huynh cho trẻ nghe băng, đĩa ở nhà và sưu tầm
các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để tạo ra đồ dùng, dụng cụ âm nhạc.
- Giáo viên phải biết được rằng: Âm thanh sống động có sức thu hút trẻ
hơn lúc nào hết. Tạo được sự phấn khích, hào hứng tiếp thu bài học Không
những trong giờ học âm nhạc mà còn có thể nhân rộng ở các môn học khác.
- Bản thân giáo viên không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham
quan học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
Thông qua thực tiễn thực hiện các giải pháp nêu trên, việc đưa phương
tiện hiện đại vào giảng dạy để góp phần tạo ra môi trường sư phạm tốt, phát
huy vai trò độc lập của trẻ và đi đúng đường lối hiện đại hoá giáo dục.
Để hoạt động giáo dục âm nhạc đạt kết quả khả quan hơn trong thời

gian tới, tôi có một số đề xuất và kiến nghị sau:
* Đối với nhà trường:
- Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị
bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ âm nhạc như: Đàn organ,
dụng cụ gõ đệm, trang phục biểu diễn
* Đối với các cấp quản lý giáo dục:
Phòng GD cần tăng cường hơn nữa lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát,
vận động theo nhạc, tổ chức lớp dạy đàn, dạy múa
Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của tôi về một số biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các thời điểm
sinh hoạt ngày, xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng tham khảo, vận
dụng và sáng tạo thêm vào hoạt động giảng dạy.
17
HĐKHGD Trường MN Đông Tiến Đông Tiến, ngày 20 tháng 4 năm 2011
Xếp loại : Người viết
TMHĐKHGD
Hiệu trưởng

Lê Thị Tươi Chu Thị Hà
Së GD vµ §T Thanh Ho¸
Phßng GD vµ §T huyÖn §«ng s¬n
18
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lợng giáo dục
âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các thời điểm sinh
hoạt ngày.
Họ và tên: Chu Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trờng mầm non Đông Tiến

SKKN thuộc lĩnh vực: GD Âm nhạc
Tháng 4 năm 2011
19

×