Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Ảnh hưởng của tôn giáo trong nền văn minh ấn độ cổ trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.46 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một trong những quốc gia tiêu biểu trong các quốc gia cổ đại
phương Đông và là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Từ khoảng 2500 năm
trước công nguyên, cư dân bản địa Đravia đã thiết lập nên nền văn minh Harappa
cực thịnh. Đến giữa thiên niên kỷ II TCN, nhóm dân du mục Arian thuộc đại
chủng Ơrôpôít đến chiếm ngự và làm chủ miền Bắc Ấn Độ, đuổi người Đravia
xuống phía Nam. Người Arian tiếp thu văn hóa, kỹ thuật canh tác của người
Đravia, chuyển từ đời sống chăn nuôi du mục sang nông nghiệp định cư. Từ đó
trang sử các tôn giáo Ấn Độ bắt đầu từ sự phân hóa giàu nghèo khi kinh tế của
người Arian phát triển.
Vào khoảng cuối thế kỷ II TCN, chế độ thị tộc Arian tan rã, nhà nước ra đời
bằng việc xuất hiện nhiều vương quốc nhỏ ở miền Bắc Ấn Độ. Đứng đầu mỗi tiểu
quốc là Raja. Qua từng thời kỳ từ Cổ đến Trung Đại, xã hội Ấn Độ xảy ra nhiều
cuộc chia cắt, hỗn loạn và bị xâm chiếm bởi các đế quốc và tộc người cả bên trong
và bên ngoài như Ba tư, Maxedonia, Asoca, Hacsa… Tuy nhiên, xuyên suốt qua
các thời kỳ, việc phân biệt giai cấp của Ấn Độ vẫn có những đặc điểm chung nhất
định
Lịch sử cổ thời của tôn giáo tại Ấn Độ là chuỗi thời gian của phân biệt giai
cấp xã hội cực kỳ khắc nghiệt. Đứng đầu trong đẳng cấp xã hội là giới tăng lữ Bà
1


La Môn với quyền hạn tuyệt đối về tư tưởng, tôn giáo, lễ nghi và luật lệ. Kế tiếp là
đẳng cấp Sát Đế Lợi với vai trò cai trị xã hội qua lãnh vực chính trị và quân sự.
Đẳng cấp thứ ba là Thương Nhân chi phối xã hội trong lãnh vực kinh tế. Sau cùng
và thấp nhất là đẳng cấp Thủ Đà La bị thống trị bởi 3 giai cấp trên.
Ấn Độ là nơi phát sinh ra nhiều tôn giáo. Tôn giáo đóng vai trò rất lớn trong
đời sống của người dân Ấn Độ, nó có ảnh hưởng và đóng góp rộng khắp không chỉ
riêng Ấn Độ mà cho cả nhân loại về sau này. Ấn Độ là nơi khai sinh ra 5 tôn giáo


lớn, đó là đạo Bàlamôn, Ấn Độ Giáo (Hinduism), Đạo Giaina (Jainism), Phật Giáo
(Buddhism) và Đạo Sikh (Sikhism).

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn còn tồn tại và gây ảnh hưởng tới cuộc
sống cho tới nay. Những tôn giáo được hình thành ở đây là đạo Bàlamôn, đạo
Giaina, đạo Phật, đạo Hindu và đạo Xích. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái quát về
từng tôn giáo.
1. Đạo Bàlamôn.
Tôn giáo được cho là cổ nhất ở Ấn Độ là của người Arian. Giai đoạn đầu
của thời Vêđa, tôn giáo của họ còn rất nguyên thủy, bởi họ cho rằng mọi vật trên
thế gian này đều có linh hồn, vì vậy họ sùng bái rất nhiều thứ, từ thần đá, thần cây,
thần gấu, thần cọp, thần sông, thần núi, thần tinh tú, thần rắn, thần cây, bò mộng
thần là Naga, Hanuman là thần Khỉ. Khi xã hội được bị phân chia giai cấp, sự bất
bình đẳng giữa các giai cấp xuất hiện kéo theo sự thay đổi của quan niệm tôn giáo
thời đó. Vào khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, đạo Bàlamôn ra đời, là sự hòa
quyện giữa những điểm chung của các tôn giáo cũ.
Đạo Bàlamôn là một tôn giáo đa thần trong đó cao nhất là thần Brama. Đó là
vị thần sáng tạo thế giới. Tuy vậy, có nơi cho thần Siva, vị thần phá hoại là thần
cao nhất; có nơi lại cho thần Visnu, thần bảo vệ, thần ánh sáng, thần bốn mùa, thần
2


làm cho nước sông Hằng dâng lên và làm cho mưa tưới cho ruộng đồng tươi tốt là
vị thần cao nhất. Do vậy, đến những thế kỷ đầu công nguyên, đạo Bàlamôn chia
thành hai phái là phái thờ thần Siva và phái thờ thần Visnu. Để thống nhất các
phái đó, đạo Bàlamôn nêu ra quan niệm thần sáng tạo Brama, thần phá hoại Siva
và thần bảo vệ Visnu tuy là ba nhưng vốn là một.
Theo giáo trình Lịch sử văn minh thế giới – GV Nguyễn Văn Ánh: “Giáo lý
đạo Bàlamôn đề cao vị thần Brama (Phạm Thiên), coi Brama là thực thể tối cao

của thế giới, là chúa tể của mọi vật và cho rằng chỉ có Brama là tồn tại thực sự, còn
tất cả những hiện tượng khác trên thế giới đều là hư ảo. Linh hồn con người
(Atman) là một bộ phận của Brama, vì vậy con người tuy có sống chết nhưng linh
hồn thì tồn tại mãi mãi.” Từ quan niệm vạn vật hữu linh của người Arian trước đó,
đạo Bàlamôn đã phát triển thành “Nghiệp giáo luân hồi”.
Đạo Bàlamôn đã đặt ra một thứ quy phạm về mặt hành vi gọi là “pháp” và buộc
các đẳng cấp khác trong xã hội phải nghe theo. Khi đó, xã hội Ấn Độ được chia
làm 4 giai cấp:
• Braman (Bàlamôn) là đẳng cấp của những người làm nghề tôn giáo.
• Ksatơrya là đẳng cấp của các chiến sĩ.
• Vaisya là đẳng cấp của những người bình dân làm các nghề như chăn nuôi,
làm ruộng, buôn bán, một số nghề thủ công.
• Suđra là đẳng cấp của những người cùng khổ, vốn là con cháu của các bộ
lạc bại trận, không có tư liệu sản xuất.
Đạo Bà la môn không có đền miếu và tượng thần, không tổ chức giáo hội và
không có đại hội tôn giáo. Kinh Vê đa là tác phẩm văn học được sửa từ kinh thánh
của đạo Bà la môn và được gọi là Thiên Khải. Đạo Bà la môn được phát triển rộng
rãi trong thời kỳ Vê đa nhưng sau đó trở nên suy yếu.
2. Đạo Giaina.
Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo Giaina (Giainơ) là một người xuất
thân từ đẳng cấp quý tộc ở Kasachia thuộc tỉnh Biha ngày nay. Sau khi đắc đạo,
3


ông được các tín đồ gọi là Mahavira Vácđamana nghĩa là "Đại anh hùng". Về niên
đại có thuyết nói ông sinh năm 599 và chết năm 527 TCN, có thuyết nói ông sinh
năm 549 và chết năm 477 TCN.
Năm Mahavira 30 tuổi, cha mẹ ông vì lòng tin tôn giáo đã nhịn ăn tự tử.
Buồn rầu vì việc đó, ông từ bỏ gia đình và từ bỏ mọi tiện nghi kể cả quần áo, đi
lang thang tu hành khổ hạnh ở miền Tây Bengan. Sau 13 năm, ông được các tín đồ

của mình tôn là "Gina" nghĩa là khắc phục ham muốn và gọi tôn giáo do ông sáng
lập là đạo Giaina.
Đạo Giaina chủ trương không thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ không
phải do một đấng hóa công nào sáng tạo ra mà là do các linh hồn cấu thành, nhưng
lại thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại. Đồng thời họ cũng cho rằng vạn vật
đều có linh hồn và cũng tán thành thuyết luân hồi. Khi con người chết đi, linh hồn
sẽ luân chuyển đến nơi nào đó do “nghiệp quả” của con người quyết định, vì vậy,
giáo lý cơ bản của đạo Giaina cũng là Nghiệp báo luân hồi.
Đặc điểm lớn nhất của đạo Giaina chính là chủ nghĩa khổ hạnh. Tín đồ của
tôn giáo này phải thực hành phương pháp khổ hạnh hết sực khắt khe như: để giữ
đúng luật không sát sinh, họ kiêng cày ruộng để khỏi làm chết các sinh vật trong
đất; kiêng ăn mật để khỏi làm hại đến đời sống của ong; kiêng lọc nước để khỏi
làm chết các sinh vật nhỏ trong nước; mỗi lần bước chân đi đều phải quét sạch mặt
đất phía trước để khỏi dẫm chết các sinh vật nhỏ ở trên đường. Hay họ chỉ ăn một
ngày một lần hoặc có khi bảy ngày mới ăm một lần, họ ăn quả rụng, cỏ, nước cơm,
rễ cây, hạt vừng hay thậm chí cả phân hươu, phân bò.
Giới luật của đạo Giaina cũng gồm có 5 điều chủ yếu:
- Không được giết bất cứ một sinh vật nào.
- Không nói dối.
- Không lấy bất cứ vật gì của kẻ khác nếu không phải là tặng phẩm.
- Không dâm dục.
4


- Không được tích luỹ của cải quá nhiều. Phải sống khổ hạnh, từ chối mọi thú vui
của xã hội.
Đạo Giaina cho rằng, chỉ có thực sự khổ hạnh mới có thể tiêu trừ hết tội và
trừ nghiệp cho linh hồn được.
Do quan niệm của đạo Giaina về thế giới và nhân sinh như vậy nên đạo
Giaina chống lại uy quyền của kinh Vêđa, cho rằng lời trong kinh Vêđa không phải

là lời dạy của Thượng đế vì đơn giản là không có Thượng đế. Đạo Giaina cũng
chống đạo Bàlamôn và những hình thức cúng bái phiền phức của nó, đồng thời
cũng chống chế độ đẳng cấp. Vì vậy, trong suốt chiều dài lịch sử tồn tạ, đạo Giaina
luôn bị đạo Bàlamôn và đạo Hindu bức hại.
Đến khoảng thế kỷ I sau CN, đạo Giaina chia thành hai phái: phái Bạch Y là
phái áo trắng và phái Lõa Thể là phái áo trời tức là khỏa thân. Về sau tín đồ phái
Lõa Thể cũng mặc quần áo bình thường, chỉ có các đạo sĩ của họ thì hoàn toàn
không mặc quần áo kể cả khi ra ngoài đường.
Đền thờ của đạo Giaina mang tính chất quần thể, thường gồm nhiều ngôi
đền giống nhau. Trong đền có rất nhiều cột, có đền có đến trên 1000 cột. Đặc biệt
những cột ấy đều làm bằng đá cẩm thạch trắng và được chạm khắc rất đẹp và mỗi
cột có một vẻ khác nhau.
Do đạo Giaina là một tôn giáo khắt khe và có phần kỳ quặc nên truyền bá
không được rộng rãi. Tuy vậy đạo Jain vẫn tồn tại ở Ấn Độ trong suốt chiều dài
lịch sử và ngày nay số tín đồ chiếm khoảng 0,7% dân số Ấn Độ, tập trung chủ yếu
ở miền Tây và Tây nam đất nước này.
3. Đạo Phật
Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nêpan) vào cuối
thế kỷ VI trước Công nguyên. Khi ấy trong xã hội tình trạng phân chia đẳng cấp
rất khắc nghiệt làm cho đại đa số những người dân lao động trở nên nghèo khổ. Sự
ra đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo, chống
5


lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn, tìm con đường giải thoát con người
khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ.
Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Phật là thái tử Sítđácta Gôtama
hay còn gọi là Sakya Muni, sinh năm 563 TCN, con trai của đức vua Sútđôđana,
mẹ là hoàng hậu Maya. Ông sinh ra và được bao bọc và nuôi dạy rất tốt từ cha mẹ,
vì vậy, ông là một thái tử văn võ song toàn. Một vài lần tận mắt chứng kiến những

cảnh nghèo đói, khổ hạnh của dân chúng, từ đó ông biết, cuộc sống không chỉ là
vui sướng và bền vững mà hết thảy đều vô thường và ông luôn suy nghĩ cách để
cứu độ chúng sinh.
Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ cuộc đời vương giả của một thái tử để đi
tu, tìm đường diệt khổ cho chúng sinh. Sau 6 năm, ông đã “ngộ đạo” và trở thành
Thích Ca Mâu Ni (35 tuổi). Khi ấy ông lấy hiệu là Buddha có nghĩa là “người giác
ngộ” (Trung quốc dịch là Phật). Người ta gọi ông là Sakya-muni (Trung quốc dịch
là Thích Ca Mâu Ni - nhà hiền triết xứ Sakya). Từ đó, ông đi khắp nơi trong nước
để truyền bá học thuyết của mình, về sau được gọi là đạo Phật.
Nội dung cơ bản của triết lý đạo Phật:
Về thế giới quan:
Đạo Phật đề ra thuyết “thập nhị nhân duyên”, cho rằng vũ trụ , sự vật sinh ra
là do nhân duyên hòa hợp, sự vật diệt vong là do nhân duyên tan rã, do đó sự vật
không có thực thể mà chỉ có một cách giả tạm, hư giả. Đó chính là nguyên nhân
gây ra mọi nỗi khổ đau. Nhân duyên được phân ra thành nhân (nguyên nhân) –
duyên (hậu quả, kết quả) có quan hệ mật thiết với nhau. Cái này là tiền đề của cái
kia và ngược lại.
Từ quan niệm sự vật trong vũ trụ là do nhân duyên tạo thành, đạo Phật chủ
trương Vô tạo giả: Đạo Phật cho rằng thể giới do các loại vật chất tạo thành. Mọi
sự vật trong vũ trị gọi là “vạn pháp” không do bất kỳ một thần linh nào tạo ra bằng
những phép màu mà là do những phần tử vật chất nhỏ bé nhất tạo nên. Những vật
6


chất nhỏ bé đó được gọi là “bản thể” hay ‘thực tướng”. Đây được xem như là nội
dung cơ bản nhất và khác tất cả các tôn giáo khác.
Đạo Phật còn đề ra thuyết Vô thường và Vô ngã: Vô thường là sự vật luôn
biến chuyển không ngừng, vì thế không có gì là thường trụ, bất biến. Vô ngã đó là
không có cái “ta”. Tất cả sự vật, hiện tượng cũng như chính bản thân ta là không
có thực. Thế giới (nhất là thế giới hữu hình - con người) là do sự hợp lại của các

yếu tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh ). Đó là 5 yếu tố (ngũ uẩn): Sắc (vật chất ),
Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng ), Hành (Tư duy nói chung ), Thức (ý thức ).
Thuyết Vô thường và Vô ngã là hai thuyết quan trọng của đạo Phật, dựa trên
hai thuyết này, đạo Phật đã xây dựng một phương thức sống, công lý sống lý tưởng
cho người theo đạo Phật.
Về nhân sinh quan:
Trọng tâm của đạo Phật là học thuyết Tứ Diệu Đế: Khổ đế; Tập đế; Diệt đế
và Đạo đế, là chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ.
Khổ đế là chân lý về các nỗi khổ.
Tập đế là chân lý về nguyên nhân của các nỗi khổ.
Diệt đế là chân lý về sự chấm dứt các nỗi khổ.
Đạo đế là chân lý về con đường diệt khổ Con đường đó gọi là "bát chính đạo" (8
con đường đúng đắn), gồm: Chính kiến; Chính tư duy; Chính ngữ; Chính nghiệp;
Chính mệnh; Chính tịnh tiến; Chính niệm; Chính định. Chung qui "bát chính đạo"
là suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn.
Về giới luật, tín đồ Phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 thứ (ngũ giới): Không sát sinh;
Không trộm cắp; Không tà dâm; Không nói dối; Không uống rượu.

Quan niệm về triết lý và giới luật của đạo Phật chống lại đạo Bàlamôn,
chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội. Chính vì lẽ đó mà những tư tưởng cơ bản
của triết lý Phật giáo mang nhiều yếu tố duy vật sơ khai tiến bộ gắn bó với cuộc
sống của con người. Từ quan niệm trên, đạo Phật không thừa nhận xã hội có đẳng
7


cấp. Đức phật nói rằng “không thể có đẳng cấp trong những dòng máu
cùng đỏ như nhau. Không thể có đẳng cấp trong những giọt nước mắt cùng
mặn như nhau”.
Đạo Phật ngay khi ra đời đã được đông đảo dân chúng đón nhận và nhanh
chóng lan đi khắp miền Bắc Ấn Độ, trung tâm truyền bá Phật Giáo thời kỳ đầu là

vương quốc Magada thuộc lưu vực sông Hằng. Đạo Phật từ thời hoàng đế Asoca
đã được đề cao và nâng đỡ, kéo dài đến thời Hácsa. Tuy nhiên, Phật Giáo khi đó
không còn thuần nhất và bị chia làm hai phái Đại thừa và Tiểu thừa, khác nhau về
cả phương pháp lý luận và thực tiễn tu hành. Phật pháp Tiểu thừa thờ một mình
đức Phật tổ Thích Ca, Phật pháp Đại Thừa thờ cả Phật A di đà, Phật Di lặc, Phật
Quan Thế Âm, đức Ngọc Hoàng và cả chư thánh, thần bản xứ.
Dưới triều vua Kanisca tôn thờ phật giáo Đại thừa. Ông cũng nhận thấy
nhiều điểm bất đồng trong khi nghe thuyết pháp nên đã triệu họp đại hội Phật giáo
lần thứ tư để các nhà Phật học thảo luận và định những tín điều cho Phật giáo đại
thừa. Sau Đại hội, ba bộ Tam Tạng Kinh bao gồm Kinh, Luật, Luận đã được hoàn
thành.
Phật giáo suy yếu từ nửa sau thế kỷ VII nguyên nhân là do sự suy đồi đạo
đức của các sư khi được nhà vua nâng đỡ. Từ đó đến nay, đạo Phật không còn lấy
lại được vị trí đỉnh cao như thời bấy giờ, nhưng cũng đã truyền bá rộng rãi và trở
thành tôn giáo thế giới.
4. Đạo Hindu.
Đạo Bàlamôn là quốc giáo của nước Ấn Độ. Nhưng khi Phật giáo của Đức
Phật Thích Ca truyền bá thì ảnh hưởng của Đạo Bàlamôn thu hẹp dần. Qua nhiều
lần cải cách để phù hợp phần nào trào lưu tiến hóa của dân chúng, đến thế kỷ thứ
nhất sau Tây lịch, Đạo Bàlamôn biến thành Ấn Độ giáo (nói tắt là Ấn giáo) và còn
được gọi là đạo Hindu. Đạo Hindu là một tôn giáo không có người sáng lập và
không có kinh điển thống nhất nên tín ngưỡng bao gồm 1 phần cơ bản của đạo
8


Bàlamôn, phần khác là những nghi thức, thần linh, huyện thoại, dị đoan do các tu
sĩ Bàlamôn gom góp, hầu hết trái ngược với tinh thần trong kinh Vêđa.
Đạo Hindu thờ rất nhiều thần, nhưng có ba vị thần được sùng bái nhất là:
Thần Sáng tạo Brama, thần Bảo tông Visnu và thần Hủy diệt Siva. Sở dĩ như vậy
bởi người Ấn Độ cho rằng đời sống cũng như vũ trụ đều trải qua ba giai đoạn:

Sinh – Trưởng – Diệt. Ba vị thần họ sùng bái nhất là tượng trưng cho 3 điều đó.
Thần Brama được thể hiện bằng một hình tượng có 4 đầu để chứng tỏ thần có
thể nhìn thấu mọi nơi. Bốn tập kinh Vêđa chính là được phát minh ra từ 4 cái miệng
của thần Brama.
Thần Siva được thể hiện thành hình tượng có mắt thứ ba ở trên trán, luôn luôn
cầm một cái đinh ba Siva thường cưỡi bò hoặc ngồi trên tấm da hổ, có những con rắn
hổ mang quấn quanh cổ. Thần Siva là thần phá hoại những thứ mà thần Brama sáng
tạo ra, nhưng Siva cũng có mặt sáng tạo. Sự sáng tạo ấy được thể hiện qua hình tượng
linga - yoni mà nhân dân Ấn Độ sùng bái.
Thần Visnu được quan niệm là đã giáng trần 9 lần. Trong sáu lần đầu, thần xuất
hiện dưới dạng các động vật như cá, lợn rừng... Đến lần thứ 7, thần Visnu chính là
Rama, nhân vật chính trong sử thi Ramayana. Lần thứ 8, thần Visnu giáng thế thành
thần Krisna. Thần Krisna thường bênh vực kẻ nghèo, chữa bệnh cho người mù, người
điếc và làm cho người chết sống lại. Lần thứ 9, thần Visnu biến thành Phật Thích ca.

Đạo Hinđu cũng chia thành hai phái là phái thờ thần Visnu và phái thờ thần
Siva. Tuy nhiên hai phái đó vẫn đoàn kết với nhau và có khi cùng cúng tế trong
một ngôi đền.
Đạo Hinđu cũng chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng con người sau khi chết,
linh hồn sẽ đầu thai nhiều lần. Mỗi lần đầu thai như vậy con người sẽ sung sướng
hơn hay khổ cực hơn kiếp trước là tuỳ thuộc vào những việc làm của kiếp trước
tức là quả báo (Karma).
Kinh thánh của đạo Hinđu, ngoài các tập Vêđa và Upanisát còn có
Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana và Purana.
9


5. Đạo Xích (Sikh)
Đạo Xích ra đời là sự dung hòa giữa đạo Hồi và Hindu, bắt nguồn từ tư
tưởng và chue trương của phái Suphi trong Đạo Hồi và phái Cuồng tín trong đạo

Hindu. Chữ "Sikh" vốn bắt đầu từ chữ Sishya nghĩa là "đệ tử". Người sáng lập đạo
Xích là Nanac Đép (Nanak Dev, 1469 - 1538). Ông vốn là một tín đồ của Hindu
giáo, nhưng nghiên cứu về chủ nghĩa thần bí của phái Suphi và không thỏa mãn
với tín ngưỡng truyền thống của đạo Hindu.
Đạo Xích chỉ tin vào một vị thần tối cao duy nhất được gọi là “Chân lý vĩnh
hằng”, chống việc thờ các tượng thần. Họ phản đối sự cuồng tín của đạo Hinđu và
đạo Hồi, không hành hương đến các con sông như đạo Hinđu.
Đạo Xích cũng đề cao nghiệp báo luân hồi và cho rằng muôn loài chúng
sinh đều theo quy luật nghiệp báo mà luân hồi trong vô số kiếp. Kinh thánh của
đạo Xích là Gran Sahep bao gồm tác phẩm của 10 giáo sĩ đạo Xích cùng với kinh
của đạo Hinđu và kinh của đạo Hồi. Ngôi đền thờ lớn nhất của đạo Xích là đền
vàng ở bang Punjap.
Về phong tục, đạo Xích quy định các tín đồ phải để tóc dài có cài lược, đeo
vòng tay bằng sắt, nam giới phải quấn khăn trên đầu, mặc quần gắn, áo dài mà
luôn mang theo dao, kiếm.
Về mặt xã hội, đạo Xích chống chế độ đẳng cấp, thực hiện sự khoan dung và
yêu mến mọi người, coi trọng sự mến khách, sẵn sàng giúp đỡ những người đến
nương náu trong đền thờ của họ.
CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO TỚI NỀN VĂN MINH ẤN
ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI
Tôn giáo ở Ấn Độ có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa và đời sống của Ấn Độ.
Xuyên suốt tiến trình lịch sử tử Cổ - Trung đại đến nay, mức ảnh hưởng của tôn
giáo vẫn còn tồn tại. Sự hòa hợp giữa các tôn giáo tạo nên những thành tựu vĩ đại,
thay đổi cả nhân loại.
10


1. Ảnh hưởng của tôn giáo đến chữ viết.
Chữ viết của người Ấn Độ xuất hiện từ thời Harappa – Môhenjô Đarô của
nền văn minh sông Ấn. Năm 1921, các nhà khoa học đã phát hiện ra các di chỉ

khảo cổ của thời đại này với hơn 3000 con dấu bằng đồng và đất sét khắc chữ đồ
họa. Người Ấn Độ cổ đại luôn tưởng tượng ra một vị thần khi nghĩ về các hiện
tượng tự nhiên. Họ có những quan niệm rất phức tạp về thần linh với những hình
ảnh cụ thể. Thế kỷ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami (các văn bia của Asoca
đều viết bằng loại chữ này). Trên cơ sở chữ Brami, người Ấn đặt ra chữ
Đêvanagari có cách viết đơn giản thuận tiện hơn - đó là thứ chữ mới để viết tiếng
Săngxcrít. Và dân chúng đã sử dụng loại chữ Đêvanagari này, vốn không cầu kỳ,
phức tạp như chữ Kharôthi và Brathmi. Về sau, chữ Kharôthi và Brathmi lần lượt
cũng trở thành tử ngữ. Thế kỷ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Săngxcrít ( chữ
Phạn ), đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này. Chữ
Phạn là chữ viết rất quan trọng của nền văn minh sông Ấn, nó lưu giữ toàn bộ các
bộ kinh Vêđa, bộ luật Manu, bộ kinh Upanisad… kể cả 2 tác phẩm văn học rất nổi
tiếng của Ấn, được coi là 2 viên ngọc sáng nhất của văn học phương Đông:
Trường ca Ramajana (phổ biến) và Mahabrahata.
Đạo Phật ra đời đã sử dụng chữ Pali để ghi lại kinh kệ, đến khi đạo Phật mất
dần vị trí ở Ấn Độ, Trung Quốc đã dịch toàn bộ kinh Phật sang chữ Hán. Chữ Pali
về sau cũng thành tử ngữ, đến nay nó chủ yếu được dùng trong các chùa.
2. Ảnh hưởng của tôn giáo tới Văn học.
Văn học của Ấn Độ được thể hiện chủ yếu qua các bộ kinh của tôn giáo và
qua sử thi. Những tác phẩm văn học đầu tiên của Ấn Độ được viết bằng chữ
Săngxcrít, về sau, ngoài chữ viết Săngxcrít ra, các nhà thơ, nhà văn và kịch gia Ấn
Độ còn sáng tác các tác phẩm bằng những loại ngôn ngữ khác, kể cả tiếng địa
phương.
2.1.Các kinh của tôn giáo
Tập trung trong kinh Vêđa (Bàlamôn) và Tam tạng kinh điển (Phật giáo).
11


Kinh Vêđa: được cho là thánh thư của người Arian, gồm bốn tập: Rich
Vêđa, Sama Vêđa, Atácva Vêđa và Yagiua Vêđa. Ban đầu kinh Vêđa là những tác

phẩm vô danh được truyền miệng của cư dân Arian, bao gồm những bài thơ, ca
dao … được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Về sau, các tăng lữ đã cải biên thành
những bài thánh ca, kinh cầu nguyện, nghi lễ, ma thuật và ghi thành tác phẩm nên
được gọi là kinh Vêđa.
+ Rich Vêđa: gồm 1028 bài thánh ca, ca tụng thần thánh, phản ánh phong
tục, tập quán, đời sống chính trị và kinh tế - xã hội của người Arian thời mới xâm
nhập vào Ấn Độ.
+ Sama Vêđa: Là những bài kinh ca trong khi hành lễ, là một cuốn sách
xướng kinh được rút từ những đoạn trong Rich Vêđa.
+ Yagia Vêđa: Những bài hát, công thức tế lễ bằng văn xuôi, dạy về hành lễ,
cũng bái theo trình tự, đẳng cấp của các thần linh, cách bày đồ thờ và dâng lễ.
+ Atácva Vêđa: Những công thức mang tính ma thuật, phù thủy hay cách
đọc thần chú trong các dịp cầu nguyện.
Ngoài bốn tập Vêđa, còn có ba bộ sách dùng để giải thích và bàn rộng hơn
là bộ Bramana (Phạn Thư), Aranyaca (Sâm lâm thư), bộ Upanisat (Áo nghĩa thư).
Tam tạng kinh điển: gồm có ba phần:
+ Kinh tạng: Ghi chép lại những lời dạy của Đức Phật sau khi Phật qua đời.
+ Luật tạng: quy định các giới luật của Phật giáo.
+ Luận tạng: Làm rõ thêm những điều chưa rõ trong Kinh và Luật. Ashoka khuyến
khích các nhà sư xuôi theo sông Hằng ra vịnh Bengal đi truyền đạo đến Mianmar,
Malai, Indo, Srilanka (tiểu thừa). Đại thừa vượt Tây tạng truyền sang Trung Quốc
(Nam tông: nguyên thủy, Bắc tông: phát triển thêm với một số cải cách). Nội dung
này sẽ được đề cập thêm trong thành tựu về tôn giáo).
2.2.Sử thi.
12


Trong kho tàng văn học Ấn Độ, hai bộ sử thi Mahabarata và Ramayana
được coi là hai viên ngọc quý không những của chỉ riêng Ấn Độ mà còn là của Thế
giới.

Mahabarata là bộ sử thi cổ nhất và đồ sộ nhất thế giới, bao gồm 11 vạn câu
thơ đôi, được ghi chép bằng thổ ngữ. Chỉ đến đầu CN, bộ sử thi vĩ đại này mới
được dịch ra tiếng Săngxcrít. Mahabarata được sáng tác từ thế kỷ V TCN, về sau
được nhiều người chỉnh biên, bổ sung liên tiếp và được hoàn thành vào thế kỷ V.
Được xem như cuốn Đại bách khoa toàn thư về nền văn hóa truyền thống, về các
truyền thuyết và các thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa; là tấm gương
phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ truyền thống "cái gì không thấy
được ở trong Mahabarata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ". Nội dung
chính: đề cập đến những mâu thuẫn diễn ra giữa hai dòng họ Kaurava và Panđava vốn là dòng dõi của vua Bharata (Mahabarata - Bharata vĩ đại) ở vùng đất phía Tây
Bắc Ấn Độ về vấn đề ruộng đất. Với ngôn ngữ giản dị và mang tính đại chúng,
Mahabarata phản ánh thái độ căm phẫn đối với sự gian tà, cường bạo, đồng tình
với sự lương thiện công bằng. Mahabarata chứa đựng những sự kiện lịch sử, thần
thoại, truyền thuyết, pháp luật, phong tục, tập quán, các xu hướng tín ngưỡng cùng
quan niệm triết lý của người Ấn Độ.
Ramayana ngắn hơn Mahabarata nhưng nội dung hay hơn, súc tích hơn và
là bộ sử thi được người Ấn Độ yêu thích nhất. Bộ sử thi kể về những chiến công
của hoàng tử Rama, bao gồm 24000 câu đối, tuy không đồ sộ và phong phú nhưng
lại có sự phổ biến và ảnh hưởng hơn hẳn. Tác giả của Ramayana là Vanmiki, được
người Ấn cho là nhà thơ đầu tiên của đất nước này. Trong sử thi Ramayana có sự
xuất hiện của các con vật thiêng, như: Chim thần, rắn thần Naga, bò thần, khỉ thần
Hanuman… Nội dung xoay quanh chuyện tình của hoàng tử Rama và Sita, ca ngợi
sự dũng cảm, nghị lực, sức mạnh của con người trước thử thách; ca ngợi lòng
chung thủy, sự hi sinh của người phụ nữ; sự nghi ngờ, ghen tuông và sự hối hận…
Đến thời Gúpta, tiếng Săngxcrít được đề cao, văn học cũng đạt cực thịnh.
Hai bản sử thi này được viết hoàn chỉnh và ghi chép thành sách vở hầu hết các câu
13


chuyện ngụ ngôn, đồng thoại mà nổi tiếng nhất là truyện cổ Panchatantra và tập
Lời chúc mừng.

Hai bộ sử thi này không chỉ là tác phẩm văn học mà còn là nguồn sử liệu để
nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ cổ đại, đồng thời là kho đề tài trong sáng tác văn học,
nghệ thuật Ấn Độ cổ đại. Mahabarata và Ramayana được phổ biến rộng ở Ấn Độ,
là nguồn cảm hứng vô tận cho văn, thơ, nghệ thuật… Đa số các đề tài nghệ thuật,
văn hóa Ấn Độ đều lấy từ 2 nguồn này. Là nguồn sử liệu quý báu để nghiên cứu
tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I TCN.
Thời Gúpta, nhà thơ và nhà viết kịch nổi tiếng nhất là Kalidasa, ông để lại
đến nay bốn tập thơ và ba vở kịch, trong đó nổi tiếng là bài thơ Mêgađuta (Sứ
mây) và nhất là kịch thơ Sơcuntơla. Đến thế kỷ VII đến thế kỷ XII, nền văn học
Ấn Độ không có được những kiệt tác văn học như thời Gúpta, nhưng lại có những
tác phẩm mang đậm tính phong kiến đó là: Cuộc đời của vua Hácsa, Công đức
của Rama, Cuộc phiêu lưu của mười hoàng tử…
Trong thời Suntan Đêli (1206 - 1526), tiếng Săngxcrít không còn được lưu
hành rộng rãi như trước, do đó nền văn học chủ yếu được viết bằng tiếng địa
phương và dịch những tác phẩm lớn sang tiếng địa phương.
3. Ảnh hưởng của tôn giáo đến nghệ thuật.
Nền nghệ thuật Ấn Độ thời cổ - trung đại đã có nhiều thành tựu đặc sắc, mà
điển hình là nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc. Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo
hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ
cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà
thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Có
rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở
miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa,
các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang
có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
3.1Kiến trúc.
14


Kiến trúc Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ảnh hưởng đến

nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước Đông Nam Á. Thời Haráppa, nhà cửa
chỉ mới xây bằng gạch. Những di tích khai quật được ở Haráppa và Môhengiô đã
chứng tỏ trình độ bậc thầy về nghệ thuật xây dựng của người Ấn Độ thời này.
Haráppa và Môhengiô là hai đô thị lớn được xây dựng theo một trật tự quy củ,
mạch lạc theo kiểu bàn cờ, trong thành có những kho thóc xây bằng gạch và những
công trình kiến trúc dùng để tắm rửa gọi là "Hồ khe lớn". Nhà dân đều có giếng
nước và sân vườn. Nhà cửa xây bằng gạch đá đốt qua lửa với một hệ thống thoát
nước hoàn chỉnh. Trình độ hoàn thiện của hệ thống thoát nước này ở một số các đô
thị hiện đại bậc trung cũng chưa thể đạt tới được. Nước xối ở nhà xí tầng 2 có thể
đi theo ống dẫn trong tường xuống cống ngầm. Có gia đình còn có ống đổ rác từ
trên tầng cao. Nước bẩn từ các nhà chảy ra rãnh thoát nước, sau đó chảy xuống
cống ngầm như con kênh ngầm. Đường cống ngầm chằng chịt khắp thành phố. Tất
cả các khu nhà ở đều có đặt vọng góc, các công trình công cộng phục vụ dân sinh
đều được coi trọng.
Đến thời kỳ Môrya, dưới thời trị vì của hoàng đế Asôca, kiến trúc Ấn Độ đạt
được nhiều thành tựu rực rỡ. Asôca đã xây cho mình một tòa hoàng cung rất lộng
lẫy. Cung điện chính là một tòa nhà ba tầng và được trang trí bằng những tác phẩm
điêu khắc rất đẹp. Kinh đô Pataliputơra của triều đại Môrya là một thành phố rộng
lớn với nhiều công trình kiến trúc đẹp đẽ mà tiêu biểu là “tòa cung điện vàng” của
nhà vua.
Kiến trúc tôn giáo thời kỳ này cũng phát triển, đặc biệt là chùa và tháp.
3.1.1 Kiến trúc Phật Giáo:
Phật giáo là đề tài phong phú cho nhiều ngành học thuật và cuộc đời của
Đức Phật cũng chứa đựng nhiều điều hứng thú cho các nghệ nhân tạo hình và kiến
trúc. Ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN, về mặt kiến trúc, từ thời kì này đã xuất
hiện hai loại hình chủ yếu của kiến trúc Phật giáo. Loại hình thứ nhất là thờ thánh
tích, gọi là Stupa, một hình thức mộ táng nhưng cũng đồng thời là tháp, là nơi đặt
15



thánh tích, di tích (hay xá lị) của Phật. Loại hình thứ 2 gọi là chùa, là nơi thờ hình
tượng Phật và là chỗ ở của nhà tu hành. Tiêu biểu cho hai loại hình kiến trúc Phật
giáo đó là Stupa Sanchi và chùa hang Agianta. Nằm ở miền Trung Ấn, Agianta bao
gồm 30 chùa. Hang động được bố trí theo hình móng ngựa, khoét sâu vào trong
vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Những ngôi chùa được đục khoét sâu trong lòng
hang đá, có bàn thờ Phật, đại sảnh để làm lễ. Phía ngoài thường có khoảng 20 hàng
cột đá đục liền, trang trí công phu trước khi qua dãy hiên qua đại sảnh.

Kiến trúc Phật giáo thời cổ đại của Ấn Ðộ gồm Stupa và các công trình kiến
trúc ngầm trong đá. Stupa (phù đồ) là loại lăng mộ có hình bán cầu lớn, tương tự
như biểu tượng nhập Niết bàn của đức Phật. Thời kỳ đầu tiên ra đời, Stupa gồm
phần thân là hình bán cầu trên nền thấp (Anda). Cột trụ trên đỉnh tháp gồm nhiều
tầng hình tròn thu dần lên trên, tiêu biểu cho " ngọn núi của thế giới", mô tả nhận
thức của nhà Phật về vũ trụ.
3.1.2 Kiến trúc Ấn Độ Giáo:
Thời kì hậu Gupta (TK VI - IX) Ấn Độ giáo dần thay thế Phật giáo, các đền
ngoài trời thay thế các chùa hang. Đền thờ ở Mahabalipuram và ở Enlôra được
đẽo từ đá núi lửa nguyên khối, đó là bản trình bày bằng đá vũ trụ luận của Ấn Độ.
Đền thờ Lingaraja ở Bhuvaneshwar xây bằng gạch chiếm một diện tích với những
tháp đồ sộ có móc hình vành khăn.
16


Cụm thánh tích Mahabalipuram
Ở miền nam đền thờ có các tháp tam quan bên các tường bao quanh. Vô số
tượng phủ lên tường và lên nóc các đền thờ đến mức gần như quá tải. Tác phẩm
điêu khắc nổi tiếng là pho tượng đồng Shiva Nataraja. Một số công trình tiêu biểu
có thể kể đến như: cụm thánh tích Mahabalipuram, Pandava Ratha,... Cụm thánh
tích Mahabalipuram, được xây dựng vào khoảng những năm 630 và 715. Đây là
một cụm kiến trúc đặc biệt bao gồm nhiều ngôi đền Ấn Độ Giáo to nhỏ khác nhau

được tách trực tiếp vào những tảng đá liền khối như các Catha (thiên xa) và đền
thờ thần Siva có tên là Đền ven biển xây hoàn toàn bằng đá. Các ngôi đền đều
được tạc vào các tảng đá lớn liền khối. Đền ven biển cũng được xây toàn bằng đá,
bên cạnh các ngôi đền có những tượng lớn: voi, sư tử, bò…
Mặc dù rất đa dạng và phong phú về đề tài thể hiện, song nghệ thuật điêu
khắc đá ở Mahabalipuram vẫn toát lên một bút pháp hoặc phong cách nghệ thuật
chung là: mạnh mẽ, sống động, chuẩn xác và hoành tráng, Mahabalipuram với
nhiều ngôi đền độc đáo và những hình phù điêu khổng lồ quả là điều kì diệu của
nghệ thuật miền nam Ấn Độ. Không phải ngẫu nhiên mà có các nhà khoa học đã ví
khu đền Mahavalipuram như đỉnh Everest của nghệ thuật cổ Trung đại của Ấn Độ.
3.1.3 Kiến trúc Hồi Giáo:
17


Đặc điểm chung của hầu hết các công trình kiến trúc, thánh đường Hồi giáo
đó là kiến trúc mái vòm và những họa tiết được trang trí cực kì công phu ở trên
tường, mái, cột trụ hay trên trần nhà. Đặc biệt hơn là những đường diềm, họa tiết
trang trí được làm lên từ những người thợ tài hoa và những vật liệu như thủy tinh,
pha lê lấp lánh nhiều màu sắc.

Lăng mộ Tagio Mahan
Tagio Mahan là lăng mộ đẹp đẽ do vua Sagiahan làm cho người vợ yêu quý
đã qua đời ở tuổi thanh xuân, nó tượng trưng cho tình yêu chung thủy. Kiến trúc
của khu lăng mộ là một tòa lâu đài đáy hình bát giác, xây bằng đá cẩm thạch trắng
và sa thạch đỏ trên nền đất cao. Trên nóc tòa lâu đài đó, ở chính giữa là 1 mái vòm
tròn, lớn bằng đá cẩm thạch trắng đồ sộ, uy nghi và cao 75m, xung quanh còn có 4
vòm tròn nhỏ hơn. Ở 4 góc lại vươn lên 4 tháp nhọn, cao đến 40m. Tất cả đều
được làm bằng đá cẩm thạch trắng như tuyết – một chất liệu đá cực kì nhạy cảm
với sự thay đổi cho dù là nhỏ nhất của ánh sáng, nó phản chiếu những màu sắc
biểu hiện kỳ diệu của đất trời qua từng khoảnh khắc.

Thế kỷ XVI – XVII là thời kỳ kiến trúc Hồi giáo ở Ấn Độ phát triển rực rỡ.
Nhiều lâu đài và lăng mộ lớn được xây dựng vào thời kỳ này như: lăng mộ hoàng
18


đế Humayun; lâu đài ở Phatêpua Ricơri; tòa thành đỏ Lankila; đền Giami
Masgit…
3.2 Điêu khắc và hội họa
Điêu khắc và hội họa của Ấn Độ thường gắn liền với kiến trúc và chịu ảnh
hưởng sâu đậm từ tôn giáo. Cách chúng ta khoảng 4000 năm ở Haráppa đã tìm
được pho tượng người đàn ông trong tư thế gợi nhớ đến môn phái Yoga. Người ta
còn tìm thấy nhiều bộ bát đĩa bằng vàng, bạc hoặc tráng men với kiểu dáng phong
phú và chạm trổ đẹp mắt.
Nghệ thuật Phật giáo phát triển nở rộ dưới thời Gupta, thường được gọi là
thời đại vàng son. Như ở tất cả các thời kỳ, ở đây có một chút khác biệt trong các
hình tượng của các tôn giáo Ấn Độ lớn – Phật giáo, Ấn Độ giáo và đạo Giai-na,
cho dù xuất phát từ các hình thức trang hoàng được đơn giản hóa, nhưng nghệ
thuật cũng đã bắt đầu có các chi tiết trang trí. Hang động Ajanta, được xây dựng
khoảng năm 650 sau công nguyên, có các tranh vẽ trên tường về Phật giáo thật
đẹp.
Đền Kailash ở Ellora là một quần thể có sân dài 81m, rộng 47m và phía sau cao tới
33m, ở giữa sân là công trình kiến trúc chính. Ngôi đền là một kỳ công được tạc từ
một khối đá nguyên.
Dưới triều đại Kushan – quân xâm lược đến từ vùng Trung Á, hai phong
cách nghệ thuật quan trọng nhất của Ấn Độ được phát triển trong khoảng thời gian
từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên: nghệ thuật Gandhara và
Mathura. Nghệ thuật Gandhara đưa ra một số hình tượng đầu tiên về Đức Phật;
đến thế kỷ thứ 2, nền nghệ thuật này chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật cổ Hy
Lạp và có ảnh hưởng ở Trung Á và Đông Á.
Nghệ thuật Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thống triết học duy

lý và duy linh phong phú vốn tạo ra đặc trưng riêng của tư tưởng Ấn Độ. Tháp và
đền đài hòa quyện một ngôn ngữ tượng trưng dựa trên những thể hiện bằng hình
ảnh các khái niệm triết học quan trọng, như Chakra – bánh xe luân hồi; Padma –
19


hay hoa sen là hiện thân của sự sáng tạo; Ananta tượng trưng cho nước, nguồn lực
mang lại sự sống; Swastika (chữ thập ngoặc) – thể hiện bốn phương diện xoay vần
của sáng tạo và vận động; Kaplavriksha – cây thỏa mãn ước nguyện tượng trưng
cho trí tưởng tượng; Mriga – hay hươu nai tượng trưng cho dục cảm và vẻ đẹp; và
lingam và yoni – biểu tượng phồn thực của đàn ông và đàn bà.
Kiến trúc đền đài đạo Hindu thể hiện các kiệt tác trang trí điêu khắc. Các
ngôi đền gỗ nổi tiếng ở Mahabalipuram và Kanchipuram gần Chennai do triều đại
Pallava xây là các mẫu hình của nghệ thuật trang trí này, mặc dù triều đại Chola ở
Thanjavur đã đưa nó tiến xa hơn nữa với đền Brihadeshwara lộng lẫy.
4. Ảnh hưởng của tôn giáo đến khoa học tự nhiên.
4.1. Toán học.
Người Ấn Độ cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta
quen gọi là số Arập. Tri thức toán học của họ hình thành từ rất sớm. Ngay từ thời
văn minh sông Ấn, người Ấn Độ đã có một nền Toán học cơ bản với trình độ khá
cao. Từ thời Vêđa, thế kỷ IX (TCN), các nhà toán học ở đây đã tính đúng giá trị
của số pi chính xác đến hai chữ số thập phân.
Văn bản Toán học xưa nhất còn lại đền ngày nay là Sunbasuta, soạn thào
vào khoảng cuối thời Vêđa. Đó là văn bản hình học ấn định các quy tắc xây dựng
bàn thờ dùng trong các cuộc tế lễ theo nghi thức Vêđa.
Tài liệu cho thấy, các nhà toán học giai đoạn này đã biết tới số nguyên tố, số vô tỷ,
tính căn bậc hai chính xác đến 5 chữ số thập phân, tính căn bậc ba của một số thập
phân hay đưa ra được những bộ ba số Pythagore cùng việc phát biểu và chứng
minh định lý này. Kinh Sunbasuta cũng nhắc đến việc giải các phương trình bậc
hai, phương trình tuyến tính, phương pháp cầu phương hình tròn và luật ba (tìm số

thứ tư khi biết ba số đầu sao cho bốn số tạo thành hai tỷ số bằng nhau).
Thế kỷ thứ V (TCN), bộ ngữ pháp tiếng Phạn ra đời, với những công thức
được ký hiệu tương tự như trong toán học, với những phép biến đổi, tính đệ quy
phức tạp cùng ngôn ngữ hình thức, giống như ngôn ngữ mà máy tính ngày nay sử
20


dụng. Khoảng thế kỷ III đến thế kỷ I (TCN), công trình của Pingala đưa ra một
phương pháp tương tự như hệ nhị phân và cả những kiến thức về tổ hợp và định lý
về nhị thức cùng những ý tưởng về dãy Fibonaci. Các nhà toán học Jaina (thế kỷ
IV đến thế kỷ II TCN) đã có những nghiên cứu toán học về dãy số, cấp số, công
thức lũy thừa, hàm số mũ, định lý cho phương trình bậc ba, bậc bốn. Họ cũng tìm
ra công thức logarit, lý thuyết tập hợp với hoán vị, tổ hợp.
4.2.Thiên văn học.
Từ thời Vêđa, những quan niệm về vũ trụ của người Ấn Độ đã hình thành.
Trong bộ Kinh Vêđa ra đời cách đây trên 3.000 năm, người Ấn Độ quan niệm rằng
khởi thuỷ của vũ trụ là trạng thái hỗn độn, rồi nước được sinh ra đầu tiên, tiếp đến
là lửa. Hơi nóng chứa đựng sức mạnh vô biên của lửa sinh ra "quả trứng trời đất",
nửa trên là bầu trời, nửa dưới là mặt đất còn ở giữa là khoảng không phân cách. Bộ
kinh này cũng cho rằng hoàng đạo là con đường của thần Surya (thần Mặt Trời) và
người Ấn Độ cổ xưa chia hoàng đạo ra làm 28 chòm sao, đó là những "trạm nghỉ
của Mặt Trăng" (Mặt Trăng đi trọn một vòng hoàng đạo hết 27,3 ngày đêm).
Ngoài Mặt Trời và Mặt Trăng, người Ấn Độ còn phân biệt được năm hành
tinh khác là Thủy Tinh, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Kim Tinh và Thổ Tinh. Họ cũng biết
Mặt Trăng và Trái Đất hình cầu. Varahamihira (505 - 587), một nhà thiên văn Ấn
Độ khác đã tổng kết nhiều thành tựu kiến thức của Hy Lạp và La Mã vào bộ sách
Pancha-Siddhantika với năm luận thuyết của thiên văn học. Brahmagupta (598 670) có những nghiên cứu về hiện tượng thiên thực, vị trí của các hành tinh trong
tác phẩm Brahmasphutasiddhanta.
4.3.Y học và hóa học.
Về y học: kinh Vêđa đã đề cập đến nhiều thứ bệnh và cách chữa trị, đồng

thời cùng ghi chép của hàng trăm loại thuốc, chủ yếu là thảo mộc.
Ấn Độ cổ đại có một nền y dược phát triển và có ảnh hưởng tới nhiều nước
trong khu vực. Các kiến thức về y học và sử dụng cây thuốc của người Ấn
Độ được đề cập sớm nhất trong kinh Vêđa (Ayurveda = Khoa học của đời sống)
21


xuất hiện khoảng 4000 – 1000 năm trước công nguyên (tcn). Những dược liệu hay
dùng trong y học Ấn Độ là: Ba gạc, Tỏi, Tiêu, Gừng, Thầu dầu, Me, Đậu khấu,
Phụ tử, Ngưu hoàng, Rắn lục v.v...
Hai thầy thuốc nổi tiếng của Ấn Độ sống vào đầu công nguyên là Saraca
(thế kỷ II) và Susruta (thế kỷ IV) đã ghi nhận lại một số kinh nghiệm của nền y
học này trong các tác phẩm của họ. Saraca kể đến 500 phương thuốc, ông nói
nhiều tới các sản phẩm có nguồn gốc khoáng vật. Susruta cũng đã mô tả 760 loại
dược liệu trong đó có Gai đầu (Cannabis), Phụ tử, Ba đậu, Quýt, Rau muối, Lựu,
Thầu dầu, stibi, borat, đồng, thủy ngân, natri carbonat, bạc, vàng. Susruta đã sử
dụng gai đầu và Hyoscyamus làm thuốc gây tê.
Ngoài các ngành nói trên, người Ấn Độ còn nhiều hiểu biết về các môn Hóa
học, Sinh học, Nông học... do đó đã phục vụ đắc lực cho các lĩnh vực khoa học
khác và các nghề thủ công như luyện thép, nhuộm, thuộc da v.v...

22



×