Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Sưu tầm, giới thiệu và đánh giá các thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ cổ trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.75 KB, 6 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những
nền văn minh cổ nhất thế giới. Trải qua một giai đoạn lịch sử dài từ thời cổ đại cho
đến thời lỳ trung đại, văn minh Ấn Độ đã phát triển và đạt được những thành tựu rực
rỡ trên tất cả các mặt như các thành tựu về chữ viết, văn học, tư tưởng tôn giáo, đặc
biệt là lĩnh vực nghệ thuật mà tiêu biểu nhất là thành tựu kiến trúc ấn độ giáo. Tìm
hiểu kiến trúc Ấn Độ giáo của nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại sẽ giúp chúng ta
hiểu hơn về tầm quan trọng của nền văn minh này không chỉ đối với đất nước Ấn Độ
nói riêng mà còn ảnh hưởng trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu về
vấn đề này, chúng em xin chọn đề tài cho bài tập nhóm của mình như sau: “ Sưu
tầm, giới thiệu và đánh giá các thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn
Độ cổ trung đại.”
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong bài làm không thể tránh khỏi những
sai sót. Rất mong thầy cô đóng góp ý kiến để chúng em có thể hoàn thiện đề tài tốt
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
NỘI DUNG
I. Khái quát nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại nói chung và thành tựu kiến trúc
Ấn Độ giáo nói riêng.
Như đã nói ở trên, nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và
thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới, bao gồm cả vùng đất ở các nước như:
Ấn Độ, Pakixtan, Nêpan, Bănglađét ngày nay. Trong suốt quá trình phát triển của
mình, nền văn minh Ấn Độ đã có rất nhiều thành tựu quan trọng ảnh hưởng mạnh
mẽ đến các nền văn minh khác như thành tựu về chữ viết, về văn học, tôn giáo. Đặc
biệt, là những thành tựu về lĩnh vực nghệ thuật. Nghệ thuật Ấn Độ cổ trung đại
phong phú và đặc sắc bao gồm nhiều mặt,trong đó nổi bật nhất là ngành kiến trúc và
điêu khắc. Ấn Độ là nơi có nghệ thuật tạo hình phát triển vượt bậc với sự ảnh hưởng
mạnh mẽ của tôn giáo. Khi nói đến nghệ thuật kiến trúc của văn minh Ấn Độ cổ
trung đại ta không thể không kể đến những thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo. Do là
tôn giáo chính của Ấn Độ cho đến bây giờ nên các công trình kiến trúc Hinđu giáo
được xây dựng nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VII – XI


II. Những thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ cổ trung đại.
Thành tựu kiến trúc Ấn Độ giáo của văn minh Ấn Độ cổ trung đại chủ yếu là
đền, tháp.
Thành tựu thứ nhất, là khu đền tháp Khajuraho. Đến một thành phố nhỏ ở cao
nguyên miền trung bắc Ấn Độ, bạn sẽ lạc vào một thế giới khác. Nơi đây có ngôi
đền về giới tính nổi tiếng của người dân sông Hằng với cái tên Khajuraho.
1
Kiến trúc của Khajuraho mang phong cách kiến trúc của miền Bắc Ấn. Giống như
nhiều ngôi đền nổi tiếng ở Ấn Độ, Khajuraho nằm ở nơi cách xa làng xóm. Bao
quanh hàng trăm mét vuông là rừng rậm hoặc thảo nguyên. Chùa chính của
Khajuraho được xây dựng tại khu vực trung tâm, hơn 20 ngôi đền lớn nhỏ nằm rải
rác trên bình nguyên trong phạm vi 6 km
2
. Vốn nơi đây có 85 ngôi đền xen giữa
những hồ nước và những cánh đồng nhưng. Trải qua bào mòn của thiên nhiên, hơn
50 ngôi chùa đã bị sụp đổ. Những quần thể kiến trúc còn tồn tại được chọn làm di
sản văn hoá thế giới. Kiến trúc
của Khajuraho chịu ảnh hưởng
đậm nét của kiến trúc Ấn Độ
giáo. Đó là tượng được khắc từ
dưới lên trên, từ thô ráp đến tinh
xảo, từ con người, động vật đến
thần tiên, các tầng lớp được phân
cấp rõ ràng. Điểm khác biệt ở
Khajuraho là dù ở thế giới phàm
trần hay tiên cảnh thì phần lớn
họ đang trong tư thế âu yếm
nhau. Hơn thế nó còn được biểu
đạt muôn hình vạn trạng, thậm chí cả động vật đang giao phối cũng có. Trong ngôi
đền này không chỉ một hai bức tượng có liên quan đến sex mà là hàng trăm, hàng

nghìn bức tượng đều thế. Ngoài những tư thế giữa con người với con người còn có
con người với động vật, hay vài người với nhau.
Thành tựu thứ hai, phải kể đến khu đền tháp Ellora - khu đền chùa trong
hang động cách
Mumbai khoảng 450
km. Tọa lạc trên trên
một vùng kéo dài 2 km,
với 34 đền chùa: 12
chùa hang Phật giáo
(khoảng năm 600 đến
800 CN), 17 ngôi đền
Hindu giáo (năm
600đến 900), 5 ngôi
đền đạo Jain (năm 800
đến 1000). Kiến trúc
đền chùa trong hang đá
và nghệ thuật điêu khắc ở đây thực sự đã đạt đến đỉnh cao. Ellora thì nổi tiếng về
cấu trúc đền miếu. Nói về nghệ thuật điêu khắc hội hoạ thì Ellora được liệt vào
2
những nghệ thuật bậc nhất của thế giới. Tại Ellora trong hang động thứ 10 được tạc
theo tu viện với nhiều phòng ốc. Theo mô hình tương tự mô hình xây dựng hang
động số 19 và số 26 của Ajanta. Các cột hành lang có trục lớn vuông chạm khắc hoa
văn. Hội trường chính ở gian giữa và lối đi hai bên có 28 cột hình bát giác.Hang
động số 16, còn được gọi là Kailasa hoặc Kailasanatha, là trung tâm nổi tiếng của
Ellora. Đây là một thiết kế để nhắc nhở Mount Kailash, nơi ở của Chúa Shiva - tựa
như đứng một mình, một ngôi đền phức tạp và đa tầng, nhưng nó đã được chạm
khắc từ một tảng đá duy nhất.
Thành tựu thứ ba, phải kể đến đó là thành phố thánh Bhuvanesvar với những
ngôi đền nổi tiếng. Được xây dựng trên vùng đầm lầy ven biển Orissa, thành phố
thánh Bhuvanesvar được nhắc đến như là một trong những kỳ quan của Ấn Độ.


Thành phố của những ngôi đền này được so sánh như một “toà thánh" của Ấn Độ
bởi sự hùng vĩ của những ngôi đền tượng trưng cho núi vũ trụ Mêru. Hầu hết những
công trình này được xây dựng xung quanh hồ Bindu Sagar, nơi mà theo truyền
thuyết của Ấn Độ giáo, hội tụ và chứa đựng các dòng nước thánh ở Ấn Độ. Các ngôi
đền này dù khác nhau về kiểu dáng nhưng kiến trúc của chúng như thể một hòn núi
nhô lên từ lòng đất với hai dạng chính: Rekha - hình nón dạng tổ ong với chóp hình
nón và Bhadra giống như dạng kim tự tháp được đắp cao. Phía trước nhiều ngôi đền
đựơc đánh dấu bằng một cổng dẫn bằng đá trang trí rất hoa lệ và chỗ để thắp đuốc
trong các buổi lễ tế.
Cấu trúc của các đền thờ này được xây bằng những vòm khung với tay đỡ, những
tảng đá lớn được xếp như những kim tự tháp lõm chồng lên nhau. Một ngôi đền là
một tuyệt tác của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trang trí. Trong khi những trang
trí bên trong đền thường đơn giản thì trang trí bên ngoài rất cầu kỳ với những hình
chạm khắc rườm rà thể hiện và phản ánh tất cả các khía cạnh của tôn giáo cũng như
đời sống, tạo nên một không khí vừa linh thiêng vừa thế tục.Nếu như đền
Parashurameshwar, ngôi đền cổ nhất ở Bhuvanesvar, được tạo hình với mái vòm nổi
tiếng với các cửa sổ mắt cấp bằng đá và những chú lùn nhảy múa thì cách đó vài
3
trăm mét, ngôi đền Muktesvak được gọi là “giấc mơ trên đá sa thạch” với bề mặt
được tạo hình bởi hình ảnh các vị thần, các đôi nam nữ khoả thân.
Thành tựu thứ tư, là Mahabalipuram - cụm thánh tích nổi tiếng của Ấn Độ
Mahabalipuram là một cụm kiến trúc đặc biệt gồm những ngôi đền to, nhỏ khác
nhau nằm chen nhau được tách trực tiếp vào những tảng đá lớn liền khối như các
catha (thiên xa) và một đền thờ Chiva
có tên là Đền ven biển cũng được xây
hoàn toàn bằng đá. Bên cạnh các ngôi
đền đều có những tượng lớn: voi, sư tử,
bò... Trong số tám thiên xa bằng đá,
khối nổi bật lên là năm ratha đứng cạnh

nhau mang tên những người anh em
nhà Pandava trong sử thi Mahabharata
và người vợ chung của họ Yudisthira,
Đharmaradja, Ácguiman Bhima và
Nakula. Nhưng mỗi thiên xa đá khối có
vóc dáng riêng của nó như thân vuông, mỗi cạnh dài 8,85mét, cao 12,2 mét và bộ
mái ba tầng thu nhỏ dần về phía đỉnh.
Hai tầng mái phía dưới có hành lang bao quanh và được tô điểm bằng các tháp
nhỏ, còn tầng thứ ba hay tầng trên cùng lại là cả một khối vòm tròn lớn, gây được ấn
tượng hoành tráng mạnh mẽ. Nếu Đharmaradja ratha có hình vuông thì Bhimaratha
nằm ngay bên cạnh lại là kiến trúc hình chữ nhật dài 14,6 mét, cao 7,90 mét và có bộ
mái hoàn toàn khác: mái dài, hai cánh cong như lưng voi. Ở đây, dường như tất cả
các ngôi đền ở Mahabalipuram đều được trang trí bằng điêu khắc. Đáng kể nhất và
có giá trị nhất về nghệ thuật điêu khắc của Mahabalipuram là bức phù điêu đá khổng
lồ. Nó đã mô tả được các câu chuyện huyền thoại về dòng sông Hằng linh thiêng.
Mahabalipuram với nhiều ngôi đền độc đáo và những hình phù điêu khổng lồ
quả là điều kỳ diệu của nghệ thuật miền nam Ấn Độ. Không phải ngẫu nhiên mà có
các nhà khoa học đã ví khu đền Mahabapuram như đỉnh “ Everest” của nghệ thuật
cổ Trung đại của Ấn Độ.
III. Đánh giá
Nhìn chung, các công trình kiến trúc này mang đậm nét tôn giáo và ảnh hưởng
mạnh mẽ từ tôn giáo (đạo Hindu) tạo nên những giá trị lịch sử hết sức sâu sắc, ghi
nhận các bước phát triển của Ấn Độ giáo, khẳng định sức sáng tạo của con người và
đã làm phong phú thêm kho tàng kiến trúc văn hoá nhân loại. Có những công trình
mà cách thức xây dựng chúng đối với chúng ta vẫn còn là những ẩn số. Đây là
những thành tựu kỹ thuật đáng kể, để lại cho chúng ta những di sản có giá trị lớn
4
không chỉ về mặt tôn giáo tín ngưỡng mà còn về các ngành khoa học như khảo cổ và
xây dựng. Qua thời gian dài, cho dù bị tàn phá bởi tự nhiên và chiến tranh nhưng các
công trình này vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo đặc trưng, chúng có sức sống lâu

bền, đi vào tiềm thức của người dân Ấn Độ nói riêng và toàn nhân loại nói chung.
IV. Ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ giáo đến nền văn hóa Việt Nam
Như các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng là một trong
những nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh Ấn Độ. Những ảnh hưởng
của kiến trúc Ấn Độ giáo đến Việt Nam tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Bộ và
chi phối sâu sắc hệ thần trong điêu
khắc Phù Nam và Champa. Vương
quốc Champa cũng đón nhận dòng
chảy của nền văn minh Ấn Độ từ
biển đông. Từ thế kỷ 7 - 8 nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc
Champa dần trở nên rực rỡ cùng
phong trào Phật giáo hoá và Ấn Độ
giáo lan rộng khắp Đông Nam Á.
Tháp Champa xây bằng gạch
không vữa, thường có một cổng,
một tháp phụ có mái hình con
thuyền, một tháp chính ở trung tâm
khối vuốt lên cao nở ra ở nhiều
góc và các múi vòm. Trên đó
thường gắn các phù điêu chạm khắc hình thần Siva hay các tiên nữ Apsara. Cửa
chính quay về phía Nam hoặc Đông Nam. Trong lòng đặt biểu tượng thờ Linga và
Yoni (dương vật và âm vật). Ngày nay, kiến trúc Chăm Pa cổ còn lại chủ yếu là đền
Tháp. Nếu tính cả hai khu kiến trúc lớn là khu di tích Mỹ Sơn và khu Đồng Dương
thì suốt dải đất miền Trung từ QuảngNam vào đến Bình Thuận có tất cả 19 khu
Tháp với 40 kiến trúc lớn nhỏ hiện còn có niên đại từ thế kỷ IX đến XVI.
KẾT LUẬN
Nhìn lại toàn bộ quá trình lịch sử của nền văn minh Ấn Độ và những thành
tựu kiến trúc Ấn Độ giáo đạt được ta thấy kiến trúc Ấn Độ giáo đã có giá trị khích
lệ, cổ vũ cho các nền văn minh khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nó giống

như một tấm thảm lớn được điểm xuyến bởi những họa tiết, hoa văn đặc sắc, đồ sộ
của kiến trúc Ấn Độ giáo đã đóng góp cho nền văn minh nhân loại và kho tàng văn
hóa thế giới những thành tựu kiến trúc vẫn còn sống mãi với thời gian.
5

×