Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Thực nghiệm lai tạo cá trê vàng và cá trê phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.02 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 52620301

THỰC NGHIỆM LAI TẠO
CÁ TRÊ VÀNG VÀ CÁ TRÊ PHI

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGs. Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM

NGÔ TRÚC THI
MSSV: 0853040115
Lớp: NTTS Khóa 3

Cần Thơ, 2012
1


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cha, mẹ những người đã nuôi dưỡng, giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình tôi học tập.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Kiểm đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, bổ
trợ kiến thức cho tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa SHƯD – trường Đại học Tây Đô đã tận


tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện chuyên đề
này.
Cám ơn tập thể lớp Nuôi trồng thủy sản 3 và người thân đã khuyến khích động viên cũng như
đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Ngô Trúc Thi

2


CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các
kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 27 tháng 07 năm 2012

NGÔ TRÚC THI

3


TÓM TẮT
Đề tài: “Thực nghiệm lai tạo cá trê vàng và cá trê phi” nhằm góp phần cung cấp thêm một số
thông tin về kỹ thuật lai tạo giữa cá trê vàng và cá trê phi, đồng thời so sánh một số chỉ tiêu
sinh sản của công thức lai: cá trê vàng cái với cá trê phi đực và cá trê vàng đực với cá trê phi
cái. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02/2012 – 06/2012.
Đề tài được bố trí với 2 thí ngiệm là lai tạo cá trê vàng cái với cá trê phi đực và lai tạo cá trê
vàng đực với cá trê phi cái. Thí nghiệm lai tạo cá trê vàng cái với cá trê phi đực với liều lượng
tiêm (150µg LH-RHa + 10mg DOM/1kg cá cái) cho kết quả sinh sản cao nhất với sức sinh

sản tương đối là 66.597 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh đạt 82,9%. Thí nghiệm lai tạo cá trê
vàng đực với cá trê phi cái ở liều lượng tiêm (100µg LH-RHa + 10mg DOM/kg cá cái) cho
kết quả sinh sản cao nhất với sức sinh sản tương đối là 118.884 trứng/kg cá cái, tỷ lệ nở đạt
50,9%, tỷ lệ dị hình cao 66,6%.
Từ khóa: cá Trê vàng, cá Trê phi, cá Trê lai, sinh sản, kích dục tố.

4


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................................. i
CAM KẾT ................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ........................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................. 2
2.1 Đặc điểm sinh học ........................................................................................................... 2
2.1.1 Đặc điểm phân loại, hình thái và tập tính sống ............................................................ 2
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................................. 5
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................................. 5
2.1.4 Đặc điểm sinh sản....................................................................................................... 6
2.1.5 Phân biệt đực, cái ....................................................................................................... 6
2.1.6 Một số thông tin về kết quả sinh sản và lai tạo ........................................................... 7
2.2 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sinh sản cá ............................................................. 8

2.2.1 Nhiệt độ nước .............................................................................................................. 8
2.2.2 Ôxy hòa tan trong nước .............................................................................................. 9
2.2.3 pH ............................................................................................................................... 9
2.3 Vấn đề sử dụng kích thích tố cho cá sinh sản .................................................................. 9
2.4 Hormon sử dụng kích thích cá sinh sản............................................................................ 9
2.4.1 LHRH-A (Luteotropin Hormon Releasing Hormon Analog) ...................................... 9
2.4.2 DOM (Domperidone) .............................................................................................. 10

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 11
5


3.1 Thời gian và địa điểm ..................................................................................................... 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................................... 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 11
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................... 11
3.3.2 Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ ..................................................................................... 12
3.3.3 Kích thích tố sử dụng ............................................................................................. 12
3.3.4 Thụ tinh nhân tạo ................................................................................................... 13
3.3.5 Ấp trứng ................................................................................................................ 14
3.3.6 Chăm sóc và quản lý .............................................................................................. 14
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán ................................................................................... 14
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................. 15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 16
4.1 Thí nghiệm 1: Lai tạo cá trê vàng cái với cá trê phi đực ................................................. 16
4.1.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm 1 ........................................................................... 16
4.1.2 Một số chỉ tiêu về sinh sản ở thí nghiệm 1 ............................................................... 17
4.2 Thí nghiệm 2: Lai tạo cá trê vàng đực với cá trê phi cái ................................................. 17
4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm 2 ........................................................................... 19
4.2.2 Một số chỉ tiêu về sinh sản ở thí nghiệm 2 ................................................................ 21

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................. 23
5.1 Kết luận......................................................................................................................... 23
5.2 Đề xuất.......................................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 24
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. A

6


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Liều lượng LHRH-a + DOM dùng trong thí nghiệm 1 ................................................ 11
Bảng 3.2 Liều lượng LHRH-a + DOM dùng trong thí nghiệm 2 ................................................ 12
Bảng 4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm 1............................................................................. 16
Bảng 4.2 Kết quả một số chỉ tiêu sinh sản của ở thí nghiệm 1 ................................................... 17
Bảng 4.3 Điều kiện môi trường thí nghiệm 2............................................................................. 19
Bảng 4.4 Kết quả một số chỉ tiêu sinh sản của cá ở thí nghiệm 2 ............................................... 21

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Phân biệt cá trê vàng, trê trắng và trê phi theo hình thái xương chẩm ............................ 2
Hình 2.2 Hình thái cá trê vàng..................................................................................................... 3
Hình 2.3 Hình thái cá trê phi ....................................................................................................... 3
Hình 2.4 Hình thái cá trê lai ........................................................................................................ 4
Hình 2.5 Hình phân biệt đực cái ở cá trê ..................................................................................... 7
Hình 2.6 Hình LHRH-a ............................................................................................................. 10
Hình 2.7 Hình Domperidone ..................................................................................................... 10
Hình 3.1 Kỹ thuật tiêm cá ......................................................................................................... 13
Hình 3.2 Một số thao tác kỹ thuật trong sinh sản cá trê vàng cái ............................................... 13
Hình 3.3 Một số thao tác kỹ thuật trong sinh sản cá trê phi cái ................................................. 13

Hình 3.4 Phương pháp định lượng trứng ................................................................................... 14

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
NT: nghiệm thức
SSS: sức sinh sản
7


TLTT: tỷ lệ thụ tinh; TLN: tỷ lệ nở
TLDH: tỷ lệ dị hình
TLS: tỷ lệ sống

8


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Việt Nam có hệ thống sông ngòi chằng chịt cùng với các điều kiện tự nhiên thuận lợi
nên có thể nói Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng để phát triển nghề nuôi thủy sản.
Với thế mạnh và giàu tiềm năng nên nghề nuôi thủy sản nước ta đang dần trở thành
một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Sự phát triển nhanh chóng
này thể hiện qua sự tăng về diện tích nuôi và sản lượng. Năm 1999 cả nước có tổng
diện tích trên 524.619 ha, đạt sản lượng 480.767 tấn nhưng đến năm 2005 thì diện tích
nuôi tăng lên 1.000.000 ha còn sản lượng đạt 1.437.356 tấn, trong đó nuôi trồng thủy
sản nước ngọt chiếm ưu thế khi đạt tới 890.650 tấn (Nguyễn Thanh Phương và ctv,
2009).
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản đã được nhân rộng các tỉnh ở

ĐBSCL với sự đa dạng hình thức nuôi cũng như về đối tượng nuôi mà các loài cá da
trơn là chủ yếu trong đó cá tra, basa là chủ lực. Tuy nhiên, do việc phát triển nghề nuôi
các loài cá tra, basa đang gặp nhiều khó khăn như: giá cả và thị trường không được ổn
định cũng như bệnh thường xảy ra nên trong thời gian gần đây thì cá trê lai (được lai
tạo từ cá trê vàng và trê phi) đang dần trở thành đối tượng nuôi phổ biến với các phong
trào nuôi phát triển khá mạnh.
Cá trê lai cũng đã được sinh sản nhân tạo thành công từ những năm 70 – 80 của thế kỷ
trước, quy trình sinh sản đã cơ bản hoàn chỉnh. Nhưng để có thêm những cơ sở, dữ
liệu để đánh giá về ưu thế lai của con lai F1 đề tài “Thực nghiệm lai tạo cá trê vàng
và trê phi” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Cung cấp thêm một số thông tin về kỹ thuật lai tạo giữa cá trê vàng với cá trê phi.
1.3 Nội dung nghiên cứu
So sánh một số chỉ tiêu sinh sản của công thức lai:
+ Cá trê vàng cái  cá trê phi đực
+ Cá trê vàng đực cá trê phi cái

9


CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Đặc điểm phân loại, hình thái và tập tính sống
Ở Việt Nam hiện có 3 loài cá trê địa phương và 1 loài cá trê nhập nội đó là Trê Đen
(Clarias fucus), Trê Trắng (Clarias batrachus), Trê Vàng (Clarias macrocephalus) và
Trê Phi (Clarias gariepinus) (Dương Nhựt Long, 2003).
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata

Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Siluriformes
Họ (familia): Clariidae
Giống : Clarias
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005), đặc điểm phân biệt giữa các loài cá trê là dựa vào gốc
xương chẩm: cá trê vàng có xương chẩm hình cánh cung, cá trê trắng gốc xương chẩm
hình chữ V, cá trê phi gốc xương chẩm hình chữ M. Còn loài cá trê đen xương chẩm
tương tự như xương chẩm cá trê trắng nhưng gốc của xương chẩm tù hơn.
Ngoài ra ở gốc vi đuôi cá trê vàng có một vạch thẳng đứng mà các cá trê khác không
có (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994).

(1) Trê vàng (2) Trê trắng (3) Trê phi
Hình 2.1 Phân biệt cá trê vàng, trê trắng và trê phi theo hình thái xương chẩm
Nguồn: Nguyễn Tường Anh (2005)

10


Cá Trê vàng có đầu rộng dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng.
Miệng cá không có duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn,
cứng…đôi râu khá phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới. Mắt
nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chóp mõm. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có
hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường nối hai mắt, còn lỗ kia nằm phía trước gốc mấu
xương chẩm. Mấu xương chẩm tròn, rộng gốc mấu xương chẩm tương đương 3 – 5 lần
chiều cao của nó (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Thân dài phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Cơ gốc vi phát
triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn đầu đều có răng cưa
hướng xuống gốc, xương đai vi ngực lộ hẳn ra ngoài. Vi đuôi tròn chẻ hai. Mặt lưng
của thân có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống mặt bụng và mặt dưới của đầu có
màu vàng (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).


Hình 2.2 Hình thái cá trê vàng
Nguồn: www.vietnamling.com.vn

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá trê phi có thể nhận diện
bằng các đặc điểm sau: mấu xương chẩm có dạng tam giác, chiều rộng của mấu xương
chẩm tương đương với chiều cao của nó. Các xương hai bên mấu xương chẩm kéo dài
ra phía sau làm sau mép sau của xương sọ có dạng M, trong khi ở cá trê vàng hai bên
xương chẩm không phát triển. Gốc vi đuôi có một vạch màu trắng nằm vắt ngang.

Hình 2.3 Hình thái cá trê phi
11

Nguồn: www.vietnamling.com.vn


Cá trê lai có ngoại hình tương tự như cá trê vàng da trơn nhẵn, đầu dẹp, thân hình trụ
dẹp ở phía đuôi. Thân có màu vàng xám hoặc nâu vàng xám, phần bụng có màu vàng
nhạt, trên thân lốm đốm nhiều bông cẩm thạch và nhiều chấm trắng nhỏ theo chiều
thẳng đứng thẳng gốc với thân cá. U lồi xương chẩm có hình gần tương tự như chữ M
với các cạnh tròn trong khi ở cá trê vàng là hình chữ V còn ở cá trê phi là hình chữ M
rất nhọn, rõ nét (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2006).

Hình 2.4 Hình thái cá trê lai
Nguồn: www.thuysanvietnam.com.vn

Cá trê vàng phân bố rộng, xuất hiện hầu hết các nước trên thế giới phổ biến ở vùng
Đông Nam Á từ Thái Lan đến Philippin. Ở Việt Nam sống chủ yếu trong thủy vực
nước ngọt nhưng cũng sống trong điều kiện nước hơi lợ (độ mặn < 5ppt) (Bạch Thị
Quỳnh Mai, 2006).

Cá trê nói chung là những loài sống đáy, thích nơi tối tâm rậm rạp nên râu rất phát
triển để dễ tìm mồi, đầu dẹp, cứng để chui rút dưới bùn. Có thể sống trong bùn ẩm
hoặc ao cạn trong khoảng thời gian khá dài nhờ cơ quan hô hấp phụ. Đây là loài có
khả năng thích ứng rộng với môi trường như nhiệt độ từ 10 – 400C, pH từ 4,5 – 10 (Từ
Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994).
Cá trê phi được chuyển qua Pháp sang Sài gòn tháng 1/1975 và nuôi tại trại dưỡng ngư
Thủ Đức. Hiện nay cá trê phi đã trở thành một trong những cá nhập nội phát triển tốt,
thích hợp với khí hậu miền Nam. Do có nguồn gốc từ Châu Phi nên dân ta quen gọi là
cá Trê phi (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994).
Cá trê phi phân bố tự nhiên rộng khắp Châu Phi, từ sông Nile cho đến Tây Phi, từ
Angieri cho đến Nam Phi, nó cũng được tìm thấy ở Châu Á như: bắc Thổ Nhĩ Kỳ,
Syria, Israel (Gertjan de Graaf and Hans Janssen, 1996).
Cá trê lai sống được trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước hơi lợ
(nhỏ hơn 5ppt). Cá phát triển tốt nhất trong môi trường có độ pH trong khoảng từ 5,5 –
12


8,0 và phạm vi nhiệt độ chịu đựng được từ 11 – 390C. Do có cơ quan hô hấp phụ nên
cá trê lai sống được trong ao, đìa nước tù, chịu đựng được cả những khi hàm lượng
ôxy xuống thấp 1 – 2mg/l (Đoàn Khắc Độ, 2008).
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá trê là những loài ăn tạp thiên về động vật, nhưng ở giai đoạn mới nở thì cá dinh
dưỡng nhờ túi noãn hoàng nên trong vòng 48 giờ không cần cho cá ăn bất cứ thức ăn
gì. Khi khối noãn hoàng của cá sử dụng gần hết cá chuyển sang thức ăn bên ngoài
(Bạch Thị Quỳnh Mai, 2006).
Ở giai đoạn cá hương và giống thức ăn chủ yếu là Daphnia, Copepoda, trùn chỉ, sâu bọ,
mối, cá, tép, cua, ốc…(Bạch Thị Quỳnh Mai, 2006).
Cá trưởng thành có tính ăn thịt, nhất là thức ăn thối rữa. Ngoài thức ăn tự nhiên có sẵn
trong môi trường, cá trê có thể sử dụng các loại thức ăn như: bột bắp, cám gạo, bột cá,
hèm rượu, các phụ phế phẩm của nhà bếp, phân một số loài gia súc (Từ Thanh Dung

và Trần Thị Thanh Hiền, 1994).
Cá trê lai có tính ăn tương tự như cá trê vàng ăn tạp và rất háu ăn. Cá trê lai ăn mạnh
vào buổi tối, trời mờ sáng (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2006).
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước, về khối lượng cơ thể sinh vật theo thời gian, là
kết quả của sự trao đổi chất. Cơ sở vật chất cho sinh trưởng là các chất dinh dưỡng
trong thức ăn mà cá tiếp nhận từ môi trường nước (Phạm Minh thành và Nguyễn Văn
Kiểm, 2009).
Trong các loài cá trê đang nuôi hiện nay ở ĐBSCL, cá trê phi có sức lớn nhanh nhất,
trọng lượng lớn nhất, kế đến là cá trê lai rồi cá trê vàng. Sức lớn của cá phụ thuộc vào
mật độ cá thả nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn, điều kiện ao nuôi. Nếu điều kiện
chăm sóc tốt, sau thời gian nuôi từ 4 – 7 tháng cá trê phi có thể đạt 0,3 – 1 kg/con. Tuy
nhiên, cá trê phi có đặc điểm là cá cùng đàn nhưng rất chênh lệch nhau về tốc độ lớn.
Trong cùng 1 ao có con vượt đàn lên tới 2kg, nhưng có con chỉ 300 – 400g (Từ Thanh
Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994).
Tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng ở mức trung bình. Ở giai đoạn cá bột lên cá giống,
cá tăng nhanh về chiều dài. Khi đạt kích cỡ từ 15cm trở lên thì trọng lượng của cá tăng
nhanh hơn (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), cá trê vàng lớn 1 tuổi thân dài
20,5cm, nặng 70g. Cỡ cá lớn 2 tuổi thân dài 35cm, nặng 250g. Cỡ cá lớn nhất đợt điều
tra ở ĐBSCL dài 45cm, nặng 495g.
13


Cá trê lai tăng trọng rất nhanh, nếu nuôi với mật độ thích hợp cùng với chế độ cho ăn
và chăm sóc tốt thì sau 3 – 4 tháng nuôi, cá sẽ đạt trọng lượng trung bình 150 – 200
g/con (Đoàn Khắc Độ, 2008).
2.1.4 Đặc điểm sinh sản
Mỗi loài cá đều có tuổi thành thục sinh dục riêng và có thể thay đổi theo những điều
kiện cụ thể. Tuổi thành thục của cá có thể thay đổi khi môi trường sống thay đổi.

Thông thường những loài cá sống ở vĩ độ thấp có nhiệt độ trung bình năm cao thì tuổi
thành thục thấp hơn so với các cá cùng loài nhưng sống ở vĩ độ cao nhiệt độ thấp.
Đồng thời những nơi có đầy đủ dinh dưỡng cá thành thục sinh dục nhanh hơn, khối
lượng cá lớn hơn và hệ số thành thục cao hơn (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
Trong cùng vùng địa lý những loài có kích thước lớn sẽ có tuổi thành thục cao hơn
những loài có kích thước nhỏ (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Cá trê vàng ngoài tự nhiên cá thành thục sau 1 năm tuổi, nhưng trong ao nuôi vỗ cá
thành thục sau 8 tháng tuổi. Cá trê đẻ ở ngoài tự nhiên ở ao, ruộng và vườn mương.
Trong ao do được chăm sóc tốt nên cá có thể đẻ được nhiều lần trong năm từ tháng 3 –
11. Thời gian nuôi vỗ cá trê vàng tốt nhất vào tháng 2 – 5, lúc này cá có hệ số thành
thục cao nhất. Nếu được nuôi vỗ tốt sức sinh sản tối đa của cá trê vàng là 50.000 –
70.000 trứng/kg cá cái. Thông thường sức sinh sản cá trê từ 30.000 – 50.000 trứng/kg
cá cái. Thời gian tái phát dục từ 1,5 – 2 tháng. Hệ số thành thục của cá trê đạt cực đại
vào tháng 5 – 7 (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994).
Cá thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4 – 9 nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 5 – 7.
Sức sinh sản của cá thấp, khoảng 60.000 – 80.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá thuộc
dạng trứng dính, đường kính trứng khoảng 1,1 – 1,3mm. Thời gian nuôi vỗ tái phát
dục khoảng 30 ngày (Trần Ngọc Tuyền, 2011).
Ở miền Nam nước ta mùa đẻ rộ của cá trê phi chậm hơn cá trê vàng. Hệ số thành thục
của cá trê phi lớn nhất vào tháng 1 (khoảng 20%). Ngoài tự nhiện cá trê phi thành thục
sau 2 – 3 năm, trong ao nuôi vỗ là từ 7 – 10 tháng tuổi cá đã thành thục và có thể sinh
sản. Thời gian tái phát dục của cá trê phi rất nhanh khoảng 30 – 35 ngày, 1 con cái
500g mỗi lần đẻ được khoảng 100.000 trứng (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền,
1994).
2.1.5 Phân biệt đực, cái
Phân biệt đực, cái
Cá cái: ở đầu vụ chọn cá bụng to mềm, cơ quan sinh dục màu hồng. Ở giữa vụ
(khoảng tháng 5 – 7) chọn những con bụng to, mềm đều, khi lật lên thấy rõ vết hai
buồng trứng. Lỗ sinh dục màu hồng, nổi gờ hình vành khuyên rõ. Cá đầu vụ cho đẻ
14



khó hơn cá giữa vụ. Muốn chọn chính xác (nhất là giai đoạn cuối tháng 6 đã có một số
cá đã tái phát dục), cần kết hợp với phương pháp thăm trứng: vuốt nhẹ phần bụng dưới
của cá, lấy một số trứng cá quan sát, cá thành thục tốt trứng căng tròn, đều cở, tỷ số
trứng có nhân phân cực từ 70 – 80% trở lên (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền,
1994). Trứng cá trê phi có màu xanh lá mạ còn trứng cá trê vàng có màu vàng nâu (Từ
Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994).
Riêng cá đực nên chọn những cá thể có gai sinh dục dài hình tam giác, phía đầu gai
sinh dục nhọn và nhỏ, phần nhô ra phía sau rất dài thường có màu trắng hay vàng nhạt,
vào mùa sinh sản có màu hồng nhạt (Dương Nhựt Long, 2003).

Cá đực Cá Cái

Hình 2.5 Hình phân biệt đực, cái ở cá trê
Nguồn: www.vietnamling.com.vn

2.1.6 Một số thông tin về kỹ thuật lai tạo cá trê vàng với cá trê phi
Năm 1977, công ty thủy sản nội địa kết hợp với trung tâm nghiên cứu nước ngọt Đình
Bảng lai giữa cá trê vàng đực với cá trê phi cái thu được 300 cá trê bột lai (Phân viện
nghiên cứu Thủy sản 1, 1981).
Năm 1981 Phân viện nghiên cứu Thủy sản 1 đã thực hiện 2 công thức lai trê phi đực
với trê vàng cái và trê phi cái với trê vàng đực. Kết quả lai tạo bước đầu cho thấy các
con lai kết hợp được những ưu thế của bố mẹ như lớn nhanh, thịt ngon. Nhưng công
thức lai trê vàng đực với trê phi cái có tỷ lệ dị hình cao (Phân viện nghiên cứu Thủy
sản 1, 1981).
Cá trê phi đã nhập vào miền Nam nước ta từ 1975 và đến năm 1980 đem ra nuôi ở
miền Bắc. Năm 1983, các nhà khoa học đã tiến hành lai tạo giữa cá trê phi đực với cá
trê vàng tạo ra loài cá trê lai lớn nhanh, thịt ngon, có màu sắc hấp dẫn, có thể nuôi 2 –
15



3 vụ trong một năm Năm 1984 Trung Quốc lai cá trê phi đực với cá trê đen cái để có
con lai thịt cá ngon, nuôi 3 – 4 tháng có thể nặng 0,25 – 0,5kg, con lớn đạt 0,75kg
(Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000).
Việc thử lai tạo cá trê vàng với cá trê phi được bắt đầu vào năm 1985 – 1986 và cũng
mang tính chất tự phát. Sau 1 – 2 năm thử nghiệm kết quả tốt thì phong trào nuôi cá trê
lai bắt đầu phát triển mạnh. Ngày nay, cá trê lai đã và đang là đối tượng được nuôi phổ
biến ở ĐBSCL do chúng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai đặc biệt là nguồn
giống cá trê lai rất phong phú do việc lai tạo ra con lai giữa cá trê phi đực với cá trê
vàng cái tương đối dễ dàng (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Vào năm 1982 – 1987 ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh ĐBSCL đã sản xuất ra
một lượng cá trê phi giống khá lớn đủ cung cấp cho người nuôi và việc nuôi cá trê phi
đã đem lại nguồn thu đáng kể cho người nuôi cá. Do sự có mặt của cá trê phi ở các
tỉnh Nam bộ mà từ đó biện pháp kỹ thuật lai tạo giữa trê phi với trê vàng ra đời. Vấn
đề lai tạo giữa cá trê phi và cá trê vàng cũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Lê Phương Hà (1989) sử dụng 3 não thùy kết hợp với HCG liều 6.000UI/kg cá cái,
kích thích sinh sản cá trê vàng đạt tỷ lệ rụng trứng trên 90%. Đối với cá trê phi,
Nguyễn Gia Ban và cộng tác viên đã cho sinh sản nhân tạo bằng kích thích tố là não
thùy và HCG đạt kết quả cao. Dùng não thùy với liều 18mg/kg cá, HCG 10.000 –
12.000UI/kg cá, cá rụng trứng sau 12 giờ với tỷ lệ thụ tinh 60 – 80% (Dương Thúy
Yên và Vũ Ngọc Út, 1991).
Trong hai năm 1990 và 1991 một số cơ sở sản xuất cá giống ở Cần Thơ và thành phố
Hồ Chí Minh đã tiến hành lai tạo cá trê vàng và cá trê phi. Kết quả con lai F1 có tốc độ
sinh trưởng nhanh hơn cá trê vàng nhưng chậm hơn cá trê phi (Nguyễn Văn Kiểm,
1993).
Bên cạnh đó còn có những nghiên cứu về khả năng sinh sản của con lai (1993 – 1994)
cũng cho thấy khả năng thụ tinh của chúng rất thấp và tỷ lệ dị hình cao. Nguyên nhân
đó là do mật độ tinh trùng cá đực quá thấp, không đủ hoạt lực để hoạt hóa và thụ tinh
(Nguyễn Văn Ngọc, 1994).

2.2 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sinh sản cá
2.2.1 Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước là yếu tố sinh thái quan trọng, có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của
tất cả các loài cá. Giá trị nhiệt độ thích hợp cho quá trình đẻ trứng khác nhau tùy theo
loài. Phần lớn các loài cá sinh sản ở nhiệt độ mát mẻ (Phạm Minh Thành, 2005).
Vào đầu mùa mưa ở ĐBSCL, khi nhiệt độ chuyển từ cao (tháng 3, tháng 4 ở cuối mùa
khô) xuống mát mẻ (tháng 5, tháng 6 đầu mùa mưa) được coi là tín hiệu sinh sản của
16


nhiều loài cá ở khu vực này. Thời điểm (tháng 5, 6) là lúc các loài cá ở ĐBSCL tham
gia sinh sản nhiều nhất (Phạm Minh Thành, 2005).
2.2.2 Ôxy hòa tan trong nước
Cá không thể tham gia sinh sản trong điều kiện ôxy hòa tan thấp dưới yêu cầu sinh sản
của loài. Trong tự nhiên, tại các bãi sinh sản của cá, thường thì ôxy có hàm lượng cao
thích hợp cho sinh sản của loài. Trong nhân tạo, rất nhiều trường hợp yếu tố nội tại và
các yếu tố môi trường khác thuận lợi nhưng ôxy thấp thí cá vẫn không tham gia sinh
sản. Thậm chí nhiều trường hợp cá đã rụng trứng vẫn không sinh sản được. Nhìn
chung, yêu cầu trong các dụng cụ cho cá đẻ của hầu hết các loài cá ở ĐBSCL cần có
giá trị Ôxy hòa tan từ 5ppm trở lên là thích hợp (Phạm Minh Thành, 2005).
2.2.3 pH
Tất cả các loài cá không sinh sản khi pH nằm ngoài giới hạn thích hợp. Trong quá
trình sinh sản của cá, nếu pH có giá trị thấp hơn 6,0 thì hầu hết các loài cá nuôi ở
ĐBSCL có biểu hiện sinh sản kém cụ thể cá không sinh sản, hoặc trứng và phôi bị hư
nhiều…(Phạm Minh Thành, 2005).
2.3 Vấn đề sử dụng kích thích tố cho cá sinh sản
Việc sử dụng kích thích tố kích thích cá sinh sản đúng với tiến trình thành thục của cá
sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại có thể đem lại kết quả âm. Do đó, nguyên tắc cơ
bản của vấn đề kích thích cá sinh sản nhân tạo là phải sử dụng đúng chủng loại kích tố,
đúng liều lượng và thứ tự có trước có sau theo bản chất tác dụng của kích tố. Trong

sinh sản nhân tạo cá, tùy theo trường hợp cụ thể mà có số lần tiêm kích thích tố cho cá
khác nhau. Nhưng biện pháp tiêm nhiều lần với liều lượng thấp phù hợp với từng giai
đoạn thành thục của tế bào trứng được coi là nguyên tắc chung khi kích thích cá sinh
sản (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
Để kích thích cá sinh sản tốt nhất, người ta thường tiêm hai liều: liều sơ bộ và liều
quyết định. Lượng thuốc cho liều sơ bộ bằng 1/3 tổng liều lượng sử dụng, 2/3 còn lại
tiêm cho liều quyết định. Giữa lần tiêm liều sơ bộ và liều quyết định phải cách nhau từ
7 – 8 giờ (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), thời gian hiệu ứng của thuốc phụ
thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng xuống thấp thời gian hiệu ứng càng kéo dài ra, thông
thường trứng rụng sau khi tiêm liều quyết định từ 10 – 15 giờ ở nhiệt độ 27 – 310C.
Vị trí tiêm tốt nhất là cơ lưng phía trước, trên đường bên, dưới vây lưng của cá. Thể
tích dung dịch thuốc mỗi lần tiêm không quá 1ml.
2.4 Hormon sử dụng kích thích cá sinh sản
2.4.1 LHRH-A (Luteotropin Hormon Releasing Hormon Analog)
17


Là hormone nhân tạo được viết ngắn gọn là LRH-A. Loại hormone này có tác dụng
như GnRH và được sử dụng kèm với thụ thể nhân tạo kháng Dopamine là
Domperidone. Ở nước ta LRH-A và Domperidone được sử dụng trong khoảng 20 năm
gần đây, hiện nay được dùng rất phổ biến trên nhiều loại cá, được nhập từ Trung Quốc,
có giá rẻ lại không gây phản ứng phụ và phản ứng miễn dịch ở cá nếu sử dụng với liều
lượng hợp lý (Nguyễn Tường Anh, 1999).
Tuy nhiên khi sử dụng LRH-A kích thích sinh sản cá thì có nhược điểm là kéo dài thời
gian tái thành thục của cá so với sử dụng HCG hoặc não thùy. Nguyên nhân cơ bản là
LRH-A đã làm cho cá cạn kiệt FSH và LH từ não thùy cho quá trình chín và rụng
trứng (Nguyễn Tường Anh, 1999).

Hình 2.6 Hình LHRH-A

2.4.2 DOM (Domperidone)
Là tên hóa học của thụ thể nhân tạo, có tên thương mại khác nhau nhưng tên thường
dùng là Motilium (viên DOM), 1 viên DOM có khối lượng 10mg (Phạm Minh Thành
và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Khi nghiên cứu sâu hơn về sinh sản của cá, người ta đã phát hiện ra cơ chế ngăn cản
sự tổng hợp và phóng thích hormone của não thùy của Dopamine là Domperidone
(DOM) đã làm hạn chế sự hoạt động của Dompamine mà tăng sự tiết kích tố của não
thùy từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của cá.

18 Domperidone
Hình 2.7 Hình


CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 2/2012 – 6/2012.
Địa điểm: tại trường Đại học Tây Đô
3.2 Vật liệu nghiên cứu
 Cá bố mẹ: trê vàng cái và đực, trê phi cái và đực
 Lưới, vợt vớt cá bố mẹ, máy sục khí, máy bơm, thùng xốp
 Thau, khay, xô, ống nhựa, khăn, muỗng, lông gà
 Kính hiển vi, đĩa petri, cốc thủy tinh, nhiệt kế, test pH…
 Cối sứ và chày sứ, khung lưới, vợt vớt trứng
 Kim tiêm, ống tiêm, nước muối sinh lý
 Dụng cụ mổ cá: kéo, kim mũi giáo, dao...
 Một số dụng cụ khác
 Kích thích tố sử dụng:
LHRH-A (Luteotropin Hormon Releasing Hormon Analog), mỗi ống 200µg.

DOM tên thương mại Motilium, mỗi viên 10mg.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: cá trê vàng cái lai với cá trê phi đực
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức với liều lượng LHRH-a khác nhau, mỗi nghiệm thức
được lập lại 3 lần. Thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Liều lượng LHRH-a + DOM dùng trong thí nghiệm 1
Thí nghiệm

Kích dục tố

Liều lượng/kg cá
cái

Tỷ lệ (đực:cái)

I

LHRH-a + DOM

50µg + 10mg

3:1

II

LHRH-a + DOM

100µg + 10mg


3:1

19


III

LHRH-a + DOM

150µg + 10mg

3:1

Thí nghiệm 2: cá trê vàng đực lai với cá trê phi cái
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức với liều lượng LHRH-a khác nhau, mỗi nghiệm thức
được lập lại 3 lần. Thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Liều lượng LHRH-a + DOM dùng trong thí nghiệm 2
Thí nghiệm

Kích dục tố

Liều lượng/kg cá
cái

Tỷ lệ (đực:cái)

I

LHRH-a + DOM


50µg + 10mg

1:1

II

LHRH-a + DOM

100µg + 10mg

1:1

III

LHRH-a + DOM

150µg + 10mg

1:1

3.3.2 Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ
Khối lượng cá trê vàng cái từ 120 – 150 g/con, cá trê phi đực từ 1 – 1,5 kg/con.
Khối lượng cá trê phi cái từ 500 – 750 g/con, cá trê vàng đực từ 150 – 170 g/con.
Hình dáng bên ngoài: chọn những cá bố mẹ khỏe mạnh, cơ thể hoàn chỉnh, không có
dấu hiệu bệnh tật.
Đối với cá cái: bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục có màu hồng. Khi vuốt bụng thì chảy ra
ít trứng, trứng phải có màu sắc đặc trưng vàng nâu, kích thước các hạt trứng đồng đều,
rời rạc.
Đối với cá đực: bụng thon, rắn chắc, gai sinh dục dài.
3.3.3 Kích thích tố sử dụng

Sử dụng kích thích tố là LHRH-a kết hợp với DOM.
Cá trê vàng cái chích 2 liều. Liều sơ bộ với lượng thuốc bằng 1/3 tổng liều. Liều quyết
định chích cách liều sơ bộ 6 tiếng với lượng thuốc còn lại. Thể tích tiêm 0,5ml/con.
Cá trê phi cái chỉ chích 1 liều duy nhất. Thể tích tiêm 1ml/con.
Cá đực ở cả 2 thí nghiệm đều không tiêm kích thích tố.
Vị trí tiêm: tiêm ở cơ lưng của cá, độ lệch của kim tiêm một góc 30 - 450 so với thân cá.
Khi tiêm phải nhẹ và nhanh.

20


Hình 3.1 Kỹ thuật tiêm cá
3.3.4 Thụ tinh nhân tạo
Sau khi tiêm cá xong, giữ cá trong thùng chứa và chờ tới khi trứng rụng. Khi kiểm tra
thấy trứng rụng thì sau khoảng 30 phút thì tiến hành vuốt trứng và thụ tinh nhân tạo.
Khi vuốt trứng cá phải luôn giữ tay khô trong suốt quá trình vuốt trứng. Trứng được
vuốt vào dụng cụ khô và sạch, tránh tiếp xúc với nước trong quá trình vuốt. Sau khi
vuốt trứng cá cái xong tiến hành cho trứng thụ tinh bắt cách bắt cá đực vuốt tinh trực
tiếp vào trứng và dùng lông gà khuấy đều khoảng 10 – 15 giây để trứng thụ tinh. Tiếp
đó cho nước lọc vào ngập trứng để rửa trứng, rửa khoảng 2 lần thì tiến hành ấp trứng.

Hình 3.2 Một số thao tác kỹ thuật trong sinh sản cá trê vàng cái

Hình 3.3 Một số thao tác kỹ thuật trong sinh sản cá trê phi cái
Phương pháp định lượng trứng: sử dụng phương pháp thể tích.
Để toàn bộ trứng đã cho thụ tinh vào 1 cốc có vạch, sau đó lấy ra 1 ml thể tích ra để
đếm. Lấy số trứng đếm được nhân với tổng số ml có trong cốc.
21



Hình 3.4 Phương pháp định lượng trứng
3.3.5 Ấp trứng
Trứng sau khi thụ tinh xong thì dùng giá thể là 1 khung lưới được nẹp bằng các thanh
gỗ để nó căng ra. Cho khung chìm trong thùng xốp có sục khí đã chuẩn bị trước đó và
rãi trứng thật đều để trứng bám hết lên khung lưới. Mỗi thùng xốp bố trí 500 trứng,
tránh rãi trứng quá dày trứng sẽ dễ bị hư.
Sau khi trứng nở được 3 – 4 giờ, lấy khung lưới ra khỏi thùng xốp để tránh trường hợp
trứng ung còn trên khung lưới bị phân hủy và làm ô nhiễm nước.
3.3.6 Chăm sóc và quản lý
Thùng xốp được thay nước định kỳ 4 tiếng/lần, thay liên tục trong 3 ngày. Mỗi lần chỉ
thay 1/3 thể tích thùng xốp và đồng thời quan sát tình trạng hoạt động của cá.
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán
3.4.1 Các chỉ tiêu về môi trường
Nhiệt độ: ngày đo 2 lần bằng nhiệt kế vào 6 giờ và 14 giờ.
pH, ôxy: kiểm tra bằng dụng cụ test môi trường, ngày đo 2 lần vào 6 giờ và 14 giờ.
3.4.2 Một số chỉ tiêu trong sinh sản cá
Các chỉ tiêu theo dõi được tính theo công thức sau:
Thời gian hiệu ứng thuốc (giờ): là thời gian sau khi tiêm xong liều quyết định cho đến
khi cá bắt đầu rụng trứng.
Tỷ lệ cá đẻ: số cá cái đẻ trên tổng số cá cái được tiêm
Số cá cái đẻ


Tỷ lệ cá đẻ (%) =

 100

Tổng số cá cái được tiêm
L
22


(3.1)


Sức sinh sản tương đối được xác định bằng phương pháp đếm mẫu thể tích. Sau khi
cho trứng thụ tinh xong thì lấy 1ml trứng ở trong cốc để đếm rồi nhân với tổng thể tích
có trong cốc. Sức sinh sản tương đối là số trứng thu được tính trên khối lượng cá tham
gia sinh sản
Tổng số trứng cá đẻ


Sức sinh sản tương đối (trứng/kg cá cái) =
1kg cá cái tham gia sinh sản

Tỷ lệ thụ tinh là tổng số trứng đã thụ tinh trên tổng số trứng quan sát. Tỷ lệ thụ tinh
được xác định khi trứng phát triển đến giai đoạn đầu phôi vị. Tỷ lệ thụ tinh được xác
định bằng cách đếm số trứng đã thụ tinh ở trong mỗi thùng ấp trứng cá.
Tổng số trứng thụ tinh


Tỷ lệ thụ tinh (%) =

 100

(3.2)

Tổng số trứng quan sát
L
Tỷ lệ nở được xác định bằng tổng số trứng nở trên tổng số trứng thụ tinh. Đếm số
trứng nở còn lại ở trong mỗi thùng ấp trứng cá để tính tỷ lệ nở.

Tổng số trứng nở


Tỷ lệ nở (%) =

Tổng số trứng thụ tinh

 100

(3.3)

Tiến hành đếm số cá nởlúc ban đầu và số cá sau thu hoạch ở mỗi thùng xốp. Sau đó
tính toán tỷ lệ sống bằng công thức
Số cá thể cuối


Tỷ lệ sống sau 3 ngày tuổi (%) =

 100

(3.4)

Số cá nở
L
Tỷ lệ dị hình là tổng số cá thể dị hình trên tổng số cá thể quan sát. Lấy khoảng 20%
tổng số cá thể có ở mỗi thùng xốp để đem lên kính hiển vi quan sát sự dị hình.
Tổng số cá thể dị hình


 100


Tỷ lệ dị hình (%) =

(3.5)

Tổng số cá thể quan sát
L
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các chỉ tiêu theo dõi được tính toán các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn bằng phần
mềm Microsoft Excel, xử lý thống kê bằng phần mềm Statistica 5.0.
23


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thí nghiệm 1: Lai tạo cá trê vàng cái với cá trê phi đực
4.1.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm 1
Một số về chỉ tiêu về môi trường như: nhiệt độ, ôxy, pH được theo dõi tại dụng cụ
chứa cá bố mẹ và thùng xốp ấp trứng cá được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Điều kiện môi trường thí nghiệm 1
Yếu tố môi trường

Dụng cụ chứa cá bố mẹ

Thùng ấp trứng cá

Nhiệt độ (0C)

28,5 ± 0,42


28,8 ± 0,48

Ôxy (mg/l)

4,67 ± 0,48

5,00 ± 0,00

pH

8,0 ± 0,42

8,33 ± 0,38

Giá trị được thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Các yếu tố môi trường có tác động rất lớn đến quá trình sống, sinh sản và phát triển
của cá bột, một sự thay đổi đột ngột về yếu tố môi trường nào đó cũng gây ảnh hưởng
đến quá trình sống và phát triển của chúng. Bởi vì trong giai đoạn này cá còn rất yếu
do các cơ quan của chúng chưa phát triển một cách hoàn chỉnh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy nhiệt độ tại dụng cụ chứa cá bố mẹ trung bình là 28,5 ± 0,42 dao động từ 28 –
290C là phù hợp với sự sinh sản của cá vì theo Dương Nhựt Long (2003), nhiệt độ để
đảm bảo cá trê vàng sinh sản là từ 25 – 320C.
Qua bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ trung bình tại thùng ấp trứng cá là 28,8 ± 0,48 (dao
động từ 28 – 29,50C) đều nằm trong khoảng thích hợp. Theo Dương Nhựt Long (2003),
nhiệt độ nước bể ấp từ 25 – 320C nhưng tối ưu là 28 – 300C. Trong quá trình ấp thì
nhiệt độ nước phải ổn định không được chênh lệch quá 20C. Kết quả nghiên cứu cho
thấy nhiệt độ trung bình tại thùng ấp trứng cá là thích hợp cho sự phát triển của phôi cá.
Ôxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước.

Ôxy rất cần cho đời sống sinh vật, đặc biệt là thủy sinh vật do hệ số khuếch tán của
ôxy trong nước nhỏ hơn rất nhiều so với không khí nên dễ xảy ra hiện tượng thiếu ôxy
cục bộ trong thủy vực (Trương Quốc Phú, 2006). Qua bảng trên cho thấy ôxy trung
bình của dụng cụ chứa cá bố mẹ là 4,67 ± 0,48 (dao động từ 4 – 5mg/l) đều nằm trong
khoảng thích hợp. Theo Trương Quốc Phú (2006) nồng độ hòa tan ôxy lý tưởng cho sự
24


phát triển của tôm cá là trên 5mg/l. Do đó kết quả trên là thích hợp và không ảnh
hưởng xấu tới sự phát triển của cá.
PH là nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với đời sống thủy
sinh vật như: sinh trưởng, sinh sản và dinh dưỡng. PH thích hợp cho thủy sinh vật là
6,5 – 9 (Trương Quốc Phú, 2006). Qua bảng số liệu cho thấy pH trung bình ở dụng cụ
chứa cá bố mẹ là 8,0 ± 0,42 (dao động từ 7,5 – 8, 5) đều nằm trong khoảng cho phép.
Do đó, nhiệt độ tại dụng cụ chứa cá bố mẹ là thích hợp với sự sinh sản của cá. PH
thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9 (Trương Quốc Phú, 2006).
Qua bảng 4.1 cho thấy pH trung bình ở thùng ấp trứng cá là 8,33 ± 0,38 (dao động từ 8
– 9) đều phù hợp cho sự phát triển của cá. Vì theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn
Kiểm (2009), hầu hết phôi các loài cá đều không có khả năng phát triển trong môi
trường có pH quá cao hoặc quá thấp (pH nhỏ hơn 5 hoặc pH lớn hơn 9) và cần pH ổn
định. Thay đổi dù rất nhỏ về pH cũng ảnh hưởng xấu tới phôi. Do đó kết quả trên đều
nằm trong khoảng thích hợp
Tóm lại, kết quả của các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm đều nằm trong
khoảng thích hợp cho cá sinh sản và phát triển tốt của phôi (trứng cá).
4.1.2 Một số chỉ tiêu về sinh sản ở thí nghiệm 1
Các chỉ tiêu sinh sản được trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2: Kết quả một số chỉ tiêu sinh sản của cá ở thí nghiệm 1
Liều lượng kích dục tố (µg/kg cá cái)
Chỉ tiêu sinh sản


NT I

NT II

NT III

Thời gian hiệu ứng thuốc (giờ)

10h15

10h05

9h53

Tỷ lệ cá đẻ (%)

100

100

100

Sức sinh sản tương đối
(trứng/kg cá cái)

49.088±1.633c

61.596± 3.730b

66.597±1.422a


Tỷ lệ thụ tinh (%)

70,9±5,82b

82,8±2,36a

82,9±2,80a

Tỷ lệ nở (%)

81,5±1,27ab

84,6±3,06a

78,3±2,27b

Tỷ lệ dị hình (%)

6,11±2,71a

5,92±1,70a

7,04±1,70a

Tỷ lệ sống (%)

59,4±2,42a

57,9±3,35a


55,4±3,20a

Các giá trị trong cùng một hàng có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Thời gian hiệu ứng của cá đối với kích thích tố có xu hướng rút ngắn khi liều lượng
kích thích tố cá nhận được tăng lên. Tuy nhiên, khoảng thời gian hiệu ứng cá ở thí
25


×