Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) tại huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 52620301

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN
NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)
TẠI CAO LÃNH - ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện
DƯƠNG MINH TẤN
MSSV: 0853040106
Lớp: NTTS – Khóa III

Cần Thơ, 2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 52620301

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN
NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)
TẠI CAO LÃNH - ĐỒNG THÁP



Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. NGUYỄN HỮU LỘC

DƯƠNG MINH TẤN
MSSV: 0853040106
Lớp: NTTS – Khóa III

Cần Thơ, 2012

2


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Sinh viên thực hiện: DƯƠNG MINH TẤN
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K3
Đề tài đã hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ
khóa luận tốt nghiệp Đại học Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây
Đô.

Cần thơ, ngày 24 tháng 6 năm 2012
Cán bộ hướng dẫn


Sinh viên thực hiện

Ths. NGUYỄN HỮU LỘC

DƯƠNG MINH TẤN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Ths. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN

3


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ............................................................................................................................. i
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................v
LỜI CẢM TẠ.........................................................................................................................vi ..
TÓM TẮT..............................................................................................................................vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu ..................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của tôm càng xanh ............................................................ .3
2.1.1 Vị trí phân loại

......................................................................................3


2.1.2 Phân bố.............................................................................................................3
2.1.3 Vòng đời tôm càng xanh ................................................................................ 3
2.1.4 Sức sinh sản tôm càng xanh.............................................................................5
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và yêu cầu môi trường sống........................................6
2.1.5.1 Đặc điểm sinh trưởng......................................................................6
2.1.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng........................................................................6
2.1.5.3 Yêu cầu môi trường sống.................................................................6
2.2 Tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam............................................................... 7
2.2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới ..................................................................... 7
2.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam ...................................................................... 8
2.3.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Đồng Tháp ............................................. 9
2.3 Một số nhu cầu và nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tôm ............................................. 10
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 15
3.1. Thời gian và địa điểm ................................................................................................ 15
3.2. Vật liệu và trang thiết bị ............................................................................................ 15
4


3.3. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................... 15
3.3.1 Thu thập số liệu ....................................................................................................... 15
3.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................. ….16
3.4 Các thông tin được sử dụng trong điều tra ............................................................... 16
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 17
4.1 Thông tin chung ......................................................................................................... ..17
4.2 Thông tin mô hình nuôi.............................................................................................. ..19
4.3 Thông tin về thức ăn .................................................................................................. ..21
4.3.1 Tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi TCX........................................................... ..21
4.3.2 Lượng thức ăn sử dụng trung bình trên ha/vụ và giá trung bình của các loại thức ăn 23
4.3.3 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn ............................................................ 23

4.3.4 Tỉ lệ sống, năng suất, hiệu quả của mô hình nuôi.........................................................30
4.3.5 Ảnh hưởng của mật độ thả nuôi đến tỉ lệ sống và năng suất
4.3.6 Ảnh hưởng của diện tích nuôi đến tỉ lệ sống và năng suất
4.3.7 Giá thành của mỗi loại đạm trong TACN
4.3.8 Hệ số FCR của thức ăn
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................... 36
5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 36
5.2 Đề xuất ....................................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 37
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................................... A
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................... B

5


DANH SÁCH HÌNH

Trang
Hình 2.1: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh ...................................... ..4
Hình 3.1: Bản đồ hành chánh huyện Cao Lãnh ............................................................... 15
Hình 4.1: Tỉ lệ phần trăm tuổi của các chủ hộ ................................................................ 17
Hình 4.2: Tỉ lệ phần trăm trình độ văn hoá của người nuôi ............................................ 18
Hình 4.3: Tỉ lệ hộ nuôi sử dụng các loại thức ăn khác nhau ........................................... 22
Hình 4.4: Tỉ lệ hộ nuôi sử dụng các loại hoá chất trong thức ăn ...................................... 23
Hình 4.5: Giá trung bình của các loại thức ăn cho nuôi TCX .......................................... 24
Hình 4.6: Sơ đồ kênh phân phối TACN. ......................................................................... 24
Hình 4.7: Trung bình chi phí đầu tư cho ao nuôi (tính/ha) ............................................. 31
Hình 4.8: Phần trăm hộ nuôi đạt lợi nhuận cao và thấp. ................................................. 31

6



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh ........................................... ..5
Bảng 2.2 Điều kiện môi trường thích hợp cho sự phát triển ấu trùng tôm càng xanh............6
Bảng 2.3 Thành phần sinh hóa (%) của một số loại bột cá ................................................. 11
Bảng 2.4 Thành phần sinh hoá một số nguồn protein động vật .......................................... 12
Bảng 2.5 Hàm lượng các acid amin thiết yếu của protein trong cơ thịt tôm và một số
loài khác ........................................................................................................................... 12
Bảng 2.6 Lượng Vitamin đề nghị bổ sung và lượng tối đa trong khẩu phần ăn của tôm ..... 14
Bảng 2.7 Hổn hợp vitamin ................................................................................................ 14
Bảng 4.1 Thông tin chung về mô hình nuôi ....................................................................... 21
Bảng 4.2 Tỉ lệ % protein trong thức ăn .............................................................................. 25
Bảng 4.3 Tỉ lệ % chất béo trong thức ăn ............................................................................ 26
Bảng 4.4 Nhu cầu lipid của một số loài tôm nuôi .............................................................. 27
Bảng 4.5 Tỉ lệ % chất xơ dao động của các loại thức ăn ................................................... 28
Bảng 4.6 Tỉ lệ % tinh bột sử dụng tối đa trong thức ăn cho một số loài Tôm (Theo Trần Thị
Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009) .......................................................................... 29
Bảng 4.7 Tỉ lệ sống và năng suất của mô hình khảo sát ..................................................... 30
Bảng 4.8 Hiệu quả của mô hình nuôi................................................................................. 30
Bàng 4.9 Nhóm mật độ thả nuôi, tỉ lệ sống và năng suất.................................................... 31
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của diện tích nuôi đến tỉ lệ sống và năng suất ................................. 32
Bảng 4.11 Giá bình quân của các loại đạm ........................................................................ 33

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TCX
ĐBSCL
FCR
TACN
NTTS

Tôm càng xanh
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Hệ số thức ăn
Thức ăn công nghiệp
Nuôi trồng thuỷ sản

8


LỜI CẢM TẠ

Để đạt được kết quả trong luận văn này tôi đã được sự giúp đỡ rất nhiều từ thầy cô,
bạn bè và gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh Học Ứng
Dụng Trường Đại Học Tây Đô, đã tạo điều kiện để tôi được học tập nghiên cứu nâng
cao trình độ trong năm qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn, Th.s Nguyễn Hữu Lộc, đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
thời gian thực hiện đề tài và viết khoá luận.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô giảng dạy đã tận tâm truyền đạt cho
tôi những kiến thức chuyên môn trong thời gian học tập.
Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người thân đã động viên, giúp đỡ
về vật chất và tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập.


9


TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2012 đến 06/2012, thông qua khảo sát 30 hộ nuôi
tôm tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, nhằm tổng hợp tình hình thực tế sử dụng thức ăn của
người nuôi tôm vùng Cao Lãnh, là cơ sở cho các nghiên cứu sử dụng hiệu quả thức
ăn nuôi TCX, đồng thời góp phần cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm tại huyện Cao
Lãnh nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung.
Kết quả khảo sát cho thấy, các hộ nuôi có diện tích nuôi trung bình là 8.017m2. Tuy
mô hình nuôi TCX mới phát triển gần đây, nhưng kinh nghiệm nuôi trung bình của
người nuôi khá lâu (4,1±1,8) năm, mật độ thả nuôi bình quân là 17 con/m2, kích cỡ
thả giống trung bình là 90.367 con/kg, hệ số thức ăn dao động (0,8-1,9). Có tới 100%
hộ sử dụng hoàn toàn TACN trong quá trình nuôi. Trong đó, TACN có 7 loại thức ăn
khác nhau được các chủ hộ sử dụng. Thức ăn được hộ sử dụng nhiều nhất là thức ăn
mang nhãn hiệu Nice (chiếm 60% số hộ khảo sát), kế đến là thức ăn Uni-president
(chiếm 30%), thức ăn Grobest (chiếm 20%), thức ăn Scambi (chiếm 13,3%), thức ăn
Temboy (chiếm 10%), thức ăn Mega chiếm (6,7 %), cargill (chiếm 3,3%). Chi phí
thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất 73% trong tổng chi phí, chi phí giống chiếm 21%, chi
phi phí thuốc 3%, chi phí cải tạo 2% và cuối chi phí khác 1%. Giá bình quân của mỗi
loại thức ăn đều khác nhau, thức ăn có độ đạm cao thì giá thành cao, thức ăn có độ
đạm thấp thì giá thành thấp.
*Từ khóa: tôm càng xanh, thức ăn tôm, Macrobrachium rosenbergi

10


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm có kích cỡ lớn nhất trong
nhóm tôm nước ngọt và là một đối tượng quan trọng trong nuôi trồng và khai thác
thủy sản. Trong tự nhiên, Tôm càng xanh (TCX) phân bố tập trung ở khu vực Ấn Độ
Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở khu vực từ Châu Úc đến New
Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, TCX phân bố tự nhiên chủ yếu ở các
tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Nguyễn Thanh
Phương và ctv., 2003).
Theo Lê Đức Ngoan và ctv. (2009) thì nuôi trồng thủy sản trong những năm qua có
những bước phát triển mạnh về quy mô, năng suất, chất lượng và kim ngạch xuất
khẩu. Theo Nguyễn Như Tiệp (2004) thì sản lượng Tôm càng xanh nuôi năm 2003
vào khoảng 2.500 tấn. Hiện nay, nghề nuôi TCX ở ĐBSCL đã và đang ngày càng
phát triển mạnh. Trong năm 2005, toàn ĐBSCL có diện tích nuôi TCX khoảng 5.680
ha với sản lượng ước đạt 6.012 tấn. Trong năm 2006, diện tích nuôi là 9.077 ha với
sản lượng khoảng 9.514 tấn (Lê Xuân Sinh, 2008).
Để phát triển thủy sản bền vững thì phải đổi mới phương thức nuôi theo hướng thâm
canh, tăng năng suất, không ngừng nâng cao chất lượng thức ăn, hạ giá thành sản
phẩm, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Do đó, thức ăn là một yếu tố quan
trọng trong sự phát triển đồng bộ nghề nuôi tôm, đảm bảo tính bền vững và hiệu quả
nuôi. Thực trạng nuôi tôm trong những năm qua cho thấy người nuôi luôn đối mặt
với tình trạng tôm chết, dịch bệnh và chậm lớn. Trong đó có thức ăn nuôi tôm chất
lượng chưa cao, hệ số tiêu hóa FCR cao. Bên cạnh sự phát triển, vấn đề suy thoái
kinh tế, dịch bệnh đã khiến nghề nuôi tôm rơi vào tình trạng khó khăn. Đặc biệt giá
thức ăn không ổn định và tăng lên nhiều lần gây khó khăn cho việc nuôi tôm do thức
ăn đóng vai trò quan trọng chiếm tỉ lệ 60%- 80% tổng chi phí. Vì vậy, đề tài “Khảo
sát tình hình sử dụng thức ăn nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện nhằm tổng hợp tình hình
thực tế sử dụng thức ăn của người nuôi tôm vùng Cao Lãnh, đồng thời là cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp theo, góp phần quản lý hiệu quả việc sử dụng thức ăn nuôi tôm
càng xanh.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả sử dụng và quản lý thức ăn trong nuôi tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii) thương phẩm tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
11


1.3. Nội dung nghiên cứu
 Khảo sát thu thập thông tin về hiện trạng nuôi tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii) ở Cao Lãnh, Đồng Tháp.
 Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn trong mô hình nuôi tôm càng
xanh (Macrobrachium rosenbergii) được điều tra.

12


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của tôm càng xanh
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv. (2001), tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Arthoropoda
Lớp: Crustacae
Bộ: Decapoda
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii De Man 1879.
2.1.2 Phân bố
Ở Việt Nam chúng phân bố tự nhiên vùng nước ngọt và lợ (độ mặn 6 – 20‰) phía
Nam từ Nha Trang trở vào tới Đồng Bằng Nam Bộ; Trên thế giới, chúng phân bố tự

nhiên vùng Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương và từ Ấn Độ đến Đông Dương, Philippine,
New Guinea, Bắc Autralia (Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2001).
2.1.3 Vòng đời tôm càng xanh
Vòng đời tôm càng xanh có 4 giai đoạn bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và
tôm trưởng thành (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2003). Thời gian và tốc độ tăng
trưởng ở mỗi giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi môi trường, đặc biệt là nhiệt độ nước và
thức ăn (Nandlal et al., 2005). Tôm càng xanh trưởng thành sống chủ yếu ở nước
ngọt. Khi thành thục tôm bắt cặp, để trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ, tôm
mẹ ôm trứng di cư ra vùng cửa sông nước lợ (6 – 18‰) để nở. Theo Nandlal et al.,
(2005). Ấu trùng nở ra sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu
trùng (postlarvae), (xem hình 1 và bảng 1). Postlarvae có xu hướng tiến vào vùng
nước ngọt như sông rạch, ruộng, ao hồ…, ở đó chúng sống và lớn lên, khi trưởng
thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và vòng
đời tiếp tục (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).

13


Hình 2.1: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh (Nguồn: Takuji
Fujimura, trích bởi Nandlal et al., 2005)

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Giai đoạn 4

Giai đoạn 5


Giai đoạn 6

Giai đoạn 7

Giai đoạn 8

Giai đoạn 9

14


Giai đoạn 10

Giai đoạn 11

Tôm bột (Postlarvae)

Bảng 2.1: Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh (Uno và Soo, 1969,
trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
Giai đoạn ấu trùng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX

X
XI
PL

Ngày tuổi
1
2
3–4
4–6
5–8
7 – 10
11 – 17
13 – 20
15 – 22
17 – 23
23 – 35
23 – 35

Đặc điểm nhận dạng
Không có cuống mắt
Có cuống mắt
Có sự hiện diện của Uropods
Có 2 gai ở lưng
Các telson hẹp và có hình thon dài
Có sự hiện diện của các núm chân bụng
Các chân bụng chẻ đôi
Các chân bụng có các tơ cứng
Nhánh chân trong của chân bụng xuất hiện
Có 3 – 4 răng trên chủy
Xuất hiện răng dưới chủy

Có tập tính giống tôm trưởng thành

2.1.4 Sức sinh sản tôm càng xanh
Tôm càng xanh thành thục lần đầu từ 15 – 35g trong vòng 4 – 6 tháng. Khi thành
thục, tôm bắt cặp, đẻ trứng và trứng dính vào 4 cặp chân bụng đầu của tôm mẹ. Tôm
mẹ ôm trứng di cư ra vùng cửa sông nước lợ (6-18‰) để trứng nở (Nguyễn Thanh
Phương và ctv., 2003).
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003) sau khi giao vỹ và đẻ trứng, phải mất 17
– 23 ngày trứng tôm mới phát triển đầy đủ, trứng phát triển tốt ở nhiệt độ nước 28 –
30°C. Trong thời gian này, các chân bơi của tôm mẹ hoạt động liên tục. Những quả
trứng ban đầu có dạng elip và màu cam tươi sáng, sau đó chuyển sang màu nâu sậm
và vài ngày sau thì trứng nở. Lượng trứng trên tôm mẹ phụ thuộc vào kích cỡ và dao
động từ 3.000 đến 80.000 trứng/tôm mẹ.

15


2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và yêu cầu môi trường sống.
2.1.5.1 Đặc điểm sinh trưởng
Trong quá trình lớn lên, tôm trải qua nhiều lần lột xác. Chu kỳ lột xác của tôm tùy
thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính và điều kiện
sinh lý của chúng. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn và tôm đực lớn
nhanh hơn tôm cái. (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
2.1.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng
TCX ăn tạp thiên về động vật như nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác côn
trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn...
Nhu cầu chất đạm: tôm giống khoảng 27 – 35% và tôm bố mẹ khoảng 40 – 45%.
Nhu cầu chất béo : hàm lượng lipid thích hợp cho tôm khoảng 6 – 7,5%
Nhu cầu chất bột đường: khoảng 40%
Nhu cầu vitamin và khoáng: Vitamin C khoảng 200 – 500 mg/kg thức ăn. Các chất

khoáng cần thiết như Canxi, Phosphorus... (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
2.1.5.3 Yêu cầu môi trường sống
Bảng 2.2: Điều kiện môi trường thích hợp cho sự phát triển ấu trùng tôm càng xanh
(Boyd et al., 2000).
Các chỉ tiêu môi trường

Phạm vi thích
hợp

Nhiệt độ (oC)

28 – 31

pH

7,0 – 8,5

DO (ppm)

3–7

Độ mặn (‰)
Độ trong (cm)
Độ kiềm (ppm)
Độ cứng tổng cộng (ppm)

< 12
25 – 40
20 – 60
30 – 150


N – NH3 (ppm)

< 0,3

N – NO2 (ppm)
N – NO3 (ppm)

< 2,0
< 10

16

Phạm vi gây chết (L) hoặc gây
sốc (S) cho ấu trùng
< 12 (L)
< 19 (S)
> 35 (L)
> 9,5 (S)
2 (S)
1 (L)
> 0,5 ở pH 9,5 (S)
> 1,0 ở pH 9,0 (S)
> 2,0 ở pH 8,5 (S)
-


2.2. Tình hình nuôi tôm càng xanh trên Thế Giới và Việt Nam.
2.2.1. Tình hình nuôi tôm càng xanh trên Thế Giới.
Theo Bộ Thủy sản (1999), Thái Lan, Inđônêxia, và Việt Nam là ba nước xuất khẩu

lớn với sản lượng đạt 380.000 tấn/năm với giá trị xuất khẩu đạt 3,1 tỷ USD năm
1994 xắp xỉ 45% tổng sản lượng tôm thế giới. Trong chương trình phát triển của
FAO, ở Malaysia năm 1959, Glugor Penang đã nghiên cứu thành công khép kính quá
trình ương nuôi tôm càng xanh từ giai đoạn ấu trùng đến tôm trưởng thành. Kết quả
đó đã mở đầu cho phong trào sản xuất và nuôi tôm càng xanh trên toàn thế giới.
Hiện nay có trên 30 nước sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh xuất khẩu với quy
mô và kết quả khác nhau điển hình như: Ấn Độ từ những năm 1980 nghề nuôi tôm
càng xanh đã phát triển mạnh, năng suất đạt 2-4 tấn/ha, sản lượng 500 tấn/năm. Hiện
nay, hàng năm Ấn Độ sản xuất gần 100 triệu postlavae, sản lượng đạt khoảng 1000
tấn/năm. Quy trình sản xuất tôm càng xanh giống và nuôi tôm thịt hiện nay tương
đối hoàn thiện (Ngô Sĩ Vân, 2002).
Ở Thái Lan, năm 1972 chính phủ đã có chương trình phát triển nghề nuôi tôm càng
xanh. Năm 1980 được tài trợ của dự án UNDP/FAO nghề nuôi tôm càng xanh đã
phát triển khắp 40/42 tỉnh thành của Thái Lan. Năng suất đạt 2 – 3 tấn/ha tổng sản
lượng 500 tấn/năm và nghề nuôi tôm càng xanh ngày càng phát triển mạnh. Hàng
năm sản lượng trung bình trên 3000 tấn, trong một vụ trung bình sản xuất được 20 25 triệu postlavae/trại. Tổng số postlavae sản xuất hàng năm đạt trên 150 triệu
con/năm (FAO, 1996).
Theo Bộ Thủy sản (2001), năm 2000 Trung Quốc đã đạt sản lượng 32.029.551 tấn,
chiếm 71% tổng sản lượng toàn thế giới, giá trị xuất khẩu đạt 30,3 tỷ USD. Ở
Philippines với 50.000 ao hồ nuôi tôm, 3.000 trại nuôi và 250 trại sản xuất tôm con,
trong năm 1991 Philippines sản xuất được 30.000 tấn tôm, năng suất trung bình 600
kg/ha/năm, hàng năm thu về khoảng 450 triệu USD (Vũ Thế Trụ, 2003).
Trong các mặt hàng sản phẩm nói chung hiện nay, thì sản phẩm thủy sản có thể xem
là phát triển nhanh nhất dù ngành NTTS đang phải đương đầu với nhiều khó khăn,
về nguồn nước, sự ô nhiễm chất thải, nguồn giống, dịch bệnh, trong đó vấn đề an
toàn thực phẩm được quan tâm càng nhiều từ các thị trường tiêu thụ lớn. Trong nuôi
tôm thâm canh thường phải dùng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc diệt nấm để trị
bệnh nhưng chúng phải được dùng với liều lượng thích hợp và hợp lý. Rất nhiều
nước trên thế giới đã có những thay đổi trong việc sử dụng thuốc, hóa chất trong
NTTS, để tránh tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất gây tác động tiêu cực đến xuất

khẩu thủy sản. Các nhà quản lý của các nước cũng đã triển khai các biện pháp NTTS
mang tính bền vững, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
Nhằm mục đích tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu sức khỏe cho người tiêu
17


dùng, đó là vấn đề lớn và thiết thực được ngành thủy sản các nước quan tâm thực
hiện.
2.2.2. Tình hình nuôi tôm càng xanh ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL thì nghề nuôi TCX đã có từ lâu với hình
thức nuôi quảng canh truyền thống, nguồn giống và thức ăn hoàn toàn từ tự nhiên.
Trước những năm 1980 thì sản lượng khai thác TCX tự nhiên khá cao nên nghề nuôi
chưa phát triển, sản xuất chỉ nhằm tiêu thụ gia đình và ở địa phương. Sau năm 1980
thì nghề nuôi TCX bắt đầu phát triển nhưng dựa chủ yếu vào nguồn tôm giống tự
nhiên (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 1998). Tuy nhiên, sau đó việc nuôi TCX không
tiếp tục phát triển do thiếu hụt con giống và đến đầu những năm 2000 thì nghề nuôi
TCX mới được quan tâm khi mà những khó khăn về kỹ thuật sản xuất giống nhân
tạo TCX đã được tháo gở căn bản và đây là mốc quan trọng cho sự phát triển trở lại
và phát triển nhanh của nghề nuôi TCX.
Trước năm 1998, tổng sản lượng nuôi TCX hàng năm của Việt Nam được ước tính
khoảng 5.000-8.000 tấn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 1998). Theo thống kê từ các
tỉnh, năm 1999 ở ĐBSCL có trên 6.000 ha nuôi TCX, đạt sản lượng 2.500 tấn. Đến
năm 2002 TCX cả nước đạt 10.000 tấn (Bộ Thủy sản, 2000 và 2003). TCX được
nuôi với nhiều hình thức khác nhau như: nuôi trong ao, mương vườn, trong ruộng lúa
và trong đăng quầng.
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Hảo và ctv. (2002) thì nuôi TCX trong ao với mật độ
15-27 con/m2, năng suất thu được dao động từ 454-1.587 kg/ha/vụ. Nuôi tôm trong
ao với mật độ là 8 con/m2 và 12 con/m2, năng suất đạt tương ứng là 858 kg/ha/vụ và
1.052 kg/ha/vụ (Lê Quốc Việt, 2005). Ngô Hồng Yến (2004) cho biết năng suất bình
quân đạt 614 kg/ha với mật độ thả giống là 3 PL25/m2. Nuôi TCX đăng quầng trên

sông, mật độ thả dao động từ 9-278 con/m2, trung bình 61,7 con/m2, năng suất trung
bình 522kg/1.000 m2/vụ (Vũ Nam Sơn và ctv., 2004).
Theo nghiên cứu của Lý Văn Khánh và Nguyễn Thanh Phương (2006) cho thấy: thả
giống tôm bột (PL15) với mật độ 9 con/m2 và tôm giống (PL45) với mật độ 6 con/m2.
Kết quả cho thấy mô hình nuôi tôm trong mương vườn thả tôm bột cho năng suất từ
1.001-1.428 kg/ha, cao hơn so với thả tôm giống với năng suất 664-704 kg/ha. Năng
suất của tôm tương đối cao hơn so với một số nghiên cứu khác như nuôi tôm trong
mương vườn thả từ tôm bột trước đây năng suất đạt 600 kg/ha (Nguyễn Thanh
Phương và ctv, 2002) hay nuôi TCX trong ao đạt 826 kg/ha (Nguyễn Anh Tuấn,
2003).
Thực nghiệm nuôi TCX thâm canh trong ao đất của Dương Nhựt Long và ctv. (2006)
cho thấy, tôm nuôi bằng giống nhân tạo, mật độ 40 post/m2, sau 6 tháng nuôi đạt
kích cỡ thu hoạch bình quân 35,5g/con, năng suất tôm dao động từ 1.60018


3.364kg/ha. Theo Nguyễn Minh Niên (2002) cho rằng con giống nhân tạo có tỷ lệ
hao hụt cao nên người dân ít sử dụng thả nuôi mà thường sử dụng con giống tự nhiên
có kích cỡ 2-5g/con. Nuôi tôm trên ruộng lúa bằng giống tự nhiên (5-10 g/con), mật
độ 0,5-2 con/m2 đạt năng suất 100-200 kg/ha ở Phụng Hiệp và 268 kg/ha ở Thốt Nốt
(Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 1998).
Lam Mỹ Lan và ctv. (2006) tiến hành thả nuôi TCX trên ruộng lúa với mật độ khác
nhau và sử dụng loại thức ăn khác nhau, sau 7 tháng nuôi thu hoạch có thể đạt khối
lượng 34,5-35,5g/con. Trần Tấn Huy và ctv. (2004) cho biết nuôi tôm luân canh trên
ruộng lúa mật độ 5-7 tôm bột/m2. Tôm cho ăn 4 lần /ngày, thức ăn chủ yếu là ốc
bươu vàng, lượng cho ăn từ 8-10% trọng lượng tôm. kết quả, sau 6 tháng nuôi tôm
tăng trưởng nhanh, tỉ lệ sống 57% và năng suất đạt 1.253 tấn/ha/vụ.
Theo Lê Quốc Việt và Nguyễn Anh Tuấn (2006), nuôi TCX trong ao đất ở tỉnh Vĩnh
Long, Tôm được thả nuôi với mật độ 4-20 con/m2, cho ăn bằng thức ăn tươi (ốc,
cua,…) và thức ăn công nghiệp, năng suất trung bình là 592 kg/ha/vụ. Sự chênh lệch
về năng suất tôm nuôi cho thấy bên cạnh sự khác biệt về vùng địa lý, nguồn và chất

lượng tôm giống thả nuôi cùng thức ăn thì yếu tố quản lý, chăm sóc cùng sự điều tiết
chất lượng nước và thức ăn trong hệ thống nuôi tốt giữ vai trò thật sự quan trọng và
có tính tác động quyết định đến năng suất sinh học, sản phẩm tôm nuôi và tính hiệu
quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi (theo Dương Nhật Long và ctv., 2006).
2.2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Đồng Tháp
Tổng sản lượng thủy sản của Đồng Tháp năm 2009 ước đạt 300.549 tấn, trong đó sản
lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 284.569 tấn, gấp 2,47 lần so với năm 2005. Ước
tính năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 445 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu thủy
sản đạt 275 triệu USD; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 5 năm ước đạt
21,6%/năm.
Diện tích nuôi thủy sản toàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) năm 2011 là 1540 ha,
tăng 40 ha so với năm 2010 dẫn đến sản lượng thủy sản cả năm tăng ước đạt 48.950
tấn, tăng gần 2.000 tấn. Ngành thủy sản đạt được những kết quả cao nhờ huyện Cao
Lãnh đã tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và nhiều giống thủy
sản để đảm bảo nuôi trồng thuận lợi. Theo kế hoạch sản xuất tôm càng xanh năm
2012 của Đồng Tháp, phấn đấu toàn tỉnh có diện tích nuôi đạt 2.200 ha với sản lượng
gần 3.500 tấn.

2.3. Một số nhu cầu và nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tôm.

19


Theo Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn (2009), mức protein trong khẩu phần
cho tăng trưởng tối ưu của tôm dao dộng từ 30 – 60% tùy vào giống, kích cỡ, chất
lượng protein, mức năng lượng phi protein, chất lượng của dạng viên thức ăn, tính
ngon miệng, tỷ lệ cho ăn, chất lượng nước và lượng thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao.
Hầu hết, nhu cầu về số lượng protein được tính cho tôm nhỏ nuôi trong thùng chứa
hoặc bể không có thức ăn tự nhiên. Tôm được nuôi ngoài ao đất thì tăng trưởng cho
đến kích cỡ thu hoạch ở ao có nhu cầu ít protein hơn so với số cung cấp trong bể.

Tỷ lệ protein thô trong thức ăn công nghiệp nuôi thâm canh thường được ghi khoảng
35% hoặc cao hơn. Protein thức ăn trong nuôi bán thâm canh biến động từ 25-35%.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Enrique Ensenot ở Panama cho thấy thức ăn
chứa 25% protein cho năng suất tôm tương đương với thức ăn chứa tỷ lệ protein cao
hơn trong nuôi bán thâm canh có bón phân với mật dộ 5 con/m2. Hợp tác nghiên cứu
giữa trường Đại học Auburn và trang trại Granjas Marinas ở Honduras cũng cho kết
quả tương tự.
Một số nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá giá trị dinh dưỡng của các nguồn
protein khác nhau. Bột cá là nguồn thức ăn chất lượng cao cho cá nhưng dường như
có giá trị dinh dưỡng thấp hơn đối với tôm, đặc biệt khi cho ăn chỉ đơn độc nguồn
protein này. Điều này đã được xác định ở nhiều giống, có thể vì do thiếu
phenylalanine và acid amin thiết yếu (arginine, histidine và lysine) trong một số loại
bột cá (Shigueo, 1975). Vai trò quan trọng của bột cá là làm cho thức ăn trở nên có
mùi hấp dẫn và tính ngon miệng của thức ăn . Bột cá có hàm lượng protein cao,
trung bình từ 45 –60%, có loại hơn 70% và chủ yếu được làm từ cá biển. Bột cá chứa
đầy đủ các acid amin cần thiết cho động vật thủy sản (EAAI: >0,92). Trong bột cá có
hàm lượng vitamin A và D cao và thích hợp cho việc bổ sung vitamin A trong thức
ăn. Hàm lượng khoáng trong bột cá luôn lớn hơn 16% và là nguồn khoáng được
động vật thủy sản sử dụng hiệu quả. Năng lượng thô của bột cá khoảng 4100-4200
kcalo/kg. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy trong bột cá có chứa chất kích thích
sinh trưởng, đây là nguyên nhân chính khi thay thế bột cá bằng các nguồn protein
động vật khác kết quả không hoàn toàn đạt được như sử dụng bột cá (Trần Thị
Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn, 2009).

Bảng 2.3 Thành phần sinh hóa (%) của một số loại bột cá
Nguồn bột cá

Protein

Lipid

20

Khoáng



Ẩm độ


Cá Anchovy
Cá trích
Cá mòi
Cá trắng
Bột cá Peru
Bột cá Kiên Giang

65
72,7
62,6
65
66,9
59,2

9
9,1
10,1
5
0,67
8,24


16
10,1
19,2
20
15,2
24,5

0,7
0,13
0,12

10
8,1
8,1
10
8,7
8,2

Bột đầu đầu tôm là sản phẩm của các nhà máy chế biến thuỷ sản, bột đầu tôm cung
cấp vào thức ăn ngoài mục đích cung cấp protein còn là nguồn cung cấp khoáng và
một số chất dinh dưỡng khác. Bột đầu tôm không được xem là nguồn cung cấp
protein chính cho động vật thủy sản do hàm lượng protein thấp 35-40%. Bột đầu tôm
là nguồn cung cấp khoáng, chlesterol, astaxanthin cho tôm. Hàm lượng astaxanthin
trong bột đầu tôm (>100ppp). Ngoài ra bột đầu tôm giàu chitin là chất cần thiết cho
quá trình hình thành vỏ của tôm. Mục đích bổ sung bột đầu tôm vào thức ăn cũng
nhằm cải thiện mùi vị hấp dẫn của thức ăn. Đối với thức ăn cho tôm không nên bổ
sung quá 15% vào công thức thức ăn.
Bột huyết là sản phẩm của lò mổ gia súc. Bột huyết có hàm lượng protein rất cao,
lớn hơn 80%. Bột huyết rất giàu lysine (9-11%), tuy nhiên thiếu Isoleusine và
Methionin. Khả năng tiêu hóa bột huyết của động vật thuỷ sản thấp. Protein và acid

amin trong bột huyết dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến. Bột huyết rất dễ bị hư
trong quá trình tồn trữ. Hàm lượng bột huyết được đề nghị sử dụng trong thức ăn cho
tôm không quá 10% (Trần Ngọc Tuyền, 2009).
Bột thịt có hàm lượng protein cao tương đương bột cá (50-60%). Bột thịt xương thì
có hàm lượng protein thấp hơn. Hàm lượng protein của hai loại này phụ thuộc vào
chất lượng nguồn gốc nguyên liệu chế biến. Bột thịt thường được chế biến từ sản
phẩm của lò mổ, bao gồm tất cả những phần không dùng làm thức ăn cho người như:
ruột già, gân, móng, thức ăn trong dạ dày, gân, móng và lông. Nhìn chung giá trị
protein của cả hai loại bột này đều không cao, hàm lượng methionin thấp nên hiệu
quả sử dụng không cao khi làm thức ăn cho động vật thuỷ sản, hàm lượng Ca ở bột
thịt xương (8,8 –12%) cao hơn bột thịt (Ca <3%). Hàm lượng bột thịt xương được
đề nghị sử dụng trong thức ăn cho tôm không quá 15%.
Bột phụ phẩm phẩm gia cầm là sản phẩm của lò mổ gia cầm: lông, ruột, phổi… Theo
Trần Ngọc Tuyền (2009), hàm lượng protein khoảng 58 –60%, lipid 13 –15%. Độ
tiêu hóa protein thấp hơn 70%. Bột lông vũ có thành phần chủ yếu là protein nên
hàm lượng protein đạt 80-85%. Tuy nhiên thành phần protein chủ yếu là keratin có
độ tiêu hóa rất thấp, do đó bột lông vũ không qua xử lý hầu như không sử dụng
được. Bột lông vũ qua xử lý bằng hơi nước hoặc acid có thể được sử dụng.
Bảng 2.4 Thành phần sinh hoá một số nguồn protein động vật (Theo Trần Thị Thanh
Hiền, Nguyễn Anh Tuấn, 2009)
21


Nguồn

Chất khô

Protein

Lipid




Bột thịt
Bột lông vũ
Bột đầu tôm
Bột máu
Bột nhuyễn thể

94
93
88
93
92

50,9
83,3
39.5
93
34,8

9,7
5,4
3,2
1,4
2,1

2,4
1,2
12,8

1,1
11,6

Muối
khoáng
29,2
2,9
27,2
7,1
44,66

Bột đậu nành được xem là nguồn protein thực vật thay thế cho bột cá tốt nhất trong
thức ăn cho động vật thuỷ sản. Nhiều nghiên cứu cho thấy bột đậu nành có thể thay
thế 60-80% bột cá trong khẩu phần thức ăn, ở cá rô phi O. niloticus có thể thay thế
100%. Trong thức ăn cho tôm bột đậu nành có thể được sử dụng đến 25%. Bột đậu
nành được sử dụng làm thức ăn cho động vật hiện nay chủ yếu là bột đậu nành ly
trích dầu có hàm lượng protein khoảng 47-50%, lipid không quá 2%. Bột đậu nành
thiếu methionin, cystin.
Tôm cũng cần có đủ 10 acid amin thiết yếu giống như cá và các động vật trên cạn.
Arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine,
tryptophan và valine (Halver, 1989) là các acid amin thiết yếu đối với tôm
(Macrobrachium rosenbergii). Tuy nhiên nhu cầu về số lượng cho tất cả các acid
amin thiết yếu này chưa được xác định. Trong điều kiện thiếu thông tin về nhu cầu
số lượng này thì có thể áp dụng nhu cầu acid amin thiết yếu như của gia súc.
Bảng 2.5 Hàm lượng các acid amin thiết yếu của protein trong cơ thịt tôm và một số
loài khác (Theo Lê Đức Ngoan và ctv., 2009).
Acid amin
Nguồn protein (%)
thiết yếu
P.japonicus P.vannamei


Mực
Arginine
7,46
8,54
4,50
5,40
Histidine
1,66
1,86
1,27
1,50
Isoleucine
2,89
3,40
2,00
2,88
Leucine
7,04
6,28
4,01
5,79
Lysine
7,24
6,97
4,68
5,52
Methionine
2,92
2,48

1,70
2,30
Phenylalanine
3,90
3,39
2,13
2,86
Threonine
Tryptophan
Valine

3,62
0,52
2,87

2,69
1,27
3,38

2,81
0,51
2,18

3,28
0,72
2,66

Casein
3,30
2,65

4,50
8,76
7,34
2,51
4,75

Trứng
5,45
1,71
3,46
6,47
5,45
3,01
4,15

3,77
1,21
5,83

3,73
3,76
3,76

Những nổ lực bổ sung trong các khẩu phần thiếu acid amin bằng các acid amin tổng
hợp đã không thành công đối với tôm, trái ngược với kết quả thu được từ cá da trơn
và gia súc. Deshimaru (1982) cho rằng tỷ lệ tạo thành arginine dạng tự do vào trong
protein cá ít hơn 1% so với sự tạo thành 90% arginine ở dạng protein. Sự bất lực của
tôm trong việc sử dụng các acid amin dạng tự do thay cho acid amin dạng protein là
do sự hấp thu với tỷ lệ khác nhau giữa acid amin tự do và acid amin dạng protein.
22



Việc cung cấp năng lượng tối ưu trong khẩu phần rất quan trọng vì khi thiếu hụt
năng lượng phi protein, một phần protein sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng
cho cá thể. Cung cấp đủ nhu cầu carbohydrate và lipid trong khẩu phần sẽ giảm được
nhu cầu protein mà vẫn không làm giảm khả năng tăng trưởng của tôm nuôi. Tuy
nhiên, thừa năng lượng trong khẩu phần có thể làm giảm sự tiêu thụ thức ăn, do đó
giảm lượng protein và các chất dinh dưỡng khác ăn vào.
Tôm sử dụng nguồn năng lượng từ carbohydrate và lipid trong khẩu phẩn để tiết
kiệm protein. Tuy nhiên, chúng cũng sử dụng protein như một nguồn năng lượng,
các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khẩu phần chứa quá cao tỷ lệ protein – năng lượng phi
protein làm giảm tỷ lệ tăng trưởng. Lipid trong khẩu phần của tôm không chỉ cung
cấp năng lượng mà còn cung cấp các acid béo thiết yếu, các vitamin hòa tan trong
mỡ, sterol và phospholipid cần thiết cho sự phát triển bình thường của tôm.
Mặc dù lipid trong khẩu phần có ảnh hưởng đến sự sử dụng tiết kiệm protein, nhưng
tôm không chịu được khẩu phần chứa lượng lipid cao như đối với cá. Nhiều nghiên
cứu sử dụng các nguồn lipid khác nhau đã cho biết vượt quá tỷ lệ 10% lipid trong
khẩu phần có thể làm giảm tăng trưởng.
Các loài tôm không tổng hợp sterol từ acetate hoặc mevalonate như cá, do vậy chúng
cần được cung cấp từ khẩu phần ăn. Cholesterol là sterol chủ yếu được tìm thấy ở
loài giáp xác và là một tiền hormon giới tính, hormon lột xác và là một thành phần
của lớp dưới da ở loài giáp xác.
Trong số 15 vitamin đã được xác định là cần thiết cho cá thì 14 vitamin đả được thử
nghiệm thông qua các nghiên cứu về xác định nhu cầu cho tôm. Tỷ lệ phối trộn các
vitamin trong khẩu phần đối với tôm cao hơn so với cá. Cũng có thể do nhu cầu trao
đổi của tôm cao hoặc cũng có thể là do mất đi một lượng hòa tan vào nước trong quá
trình ăn mà chưa xác định được. Hơn nữa, thí nghiệm xác định nhu cầu vitamin đối
với post và giai đọan đầu của juvenile được thiết lập trong phòng thí nghiệm với các
yếu tố môi trường được tối ưu hóa và ổn định.


Bảng 2.6. Lượng Vitamin đề nghị bổ sung và lượng tối đa trong khẩu phần ăn của
tôm (Theo Lê Đức Ngoan và ctv., 2009).
Các vitamin
Vitamin A
Vitamin D
Vitamin E
Vitamin K

Số lượng/kg khẩu phần
Bổ sung
Tối đa
2000 IU
4000 IU
1000 IU
2000 IU
50 mg
100 mg
10 mg
20 mg
23


Thiamin
Riboflavin
Pyridoxine
Pantothenic acid
Niacin
Biotin
Acid folic
Vitamin B12

Inositol
Vitamin C
Choline chloride

20 mg
10 mg
30 mg
30 mg
30 mg
0
2 mg
0,01 mg
50 mg
100 mg
500 mg

50 mg
30 mg
60 mg
80 mg
80 mg
2 mg
5 mg
0,05 mg
200 mg
200 mg
1500 mg

Bảng 2.7. Hổn hợp vitamin (Tôm biển và tôm nước ngọt).
Vitamin

Vitamin A
- D3
- B1
- B2
Pyridoxine
Vitamin B12
Axit Nicotinic
Calcium Panthothenate
Axit Folic Vitamin K Vitamin
C

mg/g premix
(Chow, 1982)
500 IU
100 IU
0,1
0,3
0,2
0,001
2,0
0,6
0,05
0,2

mg/kg thức ăn
(Kanazawa, 1984)
5000 IU
1000 IU
120
40

120
0,02
150
100
5
40

Kích cở viên thức ăn và chất lượng thức ăn tôm càng xanh được quy định tại 28 TCN
187 : 2004 – Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm càng xanh.

CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm.

24


Điều tra được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2012 tại các hộ nuôi tôm càng
xanh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Hình 3.1: Bản đồ hành chánh huyện Cao Lãnh
(Mũi tên trên bản đồ là địa điểm thu mẫu)
3.2. Vật liệu và trang thiết bị.
Phiếu điều tra, bảng câu hỏi (phụ lục1).
Sổ ghi chép (nhật ký).
Máy tính.
Các dụng cụ, thiết bị khác phục vụ khảo sát thu thập và xử lý số liệu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Thu thập số liệu.
Chọn vùng điều tra, vùng điều tra là vùng có diện tích nuôi tôm lớn, chủ yếu là mô

hình nuôi thâm canh, có sử dụng thức ăn trong suốt quá trình nuôi tôm.
Thông tin về nông hộ, trang trại nuôi tôm thâm canh được chọn ngẫu nhiên tại vùng
điều tra.
Thu thập thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các cơ sở/ hộ NTTS hiện đang thực
hiện các mô hình NTTS. Việc khảo sát được thực hiện tại khu vực điều tra bằng các
mẫu soạn sẵn sau khi đã được phỏng vấn thử và hiệu chỉnh. Số mẫu phải đảm bảo
cho việc phân tích thống kê là 30 mẫu.
Thu thập thông tin thứ cấp: Liên hệ với các cơ quan ban ngành tại địa bàn (Trại
Khuyến Nông Huyện, Chi Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

25


×