Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn nuôi cá tra trong ao ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.45 KB, 62 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Lương Thị Bảo Thanh đã hướng
dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi lời cám ơn đến tất cả quý Thầy Cô giảng viên Khoa Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại Học Tây Đô, đã quan tâm, giúp đỡ, dạy bảo tôi trong suốt quá trình học tập
tại giảng đường.
Nhân đây, tôi cũng xin cám ơn các bạn lớp nuôi trồng thủy sản k1 và các bạn bè thân
thuộc, luôn cùng tôi sát cánh bên nhau để vượt qua chặng đường khó khăn này.
Để có được thành quả như ngày hôm nay là có một phần đóng góp không nhỏ của gia
đình tôi, xin cám ơn cha, mẹ và anh chi em tôi.
Chân thành cám ơn!
viii
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2010 đến 06/2010, thông qua khảo sát 30 hộ nuôi cá
tra thâm canh tại Thoại Sơn, An Giang, nhằm tổng hợp tình hình thực tế sử dụng thức
ăn của người nuôi cá tra vùng Thoại Sơn, là cơ sở cho các nghiên cứu sử dụng hiệu quả
nguyên liệu làm thức ăn, đồng thời góp phần cải thiện qui trình kỹ thuật nuôi cá tra tại
huyện Thoại Sơn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.
Kết quả khảo sát cho thấy, các hộ nuôi có diện tích nuôi trung bình là 12.222m
2
, Tuy
mới phát triển từ năm 2007, nhưng kinh nghiệm nuôi trung bình của người nuôi khá lâu
(4,4±3,1), mật độ thả nuôi bình quân là 64 con/m
2
, kích cỡ thả giống nhiều nhất là (1,5-
2 cm) chiếm 90%, hệ số thức ăn dao động (1,72 đối với TACN và 1,94 đối với TATC).
Có 73,3% hộ nuôi sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp trong quá trình nuôi, còn lại
26,7% số hộ nuôi vừa sử dụng thức ăn công nghiệp vừa sử dụng thức ăn tự chế (thức ăn
công nghiệp chủ yếu sử dụng ở giai đoạn ương giống và hai tháng cuối vụ nuôi). Cá tạp
(chiếm 100%) và cám (chiếm 75%) là hai loại nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất


trong công thức chế biến. Thức ăn công nghiệp Việt Thắng (chiếm từ 34,6-36,7%) và
thức ăn UP (chiếm từ 15,4-33,3%) là hai loại được sử dụng phổ biến tại địa bàn. Chi
phí thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất (85% đối với TACN và 83% đối với TATC), giá thành
nuôi của (TATC là 15.436±360 đồng/kg cá) thấp hơn TACN (16.790±784 đồng/kg cá),
giá thành bán của (TATC là 15.900±598 đồng/kg cá) thấp hơn nhưng không cao TACN
(16.850±106 đồng/kg cá), chênh lệch này không cao dao động từ 5.000-1.000 đồng/kg
cá, so với giá thành nuôi thì TATC sử dụng có lợi nhuận cao hơn.
ix
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................
i
TÓM TẮT .....................................................................................................................
ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................
iii
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................
v
DANH SÁCH HÌNH .....................................................................................................
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................
vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................
1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................
2
2.1 Đặc điểm sinh học cá tra ...............................................................................................
2
2.2 Tình hình nghề nuôi cá tra An Giang ............................................................................
3
2.2.1 Tình hình phát triển nghề nuôi thủy sản ở An Giang qua các thời kỳ ................

3
2.2.2 Những khó khăn đang gặp của nghề nuôi cá tra ở An Giang .............................
4
2.2.2.3 Đặc điểm nghề nuôi cá tra tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ............................
5
2.3.2.4 Các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cá da trơn ............................................
6
x
2.4.1 Nhu cầu protein (chất đạm) và acid amin ...........................................................
6
2.4.2 Nhu cầu carbohydrate (chất bột đường) ............................................................
7
2.4.3 Nhu cầu lipid (chất béo) ......................................................................................
8
2.4.4 Nhu cầu vitamin ..................................................................................................
8
2.4.5 Nhu cầu về khoáng chất ......................................................................................
8
2.4.6 Nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho giống cá Pangasius ở Việt Nam ......
9
2.5 Đặc điểm một số nguyên liệu chính làm thức ăn cho cá tra .........................................
9
2.5.1 Nhóm nguyên liệu thức ăn cung cấp năng lượng ...............................................
9
2.5.2 Nhóm nguyên liệu thức ăn cung cấp Protein ......................................................
10
2.5.3 Thành phần các nguyên liệu sử dụng ..................................................................
11
xi
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................

12
2.4.3.1 Phương tiện nghiên cứu ..........................................................................................
12
2.5.3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................
12
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................
12
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................
12
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..............................................................
12
3.2.4 Các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu ..............................................
12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................
13
4.1 Thông tin chung ............................................................................................................
13
4.2 Thông tin về mô hình nuôi ............................................................................................
14
4.3 Thông tin về thức ăn .....................................................................................................
15
4.3.1 Các loại thức ăn sử dụng phổ biến trong nuôi cá tra ...........................................
15
4.3.2 Tình hình sử dụng TATC tại địa bàn nghiên cứu ................................................
15
4.3.3 Tình hình sử dụng TACN tại địa bàn nghiên cứu ................................................
20
4.4 Thông tin về hạch toán kinh tế ......................................................................................
23
4.4.1 Hệ số và chi phí thức ăn .......................................................................................

23
xii
4.4.2 Cơ cấu chi phí ......................................................................................................
24
4.4.3 Hiệu quả sản xuất .................................................................................................
25
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................29
5.1 Kết luận .........................................................................................................................
27
5.2 Đề xuất ..........................................................................................................................
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................30
PHỤ LỤC .................................................................................................................viii
xiii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn ở dạ dày cá tra trong tự nhiên ..........................2
Bảng 2.2 Nhu cầu protein tối ưu của một số loài cá ..........................................7
Bảng 2.3 Tỉ lệ % tinh bột sử dụng tối đa trong thức ăn cho một số loài cá .....7
Bảng 2.4 Sử dụng carbohydrate ở 3 loài cá (cá tra, cá basa, cá hú) .................8
Bảng 2.5 Mức sử dụng tối đa lipid trong thức ăn trên một số loài cá ...............8
Bảng 2.6 Thành phần sinh hóa một số nguồn thực vật cung cấp tinh bột .... ...9
Bảng 2.7 Thành phần acid béo của một số nguồn dầu động thực vật…………10
Bảng 2.8 Thành phần cơ bản của một số loại bột cá thành phẩm (% khối
lượng) .....................................................................................................................10
Bảng 2.9 Thành phần dinh dưỡng của một số nguồn protein thực vật ............10
Bảng 2.10 Các loại nguyên liệu chế biến thức ăn cho cá tra nuôi thương phẩm ở
vùng nuôi truyền thống ........................................................................................11
Bảng 2.11 Các loại nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá tra ao thương phẩm ở vùng
nuôi mới ……………………………………………………………………….......11
Bảng 4.1 Thông tin chung về mô hình nuôi ........................................................15

Bảng 4.2 Các loại nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá tra ao thương phẩm tại
Thoại Sơn ……………………………………………………………....................16
Bảng 4.3 Thông tin về giá một số nguyên liệu theo số liệu điều tra ..................17
Bảng 4.4: Tỉ lệ phối trộn nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá tra thương phẩm tại
Thoại Sơn……………………………………………………………………….....18
Bảng 4.5: Hiệu quả sử dụng thức ăn cho các ao nuôi tại Thoại Sơn………......23
Bảng 4.6: Tổng kết hiệu quả sản xuất mô hình nuôi .........................................25
xiv
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng ngoài của Cá Tra (Pangasianodon hypophthamus) ............2
Hình 2.2 Biểu đồ sản lượng thủy sản An Giang từ năm 1995-2008 ..................3
Hình 2.3 Biểu đồ số hộ nuôi thủy sản trong ao tại An Giang ............................4
Hình 2.4 Bản đồ hành chánh tỉnh An Giang và vùng nghiên cứu .....................5
Hình 2.5 Biểu đồ số hộ nuôi cá tra huyện Thoại Sơn ..........................................6
Hình 4.1: Trình độ văn hóa của các hộ nuôi cá tra (%) ...................................13
Hình 4.2: Nguồn lao động phục vụ nghề nuôi cá ở Thoại Sơn .........................14
Hình 4.3 Các loại thức ăn sử dụng trong nuôi cá tra ở Thoại Sơn ..................15
Hình 4.4 Sơ đồ chế biến thức ăn nuôi cá tra ......................................................19
Hình 4.5 Nhà máy ép viên thức ăn tại nông hộ ở Thoại Sơn ............................20
Hình 4.5 Các loại thức ăn công nghiệp được các hộ nuôi cá sử dụng giai đoạn
giống tại địa bàn nghiên cứu ...............................................................................21
Hình 4.6 Các loại thức ăn công nghiệp được các hộ nuôi cá sử dụng giai đoạn
thịt tại địa bàn nghiên cứu ..................................................................................22
Hình 4.7 Sơ đồ kênh phân phối TACN ..............................................................23
Hình 4.8 Cơ cấu các loại chi phí nuôi cá tra trong ao sử dụng TATC .............24
Hình 4.9 Cơ cấu các loại chi phí nuôi cá tra trong ao sử dụng TACN ............25
xv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
FCR Hệ số thức ăn

HUFA Highly Unsaturated Fatty Acid
PUFA Poly Unsaturated Fatty Acid
TACN Thức ăn công nghiệp
TATC Thức ăn tự chế

xvi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
An Giang là tỉnh có diện tích nuôi và sản lượng thủy sản nước ngọt dẫn đầu cả nước
năm 2008 và năm 2009 (Tổng cục thống kê, 2009). Cá tra là đối tượng nuôi truyền
thống và lâu đời ở An Giang nhưng ở Thoại Sơn cá tra chỉ mới bắt đầu nuôi từ năm
2007. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2008 của huyện đạt gần 30.000 tấn, tăng gần
27.000 tấn so với năm 1998. Các hộ nuôi cá ao hầm đều áp dụng kỹ thuật nuôi công
nghiệp với 195 ha, trong đó trên 90 ha chuyên canh nuôi cá xuất khẩu (Nguyễn Quốc
Khánh, 2010).
Trong năm 2009, vấn đề suy thoái kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Thế
Giới và Việt Nam, đồng thời khiến nghề nuôi cá tra rơi vào tình trạng khó khăn. Người
nuôi cá không thu được lợi nhuận, nhiều hộ bỏ ao hay chuyển sang nuôi các đối tượng
khác (năm 2009 tỉnh An Giang có hơn 200 ha ao hầm bị treo) (Trần Thanh Phong và
ctv, 2009). Thêm vào đó, theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2004), hiệu quả kinh tế
trong mô hình nuôi cá tra được quyết định bởi thức ăn (chi phí thức ăn chiếm 77,7% giá
thành sản xuất). Vì vậy, để nghề nuôi cá tra tiếp tục duy trì và phát triển việc tìm ra biện
pháp sử dụng hiệu quả thức ăn cho cá tra là vấn đề cần giải quyết.
Tuy nhiên, giá nguyên liệu làm thức ăn không ổn định và tăng giá nhiều lần trong năm
2010 (Chí Nhân, 2010), gây khó khăn cho việc xác định tình hình sử dụng thức ăn hiện
nay. Vì vậy, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn nuôi cá tra trong ao ở
huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm tổng hợp tình hình thực tế sử
dụng thức ăn của người nuôi cá tra vùng Thoại Sơn, đồng thời là cơ sở cho các nghiên
cứu sử dụng hiệu quả nguyên liệu làm thức ăn, góp phần cải thiện qui trình kỹ thuật
nuôi cá tra tại huyện Thoại Sơn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.

Nội dung nghiên cứu:
Điều tra tình hình sử dụng thức ăn nuôi cá tra trong ao ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang.
So sánh hiệu quả của việc sử dụng thức ăn viên công nghiệp và thức ăn tự chế trong
nuôi cá tra tại An Giang.
xvii
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá tra
Theo Rainboth (1996) cá tra thuộc:
Ngành: Chordata
Lớp: Ostelchithyes
Bộ: Siluriforrmes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasinodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878.
Hình 2.1: Hình dạng ngoài của Cá Tra (Pangasianodon hypophthamus)
Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc
lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to
và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể
hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần
nhanh chóng chuyển cá ra ao ương.
Theo Trần Thanh Xuân (1994), cá tra là loài cá ăn tạp thiên về động vật (bảng 2.1),
nhưng trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du
động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo (Đỗ Hữu
Minh, 2007).
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn ở dạ dày cá tra trong tự nhiên
Loại thức ăn Tỉ lệ (%)
Cá tạp
Ốc

Thực vật
Mùn bã hữu cơ
37,8
23,9
6,67
31,6
Cá con 20 ngày tuổi sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến (Lê Như Xuân và ctv, 2000). Cá
tra càng lớn phổ thức ăn càng rộng, ăn tạp thiên về động vật. Trong ao nuôi cá tra có
khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy. Cá
tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn có hàm lượng protein khác nhau,
xviii
nhưng trong điều kiện thiếu thức ăn cá có thể sử dụng các loại thức ăn bắt buột như
mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật (Trần Thanh Xuân, 1994)
2.2 Tình hình nghề nuôi cá tra An Giang
2.2.1 Tình hình phát triển nghề nuôi thủy sản ở An Giang qua các thời kỳ
An Giang là nơi khởi nguồn cho nghề nuôi cá tra, cá basa trong khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghề nuôi thủy sản ở An Giang trong thời kỳ đầu mới phát
triển có các hình thức nuôi như: ương cá tra bột, nuôi cá tra trong ao hầm, và nuôi cá
basa trong lồng bè (Trần Văn Nhì, 2005). Cuối thập niên 90, sự phát triển của thị
trường xuất khẩu cá basa phi lê, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trong và
ngoài tỉnh, tăng cường thu mua nguyên liệu nên sản lượng cá tra và cá basa tăng đột
biến, từ 34.000 tấn năm 1998 tăng lên 50.000 tấn năm 1999. Do gia tăng nhanh về sản
lượng và diện tích các nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho cá tại địa phương không đủ
cung cấp, do đó các nguồn nguyên liệu khác và thức ăn công nghiệp đã được đưa vào
sử dụng phục vụ nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004, trích dẫn bởi
Trần Văn Nhì, 2005).
Hình 2.2: Biểu đồ sản lượng thủy sản An Giang từ năm 1995-2008 (Tổng cục thống kê, 2009)
Tình hình thủy sản An Giang tăng dần qua các năm (Hình 2.2), nhưng hiện nay số hộ
nuôi có chiều hướng giảm (theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2009 của cục
thống kê), sản lượng cá tra thu hoạch năm 2009 ước tính đạt hơn 1 triệu tấn, giảm 6,9%

so với năm 2008, diện tích nuôi cá tra tỉnh An Giang 1.108 ha, giảm 9% so với 2008.
Nuôi cá tra xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn, nông dân “treo ao” nhiều, do giá thức ăn
nuôi cá tăng liên tục, trong khi giá cá trên thị trường thế giới lại giảm và rất khó tiêu thụ
(Vương Thoại Trung, 2009).
Trước đây, ở An Giang mô hình nuôi chủ yếu là nuôi lồng bè. Trong vòng mười năm,
từ 1990-2000 làng bè An Giang, Châu Đốc tăng lên hơn 4.200 chiếc lớn nhỏ, neo đậu
kín bờ sông Tiền từ Tân Châu qua An Phú, Châu Đốc trên sông Hậu và kéo dài xuống
Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành đến tận Long Xuyên. Đó là thời vàng son của nghề
nuôi cá bè. Từ năm 2000-2003 cá tra bè tiếp tục bắt đầu thô lỗ vì “cá tra nuôi bè mỡ
nhiều, tỷ lệ phi lê thấp, chi phí nuôi quá cao, thường bị bệnh chết ồ ạt và bị doanh
nghiệp chế biến thu mua với giá thấp hơn giá thành sản xuất 20-30%, nên nghề nuôi cá
bè dần dần suy sụp. Hiện nay, cá bè An Giang chỉ còn hơn 2.000 bè, công suất nuôi
chưa tới 50% (Hùng Anh, 2010).
xix
Theo thống kê của Chi cục thủy sản An Giang, hộ nuôi thủy sản chủ yếu là nuôi ao
hầm, năm 2009 có hơn 3 ngàn hộ nuôi cá tra trong ao. Trong đó, Thoại Sơn là huyện
tuy phát triển nghề nuôi sau các địa phương trong tỉnh nhưng số hộ nuôi thủy sản khá
cao (386 hộ), đồng thời chưa có nhiều nghiên cứu cũng như các thông tin về tình hình
nuôi của huyện. Vì thế, để quản lý hiệu quả vùng nuôi thủy sản mới, cần tiến hành điều
tra tình hình nuôi cá của huyện.
Hình 2.3: Biểu đồ số hộ nuôi thủy sản trong ao tại An Giang (Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang,
2009)
2.2.2 Những khó khăn đang gặp của nghề nuôi cá tra ở An Giang
Gần đây, Bộ nông nghiệp Mỹ đề xuất đưa cá tra và ba sa Việt Nam vào nhóm cá da
trơn, phải chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý chất lượng. Nếu được thông qua, điều
này có thể gây trở ngại lớn cho cá tra, ba sa Việt Nam trong tiến trình xâm nhập thị
trường Mỹ. Trước các chính sách ngày càng thắt chặt như vậy, An Giang là một trong
những tỉnh có sản lượng xuất khẩu cá tra lớn nhất cả nước có thể sẽ gặp rủi ro từ việc
thị trường bị thu hẹp, bị từ chối đơn hàng và chi phí quản lý chất lượng tăng.
Một khó khăn khác là vùng nguyên liệu thủy sản được đánh giá không ổn định do chịu

ảnh hưởng của thời tiết (biến đổi khí hậu) chi phí đầu tư nuôi trồng hầu hết được trang
trải bằng vốn vay ngân hàng, việc đầu tư không đồng bộ và chưa được kiểm soát chặt
chẽ. Vì vốn vay hạn hẹp, nuôi không có lời, nhiều nông dân đã bỏ ao, treo hầm. Năm
2009 tỉnh An Giang có hơn 200 ha ao hầm bị treo, giá thức ăn liên tục tăng khiến nông
dân không dám mạnh dạn đầu tư nuôi nên diện tích nuôi sụt giảm mạnh. Mặc dù giá cá
tra nguyên liệu có tăng nhưng giá thức ăn cũng tăng khiến người nuôi không có lãi. Mỗi
kg cá tra thương phẩm nông dân phải lời từ 2.000 đồng trở lên thì mới đảm bảo cho họ
đầu tư (Trần Thanh Phong và ctv, 2009).
Ở đây, người nuôi cá sử dụng rất nhiều loại thức ăn, nhiều loại nguyên liệu khác nhau
để phối chế thức ăn và phương thức phối chế cũng đa dạng. Các hộ nuôi cá tra chủ yếu
sử dụng các loại nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp như cá tạp, rau xanh… sẵn có
tại chỗ, rẻ tiền để phối chế thức ăn. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu không ổn định phụ
thuộc vào tự nhiên và mùa vụ. Đồng thời việc sử dụng thức ăn tự chế đã và đang gây ra
những hậu quả nhất định cho môi trường nuôi (Lê Thanh Hùng và ctv, 2006). Vì thế các
xx
hộ nuôi bắt đầu sử dụng thức ăn công nghiệp và loại thức ăn này ngày càng được sử
dụng rộng rãi. Nhưng chi phí sử dụng thức ăn công nghiệp luôn lớn hơn chi phí sử dụng
thức ăn tự chế. Dù người dân sử dụng thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự chế thì giá
thức ăn không ổn định và tăng cao. Hiện nay, tình hình sử dụng thức ăn rất đa dạng và
phong phú, người dân làm thế nào để giải bài toán khó về “nguyên liệu” để chi phí sản
xuất thấp nhất, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cũng như lợi nhuận của người
nuôi.
Để có những thông tin chính xác làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi cá tra ở An
Giang cần phải tiến hành điểu tra tình hình nuôi, nhiều vấn đề về kỹ thuật, đặc biệt là
vấn đề về thức ăn. Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cá, mang lại hiệu quả kinh tế cho
người nuôi.
2.3 Đặc điểm nghề nuôi cá tra tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
Hình 2.4: Bản đồ hành chánh tỉnh An Giang và vùng nghiên cứu (Ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang, 2010)
Huyện Thoại Sơn có diện tích 46.872 km

2
, phía Bắc giáp huyện Châu Thành, phía Tây
giáp huyện Tri Tôn, phía Đông giáp thành phố Long Xuyên, phía Nam giáp tỉnh Kiên
Giang. Huyện có 3 thị trấn (Núi Sập, Phú Hoà, Óc Eo) và 14 xã (Phú Thuận, Vĩnh
Khánh, Vĩnh Chánh, Định Thành, Định Mỹ, Vĩnh Trạch, Bình Thành, Thoại Giang,
Vọng Đông, Vọng Thê, An Bình, Tây Phú, Vĩnh Phú, Mỹ Phú Đông). Được kênh đào
Thoại Hà cung cấp nguồn nước dồi dào thuận lợi phát triển thủy sản. (Nguyễn Quốc
Khánh, 2010).
Bắt đầu phát triển nghề nuôi cá tra vào đầu năm 2007, huyện Thoại Sơn không phải là
“vương quốc cá ao hầm” như Châu Phú và càng không phải là cái nôi của nghề nuôi cá
bè như Châu Đốc hay của làng cá đăng quầng như các huyện đầu nguồn. Ở vào thời
điểm mà người tiêu dùng lo sợ dịch cúm gia cầm, lo sợ bệnh heo tai xanh, bệnh lở mồm
long móng… thì con cá bắt đầu lên ngôi. Rất nhạy bén với tình hình “kinh tế thị
trường” nên người dân Thoại Sơn đã đào ao nuôi cá, diện tích nuôi cá ở huyện tăng lên
vùn vụt, lấn át cả diện tích nuôi tôm càng xanh, đến nỗi chính quyền Thoại Sơn phải
can thiệp, điều chỉnh diện tích đào ao nuôi cá ra khỏi vùng quy hoạch nuôi tôm càng
xanh. Có hơn 210 ha đất trồng lúa ở Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Vĩnh Trạch… đã được
xxi
đào ao chuyển qua nuôi cá tra ao hầm, nhiều hơn gấp 5 lần so năm trước, năm 2007 đã
thu hoạch lứa cá đầu, năng suất đạt 300 tấn/ha, lợi nhuận hơn nhiều lần so với làm lúa
(Nguyễn Thủy, 2007).
Đến năm 2008, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt gần 30.000 tấn, tăng gần 27.000 tấn
so với năm 1998. Các hộ nuôi cá ao hầm đều áp dụng kỹ thuật nuôi công nghiệp với
195 ha, trong đó trên 90 ha chuyên canh nuôi cá xuất khẩu (Nguyễn Quốc Khánh,
2010).
Hình 2.5: Biểu đồ số hộ nuôi cá tra huyện Thoại Sơn (Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang, 2009)
1. TT Núi Sập 2. TT Phú Hòa 3. TT Óc Eo 4. Tây Phú 5. An Bình
6. Vĩnh Phú 7. Vĩnh Trạch 8. Phú Thuận 9. Vĩnh Chánh 10. Định Mỹ
11. Định Thành 12. Phú Đông 13. Vọng Đông 14. Vĩnh Khánh 15. Thoại Giang
16. Bình Thành 17. Vọng Thuê.

Năm 2009, theo thống kê của Chi cục thủy sản An Giang, huyện Thoại Sơn có hơn
1.333 ha nuôi cá tra, 229 hộ nuôi cá tra trong ao. Tất cả các địa phương trong huyện
(hình 2.5) đều nuôi cá tra. Đây là loài đang được ưa chuộng với qui mô sản xuất hàng
hóa lớn, đáp ứng nhu cầu gia tăng nhanh chóng cho chế biến và tiêu thụ nội địa. Do cá
tra dễ nuôi, mau lớn, thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt. Kỹ thuật nuôi cá tra rất
đa dạng và không ngừng phát triển. Nhưng nuôi cá tra nếu chỉ có kỹ thuật thì chưa đủ
cần có kinh nghiệm và am hiểu thị trường. Thoại Sơn là huyện có phong trào nuôi cá tra
khá mới mẻ (chỉ mới hai năm). Vì vậy cần nắm được tình hình nuôi cá, nhất là tình hình
sử dụng thức ăn. Để giúp người dân cải thiện quy trình nuôi, nhiều nhà khoa học đã
miệt mài nghiên cứu về sinh lí, môi trường nuôi, đặc biệt là các nhu cầu về dinh dưỡng
của cá tra góp phần tăng năng suất, giảm giá thành, giúp người nuôi sử dụng thức ăn
hiệu quả hơn.
2.4 Các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cá da trơn
2.4.1 Nhu cầu protein (chất đạm) và acid amin
Nhu cầu protein của động vật thủy sản thường lớn hơn động vật trên cạn, nhu cầu
protein của cá dao động từ 25 đến 55%, trung bình là 30%. Nhu cầu protein của một
loài nào đó phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu làm thức ăn (tỉ lệ protein và năng lượng,
thành phần amino acid và độ tiêu hóa protein), giai đoạn phát triển của cơ thể, các yếu
tố bên ngoài khác. Khi động vật thủy sản sử dụng thức ăn không có protein thì cơ thể
giảm khối lượng, vì chúng sẽ sử dụng protein của cơ thể để duy trì các chức năng hoạt
động tối thiểu của cơ thể để tồn tại. Trái lại nếu thức ăn được cung cấp quá nhiều
protein thì cơ thể cá không hấp thu lượng protein dư mà sử dụng để chuyển hóa thành
xxii
năng lượng hoặc thải ra ngoài. Vì thế sinh trưởng của cơ thể giảm vì phải tốn năng
lượng tiêu hóa protein dư thừa (Trần Thị Thanh Hiền, 2009).
xxiii
Bảng 2.2: Nhu cầu protein tối ưu của một số loài cá
Loài cá Trọng
lượng (g)
Nguồn protein Protein tối

ưu
Tác giả
Cá tra 5-6 Bột cá/bột đậu nành 38 Trần Thị Thanh Hiền
và ctv, 2004.
2-3 Bột cá 32,2 Lê Thanh Hùng và ctv,
2000.
Cá tra bần 2-8 Bột cá 40 Nguyễn Thanh
Phương và ctv, 2000.
14-22 35
Cá basa 2-3 Bột cá/bột đậu nành 35 Trần Thị Thanh Hiền
và ctv, 2004.
5-6 Bột cá 27,8 Lê Thanh Hùng và ctv,
2000
6-17 Bột cá/ bột huyết = 2/1 36.7 Nguyễn Thanh
Phương và ctv, 1998.
75-81 34.9
Cá hú 2-3 Bột cá/bột đậu nành 48 Trần Thị Thanh Hiền
và ctv, 2004.
6,5 Bột cá 37.9 Pham Thanh Liêm và
ctv, 2000.
Nhu cầu protein nói một cách chính xác là nhu cầu về acid amin. Ngoài nhiệm vụ chính
là cấu tạo nên protein, chúng còn là tiền chất của một số sản phẩm trao đổi chất khác.
Có hai loại acid amin: thiết yếu và không thiết yếu. Một số tác giả cho rằng các loài cá
da trơn cũng có nhu cầu về acid amin tương tự như cá nheo Mỹ (Trần Văn Nhì, 2005).
2.4.2 Nhu cầu carbohydrate (chất bột đường)
Theo Trần Thị Thanh Hiền (2009), khả năng sử dụng carbohydrate của động vật thủy
sản khác nhau, đặc biệt là giữa các loài, trong đó tính ăn là khâu quyết định đến khả
năng sử dụng carbohydrate. Những loài ăn tạp, thực vật có khả năng sử dụng
carbohydrate tốt hơn loài ăn động vật. Bổ sung carbohydrate vào thức ăn cho động vật
thủy sản nhằm mục đích sau:

Giảm giá thành, do carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền.
Giảm việc sử dụng protein như là nguồn năng lượng (hoạt động protein thay thế
carbohydrate), từ đó protein cung cấp từ thức ăn được động vật thủy sản sử dụng hiệu
quả cho sinh trưởng.
Tăng độ bền trong nước.
Giảm độ nát, bụi của thức ăn.
Bảng 2.3: Tỉ lệ phần trăm (%) tinh bột sử dụng tối đa trong thức ăn cho một số loài cá
Loài Tinh bột (%)
Cá tra
Cá basa
35
45
Cá hú 35
Nguồn: Trần Thị Thanh Hiền (2009).
xxiv
Nghiên cứu về khả năng sử dụng carbohydrate của Trần Thị Thanh Hiền (2009) trên 3
loài: cá tra, cá basa, cá hú ở giai đoạn nhỏ cho thấy các loài cá có khả năng sử dụng
carbohydrate khác nhau.
Bảng 2.4: Sử dụng carbohydrate ở 3 loài cá (cá tra, cá basa, cá hú)
Loài cá Trọng lượng cá thí nghiệm (g) Khoảng carbohydrate cho cá tăng
trưởng tốt (%)
Cá hú
Cá tra
Cá basa
5,1
2,9
5,13
35
30-45
20-45

Nguồn: Trần Thị Thanh Hiền (2009).
2.4.3 Nhu cầu lipid (chất béo)
Nhu cầu lipid của động vật thủy sản được xác định dựa vào nhu cầu về năng lượng, yêu
cầu về acid béo cần thiết, nhu cầu về phospholipid và cholesterol, đặc điểm sống, dự trữ
lipid của loài.
Bảng 2.5: Mức sử dụng tối đa lipid trong thức ăn trên một số loài cá
Loài cá Lipid trong thức ăn (%)
Cá nheo Mỹ
Cá trê phi
7-10
7-10
Nguồn: Trần Thị Thanh Hiền (2009).
Năng lượng thức ăn không sử dụng ngay mà được dự trữ dưới dạng glycogen và mỡ.
Cá da trơn có dự trữ năng lượng rất thấp nên mỡ là dạng dữ trữ năng lượng chính. Lipid
được dự trữ trong gan, cơ và các dạng mô mỡ bao quanh thành ruột, hay tạo lớp mỡ rất
lớn như cá basa chiếm 25% thể trọng cá khi cá ăn thức ăn có quá nhiều năng lượng
(Mertrampf, 1992, trích dẫn bởi Trần Văn Nhì, 2005).
Hiện nay, tinh bột hay lipid được sử dụng để cung cấp năng lượng thay thế protein. Do
cá có khả năng sử dụng hạn chế tinh bột nên lipid được xem là nguồn năng lượng thức
ăn chính của một số loài cá da trơn. Người sản xuất sẽ cân nhắc sẽ sử dụng nguồn lipid
vừa bổ sung năng lượng vừa bổ sung acid béo thiết yếu, hoặc là sử dụng tinh bột làm
nguồn cung cấp năng lượng và bổ sung tỉ lệ nhỏ lipid vừa cung cấp thêm năng lượng
vừa cung cấp acid béo thiết béo thiết yếu (Lê Thanh Hùng, 2000, trích dẫn bởi Trần
Văn Nhì, 2005).
2.4.4 Nhu cầu vitamin
Nhu cầu về vitamin và các triệu chứng do thiếu vitamin ở cá nheo Mỹ được nghiên cứu
rất kỹ về các triệu chứng điển hình khi thiếu từng loại vitamin. Triệu chứng chung
thường thấy là kém ăn, chậm lớn và tỉ lệ sống giảm.
Theo Robinson (1989) nhu cầu vitamin A của cá nheo Mỹ là 450 – 900 UI/kg thức ăn
(trích dẫn bởi Trần Văn Nhì 2005). Ngoài cá nheo Mỹ các đối tượng khác rất ít được

nghiên cứu về nhu cầu vitamin của cá nheo Mỹ cũng tương tự như các loài cá da trơn
khác (Wilson và Moreau, 1996, trích bởi Trần Văn Nhì, 2005).
xxv
2.4.5 Nhu cầu về khoáng chất
Theo Trần Thị Thanh Hiền (2004) có một trở ngại khi nghiên cứu về nhu cầu khoáng
cho động vật thủy sản là do động vật thủy sản có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi
trường nước hoặc hấp thu qua da, mang... Do đó rất khó xác định nhu cấu khoáng chính
xác cho động vật thủy sản.
Đến nay người ta đã xác định 11 nguyên tố cần thiết cho cá da trơn, bao gồm 4 nguyên
tố đa lượng (canxi, phospho, magie, kali) và 7 khoáng vi lượng (sắt, đồng, chì, mangan,
iod, cobalt và selenium) (Trần Văn Nhì 2005).
2.4.6 Nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho giống cá Pangasius ở Việt Nam
Các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và chế biến thức ăn cho các loài cá da trơn
thuộc giống pagasius thực hiện tại trường Đại Học Cần Thơ từ năm 1995 đến nay. Các
nghiên cứu tập trung về nhu cầu các chất dinh dưỡng như đạm và chất bột đường, khẩu
phần ăn, khả năng sử dụng các nguồn nguyên liệu khác nhau. Trần Thị Thanh Hiền và
ctv (2004) nghiên cứu nhu cầu chất đạm, chất bột đường và phát triển thức ăn cho ba
loài cá trơn nuôi phổ biến cá basa Pangasius bocourti, cá tra Pangasius hypophthalmus,
cá hú Pangasius conchophilus ở giai đoạn giống. Nguyễn Thanh Phương và ctv (2006)
nghiên cứu tình hình nuôi và sử dụng thức ăn cho cá tra (pangasius hypophthalmus)
nuôi ao và bè ở An Giang. Lê Thanh Hùng và ctv (2006) trường Đại Học Cần Thơ
nghiên cứu tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi cá tra và basa khu vực ĐBSCL.
Tuy nhiên các nghiên cứu trên tập trung ở giai đoạn giống. Giai đoạn nuôi thịt vẫn chưa
được quan tâm và nghiên cứu chưa đầy đủ, thành phần thức ăn ở mỗi thời kì có giá
thành khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau, dẫn đến chi phí thức ăn cũng thay đổi.
Vì thế cần có nghiên cứu theo từng thời điểm để xây dựng quy trình kỹ thuật hợp lý cho
cá tra.
2.5 Đặc điểm một số nguyên liệu chính làm thức ăn cho cá tra
2.5.1 Nhóm nguyên liệu thức ăn cung cấp năng lượng
Theo Trần Thị Thanh Hiền (2009), Nhóm nguyên liệu thức ăn cung cấp năng lượng

gồm nhóm cung cấp carbohyrate (chủ yếu là nhóm thực vật cung cấp tinh bột) và nhóm
dầu mỡ (dầu động vật và thực vật).
Tinh bột có nhiều trong các mô tích lũy của thực vật như khoai, hạt ngũ cốc và các chế
phẩm của nông nghiệp như cám, gạo, bắp, bánh mì...
Bảng 2.6: Thành phần sinh hóa một số nguồn thực vật cung cấp tinh bột
Nguồn Độ khô protein lipid xơ Khoáng
Bắp gạo
Gạo
Cám gạo
Khoai lang khô
Khoai mì
Tấm
Lúa mì
Bột mì
Cám lúa mì
88
90
91
87
87
87
88
88
89
8,5
12,8
12,8
3,2
0,9
9,5

12,9
11,7
16,4
3,6
4,6
13,7
1,7
1,7
1,9
1,7
1,2
4,0
2,3
5,3
11,1
2,2
0,8
0,8
2,5
1,3
9,9
1,3
7,4
11,6
2,6
0,7
2,1
1,6
0,4
5,3

xxvi
Nguồn: NRC, 1993 (trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền, 2009).
Ngoài ra dầu động thực vật cũng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong thức
ăn, cung cấp các acid béo không no cần thiết cho động vật thủy sản, là chất tạo mùi cho
thức ăn.
xxvii
Bảng 2.7: Thành phần acid béo của một số nguồn dầu động thực vật
Nguồn lipid 18:2n-6 18:3n-3 20:5n-3 22:6n-3
Dầu thực vật
Dầu dừa
Dầu bắp
Dầu bông vải
Dầu cọ
Dầu đậu phọng
Dầu hướng dương
2
58
53
10
30
70
0
1
1
1
0
1
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
Nguồn động vật biển
Dầu cá tuyết
Dầu mai mực
Dầu cá trích
Dầu cá hồi
Dầu cá mồi
Dầu mực ống
5
1
1
3
3
3
1
2
1
0
1
3
16
12

8
10
13
12
14
18
5
10
10
10
Nguồn: Hertrampf và Piedad-Pascual, 2000 (trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền, 2009).
2.5.2 Nhóm nguyên liệu thức ăn cung cấp Protein
Theo Trần Thị Thanh Hiền (2009), nguồn nguyên liệu cung cấp protein chia làm hai
nhóm phụ thuộc vào nguồn gốc: protein thực vật và protein động vật.
Nhóm protein động vật thường được động vật thủy sản sử dụng có hiệu quả hơn nguồn
protein thực vật. Trong số các nguồn protein động vật (bột cá, bột đầu tôm, bột huyết,
bột xương, bột mực...), bột cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất.
Bảng 2.8: Thành phần cơ bản của một số loại bột cá thành phẩm (% khối lượng)
Nguyên liệu Độ ẩm Protein
thô(%)
Lipid
thô(%)
Tro
thô(%)

thô(%)
Bột cá Kiên Giang 65% protein
Bột cá Kiên Giang 60% protein
Bột cá Kiên Giang 55% protein
Bột cá Vũng Tàu 55% protein

Bột cá Kisimex 60% protein
Bột cá Kisimex 55% protein
Bột cá Nam Hương Chan 55% protein
Bột cá Nam Hương Chan 60% protein
Bột cá Phan Thiết 65% protein
Bột cá Malaysia 60% protein
Bột cá Peru 65% protein
8,01
9,42
10,10
8,65
9,17
8,88
9,64
10,11
9,08
7,58
7,22
65,26
60,40
55,67
55,13
60,44
55,56
55,30
60,03
65,04
61,06
65,94
6,19

6,94
7,89
7,37
6,42
6,80
7,13
6,97
6,10
4,98
4,92
19,08
20,50
24,23
22,72
21,20
23,35
24,16
20,72
18,25
19,97
18,96
1,01
1,89
1,88
2,33
1,54
1,8
0,83
1,15
1,5

1,47
1,48
Nguồn Nguyễn Văn Nguyệt và ctv, 2006.
Nguồn protein thực vật gồm đậu nành, đậu phộng, hạt bông vải... Trong đó đậu nành
được xem là nguồn protein thực vật thay thế bột cá tốt nhất.
Bảng 2.9: Thành phần dinh dưỡng của một số nguồn protein thực vật
Thành phần Bánh dầu
Đậu nành
Bánh dầu
Bông vải
Bánh dầu
Dừa
Bánh dầu
Đậu phộng
Trọng lượng khô 88 91 90 89
xxviii
Protein
Lipid
Trích không đạm
Khoáng
Năng lượng thô (MJ/kg)
Năng lượng tiêu hóa
(MJ/kg)
45-48
1,9
28,5
6,2
17,5
13,5
41

1,4
29,1
6,5
17,9
9,1
21,5
1,6
43,9
7,0
16,1
-
45-48
1,1
-
4,5
-
-
Nguồn: Trần Thị Thanh Hiền (2009).
2.5.3 Thành phần các nguyên liệu sử dụng
Các nguyên liệu sử dụng ở vùng nuôi truyền thống tương đối đơn giản gồm có: cám, cá
tạp, tấm, bột cá, men, vitamin.
Bảng 2.10: Các loại nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá tra ao thương phẩm ở vùng nuôi truyền
thống (An Giang).
Nguyên liệu Tỉ lệ sử dụng (%)
Cám 100
Cá tạp 94,4
Bột cá 5,56
Tấm 11,1
Hèm rượu 5,56
Vitamin 11,1

(Nguồn từ Trần Văn Nhì, 2005).
Ở vùng nuôi mới các nguyên liệu được các hộ sử dụng làm thức ăn cho cá đa dạng hơn
gồm: cám, cá tạp, tấm, bột cá, vitamin, bột đậu nành, men...
Bảng 2.11: Các loại nguyên liệu làm thức ăn nuôi cá tra ao thương phẩm ở vùng nuôi
mới (An Giang).
Nguyên liệu Tỉ lệ hộ sử dụng (%)
Cám 100
Cá tạp 75
Bột đậu nành 66,7
Tấm 50
Men 33,3
Bột cá 25
Vitamin 25
(Nguồn: Trần Văn Nhì, 2005).
Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng lại có tới 70% nguyên liệu (22 loại nguyên liệu)
dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu gần như là 100% loại nguyên liệu
dùng để sản xuất thức ăn hỗn hợp. Hệ quả, mỗi khi thị trường nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi thế giới tăng cao thì giá các loại thức ăn chăn nuôi trong nước cũng tăng theo, thiệt
hại cuối cùng vẫn chính là nông dân (Văn Phúc Hậu, 2009). Như vậy, cần nắm rõ tình
hình sử dụng thức ăn hiện nay của người nuôi, góp phần giúp người nuôi giải bài toán
về “nguyên liệu” để thu lại lợi nhuận cao nhất.
xxix
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu
Mẫu phiếu phỏng vấn các hộ nuôi cá tra.
Máy tính phục vụ cho việc nhập, xử lý số liệu và viết bài báo cáo.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2010 đến tháng 06/2010.

Địa điểm thực hiện:
Điều tra, thu số liệu tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo tại thành phố Cần Thơ.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin thứ cấp: liên hệ với các cơ quan ban ngành tại địa bàn nghiên cứu để lấy
thông tin, kết hợp tham khảo các tài liệu như: sách, tạp chí, internet và các nghiên cứu
trước để tìm thông tin liên quan tới đề tài.
Thông tin sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi cá để thu thập những thông tin cần
thiết của đề tài. Tổng số hộ phỏng vấn là 30 hộ nuôi cá tra.
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được kiểm tra sau đó tiến hành nhập vào máy vi tính, sau đó mã hóa và được
kiểm tra kỹ trước khi tiến hành phân tích số liệu.
Sử dụng các phần mềm vi tính: Excel (phiên bảng 2003) để xử lí và phân tích số liệu.
Đồng thời kết hợp với Word (phiên bảng 2003) để viết báo cáo.
3.2.4 Các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu
Thông tin chung về hộ nuôi cá (tên, tuổi, trình độ kỹ thuật...).
Thông tin về quy trình kỹ thuật nuôi.
Thông tin về các loại thức ăn:
Thức ăn công nghiệp: lượng cho ăn và chi phí cho vụ nuôi và các thông tin khác như
giá thức ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn.
Thức ăn chế biến: cách phối chế thức ăn, lượng cho ăn và chi phí cho vụ nuôi và các
thông tin khác như giá thức ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn.
Hoạch toán kinh tế vụ nuôi.
xxx
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin chung
Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào
trong sản xuất. Người có học vị càng cao thì khả năng tiếp thu khoa học công nghệ

càng nhanh, có thể ứng dụng vào thực tiễn thuận lợi hơn.
Kết quả điều tra về trình độ văn hóa ở các hộ nuôi cho thấy, người nuôi chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm nên số chủ hộ có trình độ đại học chiếm 10%, số chủ hộ có trình độ
trung cấp chiếm 3%, cấp 3 chiếm 27%. Nhiều nhất là số chủ hộ cấp 1 và cấp 2 chiếm
60%.

Hình 4.1: Trình độ văn hóa của các hộ nuôi cá tra (%)
Nhìn chung trình độ văn hóa của các chủ hộ nuôi ở Thoại Sơn những năm gần đây đã
cải thiện hơn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyên truyền và tập huấn cũng
như nhận thức của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
Lao động thuê mướn thường xuyên
Do diện tích nuôi của các chủ hộ nuôi cá thường rất lớn. Đồng thời công việc cho cá ăn
tương đối vất vả nên cần nhiều lao động. Vì thế hầu hết các hộ nuôi đều thuê mướn lao
động tùy theo diện tích nuôi, có 86,7% số hộ nuôi thuê mướn lao động, chỉ có 13,3% số
hộ có diện tích nuôi nhỏ không thuê mướn, sử dụng lao động gia đình để tiết kiệm chi
phí. Kết quả khảo sát 30 hộ, trung bình mỗi hộ thuê khoảng 6 lao động/vụ. Những hộ
nuôi sử dụng TACN (trung bình mỗi hộ thuê khoảng 5 lao động/vụ) mướn ít lao động
hơn những hộ cho ăn TATC (trung bình mỗi hộ thuê khoảng 11 lao động/vụ).
xxxi
%
Hình 4.2: Nguồn lao động phục vụ nghề nuôi cá ở Thoại Sơn
So với năm 2005, lao động thuê mướn ở vùng nuôi cũ là 47%, vùng nuôi mới là 77%
(Trần Văn Nhì, 2005). Hiện nay, nghề nuôi cá phát triển theo xu hướng công nghiệp
hóa, lao động thuê mướn lên tới 86,7%. Các ông chủ chủ yếu bỏ vốn đầu tư, rồi thuê
mướn lao động tại địa bàn nuôi. Nhưng phần lớn lao động ở nông thôn lên các thành
phố lớn để tìm việc, việc thuê mướn lao động sẽ khó khăn nếu trả lương thấp, giá trung
bình mỗi tháng chủ hộ phải trả cho mỗi lao động từ 1.200.000-1.500.000 đồng/tháng,
bao ăn ở.
Kinh nghiệm nuôi
Phong trào nuôi cá tra ở Thoại Sơn tuy mới phát triển từ năm 2007, nhưng vốn đầu tư

nuôi rất lớn, mức sống của người dân tại địa phương không cao nên chủ yếu các chủ hộ
nuôi lớn từ Phú Hòa, Mỹ Hòa Hưng – An Giang... Đó là những nơi nuôi cá lâu đời của
An Giang, có rất nhiều hộ nuôi có kinh nghiệm 10 năm, trung bình là (4,4±3,1) năm.
Kinh nghiệm nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nuôi, kinh nghiệm càng lâu càng
giúp các hộ tích lũy được vốn kiến thức cũng như kỹ thuật, kết hợp với khoa học kỹ
thuật sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
4.2 Thông tin về mô hình nuôi
Mật độ giống thả
Mật độ thả là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất nuôi. Khi mật độ thả tăng
thì năng suất thường tăng theo nhưng đồng thời yếu tố rủi ro sẽ cao hơn. Trung bình
mật độ thả của các hộ là 64 con/m
2
, hộ thả cao nhất là 158 con/m
2
, hộ thả thấp nhất là
40 con/m
2
. Mật độ này cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo (25con/m
2
).
Cỡ giống thả
Qua điều tra cho thấy các hộ nuôi thả giống cỡ trong giới hạn từ 1-3 cm. Đa số các hộ
thả cá từ 1,5-2 cm, chiếm 90%. Số hộ thả cá 1cm chiếm 1% và còn lại là các hộ thả cá
từ 2-3 cm, chiếm 2%. Nhìn chung về kích cỡ giống, người nuôi chủ yếu quan sát bằng
mắt thường, đếm số con (con/kg) hoặc được người bán cá giống cho biết về kích cỡ cá.
xxxii

×