Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỔI mới CÔNG tác bồi DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ GIÁO VIÊN THPT HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.52 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT HIỆN NAY
PGS.TS. Dương Thu Hằng
Trường ĐHSP Thái Nguyên
Tóm tắt: Trên cơ sở có được một đội ngũ giảng viên đủ năng lực, với một tầm
nhìn chiến lược, trường ĐHSP - ĐHTN đã và đang tiến hành đồng bộ các giải pháp đổi
mới công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tập trung và thường xuyên.
Từ khóa: giải pháp, bồi dưỡng, giáo viên, tập trung, thường xuyên
Abstract: On the basis of qualified lecturers having enough ability, with a
strategic vision, Thainguyen University of Education has been carrying many
synchronization solutions for innovation in improving lecturers following trend of
concentration and frequency
Key words: improve lecturers, synchronization solutions, concentration and
frequency
1. Theo Thông tư 26 của Bộ GD&ĐT, bồi dưỡng thường xuyên nhằm giúp cán
bộ quản lý, giáo viên cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm
chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và
những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Ngoài ra, còn có
một mục đích quan trọng khác là nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của
đội ngũ giáo viên phổ thông – những người đã thụ hưởng chương trình giáo dục theo
hướng tiếp cận nội dung kiến thức. Theo TS. Phạm Thị Kim Anh (Viện Nghiên cứu Sư
phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), khác với “người lái đò” trước đây, người
giáo viên trong thế kỷ hội nhập này cùng lúc phải đảm nhiệm 4 vai trò: vừa là nhà giáo
dục, vừa là nhà nghiên cứu, vừa là người học và vừa là nhà văn hóa- xã hội (1). Với
vai trò 4 trong 1 đó, việc bồi dưỡng giáo viên trở thành một hoạt động không thể thiếu
trong quá trình đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, trên thực tế,
hiện nay hoạt động bồi dưỡng thường xuyên nhìn chung là không đáp ứng được mục


đích đã đặt ra, thậm chí, “Bồi dưỡng giáo viên kiểu…đối phó”(2) đang diễn ra khá phổ
biến.
2. Ý thức rõ vai trò quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW
ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; PGS.TS. Phạm Hồng Quang – Hiệu

154


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

trưởng Trường ĐH SP - ĐHTN xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
PT là: “Yếu tố cốt tử để thành công trong việc thực hiện đề án đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông là người giáo viên” (3), trong đó có công tác bồi
dưỡng giáo viên PT.
Để thực hiện tốt công tác này, trước hết phải phát triển được năng lực cho đội
ngũ giảng viên của nhà trường. Các năng lực quan thiết nhất đối với mỗi giảng viên
trong bối cảnh mới được nhà trường xác định cụ thể như sau:
- Một là: Năng lực phát triển chương trình giáo dục. Đây là năng lực cơ bản đối
với giảng viên sư phạm. Mặc dù hiện nay, giảng viên đã được trang bị những kiến thức
cơ bản về chương trình giáo dục nhưng còn chưa có các kĩ năng cụ thể về xác định
mục tiêu chương trình; lựa chọn nội dung học vấn cốt lõi để xây dựng chương trình;
lựa chọn các mô hình giáo dục, các phương án giáo dục; phân tích bối cảnh, khảo sát
nhu cầu của thị trường lao động… Bản thân giảng viên cũng còn hạn chế về triết lí
chương trình dạy, chương trình học, kết cấu chương trình giáo dục, sự cân bằng giữa
khối kiến thức, giữa lí thuyết với thực hành… Những hạn chế này thể hiện rõ nhất khi
giảng viên được giao xây dựng chương trình đào tạo. Khi người giảng viên ít quan tâm
đến phát triển chương trình đào tạo thì bản thân họ sẽ rất khó hình thành năng lực phát
triển chương trình cho sinh viên sư phạm mà năng lực xây dựng và phát triển chương
trình giáo dục trong nhà trường chính là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với

giáo viên các cấp khi triển khai thực hiện chương trình phổ thông mới theo Nghị quyết
số 29.
- Hai là: Năng lực tổ chức dạy học và đánh giá. Kế hoạch dạy học chi tiết của
giảng viên sư phạm hiện nay chưa thể hiện rõ được 4 hình thức dạy học cơ bản của
giáo dục đại học như: diễn giảng (tương ứng với cách dạy học thuyết trình nêu vấn
đề); tự học (bài tập); nghiên cứu khoa học (thực hành) và seminar (thảo luận). Vì vậy,
nhà trường đã định hướng chỉ đạo giảng viên việc phối hợp linh hoạt và sáng tạo trong
triển khai các hình thức dạy học nêu trên để làm thay đổi chức năng của giảng viên là
người hướng dẫn học thay cho người truyền đạt kiến thức. Sự thay đổi chức năng này
có ảnh hưởng rất quan trọng đối với giáo sinh sư phạm để trong tương lai, đội ngũ này
cũng phải thể hiện chức năng “hướng dẫn, tổ chức học tập” cho học sinh theo định
hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nhà trường đã chỉ đạo rất cẩn thận và
cụ thể việc xây dựng đề cương môn học (Syllabus) trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
và phổ biến đến mọi giảng viên.

155


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Ba là: Năng lực tự bồi dưỡng về học vấn giáo dục đại học. Hiện nay, chúng ta
chưa có phương án đào tạo giảng viên sư phạm có tầm chiến lược. Các trường sư
phạm vẫn làm theo cách cũ là giữ lại sinh viên giỏi (vốn được đào tạo ra làm giáo viên
phổ thông) để tự đào tạo và bồi dưỡng, học tiếp thạc sĩ và tiến sĩ và trở thành giảng
viên. Nhiều giảng viên sư phạm được đào tạo “một mạch” từ cử nhân đến tiến sĩ, thiếu
trải nghiệm thực tế nghề nghiệp. Mặc dù đội ngũ giảng viên này có học vị, có kiến
thức lí thuyết nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp là chuyên gia giáo
dục đại học. Trước tình trạng khan hiếm người được đào tạo hệ thống và cơ bản về

chương trình giáo dục và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục, nhà trường đã cử
hàng trăm lượt giảng viên đi tập huấn trong nước và hàng chục giảng viên tập huấn tại
Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Australia về phát triển chương trình; đồng thời giao
nhiệm vụ mọi giảng viên phải xuống trường phổ thông để tìm hiểu, nghiên cứu thực tế
dạy học ở trường phổ thông.
- Bốn là: Năng lực hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu. Thực tế qua nhiều
thập kỉ vừa qua, nhà trường sư phạm hình thành 2 nhóm giảng viên: nhóm dạy các
môn tâm lí, giáo dục, quản lí giáo dục, phương pháp giảng dạy bộ môn và nhóm giảng
dạy nội dung khoa học cơ bản. Điều này rất cần hợp sức của nhà khoa học “sản xuất”
ra các tri thức mới phù hợp với chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực đào tạo, nhà sư phạm
xem xét việc đưa vào chương trình nội dung gì để hình thành năng lực theo mục tiêu
đầu ra của người tốt nghiệp. Giảng viên sư phạm có năng lực hợp tác tốt sẽ giải quyết
được các mâu thuẫn trên đây. Dự án POHE (Profession-Oriented Higher Education) có
tác dụng tốt trong việc triển khai 5 chương trình đào tạo của nhà trường, đồng thời
cũng làm thay đổi chức năng nhiệm vụ của người giảng viên biết phối hợp với công
giới, gắn với thị trường lao động, thường xuyên khảo sát nhu cầu thị trường, tăng
cường thực hành nghề nghiệp cho sinh viên.
3. Trên cơ sở có được một đội ngũ giảng viên đủ năng lực, với một tầm nhìn
chiến lược, nhà trường đã và đang tiến hành đồng bộ các giải pháp đổi mới công tác
bồi dưỡng giáo viên như sau:
- Một là: Căn cứ vào sứ mạng của trường ĐHSP - ĐHTN “Là trung tâm đào
tạo giáo viên và cán bộ quản lý trình độ đại học và sau đại học; là cơ sở bồi dưỡng và
nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân
văn và khoa học giáo dục phục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục cả nước đặc biệt là vùng
miền núi phía Bắc Việt Nam”, nhà trường xác định rõ mục tiêu đào tạo mới với sự
thay đổi căn bản: “Từ mô hình đào tạo giáo viên dạy môn học cụ thể sang mô hình đào

156



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

tạo chuyên gia giáo dục thuộc lĩnh vực chuyên môn, có học vấn nền tảng rộng và sâu,
thành thạo về nghiệp vụ, có năng lực giảng dạy tích hợp và tổ chức các hoạt động
giáo dục, năng lực phát triển chương trình và đánh giá, có phẩm chất tốt, đáp ứng yêu
cầu mới của chương trình giáo dục nhà trường sau 2015” (4). Nhiều hội thảo, hội nghị
các cấp (Bộ môn, Khoa, Trường, Quốc gia, Quốc tế) đã được tổ chức và nhằm triển
khai “Kế hoạch triển khai thực hiện NQ số 29-NQ/TW” của Đảng ủy Trường ĐHSPĐHTN, 3/2014 (5). Trong đó, đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên PT là một phần
quan trọng của kế hoạch này.
- Hai là: Nghiên cứu, đánh giá lại chương trình đào tạo đã và đang sử dụng so
với mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, SGK sau 2015 nói riêng. Đặc biệt là phân
tích kỹ những bất cập, hạn chế của chương trình đào tạo giáo viên hiện nay cụ thể là:
Chương trình đào tạo hiện hành vẫn mang nặng tính kinh nghiệm; quá coi trọng kiến
thức hàn lâm; chưa làm rõ được mối quan hệ giữa chương trình đại học với kiến thức,
năng lực cần đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông nên đã gây ra khó khăn cho SV khi
vận dụng trong dạy học; chưa chú trọng hình thành khả năng xây dựng, phát triển
chương trình đối với SV; chưa có cấu trúc hợp lí giữa chương trình cơ bản và chương
trình nghiệp vụ, thậm chí nếu có thì chương trình nghiệp vụ sư phạm vẫn còn mang
tính hàn lâm, giáo điều,… Ngoài ra, chương trình đào tạo giáo viên lâu nay chưa chú
trọng phát triển năng lực của SV, nhất là năng lực tự học, tự nghiên cứu; chưa đề cập
đến năng lực dạy học tích hợp và phân hóa trong giảng dạy; Sinh viên chưa được trang
bị một cách hợp lí các kỹ năng về giáo dục toàn diện, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp,
về tham vấn học đường, về các tổ chức hoạt động trải nghiệm… Tình trạng lệch pha
giữa các trường sư phạm và các trường phổ thông đã được Thứ trưởng Nguyễn Vinh
Hiển thẳng thắn chỉ ra: “chương trình đào tạo của các trường sư phạm hiện được
đánh giá là lạc hậu nhất trong các trường đại học. (…). Bộ giao cho trường sư phạm
được chủ động làm chương trình nhưng không phân biệt sự khác nhau giữa chương
trình và giáo trình…. Thêm nữa, chương trình đào tạo sư phạm không có tính cạnh
tranh, đào tạo xong địa phương nhận về mà không có đánh giá năng lực”(6).
Trên cơ sở đó, trường ĐHSP - ĐHTN đã tiến hành nghiên cứu khoa học giáo

dục về các vấn đề cốt lõi của giáo dục PT. Hàng loạt công trình, bài viết của PGS.TS
Phạm Hồng Quang – Hiệu trưởng nhà trường đã đưa ra nhiều định hướng và giải pháp
thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, tiêu biểu như: Giải pháp đổi mới chương
trình giáo dục sư phạm và định hướng đổi mới giáo dục phổ thông - Tạp chí Giáo dục,
số 2/2011; Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình đào tạo giáo

157


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

viên đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020- Đề
tài cấp Bộ trọng điểm (2008-2009); Phát triển chương trình đào tạo giáo viên –những
vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Thái Nguyên, 2013; Nghiên cứu môi trường
giáo dục và động lực giảng dạy của giảng viên. Đề tài nghiên cứu cơ bản (Quỹ
NAFOSTED tài trợ, 2012-2013); Môi trường nghiên cứu khoa học giáo dục trong
trường sư phạm, NXB Đại học Thái Nguyên, 2014; …Tiếp đó, nhà trường triển khai
thiết kế khung chương trình bồi dưỡng theo hướng tiếp cận dựa vào năng lực dựa trên
các nhóm năng lực cốt lõi. Cho đến nay, tất cả 13 khoa chuyên môn trong trường đều
xây dựng được hệ thống các chuyên đề bồi dưỡng đã được thẩm định bởi các chuyên
gia giáo dục và các Sở giáo dục và Đào tạo trong khu vực (7).
- Ba là: Khảo sát thực trạng, lấy ý kiến phản hồi về chất lượng và năng lực mới
(phát triển chương trình, đánh giá, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giao tiếp,
quản lý,…) của đội ngũ giáo viên Ngữ văn tại các trường THPT trong 8 tỉnh miền núi
phía Bắc. Tiến xa hơn một bước, Trường ĐHSP - ĐHTN đã tăng cường cử giảng viên
đi nghiên cứu thực tế tại các trường PT, xây dựng mô hình bồi dưỡng tại chỗ “giúp đỡ
đồng nghiệp” với các hoạt động cụ thể như: dự giờ, cùng sinh hoạt chuyên môn,
nghiên cứu bài học, thiết kế bài giảng mẫu, tổ chức hội thảo chuyên đề cuối đợt,…

Những hoạt động như thế hữu ích cho cả giảng viêng đại học và giáo viên phổ thông,
giúp trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và các trường phổ thông trên địa bàn 8
tỉnh miền núi phía Bắc xích lại gần nhau hơn, tạo nên sức mạnh để đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục hiện nay.
- Bốn là: Đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng. Nếu trước đây, hình thức bồi
dưỡng thường xuyên chủ yếu là các lớp học tập trung ở các tỉnh vào dịp hè thì nay nhà
trường đang nỗ lực đa dạng hóa và kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng như Bồi dưỡng
trực tuyến (cung cấp tài liệu cho giáo viên phổ thông tự nghiên cứu, tạo diễn đàn trao
đổi trực tuyến giữa giảng viên và giáo viên, chia sẻ tài liệu, bài giảng mẫu, khảo sát
thêm nhu cầu bồi dưỡng,…), Bồi dưỡng tập trung (Giảng viên trực tiếp hướng dẫn
giáo viên PT thực hành….), Bồi dưỡng thường xuyên, liên tục (Giảng viên thường
xuyên cung cấp tài liệu, học liệu có chất lượng giúp giáo viên phát triển chuyên môn
hàng ngày hàng giờ, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, duy
trì kết nối qua mạng, hoặc lấy trường học làm trung tâm của các hoạt động đổi mới
giáo dục chung cho cả giảng viên đại học và giáo viên phổ thông.
- Năm là: Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả bồi dưỡng. Khi đã đa dạng
hóa được các hình thức tổ chức bồi dưỡng, cũng cần đa dạng và linh hoạt trong đánh

158


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

giá để thúc đẩy quá trình bồi dưỡng hiệu quả hơn, có ý nghĩa hơn. Đối với loại hình
bồi dưỡng trực tuyến, giáo viên phổ thông tham gia các khóa học phản hoàn thành các
mô đun trả lời hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trước khi chuyển sang các mô đun kiến
thức mới. Những giáo viên hoàn thành tốt khóa học trực tuyến sẽ được tiếp tục tham
gia các khóa học tập trung tại các cơ sở để nâng cao trình độ. Đối với hình thức bồi
dưỡng tập trung, ngoài đánh giá qua bài viết thu hoạch cá nhân hoặc sáng kiến kinh
nghiệm, có thể đánh giá bằng các bài giảng, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt

động mẫu,…
3. Trên đây là một số nội dung xoay quanh việc đổi mới công tác bồi
dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ thông của nhà trường. Tuy
còn nhiều vấn đề cần bàn thêm bởi đây là một công việc nhiều khó khăn cũng như
thách thức đối với Nhà trường, với ngành nói riêng, với xã hội nói chung. Song, với vị
thế là một trong các trường có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học Việt
Nam, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên luôn nỗ lực để hoàn thành tốt
nhiệm vụ đào tạo và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để khẳng
định vai trò cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại
hóa, xứng đáng là Trường trọng điểm trong đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục đối với các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Thị Kim Oanh (2015), Chương trình đào tạo giáo viên ở Việt Nam – một
số bất cập và định hướng phát triển, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Teacher
Traning Curriculum Development - Opportunities and Challenges, Trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên tổ chức vào ngày 20 và 21 tháng 8 năm 2015.
Phạm Hồng Quang (2015), Đổi mới chương trình đào tạo phải bắt đầu từ nâng
cao năng lực giảng viên sư phạm, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Teacher Traning
Curriculum Development - Opportunities and Challenges (Phát triển chương trình đào
tạo giáo viên - cơ hội và thách thức), Trường ĐHSP Thái Nguyên tổ chức vào ngày 20
và 21 tháng 8 năm 2015.
Đảng ủy Trường ĐHSP-ĐHTN- Kế hoạch triển khai thực hiện NQ số 29NQ/TW. 3/2014 ( />Dẫn theo Thùy Linh (2015), Giáo viên phổ thông khó đổi mới - lỗi từ đào tạo
sư phạm, Đài VOH, Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM. 06:32 09/06/2015.

159


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


Tài liệu hội nghị Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo theo
hình thức vừa làm vừa học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Trường Đại
học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, Tháng 4 năm 2016.

160



×